Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CÂU 1: TỔNG QUAN THUỐC BVTV

1.1. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM


 Ưu điểm:
- Diệt dịch hại nhanh, có khả năng chặn đứng được sự lan tràn phá hoại của
sâu, bệnh và các sinh vật gây hại khác. Đặc biệt là khi xảy ra các trận dịch, sử
dụng hóa chất để phòng trừ tỏ ra hữu hiệu.
- Cho hiệu quả trực tiếp, rõ rệt, tương đối triệt để, nhất là khi dùng để trừ dịch
hại (sâu, chuột) trong nhà kính, trong kho chứa nông sản, hàng hóa.
- Thường nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản một cách rõ rệt.
- Dễ ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi, nhiều vùng khác nhau.
 Nhược điểm:
- Dễ gây độc cho người trực tiếp áp dụng thuốc (pha chế, phun thuốc,…) cho
gia súc, sinh vật có lợi ích xung quanh khu vực áp dụng thuốc. Nếu sử dụng
không đúng cách, đôi khi thuốc còn gây đọc cho thực vật, còn lưu bả trong
nông sản và gây độc cho người, gia súc ăn phải.
- Ảnh hưởng sâu sắc đến quần thể sinh vật hoặc cân bằng sinh thái, nhất là
những vùng mà biện pháp hóa bvtv được sử dụng quy mô lớn.
- Gây ô nhiễm môi trường sống, nhất là đối với các loại thuốc có độ bền lớn, dễ
lưu trong đất với một thời gian khá dài.
- Gây ra hiện tượng quần thể dịch hại kháng thuốc, thường xảy ra nhất là khi
dùng một loại thuốc liên tục trong nhiều năm tại một địa phương.
1.2. CƠ CHẾ XÂM NHẬP CỦA THUỐC BVTV VÀO CƠ THỂ SỐNG
 Con đường xâm nhập:
- Thuốc vị độc: là những thuốc xâm nhập vào cơ thể cùng với thức ăn qua con
đường tiêu hóa, thường dùng để diệt các côn trùng nhai gặm, liếm hút, chuột.
- Thuốc tiếp xúc: xâm nhập vào cơ thể qua da, biểu bì, thường dùng để diệt các
côn trùng sống không ẩn náu, các vsv gây hại, trừ cỏ
- Thuốc xông hơi: qua dạng hơi thuốc khuếch tán vào trong không khí xung
quanh dịch hại và xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.
 Sự biến đổi chất độc trong tế bào sinh vật
- Biến đổi hóa học:
+ Chất độc phản ứng với các thành phần của tế bào chủ yếu là với các protein
hoặc các tp kim loại trong các TH protit làm cho tế bào bị tổn thương
+ Trạng thái tổn thương này lúc đầu có tính thuận nghịch, nghĩa là nếu tách tế
bào ra khỏi tác động của chất động thì chất nguyên sinh có thể phục hồi lại
trạng thái bình thường. Trạng thái này gọi là trạng thái chết hoại giả.
+ Nếu bị tổn thương ở mức độ sâu sắc hơn hoặc biến chất không còn mang
tính chất thuận nghịch nữa mà chuyển sang trạng thái chết hoại thật
- Biến đổi sinh học:
+ Chất độc có thể ức chế hoạt dộng của các enzym như những enzym esteraza
(cholin esteraza, metyl, butylrat esteraza, phenyl acetat esteraza) và nhiều
enzym khác trong tế bào, làm đình trệ các hoạt động đồng hóa và dị hóa của
tế bào.
+ sự ngộ độc của bất kỳ enzym nào đều làm cho cơ thể suy yếu, thậm chí bị
chết.
Tất cả những chất ức chế enzym được chia thành 2 nhóm:
+ nhóm có khả năng ức chế toàn phần: thường là các muối của các kim loại
nặng (Pb, Hg) làm lắng, kết tủa protein dẫn đến ức chế hoàn toàn sựu hoạt
động của các enzym
+ nhóm có khả năng ức chế chuyên biệt: thuốc độc chỉ liên kết vớimootj vị trí
nào đó trong phân tử protein (như phần kim loại) để tạo thành những liên kết
bền vứng và ức chế hoạt động của enzym.
- Biến đổi lý học
+ mỗi loại chất độc đều có kiểu tác động đặc trưng đối với tế bào do các chất
có bản chất khác nhau sẽ tác động lên những thành phần khác nhau của tế
bào, nhưng nhìn chung tất cả những sự tác dộng này đều dẫn đến sự biến đổi
trạng thái keo , độ nhớt và khả năng nhuộm màu của nguyên sinh chất
+ với những biến đổi lý hóa học nói trên, tế bào không hoàn thành được chức
năng sinh lý bình thường của mình nữa và có thể chết.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT TÍNH CỦA THUỐC BVTV
2
 Tính chất của thuốc bvtv
- Đặc điểm hóa học: cấu trúc của các chất độc liên quan chặt chẽ với hoạt tính
của nó
+ trong phân tử của chất độc thường có gốc sinh độc, các gốc này quyết định
tính độc của thuốc, chúng có thể chỉ là một nguyên tố hay một nhóm các
nguyên tố kết hợp với nhau.
+ Thông thường các hợp chất có tính độc khi trong phân tử có liên kết bội và
độ độc này có thể thay đổi khi được thế bởi các nhóm thế khác nhau.
+ Khả năng phân cực quyết định con đường xâm nhập của nó
- Đặc điểm vật lý: Kích thước của hạt ảnh hưởng đến khả năng ăn, độ rơi, khả
năng bao phủ và tính bám dính, độ tan của thuốc
+ cường độ độc của thuốc còn bị ảnh hưởng bởi cường độ t/động của chất độc
 Đặc điểm sinh vật
- Do mỗi loài sinh vật có sự khác nhau về cấu tạo giải phẫu và hình thái nên
phản ứng của chất đối với chất độc là khác nhau. Có nhiều loại thuốc tác động
tới loài sinh vật này nhưng tác động kém hoặc không tác động đến loài sinh
vật khác nhưu thuốc trừ sâu không tác động đến cỏ dại
- Ngoài ra, giới tính và tình hình sinh hoạt của sinh vật cũng ảnh hưởng khả
năng gây độc của thuốc bvtv
 Điều kiện ngoại cảnh:
- Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến lý hóa tính của thuốc bvtv, đồng thời
cũng tác động đến trạng thái sinh lý của sinh vật, do đó chúng ảnh hưởng đến
tính độc của thuốc.
CÂU 2: THUỐC TRỪ SÂU VÀ THUỐC SINH TRƯỞNG
2.1. THUỐC TRỪ SÂU CLO
 Đặc điểm:
- Cấu tạo: Trong ptử của các hợp chất này đều có chứa nguyên tử Clo và các
vòng benzen hay dị vòng

