Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tên:Phạm Dương Trường Vũ

MSSV:49.01.106.099

Theo thuyết tương đối của Eintein có công thức E=mc 2, trong đó E là năng lượng, m là khối lượng,

và c là tốc độ ánh sáng trong chân không.Thực ra, trong bài báo gốc được đăng vào năm 1905,

Einstein đã từng viết theo kiểu khác: m=E/c2.Sẽ có những ý kiến như kiểu “khối lượng là một dạng

năng lượng” hay “khối lượng là năng lượng bị đóng băng”, hay “khối lượng có thể được chuyển đổi

thành năng lượng”...Thậm chí nếu 2 vật được cấu thành nên từ những phần tử y hệt nhau, nhìn chung,

không có nghĩa là chúng sẽ có khối lượng bằng nhau.

Một ví dụ cụ thể:Hãy tưởng tượng có hai chiếc đồng hồ dây cót giống nhau đến từng nguyên tử, chỉ

khác nhau ở chỗ một trong số chúng được lên dây đầy đủ và đang chạy, còn chiếc kia thì đứng

yên.Theo Einstein, chiếc đồng hồ đang chạy có khối lượng lớn hơn.Tại vì đầu tiên phải kể đến động

năng của các kim thời gian và bánh răng đang di chuyển bên trong chiếc đồng hồ đó. Chúng sẽ có tích

lũy một lượng động năng nhất định nào đó. còn có thế năng của lò xo bị nén ép, ma sát giữa các bộ

phận chuyển động khiến các nguyên tử bên trong chúng nóng lên và dao động hỗn loạn và đó chính là

nhiệt năng, hay cũng tương đương với động năng ở cấp độ vi mô. tất cả lượng động năng và thế năng

và nhiệt năng đó biểu hiện dưới dạng một phần khối lượng của chiếc đồng hồ kể trên.Cộng dồn mọi

thứ lại sẽ là tổng năng lượng rồi chia cho bình phương tốc độ ánh sáng, và kết quả có được chính là

khối lượng tăng thêm từ động năng, thế năng và nhiệt năng của các phần tử cấu tạo nên vật.Và bởi vì

tốc độ ánh sáng là vô cùng lớn, khối lượng tăng thêm này sẽ không đáng kể.

→Vì vậy sẽ không có sự bảo toàn khối lượng khi thực hiện biến đổi vật lí.

Còn đối với những phản ứng hoá học thông thường với hiệu ứng năng lượng( thu hay phát) quá nhỏ,sự

thay đổi khối lượng hoàn toàn vô nghĩa.

You might also like