TRH CPK - KHOI 11NC - HUONG DAN ON TAP GIUA HOC KI I - MON VAT LY

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023 - 2024


MÔN: VẬT LÝ - LỚP 11 – NÂNG CAO

I. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA


Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm và tự luận.
Số lượng câu hỏi: 20 câu trắc nghiệm và 5 câu bài tập tự luận.
Thời gian: 45 phút.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Bài 1: Mở đầu

● Đối tượng nghiên cứu của Vật lí học và mục tiêu của môn Vật lí.

● Ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau.

● Một số ví dụ về phương pháp nghiên cứu vật lí.

● Một số ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ
thuật.
Bài 2: Sai số và quy tắc an toàn.

● Một số loại sai số đơn giản hay gặp khi đo các đại lượng vật lí và cách khắc phục chúng thông qua
thảo luận.

● Các quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập môn Vật lí.
Chuyên đề 1: Động học.

● Công thức tính tốc độ trung bình và định nghĩa được tốc độ theo một phương.

● So sánh được quãng đường đi được và độ dịch chuyển.

● Xác định được độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp.

● Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian để tính tốc độ từ độ dốc của đồ thị.

● Công thức tính gia tốc, giải thích các đại lượng trong công thức và nêu ý nghĩa đơn vị của gia tốc.

● Đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

● Công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.

● Khái niệm và các đặc điểm của sự rơi tự do.

● Công thức của rơi tự do từ chuyển động thẳng biến đổi đều.

● Khái niệm về chuyển động ném.

● Chuyển động ném xiên.

● Định nghĩa radian.

● Khái niệm tốc độ góc.

Trang 1/24
● Biểu thức gia tốc hướng tâm, lực hướng tâm.
Chuyên đề 2: Động lực học.

● Định luật 1 Newton, định luật 2 Newton, định luật 3 Newton.

● Tổng hợp được các lực trên một mặt phẳng cho các trường hợp cùng phương cùng chiều, cùng phương
ngược chiều, vuông góc và hợp với nhau góc bất kì.
Chuyên đề 3: Các lực cơ học.

● Trọng lực.

● Lực ma sát.

● Lực cản khi một vật chuyển động trong nước (hoặc trong không khí).

● Lực nâng (đẩy lên trên) của nước.

● Lực căng dây.


Chuyên đề 4: Công và các định luật bảo toàn.

● Khái niệm và biểu thức tính công và giải thích được đơn vị đo công.

● Ý nghĩa vật lí và định nghĩa công suất.

● Động năng và thế năng trong một số trường hợp đơn giản.

● Sự chuyển hóa động năng và thế năng của vật.

● Khái niệm cơ năng; phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng.

● Ý nghĩa vật lí và định nghĩa động lượng.

● Định luật bảo toàn động lượng trong hệ kín.

● Định luật bảo toàn động lượng trong va chạm mềm và va chạm đàn hồi.
Bài 3: Dao động điều hòa.

● Mô tả được dao động cơ, dao động tuần hoàn và dao động điều hòa và lấy ví dụ thực tế cho từng dao
động.

● Phương trình dao động điều hòa và sử dụng được phương trình này.
Bài 4: Mô tả dao động điều hòa.

● Đồ thị phương trình dao động điều hòa để nêu được các định nghĩa về li độ, biên độ, chu kì, tần số,
tần số góc, pha ban đầu, độ lệch pha.

● Khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà.
Bài 5: Vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa.

● Đồ thị x – t; v – t và a – t.

● Bài tập về vận tốc và gia tốc của dao động điều hòa.
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu của Vật lí

Trang 2/24
Câu 1. Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí?
A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau.
B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn.
C. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau.
D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
Câu 2. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của phát triển năng lực vật lí?
A. Có được kiến thức, kĩ năng cơ bản về vật lí.
B. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng
như trong cuộc sống.
C. Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp.
D. Nhận biết được hạn chế của bản thân để tìm cách khắc phục.
Câu 3. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là gì?
A. Các dạng vận động và tương tác của vật chất. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.
C. Qui luật tương tác của các dạng năng lượng. D. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
Câu 4. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực Vật lí?
A. vật chất và sự vận động, năng lượng.
B. Vũ trụ (các hành tinh, ngôi sao...)
C. Trái Đất.
D. Các chất và sự biến đổi các chất, phương trình phản ứng của các chất trong tự nhiên.
Câu 5. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Vật lí?
A. Dòng điện không đổi.
B. Hiện tượng quang hợp.
C. Sự sinh trưởng và phát triển của các loài trong thế giới tự nhiên.
D. Sự cấu tạo và biến đổi các chất.
Câu 6. Chọn câu trả lời đúng nhất. Mục tiêu của Vật lí là
A. Khám phá ra các qui luật chuyển động.
B. Khám phá ra qui luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương
tác giữa chúng ở cấp độ vi mô và vĩ mô.
C. Khám phá năng lượng của vật chất ở nhiều cấp độ.
D. Khám phá ra qui luật chi phối sự vận động của vật chất.
Câu 7. Chọn phát biểu chưa chính xác. Học tốt môn Vật lí ở trường phổ thông sẽ giúp bạn
A. Hình thành kiến thức, kĩ năng cốt lõi về mô hình vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.
B. Vận dụng kiến thức để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí, phù hợp với yêu cầu phát triển
bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.
C. Nhận biết được năng lực, sở trường từ đó có kế hoạch, định hướng nghề nghiệp phát triển bản thân.
D. Trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại.
Vai trò của Vật lí
Câu 1. Ý nào dưới đây không phải là vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống?
A. Mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế.
B. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trang 3/24
C. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
D. Định hướng tư tưởng, phát triển hệ thống chính trị.
Câu 2. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và
kĩ thuật?
A. Vật lí có ảnh hưởng mạnh mẽ và có tác dụng làm thay đổi mọi lĩnh vực hoạt động của con người.
B. Vật lí đem lại cho con người những lợi ích tuyệt vời và không gây ra một ảnh hưởng xấu nào.
C. Kiến thức vật lí trong các phân ngành được áp dụng kết hợp để tạo ra kết quả tối ưu.
D. Vật lí là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ.
Câu 3. Thiết bị nào sau đây có ứng dụng kiến thức về nhiệt là chủ yếu?
A. Điện thoại. B. Nhiệt kế. C. Cân điện tử. D. Ti vi.
Câu 4. Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực nào của Vật lí?
A. Nhiệt học. B. Cơ học. C. Lượng tử. D. Quang học.
Câu 5. Kiến thức về từ trường Trái Đất được dùng để giải thích đặc điểm nào của loài chim di trú?
A. Xác định hướng bay. B. Làm tổ. C. Sinh sản. D. Kiếm ăn.
Phương pháp nghiên Vật lí
Câu 1. Cho các dữ kiện sau.
1. Kiểm tra giả thuyết 2. Hình thành giả thuyết 3. Rút ra kết luận
4. Đề xuất vấn đề 5. Quan sát hiện tượng, suy luận
Sắp xếp lại đúng các bước tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.
A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5. B. 2 – 1 – 5 – 4 – 3.
C. 5 – 2 – 1 – 4 – 3 D. 5 – 4 – 2 – 1 – 3
Câu 2. Các hiện tượng vật lí nào sau đây liên quan đến phương pháp thực nghiệm.
A. Ô tô khi chạy đường dài có thể xem ô tô như là một chất điểm.
B. Thả rơi một vật từ trên cao xuống mặt đất.
C. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất.
D. Để biểu diễn đường truyền của ánh sáng người ta dùng tia sáng.
Câu 3. Các hiện tượng vật lí nào sau đây không liên quan đến phương pháp thực nghiệm.
A. Tính toán quỹ đạo chuyển động của Mặt trăng dựa vào toán học.
B. Thả rơi một vật từ trên cao xuống mặt đất.
C. Kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy hoặc bay hơi của một chất.
D. Ném một quả bóng lên trên cao
Câu 4. Các hiện tượng vật lí nào sau đây liên quan đến phương pháp lí thuyết.
A. Ô tô khi chạy đường dài có thể xem ô tô như là một chất điểm.
B. Thả rơi một vật từ trên cao xuống mặt đất.
C. Kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy hoặc bay hơi của một chất.
D. Ném một quả bóng lên trên cao
Câu 5. Các hiện tượng vật lí nào sau đây không liên quan đến phương pháp lí thuyết.
A. Tính toán quỹ đạo chuyển động của Sao Hỏa dựa vào toán học.
B. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất.
C. Biểu diễn đường truyền ánh sáng

