BT Co2

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

A. OXÍT:
I. Kiến thức bổ trợ:
Ngoài 4 tính chất hóa học cơ bản của oxít như SGK lớp 9 đã trình bày:
- Tác dụng với nước:
- Tác dụng với axít:
- Tác dụng với dd Bazơ:
- Oxít bazơ tác dụng với oxít axít:
Cần chú ý một số tính chất riêng sau đây:
1. Oxít lưỡng tính vừa tác dụng với dd axít vừa tác dụng với dd kiềm, ví dụ:
Al2O3 + 6HCl 2 AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH 2N aAlO2 + H2O
2. Oxít kim loại tác dụng với các chất khử như: H2, CO, Al, C…
Chú ý các Oxít bị khử và không bị khử ( những oxít của những kim loại từ Zn trở về sau
trong dãy hoạt động của kim loại thì bị khử)
Ví dụ: FeO + H2 Fe + H2O
FeO + CO Fe + CO2
3FeO + 2 Al 3Fe + Al2O3
2 FeO + C 2 Fe + CO2
3. Phản ứng của Oxít axít với dd kiềm
Ví dụ: Sục CO2 vào dd NaOH
Nếu
Chỉ tạo ra muối axít ( NaHCO3)

nếu Chỉ tạo ra muối trung hòa ( Na2CO3)

nếu tạo ra 2 muối


Chú ý: - Nếu kiềm dư thì chỉ thu được muối trung hòa.
- Nếu CO2 dư thì chỉ có muối axít
- Nếu cùng một lúc có 2 muối thì cả hai chất CO2 và kiềm đều hết
Trường hợp đối với NO2 là một oxít axít nhưng có 2 axít tương ứng.
Ví dụ: Sục NO2 vào dd NaOH:
2NO2 + 2 NaOH NaNO3 + NaNO2 + H2O
4. Phản ứng giữa FeO, Fe3O4 với H2SO4 đặc, HNO3 sinh ra muối sắt ( III) + SO2 ( NO, NO2,
….) + H2O
Ví dụ: Fe3O4 + H2SO4 đặc nóng Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
FeO + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O
5. Phản ứng làm mất màu dd brom của SO2:
SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2 HBr
II. Bài tập áp dụng:
Bài tập 1:
Hấp thụ hoàn toàn V lít SO2(ĐKTC) vào 450 ml dd KOH 2M thu được 75,2 g muối
kali. Tính V ? viết các phương trình hóa học:
Bài tập 2: Hòa tan hoàn toàn 11,2 g CaO vào nước thu được dd A . Hấp thụ hoàn toàn khí
thu được khi cho 28,1g hỗn hợp X gồm BaCO3, MgCO3 tác dụng với dd HCl dư vào dd A.
Chứng minh rằng sau phản ứng thu được kết tủa.
Bài tập 3:
1
Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04mol hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3 và
đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm ta thu được chất rắn B gồm 4 chất nặng 4,784g. Khí
đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dd Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062g kết tủa. Mặt khác hòa
tan chất rắn B bằng dd HCl dư thấy thoát ra 0,6272lít H2(ĐKTC).
1. Tính % khối lượng các oxít trong A
2. Tính % khối lượng các chất trong B, biết rằng trong B số mol sắt từ oxít bằng 1/3
tổng số mol của sắt(II) và sắt(III) oxít.
Bài 4: Cho 7,2 gam hỗn hợp A gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong
phân nhóm chính nhóm II. Cho A hoà tan hết trong dung dịch H 2SO4 loãng, thu được khí B.
Cho toàn bộ B hấp thụ hết bởi 450 ml Ba(OH) 2 0,2M thu được 15,76 gam kết tủa. Xác định
hai muối cacbonat và tính % theo khối lượng của chúng trong A.
Bài 5: Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp gồm MgCO 3 và RCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) bằng dung
dịch HCl. Lượng khí CO2 sinh ra cho hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dung dịch NaOH 2,5M
được dung dịch A. Thêm BaCl2 dư vào dung dịch A thu được 39,4g kết tủa.
a) Xác Định kim loại R.
b) Tính % khối lượng các muối cacbonat trong hỗn hợp đầu.
Bài 6: Một hỗn hợp A gồm M2CO3, MHCO3, MCl (M là kim loại kiềm).
Cho 43,71g A tác dụng hết với V ml (dư) dung dịch HCl 10,52% (d = 105g/ml) thu được
dung dịch B và 17,6g khí C. Chia B làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: phản ứng vừa đủ với 125ml dung dịch KOH 0,8M, cô cạn dung dịch thu
được m (gam) muối khan.
- Phần 2: tác dụng hoàn toàn với AgNO3 dư thu được 68,88g kết tủa trắng.
1. a) Tính khối lượng nguyên tử của M.
b) Tính % về khối lượng các chất trong A.
2. Tính giá trị của V và m.
Bài 7: Hoà tan hoàn toàn 28,4g hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ
bằng dung dịch HCl dư được 10 lít khí (54,60C và 0,8604 atm) và dung dịch X.
a) Tính tổng số gam các muối trong dung dịch X.
b) Xác định 2 kim loại trên nếu chúng thuộc hai chu kỳ liên tiếp.
c) Tính % mỗi muối trong hỗn hợp.
------------------------------------------------------------

You might also like