Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 43

KTE206

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH
Bộ môn Kinh tế lượng – Khoa Kinh tế quốc tế
CHƯƠNG 2:
NỀN TẢNG TRIẾT LÝ, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG CHƯƠNG 2
2.1 Triết lý nghiên cứu
2.2 Phương pháp tiếp cận phát triển lý thuyết
2.3 Đạo đức nghiên cứu ở mỗi bước của quy trình nghiên cứu khoa học
“CỦ HÀNH” NGHIÊN CỨU
Lớp 4: Lựa chọn chiến lược
“CỦ HÀNH” NGHIÊN CỨU Lớp 1: Triết lý nghiên cứu
Chủ nghĩa
thực chứng
Lớp 5: Khung thời gian
Diễn dịch Hiện thực
phê phán
Phương pháp định
lượng đơn Phương pháp Lớp 2: Phương pháp tiếp
định tính đơn
cận phát triển lý thuyết
Khảo sát Nghiên cứu tài Định lượng đa
Thí nghiệm liệu lưu trữ phương pháp
Nghiên cứu Chủ nghĩa
Dữ liệu chéo tình huống Hồi nghiệm diễn giải
Định tính đa
Thu thập và Nghiên cứu dân
phương pháp
phân tích dữ tộc học
liệu Chủ nghĩa
Nghiên cứu
hậu hiện
hành động
Dữ liệu dọc Kết hợp đại Lớp 3: Lựa chọn
Lý thuyết cơ sở giản đơn
phương pháp
Tường thuật chiêm nghiệm
Kết hợp phức
tạp
Chủ nghĩa
Quy nạp
thực dụng

Lớp 6: Kỹ thuật
và quy trình
2.1 TRIẾT LÝ NGHIÊN CỨU

2.1.1. Triết lý nghiên cứu


✓Các giả định làm cơ sở cho nghiên cứu
✓Hai cực của các giả định
2.1.2. Một số triết lý trong nghiên cứu thực tại xã hội
✓Tiếp cận thực chứng
✓Tiếp cận hiện thực phê phán
✓Tiếp cận diễn giải
✓Tiếp cận hậu hiện đại
✓Tiếp cận thực dụng
2.1.1 TRIẾT LÝ NGHIÊN CỨU

• Triết lý nghiên cứu: chứa những niềm tin và giả định về thế giới quan
của nhà nghiên cứu – là cơ sở cho chiến lược nghiên cứu và các
phương pháp nghiên cứu được lựa chọn trong chiến lược đó.
• Quan điểm của nhà nghiên cứu về mối quan hệ giữa hiểu biết và quá
trình theo đó nó được phát triển có ảnh hưởng chính đến triết lý nghiên
cứu.
• Ví dụ: một nhà nghiên cứu quan tâm đến những nguồn lực cần thiết
trong quá trình sản xuất với một nhà nghiên cứu muốn nghiên cứu về
cảm xúc và thái độ của người công nhân đối với nhà quản lý trong
cùng quá trình sản xuất đó:
✓sẽ có quan điểm tiến hành nghiên cứu khác nhau (chiến lược, phương pháp)
✓Quan điểm khác nhau về điều gì là quan trọng, điều gì thì hữu dụng cho
nghiên cứu
2.1.1 TRIẾT LÝ NGHIÊN CỨU

• Một triết lý nghiên cứu bao gồm các giả định về:
✓Kiến thức của con người (nhận thức luận – epistemology)
✓Thực tế gặp phải trong quá trình nghiên cứu (bản thể học –
ontology)
✓Mức độ và cách thức các giá trị của nhà nghiên cứu ảnh hưởng đến
quá trình nghiên cứu (thuyết giá trị - axiology)
• Các giả định nằm giữa 2 cực (khía cạnh): khách quan và chủ quan
BẢN THỂ HỌC (ONTOLOGY)
• Bản thể học liên quan đến bản chất của hiện thực (Saunders, 2016).
• Trong kinh tế và kinh doanh: các tổ chức, hoạt động quản lý, đời sống
công việc của các cá nhân, các sự kiện của tổ chức, dụng cụ lao động.
• Ví dụ:
✓khi giả định rằng việc chống lại sự thay đổi là một hành động không tốt
trong tổ chức, xảy ra khi các chương trình thay đổi có vấn đề => các nhà
nghiên cứu tập trung vào cách làm mất đi hiện tượng này
✓Tuy nhiên nếu coi việc chống lại sự thay đổi luôn xảy ra khi có sự thay đổi
về tổ chức, giúp tổ chức nhận ra được những vấn đề của chương trình thay
đổi => các nghiên cứu tập trung vào cách khai thác tốt những những sự
chống lại thay đổi này để làm lợi cho tổ chức
NHẬN THỨC LUẬN (EPISTEMOLOGY)