Trang 4/24
D. Ném một quả bóng lên trên cao.
An toàn phòng thí nghiệm Vật lí
Câu 1. Khi nói về những quy tắc an toàn khi làm việc với phóng xạ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ.
B. Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ.
C. Đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể.
D. Mang áo phòng hộ và không cần đeo mặt nạ.
Câu 2. Chọn đáp án sai. Cần tuân thủ các biển báo an toàn trong phòng thực hành nhằm mục đích
A. tạo ra nhiều sản phẩm mang lại lợi nhuận
B. hạn chế các trường hợp nguy hiểm như: đứt tay, ngộ độc,…
C. tránh được các tổn thất về tài sản nếu không làm theo hướng dẫn.
D. chống cháy, nổ.
Câu 3. Chọn đáp án sai khi nói về những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm:
A. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm.
B. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện sau khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.
C. Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.
D. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.
Câu 4. Chọn đáp án sai khi nói về những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm:
A. Tiếp xúc với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao ngay khi có dụng cụ bảo hộ.
B. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.
C. Chỉ cắm phích cắm của thiết bị điện vào ổ cắm khi hiệu điện thế của nguồn điện tương ứng với hiệu
điện thế định mức của dụng cụ.
D. Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại.
Câu 5. Chọn đáp án sai khi nói về những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm:
A. Không tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị TN có nhiệt độ cao khi không có dụng cụ bảo hộ.
B. Không để nước cũng như các dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ cháy gần thiết bị điện.
C. Được phép tiến hành thí nghiệm khi đã mang đồ bảo hộ.
D. Giữ khoảng cách an toàn khi tiến hành TN nung nóng các vật, thí nghiệm có các vật bắn ra, tia laser.
Độ dịch chuyển – Quãng đường đi được

Câu 1: Hãy chọn câu đúng?


A. Hệ quy chiếu bao gồm hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
B. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.
C. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian.
D. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
Câu 2: Chọn câu khẳng định đúng. Đứng ở Trái Đất ta sẽ thấy:
A. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
B. Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
C. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Trang 5/24
Câu 3: Nếu nói “Trái Đất quay quanh Mặt Trời” thì trong câu nói này vật nào được chọn làm mốc:
A. Cả Mặt Trời và Trái Đất. B. Trái Đất.
C. Mặt Trăng. D. Mặt Trời.

Câu 4: Trong những đêm hè đẹp trời, ta ngắm Mặt trăng qua những đám mây và thấy Mặt trăng chuyển
động còn những đám mây đứng yên. Khi đó ta đã lấy vật làm mốc là
A. đám mây. B. mặt đất.
C. trục quay của Trái đất. D. Mặt trăng.

Câu 5: Tọa độ của vật chuyển động tại mỗi thời điểm phụ thuộc vào
A. tốc độ của vật. B. kích thước của vật.
C. quỹ đạo của vật. D. hệ trục tọa độ.
Lý thuyết tốc độ và vận tốc
Câu 1. Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho
A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.
B. sự thay đổi hướng của chuyển động.
C. khả năng duy trì chuyển động của vật.
D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian.

Câu 2. Một người chuyển động thẳng có độ dịch chuyển d1 tại thời điểm t1 và độ dịch chuyển d 2 tại thời

điểm t 2 . Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 là

d1  d 2 d 2  d1
vtb  . vtb  .
A. t1  t2 B. t2  t1

d1  d 2 1  d1 d 2 
vtb  . vtb    .
C. t2  t1 D. 2  t1 t2 

Câu 3. Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải của tốc độ của một chuyển động?

A. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động. B. Có đơn vị là km/ h.

C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có phương, chiều xác định.

Câu 4. Trong chuyển động thẳng đều, véctơ vận tốc tức thời và véctơ vận tốc trung bình trong khoảng thời
gian bất kỳ có
A. cùng phương, ngược chiều và độ lớn không bằng nhau.
B. cùng phương, cùng chiều và độ lớn bằng nhau.
C. cùng phương, ngược chiều và độ lớn bằng nhau.
D. cùng phương, cùng chiều và độ lớn không bằng nhau.
Câu 5. Vận tốc tức thời là
A. vận tốc của một vật chuyển động rất nhanh.
B. vận tốc của một vật được tính rất nhanh.
C. vận tốc tại một thời điểm trong quá trình chuyển động.
D. vận tốc của vật trong một quãng đường rất ngắn.

Trang 6/24
Tính tốc độ trung bình – vận tốc trung bình

Câu 1. Một người đi bằng thuyền với tốc độ 2 m/s về phía đông. Sau khi đi được 2,2 km, người
này lên ô tô đi về phía bắc trong 15 phút với tốc độ 60 km/h. Hãy chọn kết luận sai.
A. Tổng quãng đường đã đi là 17,2 km. B. Độ dịch chuyển là 15,2 km.
C. Tốc độ trung bình là 8,6 m/s. D. Vận tốc trung bình bằng 8,6 m/s.

Câu 2. Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều, 2h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60 km/h
và 3h sau xe chạy với tốc độ trung bình 40 km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian
chuyển động.
A. 48 km/h. B. 40 km/h. C. 58 km/h. D. 42 km/h.

2 1
Câu 3. Một người đi xe đạp trên 3 đoạn đường đầu với tốc độ trung bình 10 km/h và 3 đoạn

đường sau với tốc độ trung bình 20 km/h. Tốc độ trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng
đường là
A. 12 km/h. B. 15 km/h. C. 17 km/h. D. 13,3 km/h.

