Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ THI THỬ HSG 11 SỐ 1

Câu 1: Cấu tạo nguyên tử - Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học – Liên kết hóa học (2
điểm)
1.1. Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 178; trong đó, số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt
mang điện của Y là 12.
a) Hãy xác định kí hiệu hóa học của X, Y và công thức phân tử XY2. (0,5đ)
b) Viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y. (0,25đ)
c) Viết cấu hình electron và so sánh độ bền của hai ion X2+ và X3+. (0,25đ)
1.2. a) Vẽ công thức Lewis của CO 2 và NO2, giải thích vì sao NO2 có thể dime hóa thành
N2O4 nhưng CO2 không thể dime thành C2O4. (0,5d)
b) Dựa cấu tạo phân tử và moment lưỡng cực, giải thích vì sao NO 2 tan trong nước
nhiều hơn CO2. (0,5d)

Câu 2: Phản ứng oxi hóa-khử - Năng lượng hóa học – Tốc độ phản ứng (2 điểm)
2.1. Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron:
a) NaIO4 + SO2 + H2O → I2 + Na2SO4 + H2SO4 (0,25d)
b) As2S3 + H2O2 + NH3 + H2O → (NH4)3AsO4 + (NH4)2SO4 + H2O (0,25d)

2.2. Một loại xăng có tỉ lệ số mol như sau: 35% hepthane, 60% octhane và còn lại là
tạp chất trơ.
a) Viết phương trình nhiệt xảy ra khi đốt cháy xăng trên. (0,25d)
b) Tính biến thiên enthalpy của mỗi phản ứng cháy ở điều kiện 298K, 1 bar. (0,25d)
c) Một xe máy điện có công suất động cơ tối đa là 14W. Tính số giờ xe điện đi được
khi sử dụng hết 3kg xăng trên. Biết hiệu suất động cơ xe máy là 75%. (0,25d)
Cho các số liệu nhiệt động ở 298K, 1 bar sau:
H2O(l) CO2(g) C7H16(g) C8H18(g)
∆ H (kJ/mol) -285,8 -393,5 -223,91 -225,0
°
f

P=A/t
2.3. . Photgen là một chất khí độc được điều chế theo phản ứng: CO(k) + Cl2(k)→ COCl2(k)
Số liệu thực nghiệm tại 20oC về động học phản ứng này như sau:

Thí nghiệm [CO]ban đầu (mol/lít) [Cl2]ban đầu(mol/lít) Tốc độ ban đầu(mol/lít.s)
1 1,00 0,10 1,29.10-29
2 0,10 0,10 1,33.10-30
3 0,10 1,00 1,30.10-29
4 0,10 0,01 1,32.10-31

a) Xác định bậc riêng phần và bậc phản ứng (0,25d)


b) Tính hằng số tốc độ k của phản ứng. (0,25d)
c) Nếu [CO] và [Cl2] ban đầu là 1,00 mol/lít, thì sau thời gian bao lâu nồng độ hai chất còn
lại 0,08 mol/lít. (0,25d)

Câu 3: Cân bằng hóa học – Cân bằng ion trong dung dịch(4 điểm)
3.1. Khí N2O4 kém bền, bị phân ly một phần theo phương trình:
N2O4 (khí) → 2NO2 (khí) (1)
Thực nghiệm cho biết các số liệu sau khi (1) đạt tới trạng thái cân bằng trong bình
kín 1 L:
Nhiệt độ (0C) 35 45
Mh (g/mol) 72,450 66,800
(Mh là khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí ở trạng thái cân bằng)
a) Tính hằng số cân bằng K c của (1) ở mỗi nhiệt độ trên. (Gợi ý: Giả sử ban đầu có 1
mol N2O4). (0,5d)
b) Dựa vào sự phụ thuộc của K vào nhiệt độ, cho biết phản ứng thu nhiệt hay tỏa
nhiệt ? (0,5d)
3.2. a) Cho 200 ml dung dịch X chứa H2SO4 0,05M và HCl 0,1M tác dụng với 300 ml
dung dịch Y chứa Ba(OH)2 a M và KOH 0,05M, thu được m gam kết tủa và 500 ml
dung dịch Z có pH = 12. Tính giá trị của m và a. (1d)
b) Dung dịch CH3COOH C (M) có pH = 2,88. Tính giá trị C và độ điện li của
CH3COOH. (0,5d)
3.3. Thực hiện thí nghiệm chuẩn độ dung dịch HCl bằng dung dịch NaOH 0,1M. Pha
100mL dung dịch NaOH 0,1M (dung dịch A) từ NaOH rắn, rồi lấy 20mL cho vào
buret. Lấy 10mL dung dịch HCl cần chuẩn cho vào bình tam giác, nhỏ vài giọt chất chỉ
thị và lắc đều. Tiến hành chuẩn độ cho đến khi chất chỉ thị chuyển màu thì ngừng, lặp
lại thí nghiệm chuẩn độ thêm 2 lần ta thu được bảng kết quả sau:
Thí nghiệm 1 2 3
Thể tích NaOH 14,55 14,6 14,65
đã dùng (mL)
a) Viết phương trình phản ứng chuẩn độ. (0,5d)
b) Tính nồng độ dung dịch HCl cần chuẩn. (0,5d)
c) Dụng cụ nào thích hợp nhất để lấy 10,00 mL dung dịch A ? (0,25d)
d) Tính pH tại điểm tương đương. Từ đó chọn chất chỉ thị phù hợp và cho biết
dấu hiệu dừng chuẩn độ. (0,25d) NaCl + H2O
H2O sẽ quyết định pH, Kw = CH+ . COH- = 10-14
pH= 7 => Phenolphtalein
Cho bảng thông tin về một số chất chỉ thị thông dụng dưới đây:
Chất chỉ thị Khoảng pH Sự đổi màu
Metyl vàng 2,9 – 4,0 Đỏ – vàng
Metyl da cam 3,1 – 4,4 Đỏ – da cam
Phenolphtalein 8,0 – 9,8 Không màu – đỏ

