Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 43

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA NGỮ VĂN
-----------oOo-----------

TIỂU LUẬN THUYẾT TRÌNH NHÓM


ĐỀ TÀI: NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG
NHÓM: ĐẸP

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Bùi Trần Quỳnh Ngọc


Mã học phần: 2311LITR1473

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Đánh
giá quá
trình
1 - Xây dựng dàn bài
- Viết mục 2.1 (I)
Lê Đỗ Hoài Tâm 47.01.601.028 - Tổng hợp word, chỉnh 100%
sửa nội dung
- Thuyết trình
2 - Đóng góp xây dựng dàn
bài
Trịnh Thị Lan Anh 47.01.601.040 100%
- Viết mục 3, 4 (II)
- Sưu tầm tư liệu minh họa
3 - Viết mục 1, 2 (II)
Nguyễn Thị Quỳnh Hương 48.01.606.020 100%
- Sưu tầm tư liệu minh họa
4 - Đóng góp xây dựng dàn
bài
Lê Thị Xuân Mai 48.01.601.019 100%
- Viết mục III
- Thuyết trình
5 - Viết mục III
- Đóng góp ý tưởng thuyết
Huỳnh Xuân Quan 48.01.601.035 100%
trình
- Minh họa thuyết trình
6 - Viết mục 2.2 (I)
Lê Anh Thư 48.01.606.064 100%
- Sưu tầm tư liệu minh họa
7 - Viết mục 1 (IV)
Lê Minh Nhật 48.01.606.043 100%
- Minh họa thuyết trình
8 - Viết mục 2.2 (I)
Nguyễn Hồng An 48.01.606.003 100%
- Sưu tầm tư liệu minh họa
9 - Viết mục 2 (IV)
Nguyễn Văn Cường 48.01.601.005 100%
- Sưu tầm tư liệu minh họa
10 - Viết mục 1 (I)
Phan Kiều Anh Thư 48.01.606.066 100%
- Làm PPT
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
.…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Mục lục
I. Khái quát chung về nghệ thuật cải lương .............................................. 1

1. Khái niệm ................................................................................................ 1

2. Nguồn gốc – lịch sử ................................................................................ 1

2.1. Nguyên nhân ra đời ........................................................................... 1

2.2. Quá trình hình thành và phát triển .................................................... 3

II. Các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật cải lương .................................. 9

1. Kịch bản ................................................................................................. 9

2. Âm nhạc ............................................................................................... 12

3. Trang phục ........................................................................................... 15

4. Sân khấu............................................................................................... 20

III. Các giọng cải lương ............................................................................. 24

1. Giọng Bắc ............................................................................................ 24

2. Giọng Oán ............................................................................................ 26

3. Giọng Nam........................................................................................... 28

4. Giọng Nam do hơi Bắc biến thể .......................................................... 30

IV. Giá trị của nghệ thuật sân khấu cải lương ........................................ 36

1. Giá trị nhân văn ................................................................................... 36

2. Giá trị nghệ thuật ................................................................................. 37

Tài liệu tham khảo


I. Khái quát chung về nghệ thuật cải lương
1. Khái niệm
Cải Lương là một loại hình kịch hát, vừa diễn, vừa ca ra bộ, tức điệu bộ phù hợp với lời
ca, có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam. Hình thành trên cơ sở dân ca đồng bằng sông Cửu
Long và nhạc tế lễ.

Giải thích theo nghĩa Hán Việt chữ “cải lương” (改良), theo giáo sư Trần Văn Khê:
“Cải lương nghĩa là sửa đổi cho trở nên tốt hơn”, (so với hát bội) thể hiện qua sân khấu biểu
diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản. Cải lương đã tổng hợp những
tinh hoa nghệ thuật của các bộ môn khác như: ca, kịch, nhạc, thi, vũ. Theo GS Trần Văn Khê,
danh từ “cải lương” được xuất hiện đầu tiên trên bảng hiệu gánh hát Tân Thinh của ông Trương
Văn Thông vào năm 1920 (cũng có tài liệu ghi năm 1922). Tiếng Cải Lương gốc ở câu “Cải
Lương phong tục” hoặc “Cải biến kỳ sự, sử ích tử thiên lương” mà ra.

2. Nguồn gốc – lịch sử


2.1. Nguyên nhân ra đời
2.1.1. Nguyên nhân xã hội

Xã hội có nhiều biến động, con người trong xã hội cũng có nhiều thay đổi. Giai cấp tư
sản, tiểu tư sản xuất hiện những nhóm người có nguyện vọng giải phóng cá nhân và lý tưởng
chống lễ giáo phong kiến. Chính vì thế một hình thức sân khấu mới đáp ứng được tư tưởng,
tình cảm của họ được thúc đẩy hình thành.

Bên cạnh đó, khi phong trào Duy Tân thất bại, việc cải cách sân khấu cũng nằm trong
chương trình cải cách xã hội. Một số người yêu nước đã chuyển hướng qua hoạt động văn hóa
xã hội, trong đó bao gồm cả việc cải cách sân khấu.

Trong xã hội bấy giờ, có thể thấy, nông dân là những người chịu áp bức bóc lột nặng
nề nhất của phong kiến thực dân. Bởi lẽ thế mà họ luôn nung nấu trong mình lòng yêu nước
nồng nàn và tinh thần dân tộc bất khuất. Khi những sĩ phu yêu nước đề xướng ra phong trào
Cải lương, nông dân đã là người góp phần phổ biến rộng rãi loại hình nghệ thuật này sâu rộng
đến đời sống và cho toàn xã hội.

2.1.2. Nguyên nhân từ nhu cầu thẩm mỹ của công chúng

Báo Nông Cổ Mín Đàm số ra ngày 11/10/1917 có đăng bài Phương châm đắc sở của
Lương Gia Tẩu (Chợ Lớn) trong có đoạn viết: “Tôi có tánh ham vui nên mỗi tuần tối thứ bảy
thì tôi hay đi coi hát bội. Có đêm tôi gặp được kép hay tuồng giỏi, múa trúng điệu, hát phải

1
hơi thì khoái lạc vô cùng; còn có bữa gặp hề vô duyên đào mới tập thì mỏi lòng không muốn
ngó. Tôi thầm tưởng trên địa cầu này nước nào cũng cho hí trường là chỗ hóa dân trí, động
nhân tâm, nên thảy thảy đều ngó nhau mà cải lương cho trọn lành trọn tốt.[53]”

Cải lương theo cách hiểu bấy giờ là: sửa đổi làm cho tốt hơn. Ý kiến trên đã chứng minh
việc cải cách sân khấu đã trở nên nhu cầu bức thiết về thẩm mỹ của quần chúng lúc bấy giờ.

2.1.3. Nguyên nhân từ sự phát triển của nhạc Tài tử

a. Tính hiện thực và trữ tình

Tính hiện thực thể hiện ngay trong giai điệu và ca từ của Đờn ca Tài tử - âm nhạc nền
của sân khấu Cải lương. Với sự xuất hiện của lời ca bổ sung cho ngôn ngữ âm nhạc, nhạc Tài
tử càng có khả năng phản ánh hiện thực xã hội lúc bấy giờ.

Nhạc Tài tử có nhiều ưu thế trong việc thể hiện tâm tư, tình cảm của nhân dân, nhất là
nhân dân ở một vùng đất rộng lớn xa triều đình, bị phong kiến bóc lột, sau đó lại bị thực dân
đày đọa nhưng luôn luôn mang tinh thần hào khí, nghĩa hiệp chống áp bức bất công ...

Nhạc Tài tử đã thể hiện được nhiều sắc thái tình cảm từ niềm vui trong lao động, tình
yêu, hạnh phúc đến nỗi đau khổ khi ly biệt, nhớ nhung, tang tóc hay bị áp bức, bóc lột, đầy ải
... qua đó có thể gửi gắm được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nên được đông đảo nhân
dân ưa thích và phổ biến rộng rãi, chỉ trong ít năm đã lan ra khắp xứ.

b. Cấu trúc âm nhạc

Bên cạnh tính trữ tình phong phú, đa dạng, nhạc Tài tử còn mang tính tự sự, tức là nhạc
kể chuyện. Cấu trúc nhạc Tài tử rất đặc biệt, vừa quy chuẩn cổ điển (loại âm nhạc thính phòng,
bác học) lại rất phóng khoáng, sáng tạo theo kiểu dân gian. Nhạc Tài tử còn mang tính ngẫu
hứng sáng tạo trên “lòng bản”. Người nhạc công dựa vào “lòng bản” sáng tạo thêm dựa trên
năng khiếu sẵn có của mình, mỗi người đều tìm cho mình một cách biểu diễn độc đáo.

c. Kế thừa và sáng tạo

Nhạc Tài tử đã kế thừa những tinh hoa của truyền thống ca nhạc dân tộc và tiếp thu có
chọn lọc cái hay từ bên ngoài, đưa lại rồi sáng tạo và phát triển thêm.

Từ nhạc Huế và nhạc Lễ chuyển thành nhạc Tài tử; từ nhạc Tài tử tiến lên hình thức Ca
ra bộ; từ Ca ra bộ chuyển thành một loại hình nghệ thuật sân khấu, có kịch bản văn học, diễn
viên, nhạc công, thiết kế mỹ thuật đã cho thấy quá trình hình thành sân khấu Cải lương là một
quá trình kế thừa và phát triển âm nhạc truyền thống dân tộc là Đờn ca Tài tử Nam Bộ.

2
2.2. Quá trình hình thành và phát triển

2.2.1. Quá trình hình thành

Thời điểm ra đời của bộ môn nghệ thuật sân khấu Cải Lương còn gây tranh cãi và còn
nhiều bỏ ngỏ. Tuy nhiên, theo phần đông đa số giới nghiên cứu học thuật và nghệ sĩ thì Cải
Lương ra đời vào năm 1918, hoặc có thể tạm chấp nhận một khoảng thời gian chung rằng Cải
Lương được xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Cải Lương được cho là có nguồn gốc từ dân ca và nhã nhạc cung đình, dần dần được
cải biên theo đờn ca tài tử và hình thành lối ca ra bộ, tiền thân của Cải Lương.

Nhạc cung đình và nhạc tế lễ: Cải Lương là một loại hình nghệ thuật đàn hát bắt nguồn
từ cơ sở là những bài dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long và nhạc tế lễ thường được biểu
diễn trong cung đình ở miền Trung. Do bị đày đọa vào Nam khai khẩn đất hoang hay theo
phong trào Cần Vương, nhiều nghệ sĩ nhã nhạc cung đình Huế đã phải rời quê nhà để định cư
ở miền Nam, mang theo nỗi buồn tha hương sâu sắc. Không được tiếp tục biểu diễn cho vua
chúa, họ quay sang thành lập những nhóm hát phục vụ nhân dân trong các dịp tế lễ, ma chay.
Qua nhiều năm, nhạc lễ được biến hóa nhiều hơn, kết hợp với các làn điệu dân ca miền Nam
và gần như thoát ly khỏi các âm luật của nhạc lễ cung đình. Khi sinh hoạt âm nhạc này càng
được phổ biến rộng rãi, nhạc lễ dần thay đổi đối tượng sang quần chúng lao động và con người
bình dân để phù hợp với nhu cầu nhân dân miền Nam. Từ đó, nghệ thuật Đờn ca tài tử đã ra
đời.

Đờn ca tài tử: Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật giản dị phục vụ cho người Nam Bộ
bình dân, âm luật không hề phức tạp mà mang tính thư giãn. Vào khoảng cuối thế kỷ 19 đến
đầu thế kỷ 20, các nhóm đờn ca được thành lập để tiêu khiển, phục vụ trong các buổi lễ tại tư
gia, như đám tang, lễ giỗ, đám cưới,… nhưng chưa biểu diễn trên sân khấu hay trước công
chúng.

Ca ra bộ: Đờn ca tài tử ban đầu chỉ là những buổi gặp gỡ, tụ họp mang tính chất nhỏ và
gần như không có sự di chuyển. Dần dần để minh họa sắc nét hơn, phong phú hơn các biểu
cảm nhằm phản ánh được thực tế, hay nội dung tưởng tượng, đờn ca tài tử đã có bước chuyển
mình sang sân khấu biểu diễn để đáp ứng những thay đổi về nhu cầu thẩm mỹ và giải trí của
người dân miền Nam.

Và khi lên sân khấu rộng lớn, trung tâm sân khấu lúc này lại là các nghệ sĩ biểu diễn
nên cần phải có những động tác và di chuyển để không khiến sân khấu bị đơ và trống vắng. Từ
đây, hình thành loại hình nghệ thuật Ca Ra Bộ, tức là ca hát và có diễn tả ra điệu bộ. Chính là

3
nguồn gốc loại hình nghệ thuật biểu diễn Cải Lương để phân biệt với phong cách Đờn ca tài
tử.

Vào năm 1918, theo Vương Hồng Sến, toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut cho
phép mở gánh hát có bán vé và diễn ở các rạp hát lớn ở miền Nam. Nhân cơ hội đó, ông Andre
Thận và Châu Văn Tú đã đưa Cải Lương lên sân khấu với vở Gia Long tẩu quốc diễn ở Rạp
hát Tây Sài Gòn.

*Giai đoạn: 1917 đến 1920

Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật cải lương ở
Nam Bộ. Bài diễn thuyết Hí nghệ cải lương của Lương Khắc Ninh tại nhà Hội Khuyến học
ngày 28 tháng 3 năm 1917 được xem là tuyên ngôn của sân khấu nghệ thuật cải lương trong
chặng đường đầu tiên.

Vào giữa năm 1920, gánh Tân Thinh được thành lập có quy mô ở Sài Gòn, tại đường
Boresse (nay là đường Yersin, phường Nguyễn Thái Bình, quận I). Chủ nhân của gánh là
Trương Văn Thông, nguyên quán Sa Đéc. Tân Thinh diễn vở Bạch Tuyết kiên trinh (1920)
treo bảng hiệu Đoàn hát cải lương cùng hai câu đối nêu tôn chỉ của đoàn:

Cải cách hát ca theo tiến bộ

Lương truyền tuồng tích sánh văn minh.