Câu 4. Một xe đi nửa đoạn đường đầu tiên với tốc độ trung bình v1 = 12 km/h và nửa đoạn đường
sau với tốc độ trung bình v2 = 20 km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn đường.
A. 30 km/h. B. 15 km/h. C. 16 km/h. D. 32 km/h.
Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian
Câu 1. Hình vẽ bên là đồ thị độ dịch chuyển − thời gian của một chiếc xe ô tô chạy từ A đến B trên một
đường thẳng.

Vận tốc của xe bằng


A. 30 km/giờ. B. 150 km/giờ. C. 120 km/giờ. D. 100 km/giờ.
Câu 2. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động như hình vẽ.

Vật chuyển động

Trang 7/24
A. ngược chiều dương với tốc độ 20 km/giờ. B. cùng chiều dương với tốc độ 20 km/giờ.
C. ngược chiều dương với tốc độ 60 km/giờ. D. cùng chiều dương với tốc độ 60 km/giờ.
Câu 3. Hình dưới là đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của hai vật chuyển động thẳng cùng hướng.

Tỉ lệ vận tốc vA: vB là

A. 3: 1. B. 1: 3. C. 3 :1 . D. 1 : 3 .

Câu 4. Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây là của chuyển động thẳng đều?

A. I và III. B. I và IV. C. II và III. D. II và IV.

Lý thuyết chuyển động biến đổi – gia tốc


Câu 1: Gia tốc là một đại lượng
A. đại số, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.
B. đại số, đặc trung cho tính không đổi của vận tốc.
C. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.
D. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.
Câu 2: Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều
A. có phương vuông góc với vectơ vận tốc. B. có độ lớn không đổi.
C. cùng hướng với vectơ vận tốc. D. ngược hướng với vectơ vận tốc.
2
Câu 3: Phương trình chuyển động của một vật trên trục Ox có dạng: x = −2t + 15t +10. Trong đó t tính

bằng giây, x tính bằng mét. Vật này chuyển động


A. nhanh dần đều rồi chậm dần đều theo chiều âm của trục Ox.
B. chậm dần đều theo chiều dưong rồi nhanh dần đều theo chiều âm của trục Ox.
C. nhanh dần đều rồi chậm dần đều theo chiều dương của trục Ox.
D. chậm dần đều rồi nhanh dần đều theo chiều âm của trục Ox.
Câu 4: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều có vận tốc ban đầu v0, gia tốc có độ lớn a không đổi,
phương trình vận tốc có dạng: v = v0 + at. Vật này có
A. tích v.a >0. B. a luôn dương.
C. v tăng theo thời gian. D. a luôn ngược dấu với v.
Câu 5: Một vật chuyển động trên đoạn thẳng, tại một thời điểm vật có vận tốc v và gia tốc a. Chuyển động

A. gia tốc a âm là chuyển động chậm dần đều.

Trang 8/24
B. gia tốc a dương là chuyển động nhanh dần đều.
C. a.v < 0 là chuyển chậm dần đều.
D. vận tốc v âm là chuyển động nhanh dần đều.
Xác định vận tốc – gia tốc – quãng đường đi được của vật chuyển động biến đổi đều
Câu 1: Một ô tô chuyển động thẳng biến đổi đều từ trạng thái nghỉ, đạt vận tốc 20 m/s sau 5 s. Quãng
đường mà ô tô đã đi được là
A. 100 m. B. 50 m. C. 25 m. D. 200 m.
Câu 2: Xe ô tô đang chuyển động thẳng với vận tốc 20 m/s thì bị hãm phanh chuyển động chậm dần đều.
Quãng đường xe đi được từ lúc hãm phanh đến khi xe dừng hẳn là 100 m. Gia tốc của xe là
A. 1 m/s2. B. – 1 m/s2. C. – 2 m/s2. D. 5 m/s2.
Câu 3: Tàu hỏa đang chuyển động với vận tốc 60 km/h thì bị hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Sau
khi đi thêm được 450 m thì vận tốc của tàu chỉ còn 15 km/h. Quãng đường tàu còn đi thêm được đến khi
dừng hẳn là
A. 60 m. B. 45 m. C. 15 m. D. 30 m.
Đồ thị vận tốc-thời gian
Câu 4: Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng như hình vẽ. Chuyển
động thẳng nhanh dần đều là đoạn
A. MN. B. NO.
C. OP. D. PQ.
Câu 5: Một chất điểm chuyển động thẳng đều, với đồ thị vận tốc – thời gian được cho như hình vẽ. Quãng
đường mà chất điểm đi được trong khoảng thời gian từ 1 s đến 2 s là
A. 1 m. B. 2 m. C. 3 m. D. 4 m.
Câu 6: Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động thẳng ở hình dưới.
Quãng đường vật đã đi được sau 30 s là:
A. 200 m. B. 250 m.
C. 300 m. D. 350 m.
Lý thuyết rơi tự do
Câu 1: Sự rơi tự do là
A. một dạng chuyển động thẳng đều.
B. chuyển động không chịu bất cứ lực tác dụng nào.
C. chuyển động dưới tác dụng của trọng lực.
D. chuyển động khi bỏ qua mọi lực cản.
Câu 2: Rơi tự do có quỹ đạo là một đường
A. thẳng. B. cong. C. tròn. D. zigzag.
Câu 3: Rơi tự do là một chuyển động
A. thẳng đều. B. chậm dần đều.
C. nhanh dần. D. nhanh dần đều.
Câu 4: Một vật rơi trong không khí nhanh chậm khác nhau, nguyên nhân nào sau đây quyết định điều
đó?
A. Do các vật nặng nhẹ khác nhau.

Trang 9/24
B. Do các vật to nhỏ khác nhau.
C. Do lực cản của không khí lên các vật.
D. Do các vật làm bằng chất liệu khác nhau.
Câu 5: Thí nghiệm của Galilê ở tháp nghiêng Pida và ống Niutơn chứng tỏ
A. mọi vật đều rơi theo phương thẳng đứng.
B. rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều.
C. các vật nặng, nhẹ đều rơi tự do như nhau.
D. vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
Xác định quãng đường , vận tốc, thời gian của vật rơi tự do
Câu 1. Một vật rơi tự do từ độ cao 80 m xuống đất, g = 10 m/s2.
a. Tính thời gian để vật rơi đến đất.
A. 2 s. B. 3 s. C. 4 s. D. 5 s
b. Tính vận tốc lúc vừa chạm đất.
A. 40 m/s. B. 30 m/s. C. 20 m/s. D. 10 m/s.
2
Câu 2. Một vật được thả rơi không vận tốc đầu khi vừa chạm đất có v = 60 m/s, g = 10 m/s . Xác định