• Nhận thức luận liên quan tới các giả định về kiến thức, điều gì tạo ra
kiến thức có thể chấp nhận trong lĩnh vực nghiên cứu, và cách mà nhà
nghiên cứu có thể truyền tải kiến thức cho người khác (Burrell và
Morgan, 1979).
• Rất nhiều loại thông tin, kiến thức có thể được sử dụng trong nghiên
cứu kinh tế, kinh doanh và quản lý => mỗi nhà nghiên cứu khác nhau
sẽ có sự lựa chọn khác nhau về loại thông tin, kiến thức cần thu thập
và khai thác thông qua nghiên cứu.
• Việc lựa chọn này phụ thuộc vào giả định nhận thức luận của nhà
nghiên cứu.
THUYẾT GIÁ TRỊ (AXIOLOGY)

• Thuyết giá trị: liên quan đến vai trò của các giá trị và đạo đức trong
quá trình nghiên cứu, cách mà nhà nghiên cứu xử lý với quan điểm giá
trị của cả bản thân và cả của những người tham gia vào nghiên cứu.
HAI KHÍA CẠNH CỦA CÁC TRIẾT LÝ NGHIÊN CỨU

• Các nghiên cứu trong kinh tế và kinh doanh hấp thụ một loạt các triết
lý từ các ngành khoa học như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,
nghệ thuật và nhân văn học
=> các triết lý nghiên cứu trong kinh tế và kinh doanh rải rác giữa 2 cực
của dải liên tục giữa 2 chiều khách quan (chủ nghĩa khách quan) và chủ
quan (chủ nghĩa chủ quan) trong các giả định của các ngành khoa học
khác
CHỦ NGHĨA KHÁCH QUAN (OBJECTIVISM)
• Chủ nghĩa khách quan bao gồm các giả định của khoa học tự nhiên, cho
rằng hiện thực xã hội được nghiên cứu là bên ngoài đối với nhà nghiên cứu
và những người khác (các tác nhân xã hội)
• Giả định bản thể học: Các thành phần xã hội là các thực thể vật lý trong thế
giới tự nhiên, và chúng tồn tại độc lập với cách mà chúng ta nghĩ về chúng,
đặt tên cho chúng, hoặc thậm chí độc lập với cả nhận thức của chúng ta về
chúng. Chỉ có một thực tế xã hội được trải nghiệm bởi tất cả mọi người
trong xã hội.
• Giả định nhận thức luận: khám phá thực tế về thế giới xã hội thông qua
những thực tế có thể quan sát được và đo lường được, từ đó các kết luận
được đưa ra như những định luật về hiện thực xã hội toàn cầu.
• Giả định thuyết giá trị: do thực thể xã hội và tác nhân xã hội tồn tại độc lập,
nên chủ nghĩa khách quan giữ nghiên cứu của mình tách biệt khỏi các giá trị
(vì chúng có thể là chệch các kết quả)
CHỦ NGHĨA CHỦ QUAN (SUBJECTIVISM)
• Chủ nghĩa chủ quan hướng về các giả định của nghiên cứu nghệ thuật
và nhân văn học, cho rằng thực tế xã hội được tạo nên bởi nhận thức và
hành động theo đó của các tác nhân xã hội (con người).
• Giả định bản thể học: trật tự và cấu trúc của các hiện tượng xã hội được
hình thành bởi nhà nghiên cứu và các tác nhân xã hội khác thông qua
việc sử dụng ngôn ngữ, loại khái niệm, nhận thức và hành động theo sau.
Do mỗi người có nhận thức khác nhau về xã hội, nên nghiên cứu đa thực
tế sẽ phù hợp hơn là một thực tế duy nhất.
• Giả định nhận thức luận: quan tâm đến các câu chuyện và ý kiến khác
nhau, để giải thích cho các thực tế xã hội khác nhau của các tác nhân xã
hội khác nhau.
• Giả định thuyết giá trị: Cởi mở trong việc công nhận, phản ánh và lồng
ghép các chuẩn giá trị của nhà nghiên cứu vào trong nghiên cứu.
CÁC GIẢ ĐỊNH NGHIÊN CỨU THEO HAI CHỦ
NGHĨA CHỦ QUAN VÀ KHÁCH QUAN
Loại giả Câu hỏi Dải liên tục với 2 cực
định
Khách quan  Chủ quan

