Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 2


1. Tổng quan về Tuân Tử và học thuyết Tính ác 2
2. Lý do chọn đề tài 3
3. Mục tiêu của bài tiểu luận 3
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHÍNH 4
1. Hoàn cảnh ra đời của các học thuyết Tính ác 4
1.1 Bối cảnh hình thành 4
1.1.1 Bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội 4
1.1.2 Bối cảnh tư tưởng 6
1.2 Tuân Tử - cuộc đời và tư tưởng 8
2. Những nội dung chính của tư tưởng/ học thuyết chính trị 9
2.1 Tính - Ngụy 9
2.2 Tiêu chuẩn phân biệt thiện - ác 12
2.3 Cải tạo tính ác bằng Lễ nghĩa văn lý 13
2.4 Học thuyết Lễ trị - áp chế Tính ác 14
2.5 Những hạn chế của học thuyết 15
3. Học thuyết Tính ác so sánh với các học thuyết khác về con người 16
3.1 Sự đối lập và bổ túc lẫn nhau của học thuyết Tính ác và học thuyết
Tính thiện 16
3.2 Học thuyết Tính ác và sự tương đồng với tư tưởng của Thomas Hobbes
17
3.3 Quan điểm về tâm lý của Tuân Tử và Sigmund Freud 17
4. Ý nghĩa của học thuyết 18
4.1 Ý nghĩa của học thuyết Tính ác với Nho giáo và tư tưởng chính trị
Trung Quốc 18
4.2 Đối với tư tưởng triết học thế giới 19
4.3 Đóng góp của học thuyết đối với giáo dục 19
4.4 Đóng góp của học thuyết đối với phương pháp quản lí 20
4.5 Đóng góp của học thuyết trong giai đoạn hiện nay 20
KẾT LUẬN 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tổng quan về Tuân Tử và học thuyết Tính ác

Trong bối cảnh thời Xuân Thu Chiến Quốc với nhiều biến động, hàng loạt các
triết gia với tư tưởng chính trị đã xuất hiện với mong ước cải biến tình hình loạn lạc.
Số lượng những nhà học giả, những tư tưởng quan điểm chính trị cũng có vô vàn chứ
không phải chỉ một vài cái, do vậy người đời sau gọi thời kỳ đấy là “Bách Gia Chư
Tử”... Mỗi học giả đều có cách tiếp cận trên nhiều phương diện để góp phần đưa xã
hội đến với thời kỳ thái bình thịnh trị. Dẫu cho có nhiều bất đồng, đối lập nhưng
những đóng góp ấy đã làm phong phú kho tàng tư tưởng chính trị Trung Quốc và để
lại giá trị to lớn cho hâu thế. Trong thời kỳ đó, tư tưởng Tuân Tử nổi bật như một dấu
gạch nối giữa Nho gia và Pháp gia, củng cố một học thuyết lâu đời đồng thời mở ra
một thời đại tư tưởng mới của Trung Quốc.

Tuân Tử là một triết gia vĩ đại của triều đại Tiên Tần, và những ý tưởng, học
thuyết của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu chú ý. Trên bình diện quốc tế, các nhà
nghiên cứu Trung Quốc và phương Tây đều dành rất nhiều tâm huyết để viết về Tuân
Tử. Các tư tưởng của Tuân Tử rất phong phú, trải dài trên nhiều lĩnh vực, là tổng hòa
quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan. Đồng thời, những tư tưởng của ông rất có
liên hệ với thời đại ngày nay, trong bối cảnh xã hội đang ngày càng có nhiều biến
động.

Học thuyết của Tính ác của Tuân Tử đi ngược lại với những gì Khổng = Mạnh
tuyên bố về bản tính con người và tuyên bố rằng con người sinh ra vốn đã tính ác.
Ngay lập tức, thuyết của ông gây ra nhiều tranh cãi, không chỉ là thời bấy giờ, thời mà
bách gia tranh minh mà ngay ở hiện tại, những tranh luận về học thuyết này của ông
vẫn kéo dài không dứt.

2. Lý do chọn đề tài

Với tư cách là một hậu nhân, tôi muốn tìm hiểu sâu thêm về học thuyết Tính ác
cũng như những ứng dụng của nó với xã hội hiện đại ngày nay. Liệu rằng trong bối
cảnh xã hội thay đổi không ngừng như hiện tại, học thuyết này còn giữ nguyên vẹn giá
trị? Đồng thời tìm hiểu sâu thêm về cách Tuân Tử lập luận, liệu tính ác của con người
là không thể cải biến?

Với tư cách là một người học bộ môn Lịch sử các học thuyết chính trị, tôi cũng
muốn có thể đặt lên bàn cân học thuyết Tính ác của Tuân Tử với những tư tưởng
chính trị khác, của các học giả khác nhau trên toàn thế giới. Đây cũng là một cách để
tôi tìm hiểu sâu hơn, củng cố kiến thức về bộ môn này và có nhiề cơ hội để nâng cao
hiểu biết, trải nghiệm của bản thân trong tương lai.

2
Với vai trò một con người, tôi cũng tò mò và khao khát tìm hiểu, giá trị hay bản
chất thực sự của nhân loại là gì? Là ác hay thiện?

Đó là lý do tôi chọn đề tài này làm đề tài kết thúc học phần Lịch sử các học
thuyết chính trị.

3. Mục tiêu của bài tiểu luận

Dựa trên những lý do đó, tôi đặt ra những mục tiêu cho bài tiểu luận như sau:

- Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, những nội dung chính của học thuyết Tính
ác

- Những hạn chế của học thuyết Tính ác

- So sánh học thuyết Tính ác với những tư tưởng khác

- Giá trị, đóng góp của học thuyết Tính ác cho tới hiện nay

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHÍNH

1. Hoàn cảnh ra đời của các học thuyết Tính ác

1.1 Bối cảnh hình thành

1.1.1 Bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội

Trong những năm cuối của thời kỳ Xuân Thu Chiến quốc (475 - 221 TCN),
Tuân Tử cho ra đời học thuyết Tính ác. Trải qua 240 năm tồn tại, thời Xuân Thu là
thời kỳ hỗn loạn, binh biến khắp nới nhưng đó cũng là thời kỳ nền văn hóa quí tộc
phát triển đến một mức độ chưa từng có, đến mức người đời sau vẫn ngưỡng vọng nền
văn hóa lúc đó. Giai tầng quí tộc thời bấy giờ đã có những tư tưởng, hiểu biết về nền
tôn giáo của người xưa khá đúng đắn, mặc dù tin tưởng quá.

Kinh tế được mở mang với sự phát triển vượt bậc của canh tác nông nghiệp,
thủ công nghiệp và thương mại. Về việc phân chia ruộng đất, trong sách Hàn Phi Tử
có ghi chép:

“Chế độ chia đất cày cho dân, chế độ “tịnh điền” có lẽ xuất hiện từ đợi Hạ,
sang đời Chu được chỉnh đốn lại, mỗi miếng đất vuông vức 900 mẫu chia làm 9 phần
bằng nhau, mỗi phần 100 mẫu. Tám phần chung quanh chia đều cho 8 gia đình; phần
ở giữa để lại một ít làm chỗ ở cho 8 gia đình, còn bao nhiêu 8 gia đình cày cấy chung,
nộp lúa cho nhà vua. Hình miếng đất khi chai như vật, giống chữ 井 nên gọi là phép
tỉnh điền”. 1

1
Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê, Hàn Phi Tử. Sđd

3
Nhờ sự phân chia hợp lý, cùng với đất đai màu mỡ ở lưu vực sông Hoàng Hà
nên năng suất lao động không ngừng tăng. Thời Chiến quốc ghi nhận, mỗi mẫu ruộng
trung bình thu hoạch được 1 thạch 5 đấu mỗi năm, năm nào được mùa có thể thu
hoạch được tới 6 thạch gạo.

Thủ công nghiệp cũng có nhiều sự phát triển, nghề luyện sắt hưng thịnh, vật
dụng bằng sắt được sử dụng phổ biến và rộng rãi; các đồ thổ công mĩ nghệ khác như
đồ sơn, đồ thủy tinh, đồ gốm, kỹ thuật dệt và nhuộm rất tiến bộ. Người ta cũng tìm
được những hợp kim để chế tạo những tấm gương soi mặt rất tốt. Đặc biệt, thời Chiến
quốc, vàng được sử dụng để làm tiền tệ thay thế cho loại vỏ ốc biển từ đời Thương.
Từ đó hàng hóa đa dạng nhiều chủng loại, thúc đẩy hoạt động thương mại diễn ra
ngày càng sôi nổi. Các kinh đô của các nước lớn như Hàm Dương ở Tần, Lâm Tri ở
Tề, Hàm Đan ở Triệu, Đại Lương ở Ngụy, dân cư đông đúc và phát triển cực thịnh.

