Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

I) TỔNG QUAN

1. Lịch sử

Một số cột mốc lịch sử của bảo tàng

Ngày 04/09/1975: Nhà trưng bày chính thức hoạt động sau một thời gian gấp rút chuẩn
bị.

Ngày 10/11/1990: đổi tên là Nhà trưng bày Tội ác chiến tranh xâm lược.

Ngày 04/07/1995: đổi thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.

Ngày 06/11/1998: tại Hội nghị quốc tế các Bảo tàng Hòa bình lần thứ 3, ở Nhật Bản. Bảo
tàng được công nhận là thành viên của ICOM (Hệ thống Bảo tàng Hòa Bình quốc tế).

Năm 2002: khởi công xây dựng lại tòa nhà mới.

Tháng 03/2010: hoàn thành công trình xây dựng.

Ngày 28/04/2010: Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh khánh thành, đón chào khách du
lịch tham quan.

2. Hiện tại

 Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu
trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích
tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối
với Việt Nam. Qua đó, Bảo tàng giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về
tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh
xâm lược, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế
giới.
 Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài
liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày
thường xuyên. Trong 35 năm hoạt động, Bảo tàng đã đón tiếp trên 15 triệu lượt
khách tham quan trong và ngoài nước. Hiện nay với khoảng 500.000 lượt khách
tham quan mỗi năm, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những địa chỉ
văn hóa du lịch có sức thu hút cao, được sự tín nhiệm của công chúng trong và
ngoài nước.
 Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương
Lao động hạng 3 (năm 1995), Huân chương Lao động hạng 2 (năm 2001).

Trang web: Bảo tàng cũng xây dựng một trang web chính thức cập nhật thường xuyên
các thông tin như, các chủ đề trưng bày, thời gian đóng mở cửa, giá vé, địa chỉ bảo tàng,
những tin tức liên quan đến bảo tàng. Bài đăng mới nhất được cập nhật vào ngày
9/4/2023.
Website được thiết kế trang trọng, lịch sử và bài bản, chia ra thành từng mục, từng phần
rõ ràng.
Các hoạt động của bảo tàng cũng khá sôi nổi, có thể kể đến như các buổi triễn làm
chuyên đề lớn nhỏ, buổi giới thiệu sách, chương trình “thử làm hướng dẫn viên bảo tàng”
dành cho các bạn học sinh,…

Giá vé và audio guide: vé vào cổng là 40.000 (riêng hssv và người cao tuổi là 20.000,
miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật), giá một máy audio là 80.000 một máy,
một máy có thể share ra 2 người nghe.

3. Đánh giá của khách

Jay Cammon, St. Louis, Missouri, Hoa Kỳ – 28/02/2023

[Nội dung trưng bày] thật buồn nhưng truyền tải một thông điệp mạnh mẽ. Bảo tàng đã
khéo léo kết hợp các nội dung trưng bày, và thật tuyệt khi được ngắm nhìn những chiếc
máy bay, xe tăng. Những hình ảnh mang đến thêm một câu chuyện khác. Tôi đã học được
rất nhiều điều và tôi rất vui vì cả người Mỹ và người Việt Nam đều có thể bỏ lại sau lưng
những điều khủng khiếp. Xin cảm ơn những người ở cả hai quốc gia đã chiến đấu và trả
những cái giá quá đắt cho tự do! Chúc các bạn bình an.

Evner Özkar, Turkey – 05/3/2023

Cảm ơn các bạn đã cho tôi cơ hội được chứng kiến đất nước các bạn đã trải qua những
gì trong suốt nhiều năm và người dân ở nước bạn đã phải chịu đựng như thế nào.

Bảo tàng được lên ý tưởng và xây dựng nội dung trưng bày rất tốt. Còn với chuyên đề
Tội ác chiến tranh xâm lược, hình ảnh đau thương của những đứa trẻ được trưng bày
khiến tim tôi tan vỡ… Tôi không thể đứng nhìn và phải rời đi…

Tôi rất tiếc vì các bạn đã phải trải qua một cuộc chiến bất công và rất hạnh phúc khi các
bạn đã giành được tự do trên đất nước của mình.

Tôi yêu Việt Nam.