Lâm Hoài Nghĩa và Nguyễn Quốc Biểu là tác giả hai câu liễn, và chính là soạn giả của
đoàn Tân Thinh. Nội dung câu liễn của đoàn hát Tân Thinh không chỉ thể hiện tôn chỉ của
đoàn mà còn thể hiện ý nghĩa, định hướng của sân khấu cải lương.Và cũng từ đấy, từ ngữ “cải
lương” trở thành tên gọi chính thức của bộ môn nghệ thuật này.

Giai đoạn đầu, các tác giả mặc dù không được đào tạo trường lớp nhưng bản thân họ đã
tự mày mò sáng tạo trong cách xây dựng kịch bản. Nội dung kịch bản cải lương phổ biến ở ba
hướng chính: một là chuyển thể từ những tác phẩm văn học, truyện thơ, truyện dài, tiểu thuyết;
hai là phóng tác theo truyện dân gian, thần thoại, dã sử; ba là sáng tác kịch bản có tính hiện
thực xã hội, tố cáo chế độ phong kiến, tư sản, những tệ thói hủ tục…

Nghệ thuật cải lương giai đoạn này hình thành hai phong cách sân khấu trên hai hướng
đề tài. Phong cách cải lương cổ tương ứng với những vở diễn cổ, thần thoại, dã sử… sân khấu
với những nhân vật mũ cao, áo dài đứng trên sân khấu hoành tráng, lộng lẫy. Phong cách cải
lương đương đại tương ứng với những vở diễn phản ánh hiện thực xã hội, tâm lý con người.
Sân khấu với những cảnh trí dân dã tái hiện vùng quê sông nước Nam Bộ, con người mộc mạc

4
nghĩa tình mang đến cho cư dân Nam Bộ sức hấp dẫn rất lớn, hướng đến thị hiếu tìm sự mới
mẻ, đổi mới.

*Giai đoạn từ 1920 đến 1945

Đây là giai đoạn phát triển mạnh. Phong trào cải lương thời kỳ này phát triển rầm rộ ở
các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Sài Gòn. Ở Bến Tre, Mỹ Tho có ban hát Sĩ Đông Du,
Tiểu Học ban, Như Thủy ban, Tập Ích ban, Văn Hí ban… Từ năm 1935, giai đoạn phục hưng
của cải lương, có đến trên 300 vở chuyển thể từ tác phẩm kiếm hiệp, trinh thám, tiểu thuyết
của soạn giả Mộng Vân, do những gánh biểu diễn của Mộng Vân, Tân Xuân, Nam Thành,
Nhạn trắng, Hữu Thành…biểu diễn. Tính từ năm 1940-1945 toàn Nam Bộ có khoảng 67 ban
hát cải lương.

*Giai đoạn 1945 đến 1975

Đây là giai đoạn nghệ thuật cải lương tồn tại và phát triển theo hai dòng chính: cải lương
cách mạng kháng chiến và cải lương vùng tạm chiếm. Với dòng cải lương vùng tạm chiếm chủ
yếu diễn các vở cải lương tuồng Tàu, Tây hoặc những vở xã hội mang đậm tính ủy mị, sướt
mướt.

Năm 1945 – 1948, phong trào cải lương cách mạng chủ yếu mang phong cách dân tộc,
truyền thống, ca ngợi hình tượng thanh niên xung phong, nông dân, phụ nữ trí thức theo kháng
chiến.

Từ 1955 đến 1975, cải lương bước vào giai đoạn tiếp nối truyền thống dòng cải lương
cách mạng kháng chiến, khẳng định vị thế trong lòng khán giả Nam Bộ. Những đoàn văn công
giải phóng dựng những vở cải lương theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, viết về đề tài con
người mới có tinh thần chiến đấu.

*Giai đoạn 1980 đến nay

Vào cuối những năm 1980, Cải Lương bắt đầu tuột dốc. Các rạp hát thưa dần suất diễn.
Khán giả đến rạp hát để xem cải lương cũng thưa dần, nhất là đối với khán giả trẻ. Các đoàn
Cải Lương phải đi lưu diễn ở các vùng sâu, vùng xa để tìm khán giả.

Cải lương đối mặt với những thách thức của thời đại, cải lương mất dần vị trí độc tôn
trong lòng khán giả Nam Bộ và đi vào giai đoạn suy thoái.

Về nguyên nhân dẫn đến sự thoái trào của Cải Lương, soạn giả Huỳnh Anh lý giải:
“Cuối thập niên 1980, những năm đầu thập niên 1990, đất nước bắt đầu mở cửa. Cùng với sự
mở cửa hội nhập của đất nước là các loại hình văn hóa khác du nhập vào Việt Nam, nhất là

5
phim ảnh, thu hút được nhiều khán giả, nhất là đối với giới trẻ. Vì vậy, sân khấu không còn là
phương tiện giải trí duy nhất đối với công chúng”.

2.2.2. Quá trình phát triển

*Giai đoạn hoàng kim (1920 – 1945)

Chỉ có ba năm ngắn ngủi từ gánh hát Thầy Thận có Ca ra bộ (1917) đến Đoàn Cải lương
Tân Thinh (1920), SKCL đã cơ bản định hình và bước đầu phát triển trên mọi phương diện.
Sức hấp dẫn của loại hình sân khấu non trẻ đất Nam Bộ là không thể bàn cãi:“...phong trào
Cải lương Nam kỳ ở miền Bắc lan rộng trong quần chúng, quyến rũ từ sinh viên trường cao
đẳng, đến học sinh các trường, từ trí thức đến thợ thuyền...đều mở lòng dang tay đón tiếp nghệ
thuật của quê hương, của dân tộc một cách nhiệt tình thắm thiết”

* Giai đoạn thăng trầm (1945 – 1975)

- Giai đoạn giao thời (1945 – 1954)

Thành quả Cách mạng tháng Tám chưa lan tỏa, quân đội Pháp đã trở lại miền Nam.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Giai đoạn đầu chiến sự, SKCL gặp nhiều khó khăn (đoàn hát
rã gánh, nghệ sĩ tứ tán...). Nông thôn là vùng cạnh tranh quyết liệt giữa lực lượng kháng chiến
và thực dân, an ninh thiếu kiểm soát. Đây cũng là giai đoạn SKCL có sự phân hóa về hệ tư
tưởng và thẩm mỹ nghệ thuật với sự phân chia ranh giới SKCL cách mạng (vùng kháng chiến)
và SKCL thành thị (vùng tạm chiếm) mà SKCL Sài Gòn là đại diện. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, văn hóa nghệ thuật hướng đến phục vụ sự nghiệp thống nhất nước nhà, phục vụ nhân
dân, SKCL cách mạng tập hợp lực lượng từ nhiều nguồn: những nghệ sĩ - chiến sĩ đi lên từ
phong trào kháng chiến và nghệ sỹ chuyên nghiệp được giác ngộ cách mạng tự nguyện vào
chiến khu tham gia lực lượng văn nghệ giải phóng.

- Giai đoạn đỉnh cao (1955 - 1968)

Năm 1954, Hiệp định Genève (giơ-neo-vơ) được ký kết, đất nước bị chia cắt. Miền Bắc
tiến lên xây dựng CNXH. Miền Nam chịu sự kiểm soát của Mỹ theo con đường TBCN. Mỹ
tung ra hàng khối tiền viện trợ quân sự và kinh tế biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
Trong bối cảnh phức tạp đó, SKCL miền Nam có cả cơ hội lẫn thách thức trong quá trình phát
triển. Chưa bao giờ SKCL có một đội ngũ làm nghề dồi dào và tinh luyện dường ấy, cùng trình
độ phát triển chuyên nghiệp và đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh lớp tác giả kỳ cựu vẫn giữ
phong độ (Trần Hữu Trang, Nguyễn Thành Châu, Duy Lân, sự xuất hiện của đội ngũ tác giả
trẻ tài hoa xuất thân từ chiến khu: Thiếu Linh, Điêu Huyền, Thu An, Phong Anh, Hà Triều-

6
Hoa Phượng, Quy Sắc, Trần Hà, Mai Quân,...đã tạo nên sinh khí mới cho SKCL. Khi khán giả
đã quá nhàm chán những tuồng tích cũ, văn phong cũ, xảo thuật cũ,...đòi hỏi đổi mới cả ý
tưởng dàn dựng lẫn nội dung tuồng tích thì những cây bút giàu sáng tạo này đã có mặt kịp thời.
Lực lượng tác giả tại chỗ (Viễn Châu, Hoàng Khâm, Nhị Kiều) cũng nổi lên góp tiếng vào sự
đa thanh của SKCL. Chưa bao giờ SKCL tiếp nhận một nguồn kịch bản mới dồi dào, đa dạng
và chất lượng đến vậy. Tác phẩm tiêu biểu có: Hồi trống Vân Lâu ( của Thiếu Linh); Nhụy hoa
lan (Mai Quân); Đường về quê mẹ (Thu An); Nửa đời hương phấn (Hà triều – Hoa Phượng),
Người đẹp Bạch Hoa thôn (Hoàng Khâm), Người vợ không bao giờ cưới (Kiên Giang – Quy
Sắc),...

- Giai đoạn suy thoái (1968 – 1975)

Chiến tranh ngày càng ác liệt mà đỉnh cao là chiến dịch Mậu Thân đã ảnh hưởng nặng
nề đến mọi lĩnh vực trong xã hội, trong đó có SKCL. Các đoàn phải ngưng diễn, khi hoạt động
lại thì vướng lệnh giới nghiêm do chiến sự lên cao. Không hát được ban đêm, phải diễn ban
ngày – thời gian mọi người bận bịu mưu sinh – dẫn đến khán giả sa sút trầm trọng. Khi SKCL
Sài Gòn lâm vào khủng hoảng (1968) thì SKCL cách mạng không ngừng lớn mạnh, mở rộng
ảnh hưởng sang cả vùng tạm chiếm. Đầu năm 1975, các đoàn văn công đồng loạt tham gia
chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. SKCL lại sang trang.

* Giai đoạn thống nhất đất nước (1975 – nay)

- Giai đoạn 1975 – 1985

SKCL thực sự bùng nổ. Các đoàn hát lớn nhỏ mọc lên khắp cả nước với số lượng không
thể kiểm soát, tỉnh nào cũng có vài ba đoàn hoạt động mạnh và ăn khách. Phong trào lập đoàn
hát “lậu” cũng mở ra rầm rộ trước nhu cầu quá lớn của công chúng. Tuy hoạt động trái phép
nhưng truy trách nhiệm đối tượng này thì không dễ vì địa phương không có quyền kiểm tra
đoàn hát, thẩm quyền này thuộc về phòng sân khấu. Lực lượng mỏng, phòng sân khấu không
thể theo sát các đoàn hát này ẩn hiện khắp nơi. Thực tế, họ còn có thái độ thông cảm vì những
đoàn hát lưu động không giấy phép này đã góp phần phục vụ nhu cầu rất lớn của công chúng
ở vùng sâu vùng xa, những nơi hẻo lánh, xa trung tâm mà các đoàn lớn ít xuống tới. Đây là
thời kỳ: “Đời sống sân khấu phong phú và cực thịnh, các rạp Cải lương suất nào cũng đầy
nhóc, các sân bãi ngoài trời đông nghẹt, mỗi suất hát vài ngàn khá giả là chuyện thường...”.
Các đoàn hát nổi bật của SKCL lúc bấy giờ như: Sài Gòn 1,2,3, Thanh Nga, Hương Mùa Thu,
Phước Chung, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Minh Tơ,…

- Giai đoạn 1986 – nay

7
Năm 1986, Nhà nước xóa bỏ chế độ bao cấp, thực hiện sự nghiệp đổi mới. Hội diễn
năm 1990 là bước ngoặt sân khấu, phản ánh hiện thực xã hội, nói tới những góc tối, ham muốn
riêng tư của con người, là những tác phẩm nói thẳng, nói thật mà trước kia chưa có trong các
hội diễn. Tiêu biểu cho lối sống tha hóa đạo đức trong giai đoạn này được phản ánh trong các
vở: Nỗi đau tình mẹ của Vũ Hải kể về câu chuyện đau lòng của người mẹ có nhiều con, nhưng
chẳng đứa nào chịu nuôi mẹ, cuối cùng bà phải chết ở ngoài đường; Xôn xao rừng quế của
Phan Lương Hảo, vì hám lợi, họ bán tất cả gia phả là văn hóa dân tộc, sẵn sàng sát hại nhau để
đạt mục đích vì tiền. Hội diễn sân khấu năm 1995 tiếp tục phản ánh những bức xúc của lối
sống cá nhân, tư tưởng làm giàu, muốn nhanh chóng trở thành những ông chủ, bà chủ của lớp
người thời kỳ đổi mới. Họ sẵn sàng làm tất cả để đạt mục đích ham muốn làm giàu, sẵn sàng
chà đạp lên những quan niệm đạo đức dân tộc, truyền thống để giành lấy quyền lực tiền của.
Xã hội lúc này được thể hiện qua những tác phẩm đặc trưng như vở: Ai tỉnh ai điên của Sỹ
Hanh và Huy Uẩn, Trong trắng cao nguyên của Tất Đạt, Chuyện tình lưu Lạc, Khoảnh khắc
đời người,...

Hội diễn năm 2000, các tác phẩm Cải lương đi sâu vào hai hướng đề tài, lịch sử và con
người đương đại. Các tác giả phía Bắc thiên về đề tài lịch sử, ẩn chứa những bức xúc xã hội
đương đại như Kẻ sĩ Thăng Long của Nguyễn Khắc Phục và Nhật Minh, Bí sử chốn thâm cung,
Vằng vặc ánh sao khuê,... đều phản ánh những mâu thuẫn, xung đột quyết liệt giữa gian tà và
ngay thẳng, cái thiện và cái ác. Trong khi đó, các tác giả phía Nam đi sâu vào đề tài đương đại,
phản ánh hiện thực sống động của những con người mới trên trận tuyến xây dựng xã hội tương
lai, từ cơ sở kinh tế thị trường đi lên trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Nhiều vở diễn như: Đôi
bờ, Huyền thoại tình yêu, Khúc ly hương, Chuyện bên vỉa hè,...phản ánh thân phận con người
sau chiến tranh, họ là những người lính, thanh niên xung phong, nông dân, ...trải qua bao khốn
khó đời thường, những hy sinh mất mát sau chiến tranh, lạc lõng trong cuộc sống mới, họ phải
làm gì trước cám dỗ của đồng tiền và quyền lực,...