quãng đường rơi của vật, tính thời gian rơi của vật.
A. 180 m; 10 s. B. 180 m; 6 s.
C. 120 m; 3 s. D. 110 m; 5 s.
Câu 3. Một vật được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 5 m. Lấy g = 10 m/s 2. Tốc độ của nó khi chạm
đất bằng
A. 50 m/s. B. 10 m/s. C. 40 m/s. D. 30 m/s.
Câu 4. Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45 m xuống. Sau bao lâu nó rơi tới mặt đất? Cho g = 10 m/s2
A. 2,1 s. B. 3 s. C. 4,5 s. D. 9 s.
Câu 5. Một vật được thả rơi tự do, vận tốc của vật khi chạm đất là 50 m/s. Cho g = 10 m/s . Độ cao của vật
2

sau 3 s là
A. 80 m. B. 125 m. C. 45 m. D. 100 m.
Chuyển động ném ngang
Câu 1: Một vật ở độ cao h được ném theo phương ngang với tốc độ v0 và rơi chạm đất sau 5 s. Lấy g = 10
m/s2. Vật được ném từ độ cao
A. 100 m. B. 125 m. C. 200 m. D. 30 m.
Câu 2: Một vật ở độ cao h được ném theo phương ngang với tốc độ v0 = 50 m/s và rơi chạm đất sau 10 s.
Lấy g = 10 m/s2. Tầm xa của vật là
A. 400 m. B. 400 m. C. 500 m. D. 300 m.
Câu 3: Một vật được ném ngang với vận tốc v0 = 30 m/s, ở độ cao h = 80 m. Lấy g = 10 m/s2. Tầm bay xa
và vận tốc của vật khi chạm đất là
A. 120 m; 50 m/s. B. 50 m; 120 m/s.
C. 120 m; 70 m/s. D. 70 m; 120 m/s.

Trang 10/24
Câu 4: Một viên đạn được bắn theo phương nằm ngang từ một khẩu súng đặt ở độ cao 20 m so với mặt
đất. Tốc độ của đạn lúc vừa ra khỏi nòng súng là 300 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Điểm đạn rơi xuống cách điểm
bắn theo phương ngang là
A. 600 m. B. 360 m. C. 480 m. D. 180 m.
Câu 5: Ném một vật nhỏ theo phương nằm ngang với vận tốc ban đầu là 5 m/s, tầm xa của vật là 15 m.
Thời gian rơi của vật là
A. 2 s. B. 4 s. C. 1 s. D. 3 s.
Lý thuyết tổng hợp lực – phân tích lực
Câu 1. Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực F của
chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:

A. F  F1  F2 .
2 2
B.
F1  F2  F  F1  F2 .

C. F  F1  F2 . D.
F  F12  F22 .

Câu 2. Hai lực đồng qui F1 và F2 hợp với nhau một góc α, hợp lực của hai lực này có độ lớn được tính

bằng công thức:

A. F  F1  F2 . B. F  F1  F2 .
2 2

C.
F  F12  F22 . D. F  F1  F2  2F1F2 cos α .
2 2

Câu 3. Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng qui F1 và F2 thì vectơ gia tốc

của chất điểm:

A. khác phương, cùng chiều với lực F2 .

B. cùng phương, cùng chiều với lực F1 .

C. cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa F1 và F2 .

D. khác phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa F1 và F2 .

Câu 4. Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần vuông góc với nhau có độ lớn lần

lượt là F1 = 10 N và F2. Biết hợp lực trên có độ lớn là 10 5 N. Giá trị của F2 là

A. 10 N. B. 20 N. C. 30 N. D. 40 N.
Câu 5. Hai lực có giá đồng quy có độ lớn 7 N và 13 N. Độ lớn hợp lực của hai lực này không thể có giá
trị nào sau đây?
A. 7 N. B. 13 N. C. 20 N. D. 22 N.
Lý thuyết định luật I Newton
Câu 1. Hãy chọn đáp án đúng. Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng
nhiên ngừng tác dụng thì
A. Vật lập tức dừng lại.
Trang 11/24
B. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
C. Vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều.
D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 2. Chọn đáp án đúng.
Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn đi tiếp chứ chưa dừng ngay. Đó là
nhờ
A. Trọng lượng của xe. B. Lực ma sát.
C. Quán tính của xe. D. Phản lực của mặt đường.
Câu 3. Chọn câu phát biểu đúng.
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
B. Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.
Câu 4. Theo định luật 1 Newton thì
A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng
của lực nào.
C. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
D. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.
Câu 5. Khi một ô tô đột ngột phanh gấp thì người ngồi trong xe
A. ngả người về sau. B. chúi người về phía trước.
C. ngả người sang bên cạnh. D. dừng lại ngay.
Lý thuyết định luật II Newton
Câu 1. Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
A. trọng lương. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực.
Câu 2. Hãy chỉ ra kết luận sai. Lực là nguyên nhân làm cho
A. hướng chuyển động của vật thay đổi. B. hình dạng của vật thay đổi.
C. độ lớn vận tốc của vật thay đổi. D. vật chuyển động.
Câu 3. Định luật II Niu-tơn cho biết
A. lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.
B. mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật.
C. mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và thời gian.
D. lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
Câu 4. Theo định luật II Niu-tơn thì
A. khối lượng tỉ lệ nghịch với gia tốc của vật.
B. khối lượng tỉ lệ thuận với lực tác dụng.
C. gia tốc của vật là một hằng số đối với mỗi vật.
D. độ lớn gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều khi lực tác dụng lên vật có độ lớn tăng dần.

Trang 12/24
B. Lực tác dụng vào một vật càng lớn thì độ lớn gia tốc của vật càng lớn.
C. Dưới tác dụng của cùng một lực, vật nào có khối lượng càng lớn thì độ lớn gia tốc của vật càng nhỏ.
D. Vectơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực gây ra gia tốc đó.
Lý thuyết định luật III Newton
Câu 1. Chọn câu sai. Trong tương tác giữa hai vật,
A. gia tốc mà hai vật thu được luôn ngược chiều nhau và có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của chúng.
B. hai lực trực đối đặt vào hai vật khác nhau nên không cân bằng nhau.
C. các lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối.
D. lực và phản lực có độ lớn bằng nhau.
Câu 2. Chọn câu đúng. Theo định luật III Niutơn, cặp "lực và phản lực"
A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không bằng nhau về độ lớn. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 3. Theo định luật 3 Newton thì lực và phản lực là cặp lực
A. cân bằng. B. có cùng điểm đặt.
C. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn. D. xuất hiện và mất đi đồng thời.
Câu 4. Cặp lực và phản lực trong định luật 3 Newton
A. không cùng bản chất. B. cùng bản chất.
C. tác dụng vào cùng một vật. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 5. Khi một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển
động về phía trước là
A. lực người tác dụng vào xe. B. lực mà xe tác dụng vào người.
C. lực người tác dụng vào mặt đất. D. lực mặt đất tác dụng vào người.
Lý thuyết trọng lực
Câu 1. Trọng lực tác dụng lên vật có
A. độ lớn luôn thay đổi.
B. điểm đặt tại trọng tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
C. điểm đặt tại trọng tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
D. điểm đặt bất kỳ trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về trọng lực ?