4. Một số lưu ý khi tham quan

 Ăn mặc gọn gàng, lịch sự

 Bảo tàng không cấm nhưng nên tránh mang đồ ăn thức uống vào bên trong, vì là
phòng máy lạnh và không gian tham quan

 Tuyệt đối không hút thuốc hay xả rác bừa bãi trong bảo tàng

 Nói chuyện vừa đủ nghe, không gây ồn ào

 Bảo tàng không cấm chụp hình, nhưng bạn không được phép quay phim trong bảo
tàng, cho dù là với mục đích phục vụ học tập

 Bạn nên tham quan từ ngoài vào trong và từ dưới lên trên, tham quan từ phía bên trái
cửa vào của mỗi phòng chủ đề trưng bày

5. Một số dịch vụ bên ngoài

Bãi giữ xe:


Ưu điểm: Rộng rãi, thoáng mát, sức chứa lớn, nhân viên giữ xe mặc đồng phục lịch sự,
nói năng nhỏ nhẹ, có bản yêu cầu xuống xe dắt bộ giữ tộn nghiêm và tránh ô nhiễm tiếng
ồn trong di tích và nhân viên bãi xe có thực hiện nhắc nhở khách xuống xe dắt bộ chứ
không phải ngó lơ nội quy

Nhược điểm: Không có mái che rất nắng, không thể che mưa che nắng, nhân viên bãi xe
không nhiệt tình dắt xe cho khách.

Quầy lưu niệm:

Ngay lối vào sảnh sẽ là 2 quầy bán đồ lưu niệm nằm ở 2 bên trái phải, đồ lưu niệm phong
phú (áo, nón, quạt giấy, hợp đựng đồ, túi xách,…), sắc màu, tận dụng tốt quảng bá truyền
thống mây tre đan của Việt Nam, không có xuất hiện tình trạng “made in China”, tuy
nhiên một số mẫu áo thun có chất liệu pha nhiều nilon, không thấm hút mồ hôi. Ở đây
chưa chưa có biện pháp an ninh đủ mạnh, chỉ có 2 đến 3 người trông coi quầy lưu niệm,
trong khi lượng khách tham quan có thể nhiều hơn gấp bội, do đó gây khó khăn trong
việc trong coi hàng hóa. Và nhóm mình nhận thấy lượng hàng hóa tiêu thụ ở đây là khá
ít, hầu hết du khách chỉ tham quan chứ không mua.

Biện pháp đề ra: để thu hút du khách mua hàng, nhân viên bán hàng có thể mặc những
sản phẩm áo, nón được bày bán, hoặc cầm quạt giấy trên tay,… và nhân viên phải luôn
giữ thái độ niềm nở với khách hàng. Đầu tư nhiều hơn về mặt thiết kế và cả về mặt chất
liệu.

Máy bán nước tự động:

Trong sảnh có một máy bán nước tự động nhưng nhóm nhận thấy chỉ có một máy duy
nhất cho cả bảo tàng và nước uống cũng không phong phú, đa phần là các loại nước suối,
không đủ để cung cấp cho khách tham quan.

Nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật bị sử dụng sai mục đích

Mỗi tầng trong bảo tàng đều sẽ có một nhà vệ sinh.


Ưu điểm: Có bảng chỉ dẫn lối vào nhà vệ sinh, nhà vs sạch sẽ, có khăn giấy, máy rửa tay,
một ưu điểm khác là có nhà vs dành cho người khuyết tật

Nhược điểm: Nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật bị sử dụng làm nơi để vật dụng lau
dọn, không đúng mục đích sử dụng, thiếu tôn trọng người khuyết tật.

Thang máy:

Hệ thống thang máy được trang bị nhưng rất ít khi dùng, hầu hết là dành cho trường hợp
khuyết tật

Ưu điểm: Sạch sẽ, vận chuyển êm ái

Nhược điểm: Tối, cũ kỹ,

II. CẢNH QUAN SÂN BẢO TÀNG

Sân bảo tàng trưng bày những ký vật lớn như là máy bay, xe tăng, những khẩu pháo của
quân đội Việt Nam hay là của quân Mỹ. Ngoài du khách người Việt thì còn rất nhiều
những cái đoàn khách quốc tế đến đây để tận mắt chứng kiến những sự vật, sự việc trong
chiến tranh mà chỉ xuất hiện trên báo chí hay là trong những cuốn phim tư liệu. Những
hiện vật trên là những hiện vật có thật được bảo tàng đưa về bảo quản và trưng bày để
cho du khách đến đây có thể chiêm ngưỡng.

Ở đây là một không gian trưng bày những tràng bom có độ dài tới 3,35m và đường kính
1,37m và có chứa lượng chất nổ rất lớn lên đến 5700kg. Chúng được thả ra từ máy bay
c130 và khi nổ có sức phá hủy mạnh ở trong phạm vi đường kính từ 100m và gây ra sức
chấn động mạnh trong phạm vi đường kính 3,2km, được quân Mỹ sử dụng ở Việt Nam từ
những năm 1970.