8
II. Các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật cải lương
1. Kịch bản

Cải Lương có một đặc điểm nổi bật được xem là “loại hình nghệ thuật tình cảm”. Kịch bản
Cải Lương thường có cốt truyện xúc động, nhưng vẫn có những vở Cải Lương mang ý nghĩa
phản ánh hiện thực xã hội. Tác phẩm Cải Lương thường được xây dựng trên những xúc cảm
cơ bản như: bi, hài, anh hùng ca và trữ tình.

1.1. Chất anh hùng ca

Xúc cảm anh hùng ca thường xuất hiện trong những vở Cải Lương cách mạng. Chất anh
hùng ca có từ truyền thống, qua những vở tuồng cổ Cải Lương từ năm 1921. Đến Cải Lương
cách mạng, kháng chiến, chất anh hùng ca phát huy trọn vẹn.

Lớp diễn “Phàn Định Công đề cờ” trong vở “San Hậu” do nghệ sĩ Hoàng Hải diễn
(Ảnh: tourismcantho.vn)
1.2. Tính bi
Xúc cảm bi được xem là cảm xúc chủ đạo trong các vở Cải Lương, hướng khán giả xúc
động với những câu chuyện tình nhân thế. Tử biệt là nút thắt trong câu chuyện và mọi xung
đột mâu thuẫn trong câu chuyện tình cảm đều khiến người xem xúc động. Ví dụ như cảnh Thúy
Kiều gặp Từ Hải trong vở Cải Lương “Thúy Kiều”. Từ Hải là con người lý tưởng, chỗ dựa cho
thân phận hẩm hiu của Kiều, nhưng cuối cùng lại chết vì tình yêu. Rất nhiều vở tuồng kinh
điển của Cải Lương dùng tử biệt để đẩy xung đột kịch lên đến đỉnh điểm, như cái chết của Thi
Sách trong “Tiếng trống Mê Linh” đã khiến Trưng Trắc đứng lên khởi nghĩa trả thù cho chồng.

9
Tuy kịch bản Cải Lương chứa đựng cả hai xúc cảm bi và hài, nhưng cảm xúc bi trong
kịch bản Cải Lương không phải là những bi kịch không lối thoát. Con người vượt qua cái bi
như vượt qua số phận, vượt qua những khó khăn của cuộc đời để hướng đến hạnh phúc. Những
nhân vật trên sân khấu Cải Lương chính là những con người mang tính cách rất Nam Bộ –
mạnh mẽ, sẵn sàng đối đầu với khó khăn để mưu cầu hạnh phúc. Niềm vui sum họp luôn là
kết cục của những vở Cải Lương, phù hợp với văn hóa truyền thống Việt Nam.

Nỗi đau của người mẹ khi con hy sinh trong trích đoạn Cải Lương “Hoa đất” do nghệ sĩ
Hồng Thủy diễn (Ảnh: tourismcantho.vn)

1.3. Tính khôi hài

Nếu như cảm xúc bi trong Cải Lương được tác giả tập trung khai thác ở diễn xuất, tình
tiết, âm nhạc, lời ca, thì cảm xúc hài lại tập trung trong lối diễn xuất của diễn viên có tính ngoại
hình nhiều hơn là nội tâm nhân vật. Nhân vật hài xuất hiện nhằm làm giảm tính bi lụy của cảnh
diễn hay tiết chế tính xung đột của hành động kịch. Cái hài trong Cải Lương là sự điểm xuyết
vào chuỗi bi lụy kéo dài. Kịch bản Cải Lương là sự sắp xếp hợp lý các hành động kịch mang
cảm xúc bi và hài xen lẫn.

Để tạo tiếng cười trong các vai hài, diễn viên có hai thủ pháp cơ bản. Một là diễn ngoại
hình có tính cách điệu, gây cười. Hai là diễn tả bằng ngôn ngữ mô tả động tác, kết hợp với
ngôn ngữ văn học, là những tiếng cười có ý nghĩa xã hội.

1.4. Tính trữ tình


10
Tính trữ tình của nghệ thuật Cải Lương thể hiện qua nội dung tác phẩm thường đậm
tính văn học kịch. Nội dung văn học kịch sân khấu Cải Lương phong phú về đề tài, phổ biến
là các câu chuyện kể dân gian, truyền thuyết, lịch sử,… hoặc có thể là những câu chuyện cổ
có nội dung xã hội, gắn liền với đời sống tinh thần của con người. Văn học kịch Cải Lương
phản ánh hiện thực xã hội từ cổ xưa đến đương đại và tất nhiên không thể thiếu những câu
chuyện về tình thân, tình yêu, tình bạn,… được sử dụng như chất liệu chính. Vì vậy, chất trữ
tình của Cải Lương thường được thể hiện qua cốt truyện.

Tính biểu cảm, chất trữ tình là một trong những đặc trưng của loại hình cải lương. Nội
dung kịch bản cải lương có cốt truyện xúc động, giàu tình cảm. Đó là những câu chuyện xã
hội, tình cảm, có tính trữ tình sâu sắc, soạn giả khai thác triệt để những tình tiết làm nên nỗi bi
thương. Có thể nói, những câu chuyện tình yêu là đề tài phổ biến của sân khấu cải lương, cải
lương có thế mạnh xây dựng những cuộc tình tay ba, tay tư, và gần như trở thành nguyên tắc
cấu trúc nghệ thuật. “Nhìn lại trên 1000 tác phẩm cải lương đều có lối dẫn dắt truyện: tử biệt
– sinh ly – chia lìa – gặp lại, mang nội dung trữ tình, đi sâu khai thác những xung đột tình
cảm, tạo cái bi, hài”. Nhìn một cách khái quát, tác phẩm cải lương kinh điển để lại dấu ấn
trong lòng khán giả Nam Bộ nhiều nhất thường là những vở diễn về gia đình và tình yêu như:
Lá sầu riêng, Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu, Lan và Điệp, Nửa đời hương phấn, Con gái chị
Hằng, Người vợ không bao giờ cưới, Vợ và tình… Những soạn giả cải lương nổi tiếng là tác
giả viết nhiều về chủ đề tình yêu như Trần Hữu Trang, Hà Triều – Hoa Phượng, Năm Châu…
Tác phẩm cải lương thường được xây dựng trên những xúc cảm cơ bản như: bi, hài, anh hùng
ca. Xúc cảm anh hùng ca thường xuất hiện trong những vở cải lương cách mạng. Đa phần,
soạn giả cải lương xây dựng kịch trên xúc cảm bi và hài. Trong đó, xúc cảm bi được xem là
cảm xúc chủ đạo, hướng khán giả xúc động với những câu chuyện tình nhân thế.

Cái hài trong cải lương là sự điểm xuyết vào chuỗi bi lụy kéo dài, những nhân vật hài
của cải lương chỉ xuất hiện thoáng qua cùng với các nhân vật chính, như xóa đi nỗi buồn bằng
cách chọc cười vô tư. Cải lương thiếu cảm xúc hài sẽ nặng nề và ảm đạm. Chứa đựng trong
một kịch bản cải lương là sự sắp xếp hợp lý các hành động kịch mang cảm xúc bi và hài. Điều
này, nghệ thuật cải lương không chỉ mang dấu ấn của văn hóa khu vực mà còn phản ánh bản
sắc văn hóa vùng. Trong cuộc sống người Nam Bộ luôn vượt thoát những ưu sầu, phiền lụy,
hướng đến niềm vui tươi, hạnh phúc.

Ví dụ: Tác phẩm Lan và Điệp

Lan Và Điệp là cái tên nổi tiếng trong làng nghệ thuật Việt Nam, bắt đầu từ tiểu thuyết
mang tên Tắt Lửa Lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan sáng tác năm 1933. Câu chuyện nói

11
về mối tình lãng mạn, đầy trắc trở của cô gái tên Lan và chàng trai tên Điệp. Do mắc mưu của
ông quan Phủ ở tỉnh lẻ, Điệp – học sinh nghèo – phải phụ tình vị hôn thê là Lan để cưới Thúy
Liễu, con gái ông Phủ. Lan ôm mối tình tuyệt vọng bỏ nhà đến chùa để cắt tóc đi tu. Cao trào
của câu chuyện khi Điệp tìm được ngôi chùa mà Lan đang tá túc, thì cũng đúng lúc nàng trút
hơi thở cuối cùng. Tác phẩm Tắt lửa lòng nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng
và được các nghệ sĩ chuyển thể ra nhiều hình thức khác nhau.

Một kịch bản cải lương cần muốn được hoàn thiện phải được phân chia và sắp xếp thành
các phần Và sự phân chia này thường được xây dựng và đánh giá theo ba bước gồm: Khai đề
- thắt nút – mở nút. Khai đề là phần mở đầu, giới thiệu khiến khán giả có thể dễ dàng liên tưởng
và hình dung được bối cảnh và hoàn cảnh của vở cải lương và đồng thời nó cũng làm tiền đề
cho phần thắt nút. Thắt nút là giai đoạn xây dựng, phát triển các tình tiết trở nên gay cấn để
dẫn đến các xung đột và sẽ giải quyết các xung đột ấy ở phần kết. Điều này sẽ giúp cho phần
kết đầy cảm xúc và đọng lại trong khán giả nhiều hơn. Mở nút chính là phần kết, mở nút ở đây
chính là tháo gỡ mọi rắc rối, xung đột để kết thúc vở kịch. Dựa theo chủ đề và nội dung của
kịch bản cải lương thường được chia thành hai hình thức sân khấu lớn: Sân khấu cải lương
theo tuồng Tàu, hay được gọi là tuồng cổ. Sân khấu cải lương theo tuồng Tây, hay còn có một
tên gọi khác là cải lương tuồng hương xa. Loại này ngoài diễn những kịch bản có cốt truyện
Việt Nam ra sẽ diễn thêm những tác phẩm của Anh, Pháp. Dựa theo đề tài và nội dung của vở
kịch mà thầy tuồng quy định loại hình sân khấu. Các gánh hát theo tuồng Tàu nổi tiếng và trở
nên phổ biến rộng rãi hơn trong công chúng vào năm 1920 – 1950 như Nam Phong, Thanh
Bình – Kim Mai, Văn Hí Ban... Trong loại hình sân khấu tuồng Tàu sẽ đặc biệt chú trọng đến
âm nhạc, các bài hát sẽ chiếm vị trí chủ đạo. Lời thoại đối đáp cũng được nhấn nhá theo tiết
tấu nhạc và các động tác hình thể cũng được chuyển đổi thành vũ đạo. Sự kết hợp này thường
được người trong nghề gọi là vũ đạo hóa. Ví dụ như diễn viên run rẩy tay chân, hay đảo tròng
mắt đều sẽ theo nhịp trống. Vì vậy, tiết tấu đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết hợp chặt
chẽ giữa lời thoại và các động tác diễn xuất nhằm làm tăng kịch tính của vở kịch.

Sân khấu tuồng Tây thì lại chú trọng đến ca từ và lối diễn xuất tự nhiên gắn liền với đời
sống sinh hoạt thường ngày, tuân thủ theo chủ trương của Năm Châu là “Một sân khấu thật và
đẹp”. Trong kịch bản của nghệ thuật cải lương, các yếu tố ca – kịch luôn là vị trí chủ đạo và
luôn được phối hợp, đan xen hài hòa. Chất giọng của người nghệ sĩ cũng phải phản ánh được
những cung bậc cảm xúc đối với phân cảnh diễn. Người khán giả khi xem bất kì vở cải lương
nào cũng sẽ được thưởng thức phần kịch và cả phần ca nhạc.

2. Âm nhạc

12
Sự kết hợp giữa kịch và ca nhạc trong kịch bản cải lương có thể cho chúng ta nhận thấy rõ
nhà soạn giả vô cùng tài năng khi vừa phải đóng vai trò là nhạc sĩ vừa là nghệ sĩ. Những nhà
nghiên cứu nghệ thuật sân khấu đều nhận định rằng các nhà soạn giả kịch bản cải lương đều
mang trên mình những tư chất sáng tác tổng hợp. “Viết tuồng cải lương, điều khó nhất là sắp
bài ca cho trúng chỗ. Trong điệu cải lương có nhiều giọng: Bắc, Oán, Nam, Lý, Bình, Ngâm
v.v Mỗi giọng đều có tiết riêng, không giống nhau. Muốn đề bài ca cho đúng điệu, phải biết
đờn và biết mùi của mỗi bản. Tùy lúc vui, buồn, giận, sợ của vai tuồng chọn lọc kỹ trong những
bản đờn, bản nào hợp với hoàn cảnh và hạp với vai tuồng mới đề vào. Nếu đề sai, người ta
biết rằng tác giả không thạo đờn.” (Trần Văn Khải, 1970, tr. 216).
Nói đến âm nhạc trong cải lương, các nhà nghiên cứu: Vương Hồng Sển, Sỹ Tiến, Ngô Đức
Thịnh đều có nhận xét thống nhất cho rằng bài bản, làn điệu của cải lương luôn thể hiện tính
biểu cảm, chất trữ tình trong cấu trúc nghệ thuật. Soạn giả sáng tác, tổ chức bài bản, làn điệu
phù hợp với nội dung kịch.
Lịch sử nghệ thuật cải lương có 20 bài bản gốc mang ý nghĩa trụ cột, gồm có “sáu Bắc, ba
Nam, bốn Oán và bảy Hạ”. Sáu Bắc gồm những bản: Lưu thủy trường, Phú lục, Bình bán
chấn, Xuân tình, Tây Thi, Cổ bản. Ba Nam gồm những bản Nam xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung.
Bốn Oán gồm những bài: Tứ đại oán, Phụng cầu hoàng, Phụng hoàng, Giang Nam. Bảy Hạ
(bảy Cò): Ngũ đối hạ, Ngũ đối thượng, Long Đăng, Tiểu khúc, Xàng xê, Long ngâm, Vạn giá.
Đó còn được xem là những bài tổ của nghệ thuật cải lương. Bên cạnh, còn có những bài bản
thuộc sáng tác mới như: Vân thiên tường, Phụng cầu hoàng, Giang Nam… hay những bài bản
mang nguồn gốc từ hý khúc Trung Quốc đã được Việt hóa như: Ú líu ú xăng, Ngũ điểm tạ,
Xang xừ líu, Bắc sơn trà, Khóc hoàng thiên, Liễu thuận nương, Sương chiều… Với nghệ thuật
cải lương, ba điệu thức quan trọng là Bắc, Nam và Oán cùng tồn tại và gắn bó với nhau trên
sân khấu. Trong đó, điệu thức Oán luôn giữ vai trò chủ đạo. Hơi Oán (giọng Oán) được xem
là điệu thức chính và chủ đạo trong cải lương Nam Bộ. Dưới đây là đặc điểm của một số bài
bản được sử dụng khá phổ biến trong các vở Cải Lương:

2.1. Ca Bắc

Thường là văn vần, diễn trong tình tiết vui, ca Bắc được dùng để tả cảnh vật, bày tỏ cái chí
khí của đấng nam nhi, cái tiết tháo của kẻ sĩ, hoặc nói lên cái chí hướng của mình. Đôi khi ca
Bắc cũng dùng tả cảnh sinh ly tử biệt, nhưng đượm vẻ hào hùng.
2.2. Ca Nam

13
Ca Nam là giọng buồn thảm nhất trong các điệu Cải Lương. Ca Nam thường dùng văn vần
để có thanh bằng trắc, giọng trầm bổng thì ca mới nghe được. Tùy theo mức độ bi ai, điệu ca
này chia làm 5 loại:
– Nam xuân có 8 lớp, mỗi lớp gieo một vần cho cả 8 câu. Giọng Nam xuân buồn nhẹ, dịu
hòa.
– Nam ai gồm 14 lớp, mỗi lớp có 8 câu và gieo một vần, ca nhịp lơi nên giọng buồn thảm
thê lương nhất.
– Nam bình, còn gọi là Trường tương tư, chữ cuối câu gieo một vần và đều thanh bằng,
giọng buồn miên man. Điệu ca này gốc ở miền Trung, mới gia nhập vào Cải Lương khoảng
đầu thập niên 1930.
– Nam chạy trong Cải Lương cũng giống như Nam tẩu trong trong hát bội, dùng khi bị rượt
đuổi, vừa chạy vừa ca nhịp thúc để phù hợp với điệu bộ chạy giặc. Bài Nam chạy cũng
gồm nhiều lớp, mỗi lớp có 8 câu, và thường xen nói lối giữa hai lớp.
– Nam Đảo ngũ cung là bài Nam gồm 8 lớp, mỗi lớp có tám câu một vần. Và thường mang
thanh trắc, nghe chói tai xóc dựng, tạo âm điệu độc đáo trong cổ nhạc Việt Nam.
2.3. Oán
Giọng oán thể hiện nỗi đau khổ buồn giận, nhưng mang tính bi hùng, chứ không ủy mị

thê lương. Tuy là vậy, các tính chất trên cũng gia giảm tùy theo từng bài. Có bốn bài oán

chính:

– Tứ Đại Oán (trong tuồng Vì Nghĩa Liều Mình),

– Giang Nam (thích hợp cho những tuồng có nhân vật nữ trong cô phòng, than thân tủi

phận),

– Phụng Cầu (trong tuồng Lưu Kim Đính Giải Giá Thọ Châu),

– Phụng Hoàng (tính chất oán nhẹ nhàng hơn các bản khác);

Và bốn bài oán phụ: Văn Thiên Tường (ca trong lúc vợ chồng quyến luyến trước cảnh chia
ly), Bình Sa Lạc Nhạn, Bộc Thủy Ly Tao, Thanh Dạ Đề Quyên.
Sự hiện diện của vọng cổ trong kịch bản cải lương góp phần làm tăng tính biểu cảm của
sân khấu cải lương. Như ta biết, bản thân bài vọng cổ là những bài ca trữ tình, diễn tả sắc thái
tình cảm thắm thiết, sâu sắc. Cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác bản Vọng cổ (Dạ cổ, Dạ cổ hoài
lang) vào năm 1920 ở Nam Bộ trong cảm thức đau khổ, vợ chồng chia tay trong nỗi sầu thương,
da diết. Nguyên bản Vọng cổ ca bằng giọng Bắc, nhịp đôi. Sau khi ra đời, bản Vọng cổ nhanh
chóng chiếm được tình cảm của công chúng đương thời. Trên cơ sở nguyên bản, Vọng cổ
14
không ngừng được cải biên theo thời gian, từ nhịp đôi nguyên thủy tăng lên nhịp 64; từ giọng
Bắc biến thể ra giọng Nam có pha hơi Oán. Quá trình tiếp nhận và cải biên bản Vọng cổ thể
hiện thị hiếu âm nhạc của con người Nam Bộ, yêu chuộng những bài ca giàu sắc thái biểu cảm,
đậm chất trữ tình.
Bài bản và làn điệu có vai trò quyết định đối với một tác phẩm sân khấu cải lương. Nói
cách khác, bài bản và làn điệu là nền tảng hình thành kịch bản cải lương. Sự kết hợp ăn ý giữa
bài bản và làn điệu mang lại hiệu quả sân khấu trong cách diễn tả tình cảm nhân vật và hành
động nhân vật. Nhìn chung, dường như khó có thể phủ nhận tính biểu cảm trong hệ thống bài
bản, làn điệu của nghệ thuật cải lương Nam Bộ. Những sắc thái biểu cảm, trữ tình thấm đẫm
trong từng lời ca, tiếng hát trên sân khấu cải lương. Khán giả đến với cải lương Nam Bộ như
thể tìm đến những câu chuyện đời, chuyện người, để lắng nghe những bài ca tiếng nhạc chất
chứa nỗi nhớ, niềm thương.
Âm nhạc Cải Lương chịu ảnh hưởng của hai nền nhạc lớn đã có từ thời cổ và tồn tại đến
bây giờ, đó là nền ca hát dân gian và nền nhạc khí dân gian. Hai nền nhạc này tạo cho cải lương
một phong cách đặc biệt, do đó trong âm nhạc Cải Lương, yếu tố ca hát và yếu tố nhạc khí
cùng thúc đẩy nhau phát triển và tạo ra một hình thức đối lập trong nhiều bè, mở đường cho
tính chất sân khấu của Cải Lương. Sân khấu Cải Lương sử dụng cái vốn dân ca nhạc cổ rất
phong phú của Nam Bộ. Nó cũng gồm một số điệu ca vốn là nhạc Trung Hoa nhưng đã được
Việt Nam hóa.
Kết luận: Trong kịch bản của nghệ thuật cải lương, các yếu tố ca – kịch luôn là vị trí chủ
đạo và luôn được phối hợp, đan xen hài hòa. Chất giọng của người nghệ sĩ cũng phải phản ánh
được những cung bậc cảm xúc đối với phân cảnh diễn. Người khán giả khi xem bất kì vở cải
lương nào cũng sẽ được thưởng thức phần kịch và cả phần ca nhạc
3. Trang phục
Cùng với sự đa dạng của các sân khấu cải lương, trang phục cải lương cũng có những
nét độc đáo riêng. Trang phục của hình thức nghệ thuật cải lương không cố định và duy trì
xuyên suốt qua nhiều thế hệ như một truyền thống lâu đời mà luôn linh hoạt và có sự chuyển
mình phù hợp với giai đoạn, bối cảnh lịch sử, xu hướng hay nhu cầu thị chúng nói chung
và yêu cầu, đề tại, nội dung của kịch bản cải lương nói riêng. Ở mỗi giai đoạn, trang phục cải
lương đều sẽ có những sự biến đổi phù hợp để đáp ứng được nhu cầu giải trí tinh thần của
người dân, kết hợp với yếu tố không rời là cách bày trí sân khấu để tạo nên một vở cải lương
hoàn mỹ.
Ở những ngày đầu tiên của hình thức nghệ thuật này, khi ca trên sân khấu chưa có
điệu bộ, chưa có trang trí vẽ phông cảnh gì cả, trang phục biểu diễn phổ biến như trong cuộc

15
sống: Nam thường là khăn đóng, áo dài đen; Nữ: đầu búi tóc, áo dài quần trắng, đeo đồ trang
sức (dây chuyền bằng vàng quấn ba vòng đeo ở cổ). Đến khi Ca ra bộ bằng vở Bùi Kiệm và
Nguyệt Nga, nhân vật Bùi Kiệm mặc như đương thời, tay đeo đồng hồ, chân đi giày bốt tin;
nhân vật Nguyệt Nga mặc tân thời, búi tóc bôi dầu dừa bóng loáng, đánh phấn, nhai trầu cho
môi đỏ. Ban ca ra bộ: kép mặc áo dài khăn đóng, đi giày hàm ếch, giày Tàu hay mặc quần áo
Tây (sơ mi, vét tông, giày da); đào mặc áo dài màu, quần lụa trắng đi dép, hay đi hài. Để cho
sân khấu đỡ trống trải đồng thời cũng là điểm tựa cho diễn viên, khán giả thì thêm vui mắt,
người ta treo một cái phông ở giữa và bày chiếc bàn, xếp vài chậu cảnh có cây như thật ở ngoài
đời, gợi không gian địa điểm, tuy chưa có ý thức trang trí nhưng việc làm này lại là tiền đề
của mỹ thuật sân khấu cải lương.
Trong các màn kịch ngắn có tính chất thời sự, nội dung vở cải lương thường phản
ánh những câu chuyện, những nhân vật có thật đang hiện hữu ngay trong đời sống sinh hoạt
của xã hội của người dân như anh bồi bàn, cô gái giang hồ, ông bác sĩ, họa sĩ, chánh án, ông
thông, ông phán… Hay quay về thời cha ông oai hùng với các câu chuyện mang hình tượng
anh hùng lịch sử như Hai Bà Trưng, số phận éo le như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga; hoàn
cảnh đau xót như Thúy Kiều v.v… Tất cả đều được trình bày thành những vở diễn dài có màn,
có lớp và sự phối hợp thuần thục của các yếu tố: trang trí phông ở giữa, treo tranh thủy mạc
hai bên và đặt thêm hai chậu cảnh trên sàn diễn, trang phục cũng may mới cho phù hợp với
hoàn cảnh thành phần nhân vật. Diễn và hát có nội tâm hơn rồi hình thành một thể loại sân
khấu là ca kịch cải lương.
Ở Nam Bộ, năm 1912 tài tử Nguyễn Tống Triều đưa đàn ca cổ điển lên sân khấu Mỹ
Tho, đã đặt viên gạch đầu tiên cho nền ca kịch cải lương ở Nam phần 21, rồi những năm sau
đó cải lương phát triển mạnh mẽ như một luồng gió mới lan tỏa nhanh khắp Nam Bộ, nhiều
ban hát được thành lập, các rạp cũng mọc lên để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả.
Các gánh hát bắt đầu chú ý và đầu tư nhiều hơn vào trang phục, bối cảnh như gánh hát của ông
Châu Văn Tú (ông Năm Tú) ở Mỹ Tho, đã thuê họa sĩ vẽ tranh cảnh phỏng theo lối trang trí
rạp hát Tây ở Sài Gòn, đầu tư mua sắm trang phục, xây rạp hát riêng và mỗi tối, trước khi vào
vở diễn thì có một màn giới thiệu các đào kép cùng trang phục, hóa trang theo nhân vật ra mắt
khán giả (như một hình thức “khai vị”). Âm nhạc du dương, cảnh trí đẹp mắt, trang phục luôn
mới mẻ và được cập nhật thì hình thức nghệ thuật cải lương ở giai đoạn đầu này, so với hát bội
thì cái gì cũng mới và lạ đối với khán giả thị dân đương thời
Đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh xã hội, chính trị chung của đất nước, văn hóa Tây Âu
xâm nhập vào Việt Nam, ở Nam Bộ hình thành và phát triển nghệ thuật cải lương thì ở miền

