Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Mục lục

I.Khái quát về Đường thi và dòng thơ Biên Tái trong Đường thi..........................................................1
1.Đường thi................................................................................................................................................1
1.1Khái niệm.......................................................................................................................................1
1.2Tiến trình phát triển........................................................................................................................1
2.Dòng thơ Biên Tái trong Đường thi........................................................................................................2
2.1Khái niệm.......................................................................................................................................2
2.2Nguyên nhân phát triển...................................................................................................................2
2.3Những tác giả tiêu biểu...................................................................................................................2
2.4Nội dung tư tưởng...........................................................................................................................4
II.Tư tưởng “Thi khả dĩ oán”...................................................................................................................4
1.Khái quát về tư tưởng “Thi khả dĩ oán”..................................................................................................4
2.Tư tưởng “Thi khả dĩ oán” qua dòng thơ Biên Tái.................................................................................5
2.1Từ góc nhìn của người chinh phu...................................................................................................5
2.2Từ góc nhìn của người chinh phụ.................................................................................................11
III.Kết luận...............................................................................................................................................15
Tư tưởng “Thi khả dĩ oán” trong dòng thơ Biên Tái của
Đường Thi
I. Khái quát về Đường thi và dòng thơ Biên Tái trong Đường thi:
1. Đường thi:
1.1 Khái niệm:
Không thể định nghĩa “Thơ Đường” bằng một mệnh đề, vì trong thực tế từ này mang
trong mình ba nội dung khác hẳn nhau:
Trên phương diện văn học sử, nó chỉ bộ phận thơ ca trong văn học viết thời
Đường.
Trên phương diện lý luận văn học, nó chỉ các hình thức thể loại thơ ca định hình từ
thời Đường, còn gọi là đường luật chủ yếu là hai loại thất ngôn, ngũ ngôn với các thể tứ
tuyệt, bát cú và trường thiên.
Trên phương diện thi pháp học, nó chỉ phương pháp sáng tác- phong cách sáng tạo
với tổng thể các quan niệm thẩm mỹ và thủ pháp nghệ thuật đã định hình đồng thời trở
thành chủ đạo trong thơ ca Trung Quốc thời Đường , thi pháp này cũng được kế thừa và
phát triển trong văn học viết của cả bốn quốc gia dùng chữ Hán là Trung Hoa, Việt Nam,
Triều Tiên, Nhật Bản sau đó.
( Giáo trình Giai thoại thơ Đường- Cao Tự Thanh)
1.2 Tiến trình phát triển:
Ðời Minh, Cao Bính, tác giả sách Ðường thi phẩm vựng chia thơ Ðường làm bốn giai
đoạn là: Sơ Ðường, Thịnh Ðường, Trung Ðường và Vãn Ðường.
Sơ Đường (618 – 713): Thơ ca thời kì này phần nhiều còn mang phong vị Phong
hoa tuyết nguyệt của thơ ca hoa lê thời lục triều. Phong hoa tuyết nguyệt là một câu thành
ngữ của Trung Quốc dùng để nói đến những cảnh vật được miêu tả trong thơ cổ điển, bởi
thiên nhiên tươi đẹp, hũu tình là một trong những đề tài, nguồn cảm hứng bất diệt của các
văn nghệ sĩ. Sau nó còn dùng để chỉ văn thơ có câu từ rườm rà, nội dung thì nghèo nàn,
sáo rỗng.
Thịnh Đường (713 - 766): Thơ Ðường đạt đến cực điểm xán lạn huy hoàng. Từ
tình hình đời sống xã hội, Thơ thời Thịnh Ðường có thể xếp thành ba phái chính: Phái
Biên tái, phái Ðiền viên và phái Xã hội.
Trung Đường (766 - 835): Sau loạn An Lộc Sơn, lúc này, về bề ngoài tình hình
trong nước có vẻ yên ổn, nhưng bên trong đã suy yếu, ruộng đất hoang tàn, nhân dân chết
chóc rất nhiều. Tình trạng thi ca cũng kém hơn thời trước. Các nhà thơ chỉ quanh quẩn
trogn phạm vi cũ, không có gì mới mẻ đáng làm vinh diệu cho thi đàn. Thời Trung
Đường còn mở thêm cảnh giới thi ca khác – Quái Đản phái. Các nhà thơ phái này ưa
chuộng sự kì dị, hiểm tích trong việc đặt câu, dùng chữ, gieo vần.
Vãn Đường (836 - 905): Tình trạng chính trị, kinh tế, xã hội ngày càng suy đồi.
Loạn Vương Tiên Chi (847) và loạn Hoàng Sào trogn hơn 10 năm làm nhà Đường sụp
đổ. Lịch sử tái diễn cảnh hỗn độn, khoảng cuối đời Tùy, văn học trở lại duy mỹ như thời
Đường Sơ.
Phái Biên tái ở thời Thịnh Đường chính là nội dung mà chúng ta cần chú ý đến để làm
rõ đề tài.
