Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tên: Trần Thụy Quỳnh Phương

MSSV: 48.01.601.034
CHUYÊN ĐỀ HỖ TRỢ TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
Chủ đề: Thực trạng một số khó khăn tâm lý của học sinh phổ thông và cách thức hỗ
trợ.
Lứa tuổi học sinh (HS) Trung học phổ thông (THPT) là giai đoạn quá độ, chuyển
tiếp từ trẻ em sang người lớn với rất nhiều những chuyển biến tâm lý đa dạng và phức
tạp. Trong khi đó, nhận thức xã hội, kinh nghiệm sống còn hạn chế nên các em gặp không
ít khó khăn trong cuộc sống. Hầu hết những các em đều cần có sự giúp đỡ của người lớn
để có thể ứng phó được với “khủng hoảng” tâm lí.

“Khủng hoảng” hay “Khó khăn tâm lý” được hiểu là những đặc điểm tâm lí không
phù hợp với yêu cầu, nội dung, đối tượng, hoàn cảnh công việc, không phù hợp với
những tình huống nhất định, làm cản trở quá trình hoạt động của cá nhân. “Trường học là
ngôi nhà thứ hai”, vậy học đường liệu có phải là nơi an toàn? Có thống kê cho rằng 34%
trẻ vị thành niên báo cáo rằng các bạn bị bắt nạt trực tuyến; 20% HS lớp 9-12 báo cáo
trải nghiệm bắt nạt học đường tại Hoa Kỳ. Số liệu nói gì về nhận định “Học sinh chỉ ăn
và học, chẳng có khó khăn gì”? Có 17-19% HS THPT lo âu (Nguyễn Công Khanh,
2013); 23-41% HS trung học trầm cảm (Nguyễn Tấn Đạt và cộng sự, 2013),…Đó đều là
những con số biết nói, nó cho ta thấy việc làm học sinh cũng không hề dễ dàng, “vô lo vô
nghĩ” như nhiều phụ huynh hằng tưởng.

Vậy những khó khăn tâm lý của HS THPT đến từ đâu? Nó chủ yếu liên quan đến
bối cảnh học đường. Trước tiên phải kể đến áp lực thành tích học tập, bài vở, thi cử,...Thứ
hai là từ phía phụ huynh, ba mẹ quan tâm đến chuyện học hành của con cái là tốt nhưng
có nhiều phụ huynh đặt kì vọng quá lớn, vô tình gây thêm sức ép, áp lực cho con mà
không hề hay biết. Bên cạnh đó là do mối quan hệ của GV-HS, HS-HS hay những mâu
thuẫn nội tâm và vấn đề tự đánh giá bản thân. Có nhiều HS tự cảm thấy mình thua kém,
không học giỏi bằng bạn bè xung quanh, từ đó dẫn đến việc bị áp lực đồng trang lứa
(Peer pressure),… Các KKTL nếu không được phát hiện, ngăn chặn và hỗ trợ kịp thời có
thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển tâm sinh lý, nhân cách hay kết quả
học tập. Chẳng hạn như vừa qua, các bài báo hàng loạt đưa tin nữ sinh trường chuyên ĐH
Vinh vì bị bạn bè cô lập, bạo lực học đường nên đã nghĩ quẩn và ra đi ở độ tuổi đẹp nhất
khiến người đọc không khỏi thương xót. Qua đó ta thấy những vấn đề tâm lý học đường
tưởng chừng như đơn giản có thể gây nên những hậu quả đáng tiếc nếu ta không phát
hiện kịp thời.

Với tư cách là sinh viên sư phạm, việc ta định hướng, trang bị cho bản thân những
kiến thức và kỹ năng để có thể hỗ trợ cho học sinh trong tương lai là điều vô cùng cần
thiết. Trước hết chúng ta phải ý thức được vai trò của việc hỗ trợ, tư vấn tâm lý trong
trường trung học phổ thông là tạo ra những tác động mang tính định hướng; tư vấn tâm lý
giúp các em lựa chọn cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và
giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng của mình. Để trường học là nơi an toàn, hỗ trợ
thực sự cho quá trình rèn luyện, phát triển khỏe mạnh của học sinh, chúng ta- với tư cách
là sinh viên sư phạm, những thầy/cô giáo tương lai, bên cạnh chuyên môn, tấm lòng yêu
trẻ, cần trang bị kiến thức tâm lý lứa tuổi, các kiến thức cần thiết về phối hợp hỗ trợ tâm
lý học đường. GV có thể phối hợp trong nhà trường hoặc với các lực lượng bên ngoài
(Chẳng hạn như phối hợp với cha mẹ học sinh để thường xuyên trao đổi thông tin, nâng
cao nhận thức của cha mẹ học sinh về đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và tác động
của những thay đổi đó đối với học sinh; Phối hợp với các chuyên gia, trung tâm tư vấn
tâm lý chuyên nghiệp; Phối hợp với các cơ quan, tổ chức về khoa học tâm lý giáo dục,…)
Bên cạnh đó GV cần có kỹ năng tương tác, ứng xử sư phạm hiệu quả (Ví dụ như kỹ năng
truyền đạt; học cách chấp nhận và kiên nhẫn; biết cách định hướng cho HS,…)

Nhà tâm lý học Carl Jung từng nói: “Nhà trị liệu tâm lý phải xem mỗi bệnh nhân
và mỗi trường hợp là một cái gì đó mới, như một cái gì đó độc đáo, tuyệt vời và đặc biệt.
Chỉ khi đó, bạn mới đến gần sự thật hơn.” Thật vậy, tâm lý con người là những bài toán
khác nhau, không thể dùng duy nhất một cách giải để giải cho tất cả các bài toán. Là một
giáo viên tương lai, chúng ta cần biết lắng nghe, đặt bản thân mình vào học sinh để thấu
hiểu và hỗ trợ HS vượt qua những khó khăn mà các em gặp phải.

You might also like