Càng về cuối thời Chiến quốc, tình hình chính trị càng bất ổn vì nhà Chu ngày
càng suy vi. Nhưng một số nước chư hầu mỗi ngày một mạnh vì có nền kinh tế, giao
thương phát triển và hệ thống chính trị ổn định như Tề, hoặc đi thôn tính các nước nhỏ
hơn, đánh chiếm các vùng đất mới mà hùng mạnh lên như Sở, Tần. Chiến tranh diễn
ra liên miên. Cuối cùng, chỉ còn lại 7 nước, gọi là thất hùng: Tề, Tần, Sở, Hàn, Ngụy,
Triệu, Yên. Trong số thất hùng, mạnh nhất là Tần, Tề và Sở. Gần cuối thời Chiến
quốc, họ trở thành những quốc gia độc lập, không phục tùng nhà Chu nữa mà tự xưng
vương (ngang hàng với nhà Chu). Trong nội bộ quốc gia cũng không còn sử dụng chế
độ phong kiến mà sử dụng chế độ quận huyện. Một nét cần chú ý nữa đó là: Vào thời
Xuân Thu, các nhà vua - nắm mọi quyền hành tay còn trọng nhân nghĩa; vài người
còn coi việc trị dân bắt nguồn từ nhân nghĩa. Thế nhưng, qua thời Chiến Quốc, họ chỉ
dùng thuật: tâm thuật và kỹ thuật, thế nên các mưu sĩ và các đại diện của Pháp gia rất
được trọng dụng. Qua thời Mạnh, Khổng, một số chư hầu cũng thích nghe thuyết nhân
chính, nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc nghe, chứ không đủ chí khí để theo. Kỹ thuật
chiến tranh - tức các khí giới trang bị cũng không ngừng được cải tiến. Người ta dùng
nỏ gương bằng chân để bắn ở phạm vi xa hơn, tương truyền có thể bắn trúng mục tiêu
ở bán kính gần một cây số.

Thế nhưng, cũng trong thời kỳ này, chiến tranh liên miên bất tuyệt đã xóa nhòa
đi luật quân tử, dường như con người chỉ còn quan tâm đến sự chém giết vô độ. Cuộc
sống nhân dân cũng ngày một tồi tệ, điêu đứng. Đa phần trai tráng phải gia nhập quân
đội, còn lại ở nhà phải nộp tô thuế rất nặng, có năm lên tới ba phần tư hoa lợi. Năm
được mùa dân bị trưng thu hết để phục vụ binh sự, năm được mùa dân đã đói khổ.
Đồng thời trong lúc đó, bọn vua chúa trụy lạc cũng thừa thế bóc lộ xương máu của
dân để sống xa hoa, hưởng lạc. Tầng lớp quan lại, quý tộc cũng không tốt đẹp hơn mà
chỉ chăm chăm tham nhũng, vơ vét tài sản vào tay mình. Trộm cắp, cướp bóc xảy ra
khắp nơi… Một bối cảnh xã hội không thể nào hỗn loạn, bi đát hơn. Trước tình cảnh

4
dường như là tuyệt vọng đó, các triết gia trọng đạo nghĩa như Tuân Tử đã quyết định
tìm ra con đường để giải cứu nhân dân, đưa con người thoát khỏi sự lầm than, bế tắc.
Tuân Tử cho rằng nguồn gốc của loạn lạc, tranh giành trong xã hội thời bấy giờ là bởi
con người vốn ác và đầy tham dục. Vậy nên nếu ta áp chế được ác và dục bằng lễ
nghĩa, văn hóa thì đất nước sẽ bình trị. Nhưng cũng như đã nói ở trên, các nhà vua chỉ
thích nghe thuyết nhân chính, nghe điều hay, nhưng không thể thực hiện bởi lẽ ngay
thời điểm đó, nếu chỉ chú trọng vào con người, vào trị dân thì sẽ mau chóng mất nước.
Thời buổi bấy giờ được gọi là “bảy người đuổi bắt một con hươu, kẻ nào mưu mô,
nhanh chân khéo tay là được”. Lễ nghĩa cũng có ích đấy, nhưng không đủ, phải làm
sao cho nước mau giàu, mau mạnh. Đó cũng là lý do vì sao các lý thuyết của Pháp gia
với chủ trương áp dụng thuật đã có nhiều ưu thế và hiệu quả hơn với thực tế xã hội
Trung Hoa bấy giờ.

1.1.2 Bối cảnh tư tưởng

Thời kỳ mà học thuyết tính Ác của Tuân Tử ra đời cũng là thời kỳ mà văn hóa
và trí thức ở Trung Hoa được chú trọng và cũng được coi là thời đại hoàng kim của
nền lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Trong bối cảnh thời Xuân Thu Chiến Quốc dậy sóng
với nhiều biến động như thế, hàng loạt các triết gia với tư tưởng chính trị đã xuất hiện
và lưu lại những giá trị to lớn cho hậu thế đến tận ngày nay. Rất nhiều học giả ra đời
cùng với việc mỗi nhà đều viết sách, trình bày học thuyết của mình với mục đích cải
tổ chế độ, mong muốn đem lại hạnh phúc cho con người. Số học giả ấy không phải chỉ
bao gồm một vài người, số tác phẩm được viết cũng không chỉ là một vài cuốn, cho
nên sử sách hay gọi thời kỳ này là “Bách Gia Chư Tử”, với các đại diện nổi bật bao
gồm: Âm dương gia, Nho gia, Mặc gia, Danh gia, Pháp gia, Đạo gia,... Mỗi học giả
đều có cách tiếp cận độc đáo về mặt lý luận và có phương pháp khám phá riêng biệt
để cải biến xã hội. Dẫu cho có nhiều đối lập nhưng những đóng góp của họ đã làm
phong phú và sôi động đời sống triết học Trung Quốc và để lại cho hậu thế một kho
tàng tri thức uyên bác, thâm trầm và có giá trị bậc nhất thế giới.

Nho gia bắt nguồn từ Nho thuật của “Tấn thân tiên sinh” đời Xuân Thu, do
Khổng Tử khai sáng. Nho gia chú trọng vào Lễ. Nó không chỉ xã hội hóa nhân cách
con người qua các hành vi đạo đức, giúp con người cảnh tỉnh con người về thế giới
siêu nhiên. Với chủ trương xây dựng mẫu người lý tưởng về mặt đạo đức, Nho giáo
mở rộng giáo dục để giúp con người “tri lý”, “tri đạo”, góp phần thiết lập trật tự xã hội
đồng thời dựng xây mô hình xã hội lý tưởnhg.

Mặc gia xuất hiện sau Nho gia không lâu, tuy vẫn bảo tồn truyền thống Thi,
Thư nhưng lại đứng trên lập trường quốc dân của mình mà công kích Lễ, Nhạc, xem
Lễ Nhạc là xa xỉ. Đồng thời, phái Mặc gia chủ trương bác ái và công lợi.

5
Đạo gia do Lão Tử khai sáng lại kịch liệt phản đối tư tưởng bảo thủ của Nho
gia. Họ cho đó là nguồn gốc của mọi sự bất bình đẳng và thống khổ trong xã hội. Vũ
trụ luận ở Trung Hoa chính là do Lão Tử khởi xướng, cho rằng cái nguyên thủy của
vạn vật chính là Đạo. Đạo gia không trọng tri thức, chủ trương vô vi, thuận theo tự
nhiên và coi một quốc gia lý tưởng là một nước nhỏ, dân chúng chất phác và không có
chiến tranh.

Pháp gia với những đại biểu nổi tiếng là Thân Bất Hại, Thận Đáo và Hàn Phi
Tử đồng loạt phủ nhận tư tưởng “lễ trị ở Nho gia, chủ trương “pháp trị” không phân
biệt quý tộc hay là bình dân. Họ đều nhất trí rằng, nếu xã hội loạn lạc cần phải nghiêm
khắc dùng sức mạnh để áp chế, thống nhất.

Âm dương gia lại chú trọng vào việc giải thích xã hội, thiên nhiên và lịch sử
bằng thuyết “Âm dương ngũ hành”. Họ coi đạo người và đạo trời có một mối quan hệ
rất mật thiết. Nếu như âm dương điều hòa thì mọi sự đều thuận lợi. Ngược lại, âm
dương xấu thì nhà vua cần biết cải biến, thi hành chính chính trị sao cho phù hợp với
luật âm dương ngũ hành.

Danh gia là học phái bấy giờ được gọi là “biện giả" hay “biện sĩ”. Khởi nguồn
của cách gọi này là những tranh biện, cật vấn giữa các học phái khác nhau, quan tâm
đến vấn đề suy luuận. Hai đại biểu nổi tiếng nhất của Danh gia là Huệ Thi và Công
Tôn Long.

Cuối thời Chiến Quốc, các tư tưởng sau khi tan rã, phân tách ra thì bắt đầu có
xu hướng hợp nhất. Tuân Tử đã tiếp tục nối bước Mạnh Tử để phát triển Nho giáo
nguyên thủy. Theo như đánh giá của Tư Mã Thiên trong bộ Sử kí thì Tuân Tử “suy
Nho, Mặc, Đạo Đức chi hạnh sự, hưng phế”. Như vậy, Tuân Tử chịu ảnh hưởng vừa
của Mặc gia, vừa của Đạo đức gia. Là con người tiên tiến với những cách tư duy mới,
Tuân Tử đã tìm cách cải biến tư tưởng “lễ trị” và kéo gần khoảng cách giữa nó và tư
tưởng “pháp trị” nhằm đưa Nho giáo trở nên gần gũi hơn với nhu cầu thời đại. Tuân
Tử không cực đoan phủ định tư tưởng của Mặc Địch như Mạnh Tử và quan điểm của
Tuân còn có nhiều chỗ tương đồng với Pháp gia khi ông quy kết cho con người tính
ác, ham dục và hiếu lợi. Học giả Nguyễn Hiến Lê đã từng có những bình luận rất xác
đáng về cái học của tác giả Tuân Tử trong thiên Khuyến học, cuốn sách Tuân Tử:
“thanh thủ chi ư lam” (màu xanh rút ra từ màu chàm mà xanh hơn chàm). Được biết,
đây chính là câu nói của chính bản thân Tuân, với hàm nghĩa: học thuyết của ông rút
ra từ học thuyết của những người khác nhưng lại hoàn thiện và có chiều sâu hơn.
Trong bối cảnh trăm nhà trăm tiếng của các học thuyết chính trị Trung Quốc cuối thời
Chiến Quốc, thuyết Tính ác của Tuân Tử ra đời như một nỗ lực nhằm tiễu trừ mọi mối
loạn. Xét trên phương diện nào đó, quả thực thuyết này có thể coi là phản biện lại học
thuyết tính thiện của Mạnh Tử, nhưng về thực chất hai lý thuyết này cùng chung mục
đích là đề cao tính tất yếu của lễ nghĩa của Nho giáo bằng quan niệm về tính người.