2. Dòng thơ Biên Tái trong Đường thi
2.1 Khái niệm:
“Biên tái” theo từ điển Hán Nôm định nghĩa là “nơi quan ải, vùng biên giới”. Thơ
biên tái “chủ yếu là” viết về “cuộc sống ở chốn biên cương” (Bài giảng văn Trung Quốc
- Lương Duy Thứ). Nhưng ta cũng có thể mở rộng cách hiểu ra là thơ về đề tài chiến
tranh, loạn lạc, “đặc biệt là cuộc sống vật chất, tinh thần của những người chinh phu,
chinh phụ.” (Giáo trình Văn học Trung Quốc, Nguyễn Khắc Phi, tập 1).
2.2 Nguyên nhân phát triển:
Phái Biên tái có nguồn gốc xa xôi là Hoành suý khúc từ thời Lương. Ðến thời
Thịnh Đường, dòng thơ Biên tái tăng tiến về cả hai mặt lượng và phẩm. Bởi khi quốc gia
đang trên đà phát triển mạnh, các ông vua đời Đường lại có tham vọng bành trướng lãnh
thổ, ra sức mở các cuộc chiến tranh càn quét các nước láng giềng. Những cuộc chiến đó
không những gây ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội của đất nước mà còn góp phần dấy lên
lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc của nhân dân. Lòng kiêu hãnh và tinh thần “Kiến
công lập nghiệp” của một số tướng sĩ làm cho thơ biên tái thời kỳ này có một bộ phận rất
hào hùng. Nhưng vì chiến tranh luôn là tai hoa, nỗi đau, mất mát của mọi nhà nên ngay
trong thơ biên tái đã nảy sinh dòng thơ phản đối chiến tranh. Có những nhà thơ thiên về
ca ngợi như Cao Thích, Sầm Tham, song đa số là thiên về phê phán như Vương Xương
Linh, Lý Kỳ, Vương Hàn,...
Có những người chỉ cảm động về tình chinh phu, cô phụ, tưởng tượng ra cảnh
quan ải biên thuỳ, rồi làm thơ. Ðó là trường hợp những bài như: Lương Châu từ của
Vương Hàn, Xuất tái của Vương Chi Hoán, Vương Xương Linh, Tái hạ khúc, Tái thượng
khúc của Lý Bạch…
Nhưng cũng có những nhà thơ thực sống trong chốn nhung mạc, từng trải miền
sông núi biên cương, như Cao Thích, Sầm Tham… Chinh phụ ngâm khúc của Ðặng Trần
Côn mượn rất nhiều ý và lời trong thơ biên tái thời Thịnh Ðường.
2.3 Những tác giả tiêu biểu:
2.3.1 Cao Thích
Tiểu sử:
- Cao Thích (702 – 765), tự Đạt Phu
- Ông sinh ra trong một gia đình nghèo ở Bột Hải, Thương Châu (nay là huyện
Thương, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc)
- Hai lần ra biên ải
- Năm 765 đời Đường Đại Tông (ở ngôi: 762-779), Cao Thích mất, thọ 63 tuổi.
Sự nghiệp văn chương:
- Khi tuổi đã cao, Cao Thích mới học làm thơ, và đã để lại Cao Đường thị tập (Tập
thơ văn của Cao Thường thị), gồm 20 quyển
- Hai bài thơ tiêu biểu: "Yên ca hành" (Bài hành về lời ca ở đất Yên) và "Tái hạ
khúc" (Khúc ca biên tái)
Phong cách văn chương:
- Cao Thích đã hai lần xuất tái, nên ông hiểu tương đối sâu sắc cuộc sống ngoài biên
ải. Thơ biên tái của ông thường thể hiện ý chí tha thiết bảo vệ bờ cõi, xây dựng sự
nghiệp, cùng thái độ xem khinh những cái tầm thường, và lòng khao khát tự do
- Phong cách thơ: thơ ông mang một tình điệu sôi nổi, một tinh thần phóng túng, khí
khái và hào hùng
2.3.2 Sầm Than
Tiểu sử:
- Sầm Tham (715 – 770) là người Nam Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc
- Năm 749, ông theo tướng Cao Tiên Chi đến An Tây (ra biên ải lần thứ nhất),
nhưng chẳng bao lâu lại trở về kinh đô Trường An.
- Năm 754, ông ra biên ải lần thứ hai, làm Phán quan cho Tiết độ sứ An Tây
là Phong Thường Thanh. Thời kỳ này, ông sáng tác rất nhiều thơ về chủ đề "biên
tái".
- Thời Đường Đại Tông (ở ngôi: 762-779), Sầm Tham lại ra biên ải (lần thứ ba).
Năm 766, ông được bổ làm Thứ sử Gia Châu (nên ông xưng là Sầm Gia Châu),
nhưng sau đó bị bãi chức.
- Lâm cảnh đói nghèo, năm 770, Sầm Tham mất trong quán trọ tại Thành Đô (nay là
tỉnh lỵ tỉnh Tứ Xuyên) lúc 55 tuổi.
Sự nghiệp văn chương:
- Ở một số sách văn học sử Trung Quốc, Sầm Tham thường được xếp cạnh Cao
Thích, vì cả hai cùng nổi tiếng ở thơ biên tái. Song, thơ biên tái của Sầm Tham
phong phú và nhiều vẻ hơn thơ biên tái của Cao Thích, rất có thể là vì Sầm Tham
sống ở biên ải lâu hơn.
