Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

ĐỀ TÀI

DỰ ÁN SẢN XUẤT RAU SẠCH

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN

Kon Tum, tháng 11 năm 2023

1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

ĐỀ TÀI

DỰ ÁN SẢN XUẤT RAU SẠCH

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN

GVHD : Th.S Bùi Thị Thu Vĩ

SVTH : Bùi Thảo Nguyên

: Y Giang

LỚP : K20QT

Kon Tum, tháng 11 năm 2023

2
PHẦN 1: MÔ TẢ DỰ ÁN

1.1. Lý do chọn đề tài.

1.1.2. Tính cấp thiết đề tài

.+ Thực trạng rau sạch tại nhiều nơi không đáp ứng được chất lượng và vệ sinh an toàn
thực phẩm.

+ Nhu cầu rau sạch ngày một lớn nhưng đầu mối cung ứng rau sạch lại rất nhỏ.

+ Nguồn cung rau sạch khan hiếm, người tiêu dùng đành bất lực trước thị trường.

1.1.3 Ý nghĩa thực tiễn

+ Giải quyết bài toán khó cho người tiêu dùng.

+ Giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động.

1.2. Mục tiêu dự án

+ Cung cấp cho mọi người hiểu và biết được những ưu điểm mà rau sạch mang lại cho
sức khỏe.

+ Góp phần cải thiện bữa ăn cho các gia đình.

+ Hạn chế tối đa dùng các loại phân bón hóa học, kêu gọi bảo vệ môi trường.

+ Cung cấp rau sạch, tạo nguồn thu tái cơ cấu, duy trì và mở rộng dự án.

1.3. Tổng quan dự án

- Tên dự án : Xán suất rau sạch tại Kon Tum


- Địa điểm : Thôn kon jo dri, xã Đăk Rơ Wa, TP Kon Tum
- Diện tích : 20.000 m2
- Mức vốn đầu tư: 8 tỷ VND
- Thời gian: Dự án được thực hiện liên tục luân phiên theo mùa vụ
- Ban quản lý dự án: Nhóm Giang – Nguyên
1.4. Chủ dầu tư xây dựng
- Tên chủ đầu tư: Hợp tác xã xản suất nhóm Giang - Nguyen
- Địa chỉ : trường Đại học phân hiệu Đà Nẵng, 704 Phan Đình Phùng, thành phố Kon
Tum, tỉnh Kon Tum
3
- Điện thoại liên hệ : 0325917144
Tên đơn vị tư vấn xản suất:
 Tên đơn vị tư vấn : Viện giống cây trồng
Các bên tham gia khác :
 Ban quản lý dự án
 Viện vệ sinh dịch tễ
 Cục đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Kon Tum
 Viện giống cây trồng
 Công ty phân bón và hóa chất
 Ban chuyên gia, tư vấn
 Các tổ chức liên quan khác
1.5. Phương thức tổ chức thực hiện :
Dự án xản suất rau sạch của công ty được thực hiện bao gồm 3 giai đoạn:

Chuẩn bị, xản suất và thu hoạch. Mỗi giai đoạn đều được ban quản lý dự án theo dõi
và kiểm soát.

Dự án bao gồm 2 ban hoạt động liên kết chặt chẽ với nhau đó là:

 Ban tư vấn giám sát


 Ban xản suất

4
PHẦN 2: QUẢN LÝ DỰ ÁN
2.1 Phạm vi dự án
2.1.1. Lập kế hoạch phạm vi
Bản mô tả sản phẩm:
Dự án được quy hoạch để tạo ra những sản phẩm rau sạch với chất lượng cao. Ở đây
dự án của chúng tôi chú trọng đến những sản phẩm rau trái vụ vì đem lại lợi nhuận
cao. Sản phẩm rau của dự án có thể được chia làm 2 loại: rau lấy thân lá và rau lấy củ
quả.

