Đề KTTX 8

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN LẦN 8

Thời gian kiểm tra: 21h00 đến 11h15, ngày 08/10/2023


Câu 1: Cấu tạo nguyên tử - Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học (1,5 điểm)
1.1. Một tiểu phân X+ có cấu hình giống hydrogen ở trạng thái cơ bản.
a) Xác định tiểu phân trên.
b) Năng lượng của hệ 1 hạt nhân – 1 electron được tính theo công thức:
2
Z
2 (eV)
E=−13 , 6
n
Trong đó: Z là điện tích hạt nhân
n là số lượng tử chính (hay mức năng lượng)
Tính năng lượng của tiểu phân X+ ở trạng thái cơ bản (n = 1) và ở trạng thái kích thích n = 2.
c) Một tiểu phân Y23+ khác cũng có cấu hình giống hydrogen ở trạng thái cơ bản. Viết cấu hình
electron của nguyên tố Y, cho biết vị trí của Y trong bảng tuần hoàn và tính năng lượng ion hóa
của tiểu phân Y23+. Biết rằng năng lượng ion hóa bằng trị tuyệt đối của năng lượng hệ.

Q
1.2. Mật độ điện tích của tiểu phân được tính theo công thức: σ = V (C/m3)
Trong đó: Q là điện tích của tiểu phân (C)
V là thể tích của tiểu phân (m3)
a) Từ biểu thức trên, cho biết mối liên hệ giữa mật độ điện tích với thể tích hạt nhân.
b) Các nguyên tử nhóm halogen có xu hướng nhận một electron tạo thành anion X -. Anion này
càng bền trong dung dịch nước nếu mật độ điện tích anion càng thấp. Hãy sắp xếp độ bền các
anion X- trong dung dịch nước theo chiều tăng dần.
c) Nhiệt hydrate hóa là nhiệt lượng tỏa ra khi hòa tan một ion vào dung dịch nước tác giữa ion
với các ph, nhiệt độ hydrate hóa càng âm khi tương tác giữa ion với các phân tử nước càng
mạnh, tức mật độ điện tích cation càng lớn. Hãy sắp xếp giá trị tuyệt đối của nhiệt hydrate hóa
theo chiều giảm dần khi hòa tan các ion M 2+ tạo thành từ các nguyên tử nhóm IIB (Be, Mg, Ca,
Ba).
d) Dựa vào mật độ điện tích, giải thích vì sao mạng lưới tinh thể rắn của AlCl 3 lại bền chặt hơn
của FeCl3, nói cách khác là vì sao liên kết giữa Al với Cl lại bền hơn liên kết giữa Fe với Cl.

Câu 2: Liên kết hóa học – Tinh thể (1 điểm)


2.1. a) Ở nhiệt độ thường, BH3 tồn tại chủ yếu dưới dạng B2H6. Viết công thức cấu tạo của dạng
tồn tại này và cho biết liên kết B-H-B được gọi là liên kết gì ?
b) Sắp xếp các phân tử sau theo chiều có nhiệt độ sôi giảm dần: NH 3, PH3, H2O, PCl3. Giải thích
sự sắp xếp đó.
2.2. Người ta sử dụng phương pháp nhiễu xạ tia X để xác định các thông số của tinh thể. Sự
nhiễu xạ này tuân theo định luật Vulf – Bragg: nλ=2 d . sinθ
Trong đó: n là bậc phản xạ (n = 1, 2, 3,...)
λ là bước sóng của tia X ( Å )
d là khoảng cách giữa các mặt phẳng nguyên tử ( Å )
θ là góc tới của tia nhiễu xạ X

Trong mạng tinh thể sau, các ion Cs+ và Cl- tạo thành mạng lưới Bravais lập phương đơn giản.
a) Xác định công thức thực nghiệm của tinh thế
trên và cho biết số phối trí của ion Cs+.
b) Người ta tiến hành nhiễu xạ tia X đơn tinh thể
trên với chùm tia X có bước sóng là 1,542 Å , sự
phản xạ bậc nhất của mặt phẳng được quan sát
với góc tới là 10,78° .
Tính khối lượng riêng (g/cm3) của tinh thể này.
Biết rằng trong trường hợp trên d có giá trị bằng hằng số mạng a.
c) Tính bán kính của ion Cs +, biết bán kính của ion Cl - là 1,81 Å . Biết các ion trái dấu tiếp xúc
trên đường chéo của hình lập phương.
Câu 3: Năng lượng hóa học – Cân bằng hóa học pha khí (1,5 điểm)
3.1. Các loại khí gas dùng trong bếp thường chứa khí buthane (C 4H10) làm nhiên liệu đốt cháy,
cung cấp nhiệt lượng cho các hoạt động bếp núc. Xét một bình gas chứa 10kg buthane, khi đốt
cháy hết hoàn toàn bình chứa trên ở 298K thì tỏa ra một lượng nhiệt bằng x kJ.
a) Viết phương trình nhiệt của phản ứng đốt cháy methane.
b) Tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy buthane theo kJ/mol ở 298K dựa trên các số
liệu nhiệt động sau ở 298K:
H2O(l) CO2(g) C4H10(g)
∆ H (kJ/mol) -285,8 -393,5 -124,7
°
f