- Đời sau ghi lại tác phẩm của ông để lại có Sầm Gia Châu thi tập (Tập thơ của họ
Sầm ở Gia Châu) gồm 8 quyển.
- Những bài thơ tiêu biểu: "Tẩu Mã xuyên hành phụng tống Phong đại phu xuất sư
tây chinh" (Bài hành "Sông Tẩu Mã" tiễn đại phu họ Phong xuất quân đánh giặc
phương Tây), "Bạch tuyết ca tống Võ Phán quan quy kinh" (Bài ca Tuyết trắng
tiễn Võ Phán quan về kinh),…
Phong cách văn chương:
- Sầm Tham, nhờ sống ở biên ải tương đối lâu, nên làm được rất nhiều thơ biên tái.
Qua sự miêu tả sinh động, ông đã làm cho người đọc hình dung được phong cảnh,
phong tục, cuộc sống với nhiều dạng vẻ nơi biên ải, tinh thần chiến đấu và nhớ quê
của các tướng sĩ biên phòng
- Phong cách thơ: Âm điệu dồn dập, cao vút, phong cách lạ và đẹp, miêu tả cảnh
biên cương tráng lệ, kỳ khôi, biến ảo khôn lường.
2.4 Nội dung tư tưởng:
Nội dung chính của dòng thơ này có thể khái quát theo hai hướng:
 Những bài thơ ca ngợi cảnh sắc hùng tráng của biên cương, tráng khí anh hùng,
tinh thần hy sinh bảo vệ đất nước, khát vọng lập công
 “Phản ánh hiện thực khốc liệt nơi biên tái, những khó khăn vất vả của binh sĩ, nỗi
nhớ thương của chinh phụ ở chốn phòng khuê”(Khái yếu lịch sử văn học Trung
Quốc, tập 1, NXB Thế giới 2000)
II. Tư tưởng “Thi khả dĩ oán”:
1. Khái quát về tư tưởng “Thi khả dĩ oán”:
Kinh Thi là một hợp tuyển thơ ca đầu tiên của Trung Quốc, có nhà bình luận cho
rằng đây là bộ thơ “ Kinh điển về trái tim và tâm hồn nhân loại.” Khổng Tử được cho là
người đã biên soạn, tổng hợp, chọn lọc ra “ thi tam bách” một trong các tên gọi thời ban
đầu của tập thơ này.
Trong Luận Ngữ, Khổng Tử xưa có nói: “Thi khả dĩ hung, khả dĩ quan, khả dĩ
quần, khả dĩ oán”
“Thi” nghĩa là thơ; “Khả dĩ” là có thể. Thông qua thơ mà con người có thể làm
được nhiều việc, học được nhiều điều. Thuật ngữ “hưng, quan, quần, oán” có xuất xứ từ
đây, ý chỉ 4 loại tác dụng xã hội của thơ ca. Thơ có thể làm người ta phấn chấn, có thể
khiến người ta biết quan sát mọi điều, có thể biết cách chung sống hòa hợp với nhau, có
thể bày tỏ những tình cảm oán hận.
Tư tưởng “ thi khả dĩ oán” ở đây là nói tới việc thông qua thơ mà tác giả bày tỏ nỗi
lòng, bộc lộ sự bất bình hay cất lên tiếng ai oán trước thời cuộc.
Vậy tư tưởng “ Thi khả dĩ oán” qua dòng thơ Biên tái của đường Thi được bộc lộ
và biểu đạt như thế nào?
2. Tư tưởng “Thi khả dĩ oán” qua dòng thơ Biên Tái
II.1 Từ góc nhìn của người chinh phu:
Trong dòng thơ Biên tái, các thi nhân ngoài việc khắc họa rõ nét khung cảnh biên
cương, chiến tranh khốc liệt còn thông qua thơ mà cất lên tiếng oán thán của chính
mình, hoặc của những người đồng cảnh ngộ trước thời cuộc lúc bấy giờ.
II.1.1 Oán hận chiến tranh vì đã đẩy họ vào hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt,
đầy bất công ngang trái:
Là nhà thơ từng sống thời gian dài ở biên ải, Sầm Tham đã thấy rõ được sự khắc
nghiệt, hoàn cảnh khốn khổ, thiếu thốn của nơi đây.
“Phong đầu như đao diện như cát.
Mã mao đới tuyết hãn khí chưng,
Ngũ hoa liên tiền tuyền tác băng,
Mạc trung thảo hịch nghiễn thuỷ ngưng.”
Dịch nghĩa:
Gió thổi như dao, mặt như bị cắt ra
Lông ngựa đầy tuyết mồ hôi bốc lên
Ngựa ngũ hoa đốm đồng tiền như bị đóng băng
Viết hịch trong trướng nước đông lại trong bình mực
(Tẩu Mã xuyên hành, phụng tống Phong đại phu tây chinh)
Qua từng câu thơ, Sầm Tham bóc tách trước mắt ta sự thật chiến tranh trần
trụi, những khó khăn mà người lính phải đối mặt hằng ngày. Thời tiết nơi biên
cương là vô cùng khắc nghiệt với gió và tuyết. Gió thổi qua thì như dao cắt vào da
vào thịt người. Tuyết rơi xuống thì làm lông ngựa bốc mùi, bản thân ngựa thì lại bị
đóng băng. Oái ăm hơn nữa là khi nhân vật trữ tình - có thể là người thống lĩnh
binh sĩ đang viết hịch để cỗ vũ tinh thần thì lọ mực lại bị đóng băng như muốn
ngăn cản, giảm nhuệ khí của quân đội. Than ôi! Ấy mới khổ đau, khốn cùng làm
sao! Tôi tự hỏi làm sao con người có thể sống được trong hoàn cảnh này cơ chứ?