Điều đặc biệt tại khoảng sân này là một cái chuông được làm từ vỏ bom 500kg của Anh

Từ năm 1960-1972, quân đội Mỹ đã ném bom vào khu tam giác sắt (Hàm Thắng, Hàm
Chính, Hàm Liêm), huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận gây ra nhiều mất mát, đau
thương cho dân cư những vùng này. Các thi thể được người dân gom lại tập trung về ngôi
chùa Bửu Lâm tại thôn Bình Lâm, xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình
Thuận, sau đó người nhà đến nhận và đem đi chôn cất. Chùa Bửu Lâm được xây dựng
vào năm 1960, trong khu Ấp chiến lược do chính quyền Sài Gòn cũ thiết lập. Lúc đầu
Chùa được dựng lên rất đơn sơ bằng tre lá và không có chuông để cử hành các nghi lễ. Vì
vậy người dân đã cắt lấy một nửa vỏ quả bom 500kg Anh chưa nổ, điểm nhãn 4 Hán tự
(chuyển ngữ tiếng Việt là Xuân, Hạ, Thu, Đông) bốn phía xung quanh với ý nghĩa biểu
trưng cho sự vận hành tự nhiên, là quy luật 4 mùa xoay chuyển trong đất trời, là vòng
luân hồi sinh - ly - tử - biệt theo triết lý Phật giáo. Sau đó dùng sợi dây cáp treo lên giá
xem như Đại Hồng chung của chùa. Mỗi khi hành lễ âm thanh của chuông vang lên như
lời thức tỉnh bản giác con người với mong ước đất nước được hòa bình.

Sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1994, Hòa Thượng Thích Thông Giám đã vận động
xây dựng Nhà Hội (Chánh Điện) và cho đúc Đại hồng chung mới thay thế chiếc chuông
làm bằng vỏ bom cũ. Tháng 06/2012, Thượng Tọa Thích Nguyên Hộ - kế vị trụ trì đã
tặng chuông bằng vỏ bom cho Nhà sưu tập Nguyễn Ngọc Ẩn để làm hiện vật Bảo tàng.

Ưu điểm: Ở mỗi hiện vật được trưng bày tại khuôn sân bảo tàng đều có những chú thích
về tên tiếng Việt và tiếng Anh để thuộc tiện cho hiểu rõ về tên gọi, ý nghĩa của từng hiện
vật. Khoảng sân rộng, sạch sẽ có nhiều cây xanh. Có nhiều ghế đá để cho du khách nghỉ
chân. Ngoài ra ở khoảng sân bảo tàng còn trang bị một vài thùng rác

Khuyết điểm: Cây xanh không có tán rộng, không có biện pháp che nắng che mưa, biện
pháp bảo vệ những mẫu máy bay còn hạn chế, do có nhiều mẫu máy bay và sân không đủ
rộng nên không có hàng rào che chắn các mẫu vật, khó tránh khỏi có 1 số bé nhỏ vui đùa
và chạm vào mẫu dễ làm hư tổn mẫu vật.

1. CHUỒNG CỌP:

Chuồng Cọp”, một phương thức đày đọa nổi tiếng man rợ ở Côn Đảo, được tái hiện lại
giúp người xem hình dung phần nào những thủ đoạn tàn bạo được nghiên cứu tinh vi để
hủy diệt tù nhân cả thể xác lẫn tinh thần.
Tại đây, bảo tàng đã tái hiện lại những cái bức tường đá cao chót vót, lạnh lẽo có chăng
dây thép gai. ở phía trên những goc tường đều có đài quan sát như thực dân thời chiến
dùng để quan sát phòng ngừa tù nhân chạy thoát.

Ngay khi vừa bước vào căn phòng đầu tiên của chuồng cọp, chúng ta sẽ được chiêm
ngưỡng - Máy chém, dụng cụ chặt đầu người bị án tử hình, được thực dân Pháp sử dụng
rộng rãi và được chính quyền Ngô Đình Diệm đưa đi nhiều nơi để khủng bố tinh thần
những người yêu nước.