16
Bắc nghệ thuật Chèo, Tuồng cũng có những thay đổi để đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa
nghệ thuật của tầng lớp thị dân mới.
Phục trang đã có sự nghiên cứu, phù hợp với các màn vũ đạo, màu sắc trang nhã có hiệu
quả nghệ thuật mới lạ như ở trong vở Thiên chúa giáng sinh có múa bướm, tiên bay, thiên
thần… Ánh sáng dùng đèn điện, bọc giấy bóng các màu chiếu vào phông cảnh làm tăng vẻ mỹ
lệ. Các đoàn dùng phông trang trí, vẽ những cảnh gần gũi quen thuộc với môi trường trong
cuộc sống như tả đồng ruộng: mạ non xanh rờn, lúa vàng trĩu bông, sông nước, trên bến dưới
thuyền, đoàn người nhộn nhịp; bình minh với ánh sáng rực rỡ; hoàng hôn nắng chiều tà, núi
non hùng vĩ…, đã thu hút khán giả đến rạp. Ngoài mục đích đến xem biểu diễn, họ còn thưởng
thức tài nghệ kỹ thuật hội họa của người vẽ phông cảnh.
Những năm 1930 sân khấu cải lương ở cả hai miền đều phát triển, sự lưu diễn của
các đoàn miền Nam ra Bắc thúc đẩy nhiều đến sự đổi mới về kịch bản, nội dung vở diễn gần
gũi với tình cảm cuộc sống và lịch sử miền Bắc, về mỹ thuật gọn, nhẹ, kỹ xảo hơn như đoàn
Thanh Tùng diễn vở Lan và Điệp, họa sĩ Diệp Minh Châu vẽ cảnh rất ngoạn mục. Hoặc có vở
đã học theo cách bài trí như ở sân khấu Tuồng: cảnh triều đình có cột rồng, giữa đặt bục, trên
có ngai vua, hai bên có ghế để bá quan văn võ hội triều. Trang phục khai thác nhiều kiểu dáng
của các nhân vật trong tuồng cổ. Khán giả Hà Nội ngày càng yêu thích cải lương, một món ăn
tinh thần mới lạ, phù hợp với cuộc sống đương thời. Phong trào cải lương lan rộng khắp tỉnh
miền quê vùng châu thổ sông Hồng. Nhiều ban hát ra đời: Quảng Lạc, Nhật Chương Đình,
Đồng Ấu. Các rạp ở Hà Nội chuyển dần sang diễn cải lương: Hiệp Thành, Nhật Tân ban, Quốc
Hoa Ban, sau đó là 212 Cải lương Tây Thi, Như Ý Ban, Nghị Lập Ban… Trong các vở chèo
cải lương, thỉnh thoảng lại thêm một vài bài cải lương “mới” coi như một cải tiến nghệ thuật
để chiều khách thị dân. Đặc biệt có các ban Đồng Ấu (mỹ thuật Trần Phềnh theo phong cách
cải lương Hồ Quảng), Đồng Ấu Tây Thi…Cải lương nhận được nhiều sự chú ý như được đẩy
lên một bước mới, mang tính hoành tráng mỹ lệ như cảnh triều đình có các cột rồng, cảnh núi
non hùng vĩ nhiều tầng lớp, tạo không gian thực trên sân khấu, trang phục được nghiên cứu
phù hợp với nhân vật gần gũi với dân tộc hơn.
Tuy nhiên, trang phục biểu diễn của hình thức nghệ thuật Cải lương không phát
triển hoàn toàn suôn sẻ mà cũng gặp những yếu tố cản trở. Bởi vì xuất phát từ tư tưởng
của một số người muốn cải cách sân khấu, đoạn tuyệt hoàn toàn với hát bội (Tuồng) đã dẫn
đến những yếu tố phi lịch sử trong mỹ thuật như trang phục một số vở không theo lịch
sử, hoàn cảnh thời nào mà tạo nên nhiều kiểu lạ lùng khác đời: “đào kép võ đều mặc đồng
loạt: áo ngắn bằng nhung đủ các màu may theo kiểu pijama cổ bẻ, chung quanh tà áo viền
lông thỏ, hay lông cừu trắng, đội khăn đóng (khăn xếp) có buộc ra ngoài một vành khăn chỉ

17
thêu như “đồng bóng” hay đội mũ nồi cũng đủ màu có dắt lông chim trước trán, đi giày võ
Trung Quốc hay giày đi trong sa lông của Tây, quần thì ngắn như của kép xiếc có viền kim
tuyến lòng thòng, có lồng dây nịt bằng cao su quanh hai bắp đùi. Thường dùng bít tất dài lên
tận háng, khoác áo choàng, tay cầm đoản đao, hay trường côn, đinh ba v.v…”. Đào kép đồng
loạt như nhau: áo gấm, áo sa có họa tiết hoặc mặc trơn đủ màu, áo xuyến đen, quần lụa trắng
hay lục soạn, cẩm châu, cẩm cuốn, nam đội khăn đóng (khăn xếp), đi giày Gia Định. Nữ bới
tóc (như nhãn hiệu “Dầu cô Ba” đi giày cườm hay giày kinh (Huế). Khi diễn các tích của Tàu
thì trang phục mua sắm của Hoa Kiều; các vở có nội dung gọi là hương xa như Mông Cổ, La
Mã, Ai Cập, Ấn Độ, Ba Tư… thì sáng tác pha tạp miễn sao cho đẹp, lạ mắt; sự tích ở Trung
Quốc, nhân vật trên sân khấu lại mặc y phục đời vua Lu-Y thứ 15 hay vở Tề Vương cợt Khương
Thị: vua mặc long bào, râu năm chòm, đi giày bốttin bóng loáng, lại nhảy điệu tăng gô để tỏ
tình… Rõ ràng là “cải cách theo tiến bộ” một cách tùy tiện, phi lịch sử.
Giai đoạn 1945 – 1954, trang phục biểu diễn cải lương có sự giao du với dòng văn
nghệ Cách mạng đã có sự thay đổi đáng kể. Về màu sắc và kiểu trang phục trên sân khấu đã
sử dụng những màu dân gian như: hoa đào, hoa lý, nâu non dân dã… Làm cho mỹ thuật sân
khấu có tính dân tộc lại vừa hiện đại, được khán giả đón nhận cổ vũ cho lối trang trí này. Dòng
văn nghệ Cách mạng đã tẩy rửa những cái trụy lạc, trên sân khấu không còn sự ủy mị, những
xiêm y hào nhoáng mà là những hình ảnh anh hùng dân tộc, tầng lớp nhân dân tham gia Cách
mạng với những bộ trang phục nâu sồng gần gũi, khỏe khoắn. và cả trang phục như áo dài,
khăn, mũ…Về hóa trang thì thiếu phấn son phải lấy giấy hương màu phẩm điều để bôi son
đánh má hồng, lấy nhọ nồi hòa với dầu keo để vẽ lông mày, rễ bèo tây phơi khô hoặc dùng
thuốc lào làm râu giả…
Trong điều kiện thiếu thốn như vậy về mỹ thuật không tránh khỏi hình thức tự nhiên
chủ nghĩa. Song khán giả đều thể tất cho sự không đồng bộ này, vì các vở biểu diễn của cải
lương đều mang được nội dung lành mạnh, nghiêm túc, tâm hồn trong sáng đi vào lòng người
với một tinh thần phục vụ vô điều kiện trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của dân tộc.
Dòng văn nghệ cách mạng nói chung và cải lương nói riêng đã có bước trưởng thành làm cơ
sở cho sự lớn mạnh về sau này.
Cải lương Hà Nội lúc này được độc tôn, tầng lớp khán giả thị dân rất hâm mộ các loại
vở thường được gọi là La Mã diễm huyền như: SămSơn-Đaly-La (Săm sơn và Đa-lê-lan phỏng
theo phim Mỹ), Tình vương ý nhạc, Giai nhân bên suối bạc đầu… Gọi là La Mã, vì trang phục
của nam thường mặc như các tráng sĩ thời La Mã, quần áo bó sát vào người, khoác tấm choàng
rộng, các vai công nương thì mặc váy rộng và dài có đuôi để người hầu đi sau nâng đỡ. Những
pha đấu kiếm mà đạo cụ bằng kim loại thật, binh khí va chạm âm thanh chan chát, rất hồi hộp

18
thay cho những pha đánh võ bằng gậy gỗ ước lệ của sân khấu tuồng. Gọi là “diễm huyền” vì
trang phục mới lạ, đẹp rất đắt tiền, kim sa kim tuyến lóng lánh, ánh sáng xanh đỏ mờ ảo, cộng
với bài hát mùi mẫn, âm nhạc du dương… Rồi những nội dung vở diễn như thần thoại, cổ tích,
thần phả, thi ca, vũ kịch… đã thúc đẩy phần mỹ thuật sân khấu tìm đủ mọi cách để cải tiến kỹ
thuật, áp dụng những cái mới lạ nhằm lôi cuốn thỏa mãn sự hiếu kỳ của khán giả. Tranh cảnh
trong các vở cải lương phỏng theo truyện “Một nghìn một đêm lẻ” của Ấn Độ: như vở Tình
vương ý nhạc, trang trí sân khấu theo kiến trúc Á, Âu pha tạp, cảnh nhà thờ có tuyết rơi ngoài
trời, cảnh buồng khách, mặt hồ chiều tà…Ngoài những màn vui nhộn ra, người ta lại thấy
những cô vũ nữ kiều diễm trong y phục sa hoa, luôn luôn biểu diễn vũ khúc trong ánh sáng
nguyên tử mà khán giả nào mới đi xem lần đầu không sao tránh khỏi ngạc nhiên, vì với ánh
đèn nguyên tử rọi lên ta sẽ thấy mất hết người mà chỉ còn y phục mới lạ.
Những năm đầu hòa bình, nghệ thuật cải lương đi vào khai thác, phục hồi vốn cổ,
chỉnh lý cải biên, phóng tác như vở Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, Phụng Nghi Đình, Nàng
Tiên Mẫu Đơn, Kiều… đã có sự nghiên cứu chắt lọc mang lại những thành công bước đầu về
nhiều mặt trong đó có mỹ thuật sân khấu, mặc dù trang trí vẫn còn mang phong cách tả thực,
nhưng không chi tiết nhiều tầng lớp, trang phục đã có sự nghiên cứu đầu tư nghiêm túc như
các vai: Hồng Mẫu Đơn (Tú Lệ), Bạch Mẫu Đơn (Kim Hồng), Thúy Kiều (Thúy Ngần), Thúy
Vân (Kim Thanh), Kim Trọng (Hoàng Lan)… Tuy vậy ở những vở này cũng tồn tại một số
bất cập: Ảnh hưởng trang phục của Kinh Kịch Trung Quốc (áo có tay nước ở các màn múa).
Hay một số vở đôi khi lạm dụng kỹ thuật nước chảy trên sân khấu, để khán giả thích thú hơn
là biểu hiện nội dung. (Vốn là vào năm 1957 Đoàn nghệ thuật Bình Kịch Trung Quốc sang
Việt Nam biểu diễn, có kỹ thuật nước chảy trên sân khấu. Nên ta đã học tập, cải tiến áp dụng
vào một số vở, và có lúc thành trào lưu trên sân khấu cải lương)… Song dù sao nó đã khẳng
định vai trò mỹ thuật sân khấu trang trí, trang phục ánh sáng… là những yếu tố hòa quyện với
nhau thành một thể thống nhất trong một vở diễn và chống được nạn tạo hình hội họa cẩu thả,
tự nhiên chủ nghĩa trong sân khấu cải lương.
Một số vở về đề tài hiện đại cuộc sống mới, con người mới, hình thức trình bày cải
lương cũng có sự chuyển mình đáng kể như vở: Máu thắm đồng Nọc Nạn: Trang trí sân khấu
là một tấm phông gợi cảnh vùng nông thôn Bạc Liêu với cánh đồng bát ngát, cây dừa vút cao,
cùng các bộ trang phục bà ba mầu đen, mầu nâu, tấm khăn rằn giản dị, khoẻ khoắn, đậm chất
Nam Bộ, chiếc xarông quen thuộc của người Khơme trong các vai: Ông Tám Luông (do nghệ
sĩ Ngọc Thạch), Tư Toại (nghệ sĩ Bá Huỳnh), địa chủ Cả Giáo (nghệ sĩ Tám Danh), người
nông dân Khơme 223 Thạch Nouth (nghệ sĩ Triệu An)…

19
Một thời kỳ có sự buông lỏng quản lý, sân khấu cải lương miền Nam lấn bãi diễn
sân khấu miền Bắc, có hiện tượng cải lương “hóa sân khấu” một số ít chạy theo hình thức
của mỹ thuật sân khấu thương mại dưới chế độ cũ. Mỹ thuật sân khấu các loại hình cũng
theo “mốt” khoe trang phục, ánh sáng chập chờn xanh, đỏ, trang trí vẽ phông tỉa tót… xa tính
chân thực của nội dung vở diễn đã gióng lên những tiếng chuông cảnh báo, kêu cứu về hiện
tượng chệch hướng này của cả hai miền. Về hóa trang thì đánh mắt xanh, lông mi cong vút,
cằm xẻ nhấn giữa, má lúm đồng tiền… Kể cả nhân vật tiều phu đốn củi hay cô gái nhà nghèo,
thậm chí cả anh nông dân và bộ đội… Trang thiết bị ánh sáng, âm thanh quá lạc hậu, chiếc mi-
cờ-rô lủng lẳng, di động theo diễn viên đã gây nên những phản cảm trong mỹ thuật sân khấu.
4. Sân khấu
Khác với sân khấu hát bội mang tính hình thức, không gian và thời gian của vở tuồng
được khán giả hình dung qua lời thoại và điệu bộ của người diễn viên. Cải Lương thiên về tả
thực, vì lẽ đó sân khấu là sự tái hiện cảnh thật, thiết kế sân khấu và đạo cụ mang ý nghĩa của
cái đẹp thật trong chiều kích thẩm mỹ nghệ thuật.
Về thiết kế sân khấu Cải Lương thường phân thành hai công đoạn: thứ nhất vẽ phông
màn, thứ hai là bài trí sân khấu. Hai công đoạn này đều phải tuân thủ nguyên tắc tả thực của
sân khấu. Nếu là một gian phòng thì có cửa ra vào, cửa sổ đóng mở được, có giường bàn tủ
như thật. Nếu là núi rừng thì có cây cối đất đá. Nếu là đêm trăng thì có ánh trăng trên trời, vì
sao lấp lánh, mây bay lơ lửng. Để cho sân khấu đỡ trống trải đồng thời cũng là điểm tựa cho
diễn viên, khán giả thì thêm vui mắt, người ta treo một cái phông ở giữa và bày chiếc bàn, xếp
vài chậu cảnh có cây như thật ở ngoài đời, gợi không gian địa điểm, tuy chưa có ý thức trang
trí nhưng việc làm này lại là tiền đề của mỹ thuật sân khấu cải lương.
Đặc trưng sân khấu Cải lương là loại hình ca kịch dân tộc, lời ca biểu đạt tình cảm,
giàu chất trữ tình và chất lãng mạn, âm nhạc đậm chất tài tử, bay bổng thoáng nhẹ, văn học
giàu chất thơ, chất nhạc, những tố chất này là nét chủ yếu của nghệ thuật tạo hình sân khấu cải
lương. Đường nét mềm mại trong cấu trúc và đặc tính mở của nó, cho phép họa sĩ tùy theo chủ
đề của từng vở diễn mà có thể biểu đạt bằng tính ước lệ, hay phong cách tả thực theo chất hội
họa truyền thống, hoặc bố cục mảng khối hiện đại chứ không nên áp đặt khiên cưỡng hình thức
trang trí đồ sộ, cho rằng cải lương thời nay phải “hoành tráng” hoặc lấy sự “sang trọng” mang
tính chất thời thượng và cho đó mới là “hiện đại” thì e rằng sẽ đi ngược lại với những đặc trưng
của thể loại ca kịch. Lấy một ví dụ như Gánh “Phước Hội Ban” do ông Bảy Hội ở Nha Trang
thành lập, đã dựng sân khấu có mái lợp bằng lá chuối, dùng ánh sáng, thắp đèn bằng dầu mù
u. Trang trí sân khấu đã treo đề-co (décor) vẽ cảnh tả như thật. Vở diễn kết cấu có hồi, lớp nên
đã có màn đóng, mở (tấm phông từ từ kéo lên hoặc hạ xuống chứ không kéo sang hai bên như