3
- Tính chất vật lý: + hoạt chất thường ở dạng rắn, không tan hoặc ít tan trong
nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ và thường có mùi hôi khó chịu
+ Chế phẩm sử dụng thường ở các dạng: nhũ dầu (ND), bột thấm nước (BTN)
hạt (H), bột phun
- Tính chất hóa học: + Độ bền hóa học lớn, tồn tại lâu ngày ở đkiện ngoài đồng
+ Bị phân hủy trong môi trường kiềm
- Cơ chế tác động: Tác động lên hệ thần kinh, làm mất điện thế tạo nên sự dẫn
truyền xung đột thần kinh làm cho sâu chết.
+ Liên kết với các chất thành phần của màng sợi trục thần kinh (là protein và
lipid). Cản trở sự vận chuyển của ion ( chủ yếu là Na+ và K+) qua màng
+ Ức chế của enzym ATP aze, tế bào thần kinh bị nhiễm độc, sâu bị tê liệt và
chết. Quá trình này là qt cơ bản của all các dạng thức của sự sống
- Tính độc: Độc độc đối với động vật máu nóng đều từ trung bình đến cao
+ Tích lũy dưới mô mỡ trong cơ thể người và động vật
- Công dụng: Phổ phòng trị rộng, diệt được nhiều loài sâu hại có kiểu miệng
nhai gặm và một số côn trùng hút chích
+ Không có đặc tính chọn lọc nên dễ gây hại cho các loài thiên địch và các
loài sv có ích khác
 Ưu điểm:
- Quy trình sản xuất tương đối đơn giản, giá thành thấp, dễ chế biến hoạt chất
thành nhiều dạng chế phẩm khác nhau
- Sử dụng trên nhiều loại cây trồng và nhiều điều kiện đồng rộng khác nhau
- Phổ tác động rộng, hiệu lực khá cao, thời gian hiệu lưucj dài thích hợp cho
việc phòng trị ngoài đồng , nhất là đối với các loài cây công nghiệp
- Độ bền hóa học lớn trong những đkiện thông thường nên dễ bảo quản tồn trữ
 Nhược điểm:
- Độ bền hóa học lớn nên thuốc dễ lưu trong đất đai, cây trồng, nsản, tphẩm
- Chúng làm cho môi trường bị ô nhiễm trong một thời gian dài
- Thuốc lưu tồn không những làm phẩm chất, hình thức của nông sản bị xấu đi
mà còn gây độc cho người hay gia súc sử dụng nông sản đó
- Có khả năng gây trúng độc tính lũy mạnh trong cơ thể, đến một lượng nào đó
nó biểu hiện các triệu chứng ngộ độc rất hiểm nghèo như ung thư, quái thai
- Độ độc đối với cá và thiên địch lớn
- Khi sử dụng 1 loại thuốc Clo hữu cơ ở tại một đphương trong nhiều năm dễ
gây ra htượng côn trùng kháng thuốc