Đến với căn phòng thứ 2, tại nơi đây được trưng bày chuồng cọp kẽm gai (phục chế).
Đây là kiểu phòng giam nhốt tập thể các tù nhân trên nền cát, khi bị bắt giam vào đây,
người tù nhân sẽ không được mặc quần áo và bị bỏ đói nhiều ngày. Có 2 kích thước
chuồng cọp kẽm gai (dài 1,8m, ngang dài 0.75m và chiều cao khác nhau là 0,4m và 0,6m)
có thể dùng nhốt từ 2-3 tù nhân cho chuồng 0.4m và 5-7 tù nhân cho chuồng có chiều cao
0.6m

Đến với khu vực ngăn cách thứ 3 là chuồng cọp, một kiểu xà lim đặc biệt dùng để giam
giữ những người yêu nước đặc biệt ngoan cố. Viện bảo tang chứng tích chiến tranh phục
chế lại 2 ngăn trong số 120 ngăn chuồng cọp tại Côn Đảo. Mỗi ngăn dài 2.70m, rộng
1,5m và cao 3m. Mùa nóng nhốt từ 5 đến 14 người, mùa lạnh nhốt từ 1 đến 2 người 1
phòng. Tù nhân luôn ở trong trạng thái bị còng chân.

Đến với vách ngăn tiếp theo là vỉ sắt (phục chế) là một loại dụng cụ tra tấn tàn bạo thâm
độc

Cuối cùng là phòng tắm nắng hay còn gọi là chuồng cọp lộ thiên. Đây là hình thức giam
giữ không cho phép tù nhân mặc quần áo và phải phơi mình dưới anh nắng gay gắt, nhiệt
độ cao hoặc là đắm mình trong những buổi đêm lạnh rét. Ngoài ra vào thời Mỹ - Việt
Nam Cộng hòa, nơi đây còn trở thành nơi đổ thùng phân từ các chuồng cọp khác nhau để
trồng rau. Đôi khi nơi này còn trờ thành nơi khủng bố tù nhân theo kiểu đánh hội đồng,
tra tấn.
Ưu điểm: Bảo tàng tái hiện lại phòng giam của chuồng cọp chi tiết, chân thật, có tượng
sáp như thật. Có lối đi lên nhìn phòng giam chuồng cọp từ phía trên. Có chú thích tiếng
Anh và tiếng Việt phù hợp cho cả du khách trong và ngoài nước. Khu vực chuồng cọp
sạch sẽ. Có trang bị camera an ninh. Có biển cảnh báo nguy hiểm tiếng anh- việt ở cầu
thang đi lên trên chuồng cọp.

Nhược điểm: cầu thang lối đi lên trên chuồng cọp nhỏ hẹp, trơn khá nguy hiểm, đặc biệt
là những bạn nhỏ khi đến đây tham quan, chưa có biện pháp che mưa nên sẽ dễ làm hư
hỏng các mẫu vật phục chế

2. PHÒNG CHIẾU 3D CHẾ ĐỘ LAO TÙ

Ngoài ra, những hình ảnh chân thực về chế độ nhà tù chuồng cọp này được tích hợp bằng
công nghệ màn hình chiếu 3D tích hợp mã QR giúp cho du khách có một cái nhìn trực
quan sinh động hơn về giai đoạn lịch sử của dân tộc, tạo hiệu ứng chân thực cho du khách
cả về mặt hình ảnh, âm thanh sống động và du khách có thể tham quan bằng nhiều ngôn
ngữ.

Hiện nay việc ứng dụng công nghệ trong phương pháp trưng bày mới của các bảo tàng
không chỉ đáp ứng được nhu cầu tương tác trải nghiệm cho khách tham quan không tiếp
xúc mà còn là hướng đi phù hợp trong xu hướng hội nhập quốc tế.

Ưu điểm: Sạch sẽ, có điều hòa, ghế, quạt cân bằng nhiệt độ với cái nắng ngoài trời, có
màn hình cảm ứng để tìm hiểu với 2 chế độ ngôn ngữ Anh và Việt, có mã QR dịch ra
nhiều thứ tiếng. Vì có nhiều mã QR để khách nước ngoài tiện tham quan nên ở bảo tàng
cũng có trang bị wifi miễn phí. Căn phòng sử dụng công nghệ trình chiếu 3D tái hiện lại
chân thật hình ảnh người cách mạng bị giam cầm ở Côn Đảo.

Nhược điểm: Phòng tương đối nhỏ, sức chứa thấp, wifi dùng để tra cứu QR còn yếu do
nhiều người sử dụng và phạm vi bao phủ rộng. Vì đặc tả chân thật hình ảnh người tù mà
không gian phòng chiếu rất hẹp không thể đi song song 2 người
III. TẦNG TRỆT

Ngay hai bên cửa vào bảo tàng có bảng lộ trình tham bảo quan bảo tàng. Ngoài ra tại
khuôn viên tầng trệt có 2 bảng sơ đồ khu trưng bày cảm ứng lớn giúp khách tham quan dễ
dàng hình dung và tham quan hơn.

Kế bên có sổ tay tham quan được dịch ra nhiều thứ tiếng: Anh, Nhật, Trung, Pháp, Nga.
Bên dưới có mã QR.