c) Tính giá trị của x.


d) Giả sử rằng các chất sản phẩm của quá trình đốt cháy không hấp thụ nhiệt. Tính khối lượng
nước (kg) có thể đun sôi khi đốt cháy hết một bình khí gas trên. Biết rằng bình đun nước bằng
nhôm cũng hấp thụ nhiệt.
Cho nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là 4200 J/kg.K và 880 J/K.
e) Tính nhiệt độ cao nhất của ngọn lửa có thể đạt được khi đốt cháy hết bình khí gas trên ở 298
bằng lượng oxygen vừa đủ. Biết rằng khi này các chất sản phẩm hấp thụ nhiệt từ phản ứng.
Cho nhiệt dung riêng của nước lỏng và khí carbonic lần lượt là 75 J/mol.K và 37,35 J/mol.K.
3.2. Trong cơ thể, hemoglobin (Hb) có vai trò vận chuyển O 2 đến các tế bào. Cơ thể bị ngộ độc
khí CO do sự hình thành của phức HbCO làm giảm lượng Hb. Cho biết cân bằng giữa CO và
Hb như sau:
Hb + CO ⇌ HbCO K = 1,5.104
Xác định phần trăm thể tích khí CO trong không khí khi 25% Hb ban đầu bị chuyển hóa thành
HbCO. Trong hằng số cân bằng trên, CO tính theo áp suất (atm), Hb và HbCO tính theo nồng
độ (M). Cho biết áp suất khí quyển là 1 atm, tỉ lệ áp suất cũng là tỉ lệ thể tích.
Câu 4: Tốc độ phản ứng (1,5 điểm)
Phản ứng chlor hóa toluen (Ph-Me) có thể xảy ra theo nhiều cơ chế khác nhau tùy thuộc vào
điều kiện phản ứng.
Trong thí nghiệm dưới đây, toluen (lỏng, được lấy rất dư nên coi như nồng độ không đổi) phản
ứng với chlorine khi đun nóng và có mặt xúc tác acid. Nhiệt độ của phản ứng được giữ không
đổi. Động học của phản ứng được nghiên cứu qua sự định lượng nồng độ Cl 2 trong hỗn hợp
phản ứng sau từng khoảng thời gian như sau:
Thời gian 0 3 6 10 14
(phút)
Nồng độ Cl2 0,0775 0,0565 0,0410 0,0265 0,0175
(M)

a) Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ 3-10 phút.
b) Hãy xác định bậc riêng phần của Cl2 và hằng số tốc độ k trong điều kiện trên.
c) Tính tốc độ phản ứng tại thời điểm nồng độ Cl2 trong hỗn hợp phản ứng bằng 0,0500 M.
d) Sau 5 giờ đồng hộ thì lượng Cl2 còn lại trong hỗn hợp phản ứng là bao nhiêu ?
e) Lặp lại thí nghiệm trên trong điều kiện tương tự nhưng thay đổi nồng độ chất xúc tác. Tại
cùng thời điểm nồng độ Cl2 là 0,05M, tốc độ phản ứng đo được với 3 nồng độ xúc tác khác
nhau được cho ở bảng dưới đây:
Nồng độ xúc 0,05 0,075 0,1
tác (M)
Tốc độ phản 0,00144 0,00265 0,00408
ứng (M/phút)