4
- Bị cấm và hạn chế sử dụng ở nhiều nước
2.2. THUỐC TRỪ SÂU GỐC PHOTPHO
 Đặc điểm:
- Cấu tạo: CTHH chứa các nguyên tử C,H,O,S,P… Ngoài ra còn có cá gốc
photphat, metori làm tăng độ độc hoặc dễ phân hủy, giảm độc đvs con người
- Tính chất vật lý: Ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu có và bị
- Tính chất hóa học: dễ bị phân hủy bởi môi trường axit và kiềm, không tồn tại
lâu trong môi trường, hiệu lực diệt sâu nhanh.
- Cơ chế tác động: Gây độc cấp tính rất cao do tác động hệ thần kinh rất mạnh,
tích lũy nhanh. Tác động nhanh theo con đường tiếp xúc, vị độc, xông hơi
- Tính độc: rất độc đối với động vật máu nóng và thiên địch. Thải ra ngoài theo
đường nước tiểu, chất gaiir độc là atropine
- Công dụng: Phổ phòng trị rộng, diệt được nhiều loài sâu hại
 Ưu điểm:
- Dễ sử dụng trên nhiều loại cây trồng
- Dễ bảo quản và lưu trữ
- Độ độc cao, phổ phòng trị rộng, diệt trừ được nhiều loài gây hại
- Không tích lũy trong cơ thể con người
 Nhược điểm:
- Rất độc đối với động vật máu nóng và thiên địch
- Sdụng thuốc trong thời gian dài tại 1 đphương -> nhờn thuốc, kháng thuốc
- Khi hít phải thuốc trừ sâu P, đến một lượng sẽ gây các triệu chứng như ngộ
độc, nôn mửa, nặng có thể tử vong
- Thuốc hạn chế sử dụng do gây hại cho con người
2.3. THUỐC TRỪ SÂU CARBAMATE
 Đặc điểm:
- Cấu tạo: Thuốc trừ sâu carbamate là các dẫn xuất của axit carbamic
(NH2COOH)
- Carbamat là hóa chất trừ sâu thuộc nhóm ức chế enzym Cholinesterase
- Tính chất: + Dễ phân hủy bởi acid và môi trường kiềm.
+ Ít tan trong nước, nhưng dễ tan trong dung môi hữu cơ.
+ Không tồn tại lâu trong môi trường, hiệu lực diệt sâu nhanh.
- Cơ chế: + Tác động nhanh: tiếp xúc, vị độc, một số có tác dụng xông hơi.
+ Dễ hấp thụ qua đường tiêu hóa, da và niêm mạc
+ Thải ra ngoài qua đường nước tiểu, chất giải độc Atropine.
5
- Tính độc: + Gây độc cấp tính khá cao, tác động hệ thần kinh, tích lũy nhanh.
+ Ít độc đối với động vật máu nóng, thiên địch và cá.
+ Phổ tác dụng hẹp, bắt đầu chuyên tính (Selective) đối với nhóm côn trùng
chích hút.
 Ưu điểm: - Nhóm carbamate là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi
- rẻ tiền, hiệu lực cao
- dễ sử dụng trên nhiều loại cây trồng
- dễ bảo quản và lưu trữ
 Nhược điểm: độ độc cấp tính cao, khả năng phân hủy tương đương nhóm lân
hữu cơ
- Thuốc không tồn tại lâu trong môi trường, thời gian hiệu lực ngắn