Góp ý: Nên thêm bản dịch tiếng Hàn bởi vì du khách người Hàn ở đây khá nhiều.

Ngoài ra ngay trung tâm tầng trệt còn có 1 màn hình chiếu lớn có cả mặt trước và mặt
sau. Tại đây, bảo tàng sẽ cho trình chiếu đoạn video giới thiệu sơ lược về bảo tàng, video
về các triển lãm di lưu động mà họ đã tổ chức và bộ phim tài liệu có tên là “Hòa giải”.

Ưu điểm: Chỗ ngồi rộng, thoáng, có vài chậu cây xanh. Đoạn phim tư liệu giúp cho du
khách hiểu rõ hơn về bảo tàng,phim có cả phụ đề tiếng Việt và tiếng Anh.

Nhược điểm: Máy chiếu hơi mờ, khu vực chỗ ngồi khá nóng mặc dù đã có 3-4 cây quạt

Góp ý: Nên có 1 căn phòng riêng để chiếu phim

1. PHÒNG “THẾ GIỚI ỦNG HỘ VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG


MỸ 1954 - 1975”

Gồm 100 ảnh, 145 tư liệu hiện vật giới thiệu phong trào nhân dân thế giới (kể cả nhân
dân Mỹ) đoàn kết ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống chiến tranh xâm lược.

Khách tham sẽ được nhìn thấy những cuộc biểu tình, hội nghị hội thảo của nhân dân các
nước trên khắp các châu lục phản đối chính quyền Mỹ xâm lược Việt Nam, ủng hộ cuộc
đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Nhiều tranh cổ động, biểu ngữ, cờ, truyền đơn và vật phẩm các loại...của các tổ chức và
cá nhân khắp thế giới biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân Việt Nam.
Bên cạnh đó còn có những kỉ vật do chính những cựu chiến binh Mỹ đã tham gia chiến
tranh Việt Nam tặng Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh để thể hiện sự kính trọng đối với
nhân dân Việt Nam, và sự hối tiếc về việc đã tham gia cuộc chiến tranh phi nghĩa này.

Ngoài ra còn có những bức ảnh về “Các tổ chức quốc tế ủng hộ Việt Nam kháng chiến”.
Cho dù chiến tranh cũng đã kết thúc nhưng những con người yêu chuộng hòa bình vẫn
tiếp tục nỗ lực giúp đỡ Việt Nam khắc phục những hậu quả của chiến tranh với mong lại
đem lại của sống thật tốt cho người dân Việt Nam.

Nhìn qua bên phải, gần màn chiếu ta sẽ thấy có nhiều bức tranh sắc màu, đây là các bức
poster về chủ đề hòa bình do thiếu nhi vẽ, đây là cuộc thi vẽ poster hằng năm do chính
bảo tàng tổ chức, các poster đạt giải sẽ được trưng bày ở đây.

Ưu điểm: Hệ thống đèn sáng, có quét mã QR, có phụ đề tiếng Việt và tiếng Anh, có
camera an ninh, có PCCC.

Nhược điểm: Không có audio guide, có 1 bức ảnh bị thiếu thông tin (phi công Hug
Thompson, mặc dù đã có quạt trên trần nhưng vẫn khá nóng.)

2. PHÒNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG - 50 NĂM NHÌN LẠI”

Căn phòng duy nhất của tầng trệt có tên là “Điện Biên Phủ trên không”. Căn phòng này
được khai mạc và mở cửa phục vụ khách tham quan vào cuối năm 2022. Với mục đích
Hướng đến kỷ niệm 50 năm Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" (12/1972 -
12/2022) với 189 tư liệu, hiện vật.

Nội dung trưng bày gồm: Một chiến dịch hủy diệt, Thích ứng – cuộc sống dưới đạn bom,
Bạn bè quốc tế ủng hộ Việt Nam đấu tranh, Trận quyết chiến trên bầu trời Hà Nội, Hòa
giải. mang đến câu chuyện toàn cảnh về 12 ngày đêm khói lửa: Từ nguyên nhân, diễn
biến của chiến dịch Linebacker - Một chiến dịch hủy diệt của Mỹ đến những nỗ lực của
nhân dân Việt Nam và sự ủng hộ của nhân dân thế giới để mang đến chiến thắng Điện
Biên Phủ trên không.
Đầu tiên bước vào căn phòng ta sẽ thấy được khu vực tái hiện lại cảnh ném bom ở Bệnh
viện Bạch Mai.