20
bây giờ). Ánh sáng bằng đèn dầu hoa kỳ, trang phục ăn mặc như ở ngoài đời, muốn thể hiện
tình cảm khi khóc thì lấy dầu Nhị Thiên đường bôi lên mắt (để có nước mắt như người khóc
thật)
Do vậy, sân khấu cần có những biến chuyển cả về hình thức cũng như nội dung để làm
sao cho kịp đà tiến chung nơi đô thị. Cũng vào thời điểm này, ở Hà Nội dấy lên những phong
trào Duy tân, Đông Kinh Nghĩa Thục với khát vọng lớn nhất là đổi mới và cải cách. Rồi nhà
hát do Pháp xây dựng gọi là nhà hát Tây (nay là Nhà hát lớn Hà Nội), hình thức sân khấu hộp,
có khu khán trường, khu biểu diễn riêng biệt, bộ riềm phông hậu, cánh gà, ri đô kéo mở màn,
đóng màn… Các đoàn nghệ thuật của nước ngoài như Pháp, Anh, đoàn Tân kịch Trung Quốc
đến Việt Nam biểu diễn, rồi kịch nói Việt Nam ra đời (mà thời đó gọi là kịch thái Tây) đã ảnh
hưởng tới sân khấu Chèo, Tuồng cũng như thị hiếu của khán giả Cải lương sau này. Vào
khoảng cuối năm 1913, hội Sán Nhiên Đài ở Hà Nội được thành lập với mục đích đổi mới
“chấn hưng nền hý kịch nước nhà cho tiến kịp văn minh thế giới”24 , năm 1917 rạp Sán Nhiên
Đài xây dựng phỏng theo nhà hát Tây, các gánh hát từ phường hội được tổ chức thành chuyên
nghiệp, chèo từ sân đình nay vào rạp, lên sân khấu hộp. Về mỹ thuật, đã có phông cảnh vẽ trên
vải dày, bột màu hòa với hồ gạo, keo da trâu hay nhựa thông. Cảnh nông thôn thường vẽ ngôi
nhà lá, vườn cây, con đường nhỏ vút xa theo luật viễn cận của hội họa Châu Âu; cảnh chợ quê,
có cây đa, mái đình, nếu là cảnh chùa thì có mái tam quan, cây đại nở hoa…Vở nào cũng chỉ
sử dụng mấy loại phông cảnh như vậy (tuy nhiên có sự lựa chọn tương đối phù hợp với vở
diễn).
Người đầu tiên vẽ phông cảnh sân khấu cho rạp Sán Nhiên Đài là họa sĩ Trần
Phềnh, quan niệm về trang trí sân khấu đương thời chỉ đơn thuần minh họa địa điểm như thật:
cảnh phố có cả xe tay và người kéo xe với tư thế đang chạy hay cảnh chợ Bưởi, người mua,
người bán và cả chú lợn trong rọ tre… Sau đó các rạp khác cũng theo cách trang trí này của
ông mà phát triển, đồng thời một số họa sĩ như Nguyễn Đức Thục, Nguyễn Đình Chi tham gia
trang trí cho rạp Quảng Lạc (1915); rạp Năm Chăn có Đỗ Văn Y, Vũ Văn Oánh… Lúc này,
các rạp ở Hà Nội về phần mỹ thuật đã có đủ trang trí, tranh cảnh phông màn khá hoàn chỉnh
và kỹ thuật đẹp mắt, gây hiệu quả như cảnh chợ Bưởi không vẽ bằng sơn dầu mà vẽ họa phẩm
bột màu, nên màng màu mỏng, nhẹ khi đã kết hợp với ánh sáng đèn làm cho màu sắc tươi sáng.
Hoặc cảnh chùa Cầu Đông với hai hàng tượng phật, chính giữa là tam bảo, hàng cột chạy dài
nhìn được bốn phía.
Giai đoạn sau này khi nghệ thuật sân khấu cải lương đã có sự giao du văn nghệ
cách mạng, do đặc thù 216 của giai đoạn kháng chiến gian khổ, khó khăn, các đoàn cải lương
đi lưu diễn là chính, địa bàn hoạt động rất rộng các thôn, làng hoặc giáp ranh với mặt trận, ở

21
đó có các đoàn dân công, bộ đội chuẩn bị hành quân ra chiến trường. Vì vậy mà phông cảnh
trong các buổi biểu diễn cải lương hầu như giản lược đến mức tối đa, nơi diễn thường là sân
đình, bãi cỏ, ven đồi, đôi khi phải chặt cành cây, ghép tàu lá chuối, lá cọ để gợi cảnh trang trí
trên sân khấu, một số đạo cụ phải mượn của dân như chõng tre, thúng, cuốc…
Mỹ thuật sân khấu cải lương trong vùng tạm chiếm của cả hai miền thường dùng
xảo thuật, bất chấp sự nguy hiểm trang bị thô sơ, dùng thuốc pháo thật để gây tiếng nổ, uống
nước vang để thổ ra máu như thật, bộ xương người cử động kết hợp những đèn điện trong hố
mắt để gây ấn tượng kinh hoàng hấp dẫn sự tò mò của khán giả. Hình thức mỹ thuật sân khấu
đã thành tên gọi của các khuynh hướng cải lương như: Cải lương màu sắc (Kiếm hiệp kỳ tình),
dùng kỹ xảo ánh sáng đèn màu gọi là: “Tuồng màu sắc của Mộng Vân, Cải lương tình cảm xã
hội...” đã trở thành những trường phái lúc đó. Có thể nói, chỉ qua mỹ thuật sân khấu cũng thấy
được sự khủng hoảng, sự thiếu định hình của Cải lương về mặt nghệ thuật như thế nào trong
thời kỳ này
Bên cạnh đó còn không ít vấn đề cần phải bàn: những nhược điểm yếu kém về tính
nghiệp dư của phong cách trang trí mỹ thuật sân khấu trước kia như: vẽ phông cảnh trang trí
tự nhiên chủ nghĩa, trang phục, hóa trang… Tuy mỹ thuật còn có vở chưa phát huy được chức
năng và sức mạnh của tiếng nói mỹ thuật sân khấu, các đoàn còn có hiện tượng “vẽ phông”,
trang trí còn cồng kềnh chưa hài hòa với phong cách đạo diễn và nội dung của kịch bản. Song
qua hội diễn là dịp điểm lại đội ngũ những người làm mỹ thuật sân khấu tham gia đã đông đúc
tấp nập hơn, thể hiện một tinh thần tìm kiếm, đổi mới rất đáng khích lệ, làm cho sân khấu cải
lương dù đề tài lịch sử hay hiện đại đã mang một diện mạo mới, xoá bỏ định kiến mỹ thuật sân
khấu cải lương chỉ là minh hoạ, vẽ phông với màu sắc loè loẹt
Một số tác phẩm mỹ thuật cải lương để lại những ấn tượng đẹp trong khán giả bởi
sự đầu tư vào trang phục và mỹ thuật sân khấu như:
Vở Bóng tối và ánh sáng (Đoàn cải lương Thanh Nga), trang trí sân khấu thể hiện sự
sáng tạo đúng đắn mô tả cảnh sống nơi đô thị thời Mỹ - Ngụy và con người mới sống trong
lòng XHCN, hình thức sân khấu trang trọng nghiêm túc. Hay vở Người ven đô (Đoàn cải lương
Sài Gòn I), trang trí ngôi nhà tranh với chiếc chõng tre, cạnh một góc vườn trầu xanh, trên vách
có cây đàn bầu, trang phục bộ bà ba đen, màu nâu dân dã. Hoá trang mang tính chân thực lịch
sử. Đặc biệt là ánh sáng đã phát huy được hiệu quả ở cảnh nhân vật Tám Khoẻ (do nghệ sĩ Ba
Vân đóng) hình ảnh ông già đầu bạc, mặt mũi phờ phạc, mắt mở căng, rưng rưng qua luồng
sáng soi rõ từng nếp nhăn, từng tia mắt ân hận… đã làm tăng thêm sự biểu hiện của nội tâm
đến xúc động lòng người.

22
Vở Dòng suối trắng, đạo diễn Ngọc Dư, họa sĩ Doãn Châu (Đoàn cải lương Kim
Phụng) trang trí ước lệ, cảnh và vật tượng trưng như sử dụng 232 chất liệu dây thừng để diễn
tả rừng cây rậm rạp, dòng suối thơ mộng… cũng gây được ấn tượng đẹp cho người xem.
Vở Lý Thường Kiệt, đạo diễn Đình Nghi, họa sĩ Phùng Huy Bính (Đoàn cải lương
Hoa Mai) đã sử dụng kỹ thuật vào trang trí, lắp bánh xe ở chân cột, tạo hình bán lập thể để
thay đổi không gian đường nét bố cục được nhanh chóng. Trang phục chất liệu đồng thể hiện
trên các bộ giáp làm tăng thêm sự khỏe mạnh của các vai võ tướng.
Vở Đất và hoa, tác giả Minh Khoa, đạo diễn Bạch Lan, hoạ sĩ Doãn Châu, trang trí kết
hợp những yếu tố hiện đại và ước lệ của sân khấu truyền thống, tạo không gian cho diễn viên.
Trên nền sân khấu là màu nâu đỏ đặc trưng của màu đất nơi đây, giữa treo 5 sợi dây thừng to,
chất liệu sù sì được bố cục đan chéo nhau biểu tượng của sự chia cắt trong kế hoạch “lập ấp
dồn dân” thời Mỹ - ngụy. Để thể hiện vùng đất vàm cỏ Long An: cái chòi vịt, cây đào lộn hột,
một nhánh tràm, khóm trúc được chuyển đi chuyển lại gợi tả không gian, thay đổi địa điểm.
Các cảnh vật trang trí theo bút pháp khắc chạm dân gian. Màu sắc của trang phục và trang trí
đã có dụng ý dùng màu tương phản để biểu hiện nội dung như: cánh đồng làng quê bát ngát
với tông màu xanh, bầu trời bao la với gam màu lam, các chiến sĩ Cách mạng thì dùng tông
màu hồng, trắng sáng, phía địch thì tông màu đen, xám, trắng đục là những màu của bốt giặc,
bộ quần áo rằn ri…
Vở Người trong cõi nhớ, tác giả Lưu Quang Vũ, đạo diễn Đoàn Bá, hoạ sĩ Phan Phan
- thiết kế trang trí xuyên suốt vở là 7 khối trụ tròn cao thấp, to nhỏ khác nhau ghép bằng tre,
trúc gợi lên chất liệu ở nông thôn Việt Nam. Chỉ với 7 khối trụ tròn như vậy, các cảnh trí, bài
trí được hoán vị thoả đáng, hài hoà, xử lý cảnh thật, cảnh hư của đạo diễn và diễn xuất của diễn
viên, lúc là bức tường ước lệ ngăn đôi thế giới người sống với cõi vĩnh hằng, lúc là căn buồng
ấm cúng, khi tạo thành chiếc giường hay bộ bàn ghế mộc mạc… Trang trí sân khấu cũng như
trang phục chất liệu bằng phi bóng là tông màu ghi trắng, xám (tông màu lạnh), gam màu nóng
duy nhất là màu nâu của thân một nhành cây đâm chồi xanh, biểu tượng của sự sống. Sân khấu
sạch sẽ nghiêm túc, tiết chế, giản dị tối đa về đường nét nhưng rất sâu lắng giàu cảm xúc.

23
III. Các giọng cải lương
Nghệ thuật cải lương là thể thoại sân khấu dân tộc, bản địa của đồng bào Nam Bộ. Mới
ra đời và phát triển rộng khắp mọi miền đất nước, trở thành một hình thức nghệ thuật có số
lượng khán giả đông nhất, số vở diễn nhiều nhất (theo con số chưa đầy đủ là 1256 vở), có số
đoàn nhiều nhất và số lượng diễn viên đông nhất trong mọi giai đoạn tồn tại của các thể loại
sân khấu Việt Nam.
Điệu cải lương cũng có nhiều giọng như hát bội: Giọng Bắc, giọng Oán, giọng Nam,
Lý, Bình, Ngâm, Hò, Nói thơ, Thán, giọng Quảng và giọng Tân - nhạc.
1. Giọng Bắc
Trong giọng Bắc có nói lối Bắc và ca Bắc.
Nói lối Bắc của Cải lương không có đờn đưa hơi như lối Xuân bên hát bội, song nói
chậm rãi, rõ ràng và nghiêm nghị.
Trong tuồng “Lưu kim Đính giải giá Thọ Châu”, lớp Cao Quân Bảo đi săn bắn cùng
hai đứa ở, có nói lối Bắc như sau:
Cao Quân Bảo:
“Nay đắc lịnh mẫu thân điền điệp,
Càng gia thần hai gã tùy tùng”
(Nầy hai cháu):
“Chốn lâm sơn nhẹ bước ruôi giong,
Tìm thắng cảnh hữu tình giải muộn”
(Nói thường):
“Thật mình vào chốn này cảnh trí xinh đẹp biết bao”
(Lối):
“Nẻo xa thấy liễu dương muôn cụm,
Lối gần xem tòng bá ngàn cây
Khá khen cho tay tạo khó bày,
Nào nhượng chốn bồng lai tiên cảnh”
Ca Bắc: hơi vui, dùng để tả cảnh thiên nhiên, như lớp Ca Quân Bảo nói dứt mấy câu
nói trên đây, bắt qua ca bài Bắc:
Lưu thủy trường
Bảo:
“Vào chốn này thỏa tình ước mong,
Nhìn xem phong cảnh rất toại lòng:
Kia nhành thung gió thổi lao xao

