Bài tập 1 Tổ 1 11C1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ SỰ TAN RÃ CNXH Ở LIÊN XÔ - TỔ 1 11C1

I. Khái quát về chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô


1. Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết
Năm 1917, dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Vladimir Ilyich Lenin và Đảng Bônsêvích do Người đứng
đầu, Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga giành thắng lợi, lật đổ chính quyền Sa hoàng - tư
sản, thiết lập chính quyền của các Xô Viết công - nông - binh và khẳng định mục tiêu, con đường xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong cuộc cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước, ngày 30 – 12 – 1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) ra đời.

2. Sự ảnh hưởng
- Liên Xô đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào
giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
- Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết như một ngọn đèn, soi sáng con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các quốc gia, mở ra một con đường mới trong việc giải quyết vấn đề
dân tộc.

II. Nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô


1. Liên Xô tan rã
Ngày 25/12/1991, lá cờ đỏ búa liềm từ đỉnh tháp Kremlin sau 74 năm tung bay đã hạ xuống và thay
bằng lá cờ ba sắc, Liên Xô chính thức tan rã.

2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân trực tiếp
- Đầu tiên đó là những sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức trong
tiến trình cải tổ ở Liên Xô không được nhanh chóng sửa chữa:
+ Vào đại hội 20 (tháng 2 - năm 1956), các báo cáo chính trị của đại hội đã đề ra các sách
lược mới nhằm chung sống hòa bình, thi đua hòa bình,… với chủ nghĩa tư bản hoàn toàn đảo
ngược với quan điểm và chiến lược của đảng Cộng sản Liên Xô.
 Đánh dấu bước đầu tiên cho sự tan rã của chủ nghĩa xã hội của Liên Xô.
+ Cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu từ năm 1986, những người lãnh đạo cải tổ lùi dần từng bước,
thậm chí ngày càng công khai tuyên bố từ bỏ những mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà họ đã từng
hứa hẹn, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện chế
độ đa nguyên đa đảng. Cuộc cải tổ đã nhanh chóng tạo ra làn sóng phê phán, công kích, bôi đen
tất cả những gì gắn với lịch sử 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ định mọi thành tựu của
chủ nghĩa xã hội, gây hoang mang, xáo động đến cực độ trong tư tưởng xã hội, phá vỡ niềm tin
của quần chúng đối với những giá trị của chủ nghĩa xã hội.
 Cuộc cải tổ thất bại, kết thúc trong đổ vỡ và đi kèm với đó là sự tan rã của chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô.
- Thứ hai, là do sự can thiệp của các nước đế quốc có thù địch với chủ nghĩa xã hội:
+ Trước sự cải tổ sai lầm của Liên Xô, các nước phương Tây đã nắm bắt cơ hội, đặt ra nhiệm
vụ hàng đầu cần phải lũng đoạn được cơ quan đầu não của Liên Xô - tức là Đảng Cộng sản Liên
Xô.
+ Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước, đặc
biệt là âm mưu “diễn biến hòa bình”, “cách mạng Nhung”,... đã làm cho tình hình các nước xã
hội chủ nghĩa càng thêm rối loạn: kẻ thù giấu mặt đã len vào nhiều vị trí then chốt trong bộ máy
của Đảng Cộng sản Liên Xô. Chúng thực hiện nhiều ý đồ: Gây mâu thuẫn nội bộ, tăng cường
khuynh hướng ly tâm, làm suy yếu khuynh hướng hướng tâm và trung tâm cũ, tăng cường những
trung tâm mới mang hình thức hợp pháp nhằm làm tan rã, xáo trộn toàn bộ hệ thống xã hội, thiết
lập biên giới mới ở các nước cộng hoà có mối quan hệ độc lập với bên ngoài.

b) Nguyên nhân sâu xa


- Đầu tiên là do sự chậm đổi mới đối với những bất cập trong mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội
trước những biến đổi của hoàn cảnh lịch sử:
+ Về kinh tế: không chú trọng tới quy luật phát triển khách quan của kinh tế hàng hoá thị
trường, từ bỏ một cách chủ quan duy ý chí nền kinh tế hàng hoá, cơ chế thị trường.
+ Về chính trị, xã hội: thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của
người lao động.
- Hai là không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến. Điều này dẫn tới tình
trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Minh chứng là vào những năm 70 của thế kỉ XX, Liên
Xô phải nhập lương thực của các nước Tây Âu:
+ Do chậm đổi mới cơ chế kinh tế, hệ thống quản lý, nói chung là chậm đổi mới mô hình của
chủ nghĩa xã hội, nên hậu quả là Liên Xô đang rút ngắn dần khoảng cách về trình độ phát triển
kinh tế so với các nước tư bản phát triển thì từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX tình hình diễn
ra theo chiều hướng ngược lại. Sự thua kém rõ rệt của Liên Xô thể hiện trong lĩnh vực công nghệ
và năng suất lao động.

III. Bài học cho Việt Nam từ sự sụp đổ và tan rã của CNXH ở Liên Xô
1. Phải thường xuyên chăm lo, xây dựng Đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy chính
quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân. Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng,
tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của
nhân dân.
2. Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán
bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Kiên quyết loại khỏi bộ
máy lãnh đạo của Đảng và cơ quan Nhà nước những phần tử cơ hội thực dụng, tha hóa về chính trị tư
tưởng và đạo đức, lối sống, sách nhiễu dân và xa dân, không được tín nhiệm. Thực hiện tốt công tác quản
lý cán bộ, đánh giá và sử dụng cán bộ vì đó là gốc của mọi công việc, không để mất cảnh giác để các thế
lực thù địch cài cắm các phần tử cơ hội, phần tử chống đối phản bội chui sâu, leo cao trong bộ máy của
Đảng và Nhà nước.
3. Xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh
tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế.
4. Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của
cán bộ, đảng viên, nhân dân; phòng, chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”.
5. Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và
công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu
cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

IV. Kết
Sự sụp đổ và tan rã của CNXH ở Liên Xô đã để lại nhiều bài học cho Việt Nam trong việc xây dựng và
phát triển đất nước. Trong điều kiện hiện nay kẻ thù sử dụng nhiều thủ đoạn rất thâm độc để tiếp tục tiến
công nhằm xóa bỏ chế độ XHCN của các nước còn lại thì việc nghiên cứu nguyên nhân và rút ra bài học
kinh nghiệm từ sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và vận dụng vào thực tiễn xây dựng CNXH ở mỗi nước
hiện nay là rất cần thiết.

You might also like