Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI TẬP NHÓM SỐ 3

I. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI


1. Các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài có thể được giải quyết tại TA
quốc tế.
Nhận định sai.
Giải thích:
Toà án quốc tế chỉ giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia chứ không giải
quyết vụ việc dân sự mang yếu tố nước ngoài. Các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài được giải quyết tại tòa án của quốc gia của các bên có liên quan đến
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
2. Xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền xét xử là các hiện tượng
có bản chất giống nhau.
Nhận định sai.
Giải thích:
Về bản chất, xung đột pháp luật là phải tìm ra hệ thống pháp luật áp dụng
cho một quan hệ quốc tế cụ thể phát sinh trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, hôn
nhân gia đình, lao động,... Nghĩa là phải xác định các quy phạm thực chất cụ thể
được áp dụng để điều chỉnh quan hệ đó. Xung đột luật mang tính khách quan, dù
muốn hay không thì nó vẫn tồn tại. Còn đối với, xung đột thẩm quyền là vấn đề
chọn các quy phạm xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế, các vụ việc tư
pháp quốc tế cụ thể, để làm rõ Tòa án nước nào có thẩm quyền thực tế giải quyết
thực chất vụ việc tư pháp quốc tế cụ thể đã phát sinh.
3. Xung đột pháp luật phải được giải quyết trước khi giải quyết xung
đột thẩm quyền xét xử
Nhận định sai.
Giải thích:
Vì xung đột thẩm quyền là vấn đề xác định thẩm quyền xét xử vụ việc có
yếu tố nước ngoài cụ thể, để làm rõ Tòa án nước nào có thẩm quyền thực tế giải
quyết thực chất vụ việc tư pháp quốc tế cụ thể đã phát sinh Vì thế cần xác định
được chủ thể nào có thẩm quyền xét xử thì mới giải quyết xung đột pháp luật.
4. Tất cả các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đều thuộc thẩm quyền
của tòa án Việt Nam.
Nhận định sai.
Giải thích:
Căn cứ điều 472 BLTTDS 2015 thì Tòa án Việt Nam phải trả lại đơn khởi
kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam nhưng thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
a) Các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh
chấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài và đã lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài giải quyết vụ việc đó.
Trường hợp các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước
ngoài bằng thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam hoặc thỏa thuận lựa chọn
Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được,
hoặc Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài từ chối thụ lý đơn thì Tòa án Việt Nam
vẫn có thẩm quyền giải quyết;
b) Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy
định tại Điều 470 của Bộ luật này và vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của
Tòa án nước ngoài có liên quan;
c) Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy
định tại Điều 470 của Bộ luật này và đã được Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài
thụ lý giải quyết;
d) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án nước
ngoài hoặc phán quyết của Trọng tài.
Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của
Trọng tài nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận thì Tòa án Việt
Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó;
đ) Bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
Vì vậy ở câu nhận định này nói TẤT CẢ các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài đều thuộc thẩm quyền của tòa án Việt Nam là sai.