2.1.2. Xác định phạm vi


Bảng 1: Xác định nội dung công việc
STT Công việc Chịu trách nhiệm
1. Nhập giống Ban tư vấn và giám sát
2. Kiểm tra chất lượng đất Ban tư vấn và giám sát
3. Kiểm tra chất lượng giống Ban tư vấn và giám sát
4. Kiểm tra chất lượng hệ thống tưới Ban tư vấn và giám sát
5. Gieo trồng Ban xản suất
6. Chăm sóc, chờ thu hoạch Ban xản suất
7. Kiểm tra chất lượng sản phẩm Ban tư vấn và giám sát
8. Thu hoạch Ban xản suất
9. Sơ chế Ban xản suất
10. Bảo quản và đóng gói Ban xản suất

2.1.3. Kiểm soát thay đổi phạm vi


Ban điều hành có trách nhiệm quản lý sao cho không có sự chồng chéo, đảm bảo công
việc được phân chia chính xác, phù hợp về mặt thời gian.
Nếu có sự thay đổi hoặc sự nhầm lẫn về phạm vi, phải có sự điều chỉnh phù hợp và
nhanh chóng.
2.2 Thời gian dự án
2.2.1. Xác định xắp sếp và ước tính thời gian hoàn thành công việc

5
Trong quản trị phạm vi, đã xác định được các công việc cần thực hiện. Khi lên kế
hoạch quản trị thời gian cần ước tính được tương đối thời gian và thứ tự cho các công
việc cần thực hiện

Chúng tôi xác định công việc như sau:

2.1.2. Xác định phạm vi


Bảng 1: Xác định nội dung công việc
STT Công việc Chịu trách nhiệm
1. Nhập giống Ban tư vấn và giám sát
2. Kiểm tra chất lượng đất Ban tư vấn và giám sát
3. Kiểm tra chất lượng giống Ban tư vấn và giám sát
4. Kiểm tra chất lượng hệ thống tưới Ban tư vấn và giám sát
5. Gieo trồng Ban xản suất
6. Chăm sóc, chờ thu hoạch Ban xản suất
7. Kiểm tra chất lượng sản phẩm Ban tư vấn và giám sát
8. Thu hoạch Ban xản suất
9. Sơ chế Ban xản suất
10. Bảo quản và đóng gói Ban xản suất

2.1.3. Kiểm soát thay đổi phạm vi


Ban điều hành có trách nhiệm quản lý sao cho không có sự chồng chéo, đảm
bảo công việc được phân chia chính xác, phù hợp về mặt thời gian.
Nếu có sự thay đổi hoặc sự nhầm lẫn về phạm vi, phải có sự điều chỉnh phù hợp
và nhanh chóng.
2.2. Thời gian dự án
2.2.1. Xác định xắp sếp và ước tính thời gian hoàn thành công việc
Trong quản trị phạm vi, đã xác định được các công việc cần thực hiện. Khi lên kế
hoạch quản trị thời gian cần ước tính được tương đối thời gian và thứ tự cho các công
việc cần thực hiện

Chúng tôi xác định công việc như sau:

Bảng 2: Thứ tự và thời gian thực hiện công việc
6
(ĐVT: ngày)
Tên công việc Mã Trình tự a m b Te
công
việc
Nhập giống A - 4 5 6 5

Kiểm tra và tạo chất B - 8 7,5 10 8


lượng đất
Kiểm tra chất lượng C A 1 2 3 2
giống
Kiểm tra hệ thống D - 2 3 4 3
tưới
Gieo trồng E B, C 3 3,5 7 4
Chăm sóc + chờ thu F D, E 22 23,5 28 24
hoạch
Kiểm tra chất lượng G E, 4 6,25 7 6
sp
Thu hoạch H G,F 2 3 4 3