6
Như vậy, học thuyết Tính ác của Tuân Tử đã ra đời trong bối cảnh chính trị xã
hội Trung Hoa đầy biến loạn cùng với sự nở rộ của nhiều trào lưu tu tưởng cuối thời
Chiến Quốc. Để tổng kết về sự hình thành học thuyết của Tuân Tử, ta có thể mượn lời
của Tư Mã Thiên trong Sử kí: “Tuân Khanh ghét chính sự thời dơ đục, nước mất, vua
hỏng luôn luôn nối nhau. Các vua không theo được đạo lớn mà lo cúng tế, bói toán,
tin điều may, điều rủi. Bọn nho bỉ lậu, câu nệ, nhỏ nhen như bọn Trang Chu lại dùng
lời khôi hài làm rối loạn phong tục. Tuân Khanh bèn xét kĩ những hành vi đạo đức của
đạo Nho, Mặc, xét nguồn gốc của việc hưng thịnh, bại vong, liệt thành thứ tự, làm
sách vài vạn chữ...” 2

1.2 Tuân Tử - cuộc đời và tư tưởng

Tuân Tử họ Tuân, tên Huống, tự là Khanh. Người đời cũng thường gọi ông là
Tuân Khanh. Chưa thể được xác định năm sinh năm mất của ông một cách chính xác
nhất, nên nhiều người đưa ra các dự đoán khác nhau. Có người cho rằng ông sinh sống
từ khoảng 298 TCN và 238 TCN , nhiều quan điểm khác cho rằng ông sinh và
onawm 316 TCN và mất vào năm 237 TCN.

Hai tài liệu cổ nhất về đời sống của Tuân Tử và còn lưu lại tới ngày nay là
thiên 74, phần Liệt Truyện trong Sử Kí Tư Mã Thiên và bài Tựa cuốn Tôn Khanh Tân
Thư của Lưu Hướng. Nhưng cả hai tài liệu này đều không rõ ràng cho nên ta chỉ thu
được những thông tin cơ bản nhất về ông.

Vào khoảng 40 tuổi, Tuân Tử đã chủ trương rõ rệt sẽ sử dụng Nho giáo để trị
quốc và quyết tâm đi chu du cac nước để thuyết phục các vua chư hầu tin và thực hiện
theo học thuyết của mình, tựa hai người tiền bối của mình là Khổng Tử, Mạnh Tử.
Ông có sang nước Tần để thuyết giảng, tuy được vua Tần khen ngợi nhưng không
trọng dụng. Ít lâu sau, ông lại về Triệu rồi sang Tề khi khoảng 50 tuổi. Ông từng ba
lần làm Tế tửu (tam vi tế tửu) - trong Sử Kí có ghi chép như vậy. Tế tửu thời đó là
chức vụ dành cho người được trọng vọng, tuổi cao và có uy tín tuy là có danh nhưng
không thực sự được trọng dụng, chẳng qua cũng giống một chức quan đại phu mà
thôi. Mấy năm sau, ông lại phải từ Tề mà sang Sở, được Xuân Thân Quân đề cử làm
chức lệnh ở Lan Lăng, Đông Bắc Sở thời đó. Tuy nhiên, cũng chỉ khoảng 5 năm sau,
do bị gièm pha, ông mất chức. Ông quay trở lại Triệu, và cho rằng mình đã thuyết
phục được Hiếu Thành vương rằng trị quốc phải kết hợp với dùng binh và đoàn kết
dân tâm, đồng thời là mưu mô và biến trá nhưng sự thật thì ngược lại. Khoảng năm
246, Xuân Thân Quân lại mời ông trở về Sở lãnh chức cũ. Lúc đó ông tuổi cũng đã
cao, tới Sở rồi ở tại Lan Lăng cho đến lúc lìa đời. Tuy các tư liệu chỉ ra như vậỵ,
nhưng không chắc chắn thế nên ta không thể rõ liệu Tuân Tử có sống đủ lâu để chứng

2
Doãn Chính (chủ biên) (1997), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.trang 309.

7
kiến hai môn sinh của mình, một kẻ thì bị giết (Hàn Phi), một kẻ làm tể tướng ở Tần
(Lí Tư) hay không.

Về tính tình, ta có thể thấy Tuân Tử là một người suy luận sắc bén với nhiều ý
nghĩ độc đáo. Nhưng có tinh thần nghệ sĩ nên văn chương đơn giản, hài hòa, dễ hiểu
chứ không đanh thép như Mạnh Tử. người đời nhớ tới Mạnh Tử là một chính trị gia
hơn là một triết gia, nhưng với Tuân, họ xem ông là một nhà hiền triết, một nhà tư
tưởng hơn là một chính trị gia.

Thậm chí có môn sinh của ông còn ca ngợi ông đức ngang với Nghiêu, Vũ,
đáng được xếp và bậc thánh như Khổng Tử. Lời đó tuy hơi quá nhưng quả thật, địa vị
của Tuân Tử ở Khổng môn không thua kém gì Mạnh Tử.

Do sinh nhầm thời loạn, nên ông cũng như Khổng, Mạnh, không có cơ hội
hành đạo và cũng vì thế mà quyết định trữ thư để lưu lại tư tưởng của mình ở hậu thế.
Tuy sinh ra ở thời thế mà “kẻ có trí lực không được lo, kẻ có tài năng không được trị,
kẻ có đạo đức không được dùng” nhưng những tư tưởng của Tuân Tử không vì thế mà
bị xóa nhòa đi các giá trị đạo đức, thậm chí còn lưu dấu ấn tới tận ngày nay. Trong
thời gian ở Lan Lăng, ông hình thành một học phái, gọi là phái Lan Lăng. Điều này
chứng tỏ chính tích và ảnh hưởng của ông tại ít nhất là nước Sở, hay thậm chí ở toàn
cõi Trung Hoa là đáng kể. Khi ở đây, ông cũng đã biên soạn: lập ngôn và lập thư. Bộ
sách Tuân Tử của ông - gồm 20 quyển, đã được Lưu Hướng sưu tập, chỉnh lí trong
“Tuân Tử tân thư” gồm 32 thiên. Về nội dung, sách Tuân Tử bàn rõ hơn về đạo Chu,
Khổng, đồng thời đề cao Lễ. Đây là tác phẩm có hệ thống tư tưởng hoàn thiện bậc
nhất của Nho giáo thời bấy giờ.

2. Những nội dung chính của tư tưởng/ học thuyết chính trị

Người Trung Quốc vốn thực tế, triết học Trung Hoa cũng thực tiến. Thế nên,
gần như tất cả các nhà tư tưởng Trung Hoa đều lấy việc đào tạo con người là cực
trọng. Vì vậy, “tính người” cũng rất được các triết gia quan tâm. Trước Tuân Tử, ở
Trung Quốc tính ít nhất đã có 4 thuyết về tính người:

- Thuyết “có tính thiện, có tính bất thiện” (Thê Thạc)

- Thuyết “tính có thể khiến trở thành thiện hoặc bất thiện”

- Thuyết “tính không thiện cũng không bất thiện” (Cao Tử)

- Thuyết “tính thiện” (của Mạnh Tử)

Cả bốn thuyết này đều được chép trong sách Mạnh Tử thiên Cao Tử. Như vậy,
có thể nói đã có lí luận cho tính thiện, lí luận tính thiện ác hỗn loạn, tính không thiện
không ác. Các tác gỉa của các học thuyết này đều đã nhận thức được bản chất tự nhiên

8
của con người, tuy nhiên họ lại cường điệu hóa tính xã hội, xem đó như là đặc điểm
làm nên nhân tính. Đến khi tư tưởng của Tuân Tử xuất hiện, lí luận tính ác mới ra đời.
Ông đồng nhất tính người với bản năng sinh lý hay bản chất tự nhiên của con người.
Đây là quan điểm cực kỳ mới mẻ và táo bạo của Tuân Tử về đạo đức luân lý. Những
luận điểm này của ông được thể hiện rất rõ trong các thiên “Tính ác”, “Chính danh”,
“Lễ luận” của bộ “Tuân Tử”.

2.1 Tính - Ngụy

“Nhân chi tính ác, kì thiện giả, ngụy dã”, đây câu mở đầu thiên “Tính ác” của
Tuân Tử, có nghĩa: Tính con người là ác, cái thiện là ngụy vậy. Không dừng lại ở việc
khẳng định tính con người là ác, Tuân Tử còn nêu thêm một ý bổ sung, cái thiện là
ngụy. Trước tiên ta cần cắt nghĩa từng từ để có thể hiểu thấu quan điểm của Tuân Tử:
Tính, Ngụy, Ác.