A. Trọng lực xác định bởi biểu thức P  m.g


B. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
C. Trọng lực tác dụng lên vật tỷ lệ thuận với khối lượng vật.
D. Tại một nơi trên Trái Đất trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ thuận với gia tốc rơi tự do.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về trọng lượng của vật ?
A. Trọng lượng là độ lớn trọng lực tác dụng lên vật B. Trọng lượng của vật luôn không đổi
C. Trọng lượng kí hiệu là P. D. Trọng lượng được đo bằng lực kế.
Câu 4. Trọng tâm của vật là điểm đặt của
A. trọng lực tác dụng vào vật. B. lực đàn hồi tác dụng vào vật.
C. lực hướng tâm tác dụng vào vật. D. lực từ trường Trái Đất tác dụng vào vật.

Trang 13/24
Câu 5. Khi đưa một vật từ mặt đất lên cao thì
A. khối lượng của vật tăng lên, còn trọng lượng của vật không đối.
B. khối lượng của vật không đổi, còn trọng lượng của vật giảm đi.
C. khối lượng của vật giảm đi, còn trọng lượng của vật không đối..
D. khối lượng của vật không đổi, còn trọng lượng của vật tăng lên.
Bài tập lực cản
Câu 1. Trong Vật lí, chất lưu dùng để chỉ:
A. chất lỏng. B .chất rắn.

B. chất khí. D. chất lỏng và


khí.
Câu 2. Đặc điểm của lực cản lên vật là:
A. ngược chiều chuyển động của vật. B. cùng chiều chuyển động của vật.
C. phát động chuyển động của vật. D. vuông góc với chiều chuyển động của vật.
Câu 3. Một ô tô chuyển động từ Đông sang Tây, lực cản tác dụng lên ô tô có hướng:
A. từ Đông sang Tây. B. từ Tây sang
Đông.
B. từ Bắc đến Nam. D.từ Nam đến
Bắc.
Câu 4. Tình huống nào sau đây không xuất hiện lực nâng?
A. Thuyền đi trên sông. B. Máy bay
đang bay trên trời.
C. Quả tạ rơi từ độ cao 15 m trong không khí. D. Khinh khí cầu bay trên không trung.
Câu 5. Khi móc một vật vào lực kế trong không khí thì lực kế chỉ 50 N. Nếu nhúng chìm vật đó vào trong
nước, số chỉ lực kế sẽ:
A. tăng lên. B. giảm đi. C. không đổi. D. chỉ số 0.
Lý thuyết năng lượng, công cơ học
Câu 1. Hiện tượng nào dưới đây không tuân theo định luật bảo toàn năng lượng?
A. Bếp nguội đi khi tắt lửa. B. Xe dừng lại khi tắt máy.
C. Bàn là nguội đi khi tắt điện. D. Không có hiện tượng nào.
Câu 2. Trong máy điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy.
Vì sao?
A. Vì một đơn vị điện năng lớn hơn một đơn vị cơ năng.
B. Vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng.
C. Vì một phần cơ năng đã tự biến mất.
D. Vì chất lượng điện năng cao hơn chất lượng cơ năng.
Câu 3. Trong máy phát điện gió, dạng năng lượng nào đã được chuyển hóa thành điện năng?
A. Cơ năng. B. Nhiệt năng. C. Hóa năng. D. Quang năng.
Câu 4. Dòng điện do pin mặt trời cung cấp có gì khác với dòng điện do máy phát điện gió cung cấp?
A. Pin Mặt Trời có công suất lớn hơn máy phát điện gió.

Trang 14/24
B. Dòng điện do pin mặt trời cung cấp là dòng một chiều, còn do máy phát điện gió là xoay chiều.
C. Pin Mặt Trời cho dòng điện liên tục, còn máy phát điện gió cung cấp dòng điện đứt quãng.
D. Dòng điện do Pin Mặt Trời cung cấp là dòng điện xoay chiều còn do máy phát điện cung cấp là dòng
một chiều biến đổi.
Câu 5. Dòng điện do pin mặt trời cung cấp có gì khác với dòng điện do máy phát điện gió cung cấp?
A. Pin Mặt Trời có công suất lớn hơn máy phát điện gió.
B. Dòng điện do pin mặt trời cung cấp là dòng một chiều, còn do máy phát điện gió là xoay chiều.
C. Pin Mặt Trời cho dòng điện liên tục, còn máy phát điện gió cung cấp dòng điện đứt quãng.
D. Dòng điện do Pin Mặt Trời cung cấp là dòng điện xoay chiều còn do máy phát điện cung cấp là dòng
một chiều biến đổi.
Câu 6. Dạng năng lượng không được thể hiện trong hình dưới đây là

Hình 1: Các dạng năng lượng


A. điện năng. B. quang năng.
C. cơ năng. D. năng lượng sinh học.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng?
A. Năng lượng là một đại lượng vô hướng.
B. Năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
C. Năng lượng luôn là một đại lượng bảo toàn.
D. Trong hệ SI, đơn vị của năng lượng là calo.
Câu 8. Vật dụng nào sau đây không có sự chuyển hoá từ điện năng sang cơ năng?
A. Quạt điện. B. Máy giặt. C. Bàn là. D. Máy sấy tóc.
Câu 9. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công?
A. N/m. B. kg.m2/s2. C. N/s. D. kg.m2/s.
Lý thuyết công suất

Câu 1. Gọi A là công mà một lực đã sinh ra trong thời gian t để vật đi được quãng đường s. Công suất


A t A s
P . P . P . P .
A. t B. A C. s D. A

Câu 2. 1 W bằng

A. 1 J.s. B. 1 J / s. C. 10 J.s. D. 10 J / s.

Câu 3. kW.h là đơn vị của


A. công. B. công suất. C. hiệu suất. D. lực.

Trang 15/24
Câu 4. Đơn vị nào sau đây không được dùng để đo công suất?
2 3
A. W. B. J.s. C. HP. D. kg.m /s .