Bản thể học - Bản chất của hiện thực? Thực tế  Danh nghĩa/ quyết định bởi
thông lệ
- Thế giới như thế nào? Tồn tại bên ngoài  Được xây dựng bởi xã hội
Một thực tế duy nhất  Nhiều thực tế khác nhau
Nhận thức - Bằng cách nào chúng ta có thể Chấp nhận những giả định  Chấp nhận các giả định của
luận biết được thứ chúng ta biết? của khoa học tự nhiên nghệ thuật và nhân văn học
- Cái gì được coi là kiến thức Sự thực  Quan điểm, ý kiến
được chấp nhận?
- Cái gì tạo nên dữ liệu có chất Con số, hiện tượng có thể  Câu chuyện, tường thuật, ý
lượng tốt? quan sát được nghĩa tượng trưng
- Những đóng góp gì cho kiến Các kết luận như các định  Phát hiện mang tính cá nhân
thức có thể được thực hiện? luật và ngữ cảnh, cụ thể
CÁC GIẢ ĐỊNH NGHIÊN CỨU THEO HAI CHỦ
NGHĨA CHỦ QUAN VÀ KHÁCH QUAN

Loại giả Câu hỏi Dải liên tục với 2 cực


định
Khách quan  Chủ quan

Thuyết giá - Vai trò của giá trị trong nghiên Không bám vào các giá trị  Gắn kết với các giá trị
trị cứu là gì? Chúng ta nên làm gì
với giá trị riêng của mình khi
nghiên cứu?
- Chúng ta nên xử lý thế nào với Tách biệt khỏi nghiên cứu  Gắn kết và phản ánh vào
giá trị của những người tham gia trong nghiên cứu
vào nghiên cứu?
2.1.2 MỘT SỐ TRIẾT LÝ NGHIÊN CỨU CHÍNH

2.1.2.1. Triết lý thực chứng (positivism)


2.1.2.2. Triết lý hiện thực phê phán (critical realism)
2.1.2.3. Triết lý diễn giải (interpretivism)
2.1.2.4. Triết lý thực dụng (Pragmatism)
2.1.2.1 TRIẾT LÝ THỰC CHỨNG (POSITIVISM)

• Giống với quan điểm triết lý của nhà khoa học tự nhiên:
✓làm việc với thực thể xã hội/hiện tượng có thể quan sát được (có thực –
physical) => đáng tin cậy
✓sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu: tổng quát hóa theo hình thức định luật
• Thông thường, nhà nghiên cứu sử dụng lý thuyết hiện tại để phát triển
các giả thuyết
→ các giả thuyết được kiểm định và xác nhận (hoặc phản bác lại) bằng
các dữ kiện có thể quan sát được
→ phát triển tiếp theo của lý thuyết mà sau đó có thể được kiểm định lại
bởi các nghiên cứu tiếp theo.
2.1.2.1 TRIẾT LÝ THỰC CHỨNG (POSITIVISM)

• Nghiên cứu được tiến hành càng sâu càng tốt theo phương cách phi giá
trị (tách biệt với các giá trị)
• Nhà nghiên cứu thực chứng thường cố gắng trung lập và tách khỏi
nghiên cứu và dữ liệu (theo nghĩa ít có thể làm gì để thay đổi bản chất
của dữ liệu thu thập) để tránh ảnh hưởng đến các kết luận.
2.1.2.2. TRIẾT LÝ HIỆN THỰC PHÊ PHÁN

• Triết lý hiện thực phê phán tập trung vào giải thích những gì chúng ta thấy
và trải nghiệm về cấu trúc cơ bản của hiện thực định hình các sự kiện có
thể quan sát được. (điều mà giác quan thể hiện cho chúng ta)
• Các nhà nghiên cứu hiện thực phê phán nhìn hiện thực là bên ngoài và độc
lập, nhưng không thể tiếp cận trực tiếp qua quan sát và hiểu biết về nó.
Điều mà chúng ta trải nghiệm là những biểu hiện (cảm giác, hình ảnh) của
sự vật trong thế giới thực, không phải những sự vật trực tiếp.
• 2 bước để hiểu về thế giới:
1. Các cảm nhận/ sự kiện chúng ta trải nghiệm
2. Quá trình tâm lý diễn ra sau trải nghiệm: chúng ta suy luận ngược từ
trải nghiệm đến thực tế đằng sau nào có thể đã tạo ra chúng
2.1.2.2. TRIẾT LÝ HIỆN THỰC PHÊ PHÁN
• Triết lý hiện thực phê phán tập trung vào giải thích những gì chúng ta thấy
và trải nghiệm về cấu trúc cơ bản của hiện thực định hình các sự kiện có
thể quan sát được. (điều mà giác quan thể hiện cho chúng ta)