Tính. Từ điển Thiều Chửu

1: Tính, là một cái lẽ chân chính trời bẩm phú cho người, như tính thiện 性善
tính lành.

2: Mạng sống, như tính mệnh 性命.

3: Hình tính, chỉ về công dụng các vật, như dược tính 藥性 tính thuốc, vật tính
物性 tính vật, v.v.

4: Yên nhiên mà làm không có chấp chước gì cả, như Nghiêu Thuấn tính chi dã
堯舜性之也 vua Nghiêu vua Thuấn cứ như chân tính mà làm vậy. Nhà Phật nói cái
tính người ta nguyên lai vẫn đầy đủ sáng láng từ bi hỉ xả mầu nhiệm tinh thần, chỉ vì
vật dục làm mê mất chân tính ấy đi, nên mới tham lam giận dữ ngu si mà gây nên hết
thẩy mọi tội. Nếu nhận tỏ bản tính (kiến tính 見性) của mình thì bao nhiêu sự sằng
bậy đều sạch hết mà chứng được như Phật ngay.

Ngụy. Từ điển Trần Văn Chánh

1: Giả, giả vờ: 僞造 Giả tạo; 去僞存眞 Bỏ cái giả lấy cái thật; 然則舜僞喜者
與? Thế thì ông Thuấn là người giả vờ vui vẻ đó ư? (Mạnh tử: Vạn Chương thượng);

2: Nguỵ, không chính thống: 僞朝 Triều ngụy.

Ác. Từ điển Thiều Chửu

1: Ác.

2: Xấu. Như ác tướng 惡相 tướng xấu, ác thanh 惡聲 tiếng xấu, v.v.

3: Một âm là ố. Ghét. Khả ố 可惡 đáng ghét.

9
Bản thân Tuân Tử cũng đã tự mình lý giải các khái niệm này để giới hạn các
thuật ngữ ông sử dụng, sao cho đúng với ý đồ của ông, thể hiện đúng tư tưởng của
ông, trách việc kẻ khác viện dẫn sai lệch quan điểm đó.

Tuân Tử cũng định nghĩa Ác trong sự đối lập với Thiện: “Xưa nay, thiên hạ coi
thiện là những điều hợp với chính lí bình trị; gọi ác là những gì hợp với sự thiên hiểm
bội loạn”. Như vậy, “ác” theo quan niệm truyền thống là lỗi lầm, là cái xấu, cái người
ta ghét. Với Tuân Tử, bất cứ cái gì trái với đạo đức luân lí của xã hội, đi ngược sự
bình an thịnh trị đều là “ác”. Tuân Tử không chọn lưỡng hợp giữa thiện và ác mà rạch
ròi phân minh, hoặc thiện hoặc ác, nếu không là thiện thì là ác.

Lòng dục được Tuân Tử quan niệm là bản tính tự nhiên của con người, Tuân
Tử bảo: “Người ta sinh ra đã có lòng muốn” (Lễ luận) nhằm khẳng định rằng con
người là một thực thể với nhiều ham muốn: hiếu sắc, hám lợi, háo danh,... Vì lòng dục
gắn với Tính, gắn với bản chất vốn có của con người nên không thể rời bỏ được. Lòng
dục của con người là vô hạn, không thể thỏa mãn hết được: “Dù là thiên tử cũng
không thể bỏ được lòng dục, bởi dục là cái biểu hiện cụ thể của tính” (Chính danh).
Chính vì sự dẫn dắt của những ham muốn đó mà con người ích kỷ, đố kị và dùng mọi
thủ đoạn để đạt được, kể cả việc tranh đoạt, giẫm đạp lên người khác. Bởi lẽ đồng
nhất tính người với bản năng sinh lí nên Tuân Tử đã có những thị hiếu thẩm mĩ, những
nhu cầu về vật chất, thể xác mà ai ai cũng nuôi dưỡng trong mình chính là tính người:
“Con người ta sinh ra là có lòng ham muốn: mắt ham muốn màu sắc, tai thích âm
thanh, miệng khoái mùi vị, tâm chuộng lợi lộc, xương cốt da thịt thú khoái lạc”, “đói
thì muốn no, lạnh thì muốn ấm, mệt thì muốn nghỉ” 3. Những ham muốn đó vốn tự
nhiên mà có, sinh ra đã tồn tại, chẳng cần phải học tập, nhưng khiến con người tranh
đoạt, không biết từ nhượng, không phân biệt thị phi nên theo Tuân Tử, đó chính là
mầm mống của cái ác bên trong con người. Phải qua sự nhắc nhở của tâm, của ý thức
lý trí, tức là trái với bản tính tự nhiên vốn có, lúc đó ta sẽ không còn phụ thuộc vào
tính nữa mà là Ngụy.

Ngoài ra, Tuân Tử cũng sử dụng lối tư duy phản chứng để luận chứng về tính
ác: “Người ta sở dị muốn thiện là vì tính người ta vốn ác, bạc thì muốn hậu, xấu thì
muốn tốt, hẹp thì muốn rộng, nghèo thì muốn giàu, hèm thì muốn sang, nếu trong
không có tất tìm ở ngoài. Cho nên giàu thì không mong tiền, sang thì không mong
quyền thế. Nếu trong sẵn có tất chẳng tìm ở ngoài. Xét vậy thì ta muốn làm thiện là vì
tính ác”. Đây được coi là một luận chứng gián tiếp vì Tuân Tử không hề chứng minh
tính người vốn ác ngay lập tức mà thông qua lối phân chứng.

3
Doãn Chính (chủ biên) (1997), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
tr.36

10
Tuân Tử cũng đã định nghĩa hai khái niệm tính và ngụy trong thế phân biệt lẫn
nhau. Ông cho rằng:

Tính là cái “trời sinh ra đã có, vốn thế, không thể học cũng không thể làm ra
được” (Bất khả học, bất khả sự nhi tại nhân giả vị chi tính Tính Ác)

Ngụy, trái lại, chính là cái “cái ở người học rồi mới biết, làm rồi mới thanh”
(Khả học nhi năng, khả sự nhi thành, chi tại nhân giả, vị chi ngụy).

Như vậy, theo Tuân Tử, Tính là bẩm sinh, không thể học được, không thể nhào
nắn, tạo hình nó được. Ngược lại, Ngụy lại là cái nhân hành, không phải tự nhiên mà
có, ta phải học rồi mới biết, phải học rồi mới hiểu. Tính thì ai cũng như ai, thánh nhân
cũng như người thường, đều là ác. Phàm là tính người thì vua Nghiêu, vua Thuấn hay
bạo Kiệt, đạo Chích cũng cùng tính ấy, quân tử hay tiểu nhân cũng cùng tính ấy.
Nhưng tính ác này có thể cải tạo được. Ngụy chính là kết quả của trí, lực, trạch, năng,
do các thánh nhân đặc ra để hướng con người về cái thiện. Đây cũng là điểm phân
biệt thánh nhân với người thường.4

Lấy dẫn chứng cho luận điểm này, Tuân Tử nhắc tới sự ra đời các sản phẩm có
công dụng tốt trong cuộc sống: thành phẩm của nghề đồ gốm là các đồ dùng phải qua
tay những người thợ nhào nặn; thành phẩm của nghề mộc là do người công nhân gia
công gỗ,... Đất sét sở dĩ đồ dùng, cây cối sở dĩ thành vật dụng đều do bàn tay của
người thợ chứ không phải có sẵn trong tự nhiên, cũng như tính người sở dĩ tốt đẹp
không phải sinh ra đã được như vậy mà phải trải qua quá trình công phu tôi luyện, rèn
giữa mà thành. Nếu chỉ xét riêng cái trời sinh cho con người thì chỉ toàn là dục vọng
từ các giác quan, không cần ai dạy bảo các giác quan cũng có thể thực hiện các chức
năng bẩm sinh đó. Vậy nên, bất kỳ điều gì đem đến sự thay đổi bản năng bẩm sinh thì
Tuân Tử đều quy vào chữ Ngụy.

Nhưng cái Ngụy từ đâu mà có. Tuân Tử giải thích:

“Theo như bản tính [giời cho] thì không được như thế, phải có qua tập luyện
rồi sau mới được như thế, như thế gọi là ngụy [uốn nắn được]. Những cái đó tính ngụy
sinh ra có nhiều biểu hiện khác nhau. Cho nên bậc thánh nhân thay đổi bản thân rồi
mới có cái ngụy, có cái ngụy rồi mới sinh ra lễ nghĩa, lễ nghĩa rồi mới chế thành các
pháp tắc. Vậy thì những nhiều lễ nghãi, phép tắc là do bậc thánh nhân đặt ra vậy. Cho
nên chỗ mà các bậc thánh nhân cùng giống mọi người, và không khác mọi người là
bản tính; sở dĩ có khác và hơn mọi người là do ngụy vậy” (Tính ác)

Như vậy, ta có thể kết luận, trong tâm lí học của Tuân Tử, Tính và Ngụy là hai
phạm trù đối lập cùng tồn tại trong một con người. Những gì liên quan đến bản chất tự

4
Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê, Tuân Tử, Sđd.

