Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

AN TOÀN ĐIỆN, AN TOÀN CHỐNG SÉT

C. NỘI DUNG HUẤN LUYỆN


I. KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
1. Khái niệm cơ bản về điện, an toàn điện
a. Điện là nguồn năng lượng cơ bản được sử dụng trong các cơ quan, đơn
vị, công xưởng, xí nghiệp, từ nông thôn đến thành thị, số người tiếp xúc với điện
ngày càng nhiều.
b. An toàn điện là một trong những vấn đề quan trọng của công tác bảo hộ
lao động.
c. Dòng điện có thể làm chết người: Trường hợp chung: khoảng 100[mA].
Có trường hợp chỉ khoảng (5 - 10) [mA] đã làm chết người (tuỳ thuộc điều kiện
nơi xảy ra tai nạn và trạng thái sức khoẻ của nạn nhân).
d. Về lưới điện (Theo quy định của ngành điện)
- Điện hạ áp: dưới 1.000 V; Thường dùng: 380/220V
- Điện cao áp: trên 1000 V; Máy phát thường dùng: 6, 10, 15 KV;
Máy biến áp dùng: 35, 66, 110, 220, 500KV.
e. Tác động của dòng điện lên cơ thể người
- Tác động về nhiệt: Dòng điện qua cơ thể người làm nóng mạch máu,
dây thần kinh, tim, não và các bộ phận khác trên cơ thể dẫn đến phá huỷ các
bộ phận này hoặc làm rối loạn hoạt động của chúng.
- Tác động điện phân: Dòng điện qua cơ thể phân huỷ các chất lỏng trong
cơ thể, đặc biệt là máu, dịch các loại dẫn đến phá vỡ các thành phần của máu và
các mô trong cơ thể.
- Tác động sinh học: Dòng điện phá huỷ các quá trình điện - sinh, phá vỡ
cân bằng sinh học, dẫn đến phá huỷ các chức năng sống.
f. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện giật
- Nguồn tiếp xúc
- Điện áp tiếp xúc cho phép Utxcp
- Ngưỡng dòng điện tới hạn: Tiêu chuẩn IEC 60479-1
- Điện trở người
- Đường đi của dòng điện
- Thời gian dòng điện qua người
f1) Loại nguồn tiếp xúc
- Dòng điện một chiều ít nguy hiểm hơn dòng điện xoay chiều.
- Điện áp an toàn: Xoay chiều < 42 V; Một chiều < 110 V
- Tần số càng cao ít nguy hiểm, khi quá 100 kHz thì dòng điện chỉ gây
bỏng, không giật. Tần số (50; 60) Hz là nguy hiểm nhất.
f2) Điện áp tiếp xúc cho phép Utxcp

You might also like