Tiếp theo, bảo tàng còn tái hiện lại hầm trú ẩn, nón rơm, một mảng tường đổ tại không
gian trưng bày. Phía trên có mô hình mô phỏng ánh chớp máy bay đang lao đến trên bầu
trời Hà Nội và kế bên là kèm tiếng loa phát thanh báo động “máy bay địch cách thủ đô
Hà Nội…”

Qua hình ảnh và hiện vật sống động, khách tham quan càng cảm nhận sâu sắc hơn sự
khốc liệt của chiến tranh, sự tàn phá của bom đạn, qua đó hiểu và cảm phục hơn ý chí
kiên cường, thích ứng linh hoạt của những người con đất Việt trong khói lửa chiến tranh:
trong mưa bom vẫn tổ chức học tập, lao động, trực tiếp sản xuất, xây dựng các phương án
tác chiến, đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của quân đội Mỹ năm 1972.

Tiếp theo ta sẽ thấy được nhiều hình ảnh “Bạn bè quốc tế ủng hộ Việt Nam đấu tranh”
bởi hành động của tổng thống Nixon ném bom vào miền Bắc Việt Nam, các nhà lãnh đạo
và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đã đứng lên góp chung tiếng nói, sát cánh
cùng Việt Nam đấu tranh.

Bên cạnh đó còn có hình ảnh “Trận quyết chiến trên bầu trời Hà Nội”. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ đạo lực lượng Phòng không - Không quân nghiên cứu tìm hiểu cách đánh
máy bay B-52. Và cuối cùng dưới sự mưu trí, dũng cảm của binh chủng, Việt Nam đã
giành được chiến thắng buộc Mỹ phải ký Hiệp ước Pari chấm dứt chiến tranh.

Cuối cùng là phần trưng bày “Hòa giải”. Chiến tranh kết thúc, Việt Nam đang vươn lên,
khắc phục hậu quả chiến tranh và ngày càng phát triển về mọi mặt. Từ hậu quả nặng nề
và sự đau thương mất mát trong chiến tranh, nhân dân Việt Nam luôn quý trọng hòa bình
và mong muốn xây dựng tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

Ưu điểm: Các bức tranh đều có Tiếng Việt và Tiếng Anh. Căn phòng rộng rãi, có nhiều
ánh sáng nhất, hệ thống PCCC, nhiều quạt, mát mẻ, có QR. Ngoài ra còn có cả tivi chiếu
phim tài liệu tên giúp khách hiểu rõ hơn về nội dung trưng bày “Hòa giải”.
Nhược điểm: Chưa có audio guide.

IV. TẦNG 1

1) PHÒNG “HẬU QUẢ CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM”

Chất độc da cam (tiếng Anh: Agent Orange—Tác nhân da cam), là tên gọi của một loại
chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong
Chiến dịch Ranch Hand, một phần của chiến tranh hóa học của Hoa Kỳ trong thời kỳ
Chiến tranh Việt Nam trong những năm từ 1961 đến 1971. Mục đích quân sự chính thức
của chất độc da cam là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải
phóng Miền Nam Việt Nam không còn nơi ẩn náu. Chất độc da cam thực ra là một chất
lỏng trong suốt, nó được gọi là "chất da cam" vì những thùng phuy dùng để vận chuyển
nó được vẽ các sọc có màu da cam.

Đây là khu vực gây nhiều xúc cảm cho du khách nhất. Mở đầu căn phòng này là nơi lưu
giữ được mảnh thùng nhựa pha trộn chất độc màu da cam, tiếp đến là những mặt nạ
chống độc được thiết kế tối tân để bảo vệ sức khỏe cho lính Mỹ.

Đi sâu vào là hình ảnh các nạn nhân của chất độc màu da cam được trưng bày tại bảo
tàng chứng tích chiến tranh

Vô số nạn nhân phải chết vì độc, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm
nghèo, chất độc da cam/dioxin có thể gây tổn thương đa dạng và phức tạp trên tất cả các
bộ máy sinh lý của cơ thể, gây ung thư da, gan, tuyến giáp, đái tháo đường, nội tiết, thần
kinh...; gây đột biến gen và nhiễm sắc thể, từ đó gây nên các dị tật bẩm sinh, các tai biến
sinh sản.

Các bệnh phổ biến ở con, cháu của nạn nhân chất độc da cam thường là liệt hoàn toàn
hay một phần cơ thể, mù, câm, điếc... nó đã làm cho nhiều cặp vợ chồng không được làm
cha, làm mẹ và ngược lại có hàng triệu cặp vợ chồng sinh từ 2 - 6, 7 người con đều bị dị
dạng, tật nguyền, vô thức hoặc chết dần, chết mòn. Đáng nói là chất độc da cam có thể di
truyền qua nhiều thế hệ và ở Việt Nam di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 4.