11
nhiên thì thuộc về Tính, những gì có liên kết với các hoạt động xã hội của con người
thì lại thuộc về Nguỵ. Bất kỳ ai cũng sở hữu Tính, nên Tính ở con người là tương
đồng. Nhưng với Ngụy thì mỗi người mỗi khác. Ngụy là cái sinh ra sau khi cải tạo
tính. Con người vượt lên trên cái tính chung cho quần chúng là công phu tích ngụy.
“Tính là cái thiên sinh, Ngụy là cái nhân thành. Tính vốn ác mà có thể cải hoá. Ngụy
hiểu như lễ, nghĩa, phép tắc do thánh nhân đặt ra thì tận thiện” 5.

2.2 Tiêu chuẩn phân biệt thiện - ác

Chúng ta đã tìm hiểu về hai khái niệm Tính và Ngụy, qua đó cũng hiểu được
rằng Tính và Ngụy đã trở thành tiêu chuẩn phân biệt thiện và ác. Với Tuân Tử, ác
chính là bản tính tự nhiên của con người. Tuy nhiên, trong tư tưởng đạo đức luân lý
của mình, Tuân Tử lại đồng hóa thiện, ác với trị, loạn. Điều này đồng nghĩa với việc
ông gán cho ác những thuộc tính xã hội. Xét ở góc độ xã hội, thiện và ác là hai phạm
trù phân biệt nhau ở sự bình trị: “Xưa nay, thiên hạ gọi là thiện những gì hợp với
chính lý bình trị, gọi ác là những gì thiên bẩm bội loạn. Đó là điểm phân biệt thiện và
ác”. (Tính ác).

Như vậy, Tuân Tử quan niệm thiện là trị, ác là loạn. Thiện là lễ, nghĩa vì có lễ
nghĩa thì mới có thể bình trị. Bản tính con người là ác, nên nếu bản tính ấy không
được tiết chế thì đưa tới loạn. Đồng thời, ông cũng khẳng định công phu tích ngụy làm
ra thiện, cho nên thiện tức cũng hợp với lễ, nghĩa:

Phàm tính giả, thiên chi tựu dã, bất khả học, bất khả sự. Lễ nghĩa giả, thánh
nhân chi sở sinh dã, nhân chi sở học nhi năng, sở sự nhi thành giả dã, bất khả học,
bất khả sự, nhi tại nhân giả, vị chi tính, khả học nhi năng, khả sự nhi thành chi tại
nhân giả, vị chi ngụy. Thị tính ngụy chi phân dã.

(Tính là cái trời tạo ra, không thể học, không thể làm ra. Lễ nghĩa là cái do
thánh nhân sinh ra, con người có học mới biết, có làm mới thành; cái ở con người
không thể học, không thể làm gọi là tính; cái ở con người có thể học mà biết, có thể
làm mà thành gọi là ngụy. Đó là sự phân biệt tính và ngụy vậy.)

Tổng kết lại, Tuân Tử đã nhận định tiêu chuẩn phân biệt thiện - ác là bình trị.
Tiêu chuẩn đưa ra bình trị là hợp với lễ nghĩa hay trái với lễ nghĩa. Suy cho cùng,
cũng là xuất phát từ cái ngụy để đánh giá cái tính, xem xét mối quan hệ giữa cái thiện
và cái ngụy để khẳng định tính người vốn ác.

2.3 Cải tạo tính ác bằng Lễ nghĩa văn lý

Không phải tự nhiên người ta coi Tuân Tử cũng là một nhà nho, cũng như
Mạnh Tử. Dẫu cho quan niệm về bản tính con người của hai ông có trái ngược nhau

5
Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê (1994), Tuân Tử, Nxb Văn hóa. tr.53

12
nhưng cả hai triết gia đều cho rằng con người có thể được cải biến bởi hoàn cảnh, giáo
dục.

Tuân Tử đã tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, lễ nghĩa, văn lý trong việc uốn
nắn con người hướng thiện: giáo dục là một nhu cầu tự nhiên và là con đường tất yếu
để cải tạo bản tính ác của con người. Theo cái tính con người, thuận theo cái tình con
người thì ắt sinh ra tranh đoạt, phạm vào phận (quyền lợi) của nhau, làm loạn đạo lý
mà đi đến tàn bạo. Cho nên, tất phải có thầy dạy dỗ, có phép giáo hóa, có lễ nghĩa
dẫn dắt, sau đó mới sinh ra từ nhượng, văn lý rồi quy về trị.

Ông chỉ ra hai tác hại của việc con người không được giáo dục “vô lễ nghĩa” và
“bất tri lễ nghĩa”: mọi người nếu không cư xử với nhau theo lễ nghĩa thì xã hội sẽ mất
hết trật tự, kỉ cương, đạo lý. Còn người nào không biết đến lễ nghĩa thì dễ phản bội.
Nói cách khác vai trò của giáo dục ở đây chính là chỉ ra cho con người con đường về
với cái thiện, xa dần được bản tính ác, đưa về với xã hội thịnh trị.

Việc giáo hóa văn lý lễ nghĩa không chỉ giúp con người vượt qua dục vọng,
ghen ghét, tranh chấp mà còn khiến con người có lòng vị tha, biết nhường nhịn người
khác. Đây chính là giá trị cao nhất mà giáo dục mang lại: giúp con người nhận ra mình
có tham vọng như thế nào, biết kiềm chế và điều khiển nó sao cho hợp đạo lý và nhân
văn nhất, thôi ích kỷ, ganh đua mà biết tha thứ, buông xuôi, trở nên cao thượng hơn. .

2.4 Học thuyết Lễ trị - áp chế Tính ác

Chủ trương bản tính là ác, là đa dục nhưng Tuân Tử cũng cho rằng lòng dục
của con người có thể áp chế được. “Lòng dục tuy không thể bỏ, nhưng vẫn có thể tiết
chế nó mà cầu thỏa mãn”. Thông qua lương tâm con người, có thể dẫn dắt được lòng
dục, làm cho lòng dục có thể được thỏa mãn hợp lễ, đồng nghĩa với việc dùng đạo đức
để kiểm soát lòng người. Từ đó, mặc dù chủ trương bản tính con người là ác nhưng
Tuân Tử lại quan niệm có thể dùng đạo đức để giáo hóa con người.

Cùng chủ trương nhân trị, Khổng Tử nói nhiều về nhân, Mạnh nói nhiều đến
nghĩa, Tuân thì lại đề cao lễ, đến mức trở thành một học thuyết: “Thiên hạ theo lễ thì
trị, còn không theo lễ thì loạn, theo lễ thì yên, không theo lễ thì nguy, theo lễ thì còn,
không theo lễ thì mất.” 6

Tuân Tử cho rằng lễ chính là phương tiện có thể chế ngự, cải tạo tính ác ở con
người. Bởi lẽ, lễ chính là những nguyên tắc, chuẩn mực tiết chế hành vi của con
người, giới hạn được lòng dục của con người. Tuy nhiên, trong phần tu tâm dưỡng
tính, Mạnh Tử chủ trương “quả dục”, Tuân Tử lại chủ tương “tiết dục”. “Quả dục” là
không cho “đa dục”. “Tiết dục” thì thừa nhận rằng “đa dục” là tự nhiên, nhưng trong
trường hợp bất đắc dĩ, không thỏa mã được hết lòng dục thì nên tùy nghi hạn chế sự
6
Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê, Tuân Tử, Sđd.

13
đòi hỏi của lòng dục. Vậy nên, từ đó, quan niệm về lễ của Tuân Tử phát triển. Lễ
không chỉ có thể thỏa mã lòng dục của con người mà còn có thể: “Đức tất phải xứng
với vị, vị tất phải xứng với bổng lộc, bổng lộc tất phải xứng với công việc giúp được
cho đời”.

Trong vấn đề trị nước, Khổng - Mạnh định luận theo ý niệm đạo đức, có tính
cách chủ quan; còn Tuân Tử thì định luận theo giáo hóa Lễ, Nghĩa, có tính cách khách
quan. Lý do rất giản đơn là vì, xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, không phải là xã hội
pháp trị. Bởi vậy, chỉ chú tâm vào dùng phép vua trị nước là chưa đủ, còn phải cậy
vào Lễ, Nghĩa để giáo hóa và bổ túc, mới được toàn thiện hơn. Do đó, Tuân Tử coi
Lễ, Nghĩa là nền tảng chính trị quốc gia, chẳng những là pháp chế để thống ngự thần
dân, cải hóa tính Ác nơi con người, đồng thời còn then chốt trong việc trị loạn, quyết
định hưng vong của một nước.

Lễ được Tuân Tử coi là khuôn khổ của quốc gia, xã hội. Nội dung quan điểm
nhân trị của Nho gia đến Tuân Tử, do xuất phát điểm là quan niệm về tính ác nên đã
chuyển thành lễ trị. Lễ có một công dụng rất lớn trong việc tiết chế nhân tính, giữ gìn
trật tự xã hội. Lễ trị của ông rất gần với pháp trị. Pháp luật là những quy tắc mang tính
chất tổng quát và phổ biến do nhà nước đặt ra đề điều tiết các quan hệ trong xã hội.
Nếu hiểu theo nghĩa này thì lễ chính là pháp luật. Như vậy, Tuân Tử đã coi lễ như một
quy tắc của đời sống chính trị. Thậm chí, nó còn đặt ra các quy tắc để tiết chế hành vi
của chính quyền. Có thể so sánh mà không sợ khiên cưỡng rằng, lễ trong quan niệm
của Tuân Tử có mục đích nhân bản là tiết chế những hành vi, tham lam, đa dục, hay
chính là tính Ác ở người cầm quyền. Từ đó, cải thiện một xã hội loạn lạc thành một
nơi an cư lạc nghiệp.