Thực nghiệm (The empirical):


quan sát hay trải nghiệm thực tế
về sự kiện

Hiện thực (The Actual): Các sự kiện hay không phải


sự kiện, được tạo ra từ thực tế; có thể hoặc không thể
quan sát

Bản thể học phân tầng của tiếp Thực tế (The real): Các cơ chế và cấu trúc
cận hiện thực phê phán nhân quả với các đặc tính bền vững
Nguồn: Saunders, 2016
2.1.2.2. TRIẾT LÝ HIỆN THỰC PHÊ PHÁN

• Bhaskar (1989) lập luận rằng chúng ta sẽ chỉ có thể hiểu những gì đang
diễn ra trong thế giới xã hội nếu chúng ta hiểu các cấu trúc xã hội đã làm
phát sinh các hiện tượng mà chúng ta đang cố gắng tìm hiểu.
• Nghiên cứu hiện thực phê phán tập trung vào việc cung cấp lời giải thích
cho các sự kiện tổ chức có thể quan sát được bằng cách tìm kiếm các
nguyên nhân và cơ chế cơ bản mà qua đó các cấu trúc xã hội định hình
hành vi của tổ chức.
• Do đó, nhiều nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực phê phán sử dụng phân tích
lịch sử chuyên sâu về cấu trúc tổ chức và xã hội, và chúng đã thay đổi như
thế nào theo thời gian (Reed 2005).
2.1.2.3. TRIẾT LÝ DIỄN GIẢI

• Triết lý diễn giải nhấn mạnh rằng con người là khác biệt với các hiện
tượng vật thể (vật lý) vì họ tạo ra các ý nghĩa – tiếp cận diễn giải
nghiên cứu những ý nghĩa này (bản thể học).
• Mỗi người khác nhau, thuộc các nền tảng văn hóa khác nhau, trong
những hoàn cảnh khác nhau và vào những thời điểm khác nhau tạo
nên những ý nghĩa khác nhau, và do đó, tạo ra và trải nghiệm những
thực tế xã hội khác nhau (nhận thức luận).
• Mục tiêu của tiếp cận diễn giải là tạo ra những hiểu biết và diễn giải
mới và sâu hơn của thế giới và bối cảnh xã hội thông qua thu thập
những gì có ý nghĩa đối với chủ thể nghiên cứu.
2.1.2.3. TRIẾT LÝ DIỄN GIẢI

• Triết lý diễn giải rõ ràng theo chủ nghĩa chủ quan.


• Giả định về thuyết giá trị: gắn liền với giá trị của nhà nghiên cứu và
chủ thể nghiên cứu
✓Việc giải thích các tài liệu và dữ liệu nghiên cứu, và do vậy các giá
trị và niềm tin của nhà nghiên cứu, đóng một vai trò quan trọng
trong quá trình nghiên cứu
✓Nhà nghiên cứu phải có thái độ thấu cảm, bước vào thế giới xã hội
của chủ thể nghiên cứu và hiểu được thế giới quan từ quan điểm
của họ.
2.1.2.4. TRIẾT LÝ THỰC DỤNG

• Chủ nghĩa thực dụng cho rằng yếu tố quan trọng nhất của triết lý
nghiên cứu đã chọn là câu hỏi nghiên cứu – cách tiếp cận này có thể
tốt hơn cách tiếp cận khác để trả lời những câu hỏi cụ thể.
• Nếu câu hỏi nghiên cứu không gợi ý rõ rằng nên chấp nhập triết lý
thực chứng hay triết lý diễn giải, thì quan điểm của nhà nghiên cứu
thực dụng là hoàn toàn có thể làm việc với cả hai triết lý trên.
• Tiếp cận thực dụng: Bắt đầu với 1 vấn đề và mục đích đóng góp những
giải pháp thực tế
✓Vấn đề: sự nghi ngờ hoặc cảm giác rằng có gì đó không đúng
✓Giá trị của nhà nghiên cứu thúc đẩy và được phản ánh trong quá
trình điều tra được khởi xướng bởi vấn đề
SO SÁNH GIỮA 4 TRIẾT LÝ NGHIÊN CỨU
TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH

Bản thể học Nhận thức luận Thuyết giá trị Phương pháp điển hình
(bản chất của thực tế) (điều gì tạo nên kiến (vai trò của giá trị)
thức có thể chấp nhận
được)
Triết lý thực chứng
Thực tế, bên ngoài, độc Phương pháp khoa học Nghiên cứu phi giá trị Thường là các phương
lập Các sự vật quan sát và đo Nhà nghiên cứu tách rời, pháp phân tích định
Một thực tế duy nhất lường được trung lập và độc lập với lượng diễn dịch, có cấu
(toàn vũ trụ) Khái quát hóa giống như những gì được nghiên trúc chặt chẽ, mẫu lớn,
Vật thể định luật cứu đo lường được, nhưng
Có trật tự Đóng góp: giải thích Nhà nghiên cứu đứng các loại dữ liệu có thể
nhân quả và dự đoán trên quan điểm khách được phân tích
quan
SO SÁNH GIỮA 4 TRIẾT LÝ NGHIÊN CỨU
TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH
Bản thể học Nhận thức luận Thuyết giá trị Phương pháp điển hình
(bản chất của thực tế) (điều gì tạo nên kiến (vai trò của giá trị)
thức có thể chấp nhận
được)
Triết lý hiện thực phê phán
Từng lớp (thực nghiệm, Nhận thức luận mang Nghiên cứu ảnh hưởng Phân tích sâu, hồi
hiện thực, và thực tế) tính tương đối nhiều bởi các giá trị nghiệm, đặt trong lịch sử
Bên ngoài, độc lập Kiến thức đặt trong lịch Nhà nghiên cứu nhận các cấu trúc tồn tại sẵn và
Không liên quan sử, mang tính tạm thời thức được các sai lệch các đơn vị mới nổi. Một
Cấu trúc khách quan Các sự thực được xây bởi thế giới quan, trải loạt các phương pháp và
Cơ chế nhân quả dựng bởi xã hội nghiệm văn hóa, và giáo dạng dữ liệu được sử
Đóng góp: Lý giải nhân dục dụng để phù hợp với chủ
quả mang tính lịch sử Nhà nghiên cứu cố gắng đề
tối thiểu hóa các sai
chệch và sai số
Nhà nghiên cứu cố gắng
càng khách quan càng tốt
SO SÁNH GIỮA 4 TRIẾT LÝ NGHIÊN CỨU
TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH
Bản thể học Nhận thức luận Thuyết giá trị Phương pháp điển hình
(bản chất của thực tế) (điều gì tạo nên kiến (vai trò của giá trị)
thức có thể chấp nhận
được)
Triết lý diễn giải
Phức tạp, nhiều thông tin Các định lý và khái niệm Nghiên cứu bị ràng buộc Thường là quy nạp.
Tạo nên bởi xã hội thông quá đơn giản nhiều bới các giá trị Mẫu cỡ nhỏ, điều tra sâu,
qua văn hóa và ngôn ngữ Tập trung vào các bản Nhà nghiên cứu là một phương pháp phân tích
Nhiều ý nghĩa, nhiều tường thuật, câu chuyện, phần của cái được nghiên định tính, một loạt dữ
cách diễn giải, đa thực tế nhận thức và cách diễn cứu, mang tính chủ quan liệu có thể được diễn giải
Dòng quy trình, trải giải Diễn giải của nhà nghiên
nghiệm, thực hành Đóng góp: Cách hiểu cứu đóng vai trò quan
mới, thế giới quan mới trọng
Phản ánh các giá trị của
nhà nghiên cứu
SO SÁNH GIỮA 4 TRIẾT LÝ NGHIÊN CỨU
TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH
Bản thể học Nhận thức luận Thuyết giá trị Phương pháp điển hình
(bản chất của thực tế) (điều gì tạo nên kiến (vai trò của giá trị)
thức có thể chấp nhận
được)
Triết lý thực dụng
Phức tạp, nhiều thông tin, Ý nghĩa thực tế của kiến Nghiên cứu được thúc Theo sau vấn đề nghiên
bên ngoài thức trong những bối đẩy bởi giá trị cứu và câu hỏi nghiên
Thực tế là hệ quả thực cảnh cụ thể Nghiên cứu được bắt đầu cứu
hành của các ý tưởng Lý thuyết và kiến thức và duy trì bền vững bởi Một loạt các phương
Dòng quy trình, trải đúng là những lý thuyết những nghi ngờ và niềm pháp: kết hợp, đa phương
nghiệm, thực hành và kiến thức cho phép tin của nhà nghiên cứu pháp, định tính, định
hành động thành công Phản ánh các giá trị của lượng, nghiên cứu hành
Tập trung vào vấn đề, nhà nghiên cứu động
thực hành và sự phù hợp Nhấn mạnh vào giải pháp
Đóng góp: Giải quyết và kết quả thực tế
vấn đề và định hướng
hành động tương lai
2.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN
LÝ THUYẾT
• Lý thuyết là một hệ thống khái niệm về các nhân tố và mối quan hệ
giữa chúng, thể hiện cách nhìn nhận về quy luật của thế giới. (Nguyễn
Văn Thắng, 2017)
• Lý thuyết là một công thức về quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai
hay nhiều biến, có thể đã hoặc chưa được kiểm định. (Gill và Johnson,
2002)
• Whetten (1898): Lý thuyết được tạo nên bởi các yếu tố:
✓Các biến hay khái niệm mà lý thuyết xem xét
✓Những biến hay khái niệm này liên quan đến nhau như thế nào? – mối quan hệ
nhân quả
✓Tại sao chúng lại liên quan đến nhau?: sử dụng suy luận logic giải thích cho sự
tồn tại của mối quan hệ này
✓Các ràng buộc: Lý thuyết này áp dụng cho ai, ở đâu và khi nào?
2.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN
LÝ THUYẾT
• Mức độ bạn rõ về lý thuyết vào lúc bắt đầu dự án nghiên cứu đặt ra câu
hỏi quan trọng về cách tiếp cận lý thuyết cho nghiên cứu:
✓Tiếp cận diễn dịch: Kiểm tra lý thuyết từ trên xuống (từ lý thuyết
đến dữ liệu)
✓Tiếp cận quy nạp: Xây dựng lý thuyết từ dưới lên (từ dữ liệu đến lý
thuyết)
✓Tiếp cận hồi nghiệm: Kết hợp giữa diễn dịch và quy nạp
2.2.1. TIẾP CẬN DIỄN DỊCH: KIỂM ĐỊNH LÝ
THUYẾT

