Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

PHONG TRÀO 1930-1931

1. Lá cờ nào đã xuất hiện trong phong trào cách mạng 1930 – 1931?
Lá cờ đỏ búa liềm
2. Nguyên nhân chủ yếu nào làm bùng nổ phong trào 1930 -1931 ?
Có 3 nguyên nhân nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1930 là chủ yếu nhất
– Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho nền kinh tế nước ta tiêu điều, xơ xác đời sống nhân
dân lao động hết sức cơ cực nhất là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
– Do chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
– Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 2/1930 với đường lối cách mạng đúng đắn đã kịp thời lãnh đạo
phong trào.
3. Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930-1931?
“Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất cho dân cày”
Giai đoạn 1930 – 1931, Đảng và nhân dân ta đấu tranh chống đế quốc và phong kiến chính vì thế khẩu
hiệu mà đảng ta vận dụng là “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất cho dân cày”. Từ đó, phong trào đấu
tranh của nhân dân cũng thực hiện đúng khẩu hiệu này, đưa phong trào 1930 – 1931 phát triển đến
đỉnh cao là ở Xô viết Nghệ - Tĩnh.
4. Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là gì?
Vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công- nông
Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là đã tập hợp được giai cấp nông dân và giai cấp
công nhân hình thành liên minh công nông – đội quân chủ lực của cách mạng giải phóng dân tộc và
thành lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh.
5. Từ tháng 5 đến tháng 8 - 1930, trung tâm của phong trào cách mạng chủ yếu diễn ra ở đâu?
Miền Trung
PHONG TRÀO 1936-1939
1. Kết quả lớn nhất của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là
Quần chúng được tổ chức và giác ngộ, Đảng được tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm xây
Cao trào dân chủ 1936 - 1939 thực sự là một hình thức đấu tranh cách mạng trong một giai đoạn cụ
thể để thực hiện nhiệm vụ chiến lược của đảng ta. Đây thực sự là một phong trào quần chúng rộng
rãi diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, nhanh chóng
lan rộng ra trên phạm vi cả nước. Phong trào đã thu được những thắng lợi hết sức cụ thể, buộc
chính quyền thực dân phải thi hành một số nhượng bộ. Nhưng thắng lợi to lớn hơn cả của phong
trào là qua đây quần chúng được tổ chức và giác ngộ, Đảng được tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm
xây dựng mặt trận thống nhất, uy tín và ảnh hưởng của Đảng ngày càng sâu rộng trong quần
chúng nhân dân. Vì vây, đây được coi là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho cách mạng
tháng 8 - 1945.
2. Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một phong trào
Có tính dân chủ
Phong trào dân chủ 1936 -1939 ở Việt Nam có tính dân chủ điển hình nhưng bên cạnh đó vẫn mang
tính chất dân tộc. Tính dân tộc ấy được thể hiện qua các khía cạnh sau: về nhiệm vụ, về đối tượng
cách mạng, về mục tiêu đấu tranh, về lực lượng cách mạng, về mặt ý nghĩa
3. Khẩu hiệu đấu tranh của thời kì cách mạng 1936-1939 là:
"Chống phát xít chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình"
4. Ý nghĩa lịch sử tiêu biểu nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là gì?
Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức phương
pháp đấu tranh phong phú
Phong trào 1936 - 1939 có ý nghĩa lịch sử tiêu biểu nhất là phong trào đã tập hợp một lực lượng
chính trị đông đảo và phương pháp đấu tranh phong phú:
- Lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo bao gồm: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, …
- Phương pháp đấu tranh phong phú: bán công khai, bán hợp pháp, bí mật, bất hợp pháp
5. Đâu không phải là điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ
1936 - 1939?
Đều sử dụng bạo lực cách mạng
Trong phong trào dân chủ 1936-1939 không sử dụng đến lực lượng vũ trang, không có hoạt động
đấu tranh vũ trang nên nó không phải là bạo lực cách mạng.
HỘI NGHỊ THÁNG 11/1939
1. Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939 được tổ chức tại
Bà Địa-Hóc Môn
2. Tại hội nghị tháng 11-1939, khẩu hiểu lập chính quyền Xô Viết công nông binh được thay thế bằng
khẩu hiệu gì
Lập chính phủ dân chủ cộng hòa
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) đã thay khẩu hiệu lập
chính quyền Xô Viết công nông binh bằng khẩu hiệu lập chính phủ dân chủ cộng hòa.
3. Hội nghị Trung Ương Đảng 11/1939 và Hội nghị Trung Ương Đảng lần thứ 8 ( 5/1941) đều chủ
trương:
Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề cao nhiệm vụ Đế quốc

You might also like