2.5 Những hạn chế của học thuyết

Giống như thuyết tính thiện của Mạnh Tử, thuyết tính ác của Tuân Tử đều suy
diễn một cách rất tự nhiên, cũng vì thế mà cả hai thuyết đều có khuyết điểm: Mạnh Tử
chỉ ra rằng tính người là thiện, nhưng không có luận cứ chứng minh tính người không
ác. Tuân Tử cũng như thế, tuy chỉ được ra tính người vốn ác nhưng ông không chứng
minh được thật vững chắc tính người không thiện. Một số luận chứng Tuân Tử đưa ra
để chứng minh tính con người là ác mang tính chủ quan.

Xuất phát từ quan điểm bản tính con người là ác, cái nhìn của Tuân Tử đối với
những vấn đề xã hội còn nhiều yếu tố duy tâm. Điều này đã hạn chế giá trị tư tưởng
triết học của ông, bởi lẽ ông đã có rất nhiều tiến bộ so với các triết gia đương thời.
Ông cho rằng cái tâm là chủ của mọi hình thể, là cái đứng đầu mọi thần minh, nó chỉ
ra lệnh và không chịu lệnh một cái gì cả.

Trong học thuyết tính ác cũng chứa đầy mâu thuẫn, phản ánh rõ nét sự đối
kháng lợi ích giai cấp và đặc điểm của thời đại. Ông kịch liệt phản đối quan niệm tính

14
thiện của Mạnh Tử, cũng phê phán Khổng Tử với quan điểm “tiên nghiệm luận” cho
rằng trong xã hội tồn tại hạng thánh nhân, quân tử là những người sinh ra đã biết, có
tài trí hơn người, xứng đáng được hưởng mọi đặc ăn và có thể cai trị những người
khác. Tuân Tử cho rằng tính của con người là giống nhau, không ai khác ai cả. Mọi
người đều có lòng dục, không thể loại bỏ mà chỉ có thể áp chế. Muốn trở thành thánh
nhân hay quân tử cũng phải trải qua quá trình rèn luyện, học tập. Đồng thời, Tuân Tử
chống lại chế độ “cha truyền con nối”. Ông cho rằng, đấng quân chủ phải được lựa
chọn trên cơ sở phẩm chất, và tài năng, cũng có thể chịu phạt khi mắc sai lầm. Tuy
nhiên, để bảo vệ lợi ích giai cấp của mình (giai cấp địa chủ), Tuân Tử khẳng định bản
tính ác có thể cỉa hóa được qua sự giáo dục lễ nghĩa, vốn là cách thức của Nho gia, coi
trọng đạo đức và đề cao lòng “nhân”. Cách xử lý vấn đề như vậy cho thấy thiếu triệt
để và nhất quán. Tuân Tử phê phán quan niệm đạo đức của quý tộc cũ nhưng lại sự
dụng các biện pháp giáo hóa nhằm vào đạo đức của họ. Việc ông chủ trương đồng thời
sử dụng Lễ và Pháp trong bối cảnh loạn lạc thời Chiến quốc không thuyết phục. Sự
thiếu dứt khoát, đồng nhất trong quan điểm và biện pháp cải tạo xã hội đã khiến cho tư
tưởng của Tuân Tử không vượt lên được các tiền bối là Khổng - Mạnh; cũng được
trọng dụng như Hàn Phi Tử và Lý Tư. Tuân Tử là gạch nối giữa Nho gia - Pháp gia
nhưng rồi lại khiến các đấng quân chủ từ bỏ Nho gia, và chú ý, tin dùng Pháp gia hơn.

Trong quan niệm về bản tính con người, Tuân Tử cũng gặp vướng mắc. Tuân
Tử chưa tìm được bản chất thực sự của tính người mà mới chỉ dựa trên các biểu hiện
xã hội của nó để kết luận. Ông trừu tượng hóa bản tính tự nhiên của con người và coi
tính ác là tính chung thoát li ảnh hưởng của bản chất giai cấp, độc lập với giáo dực.
Nhưng chính ông cũng kết luận nhầm lẫn rằng thành phần giai cấp và tính chất nghề
nghiệp trong xã hội là do sự tích lũy của tập quán sinh hoạt con người gây ra.

3. Học thuyết Tính ác so sánh với các học thuyết khác về con người

3.1 Sự đối lập và bổ túc lẫn nhau của học thuyết Tính ác và học thuyết
Tính thiện

Tuân Tử cho rằng: “Tính giả thiên chi hưu”. Nghĩa là khi sinh ra, người ta đã
sẵn cái nhân tính tự nhiên. Nhân tính đó, ví như tờ giấy trắng, được nhuộm màu gì sẽ
ra màu đó, sẽ ghi lại tất thảy những điều mà thế giới bên ngoài viết lên mình. Sở dĩ
tính người thành ra ác, là bởi lòng dục. Lòng dục theo quan niệm của Tuân Tử chính
là khởi nguồn của mọi dục vọng, khởi nguồn của tranh đoạt, bất nhân , cái ác. Mạnh
Tử cho rằng tron con gười có một phần thiện (chỉ con người mới có) và một phần ác
(người và cầm thú đều đó). Mạnh Tử cho rằng con người là động vật duy nhất có tính
thiện, còn tính ác là thuộc về cầm thú. Ranh giới thiện ác mong manh, Mạnh muốn
nhắc nhở mọi người phải giữ gìn bản chất tốt đẹp của mình.

15
Quan niệm về tính thiện của Mạnh Tử xoay quanh Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín -
đó là những mầm thiện bên trong con người. Tuân Tử thì cho rằng khi sinh ra con
người đã có lòng dục, đã có tính ác, với những ham muốn, mong cầu, còn nhân, lễ,
nghĩa,... đều do thánh nhân đặt ra, con người phải trải qua quá trình giáo hóa mới có
được. Đó gọi là ngụy.

Mạnh Tử chủ trương tính thiện, do đó cần khuếch dung cải thiện (bốn đầu
mối). Tuân Tử chủ trương tính ác, do đó phải uốn nắn cải tính. Tùy phương pháp giáo
dục của đôi bên có khác nhau, nhưng phương tiện giáo dục lại giống nhau. Mọi người
nghĩ rằng, Tuân Tử sẽ dùng hình để trị ác. Nhưng ông cũng giống Mạnh, dùng lễ
nghĩa văn lý mà thôi, có chăng chỉ là bổ sung “công phu tích ngụy”. Công phu này
cũng là tư thiện, tích thiện - suy nghĩ về điều thiện, hành thiện thành thói quen, sửa lại
tính của mình thì lâu dần sẽ có thể thành thánh nhân.

Nhìn trên một góc độ bao quát hơn, ta sẽ thấy hai thuyết này bổ túc cho nhau
thay vì trái ngược. Mạnh Tử nhắc đến lương tri nhưng lại không để ý đúng mực tới
tính dục. Tuân Tử nhắc nhiều tới lòng dục để ta đề phòng. Mạnh Tử đề xướng tính
thiện để ta hành thiện. Tuân Tử khẳng định tính ác để ta giữ mình, sửa mình, không
làm việc ác. Một bên khuyến khích điều thiện, một bên cảnh giác tránh ác. Một hậu
bối của các ông, Đái Đông Nguyên (triết gia đời Thanh), bảo: “Cái thuyết tính ác ấy
(...) như còn cùng với thuyết tính thiện, phát minh lẫn nhau”.7

3.2 Học thuyết Tính ác và sự tương đồng với tư tưởng của Thomas Hobbes

Hobbes là một nhà tư tưởng xuất hiện trong thời kỳ cách mạng tư sản và có chủ
thuyết về khát vọng, cũng cho rằng bản tính con người là ác. Ông quan niệm rằng
những ước vọng bẩm sinh và xu hướng của con người có chiều hướng gây nên sự
tranh đấu với đồng loại. Dẫu cho mọi người đều tán đồng rằng, “hòa bình là tốt”,
nhưng lòng vị kỉ căn bản và cố hữu của con người tạo ra ở họ một sự thèm muốn thế
lực trái ngược với sự thèm muốn hòa bình.

Cũng giống như Tuân Tử cho rằng Tính là ác, vì tính luôn bị chi phối bởi lòng
dục. Tương tự, Hobbes khẳng định bản tính con người là ác vì họ luôn ước vọng cho
riêng mình. Hành động của con người đều xuất phát từ lòng ham muốn của riêng
mình, vì lợi ích bản thân mình chứ không phải vì lợi ích của người khác, của xã hội.
Hobbes còn khẳng định lòng tin của chúng ta về một người hi sinh lợi ích riêng tư của
mình cho người khác thì chỉ là sự lầm lẫn và ảo tưởng. Bởi lẽ, chỉ cái gì đem lại lợi
ích cho chúng ta mới có thể hấp dẫn chúng ta. Và con người thì luôn vị kỷ, không bao

7
Trần Phong, Đông Thục Độc Thư Kí. Sđd

16
giờ thực sự vị tha, bởi vì lợi ích của mỗi chúng ta là đối tượng khát vọng của chúng
ta.8

Tuân Tử và Thomas Hobbes đều đồng thuận rằng: khi bản tính tự nhiên của
con người - lòng đa dục, lòng khát vọng được phát triển tự do mà không bị kiểm soảt ,
hạn chế thì con người sẽ sống trong một trạng thái rối loạn.