II. BÀI TẬP


Công ty A, quốc tịch Belarut, ký kết hợp đồng mua 1000 tấn hạt điều của
công ty B, quốc tịch Việt Nam. Do A vi phạm hợp đồng nên B khởi kiện A tại
Toà án kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thụ lý giải quyết tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng trên không? Dựa trên cơ sở pháp lý nào?
Vụ việc dân sự trên có yếu tố nước ngoài vì căn cứ theo điểm a, khoản 8,
Điều 464 BLTTDS 2015 quy định: “Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá
nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài". Suy ra, xác định tình huống là vụ án dân sự
có yếu tố nước ngoài.
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thụ lý giải quyết tranh chấp. - Căn cứ
theo khoản 2 - 3, Điều 38, Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam Belarut: “2.
Các vấn đề về nghĩa vụ được quy định tại khoản 1 Điều này thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án của Bên ký kết nơi bị đơn thường trú hoặc - tạm trú. Tòa
án của Bên ký kết nơi nguyên đơn thường trú hoặc tạm trú cũng có thẩm quyền
giải quyết, nếu trên lãnh thổ của nước này có đối tượng tranh chấp hoặc tài sản
của bị đơn. 3. Các bên tham gia quan hệ hợp đồng, theo thỏa thuận, có thể có
quyết định về Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc về quan hệ hợp đồng
khác với quy định của khoản 2 Điều này.” - Trong trường hợp này không nói rõ
1000 tấn hạt điều ở đây đang nằm trên quốc gia nào nên sẽ chia thành những
trường hợp sau đây:
Thứ nhất trường hợp 1000 tấn hạt điều vẫn còn nằm trong lãnh thổ Việt
Nam thì tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ án trên.
Thứ hai, trường hợp 1000 tấn hạt điều đang nằm ở Belarut thì tòa án Việt
Nam có thẩm quyền giải quyết khi các bên có thỏa thuận chọn tòa án Việt Nam.
Tình tiết bổ sung: B cung cấp một phụ lục hợp đồng trong đó các bên
thỏa thuận nếu tranh chấp phát sinh từ hợp đồng trên sẽ được giải quyết
tại trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
2. Trong trường hợp này tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp trên không?
Trong trường hợp này, TA VN không có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp. Vì, căn cứ điểm a, khoản 1, điều 472 BLTTDS 2015 "Các đương sự được
thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp
luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và đã lựa chọn Trọng
tài hoặc Tòa án nước ngoài giải quyết vụ việc đó.
Trường hợp các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án
nước ngoài bằng thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam hoặc thỏa thuận lựa chọn
Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được,
hoặc Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài từ chối thụ lý đơn thì Tòa án Việt Nam
vẫn có thẩm quyền giải quyết"
3. Phân tích những trường hợp tòa án Việt Nam không có thẩm quyền
đối với vụ việc dân sự này.
Trong trường hợp này tòa án Việt Nam không có quyền giải quyết vụ án:
“b) Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy
định tại Điều 470 của Bộ luật này và vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của
Tòa án nước ngoài có liên quan;
Trong trường hợp này, khi xét vào bài tập hình huống nêu đây thuộc thẩm
quyền riêng của tòa án của Belarut thì Việt Nam tòa án không có thẩm quyền
giải quyết.
c) Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy
định tại Điều 470 của Bộ luật này và đã được Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài
thụ lý giải quyết; Căn cứ điểm này nếu các bên đã thay đổi chọn sang chọn trọng
tài thương mại hoặc tòa án Belarut thụ lý thì tòa án Việt Nam không được thụ lý
d) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án nước
ngoài hoặc phán quyết của Trọng tài.
Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của
Trọng tài nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận thì Tòa án Việt
Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó; Nếu như, vụ việc trên đã được
tòa án Belarut hoặc trọng tài thương mại giải quyết Việt Nam chỉ được công
nhận chứ không được thụ lý trường hợp bản án, quyết định trên không được
công nhận tại Việt Nam. đ) Bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.”
Nếu được miễn trừ tư pháp thì Việt Nam không còn ra phán quyết được
nên nếu như trong trường hợp trên bên phía Belarut được miễn trừ thì tòa án VN
không được giải quyết.

Tình tiết bổ sung: Sau đó, hai bên thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu
tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp trên.
4. Trong trường hợp này tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp trên không? Tại sao?
Căn cứ theo điểm 3 khoản 1, Điều 472, BLTTDS VN 2015 quy định:
“Trường hợp các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước
ngoài bằng thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam hoặc thỏa thuận lựa chọn
Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được,
hoặc Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài từ chối thụ lý đơn thì Tòa án Việt Nam
vẫn có thẩm quyền giải quyết”. Trong trường hợp này thì tòa án Việt Nam có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, nếu như vụ việc này đã được trọng tại thương mại đã thụ lý
giải quyết thì tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết, căn cứ theo
điểm d, khoản 1, Điều 472 BLTTDS VN 2015 “Vụ việc không thuộc thẩm
quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại Điều 470 của Bộ luật này và
đã được Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài thụ lý giải quyết”

You might also like