24
Nọ hoa cỏ đượm trăm màu,
Hương đưa mùi vị ngạt ngào
Cảnh chào người rất xinh thay?”
Bèo:
“Xem trên cội tòng chim bay,
Dưới cụm cây, thú kia đang chạy,
Bướm ong qua lại.
Rừng nhuộm màu quan san”
Bốp:
“Mặt trời chiếu điệu ngàn thông
Cảnh sắc xuân có thêm vẻ đẹp
Nước khe chảy dợn
Rỉ rả nghe như đờn”
Lối ca Bắc có thể dùng để tả cái chí khí nam nhi phải tận trung báo quốc, khi nước nhà
hữu sự. Trong tuồng “Vì nghĩa liều mình”, Huỳnh Công Nghĩa, một quân nhân, lúc ra trận có
nói lối và ca Bắc.
Khóc hoàng thiên
(Ca):
“Phải lo báo quốc! Phải lo báo quốc!
Cái nợ màu râu, nam nhi lo đến
Bốn biển chống vững giang san,
Anh hùng nệ chi.
Chí trung tử sanh chớ sợ,
Vì nước dầu có lâm nguy,
Tiếc chi giọt hồng,
Tiếng đời ngợi phong.
Chúng ta cháu con tiên rồng.
Dễ hòng sợ ai”
Ca Bắc cũng dùng tả tình cảnh sinh ly tử biệt. Như trong tuồng “Gia Long tẩu quốc”,
Công chúa Ngọc Truyền than thân phận bằng điệu xàng-xê:
Xàng xê (lớp đầu)
Công chúa:
“Bền lòng, ôm hận trường thê thảm não
Tào khang nghĩa thâm chia đoạn,

25
Ngàn sầu chan chứa trong cảnh cô đơn.
Vì nước chàng cam máu đổ thây phơi,
Lìa ái ly tình như thế ni
Thiếp phải sao cho trọn đạo phu thê.
Quyết noi lấy gương Tỉnh vệ,
Dày công lập cho đầy bể đông
Trời ôi, cảnh đời chi khắt khe
Nỗi chốn nguy cảnh tình ly nghĩa đoạn
Hận nước với thù chồng
Nặng đôi gánh thiếp phải đền đáp xong.
Hờn thay lũ Tây Sơn bày tán tán tận
Ta thệ rằng hận bất cộng thiên”
Trên đây, lược kê một ít bản Bắc để đưa ra thí dụ. Trong điệu cải lương, còn rất nhiều
bài Bắc vì lối ca Bắc và lối thông dụng nhất của cải lương.
2. Giọng Oán
Giọng Oán là giọng đặc biệt miền Nam, đờn Oán thường dùng dây hồ tư (tục gọi dây
Chinh) và dây Tố Lan. Hai dây này do các tài tử miền Nam chế ra và bài Oán đầu tiên là bài
Tứ Đại. Giọng Oán tuy có hơi bi đát nhưng không kém vẻ trang nghiêm và hùng dũng. Theo
nhận xét của soạn giả Trần Khải Văn, bản Tứ Đại là một bài thơ bát cú vì cách kết cấu bài Tứ
đại giống như cách kết cấu bài Đường luật. Bởi lẽ, cũng theo soạn giả này, người sáng chế bản
Tứ Đại là một nhạc sư kiêm thi sĩ.
Dưới đây phân tích bản Tứ Đại trích trong tuồng “Vì nghĩa liều mình” của Trần Văn
Khải, lúc Trần Tuấn Kiệt từ biệt cha và vợ, con đi tùng chinh (xã trường làng Thiện Lương vì
hầm yêu cô Ái Hoa, vợ Tuấn Kiệt, nên ép chàng phải đi lính mộ).
Tuấn Kiệt (ca lớp nhứt)
“Đâu vì đâu sóng dậy đất bằng,
Làm cho phân rõ đôi đàng
Nỗi ức lòng biết đâu mà minh oan
Trời sao nỡ phụ bần hàn,
Chốn sa tràng thân nầy quan chi
Ngặt nỗi nhà khuynh nguy,
Bề thần hôn, ai đền ơn sanh thành!”
(Lớp nhứt ăn với câu Phá bài bát cú)
Tứ Kiệt (ca tiếp lớp nhì)

26
“Đạo tam cang.
Chữ hiếu trung biết sao giữ vẹn.
Thương bấy cha già
Kìa vợ yêu, nọ con thơ
Cám nỗi nhà hiu quạnh bơ vơ”
(Lớp nhì ăn với câu Thừa bài bát cú)
Giọng Oán còn nhiều bản khác như:
Giang Nam: bản Giang Nam có hơi ai oán. Đêm khuya canh vắng, một nhi nữ cô phòng
than thân tủi phận bằng điệu Giang Nam.
“Xuân đêm, đêm xuân,
Đêm, đêm xuân,
Than thở thân duyên nợ.
Ngơ ngẩn chốn loan phòng”
Phụng Cầu: là bản của Tư Mã Tương Như đờn để để tỏ tình cùng nàng Trác Văn Quân.
Trong tuồng “Lưu Kim Đính”, lớp Cao Quân Bảo trốn đi Thọ Châu ải bị Lưu Kim Đính theo
bắt kịp, có ca Phụng cầu hoàng để xin lỗi như sau:
Bảo:
“Lưu nương hỡi nàng
Lưu nương hỡi nàng
Nàng bao nỡ phụ phàng.
Lòng này vì xốn xang.
Trung hiếu vẫn chưa toàn
Mới bỏ thiếp vội băng ngàn,
Xa nhau giọt sầu chứa chan
Chữ tình cưu mang.
Anh nguyền kết nghĩa tào khang”
Phụng Hoàng: cũng hơi oán, nhưng không bi đát bằng mấy bảng kia. Dưới đây xin biên
một lớp Phụng Hoàng lấy tích Thúy Kiều và Kim Trọng.
“Kim Lang vi tân qui hương cố,
Đọc sách nhớ Túy Nương,
Mãn tang hằng trông.
Tuy bắc nam cầm sắt phân kỳ
Túy nguyện trọn,
Một cùng chàng Kim

27
Vương Ông phút đâu gọa bởi thinh linh
Có tên đi bán tơ đình
Trú một đêm mà vong mạng.
Quan sai người lại tra
Chánh phủ hoa lơ không giấy lậu
Pháp quan gia bình
Của tịch kỵ, người cầm giam”
Văn Thiên Tường là một bài oán có nhiều hơi trầm bỗng rất hay. Nó thường dùng cho
các đào kép ca trong lúc chia tay để tỏ tình phu thê quyến luyến. Khi Cao Quân Bảo thuận tình
cùng Lưu Kim Đính rồi, có ca Văn Thiên Tường để phân tay:
Bảo:
“Vì trời xui nên đôi ta kết duyên
Xuyến kim giao cho bạn ngọc,
Của tin này gọi chút ghi,
Em giữ lấy chớ phụ phàng.
Sầu vì tình vừa đeo mang,
Chung vui chưa phỉ chén hoan,
Ai khiến xui rẽ phân đôi đàng.
Cân tiết hạnh để gìn trọng nghĩa,
Nghĩa đá vàng đừng vong, đó em ôi!”
Đính:
“Lang quân chớ lòng ngại nghi
Đây em xin,
Chỉ thề non sống chứa chiếu cho lòng,
Của tin em giữ
Dẫu sao cũng vẹn chữ tòng.
Còn lo cho anh.
Bước đường Thọ Châu rừng núi chập chồng,
Anh phải rán,
Khá tua vẹn giữ mình vàng.
Vì tướng Dư Hồng,
Nó có phép thần thông”
Bình sa lạc nhạn và Thạnh dạ đề quyền (hai bản sau này giới cải lương ít khi dùng).
3. Giọng Nam

28
Giọng Nam là giọng thê lương nhất của điệu cổ nhạc Việt Nam. Trong giọng Nam có
lối Ai và Ca Nam.
Lối Ai nói thật châm nghe não nùng si oán và thường câu văn vần. Trước khi bắt qua
ca Oán hoặc ca Nam, vai tuồng thường nói lối Ai. Trong tuồng “Tham Phú Phụ Bần” lúc Ái
Châu bị cha gả ép cho con nhà giàu và phụ lời giao ước cùng một gã thư sinh nhà bị thủy tai,
có nói lối Ai.
Ái Châu (lối Ai):
“Trách bấy trời xanh độc ác
Khiến cho tơ đỏ xe lơi.
Trái lứa đôi, đành thảm một đời
Rời cầm sắt, chịu sần đôi trẻ
Cha vì bạc, ham nơi quyền thế,
Thiếp bởi nguyền, mến chỗ nghĩa nhân
Chạnh khúc sầu ruột thắt như dần,
Xót phận bạc lòng đau tơ xẻ”
Ca Nam: những bản nam chia ra làm hai hạng
Hạng nam chính thức có: nam xuân, nam ai, nam chạy, nam bình và đảo ngũ cung. Sau
đây, chúng mình đưa ra hai ví dụ cụ thể:
Nam xuân: nam xuân ca nhịp lơi hơi ca Bắc và đờn nhấn công phu hơn đờn Bắc. Hơi
Nam Xuân nghe dịu hòa và thâm trầm, nhưng ít thê thảm hư Nam Ai. Trước kia bản Nam
Xuân có 8 lớp, mỗi lớp 8 câu. Tám câu trong mỗi lớp đều hạ một vần, nên nghe rất thi vị. Dưới
đây xin biên vài lớp Nam Xuân lấy tích “Kiều du Thanh Minh”
Lớp Nhứt:
“Thương thân người cõi trần trăm năm,
Khắp chín Châu, mấy ai người tri âm
Như Kim Lang cùng Vương Thúy Kiều duyên âm thầm
Gian nan rồi, nện bạn tinh thâm
Nhớ xuân tiết Thanh Minh, cỏ hoa tươi rậm,
Hiệp một đoàn, đạp thanh hành ngâm.
Xem thấy có phần, cạnh cám cô cầm.
Câu thi đề hương nguyện lâm râm, than thân tủi thầm”
Nam Ai: ca nhịp lơi hơn Nam Xuân nhiều và nghe bi ai thống thiết hơn Nam Xuân.
Nam Ai dùng để tả tình cảnh thê lương của vai tuồng.
Thúy Kiều tiếp theo

29
Lớp Nhứt:
“Đưa tin gà, chưa tàn hơi nhang,
Ý thiết tha, dám đâu rời bạn lang.
Xảy đâu nghe thơ đồng, đem tin nhà thưa bên màn.
Đặng tin nhà, tấc dạ nào an”
(Qua ai)
“Cỏ tin thức phụ sớm tử đàng,
Não nùng thay, tha hương dặm ngàn
Nghiêm đường dạy về quê ính kíp hộ tang,
Thương chàng Kim chi xiết nỗi kinh hoàng”
4. Giọng Nam do hơi Bắc biến thể
( Hạng Nam do hơi Bắc biến thế: hành vân, chuồn chuồn và vọng cổ)
Hành vân hơi nam: bản hành vân là bản ca Bắc, nhưng khi dùng để tả tâm sự buồn
phiền lại biến thể hơi Nam vì ca nhịp lơi và ngân nhiều.
Trong tuồng “Vì nghĩa liều mình”, Trần Tuấn Kiệt, một chiến sĩ, lìa cách quê hương và
gia quyến, tả tâm sự của mình bằng giọng hành vân hơi nam.
“Chạnh chung tình. Lụy nhỏ đôi hàng.
Cha con, chồng vợ hai phang.
Trời ôi có thấu những nỗi gian nan.
Từ khi cách biệt.
Cảnh nhà vợ yếu,
Với con hơ, cha lại bóng xiêu,
Ruột trăm chiều, phải cam đánh liều,
Cho rồi bổn phận,
Phận đứng làm trai
Trả nợ râu mày,
Giày sành đạp tuyết, nào ngại chốn chông gai đắng cay!
Kìa xem non nước, khác hẳn xứ minh,
Binh mã rập rình,
Cuộc chiến chinh hồn kinh.
Giận trò đời nhiều việc trớ tinh
Khiến chi binh cách, làm cho đồ thán sanh linh”
Chuồn chuồn hơi nam, bản chuồn chuồn trước kia hơi Bắc, sau đổi lại hơi Nam và vô
mùi Vọng cổ. Thường dùng để tả cảnh tình của vai tuồng trong khi gặp cơn hoạn nạn.

30
Công chúa Ngọc Truyền (Năm Phỉ) trong tuồng “Gia Long tẩu quốc” có ca Chuồn
chuồn như sau:
Công chúa (nói lối): Vương mẫu ôi! Bơi con quyết chống vững gian san xã tắc nên con
đành cam lướt đạn xông tên. Con buồn là buồn cho Từ Cung sức yếu tuổi cao, vì loạn lạc nên
phải chịu nay đầu gành mai góc bể.
(Ca chuồn chuồn):
“Nay đầu gành, mai góc bể, hoạn nạn biết là bao
Nghĩ đến càng thêm chua xót bấy cho lòng con
Bởi con đây không tròn câu mộ khang thần tỉnh
Vì nặng nợ quốc gia, nên con phải lo đáp đền.
Cầu xin ơn trên cho mẫu thân với vương đệ.
Qua khỏi tai nạn, khôi phục lại giang san.
Còn phận con đây vạn nhẫn bao nài,
Quyết đem lực tàn mà chống chọi với thời cơ
Cho rạng danh nữ kiệt với lưỡi gươm này!”
Vọng cổ Hoài Lang: Bản vọng cổ hoài lang là một bản ca hiện nay được thông dụng
nhất trong giới cải lương, được đông đảo đồng bảo yêu thích.
Lược sử bản vọng cổ: bản vọng cổ, trước hết có tên là dạ cổ, do Ông Cao Văn Lầu sáng
tác năm 1920, sau 3 năm khi cải lương ra đời. Lúc ấy ông cưới vợ được 10 năm, nhưng không
có con. Cha mẹ buộc phải cưới vợ khác vì sợ tuyệt tự. Ông buồn rầu không còn muốn làm ăn
gì nữa. Ban ngày ra ngoài đồng, ông nghiền ngẫm những lời vợ ông nói với ông trước khi chia
tay, ông biết đờn cổ nhạc nên trong tâm trọng người chồng đau khổ trước cảnh gia đình tan rã,
ông cảm hứng tạo ra bản nhạc 20 câu, gọi là “Dạ cổ hoài lang” (Đêm khuya nghe tiếng trống
nhớ chồng), có ý để kỉ niệm tâm tình của vợ ông đối. Có lẽ vì Hoàng thiên bất phụ bảo tâm
nhơn, nên khi ông viết bản vọng cổ này, ít lâu sau vợ ông thụ thai. Về sau bản này được đổi
tên là Vọng cổ hoài lang cho nghĩa rộng thêm “Trông mối tình xưa mà nhớ đến chồng”.