Câu 5. Một lực không đổi liên tục kéo 1 vật chuyển động với vận tốc theo hướng của lực .Công

suất của lực là:


A. F.v B. F.v2 C. F.t D. Fvt
Lý thuyết động năng – thế năng
Câu 1. Chọn phát biểu đúng về thế năng trọng trường.
A. Trọng lực sinh công âm khi vật đi từ cao xuống thấp.
B. Trọng lực sinh công dương khi đưa vật từ thấp lên cao.
C. Công của trọng lực đi theo đường thẳng nối điểm đầu và cuối bao giờ cũng nhỏ hơn đi theo đường
gấp khúc giữa hai điểm đó.
D. Công của trọng lực bằng hiệu thế năng tại vị trí cuối và tại vị trí đầu.
Câu 2. Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào
A. khối lượng của vật. B. động năng
của vật.
C. độ cao của vật. D. gia tốc trọng trường.
Câu 3. Chọn phát biểu sai? Khi một vật từ độ cao h, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con
đường khác nhau thì
A. độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau. B. thời gian rơi bằng nhau.
C. công của trọng lực bằng nhau. D. gia tốc rơi bằng nhau.
Câu 4. Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì
A. thế năng của vật giảm dần. B. động năng của vật giảm dần.
C. thế năng của vật tăng dần. D. động lượng của vật giảm dần.
Câu 5. Chọn phát biểu sai khi nói về thế năng trọng trường.
A. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng vật có do nó được đặt tại một vị trí xác định trong
trọng trường của Trái đất.
B. Khi tính thế năng trọng tường, có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng.
C. Thế năng trọng trường có đơn vị là N/m2.
D. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgh.
Câu 6. Một vật có khối lượng m nằm yên thì nó có thể có
A. vận tốc. B. động năng. C. động lượng. D. thế năng.
Câu 7. Đại lượng vật lí nào sau đây phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường?
A. Động năng. B. Thế năng. C. Trọng lượng. D. Động lượng.
Câu 8. Dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật là
A. Thế năng đàn hồi. B. Động năng.

C. Cơ năng. D. Thế năng trọng trường.


Câu 9. Thế năng của một vật không phụ thuộc vào (xét vật rơi trong trọng trường)

Trang 16/24
A. Vị trí vật. B. Vận tốc vật. C. Khối lượng vật. D. Độ cao.
Câu 10. Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau
đây không đổi?
A. Động năng. B. Động lượng. C. Thế năng. D. Vận tốc.
Công suất
Câu 1: Cơ năng là đại lượng
A. luôn luôn dương. B. luôn luôn dương hoặc bằng 0.
C. có thể dương, âm hoặc bằng 0. D. luôn luôn khác 0.
Câu 2: Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Bỏ qua ma sát,
trong quá trình vật rơi
A. thế năng tăng. B. động năng giảm.
C. cơ năng không đổi. D. cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm
đất.
Câu 3: Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó
A. động năng cực đại, thế năng cực tiểu. B. động năng cực tiểu, thế năng cực đại.
C. động năng bằng thế năng. D. động năng bằng nữa thế năng.
Câu 4: Cơ năng của vật sẽ không được bảo toàn khi vật
A. chỉ chịu tác dụng của trọng lực. B. chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi của lò xo.
C. chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát. D. không chịu tác dụng của lực ma sát, lực cản.
Câu 5: “ Khi cho một vật rơi tự do từ độ cao M xuống N”, câu nói nào sau đây là đúng?
A. Thế năng tại N là lớn nhất. B. Động năng tại M là lớn nhất.
C. Cơ năng tại M bằng cơ năng tại N. D. Cơ năng luôn thay đổi từ M xuống N.
Tìm động lượng của một vật
Câu 1. Đơn vị của động lượng bằng
A. N/s. B. N.s. C. N.m. D. N.m/s.
Câu 2. Điều nào sau đây sai khi nói về động lượng?
A. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và tốc độ của vật.
B. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.
C. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
D. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
Câu 3: Chọn câu phát biểu sai?
A. Động lượng là một đại lượng véctơ.
B. Động lượng luôn được tính bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
C. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì vận tốc luôn luôn dương.
D. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì khối lượng luôn luôn dương.
Câu 4: Chọn câu phát biểu đúng nhất?
A. Véc tơ động lượng của hệ được bảo toàn.
B. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ được bảo toàn.
C. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ kín được bảo toàn.
D. Động lượng của hệ kín được bảo toàn.

Trang 17/24
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn.
B. Vật rơi tự do không phải là hệ kín vì trọng lực tác dụng lên vật là ngoại lực.
C. Hệ gồm "Vật rơi tự do và Trái Đất" được xem là hệ kín khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với các
vật khác(Mặt Trời, các hành tinh.).
D. Một hệ gọi là hệ kín khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi.
Động lượng

Câu 1. Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định

bởi công thức:

A. p  m.v . B. p = m.v. C. p = m.a. D. p  m.a .

Câu 2. Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa vectơ động lượng p và vectơ vận tốc v của một chất

điểm
A. Cùng phương, ngược chiều. B. Cùng phương, cùng chiều.

C. Vuông góc với nhau. D. Hợp với nhau một góc   0 .

Câu 3. Động lượng có đơn vị là


A. N.m/s. B. kg.m/s. C. N.m. D. N/s.
Câu 4. Khi vận tốc của một vật tăng 2 lần thì động lượng của vật
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Động lượng là đại lượng vectơ.
B. Động lượng của một vật không đổi khi vật chuyển động thẳng đều.
C. Động lượng là đại lượng vô hướng.
D. Động lượng của một vật tỉ lệ thuận với vận tốc.
Chuyển động tròn đều
Câu 1: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động của cái đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều.
B. Chuyển động của một con lắc đồng hồ.
C. Chuyển động của một mắt xích xe đạp.
D. Chuyển động của cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.
Câu 2: Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi đang hãm phanh.
B. Chuyển động của một quả bóng đang lăn đều trên mặt sân.
C. Chuyển động của điểm treo các ghế ngồi trên chiếc đu quay đang quay đều.
D. Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện.
Câu 3: Chuyển động tròn đều có
A. vectơ vận tốc không đổi.
B. tốc độ phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

Trang 18/24
C. tốc độ góc phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
D. chu kì tỉ lệ với thời gian chuyển động.
Câu 4: Công thức nào sau đây biểu diễn không đúng quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của một vật
chuyển động tròn đều?

2 r 2 r 2
f  T 
A. v . B. v . C. v   .r D. T
Câu 5: Chọn phát biểu đúng: Trong các chuyển động tròn đều,
A. chuyển động nào có chu kì quay nhỏ hơn thì tốc độ góc nhỏ hơn.
B. chuyển động nào có chu kì quay lớn hơn thì có tốc độ lớn hơn.
C. chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kì quay nhỏ hơn.
D. chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ hơn.
Câu 6: Để chuyển đổi đơn vị số đo một góc từ rad (radian) sang độ và ngược lại, từ độ sang rad, hệ thức
nào sau đây không đúng?

1800 1800 
0  . 600  .
A.  rad. B.  3 rad.

1800   1800 
450  . rad  .
C.  8 rad. D. 2  2 rad.

Lực hướng tâm – gia tốc hướng tâm

Câu 1: Một chiếc xe đạp chạy với tốc độ 40 km/h trên một vòng đua có bán kính 100 m. Độ lớn gia tốc
hướng tâm của xe bằng
A. 0,11 m/s2. B. 0,4 m/s2. C. 1,23 m/s2. D. 16 m/s2.