3.3 Quan điểm về tâm lý của Tuân Tử và Sigmund Freud

Sigmund Freud (1856-1939) là một trong những nhà khoa học được liệt kê
trong cuốn Đứng trên vai những người khổng lồ của Melvyn Bragg, bên cạnh những
tên tuổi vĩ đại khác như Archimedes, Galileo Galilei, Isaac Newton, Albert Einstein.
Ông được coi là cha đẻ của ngành phân tâm học với phát hiện vĩ đại về tầng vô thức.

Khi xét đến quan điểm về ý thức, tâm lí con người. Tuân Tử chia ra làm hai
phần: Tính và Ngụy. Tính và Ngụy là hai phạm trù đối lập cùng tồn tại trong một con
người. Những gì liên quan đến bản chất tự nhiên thì thuộc về Tính, những gì có liên
kết với các hoạt động xã hội của con người thì lại thuộc về Nguỵ.

Với Sigmund Freud, ông chia ý thức con người làm ba phần. Cái nó được coi là
những ham muốn nguyên thủy. Cũng giống như Tính, cái nó chỉ đơn thuần là những
ham muốn “mắt nhìn cái đẹp, ăn cái ngon” hay là tính dục, và cả ham muốn thể hiện
bản thân. Khi lý trí không thể xuất hiện kịp thời để kiểm soát cái nó, cái nó sẽ bộc
phát ra bên ngoài một cách quá khích. Thêm vào đó, cái siêu tôi được Sigmund Freud
gọi tên là những quy chuẩn đạo đức, lý tưởng của xã hội. Cái siêu tôi luôn hướng tới
cái thiện tuyệt đối, và mong muốn thực thi cái thiện trong mọi trường hợp. Cái siêu tôi
của Sigmund Freud cũng giống như Ngụy vậy. Thế nhưng, Sigmund Freud còn phát
giác ra một trọng tài đứng giữa: cái nó và cái siêu tôi, đó chính là cái tôi. Cái tôi luôn
muốn tối đa hóa lợi ích cho con người, và tối thiểu hóa cái giá phải trả. Vậy nên, cái
tôi làm chức năng cân nhắc, chọn lọc giữa đề xuất của hai bên.

Tuân Tử không đưa ra được một cỗ máy tâm thức phức tạp như vậy, nhưng
không ngờ hai con người ở cách nhau nhiều thế kỷ, lại có thể có cùng quan niệm tới
như vậy.

Trong khi Freud bi quan đến mức cho rằng con người chủ yếu là nô lệ của bản
năng và do đó “vô đạo đức hơn ta tưởng rất nhiều” 9 thì Tuân tử vẫn tin vào khả năng
cải tạo, giáo hóa con người. So với Freud, cái nhìn của Tuân tử có phần tích cực hơn.
Ông nói: “ Nhân chi tính ác, kỳ thiện giả ngụy dã” (Bản tính của người là ác, những
điều thiện là do con người đặt ra), có nghĩa là tuy con người có bản chất xấu, nhưng
8
Michael B. Foster, Những bậc danh sư của triết lý chính trị, Houghton Mifllin Company, Boston the
Riberside Press Cambrdige tr.476
9
Phạm Việt Hưng, Luận về bản tính thiện, ác (1): học thuyết của Sigmund Freud.

17
bản chất đó có thể cải tạo được nhờ cái thiện do con người tạo ra – cái thiện ấy là sản
phẩm của giáo dục, lễ nghĩa, hình pháp, mà Tuân tử đặc biệt coi trọng.

Ta có thể thấy, tuy rằng còn nhiều hạn chế tron học thuyết, còn thiên về duy
tâm, nhưng thuyết Tính ác của Tuân Tử cũng có rất nhiều giá trị, đôi khi còn là giá trị
nghiên cứu trong các ngành khoa học khác, chứ không phải chỉ là khoa học chính trị,
hay triết học.

4. Ý nghĩa của học thuyết

4.1 Ý nghĩa của học thuyết Tính ác với Nho giáo và tư tưởng chính trị
Trung Quốc

Học thuyết Tính ác của Tuân Tử giống như một dấu gạch nối giữa hai phái tư
tưởng: Nho gia và Pháp gia. Không những thế, ông chính là nhân vật trọng đại từ đời
Tiên Tần tới đời hàn, trên thì kế thừa Khổng - Mạnh, dưới thì tiếp nối Kinh Dịch,
Trung Dung, kết hợp cả bách gia chư tử. Như vậy, vai trò của ông là hết sức trọng yếu.

Tư tưởng của Tuân Tử bổ túc cho đạo đức chủ quan của Khổng - Mạnh, làm
cho học thuyết Nho giáo càng thêm hoàn hảo hơn, vừa là giáo phái, vừa là học phái.
Hai học trò của ông, Lý Tư và Hàn Phim theo đường lối Pháp gia, trong thời Tần
Thủy Hoàng thống nhất sáu nước, là hai nhân vật quan trọng kiến lập chế độ quân chủ
chuyên chế. Tuân Tử cũng giống như người đã phát minh ra nền tảng chính trị “hình
chính” (chính thể cai trị bằng pháp luật) và “pháp trị” (cai trị bằng pháp luật).

“Tuân Tử là một nhân vật rất độc đáo trong các đại hiền của Trung Hoa cổ đại.
Độc đáo ở tính cách “hiện đại” – tư tưởng của ông có những điểm rất giống tư tưởng
của con người trong xã hội hiện đại. Chẳng hạn, trong khi hầu hết các tôn giáo đều
khuyên con người phải chế dục thì ông lại chống đối thuyết quả dục và khử dục. Theo
ông, “tình và dục là tự nhiên ai cũng có, không thể bớt đi hay bỏ đi mà không hại.
Hữu dục mà hợp đạo cũng không hại, khử dục mà trái đạo cũng vô ích”. Điều này
cho thấy Tuân tử là một người rất thực tế, thậm chí thực dụng. Tính cách này tạo nên
cái độc đáo thứ hai – tính cách độc lập, không nô lệ vào các bậc tiền bối” 10

4.2 Đối với tư tưởng triết học thế giới

Mặc dù đi theo con đường ngược lại với các bậc đi trước, lập luận rằng con
người tính vốn ác, Tuân Tử vẫn là một triết gia, một nhà tư tưởng theo chủ nghĩa nhân
bản với rất nhiều tư tưởng tiến bộ. Tư tưởng của ông không hề nương theo người xưa,
mà có sự phản biện, phê phán, đối lập với họ. Tuân Tử chú trọng thực tiễn hơn là lý
thuyết suông. Bởi thế ông luôn luôn nhấn mạnh vấn đề chính trị xã hội, gạt bỏ ý tưởng
thần thoại ảo huyền, theo đuổi lý tưởng giải phóng con người.

10
Phạm Việt Hưng, Luận về bản tính thiện, ác (2): học thuyết Tuân Tử – Hàn Phi

18
Tuân Tử cũng tiến gần với chủ nghĩa duy vật hơn những người đi trước, và có
những người cũng mang tư tưởng tính ác giống như ông, như Thomas Hobbes hay
Sigmund Freud - sống cách xa ông gần hai thiên niên kỷ và thậm chí, không cùng là
một nhà tư tưởng giống như ông.

4.3 Đóng góp của học thuyết đối với giáo dục

Điều then chốt cần lưu ý nhất trong quan điểm giáo dục của Tuân Tử là bản
tính – đối tượng của giáo dục - là ác, hiếu lợi, ham dục. Tuyên bố này của Tuân Tử đã
bác bỏ các tư tưởng giản đơn trong giáo dục (từ các vị như Khổng Tử, Mạnh Tử đến
các nhà giáo dục hiện đại) về bản chất lương thiện của con người.

Mặt khác, trong Thiên Nho hiệu, Tuân Tử khẳng định tính ác có thể cải hóa
được: “Tính người không thể làm ra, nhưng mà có thể cải hoá”. Tuy nhiên, cái ác là
vẫn còn tồn tại mà không mất hẳn bởi vì chính cái ác là cơ sở nảy sinh và tồn tại cho
cái thiện: “Không có tính thì không có chỗ để mà gia công phu tích nguỵ, không có
công phu tích nguỵ thì tính tự nó không thể tốt đẹp... Tính hợp với công phu tích nguỵ
mà sau thành cái danh thánh nhân... Tính hợp với công phu tích nguỵ mà thiên hạ trị”
(Lễ luận). Qua đó Tuân Tử muốn nhắc nhở các nhà giáo dục cần ý thức về việc từ bỏ
tham vọng thay đổi hoàn toàn bản tính người học.

4.4 Đóng góp của học thuyết đối với phương pháp quản lí

Trong thiên “Nghị binh”, Tuân Tử khẳng định lẽ thường của sự mạnh yếu:
“Người trên đáng trông cậy thì người dưới mới hết lòng, người trên không đáng trông
cậy thì người dưới không hết lòng... Chuộng lễ, thận trọng việc thưởng công là hơn
hết, thứ đến là coi trọng lộc vị, quý người trung nghĩa, chỉ trọng chiến công mà coi rẻ
trung nghĩa là kém nhất... Trọng hiền sĩ thì mạnh, không trọng hiền sĩ thì yếu... chính
lệnh được dân tin thì mạnh, không được dân tin thì yếu, dân cùng góp sức thì mạnh,
dân không cùng góp sức thì yếu, coi trọng việc thưởng thì mạnh, coi khinh việc
thưởng thì yếu, hình phạt có oai thì mạnh, hình phạt bị khinh nhờn thì yếu,...”. Như
vậy, phương pháp quản lí theo Tuân Tử là nêu gương và thưởng phạt chính xác, công
minh.