Và nếu sống được rồi thì làm sao vững lòng, vững chí để chiến đấu dài lâu đây?
Khắc hoạ cho ta thấy tình cảnh của quân lính nơi biên ải, Sầm Than đã lên án
chiến tranh phi nghĩa một cách gián tiếp - chính nó đã đẩy con người vào hoàn
cảnh khốn cùng, thiếu thốn.
Không chỉ gặp khó khăn về điều kiện thời tiết, thiên nhiên, người chiến sĩ
còn ăn không đủ no, sống trong điều kiện quân y không đảm bảo:
“Hành đa hữu bệnh, trú vô lương
Vạn lý hoàn hương vị đáo hương
Bồng mấn ai ngâm cổ thành hạ
Bất than thu khí nhập kim sang”
(Phùng bệnh quân nhân - Lư Luân)
Dịch nghĩa:
“Đi thêm nhưng bị thương, ở lại thì không có gì ăn,
Đường về quê dài vạn dặm vẫn chưa tới.
Tóc bù rối nằm rên rỉ dưới chân tường thành bỏ hoang,
Vì không chịu nổi gió thu thổi vào vết chiến thương.”
Trong hoàn cảnh chiến tranh “thập tử nhất sinh”, điều kiện cơ bản và quan
trọng nhất có lẽ là thức ăn và thuốc thang. Có thức ăn, quân sĩ mới có sức chiến
đấu. Có thuốc thang, quân sĩ mới chống chọi được với tử thần. Vậy mà trái ngược
với kỳ vọng, nơi biên cương lại thiếu thốn vô cùng. Người lính trong bài thơ như
rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Bởi bệnh nặng khiến anh ta chẳng thể đi nhiều,
mà ở lại thì lương thực nào đủ ăn, thậm chí là còn không có. Để rồi như một lẽ
hiển nhiên, anh chỉ có thể nằm rên rỉ dưới chân tường thành chờ cái chết đến. Tôi
tin đây không chỉ là nỗi đau mà một người lính phải chịu mà là nỗi đau chung của
mọi chiến sĩ nơi xa trường. Chiến tranh đã đẩy họ vào chỗ không đủ ăn, đủ mặc,
quân y không đảm bảo.
Hoàn cảnh khắc nghiệt không chỉ thể hiện ở thiên nhiên, những điều kiện
vật chất còn ở con người. Những người lính ra nơi xa trường, trong họ có ai không
mang giấc mộng “lập công danh”, làm nên chuyện lớn chứ? Ấy vậy mà chiến
tranh tàn khốc hay cụ thể hơn là chế độ phong kiến đã khiến họ nhận ra sự thật bẽ
bàng: hết lòng tòng quân nhưng nhận lại chẳng được gì hết.
Cao Thích là người đã hai lần xuất tái nên ông hiểu rõ cuộc sống ngoài biên
ải. Qua Yên Hành Ca ông đã cho người đọc thấy được nỗi oán hận của người lính:
phải đối diện với bao hiểm nguy nhưng lại nhận lấy sự đối xử bất công. Yên Ca
hành là bài thơ biên tái tiêu biểu, và rất được truyền tụng của Cao Thích. Theo
PGS. TS. Trần Lê Bảo, thì bài thơ đặc sắc ở chỗ không chỉ tả tình cảnh chiến dịch
ở một nơi, trong một lúc; mà còn miêu tả các mặt cuộc sống chiến chinh, lúc
khẳng khái ứng chiến, lúc chiến đấu tuyệt vọng, cảnh người lính mãi không được
về, cảnh hai nơi thương nhớ…Lời thơ, khi hùng hồn cao vút, khi ai oán triền miên,
tình cảm phức tạp, mâu thuẫn, rất thê lương bi tráng; đã đem lại cho người đọc
mối cảm thương sâu sắc.
“Chiến sĩ quân tiền bán tử sinh
Mỹ nhân trướng hạ do ca vũ…”
( Yên ca hành - Cao Thích)
Dịch nghĩa:
“Ngoài mặt trận chiến sĩ sống thác như chơi,
Dưới trướng, gái đẹp vẫn còn múa hát.”
Bằng phép đối, nhà thơ đã cho ta thấy rõ sự tương phản giữa binh sĩ và
tướng quân. Trong khi những người binh sĩ đang chinh chiến xa trận, đánh cược
mạng sống mình với tử thần hằng giờ liền thì những tướng soái lại đang hưởng thụ
thú vui, có rượu, có sắc. So sánh như thế, ta càng nhận rõ số phận người chinh phu
là đáng thương xiết bao. Họ dường như là những quân cờ được phong kiến điều
khiển, những con tốt đang bán mạng cho chiến tranh để rồi sau nào có nhận được
gì - ấn hầu đã không có, sự quan tâm lại càng không.