2.4. THUỐC KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG


 Đặc điểm: Chất điều hòa sinh trưởng thực vật (còn gọi là các hocmon sinh
trưởng) là những chất được sinh ra trong cây để điều khiển các quá trình phát
triển của cây.
- Chất điều hòa sinh trưởng (PGR) là chất hóa học, được sử dụng để gây ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây trông
 Cơ chế:
- Các chất điều hòa sinh trưởng giúp cây tiến hành các giai đoạn phát triển một
cách cân đối hài hòa theo đặc tính và quy luật phát triển của cây với liều
lượng rất thấp.
- Mỗi giai đoạn được điều khiển bởi một nhóm chất nhất định. Ở các giai đoạn
trước khi ra hoa có nhóm chất kích thích sinh trưởng.
- Tới mức độ nhất định cây chuyển sang thời kỳ phát triển ra hoa, kết quả thì có
nhóm chất ức chế sinh trưởng hình thành.
 ứng dụng:
- Kích thích hạt giống nẩy mầm nhanh và đều thường dùng các chất Auxin và
GA.
- Kích thích ra rễ cho cành chiết, cành giâm: Chất có hiệu quả cao là Auxin.
- Kích thích nhanh sự sinh trưởng của cây: Với những cây trồng cần tăng chiều
cao như mía, các cây lấy sợi (như đay, gai) thì sử dụng chất GA. Đối với lúa,
rau, màu, hoa, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm có thể dùng Auxin, GA
hoặc Cytokinin.
- Kích thích ra hoa: Với nhiều loại cây ăn quả như dứa, nhãn, xoài … muốn ra
hoa sớm và tập trung thường dùng các chất điều hòa sinh trưởng. Tùy theo
6
loại cây, có thể dùng nhiều chất như Auxin, GA hoặc Etylen, Paclobutrazol.
Với mỗi loại cây và mỗi loại chất có cách dùng cụ thể riêng.
- Hạn chế rụng hoa, rụng quả: Thường dùng các chất Auxin và GA.
- Làm quả mau chín và chín đồng loạt: Chất thường dùng là Ethylen, có thể áp
dụng cho các cây ăn quả như xoài, chuối, dứa, sapô, cà chua, ớt. Phun thuốc
khi quả đã già hoặc có một vài quả bắt đầu chín. Ngược lại, muốn cho quả
chậm chín để kéo dài thời gian thu hoạch có thể dùng chất GA. Với hoa,
muốn tươi lâu có thể dùng chất Cytokinin.
- Kích thích tiết nhựa của các cây có mủ: Ngành cao su thường dùng Ethrel bôi
lên miệng cạo để kích thích ra mủ, tăng sản lượng mủ.
- Điều khiển sự phát sinh rễ và chồi trong kỹ thuật nuôi cấy mô: Trong môi
trường nuôi cấy thường cho một tỷ lệ thích hợp giữa Auxin và Cytokinin để
tạo thành một cây hoàn chỉnh, cân đối đủ cả rễ, thân và lá. Trong đó, Auxin
kích thích ra rễ, còn Cytokinin kích thích ra chồi.
- Ngoài ra, còn được ứng dụng với nhiều mục đích khác như kích thích hoặc
kìm hãm nẩy mầm của củ giống (khoai, hành, tỏi), kích thích ra nhiều hoa đực
hoặc hoa cái (dưa, bầu, bí), tạo quả ít hoặc không hạt (nho, cam, chanh, cà
chua, dưa), làm rụng lá để dễ thu hoạch (đậu, bông), làm cây thấp lại để tăng
mật độ trồng (bông vải), tạo dáng cho cây cảnh
 Ưu điểm: - giúp cây trồng phát triển theo ý muốn của con người
- Tác dụng với cây nhưng không ảnh hưởng đến sinh vật và vsv
 Nhược điểm: hiệu quả có thể thay đổi tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng cây.
- sử dụng cần thận trọng thực hiện đúng theo hướng dẫn
- sử dụng lần đầu trên diện hẹp, thăm dò kết quả và đúc kết kinh nghiệm mới
sử dụng trên diện rộng.