• Xảy ra khi kết luận được suy ra một cách logic từ một tập các tiền
đề, kết luận là đúng khi tất cả các tiền đề là đúng.
• Phát triển giả thuyết từ lý thuyết, và thiết kế một chiến lược nghiên
cứu để kiểm định các giả thuyết.
• Thường được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu thực chứng
2.2.1. TIẾP CẬN DIỄN DỊCH
6 giai đoạn tuần tự mà nghiên cứu diễn dịch được tiến triển (Blaikie, 2010):
1. Diễn dịch một giả thuyết (một mệnh đề có thể kiểm định về giữa hai
hay nhiều khái niệm hoặc biến số) từ lý thuyết
2. Diễn đạt giả thuyết theo thuật ngữ thực tiễn hoạt động (nghĩa là thể hiện
chính xác cách thức đo lường các khái niệm hay biến số), đề xuất một
quan hệ giữa 2 khái niệm hay 2 biến cụ thể
3. Kiểm định giả thuyết thực tiễn này (thông qua một hay nhiều chiến
lược)
4. Xem xét kết quả cụ thể của khảo sát (nó sẽ khẳng định lý thuyết hay thể
hiện việc cần điều chỉnh lý thuyết)
5. Nếu cầu, điều chỉnh lý thuyết theo các kết quả khám phá
6. Cần xác minh lý thuyết đã điều chỉnh bằng cách quay lại bước đầu tiên
và lặp lại toàn bộ chu kỳ
2.2.1. TIẾP CẬN DIỄN DỊCH
• Các đặc điểm quan trọng của diễn dịch:
✓Có việc tìm kiếm để giải thích quan hệ nhân quả giữa các khái niệm và
biến số
✓Các kiểm soát cho phép kiểm định giả thuyết (các điều kiện mà theo đó lý
thuyết của bạn về mối quan hệ giữa các biến số có khả năng giữ vững)
✓Các khái niệm cần được thực tiễn hóa theo cách giúp các sự kiện có thể
được đo lường, định lượng
✓Tính tổng quát hóa: để có thể tổng quát hóa về mặt thống kê các hành vi
xã hội của con người, cần lựa chọn các mẫu có kích thước số học đủ lớn.
2.2.2. TIẾP CẬN QUY NẠP: XÂY DỰNG
LÝ THUYẾT
• Thu thập dữ liệu và phát triển lý thuyết trên cơ sở phân tích dữ liệu
• Thường được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu theo triết lý diễn giải
• Rất thích hợp cho các lĩnh vực mà tương đối ít được biết đến.
• Thường dựa trên dữ liệu định tính, quan tâm đến bối cảnh cảnh, mẫu
nhỏ
• Cho phép nhiều cách giải thích thay thế
2.2.3. TIẾP CẬN HỒI NGHIỆM