II.1.2 Oán hận chiến tranh vì đã chia cắt gia đình, hạnh phúc lứa đôi:
Sống nơi biên ải xa xôi, nhưng trong mỗi người chinh phu, nỗi nhớ quê hương,
gia đình có bao giờ vơi bớt:
“ Cố viên đông vọng lộ man man,
Song tụ long chung lệ bất can.
Mã thượng tương phùng vô chi bút,
Bằng quân truyền ngữ báo bình an”
( Phùng nhập kinh sứ - Sầm Tham)
Dịch nghĩa
Ngóng về hướng đông nơi quê nhà, đường dài hun hút,
Hai tay áo đầm đìa nước mắt không khô.
Ở trên lưng ngựa gặp nhau, không có sẵn giấy bút,
Nhờ anh gửi lời nhắn tin báo rằng tôi vẫn được bình yên.
Chiến tranh đã buộc người lính phải sống cảnh nay đây, mai đó, sống nơi biên ải
quạnh hịu. Vậy nên, khi nhắc về chốn quê nhà thân thương, Sầm Tham dùng ba
chữ “lộ man man” (đường dài hun hút), một phần đường hun hút vì người lính
đang nơi xa, một phần đường hun hút vì có lẽ chính họ cũng chẳng rõ ngày trở về.
Đấy chính là sự khốc liệt, tàn ác của chiến tranh. Éo le là vậy, nhưng có khi nào,
người chinh phụ ngưng nhắc nhớ về quê hương đâu. Tình cảm quê nhà, gia đình
vẫn luôn là một phần quan trọng trong trái tim họ. Hình ảnh giọt nước đầm đìa
“bất can” - không khi khô cùng sự gấp gáp, muốn nhắn gửi đến mình bình an đến
quê nhà ngay khi trên lưng ngựa chính là minh chứng son sắt cho nỗi nhớ người
binh sĩ. Đọc đến đây, ta tự dưng có chút nghẹn ngào. Bởi nếu không có chiến
tranh, có lẽ họ cũng sẽ là người có vợ con, có mái nhà êm ấm mà vui thú điền
viên. Nhưng chiến tranh đã nổ ra, chiến tranh đã đẩy họ vào cảnh quạnh hiu không
người thân, quê nhà; chiến tranh buộc họ lưu lạc nơi biên ái. Dù không có câu từ
nào viết rõ sự oán than, nhưng nỗi lòng này chúng ta đều có thể cảm nhận được.
Đáng thương thay thân phận chinh phu bị chiến tranh chia cắt hạnh phúc gia đình,
quê nhà.
Ta càng thấy rõ luồng cảm xúc này hơn, qua một bài thơ khác của Sầm
Than:
“Khuê trung chỉ thị không tương tác
Bất kiến sa trường sầu sát nhân”.
( Đề mục túc phong gia kí nhân - Sầm Tham)
Dịch nghĩa:
Trong khuê phòng cũng chỉ là nỗi lòng nhớ nhung mà thôi,
Không thấy được nơi sa trường làm người buồn muốn chết.
Xưa nay, người ta thường xây dựng hình tượng chinh phụ gắn liền với nỗi nhớ
nhung, chờ đợi chồng nhưng lại ít nói về người chinh phu nơi xa trường. Những
binh sĩ ấy, liệu họ có nhớ nhà không, có ngóng trông vợ con không? Qua bài thơ
trên, Sầm Tham đã cho ta câu trả lời xác đáng. Họ có chứ và nỗi lòng ấy còn sầu
bi, day dứt hơn đến trăm lần khi nhà thơ dụng ba chữ “sầu sát nhân”. Đúng vậy,
không chỉ có binh đao, biển lửa mới giết được người lính nơi biên cương mà giết
họ còn là nỗi nhớ nhung về quê nhà, gia đình. Cái chết này không diễn ra ngay lập
tức mà như con sâu, con mọt cứ ngày ngày, gặm nhấm nỗi lòng, giằng xé tâm can
con người. Một lần nữa, ta lại thấy chiến tranh đẩy còn người vào chỗ khổ đau và
chính người lính vì thế mà mới cất lên lời oán than, hờn giận, đau đớn vô cùng.
Qua cảm xúc, tình cảm của người chinh phu khi rời xa gia đình ra chiến trường
được nhào nặn từ hiện thực cuộc sống, đời sống người của người lính vô cùng
gian khổ, họ chống chọi với bao hiểm nguy của chiến tranh khói lửa mang lại đó là
một cuộc chiến tranh mà không một ai mong muốn, đặc biệt đây là một cuộc chiến
tranh phi nghĩa khiến cuộc sống của họ bị tàn phá với những cuộc chia ly, loạn lạc,
đau khổ đè lên đôi vai của họ.
II.1.3 Oán hận chiến tranh khiến họ sinh ly tử biệt

Sầm Tham qua thi phẩm Lũng Tây Hành kỳ 2 đã cho ta thấy nó luôn hiện hữu
trong cuộc sống của người lính. Nói cách khác, xa trường là một ván cược mà mạng sống
là thứ họ dùng để đánh đổi:
“Thệ tảo Hung Nô bất cố thân
Ngũ thiên điêu cẩm táng Hồ trần
Khả liên Vô Định hà biên cốt
Do thị xuân khuê mộng lý nhân”
(Lũng Tây hành kỳ 2 - Trần Đào)

Dịch nghĩa:
Thề quét sạch giặc Hung Nô chẳng tiếc thân,
Năm nghìn chiến sĩ mặc áo gấm, đội mũ da điêu vùi xác trong bụi Hồ.