Đây có lẽ là bức ảnh đặc biệt nhất ở khu vực này. Bức ảnh được trừng bày ở vị trí trung
tâm: trong hình là một cô bé bị nhiễm chất độc màu da cam, cô nhai ngấu nghiến tất cả
những thứ mà cô thấy được. Khoảnh khắc “người” nhất của cô chính là lúc cô chìa tay
nhận ra cha mình.

Trong bảo tàng còn lưu giữ trọn vẹn bào thai sinh ba dị tật cả ba do hậu quả của chất độc
màu da cam, một bé bị sứt môi, hai bé bị dính với nhau ở vùng bụng.

Ưu điểm: Tất cả các hình ảnh, hiện vật đều có chú thích tiếng Việt, tiếng Anh rõ ràng, có
mã QR và audio để du khách tiện theo dõi, có bình chữa cháy, hệ thống đèn chiếu vào
hiện vật tranh ảnh, máy lạnh, quạt hoạt động rất tốt, có camera an ninh, không gian rộng
rãi.

Khuyết điểm: không gian chung hơi tốt.

2) PHÒNG HẬU QUẢ CHẤT ĐỘC DA CAM QUA TRANH VẼ CỦA


THIẾU NHI

Nhân vật chính của căn phòng này là một cô gái bị nhiễm chất độc màu da cam, nó khiến
cô không thể có một đôi chân bình thường như mọi người khác, và đặc biệt hơn hết cô là
con gái của một lính Mỹ từng tham chiến và tiếp xúc với chính chất độc quái ác Mỹ đã
rải xuống Việt Nam. Bức tranh của cô thể hiện nỗi đau của một nạn nhân và những ám
ảnh về tội ác của đất nước mình. Nhưng sau tất cả, cô ấy đã vượt lên nỗi đau trở thành
một họa sỹ và một nhà kêu gọi hòa bình.

Khuyết điểm: Chưa hoàn thiện về mặt tư liệu, hình ảnh, không gian chung hơi tối, không
có mã QR, audio không có thiết bị PCCC

Ưu điểm: Tuy chưa hoàn thiện về hiện vật trưng bày nhưng đèn tập trung vào hình ảnh
hiện có rất sáng, rõ ràng, máy lạnh hoạt động tốt, có camera an ninh, có chú thích tiếng
Việt, tiếng Anh, không gian rộng rãi.
3) PHÒNG TỘI ÁC CHIẾN TRANG XÂM LƯỢC

Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 có đoạn viết: '“Tất cả mọi người sinh ra đều
có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Thế nhưng khi tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ đã chà đạp các
"quyền" nói trên, kể cả luật pháp quốc tế, thực hiện một cách có hệ thống việc bắt bớ, tra
tấn, hãm hiếp, bắn giết dân thường và tù binh, kể cả thực hiện những cuộc thảm sát hàng
loạt. Tất cả những tội ác này đều được trưng bày tại bảo tàng, điển hình kể đến như hình
thả người Việt Nam yêu nước bị bắt từ trên trực thăng xuống, hình ảnh lính Mỹ đốt nhà
đốt cả người trong nhà, xác chết do bom nổ nằm la liệt, những bức hình đầy máu tươi.…
Và đây có lẽ là bức ảnh gây phẫn nộ nhất tại bảo tàng: tấm hình người lính Mỹ cầm tay
xách 1 xác chết người Việt Nam không toàn thây tạo dáng trước máy chụp hình.

Ngoài ra quân đội Mỹ còn sử dụng những phương tiện chiến tranh đã bị các công ước
quốc tế nghiêm cấm như: bom bi, bom lân tinh, chất độc hoá học, đặc biệt là chất độc da
cam dioxin... Khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, tháng 11/1965,
tướng Curtis Lemay chỉ huy lực lượng Không quân chiến lược Mỹ đã trắng trợn tuyên bố
"sẽ đẩy lùi miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá".

Ưu điểm: Có audio, hệ thống PCCC, không gian rộng rãi, tư liệu dồi dào, có chú thích
đầy đủ cả tiếng Việt và tiếng Anh, ánh sáng chiếu vào tranh ảnh hiện vật và máy lạnh
hoạt động tốt, có camera an ninh.

Nhược điểm: Không gian chung hơi thiếu sáng, không có mã QR.