CÂU 3: SỬU DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

3.1. TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC BVTV

 tác động đối với con người:


- có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, tăng năng suất nông sản -> hiệu quả
kinh tế cho người dân
- gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và
con người.
- Gây ảnh hưởng tới sức khỏe người áp dụng thuốc. Một số loại thuốc trừ sâu
có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí choáng ngất
7
cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp
không có các biện pháp phòng tránh tốt.
- Sự tồn đọng của thuốc trong nông sản gây nên hiện tượng ngộ độc cho người
tiêu dùng.
- Dùng quá nhiều gây ô nhiễm môi trường, là điều kiện thuận lợi cho những
mầm bệnh phát triễn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người sinh hoạt
hằng ngày.
 Tác động đến môi trường: Có 2 chiều hướng đối với dịch hại sau phun thuốc
- Có lợi cho việc phòng trừ dịch hại:
+ Kích thích ký sinh phát triển.
+ Giảm khả năng sinh sản của dịch hại hay tăng tính mẫn cảm của dịch hại
đối với thuốc.
+ Kéo dài tác động của sinh vật, hạn chế được sự trở lại của sinh vật lâu hơn.
- Gây khó khăn cho việc phòng trừ:
+ Gây tính chống thuốc
+ giám tính đa dạng của quần thể
+ gây bùng phát số lượng hoặc hình thành các loài dịch hại mới.
- Đối với môi trường:
+ Phun nhiều làm tăng lượng thuốc thừa tích đọng trong đất và nước. Sau
nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có thể cao đến mức gây độc cho môi
trường đất, nước, không khí và con người.
+ Tại nơi sản xuất, nơi phân phối hay thậm chí là nhà dân có thể gây ra một
số tác động đến môi trường thông qua những đặc thù riêng của từng hoạt
động. Để lại dư lượng trên nông sản gây độc cho nhiều đông vật máu nóng.
+ Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được
nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số côn trùng có ích
cũng bị diệt.
+ Làm giảm tính đa dạng của sinh quần,và làm đảo lộn các mối quan hệ
phong phú giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, do đó điều này làm hệ
sinh thái dần bị mất cân bằng.
+ Xuất hiện các loài dịch mới, tạo nên tính chống lại thuốc của dịch hai gây
bùng phát và tái phát dịch hại, dẫn dến hiệu lực phòng trừ của thuốc bị giảm
suốt hoặc mất hẳn.
 Tác động đối với nông sản:
- Ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng như:

8
+ Làm cho năng suất và các chỉ tiêu cấu thành năng suất tăng.
+ Rút ngắn thời gian sinh trưởng, ra hoa sớm, quả chín sớm.
+ Tăng sức chống chịu với điều kiện bất thuận như chống rét, chống hạn,
chống đổ, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng, chống sâu bệnh.
+ Tăng phẩm chất nông sản.
+ Tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật và cải tạo đất tốt.
- Gây hại nếu sử dụng không đúng cách:
+ Giảm tỷ lệ nảy mầm, sức nảy mầm, rễ không phát triển, cây sống còi cọc,
màu lá biến đối, chết cây non.
+ Lá bị cháy, bị thủng, dị dạng, hoa quả bị rụng, quả nhỏ, chín muộn.
+ Giảm khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận và sâu bệnh.
+ Ảnh huởng đến hoạt động của vi sinh vật đất.
Những hiện tượng gây hại này có thể thể hiện nhanh hay chậm, thậm chí có
loại thuốc còn gây hại cho cả cây trồng vụ sau.
=>Để tránh những thiệt hại do thuốc BVTV gây ra, người ta thường chú ý:
Các loại cây trồng khác nhau cũng có độ mẫn cảm khác nhau đối vói từng loại
thuốc. Chọn thuốc thích hợp với từng loại cây, chọn phương pháp sử dụng
phù hợp với giai đoạn phát triển không những nâng cao hiệu quả phòng trừ
mà còn đảm bảo an toàn cho cây. Điều kiện ngoại cành cùng cần được lưu ý
để giảm độ độc của thuốc đối với cây.