• Thay vì đi từ lý thuyết đến dữ liệu hay từ dữ liệu đến lý thuyết,


phương pháp hồi nghiệm có sự dịch chuyển qua lại giữa lý thuyết và
dữ liệu, là kết hợp của phương pháp diễn dịch và quy nạp
• Quan sát thấy một thực tế đáng ngạc nhiên (có thể xảy ra ở bất kỳ giai
đoạn nào của quá trình nghiên cứu), sau đó nó đưa ra một lý thuyết
hợp lý về việc điều này có thể xảy ra như thế nào.
VAI TRÒ CỦA TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN
LÝ THUYẾT
• Cho phép nhà nghiên cứu có quyết định đúng đắn hơn về thiết kế
nghiên cứu: loại minh chứng gì cần được thu thập và thu thập từ đâu,
các minh chứng đó được diễn giải như thế nào để cung cấp câu trả lời
đúng đắn cho câu hỏi nghiên cứu ban đầu
• Giúp nhà nghiên cứu suy nghĩ về các chiến lược và lựa chọn phương
pháp nào sẽ hữu ích và cái nào thì không.
• Hiểu biết về các cách tiếp cận nghiên cứu cho phép nhà nghiên cứu
điều chỉnh thiết kế nghiên cứu của mình để đáp ứng cho các hạn chế
trong thực tiễn (tiếp cận dữ liệu hạn chế, thiếu kiến thức đi trước về
vấn đề…)
2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU Ở MỖI BƯỚC CỦA
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
• Saunders (2016): Đạo đức nghiên cứu là các chuẩn mực về hành vi điều
tiết, dẫn dắt việc thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, liên quan đến
quyền lợi của những người là chủ thể của nghiên cứu, hoặc bị ảnh hưởng
bởi nghiên cứu.
• Đạo đức trong nghiên cứu khoa học liên quan đến cách thức mà chúng ta
hình thành và làm rõ chủ đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, tiếp cận
truy cập, thu thập dữ liệu, xử lý và lưu dữ liệu, phân tích dữ liệu, trình
bày những khám phá của nghiên cứu theo cách có trách nhiệm đạo đức.
• Sự hợp lý hay được chấp nhận đối với hành vi của người nghiên cứu sẽ
bị ảnh hưởng bởi những chuẩn mực hành vi chung của xã hội.
NHỮNG VẤN ĐỀ PHỔ BIẾN VỀ ĐẠO ĐỨC
• Quyền riêng tư của những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp
• Sự tham gia tự nguyện và quyền rút lui một phần hay hoàn toàn khỏi quá trình
• Sự ưng thuận hay sự dối trá của những người tham gia;
• Duy trì sự bảo mật về dữ liệu được cung cấp bởi cá nhân hay những người
tham gia cụ thể, sự ẩn danh của họ;
• Phản ứng của người tham gia về cách thức bạn tìm kiếm, thu thập dữ liệu bao
gồm sự bối rối, căng thẳng, khó chịu, không thoải mái, tổn thương;
• Các ảnh hưởng đối với người tham gia về cách thức mà bạn sử dụng, phân
tích, báo cáo dữ liệu của bạn, đặc biệt tránh tình trạng gây bối rối, căng thẳng,
khổng thoải mái, tổn thương
• Cách ứng xử và tính khách quan của bạn ở cương vị là một nhà nghiên cứu
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC TRONG NCKH
(Nguồn: Saunders, 2016)