V. TẦNG 2
1. PHÒNG “HỒI NIỆM”
Hồi niệm là một phòng triển lãm tranh nhỏ với chủ đề chiến tranh tại Đông Dương – Việt
Nam, tên gọi “Hồi niệm – một cuộc chiến”. Triển lãm được hình thành với mục đích vô
cùng nhân văn đó chính là tưởng nhớ đến toàn bộ những nhà báo, nhiếp ảnh gia đã hy
sinh trong cuộc chiến trang tại Đông Dương, trong đó có Việt Nam.

Triển làm cũng làm rõ mục tiêu của mình chính là hướng đến hòa bình, hàn gắn vết
thương sau chiến tranh. Triển làm nhằm khơi gợi tinh thần yêu thương con người lần
nhau giữa các dân tộc, khơi gợi tình yêu hòa bình của mỗi con người.

Mở đầu sẽ là 3 bức tranh phong cảnh yên bình, một là ảnh bầu trời sông Hồng sau một
trận mưa lớn, một là hình ảnh chụp toàn bộ các nhánh của sông Cửu Long và một tấm
hình của một người dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Thời gian chuẩn bị chiến tranh cuộc sống của người dân vẫn diễn ra như bình thường,
người nông dân vẫn gắn với con trâu cái cày

Hình ảnh quân đội Mỹ hành quân tại Việt Nam

Người dân trong chiến tranh

Cuộc chiến khốc liệt, hàng loạt máy bay đánh bom xuống mảnh đất Việt Nam

Những tổn thất trong chiến tranh, những vết thương của người lính Mỹ, những gương
mặt sợ sệt của người dân

Tạp chí Life của Mỹ trong khoảng những năm 1963 1964 đã không ngững đề cập đến
chiến tranh Việt Nam với hàng loạt tiêu đề:

- "Việt Nam - thử thách tiếp theo của chúng ta". Số ra ngày 27-10-1961.

- "Cuộc chiến khốc liệt ở Việt Nam". Số ra ngày 25-1-1963.

- "Cuộc chiến đáng sợ ở Việt Nam". Số ra ngày 12-6-1964.

Nhưng hậu quả nặng nề mà chiến tranh mang lại cho người dân, di chứng chất độc màu
da cam, những vết thương kéo dài âm ỉ
Một số hình ảnh tuyên bố thừa nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam: bản tuyên ngôn
độc lập,

Hình ảnh bình dị của người dân sau khi chiến tranh kết thúc, dù rằng họ vẫn mang trong
mình hậu quả của chiến tranh.

Triển lãm cũng dành không gian đặc biệt để tưởng nhớ nhân vật chính của căn phòng, vô
số tên của những nhiếp ảnh gia đã tham gia và hy sinh trong chiến tranh tại Đông Dương
– Việt Nam. Người nào tìm được hình thì để hình, người nào không có hình thì vẫn được
lưu tên.

Ưu điểm: Hoàn toàn dẫn dắt cảm xúc của du khách, nguồn tư liệu quý giá, ý nghĩa, có
QR tra cứu bằng nhiều ngôn ngữ

Nhược điểm: Không gian tham quan khá hẹp, khá thiếu sáng

2) PHÒNG “NHỮNG SỰ THẬT LỊCH SỬ”

Bản tuyên ngô độc lập đang được trưng bày ở bảo tàng đánh dấu mốc chủ quyền của Việt
Nam dân chủ cộng hòa

Triển lãm cũng dành 1 góc nhỏ để tưởng nhớ đại tướng Võ Nguyên Giáp vĩ đại, người có
công giúp Việt Nam thoát khỏi ách thống trị.

Phòng này cũng trưng bày một số vũ khí Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam

Tuyên bố cuối cùng của hiệp định Giơ – ne – vơ

Mô hình lĩnh Mỹ cao 2m, cùng với đó những trang thiết bị tối tân được trang bị

Bản đồ khối lượng bom mìn Mỹ đã rải xuống mảnh đất Việt Nam nhỏ bé

Ưu điểm: Có QR, có cả audio

Nhược điểm: Có quạt nhưng còn hơi nóng

3) PHÒNG “GIÁO DỤC THIẾU NHI”


Gọi là phòng giáo dục thiếu nhi nhưng thực chất nó chỉ là phòng cho các bé vui chơi
trong trường hợp khách tham quan theo gia đình, tủ sách trong phòng là rất nhỏ và có
nhiều đò chơi cho các em. Phòng không mang tính chất giáo dục thiếu nhi như tên gọi.
Chỉ có 1 cô mặc áo dài họa tiết hoa khác với những người khác trông chừng các bé. Có
thể nói căn phòng này chưa hoàn thiện, hay do nhu cầu của các bé khác với mục đích sử
dụng căn phòng.

You might also like