Hãy xác định bậc riêng phần của chất xúc tác. (Lưu ý bậc riêng phần có thể không là số nguyên)
Câu 5: Cân bằng ion trong dung dịch – Phương án thực hành chuẩn độ (1,5 điểm)
5.1. Cho dung dịch A gồm 0,01M H2S.
a) Tính pH của dung dịch A. Biết rằng H2S có pKa1 = 7,04 và pKa2 = 11,96.
b) Cho 10mL dung dịch NaOH 0,02M vào 10mL dung dịch A. Xác định thành phần giới hạn và
pH của dung dịch thu được.
c) Nếu trong dung dịch A còn có 0,01M CH 3COOH thì pH lúc này do cân bằng nào quyết
định ? Tính độ điện li của H2S.
5.2. Tiến hành thí nghiệm chuẩn độ dung dịch một acid hữu cơ 2 nấc H 2C2O4 chưa rõ nồng độ
bằng dung dịch NaOH 0,01M. Lấy 10mL dung dịch H 2C2O4 cho vào bình tam giác, rồi nhỏ vài
giọt chất chỉ thị và lắc đều. Chuẩn độ 10mL dung dịch trên đến hết nấc thứ 2 thì cần dùng hết
26,07mL dung dịch NaOH trên.
a) Viết phương trình chuẩn độ và tính nồng độ dung dịch H2C2O4.
b) Giải thích vì sao sau khi pha dung dịch NaOH xong thì người ta phải bảo quản trong bình
kín.
c) Cho biết môi trường tại điểm tương đương là có tính acid hay base ? Chọn chất chỉ thị phù
hợp và nêu sự chuyển màu khi đạt điểm tương đương.
Cho độ pH chuyển màu của một số chất chỉ thị sau:
Chất chỉ thị Khoảng pH chuyển màu Sự chuyển màu
Phenolphtalein 8,2 – 10,0 Không màu – Đỏ
Methyl da cam 3,0 – 4,4 Đỏ -Vàng
Mehtyl đỏ 4,4 – 6,2 Đỏ - Vàng
Thymolphtalein 9,4 – 10,6 Không màu – Xanh
Bromcresol xanh 6,0 – 7,6 Vàng – Xanh

Câu 6: Halogen (1,5 điểm)


Khí X thuộc nhóm halogen khi sục vào dung dịch KOH ở điều kiện thường thì thu được muối Y
không chứa oxygen (chứa 32,77% K về khối lượng). Khi sục X vào dung dịch KOH đặc, nóng
thì thu được muối Z chứa oxygen. Khi nung nóng muối Z khan tạo thành muối Y và khí T.
Trong công nghiệp, khí X được sản xuất bằng cách sục khí R có tính oxi hóa mạnh hơn X vào
dung dịch muối sodium E chứa nguyên tố trong X.
a) Xác định X, Y, Z, T, R, E. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) A, B, C lần lượt là các oxide của nguyên tố chứa trong X. Số oxi hóa của nguyên tố này
trong A, B, C lần lượt là +1, +4, +6. A được điều chế bằng cách cho X đi qua thủy ngân (II)
oxide, B được tạo thành khi phóng điện êm qua hỗn hợp X và T trong nhiệt độ của không khí
lỏng, C được tạo nên khi cho X tác dụng với khí M (là một dạng thù hình khác của T, có tác
dụng hấp thụ tia bức xạ điện từ của mặt trời). Xác định A, B, C, M và viết phương trình hóa học
xảy ra.
c) (CN)2 là một hợp chất có tính chất tương tự như halogen, được gọi là “halogen giả”. Viết
phương trình phản ứng của (CN)2 với H2, Cl2, KI.

Câu 7: Nitrogen – Sulfur (1,5 điểm)


7.1. A là một hợp chất của nitrogen và hydrogen với tổng số điện tích hạt nhân bằng 10. B là
một oxide của nitrogen, chứa 36,36% oxygen về khối lượng.
a) Xác định các chất A, B, D, E, G và hoàn thành các phương trình phản ứng (biết rằng các
phản ứng đã được cân bằng):
2A + NaClO → B + NaCl + H2O
B + HNO2 → D + 2H2O
D + NaOH → E + H2O
2A + 2Na → 2G + H2
G + B → D + H2O
b) Vẽ công thức Lewis của B. Giải thích vì sao B có tính khử mạnh hơn A.
c) B là base yếu hai nấc. Viết phương trình điện li từng nấc của B trong dung dịch nước.
7.2. Hàm lượng cho phép của tạp chất lưu huỳnh trong nhiên liệu là 0,30%. Người ta đốt cháy
hoàn toàn 100,0 gam một loại nhiên liệu và dẫn sản phẩm cháy (giả sử chỉ chứa SO 2) qua dung
dịch KMnO4 trong H2SO4 thì thấy thể tích dung dịch KMnO4 đã phản ứng vừa hết với lượng sản
phẩm cháy trên là 625mL. Hãy tính toán xác định xem nhiên liệu đó có được phép sử dụng hay
không ?
----------------------------Hết----------------------------

You might also like