ôn thi triết

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu 1: Anh/chị hãy trình bày nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật từ

những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại. Vận dụng quy
luật này vào trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên.
Ý nghĩa phương pháp luận:

Ý nghĩa trong nhận thức

+ Nhờ có phương pháp luận lượng chất mà chúng ta hiểu rằng bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng đều
vận động và phát triển.+ Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất. Do đó khi nhận
thức, chúng ta cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất để có có cái nhìn phong phú hơn về những sự
vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta.+ Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng
bằng cách xác định giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy.

Ý nghĩa trong thực tiễn

+ Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm độ và điểm nút);+ Cần
tránh hai khuynh hướng sau:Thứ nhất, nôn nóng tả khuynh: Đây là việc mà một cá nhân không kiên trì và
nỗ lực đểcó sự thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất;Thứ hai, bảo thủ hữu khuynh:
Lượng đã được tích lũy đến mức điểm nút nhưng không muốn thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về
chất.+ Nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát lượng trong giới hạn độ.+
Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy phải được thực hiện một cách
cẩn thận

Phần 2 vận dụng quy luật trong việc học của sinh viên:

+ Trong chất sinh viên đại học trong 4 năm đại học , khi đó lượng không ngừng được tăng lên đó chính là
kiến thức. Tương tự như học sinh phổ thông sinh viên đại học muốn có được tấm bằng đại học phải tích
lũy đủ số tín chỉ học phần. Tuy nhiên có nhiều sự khác biệt ở đây như sinh viên không thể thụ động tiếp
thu kiến thức mà còn phải tự tìm tòi, nghiên cứu từ những kiến thức cơ bản trong giáo trình mà kiến
thức còn đến từ trải nghiệm các tình huống ngoài xã hội. Kiến thức còn vô cùng phong phú từ đa dạng
đến chuyên sâu , từ cơ bane đến nâng cao, từ ít đến nhiều. Do vậy trình độ , kết cấu cũng như quy mô
nhận thức của sinh viên cũng được thay đổi, tầm tri thức được nâng cao và cải thiện hơn qua từng giai
đoạn. Tuy nhiên trong quá trình đó chưa thể thay đổi về chất. Chất của sinh viên chỉ có thể được thay
đổi khi lượng kiến thức của sinh viên đủ vượt qua các điểm nút là những kỳ thi, các kì kiểm tra. Trong đó
điểm nút quan trọng nhất chính là sau khi viết luận văn, luận án, đến ngày nhận bằng tốt nghiệp. Đó
chính là điểm nút lớn nhất đánh dấu bước nhảy từ một sinh viên trở thành cử nhân. Điều này cho thấy
lượng kiến thức được tích lũy qua 4 năm học đã đủ để làm chất sinh viên thay đổi.

+Ngoài ra ta phải tự trang bị cho mình tính tích cực, tự chủ , nghiêm túc, trung thực. Ví dụ trong một kỳ
thi nếu gian lận để một kết quả tốt thì dù ta có thể qua được kỳ thi nhưng về bản chất thì vẫn chưa có
được biến đổi nào về chất, khi học những kiến thức sâu hơn, khó hơn chắc chắn ta sẽ không tiếp thu
được.Vì thế dù có trải qua 4 năm đào tạo hệ đại học với tấm bằng loại giỏi hay xuất sắc cũng không thể
đáp ứng được yêu cầu công việc sau này.

+Bên cạnh đó , sau khi thay đổi chất mới cũng tác động ngược lại đến lượng.Đó là khi trở thành cử nhân
việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành hay kỹ năng xử lý các tình huống và khả năng giao tiếp , ứng xử
cũng trở nên tốt hơn khi còn là sinh viên.Điều này thúc đẩy cử nhân tiếp tục tiếp thu những tri thức mới
ở cấp độ cao hơn để hoàn thiện bản thân.
Câu 2: Từ tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, anh/chị hãy chứng minh đường lối đổi mới đúng đắn
là điều kiện tiên quyết để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hộiEm xin trình bày vấn đề như sau:

ý thức xã hội là thuộc lĩnh vực tinh thần của xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng, học thuyết, lý
thuyết và những tình cảm, tâm trạng, truyền thống, tập quán, ...phản ánh tồn tại xã hội trong những giai
đoạn lịch sử nhất định và có tính độc lập tương đối với tồn tại xã hội.Do đó, tính độc lập tương đối của ý
thức xã hội có nghĩa là: ý thức xã hội do tồn tại xãhội quyết định, nhưng ngay trong quá trình phản ánh
ấy cũng như sau khi ra đời, ý thức xã hội có đời sống riêng, có quy luật vận động, phát triển riêng của
nó.Tính độc lập tương đối biểu hiện ở những điểm sau đây:a,Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại
xã hội:

a.Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội:-Một là, ý thức xã hội chỉ là cái phản ánh của tồn tại
xã hội nên luôn biến đổi sau khi tồn tại xã hội đã biến đổi.-Hai là, ý thức xã hội thường tồn tại lâu dài,
chậm thay đổi do thói quen, truyền thống và do tính bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.-Ba là, ý
thức xã hội luôn gắn với lợi ích của giai cấp, tập đoàn người trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ lạc
hậu, thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng
xã hội tiến bộ, bảo vệ lợi ích của họ.

b, Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội:- Ý thức xã hội tiến bộ cách mạng có khả năng vượt
trước tồn tại xã hội- Ý thức xã hội có thể dự báo tương lai, dự kiến khả năng sẽ tới và sẽ có tác dụng chỉ
đạo hoạt động thực tiễn của con người.

c,Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội:- Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, trong quá
trình phản ánh ý thức xã hội luôn có tính kếthừa các giá trị của nhân loại để lại.d,Sự tác động qua lại giữa
các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng: Ý thức xã hội được thể hiện dưới nhiều hình
thái cụ thể như: chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học. Sự tác động
của ý thức xã hội tới tồn tại xãhội biểu hiện qua hai chiều hướng. Nếu ý thức xã hội tiến bộ thì tác động
thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển,ngược lại nếu ý thức xã hội lạc hậu sẽ cản trở sự phát triển của tồn tại
xã hội.Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội chỉ ra
bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển ý thức xã hội, nó bác bỏ quan điểm siêu hình,máy móc, tầm
thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Ví dụ tình hình kinh kế nước ta trước năm 1986...... Một trong những nguyên nhân của những khó khăn
ấy là sai lầm, khuyết điểm của sự bảo thủ, trì trệ và chủ quan. Nếu xem xét sâu xa hơn dưới góc độ triết
học thì đó là những sai lầm của xu hướng không nhận thức và vận dụng đúng đắn tính độc lập tương đối
của ý thức xã hội. Chính sai lầm của xu hướng này đã gây nên những hậu quả rất nặng nề đối với sự phát
triển của đất nước. Như vậy, cả thắng lợi và khó khăn, cả những sai lầm khuyết điểm trong cách mạng
nước ta đều liên quan ở các mức độ khác nhau tới việc nhận thức và vận dụng tính độc lập tương đối
của ý thức xã hội. Bởi thế, viêc vận dụng đúng đắn tính độc lập tương đối của ý thức xã hội vào quá trình
đổi mới tư duy là một đòi hỏi cấp bách, có như vậy ý thức xã hội mới có thể phát triển và tác động trở lại
tồn tại xã hội theo chiều hướng tiến bộ xã hội.

You might also like