Con Nhà Ngta

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Vũ trụ điện ảnh Marvel có Captain America thì vũ trụ điện ảnh Việt Nam có con nhà

người ta. Họ là là những đối tượng không rõ ràng nhưng luôn xuất hiện trong các bữa
cơm, những buổi họp phụ huynh và cha mẹ bắt chúng ta trở thành họ một cách vô
cùng tàn nhẫn. Có không ít ông bố, bà mẹ thường sử dụng khái niệm “con nhà người ta” để
tạo động lực phấn đấu cho con. Tuy nhiên, điều này không chỉ không giúp trẻ trở nên tốt hơn
mà còn có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực. So sánh con mình với "con nhà người ta" đã trở
thành nỗi ám ảnh của rất nhiều trẻ nhỏ. đã gây ra rất nhiều áp lực, e dè, thâm trí là tiêu cực hay
trầm cảm.

Hiện nay, vấn đề so sánh con mình với con nhà người ta vẫn xuất hiện ngày càng phổ biến và
dường như đã được coi là một quan niệm thường tình. Phân cảnh kịch ngắn vừa rồi đã một
phần nói lên thực trạng của các gia đình hiện nay cùng với đó là những câu nói kinh điển như:
"Mày nhìn con nhà người ta giỏi thế kia, còn mày thì..... CHÁN!", "Cùng 1 thầy mà nó được
học sinh giỏi, ngoan ngoãn, còn mày thì..... CHẢ ĐƯỢC TÍCH SỰ GÌ!". Những câu nói ấy làm
người con cảm thấy nản chí với mọi thứ, bức xúc, hay ghét những đối tượng " con nhà người
ta ".

Vc thường xuyên So sánh con mình với con nhà người ta có thể do phụ huynh mong muốn con
mình có thể giỏi được như con của các gia đình khác. chính vì lí do này mà họ luôn lấy những lí
do về học tập để so sánh. Ví dụ: họ so sánh điểm số của con mình với con nhà người ta, về mức
độ chuyên cần hay khả năng lĩnh hội kiến thức của con mình với con nhà người khác., một phần
là do tâm lí ganh đua giữa các phụ huynh ngày nay về con của mình, họ không thích thua những
phụ huynh khác. vì vậy mà luôn buông những lời so sánh về con mình vs con nhà người khác
mà ko quan tâm đến cảm xúc của con cái

Việc thường xuyên so sánh kiểu này sẽ khiến trẻ gặp phải nhiều vấn đề và để lại nhiều hậu
quả không tốt. Thứ nhất sẽ khiến trẻ Trở nên tự ti, nghĩ mình thực sự kém cỏi trong mọi việc
bời vì Bất kể trẻ muốn làm gì cha mẹ cũng đều nói rằng “con không thể”. Khi trẻ cố gắng
chạy về phía trước thì cha mẹ thản nhiên phủ nhận mọi cố gắng của trẻ “con có làm gì đi nữa
cũng thua người khác”. Theo thời gian, trẻ sẽ chẳng còn muốn cố gắng nữa, lười biếng, phó
mặc mọi thứ và không muốn chia sẻ bất cứ điều gì với cha mẹ, bởi chúng tự ngẫm rằng câu
trả lời luôn là “con không thể”. Việc cha mẹ phớt lờ sự cố gắng của trẻ và mù quáng so sánh
với con nhà người ta sẽ khiến trẻ không phát huy được tiềm năng bản thân. Trẻ luôn nghĩ
mình thua kém người khác, mất tự tin và dần trở thành một người tầm thường. Thứ 2 là
Không có cảm giác an toàn vì Đối với trẻ, việc điểm số cao hay món đồ chơi đẹp không khiến
chúng háo hức bằng sự khẳng định và hành động của cha mẹ. Một đứa trẻ rất cần cảm giác an
toàn và tình yêu thương của cha mẹ. Vì thế, khi cha mẹ từ chối những nhu cầu này của con cái,
chúng sẽ dần thu mình và sợ hãi mọi thứ. Cha mẹ có thói quen coi thường con cái sẽ khiến trẻ
nghi ngờ năng lực bản thân, dần dần thu mình, tự kỷ, trầm cảm, điều này sẽ ảnh hưởng tới các
kỹ năng xã hội của trẻ. Dù là người lớn hay trẻ con cũng đều có những ưu và nhược điểm
riêng. Cha mẹ tốt sẽ thấy mặt tốt của con mình, cha mẹ độc hại chỉ nhìn thấy mặt xấu của con
mình. Vì thế, cha mẹ cần có cách dạy dỗ con cái đúng đắn thì tương lai của trẻ mới tươi sáng
được.