Đáng thương cho những bộ xương bên bờ sông Vô Định,
Vẫn còn là người trong mộng của chốn khuê phòng.

Đọc hai câu thơ đầu, hiện lên trong ta là hình ảnh một đoàn quân với khí thế ra
trận hùng tráng như một khúc quân ca, thề đuổi sạch giặc mà “bất cố thân” (chẳng tiếc
thân). Những tráng sĩ ấy với tư thế hiên ngang, mạnh mẽ, oai phong đã sẵn sàng chiến
đấu, lập nên những chiến công vang dội. Dường như ta cũng bắt gặp khí thế hừng hực ấy
qua hai câu thơ của Phạm Ngũ Lão:

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

(Thuật hoài – Tỏ lòng)

Nhưng đến câu thơ thứ ba, giọng thơ đang từ hùng tráng đột ngột chuyển thành thê
lương, bi thảm đến tột độ bởi những người lính ấy đã tử trận nơi chiến trường, bên bờ
sông Vô Định. Họ có thể là phe ta hoặc có thể là phe địch nhưng đợi họ ở nhà luôn có
hình bóng “xuân khuê”. “Xuân khuê” nghĩa ở đây chỉ những người vợ của người lính
chết trận. Đáng thương thay, người chinh phu ngày nào ra đi với lời hẹn sẽ trở về, giờ đây
đã da ngựa bọc thay, xương phơi ngoài chiến địa. Trong khi đó, ở nơi quê nhà người cô
phụ luôn luôn mong mỏi hằng đêm, khắc khoải đợi chàng về. Giờ đây, nàng chỉ có thể
gặp chồng mình qua giấc mộng mà thôi. Chiến tranh bao giờ cũng tàn nhẫn và khốc liệt
như thế cả. Thông qua sự bày tỏ niềm xót thương đối với những người lính tử trận nơi
chiến trường, tác giả đã cất lên tiếng kêu ai oán, uất hận chiến tranh đã khiến bao người
không thể gặp mặt nhau lần cuối, người trong mộng của khuê xuân vẫn còn đấy nhưng kẻ
chinh phu đã nằm lại bên bờ sông thuở nào.

Chiến tranh quả thật tàn khốc! Nó khiến người ta mặc định cái chết là điều hiển
nhiên còn sự sống mới là kì quái ( ngẫu nhiên sống sót trở về mà thôi ), nó khiến chồng
phải xa vợ, cha phải xa con, khiến người ta sống trong cảnh tồi tàn, thiếu thốn. Những
người lính như con tốt thí mạng của tập đoàn phong kiến lúc bấy giờ, họ buộc phải lao
mình vào cuộc chiến tranh phi nghĩa để rồi nhận lại bao khổ đau. Để rồi sự đau khổ biến
thành sự oán than xuất hiện trong “tư tưởng dĩ oán” của bậc thi nhân về nỗi oán của
người chinh phu nơi chiến trường.

II.2 Từ góc nhìn của người chinh phụ

Có lẽ sẽ thật không trọn vẹn, nếu bàn về nỗi sầu oán trong thơ ca chiến tranh mà
quên đi người chinh phụ vò võ nơi quê nhà.
Tư tưởng “Thi khả dĩ oán” nhìn từ góc độ của người nữ, người vợ, hiện lên với nỗi
lòng chính là oán giận chiến tranh làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi để từ đó đẩy họ vào bi
kịch luôn sống trong cô đơn, lẻ loi, khát khao yêu thương nhưng chẳng thể làm gì; sự nhớ
mong vô định; sự trôi qua nhanh chóng của tuổi xuân vốn chẳng thể vãn hồi,...
Vương Xương Linh là một nhà thơ thành công trong việc thể hiện nỗi lòng của
người chinh phụ, cụ thể là qua thi phẩm “Khuê Oán”. Tác phẩm đã cho ta thấy rõ sự
chuyển biến tư tưởng của người nữ từ chỗ đồng tình, ủng hộ chồng xuất trận cho đến sự
hoài nghi, hối hận và oán than. Đây cũng là tâm trạng chung của các chinh phụ quý tộc
nói riêng và chinh phụ nói chung.
“Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tế mịch phong hầu.”
(Khuê oán - Vương Xương Linh)
Dịch nghĩa:
“Người thiếu phụ nơi phòng khuê không biết buồn,
Ngày xuân trang điểm đẹp đẽ bước lên lầu biếc.
Chợt thấy màu dương liễu tốt tươi ở đầu đường,
Bỗng hối hận đã để chồng đi tòng quân để kiếm phong hầu.”