Như vậy, trong quan điểm về quản lí con người, Tuân Tử không tuyệt đối hóa
Lễ hay Pháp mà chủ trương phối hợp cả hai phương pháp này khi quản lí xã hội. “Ông
cho rằng pháp luật nghiêm minh có thể ngăn cấm điều bạo ngược, ghét bỏ điều ác, răn
đe những điều xấu chưa xảy ra; pháp lệnh thi hành, phong tục tốt đẹp”.11 Đây cũng
chính là điểm khác biệt lớn nhất trong quan niệm về quản lí của Tuân Tử so với các
nhà tư tưởng thời bấy giờ (Nho gia và Pháp gia). Quan điểm này của Tuân Tử vẫn ý

11
Doãn Chính (chủ biên) (1997). Đại cương triết học Trung Quốc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
tr.32

19
nghĩa trong xã hội hiện đại. Do đó, các nhà quản lí, những người lãnh đạo thời nay
cũng cần biết kết hợp cương nhu, lễ và pháp thì mới đạt hiệu quả cao trong công việc.

4.5 Đóng góp của học thuyết trong giai đoạn hiện nay

Trước tình hình chính trị thế giới ngày một căng thẳng, xung đột giữa Nga-
Ukraine vẫn đang leo thang và chưa có dấu hiệu dừng lại. Khắp nơi trên thế giới,
người dân bắt đầu cảm thấy cuộc sống của mình bị ảnh hưởng, do giá thực phẩm tăng
cao, giá của xăng tiếp tục leo thang, lạm phát ngày một nâng cao. Có lẽ lúc này, chúng
ta thực sự cần chiêm nghiệm lại về học thuyết Tính ác của Tuân Tử. Liệu có phải
những lòng dục tồn tại trong con người đã dẫn đến đổ máu, liệu có phải tính ác đã
không thể được cải tạo, và sự vị kỉ của con người bộc phát ra bên ngoài.

Nói chiến tranh thì thật xa xôi, nhưng khi ta nhìn quanh đời sống hàng ngày
của mình. Có phải bạo lực, xung đột, hay thậm chí là các vụ cướp của, giết người diễn
ra ngày càng nhiều và điều gì dẫn đến sự suy vi đạo đức ở một số người trong xã hội
hiện địa ngày nay tới vậy? Đến lúc học thuyết Tính ác của Tuân Tử lần nữa nên được
xem xét lại để khẳng định tính ác để ta giữ mình, sửa mình, không làm việc ác và
khuyến khích con người tích thiện để sống thật đẹp, để trở thành bậc thánh nhân.

KẾT LUẬN

1. Tuân Tử là một nhà tư tưởng với nhiều quan niệm mới lạ, không hề đi theo
lối mòn của các bậc tiền nhân. Học thuyết Tính ác của ông như một nhành hoa mai nở
giữa mùa đông lạnh giá, thổi hồn và hoàn thiện những tư tưởng của Nho giáo, đồng
thời báo hiệu sự ra đời của những học thuyết Pháp trị tinh tấn đời sau. Trong khi các
triết gia Trung Hoa cổ đại chỉ quen với quan niệm “nhân chi sơ tính bản thiện”, Tuân
Tử lại dám đứng lên phản biện lại quan niệm này. Ông khẳng định bản tính con người
vốn ác, đầy lòng hiếu lợi và lòng dục. Bởi thế, con người không thể thuận theo cái
thiên tính vốn có đó mà cần giáo hóa, lễ trị để điều chỉnh bản tính, trở nên hướng
thiện. Con người ta giống nhau ở Tính, nhưng nếu biết thực hành Ngụy, thì người
thường cũng có thể hóa thánh nhân.

2. Học thuyết Tính ác của ông có nhiều liên hệ với các học thuyết, tư tưởng
chính trị khác. Học thuyết Tính ác và phản biện lại bổ túc cho thuyết Tính thiện của
Mạnh Tử, góp phần tạo nên một tư tưởng toàn thiện về giáo dục, cải hóa con người.
Học thuyết Tính ác mở đường cho tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi và Lý Tư, những
người có công khai quốc nước Tần. Đồng thời, những quan điểm của Tuân Tử có sự
tương đồng với Thomas Hobbes, Sigmund Freud, những con người sống ở thời kỳ
khác với ông, dưới chế độ chính trị, bối cảnh xã hội hoàn toàn khác ông. Điều đó
chứng minh học thuyết Tính ác có sức nặng, và thực sự có giá trị.

20
3. Học thuyết Tính ác của ông có nhiều ý nghĩa đối với thực tiễn giáo dục và
quản lý con người nhất là trong xã hội hiện đại. Giá trị của giáo dục thể hiện ở quan
điểm giáo dục hướng vòa việc xây dựng tính cách con người, hướng con người tới
thiện, rời xa tính ác bản năng và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh, không xung
đột. Tính ác cũng dẫn đến một tư tưởng quản lí nghiêm khắc, thưởng phạt phân minh.
Về việc quản lí con người, Tuân Tử cũng đưa ra lý lẽ dùng đức để quản lý người khác
bằng cách nêu gương và thưởng phạt. Nêu gương tức chọn ra những thủ lĩnh tài năng,
xuất chúng, có khả năng lãnh đạo và dẫn dắt người khác, để đảm bảo công bằng cho
mọi người. Đồng thời, phải có chế độ thưởng phạt hợp lí để tuyên dương công sức
cũng như kỷ luật những cá nhân đúng lúc.

Những quan niệm, tư tưởng có giá trị trong việc trồng người, quản lí mọi người
như trên, Tuân Tử xứng đáng là một triết gia, một học giả với những tiến bộ độc đáo.
Học trò của ông là Hàn Phi Tử đã khắc phục những hạn chế của người thẩy Tuân Tử
để đưa Pháp trị thành một học thuyết được trọng dụng và có tính ứng dụng rất cao
trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc ở Trung Hoa thời bấy giờ. Cho tới hiện tại, những
tranh luận xoay quanh quan niệm về tính người giữa các tường phái vẫn chưa ngã ngũ
và vẫn chưa có nhà cầm quyền nào, chính trị gia nào thắng thế trong việc vận dụng
vào đời sống chính trị. Tuy nhiên, thực tiễn đa chiều, đa diện luôn biến động đã chỉ ra
rằng không có bất kỳ chân lí nào là toàn diện. Bởi thế, có lẽ việc phối hợp lễ và pháp
sẽ là giải pháp tối ưu nhất trong giáo dục và quản lí cong người trong kỷ nguyên mới.

21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Minh. Giải mã Giấc Mơ - phóng tác từ nguyên gốc của Sigmund Freud.

Hà Nội, NXB Thế giới, 2021.

2. Doãn Chính (chủ biên). Đại cương triết học Trung Quốc. Hà Nội, NXB Chính

trị Quốc gia, 1997.

3. Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê. Hàn Phi Tử. 1997.

4. Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê. Tuân Tử. Nxb Văn hóa, 1994.

5. GS.TS Nguyễn Đăng Dung, and THS. Lê Thị Thanh Lai. Lịch sử các học

thuyết chính trị. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020.

6. Michael B. Foster. Những bậc danh sư của triết lý chính trị. Houghton Mifllin

Company.

7. Ngô Quân. Bảy đại triết gia Trung Quốc đời Chu - Tần. Truyện.com,

http://lmvn.com/truyen/index.php?func=viewpost&id=eWns8C07dGBC5aSoQ

gdsIRqMvL2ru9qO&ssid=3547. Accessed 27 5 2022.

8. Phạm Việt Hưng. “LUẬN VỀ BẢN TÍNH THIỆN, ÁC (1): HỌC THUYẾT

CỦA SIGMUND FREUD.” PhamVietHung's Home, 25 10 2011,

https://viethungpham.com/2011/10/25/lu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-b%

E1%BA%A3n-tinh-thi%E1%BB%87n-ac-1-h%E1%BB%8Dc-thuy%E1%BA

%BFt-c%E1%BB%A7a-sigmund-freud/. Accessed 26 5 2022.

9. Phạm Việt Hưng. “Luận về bản tính thiện, ác (2): Luận về bản tính thiện, ác

(2): học thuyết Tuân Tử – Hàn Phi.” PhamVietHung's Home, 25 10 2011,

https://viethungpham.com/2011/11/04/lu%e1%ba%adn-v%e1%bb%81-b%e1%

22
ba%a3n-tinh-thi%e1%bb%87n-ac-2-h%e1%bb%8dc-thuy%e1%ba%bft-tuan-t

%e1%bb%ad-han-phi/. Accessed 26 5 2021.

10. Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh. Bách Gia Chư Tử - Các môn phái triết

học dưới thời Xuân Thu Chiến Quốc. Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP

Hồ Chí Minh, 1991.

11. Trần Phong. Đông Thục Độc Thư Kí.

12. Võ Thị Ngọc Thủy. “Giá trị giáo dục và bài học quản lí từ thuyết tính ác của

Tuân Tử.” Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế, no.

02, 2014, pp. 63-72.

23
24

You might also like