STT Nguyên tắc Diễn giải


1 Sự chính trực và Nhà nghiên cứu cần có hành động cởi mở, trung thực và đề cao tính
khách quan của chính xác. Nó cũng có nghĩa là tránh lừa dối, không trung thực,
nhà nghiên cứu trình bày sai lệch (dữ liệu và phát hiện, v.v.), tính phiến diện, cam
kết thiếu thận trọng hoặc lời hứa thiếu sáng suốt.
2 Tôn trọng người Việc tiến hành nghiên cứu đòi hỏi trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ
khác đối với những người tham gia hoặc bị ảnh hưởng bởi nó. Các quyền
của tất cả mọi người cần được công nhận và nhân phẩm của họ
được tôn trọng
3 Tránh gây tổn hại Phải tránh mọi tổn hại cho người tham gia. Tác hại có thể xảy ra
thông qua các rủi ro đối với sức khỏe tinh thần hoặc thể chất, hoặc
sự gắn kết xã hội hoặc nhóm.
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC TRONG NCKH
STT Nguyên tắc Diễn giải
4 Quyền riêng tư của Tôn trọng người khác, tránh gây tổn hại, tính chất tự nguyện
những người tham gia tham gia, sự đồng ý có hiểu biết, đảm bảo bí mật và duy trì tính
ẩn danh, trách nhiệm trong việc phân tích dữ liệu và báo cáo các
phát hiện, và tuân thủ trong quản lý dữ liệu đều được liên kết
hoặc thúc đẩy bởi nguyên tắc đảm bảo quyền riêng tư của những
người tham gia
5 Tính chất tự nguyện Quyền không tham gia vào một dự án nghiên cứu là không thể
của việc tham gia và bác bỏ. Điều này đi kèm với quyền không bị quấy rối khi tham
quyền rút khỏi gia.
6 Sự đồng ý tham gia sau Nguyên tắc đồng ý có hiểu biết (ưng thuận sáng suốt) bao gồm
khi đã nắm rõ được các việc các nhà nghiên cứu cung cấp đầy đủ thông tin và đảm bảo về
thông tin (lợi ích, tác việc tham gia để cho phép các cá nhân hiểu được ý nghĩa của việc
hại…) của đối tượng tham gia và có được quyết định đầy đủ thông tin, được cân nhắc
nghiên cứu và tự do về việc có nên làm như vậy hay không mà không phải
chịu bất kỳ áp lực hoặc sự ép buộc nào.
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC TRONG NCKH
STT Nguyên tắc Diễn giải
7 Đảm bảo tính bảo Nghiên cứu được thiết kế để trả lời các câu hỏi "ai", "cái gì", "khi
mật của dữ liệu và nào", "ở đâu", "như thế nào" và "tại sao", không tập trung vào những
duy trì tính ẩn người cung cấp dữ liệu để trả lời những câu hỏi này. Do đó, các cá
danh của những nhân và tổ chức nên ẩn danh và dữ liệu mà họ cung cấp phải được xử
người tham gia lý để làm cho dữ liệu đó không bị gán, trừ khi có một thỏa thuận rõ
ràng về việc phân bổ nhận xét.

8 Trách nhiệm trong Đảm bảo về quyền riêng tư, ẩn danh và bảo mật phải được đề cao khi
việc phân tích dữ phân tích và báo cáo dữ liệu. Dữ liệu chính không được tạo ra hoặc
liệu và báo cáo thay đổi và kết quả không được làm sai lệch. Các phát hiện phải được
các phát hiện báo cáo đầy đủ và chính xác, bất kể chúng có mâu thuẫn với kết quả
mong đợi hay không. Các điều kiện tương tự cũng áp dụng cho dữ
liệu thứ cấp, nguồn hoặc các nguồn của chúng cũng cần được thừa
nhận rõ ràng.
2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU Ở MỖI BƯỚC CỦA
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
quyền riêng tư; tham gia tự nguyện; quyền rút khỏi; ưng thuận sáng
suốt; tính bảo mật và khuyết danh; trách nhiệm trong phân tích và
Tính chính trực và khách quan; sự tôn trọng; tránh gây tổn hại;

Tính chính trực và khách quan


Hình thành và làm rõ Nhận thức về các trách nhiệm đối với những người sẽ tham gia
chủ đề nghiên cứu Đánh giá rủi ro (những nguy hại tiềm năng)
Nhận biết các mâu thuẫn lợi ích

Quyền không bị sức ép (của nhà nghiên cứu, nhà bảo trợ, nhà giám sát)
Thiết kế nghiên cứu và Người tham gia/ người giám sát có quyền được thông báo đầy đủ và được đặt câu hỏi
báo cáo; tuân thủ quản lý dữ liệu; sự an toàn

đạt được sự tiếp cận Quyền ưng thuận sáng suốt, quyền riêng tư của người tham gia
Quyền của người bảo trợ/người giám sát/người tham gia đối với chất lượng của nghiên cứu
Quyền không bị sức ép (của nhà nghiên cứu, nhà bảo trợ, nhà giám sát)
Quyền của nhà nghiên cứu về tính an toàn
Thu thập dữ liệu Duy trì sự khách quan
Yêu cầu duy trì nguyên tắc ưng thuận sáng suốt, tránh gây tổn hại
Quyền rút lui của người tham gia
Quyền bảo mật/ vô danh của người tham gia, của tổ chức
Xử lý và lưu trữ dữ Quyền của người bảo trợ/người giám sát/người tham gia đối với chất lượng của nghiên cứu
liệu Duy trì sự khách quan
Tính bảo mật và khuyết danh
Trách nhiệm xác minh dữ liệu của nhà nghiên cứu
Phân tích dữ liệu và
báo cáo kết quả Quyền của nhà nghiên cứu không bị sức ép của nhà bảo trợ/ người giám sát
Quyền bảo mật/ vô danh của người tham gia, của tổ chức; tránh gây tổn hại; duy trì tính khách quan
Quyền của người bảo trợ/người giám sát/người tham gia đối với chất lượng của nghiên cứu

You might also like