Các bậc ph, cha mẹ cần nhận thức đc


Không phải ai cũng hoàn hảo, cũng như không ai cũng có thể giỏi về mọi mặt, có người giỏi
về những việc làm đòi hỏi sự khéo tay, có người giỏi trong việc học và có người những người
lại giỏi về những môn thể chất. Nếu như bị ba mẹ đem đi so sánh với người ta, hãy đem
những thành tích hoặc thứ mà bản thân có thể làm tốt nhất ra cho ba mẹ xem. Họ không biết
rằng chính con cái mình cũng có những tài năng rất riêng, những tư chất rất riêng mà nhiều
phụ huynh khác cũng ao ước con họ có được điều đó. Đúng là ai cũng khó chịu và nản lòng
khi bị đem ra so sánh với anh chị em hoặc bạn bè. Mặc dù vậy, có thể bạn không nhận ra,
nhưng khi so sánh bạn với người khác, người lớn thường có ý tốt, chỉ là mong muốn con cái
mình có thể hoàn thiện hơn., đừng chỉ mãi nghĩ đến việc người lớn chỉ thích đem đi so sánh
với người khác mà hãy nhìn lại bản thân mình. Đừng bao giờ để những so sánh như vậy làm
bạn mất tinh thần. Hãy xoay chuyển tình thế và sẵn sàng chứng minh bạn cũng có nhiều khả
năng mà người khác mơ ước ở con họ. Hãy đầu tư thời gian và sức lực cho đam mê của bạn
và cống hiến hết mình. Một khi bạn gặt hái được kết quả, bạn sẽ có một tuyên bố mạnh mẽ để
phản biện lại ba mẹ khi bị so sánh. Ngoài ra Cha me nên hỗ trợ và thể hiện tình yêu vs con cái.
Nếu trẻ không đạt được thành tích tốt, yHãy luôn ủng hộ con. Bạn có thể tâm sự, khuyến
khích trẻ tập luyện nhiều hơn cũng như khen ngợi và đánh giá cao những nỗ lực của bé trước
mọi người.

Cha mẹ cần nhận thức rằng việc con cái giỏi giang không phải là thước đo giá trị của con
người, mỗi con người sinh ra đều có điểm tốt, xấu, mạnh, yếu riêng vì vậy không thể đánh giá
một con cá qua khả năng leo trèo. Bố mẹ cũng nên lắng nghe con và lại lắng nghe chính bản
thân mình. Lắng nghe mà không phán xét, thay vào đó là tìm hiểu những biểu hiện tâm lý qua
hành động của con, trò chuyện, dành thời gian bầu bạn với con. Từ đó sẽ xóa bỏ rào cản và
giúp bố mẹ, con cái hiểu nhau hơn, từ từ đẩy lùi đi quan niệm sai lệch "con nhà người ta"

Phản đề
Mọi người thường hay nhìn nhận vấn đề con nhà người ta theo 1 góc nhìn tiêu cực, mọi người
sẽ cảm thấy e dè, tự ti, e ngại khi mà mình bị so sánh với người khác, với bạn bè cùng trang lứa
điển hình là vè vấn đề học tập. Vậy tại sao, chúng ta lại không thử đổi góc nhìn về cụm từ” con
nhà người ta” theo 1 hướng tích cực hơn? Đối với mỗi người chúng ta đều có 1 ước mơ, một
hình mẫu lí tưởng để ta hướng tới. Có thể hình mẫu ấy là một ngôi sao, một diễn viên nổi tiếng,
một bác sĩ tài giỏi,... và bố mẹ ta cũng vậy, hình mẫu con nhà người ta của họ có thể là ước mơ
thời trẻ mà bố mẹ chx thực hiện đc hay những người tài giỏi, nhũng người thành công trong
xh,..vì vậy họ lấy từ” con nhà người ta ra” chỉ để mong muốn rằng con mình có thể học tập
được những điều tốt đó, trở thành 1 người thành công, có ích cho xh hiện đại, được người khác
kính trọng hơn, nể phục hơn. Khái niệm con nhà người ta được tạo ra và so sánh cũng được
xuất phát từ sự yêu thương lo lắng muốn con mình phấn đấu tốt hơn. Chỉ là sự yêu thương ấy
được biểu đạt một cách thái quá, sai lệch nên đã vô tình làm tổn thương tâm lý con trẻ. Tuy
vậy nhưng không thể ngày một ngày hai mà thay đổi được suy nghĩ ấy vì nó đã tồn tại đủ lâu
để đi sâu vào tiềm thức phần lớn phụ huynh nên cũng mong các bạn trẻ cảm thông và cùng bố
mẹ thay đổi tốt hơn mỗi ngày Vì vậy khi nghe thấy cụm từ con nhà ngườ ta, chúng ta không
nên cảm thấy quá sợ hãi hay áp lực mà hãy biết chọn lọc, học tập những điều hay, điều tốt của
họ để áp dụng vào khả năng của bản thân mình, làm nó tốt hơn và giúp ta đạt đc ước mơ, mục
đích của chính mình.

vậy con nhà người ta không ám chỉ một cá nhân cụ thể nào nhưng thường không có thật trong
cuộc sống nhưng lại rất hay được cha mẹ lấy r để so sánh với con của mình vì con nhà người
ta được hiểu là những người vô cùng tài giỏi, hoàn hảo về mọi mặt, nhân hậu,tử tế, có hiếu,...
nhưng cũng chính quan niệm trên gây tổn thương rất lớn. việc cha mẹ lấy con nhà người ta
làm mẫu để dạy con mình là 1 việc làm sai , đối với con cái thì bố mẹ là tấm gương sáng nhất
nên nếu bố mẹ có thế so sánh con mình với người khác đuợc thì người con cũng so sánh bố
mẹ mình với bố mẹ người khác được. Bố mẹ sinh chúng ta ra vốn dĩ không ai giống ai , có
người giỏi thì sẽ có người kém vậy nên nếu bố mẹ bắt con mình phải giống người khác sẽ làm
cho con họ mất đi quyên tự do phát triển. Hơn hết sẽ khiến người con chịu một áp lực. Cuối là
dẫn đến những kết cục không đáng có . Hãy nên tôn trọng cuộc sống của con mình, hãy để nó
tự hoàn thiện bản thân mình. Việc của bố mẹ là giúp con mình vững bước trên đường đời.
Cha mẹ sinh ra 1 con người, chứ không phải nhân bản 1 con người

You might also like