31
(cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu)
Sau đây chúng tôi ghi lại Dạ cổ hoài lang nguyên thủy của ông Sáu Lầu sáng tác năm
1920:
“Từ là từ phu tướng
Bửu kiếm sắc phong lên đàng.
Vào ra luống trông tin chàng,
Đêm năm canh mơ màng,
Em luống trông tin nhàn,
Ôi gan vàng quặn đau.
Đường dầu xa ong bướm,
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang.
Còn đêm luống trông tin bạn.
Ngày mỏi mòn như đá vọng phu
Vọng phu vọng, luống trông tin chàng
Lòng xin chớ phụ phàng
Chàng hỡi chàng có hay
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
Biết bao thuở đó đây xum vầy
Duyên sắt cầm đừng lợt phai.
Thiếp cũng nguyện cho chàng,
Nguyện cho chàng hai chữ bình an.
Mau trở lại gia đàng
Cho én nhạn hiệp đôi”

32
Còn sau đây là bản đờn nguyên thủy (dây bắc):

Cách phân chia trên đây là một trong những cách phân chia đầu tiên, hình thành từ năm
1970. Vì cải lương là cải cách hát ca theo tiến bộ nên sự thay đổi của nó diễn ra liên tục, nhiều
những đặc tính mới được thêm vào, những điều không phù hợp sẽ bị loại bỏ. Thế nên, tụi mình
muốn chia sẽ rằng đây là một nguồn tham khảo, không phải là tuyệt đối.
Một cách phân chia khác, các bạn có thể tham khảo trích trong “Nghệ thuật cải lương”
của Nghệ sĩ Tuấn Giang từ trang 408 đến trang 410 như sau:

33
34
Qua đây, có thể thấy các bài bản cải lương thể hiện phong phú các sắc thái tình cảm của
con người: trang nghiêm, tính hành khúc, nghi lễ, rộn ràng, bóng bẩy, thanh cao, hóm hỉnh, dí
dỏm,...

35
IV. Giá trị của nghệ thuật sân khấu cải lương
1. Giá trị nhân văn
Kể từ khi ra đời, Cải lương đã trở thành một loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của
dân tộc bởi nó được chính người Việt sáng tạo ra và phục vụ đời sống tinh thần của người Việt.
Được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (nhiều gia đình nghệ sĩ thế hệ thứ ba và thứ tư đều
xuất thân từ nghệ sĩ Cải Lương). Nghệ thuật Cải lương mang đậm tính hiện thực, truyền tải
được những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân trong đời sống thường ngày.
Cải lương còn có nhiều ưu điểm trong việc diễn đạt tâm tư, tình cảm của nhân dân, nhất
là những người ở vùng đất xa hoàng gia, bị bộ máy quan lại phong kiến bóc lột rồi bị thực dân
đày ải nhưng họ luôn có tinh thần, lòng dũng cảm và lòng dũng cảm. hiệp sĩ để đấu tranh chống
lại sự bất công và sự áp bức. Cải lương sinh ra ở miền Nam và nhanh chóng nổi tiếng khắp cả
nước, dễ dàng được đón nhận ở khắp mọi nơi và được công chúng, báo chí ca ngợi, đánh giá
cao. Bởi cải lương thể hiện nhiều sắc thái cảm xúc, từ niềm vui công việc, tình yêu (quê hương,
đất nước, vợ chồng), hạnh phúc đến nỗi đau chia ly, khao khát, tang thương, thường xuyên bị
áp bức, bóc lột, đày ải..., thông qua nó chúng ta có thể truyền đạt được ý tưởng và mong muốn
của quần chúng.
Một số vở tiêu biểu có thể kể đến như Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt, Lá sầu riêng, Nửa
đời hương phấn... được không ít khán giả thuộc nằm lòng. Cải lương còn gần gũi với nhân dân
ở góc độ ca từ và nhịp điệu. Không riêng gì nghệ sĩ mà ngay cả những người không am tường
về Cải lương cũng có thể ngâm nga vài ba câu vọng cổ những lúc vui buồn.
Nghệ thuật Cải Lương còn là nơi để các nghệ sĩ thể hiện lòng yêu nước, tình yêu nhân
dân, lòng căm thù chế độ phong kiến, áp bức bóc lột, đặc biệt là lòng căm thù thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ. Khi cải lương được thành lập, nó là công cụ để các học giả yêu nước tiến hành
các hoạt động cách mạng. Ca từ của cải lương góp phần phản ánh hiện thực đương thời, nhiều
vở kịch có nội dung yêu nước, tiến bộ, nhất là khi Phong trào Phục hưng bị thực dân Pháp đàn
áp và một số trí thức bị Pháp bắt đi đày hoặc quản thúc tại gia. Lời bài hát của cải lương có ẩn
ý chống Pháp, đồng thời cũng phản ánh cảm xúc của những người yêu nước đã đứng lên chống
Pháp và giành lại quê hương. Nhiều tác phẩm tiêu biểu như Tam Khấu, Khấu Giang Song đều
phản ánh quan điểm này...
Bất kể chủ đề được trình bày thuộc đề tài nào, sân khấu Cải Lương cũng thường nói về
số phận của một người, với chủ đề chính là tình yêu. Nhiều vở kịch có lối dẫn dắt câu chuyện
đầy kịch tính: tử biệt - sinh ly - chia ly - đoàn tụ, từ đó khai thác sâu sắc những mâu thuẫn tình
cảm, tạo nên bi kịch. Thông qua cái bi đó , công chúng nhận ra giá trị nhân văn trong mỗi con

36
người. Mỗi nhân vật đều có cuộc đời và số phận bi thảm nhưng cuối cùng mọi sự bất công
đều được lộ rõ.
2. Giá trị nghệ thuật
Cải lương là loại hình kịch hát hình thành trên cơ sở cải cách sân khấu hát bội truyền thống,
phát triển lối ca ra bộ và tiếp thu kịch nghệ phương Tây. Cải lương, hay còn biết đến với danh
xưng là “nghệ thuật tình cảm” hay “sân khấu trữ tình”. Có thể nói, khi tìm hiểu về giá trị nghệ
thuật của loại hình sân khấu này thì tính biểu cảm trữ tình là đặc tính tiêu biểu nhất, được biểu
hiện qua nhiều phương diện. Cụ thể:
- Bài bản, làn điệu:
Âm nhạc là tiếng nói của tình cảm, là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần.
Con người thông qua âm nhạc để truyền đạt và chuyển tải cảm xúc của mình. Khi nói đến âm
nhạc trong cải lương, các nhà nghiên cứu đều cho rằng bài bản, làn điệu của cải lương thể hiện
tính biểu cảm, chất trữ tình trong cấu trúc nghệ thuật. Trong đó, “Bài bản” là những bài nhạc
có văn bản như những bản nhạc Bắc, bản nhạc lễ cung đình Huế…; còn “Làn điệu” là tên gọi
của các điệu thức trong ca nhạc cải lương như giọng Bắc, giọng Nam, giọng Oán,...
Những bài cải lương luôn đi sóng đôi mang tính quy luật với làn điệu, ví dụ như những bản
Bắc luôn đi với giọng Bắc mang tính trong sáng, những bản Oán được thể hiện bằng giọng
Oán mang âm hưởng du dương, não nề… Bài bản, làn điệu cải lương đã diễn tả hầu hết những
cung bậc tình cảm của con người, âm điệu thiên về cảm xúc. Với nghệ thuật cải lương, ba điệu
khúc quan trọng là Bắc, Nam và Oán cùng tồn tại và gắn bó với nhau trên sân khấu, trong đó
điệu thức Oán giữ vai trò chủ đạo.
- Diễn viên, diễn xuất:
Lối diễn xuất của diễn viên cải lương vừa đáp ứng tính hiện thực, vừa mang tính biểu cảm.
Khác với diễn viên chính kịch, diễn viên cải lương trong lối diễn xuất phải thể hiện được biểu
cảm trong tính cách lẫn dung mạo. Trong sự so sánh và quan sát nói trên, giữa hệ thống diễn
viên kịch nói và cải lương, chúng ta dễ dàng nhận thấy được sự “màu mè” của diễn viên cải
lương.
Người diễn viên cải lương, thường như cần phải hội tụ đủ bốn yếu tố “thanh, sắc, tài,
duyên”, nghĩa là nơi họ cần có giọng hay người đẹp, lối diễn xuất phải có điệu bộ màu mè, có
tấn kịch và thu hút được khán giả. Tài năng của người diễn viên được đánh giá bằng tiêu chí
này. Thông thường, những diễn viên được đánh giá là tài năng chính là những người thông qua
hình tượng nhân vật sân khấu, lấy được nước mắt của khán giả.
- Trang phục, sân khấu

37
Y phục cải lương trong các vở về đề tài xã hội, diễn viên ăn mặc như nhân vật ngoài
đời. Trong các vở về đề tài lịch sử dân tộc, về các truyện cũ của Trung Quốc, phóng tác từ
những câu chuyện hay các vở kịch của nước ngoài, thì y phục của diễn viên cũng được chọn
lựa để gợi ra xuất xứ của cốt truyện và của nhân vật, nhưng cũng chỉ có tính ước lệ. Nhìn
chung, cái gốc của cải lương là sân khấu sàn diễn và linh hồn của nó là âm nhạc, bởi loại hình
ca kịch thì vai trò âm nhạc là chủ yếu. Bên cạnh đó, nó còn dung nạp những loại hình nghệ
thuật khác, mà các tác giả đã chắt lọc tinh hoa từng loại riêng. Có thể nói, sân khấu cải lương
là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, với một lực lượng lao động nghệ thuật hùng hậu nhất so
với các loại hình nghệ thuật khác, bao gồm kịch bản văn học (tác giả), nghệ thuật biểu diễn
(diễn viên), công tác dàn dựng (đạo diễn), thiết kế mỹ thuật (họa sĩ), kỹ thuật âm thanh ánh
sáng, âm nhạc (nhạc sĩ và nhạc công), trang trí (hậu đài)… Ngôn ngữ của cải lương rất phong
phú, không chỉ ở lời ca, câu thoại mà còn được thể hiện bằng màu sắc của cảnh trí, ánh sáng,
âm thanh trong âm nhạc, động tác trong biểu diễn…
Có thể nói, nghệ thuật sân khấu cải lương là nghệ thuật tổng hợp và là công trình của
tập thể. Nó là nghệ thuật tổng hợp vì bao gồm nhiều lĩnh vực như văn học, hội họa, âm nhạc,
vũ đạo, kiến trúc… Những yếu tố này có mối quan hệ gắn bó, hữu cơ với nhau trong một tác
phẩm, tạo nên nét riêng đặc sắc của sân khấu cải lương.

38
Tài liệu tham khảo

1. Trần Khải Văn. (1970). Nghệ thuật sân khấu Việt Nam: hát bội, cải lương, thoại kịch,
Nhà xuất bản Khai Trí.
2. Tuấn Giang. (2006). Nghệ thuật Cải lương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Ngọc Hân (2021). Nghệ thuật Cải lương, Tiểu luận Cơ sở văn hóa Việt
Nam Trường Đại học Hoa Sen.
4. Phan Văn Ngoạn (2015). Khai thác nghệ thuật Cải lương ở đồng bằng sông Cửu Long
phục vụ phát triển du lịch, Luận văn Thạc sĩ du lịch Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Hà Nội.
5. Trường ca kịch viên, (2022), Giới thiệu về cải lương. Truy xuất từ:
https://truongcakichvien.com/the-loai/cai-luong/
6. VHNT.ORG.VN, (2022), Đặc tính linh hoạt và biểu cảm trong nghệ thuật cải lương
Nam Bộ. Truy xuất từ: https://vhnt.org.vn/dac-tinh-linh-hoat-va-bieu-cam-trong-nghe-
thuat-cai-luong-nam-bo/
7. Đào Đức Chương (2019). Sơ lược về hát cải lương. Viện Việt - Học. Truy xuất từ:
https://viethocjournal.com/2019/05/so-luoc-ve-hat-cai-
luong/?fbclid=IwAR1ObVThH-oAzEg8ML4PVGiDN539J5Zh53owpvl7WUTP-
oYet68IHnszvpY
8. Lịch sử hình thành Cải Lương Nam Bộ. Truy xuất từ: https://cuulong.org/lich-su-cai-
luong-nam-
bo/?fbclid=IwAR2av4JRXARlfnQzSMSlwaP8d4525lSCj5gCRPQ4xGTDn-
GVc8FKaYpMUNc#google_vignette
9. Huỳnh Đức Thiện. (2018). Tìm hiểu đặc trưng và giá trị của cải lương Nam Bộ, Tạp
chí Khoa học xã hội, 10+11(1), 89-99. Truy xuất ngày 22/11/2023:
https://vjol.info.vn/index.php/khxh/article/view/45445/36795
10. Cần bảo tồn và phát huy hơn nữa nghệ thuật Cải lương - Lê Nguyên Đạt. Truy xuất
từ: http://vanhoanghethuat.vn/can-bao-ton-va-phat-huy-hon-nua-nghe-thuat-cai-
luong.htm
11. Trần Thơ (2020). Cải lương – Loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống đặc sắc
của Việt Nam. Truy xuất từ: http://www.thinhvuongvietnam.com/Content/cai-luong---
loai-hinh-nghe-thuat-san-khau-truyen-thong-dac-sac-cua-viet-nam-102223

39

You might also like