Câu 4: Halogen – Nitrogen – Sulfur (4 điểm)


4.1. Khi sục khí Cl2 qua dung dịch Ca(OH)2, tuỳ điều kiện phản ứng có thể cho muối
CaOCl2 hay Ca(ClO)2.
a) Viết phương trình phản ứng. (1d)
Cl2 + CaOH2 (dd) --) CaCl2 + CaClO2 + h2o
Cl2 + CaOH2 (rắn/ huyền phù) --) CaOCl2 + H2O
b) Dung dịch CaOCl2 hay còn gọi là chloride vôi có tính tẩy trắng giống như nước
Javel khi để trong không khí có CO2. Viết phương trình minh họa cho tính tẩy trắng
của chloride vôi và nước Javel. (0,5d)

4.2. Đốt cháy hoàn toàn 12 gam một sunfua kim loại R có hoá trị không đổi thu được
chất rắn A R2On và khí B SO2. Hoà tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối X R2(SO4)n có nồng độ 33,33%. Làm lạnh
xuống tới nhiệt độ thấp tách ra 15,625 gam tinh thể T R2(SO4)n.aH2O , phần dung
dịch bão hoà lúc đó có nồng độ 22,54%. Xác định công thức của T. (1d)
4.3. a) Tại sao HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng trong thực tế thường có
màu vàng ? (0,5d) Hno3 ra no2 o2 h2o
b) Mg là một kim loại dễ cháy. Khi đun nóng Mg kim loại trong khí quyển N2 thì tạo thành
một chất bột màu trắng hơi vàng A. Thuỷ phân A cho khí B không màu tan trong nước tạo
thành dung dịch base. Phản ứng của B với oxygen với xúc tác Pt thu được khí C hóa nâu
trong không khí tạo thành khí E. Từ khí E có thể điều chế được acid G. Khi đun nóng B
với Na kim loại sẽ tạo thành hợp chất rắn D và khí H2.
E ra G từ NO2 + h2o + o2 ra HNO3
Xác định các chất A, B, C, D, E, G. VIết phương trình minh họa phản ứng xảy ra. (1d)
Câu 5: Tổng hợp vô cơ (4 điểm)
5.1 Hoàn thành các phương trình phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có). Xác
định công thức phân tử của các chất A, B, C, D, E, F, G, H.
1. A S+ O2 → B SO2
2. B + KOH → C K2So3+ D h2o
3. A + KOH → K2S + C + D
4. E KclO3 + S→ B SO2 + F KCl
5. E → F KCl + O2
6. C K2SO3 + Br2 oxh mạnh + H2O → G + H K2SO4 + HBr
7. H + O2 → Br2 + D
8. G + Ba(ClO3)2 → BaSO4 ktua+ E KclO3
A là đơn chất rắn màu vàng ở điều kiện chuẩn, E là muổi potassium dùng để điều chế
oxygen trong phòng thí nghiệm (có xúc tác MnO2). (Xác định chất: 2d, Viết pt: 2d)
Kmno4 kclo3 kno3

Câu 6: Đại cương hóa học hữu cơ – Xác định CTCT hợp chất hữu cơ (4 điểm)
6.1. Đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam một hợp chất hữu cơ X, thu được hỗn hợp khí và hơi
Y. Dẫn Y qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, thấy khối lượng bình tăng 2,7 gam và
có khí Z thoát ra. Dẫn khí Z vào bình đựng Ca(OH) 2 dư, thu được 15 gam kết tủa
trắng. Tính hàm lượng hydrogen và carbon trong X. (2d, xác định ctpt 1,5d, ham
luong 0,5d)
Biện luận X có oxygen hay không
6.2. a) Hydrocarbon A có peak ion phân tử với giá trị m/z = 56. Viết các CTCT có thể có
của A. (1d, xác ctpt 0,25d, ctct 0,75d)
b) Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C 7H6O có phổ IR như sau: (1d, bien
luan tin hieu: 0,5d, viet ctct: 0,5d) Phải có vòng benzene.
----------------------------Hết----------------------------

You might also like