Câu 2: Một vật chuyển động theo đường tròn bán kính r = 100 cm với gia tốc hướng tâm a ht = 4 cm/s2.
Chu kì T của chuyển động đó là

A. 8 ( s ). B. 6 ( s ). C. 12 ( s ). D. 10 ( s ).

Câu 3: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất, mỗi vòng hết 90
phút. Vệ tinh bay ở độ cao 320 km so với mặt đất. Biết bán kính của Trái Đất là 6380
km. Tốc độ và gia tốc hướng tâm của vệ tinh là
A. 7 792 m/s; 9,062 m/s2. B. 7 651 m/s; 8,120 m/s2.
C. 6 800 m/s; 7,892 m/s2. D. 7 902 m/s; 8,960 m/s2.

Câu 4: Gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có
A. hướng không đổi. B. Chiều không đổi.
C. phương không đổi. D. độ lớn không đổi.

Câu 5: Một chất điểm chuyển động tròn đều thì giữa tốc độ dài và tốc độ góc, giữa gia tốc hướng tâm và
tốc độ dài có sự liên hệ (r là bán kính quỹ đạo).

v2  v2
v  r;a ht  v ;a ht 
A. r B. r r

Trang 19/24

v ;a ht  v 2 r
C. v  r;a ht  v r
2
D. r

Lực hướng tâm


Câu 1. Một vật khối lượng m đang chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo bán kính r với tốc độ

góc  . Lực hướng tâm tác dụng vào vật là

mr
Fht 
A. Fht  m r . C. Fht  r D. Fht  m .
2 2 2
B. 
Câu 2. Một vật đang chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực hướng tâm F. Nếu tăng bán kính
quỹ đạo gấp hai lần so với trước và đồng thời giảm tốc độ còn một nửa thì so với ban đầu, lực
hướng tâm
A. giảm 8 lần. B. giảm 4 lần. C. giảm 2 lần.
D. không thay đổi.
Câu 3. Một vật nhỏ khối lượng 150 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,5 m với tốc
độ 2 m/s. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là
A. 0,13 N. B. 0,2 N. C. 1,0 N. D. 0,4 N.
Câu 4. Chọn phát biểu sai?
A. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất do lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm.
B. Xe chuyển động vào một đoạn đường cong (khúc cua), lực đóng vai trò hướng tâm luôn là lực ma sát.
C. Xe chuyển động đều trên đỉnh một cầu võng, hợp lực của trọng lực và phản lực vuông góc đóng vai
trò lực hướng tâm.
D. Vật nằm yên đối với mặt bàn nằm ngang đang quay đều quanh trục thẳng đứng thì lực ma sát nghỉ
đóng vai trò lực hướng tâm.
Câu 5. Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều?
A. Ngoài các lực cơ học, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm.
B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm.
C. Vật chỉ chịu tác dụng của lực hướng tâm.
D. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo
sát.
Câu 6. Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích nào
kể sau đây?
A. Giới hạn vận tốc của xe. B. Tạo lực hướng tâm.
C. Tăng lực ma sát. D. Cho nước mưa thoát dễ dàng.
Dao động điều hòa
Câu 1: Một chất điểm dao động điều hoà có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 10 cm. Biên độ dao động của
chất điểm là
A. 5 cm. B.-5 cm. C. 10 cm D.-10 cm.
Câu 2: Một chất điểm dao động điều hoà trong 10 dao động toàn phần đi được quãng đường dài 120 cm.
Quỹ đạo của dao động có chiều dài là
A. 6 cm. B. 12 cm. C. 3 cm. D. 9 cm.

Trang 20/24
𝜋
Câu 3: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình 𝑥 = 5𝑐𝑜𝑠⁡(10𝜋𝑡 + 3 ) (cm). Li độ của vật khi

pha dao động bằng (𝜋) là:


A. 5cm B. -5cm C. 2.5cm D. -2,5cm
Câu 4: Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình li độ theo thời gian là:
𝜋
𝑥 = 5√3𝑐𝑜𝑠⁡(10𝜋𝑡 + 3 ) (cm)

Tại thời điểm t = 1s thì li độ của vật bằng:


A. 2,5cm B. 5√3 cm C. 5cm D. 2,5√3 cm
Câu 5: Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình li độ theo thời gian là:
𝜋
𝑥 = 6𝑐𝑜𝑠⁡(10𝜋𝑡 + 3 ) (cm)
𝜋
Li độ của vật khi dao động bằng (− 3 ) là:

A. 3cm B. -3cm C. 4,24cm D. -4,24cm


Mô tả dao động điều hòa
Câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa có chu kì T = 1s. Tần số góc 𝜔 của dao động là:
A. 𝜋 (rad/s) B. 2𝜋 (rad/s) C. 1 (rad/s) D. 2 (rad/s)
Câu 2: Một chất điểm dao động điều hòa có tần số góc 𝜔 = 10𝜋 (rad/s). Tần số của dao động là:
A. 5 Hz B. 10 Hz C. 20 Hz D. 5𝜋 Hz
Câu 3: Một chất điểm dao động điều hòa trong thời gian 1 phút vật thực hiện được 30 dao động. Chu kì
dao động của vật là
A. 2 s B. 30 s C. 0,5s D. 1 s
Câu 4: Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình li độ theo thời gian là:
𝜋
𝑥 = 5√3𝑐𝑜𝑠(10𝜋𝑡 + ) (cm)
3

Tần số của dao động là:


A. 10 Hz B. 20 Hz C. 10𝜋 Hz D. 5 Hz
Câu 5: Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình li độ theo thời gian là
𝜋
𝑥 = 6𝑐𝑜𝑠(4𝜋𝑡 + 3 ) (cm)
Chu kì của dao động bằng:
A. 4 s B. 2 s C. 0,25 cm D. 0,5 s
Vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa
Câu 1: Tìm phát biểu sai khi nói về dao động điều hoà:
A. Gia tốc sớm pha 𝜋 so với li độ.
B. Vận tốc và gia tốc luôn ngược pha nhau.
𝜋
C. Vận tốc luôn trễ pha 2 so với gia tốc.
𝜋
D. Vận tốc luôn sớm pha 2 so với li độ.

Câu 2: Vận tốc của một vật dao động điều hoà khi đi qua vị trí cân bằng là 1 cm/s và gia tốc của vật khi ở
vị trí biên là 1,57 cm/s2. Chu kì dao động của vật là
A. 3,24 s. B. 6,28 s. C. 4 s. D. 2 s.

Trang 21/24
Câu 3: Một chất điểm dao động điều hoà với tần số bằng 4 Hz và biên độ dao động 10 cm. Độ lớn gia tốc
cực đại của chất điểm bằng
A. 2,5 m/s2. B. 25 m/s2. C. 63,1 m/s2. D. 6,31 m/s2.
Câu 4: Một chất điểm M chuyển động đều trên một đường tròn với tốc độ dài 160 cm/s và tốc độ góc 4
rad/s. Hình chiếu P của chất điểm M trên một đường thẳng cố định nằm trong mặt phẳng hình tròn dao
động điều hoà với biên độ và chu kì lần lượt là:
A. 40 cm; 0,25 s. B. 40 cm; 1,57 s. C. 40 m; 0,25 s. D.2,5m; 0,25s.
Câu 5: Phương trình vận tốc của một vật dao động điều hoà là v = 120cos20t (cm/s), với t đo bằng giây.
𝑇
Vào thời điểm 𝑡 = 6 (T là chu kì dao động), vật có li độ là:

A. 3 cm. B. -3 cm. C. 3√3 cm. D. −3√3 cm.


IV: BÀI TẬP TỰ LUẬN.