Trái ngược với nhan đề “Khuê oán” - nỗi oán của (người ở) phòng khuê, Vương
Xương Linh ở câu thơ đầu tiên đã xây dựng hình tượng một người thiếu phụ “bất tri sầu”
- không biết buồn đau, khổ não dù chồng mình nơi chiến trận. Điều này, có lẽ được lý
giải là bởi tinh thần “kiến công lập nghiệp” của các tướng sĩ. Họ phải ra đi kiếm tìm danh
lợi cho mình như Sầm Tham đã từng viết trong “Tống Lý phó sứ phó Thích Tây quan
quân”:
“Công danh chỉ hướng mã thượng thủ,
Chân thị anh hùng nhất trượng phu.”
(Công danh giành được trên lưng ngựa,
Mới thật anh hùng xứng trượng phu.)
Mặt khác, Thời phong kiến ở Trung Quốc, người vợ được gọi là nội nhân. Họ yên
tâm với cái định lí:
“Phụ nhân bất hạ đường,
Hành tử tại vạn lý.”
(Thiếp không ra khỏi cửa,
Chàng muôn dặm viễn hành.)
(Hàn Dũ)
Vậy nên, người thiếu phụ dù có chồng ra trận nhưng lòng vẫn “bất tri sầu”. Nàng
vẫn làm các công việc bình thường, thậm chí vào ngày xuân, nàng vẫn trang điểm tỉ mỉ
lên lầu son dạo chơi, ngắm cảnh - tâm trạng vui vẻ vô cùng.
Thế nhưng, đến câu thơ thứ ba, ta lại thấy một tâm trạng hoàn toàn khác của nàng:
“Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu.”
(Chợt thấy màu đương liễu ở đầu đường
Hối hận đã để chồng đi tòng quân để tìm kiếm ấn phong hầu.)
Tại sao thấy màu dương liễu nàng lại hối hận? Trước hết có lẽ là vì, hình ảnh dương
liễu bừng sức sống mùa xuân đã gợi cho nàng về tuổi trẻ của mình. Nàng đương tuổi xuân -
đẹp đẽ, tươi trẻ và khát khao yêu thương nhưng nào có ai ngắm, nào có ai thực hiện được
đâu. Kinh thi từng nói:
“Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai?
Làm dáng rồi nhưng kẻ yêu mình đâu?”
Hơn nữa, người Trung Quốc xưa có một phong tục đẹp. Rằng vào lúc phải chia
tay, chia xa nhau, người ở lại bẻ một cành dương liễu tặng cho người ra đi để biểu thị nỗi
niềm lưu luyến. Phong tục này cũng đã được Vương Chi Hoán nhắc đến trong bài thơ
Tống Biệt:
“Dương liễu đông môn thụ,
Thanh thanh giáp ngự hà.
Cận lai phan chiết khổ,
Chỉ vị biệt ly đa.”
(Tống Biệt – Vương Chi Hoán)
Dịch nghĩa:
Ở cửa đông có trồng hàng dương liễu,
Xanh tươi cạnh bên lạch nước chảy qua hoàng cung.
Gần đây đang khốn khổ bị vin bẻ,
Vì người ta tiễn đưa nhau nhiều.
Bởi vậy nên trong thơ cổ Trung Quốc, đặc biệt là trong thơ Đường, màu dương
liễu, cành dương liễu hay động tác bẻ liễu là một hình ảnh ước lệ, tượng trưng cho sự li
biệt, xa cách. Chính những điều đó đã như chất xúc tác vào lòng người chinh phụ khiến
nàng bừng tỉnh từ cơn mê, hối hận đã để chồng đi tìm kiếm ấn phong hầu. Bởi cái ấn ấy
đánh đổi bằng tuổi trẻ của mình, đánh đổi bằng chính sự chia ly - chàng ngoài biên, thiếp
ở nhà và hơn hết còn là “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. - Vương Hàn (Xưa nay chinh
chiến mấy ai về) - đánh đổi bằng cả mạng sống.
Chữ “Hốt” (bỗng, chợt) đánh dấu một sự chuyển, một sự đột biến, vượt cấp của
xúc cảm, nhận thức. Nó là chiếc bản lề khép mở hai vùng trời của thế giới tâm trạng, từ
bất tri sầu sang hối hận, oán than - oán giận chiến tranh phi nghĩa làm tan vỡ hạnh phúc
lứa đôi, khiến mình phải sống trong cảnh cô đơn, lẻ loi, có tuổi xuân, có khát khao yêu
thương nhưng chẳng thể nào thực hiện được.
Tâm trạng này cũng là điều mà mấy thế kỷ sau, ta vẫn bắt bắt gặp ở Chinh phụ
ngâm của Đặng Trần Côn:
“Lúc ngoảng lại ngắm màu dương liễu
Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong.”
Từ chỗ khắc hoạ người chinh phụ rạn nứt tương tưởng, thức nhận về cái giá phải
trả quá lớn của chiến tranh phi nghĩa, các tác giả đã đi sâu khai thác sâu sắc hạnh phúc
lứa đôi tan vỡ trong họ. Bằng ngòi bút đậm chất hiện thực, Đỗ Phủ đã thể hiện rõ nét điều
này trong “Tân hôn biệt”:
“Giá nữ dữ chinh phu,
Bất như khí lộ bàng!
Kết phát vi quân thê,
Tịch bất noãn quân sàng.
Mộ hôn thần cáo biệt,
Vô nãi thái thông mang!”