3.2. CÁC CÁCH SỬ DỤNG THUỐC BVTV

Cần sử dụng theo kỹ thuật 4 đúng ...) sao cho:

- Thuốc tiếp xúc được với dịch hại nhiều nhât;

- Thuốc xâm nhập vào cơ thể dịch hại nhiều nhất;

- Thuốc dịch chuyển và tác động đến các trung tâm sống của địch hại nhiều nhất;

- Hạn chế đến mức thấp nhất sự tiếp xúc, sự xâm nhập, sự dịch chuyển , sự tác
động của thuốc đến người, sinh vật cỏ ích và môi trường sổng

 Đúng thuốc:
- Thuốc BVTV được sản xuất thành nhiều chủng loại, nếu không được sử dụng
đúng vừa không hiệu quả mà còn gây lãng phí, ô nhiễm môi trường. Trong
từng chủng loại cũng được chia ra loại chọn lọc, loại đa dạng.
- Chọn thuốc ít độc hơn với động vật máu nóng đối với nhiều loại thuốc có
cùng tác dụng với sâu bệnh,.. Phun cho rau, cây ăn quả phải phun thuốc có
9
thời gian cách ly ngắn nhất, độc tính thấp nhất với động vật máy nóng. Không
dùng thuốc có độc tính cao với cá và động vật thuỷ sinh để phun trừ dịch hại
trên ruộng nước
- Cần lưu ý ở nguyên tắc là: thuốc trừ sâu chỉ dùng để trừ sâu, thuốc trừ bệnh
dùng với bệnh, không được dùng lẫn lộn.
 Đúng liều lượng:
- Cần tìm ra liều lượng và nồng độ tối ưu đối với từng loài hoặc nhóm loài dịch
hại, đối với từng loại cây trồng, thậm chí đối với từng giai đoạn sinh trưởng
của mỗi loại cây
- Khi sử dụng, không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng, nồng độ đã quy
định. Nếu giảm đi, hiệu quả diệt trừ sẽ kém, ngược lại, nếu tăng lên sẽ "lợi bất
cập hại", có thể sâu bệnh chết nhiều, nhưng thuốc cũng diệt luôn thiên địch,
mức độ tồn dư của thuốc cao, làm mất an toàn vệ sinh nông sản và ảnh hưởng
xấu đến môi trường.
- Đối với rau quả, sử dụng không đúng liều lượng còn tạo ra khả năng quen
thuốc, kháng thuốc ở nhiều loài dịch hại.
 Đúng cách:
- Pha thuốc đúng cách: chế phẩm trộn đồng đều với nước.
- Không dùng thuốc liên tục trong cả vụ, cũng như nhiều năm một loại thuốc,
nhằm ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc của dịch hại.
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng, ở nơi gần thuốc, không phun thuốc khi
trời nổi gió to để tránh cho thuốc khỏi bị cuốn đi xa, không phun thuốc ngược
chiều gió,
- Khi sử dụng cần có đồ bảo hộ.
 Đúng lúc:
- Xác định đúng thời điểm cần phun thuốc đòi hỏi phải nắm chắc các quy luật
phát sinh, phát triển của dịch hại. Phun thuốc đúng là phun vào thời điểm
bệnh chớm xuất hiện trên đồng ruộng và đang có chiều hướng lây lan phát
triển rộng
- Không phải cứ thấy có sâu, bệnh là phun thuốc; hoặc cứ để chúng phát triển
qua nhiều giai đoạn mới xử lý. Cả hai trường hợp này đều ít đem lại hiệu quả.

10
-Tổng quan thuốc bvtv
Cơ chế xâm nhập của thuốc bvtv vào cơ thể sống

Ưu, nhược điểm

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của thuốc bvtv

-Thuốc trừ sâu và thuốc sinh trưởng

Thuốc trừ sâu clo

Thuốc trừ sâu gốc photpho

Thuốc trừ sâu carbamate

Thuốc kích thích sinh trưởng

-Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Tác động của thuốc bvtv

Các cách sử dụng thuốc bvtv

11

You might also like