Câu 1: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều, 2 h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h và 3h
sau xe chạy với tốc độ trung bình 40 km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động.
2 1
Câu 2: Một người đi xe đạp trên 3 đoạn đường đầu với tốc độ trung bình 10 km/h và 3 đoạn đường sau
với tốc độ trung bình 20 km/h. Tốc độ trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường là
Câu 3: Một vật dao động điều hòa với tần số góc 𝜔 = 5 rad/s. Khi t = 0, vật đi qua vị trí có li độ x = -2 cm
và có vận tốc 10 cm/s hướng về vị trí biên gần nhất. Hãy viết phương trình dao động của vật.
Câu 4: Một dao động điều hòa trên đoạn thẳng dài 10 cm và thực hiện được 50 dao động trong thời gian
78,5 s. Tìm vận tốc và gia tốc của vật khi đi qua vị trí có li độ x = -3 cm theo chiều hướng về vị trí cân
bằng.
Câu 5: Một vật dao động điều hòa với biên độ 10 cm, tần số 5 Hz. Tại thời điểm ban đầu (t = 0), vật ở vị
trí biên (x = 10cm).
- Xác định chu kì, tần số góc, pha ban đầu của dao động.
- Viết phương trình và vẽ đồ thị (x – t) của dao động.

Trang 22/24
Câu 6: Hãy nối những ý ở cột A tương ứng với những ý phù hợp ở cột B
CỘT A CỘT B
Đối tượng nghiên Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực
1 a
cứu của Vật lí vật lí
hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp thực
2 Mục tiêu học tập b nghiệm có tính quyết định.
môn Vật lí
các dạng vận động của VẬT CHẤT (chất,
3 Phương pháp lí c trường) và NĂNG LƯỢNG.
thuyết

dùng thí nghiệm để phát hiện kết quả mới


4 Mục tiêu của Vật lí d giúp kiểm chứng, hoàn thiện, bổ sung hay
bác bỏ giả thuyết

sử dụng ngôn ngữ toán học và suy luận lý


Hai phương pháp thuyết để phát hiện một kết quả mới giúp
5 thực nghiệm và lí e
kiểm chứng, hoàn thiện, bổ sung hay bác bỏ
thuyết giả thuyết
là khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối
Phương pháp thực
6 f sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng
nghiệm
như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô,
vĩ mô

Câu 7: Hãy nối những nội dung cở cột A với cột B cho phù hợp
CỘT A CỘT B

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ a Các nhà vật lí tập trung vào các mô
1
nhất (thế kỉ XVIII):

Các nhà vật lí dùng phương pháp


2 Giai đọan 1 trước năm 1600 b
thực nghiệm để tìm hiểu thế giới tự
nhiên

các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự


3 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba c nhiên dựa trên quan sát và suy luận
chủ quan

4 Giai đoạn 2 tư thế kỉ 17 đến cuối thế kỉ thay thế sức lực cơ bắp bằng sức lực
d
19 máy móc

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ e là tự động hóa các quá trình sản xuất
5 tư (đầu thế kỉ XXI): là sử dụng

trí tuệ nhân tạo và sự xuất hiện các


6 Giai đoạn 3 từ cuối thế kỉ XIX đến nay f thiết bị thông minh

Trang 23/24
Câu 8: Một vật rơi tự do từ độ cao 80 m xuống đất, g = 10 m/s2.
a. Tính thời gian để vật rơi đến đất.
b. Tính vận tốc lúc vừa chạm đất.
Câu 9. Một vật được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 5 m. Lấy g = 10 m/s 2. Tốc độ của nó khi chạm
đất bằng ?
Câu 10. Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45 m xuống. Sau bao lâu nó rơi tới mặt đất? Cho g = 10 m/s2.
Câu 11. Một viên đạn được bắn theo phương nằm ngang từ một khẩu súng đặt ở độ cao 20 m so với mặt
đất. Tốc độ của đạn lúc vừa ra khỏi nòng súng là 300 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Điểm đạn rơi xuống cách điểm
bắn theo phương ngang là?
Câu 12. Ném một vật nhỏ theo phương nằm ngang với vận tốc ban đầu là 5 m/s, tầm xa của vật là 15 m.
Thời gian rơi của vật là ?
Câu 13. Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần vuông góc với nhau có độ lớn lần

lượt là F1 = 10 N và F2. Biết hợp lực trên có độ lớn là 10 5 N. Giá trị của F2 là bao nhiêu.

Câu 14. Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực thành phần có độ lớn 6 N là 8 N. Biết hợp lực của hai lực
này có giá trị 10 N, góc tạo bởi hai lực này là bao nhiêu.
Câu 15. Một quả bóng m = 400 g đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với lực 300 N. Thời
gian chân tác dụng vào quả bóng là 15 s; bỏ qua ma sát. Tốc độ của quả bóng lúc bay đi là
Câu 16. Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0 kg làm tốc độ của nó tăng dần từ 2,0
m/s đến 8,0 m/s trong 3,0 s. Độ lớn lực tác dụng vào vật là bao nhiêu.
Câu 17. Phải tác dụng một lực 100 N hướng theo chiều chuyển động vào một xe chở hàng đang chuyển
động thẳng đều có khối lượng 200 kg trong thời gian bao nhiêu để tăng tốc độ của nó từ 10 m/s lên đến 12
m/s?
Câu 18. Một vật có khối lượng m = 200 g được ném ngang từ độ cao h. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy
g = 9,8 m/s2, sau thời gian 4 s vật chưa chạm đất. Trọng lực đã thực hiện một công trong thời gian trên
bằng:
Câu 19. Cho một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do. Tính công của trọng lực trong giây thứ năm. Lấy g = 10
m/s2.
Câu 20. Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 8.103 kg, sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao
là 2000 m. Tính công của động cơ khi chuyển động nhanh dần đều. Lấy g = 10 m/s2.
Câu 21. Động cơ của một thang máy tác dụng lực kéo 40000 N để thang máy chuyển động thẳng lên trên
trong 10 s và quãng đường đi được tương ứng là 18 m. Tìm công suất trung bình của động cơ.
Câu 22. Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc theo trục Ox với vận tốc 36 km/h. Động lượng
của vật bằng?
Câu 23. Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 72 km/h. Động lượng của hòn đá là?
Câu 24. Xe A có khối lượng 1000 kg, chuyển động với vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000 kg,
chuyển động với vận tốc 30 km/h. Độ lớn động lượng của xe là bao nhiêu?

----- HẾT -----

Trang 24/24

You might also like