(Tân hôn biệt - Đỗ Phủ)
Dịch nghĩa:
Có con gái gả cho người đi lính
Chẳng thà vất bỏ bên đường
Vấn tóc về làm vợ anh
Giường của anh, em nằm chưa ấm chiếu
Chập tối đưa dâu, sớm mai từ biệt
Há chẳng là quá đỗi vội vàng!
Hơn bất kỳ ai, người chinh phụ trong bài thơ này đã nhận thức rõ được thân phận
của mình là không bằng vứt ở bên vệ đường. Bởi vứt bên vệ đường thì ít nhất còn có
người ngắm, còn có người quan tâm, chứ lấy chồng viễn chinh, đi không biết ngày về thì
nàng chỉ có thể sống trong sự cô độc, vò võ nhớ mong mà thôi. Đã vậy, chưa kịp vui vầy
duyên mới, người vợ trẻ đã phải gạt nước mắt chia ly. Nỗi đau của nàng không chỉ bởi vì
sự ngắn ngủi của giây phút sum họp, yêu thương “nằm chưa ấm chiếu”, “chập tối đưa
dâu, sớm mai từ biệt” mà còn vì biết chồng mình đang đi vào cõi chết. Đáng thương thay
khi duyên vừa mới hợp đã tan theo khói lửa chiến tranh phi nghĩa.
Đồng điệu với dòng cảm xúc ấy, Trương Cửu Linh cũng sáng tác ra bài thơ “Tự
quân chi xuất hĩ”
“Tự quân chi xuất hĩ,
Bất phục lý tàn ky (cơ).
Tư quân như mãn nguyệt,
Dạ dạ giảm thanh huy.”
(Tự quân chi xuất hĩ - Trương Cửu Linh)
Dịch thơ:
“Từ ngày chàng bước chân đi
Cái khung cửi hỏng chưa hề nhúng tay
Nhớ chàng như ánh trăng đầy
Đêm đêm vầng sáng hao gầy đêm đêm.”
(Ngô Tất Tố)
Nếu Đỗ Phủ khắc hoạ chân dung người chinh phụ vào đêm tân hôn thì ở bài thơ
này, tác giả đã cho ta thấy cuộc sống sau đó của họ. Ấy là một cuộc sống nhàm chán,
trống vắng biết bao! Người thiếu phụ từ khi chồng ra đi đã sống như cái xác không hồn,
Nàng chẳng buồn làm gì hết, dẫu cho là công việc đã luôn gắn với mình như dệt vải mà
chỉ nhung nhớ, ngóng trông. Và nỗi niềm ấy chẳng phải ngày một ngày hai mà như trở
thành trưởng tồn và vĩnh cửu giống “ánh trăng”. Trăng cứ đêm đêm tỏa sáng, thiếp cứ
mãi nhớ chàng không nguôi! Tình cảm ấy, một mặt khiến ta xúc động nhưng đồng thời
cũng nhắc nhở ta về chiến tranh phi nghĩa - chính nó đã chia cắt hạnh phúc lứa đôi. Hẳn
là bản thân người thiếu phụ hiểu điều này hơn bất cứ ai khác để rồi tỏ bày niềm oán than
kín đáo.
Tựu chung lại, nếu người chinh phu là nạn nhân trực tiếp của chiến tranh thì người
chinh phụ chính là nạn nhân gián tiếp. Những nỗi đau của họ phải chịu đựng cũng chẳng
kém gì ai, đó là một nỗi đau từ từ, âm ỉ, dai dẳng, thường trực, một nỗi đau về tinh thần
ghê gớm. Chính nỗi đau đó đã khiến họ cất lời oán than, khiến các thi nhân xưa lắng nghe
và khắc hoạ vào trang thơ “Thi khả dĩ oán”.

III. Kết luận


Thơ không chỉ có thể “hưng, quan, quần” mà còn là “oán” – đó là tiếng oán ngàn đời,
của những con người nhỏ bé muốn mượn thơ để bày tỏ tâm tư, nỗi niềm, như cách những
người chinh phu, cô phụ tỏ lòng trong dòng thơ Biên tái. Đến với dòng thơ Biên tái trong
Đường thi, ngoài một bộ phận hào hùng, đầy lòng kiêu hãnh và tinh thần “Kiến công lập
nghiệp” thì vẫn có những bài thơ như một nốt trầm buồn. Bởi lẽ có người chinh phu phải
xa quê hương, xa gia đình, thậm chí là hy sinh nơi đất khách quê người, có người vợ đang
vò võ mong chờ nơi quê nhà bỗng chốc thành cô phụ. Vì thế mà tư tưởng “Thi khả dĩ
oán” được thể hiện trong dòng thơ này khá rõ. Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca của con
người phải chăng là hòn ngọc do đau đớn như con trai mà có?”. Phải chăng thơ ca là một
sự trút xả nỗi niềm, như cây thông chảy nhựa nơi lở loét, như con trai cho ngọc ở nơi
đau? Bắt gặp những nhận định từ cổ kim đông tây để rồi chỉ khẳng định một điều: Văn
chương có đau thì mới có hay! Tự bao đời, thơ ca hay văn chương vẫn mãi là nơi ghé
chân của tâm hồn con người.

You might also like