Sơ chế I H 2 4 6 4

Bảo quản+đóng gói K I 3 4 5 4

7
Sơ đồ Pert:

A5 C2

B8 E4 G6

D3 F4 H7 I4

K4

Vậy đường găng của dự án: B-E-F-H-I-K

2.2.2. Lập kế hoạch tiến độ


Bắt đầu giai đoạn chuẩn bị: Tháng 1/2023. Nguồn lực: Ban tư vấn và giám sát
Xong giai đoạn chuẩn bị: Tháng 4/2023. Nguồn lực: Toàn bộ nhân lực và cơ sở vật
chất kỹ thuật
Bắt đầu giai đoạn xản suất : Tháng 5/2023. Nguồn lực: Ban điều hành và một số ban
liên quan
Xong giai đoạn thực hiện: Tháng 8/2023. Nguồn lực: Toàn bộ nhân lực và cơ sở vật
chất kỹ thuật
2.2.3. Kiểm soát tiến độ
Dự án phải được đảm bảo đúng tiến độ về mặt thời gian, tránh sự chậm trễ gây lãng
phí. Đặc biệt đây là dự án xản suất theo mùa vụ vì thế yếu tố thời gian càng trở nên
quan trọng, việc thực hiện phải khẩn trương sao cho phù hợp với lịch trình đã được
xây dựng từ trước.
2.3. Kế hoạch quản lý chi phí

8
Quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc
và toàn bộ dự án, là việc tổ chức phân tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi
phí.
2.3.1. Chi phí nhân công

Bảng 3: Dự tính lương chi phí nhân công


Tiền
Số lượng
STT Chức vụ lương/người/tháng Tổng
( Đơn vị:người)
( Đơn vị: đồng)
Nhân viên ban tư
1. 5 7.000.000 35.000.000
vấn và giám sát
Nhân viên ban
2 15 4.000.000 60.000.000
xản suất
Tổng: 95.000.000
Dự phòng 5% 4.750.000
Tiền lương trên là tổng tiền lương theo hợp đồng lao động + với các khoản tiền phụ
cấp hàng tháng của công ty. Các khoản tiền BHXH, BHYT, KPCD, thuế thu nhập cá
nhân được trừ trên thu nhập này.

2.3.2. Ước tính chi phí


Bảng 4: Chi phí cho 1 vụ (khoảng 3 đến 4 tháng)
STT Nội dung Chi phí dự án tổng thể
(Đơn vị: đồng)
1. Giống rau 42.000.000
2. Phân bón các loại và thuốc bảo vệ thực vật 20.900.000
3. Chi khác (điện, nước, …) 10.500.000
Tổng : 73.400.000
Dự phòng 5% 3.670.000

2.3.3. Lập dự toán


Bảng 5: Chi phí phân bổ cho các công việc
STT Công việc Phân bổ chi phí Tỷ lệ phân bổ (%)
1 Nhập giống 42.000.000 25.78

9
2 Kiểm tra chất lượng đất 1.000.000 0.61
3 Kiểm tra chất lượng giống 1.000.000 0.61
4 Kiểm tra chất lượng hệ thống tưới 1.500.000 0.92
5 Gieo trồng 2.000.000 1.22
6 Chăm sóc, chờ thu hoạch 31.400.000 19.19
7 Kiểm tra chất lượng sản phẩm 2.000.000 1.22
8 Thu hoạch 2.000.000 1.22
9 Sơ chế 30.000.000 18.5
10 Bảo quản và đóng gói 50.000.000 30.73
Tổng: 162.900.000 100%

2.3.4 . Kiểm soát chi phí


- Chi phí dự toán: 100.000.000 (đã bao gồm ước tính chi chí rủi ro).
- Các báo cáo hoạt động: Thực hiện theo tuần, 2 tuần một lần nhân viên phụ trách
kiểm tra tiến độ dự án sẽ nộp 1 bản báo cáo về tình hình phát triển của cây rau.
- Các đề xuất thay đổi: Nếu có bất kỳ đề xuất thay đổi nào, chúng tôi sẽ xem xét,
thảo luận để xem đề xuất đó có hợp lý hay không để đưa ra quyết định thay đổi.
- Kế hoạch quản trị chi phí: Dự toán mức chi phí trong giới hạn cho phép và phải
có sự đồng ý của các thành viên góp vốn trong tất cả các quyết đinh thay đổi về
chi phí.
Chi phí dự toán sửa đổi
Bảng 6: Chi phí dự toán có sửa đổi
STT Nội dung Chi phí dự án tổng thể
(Đơn vị: đồng)
1. Giống rau 48.300.000
2. Phân bón các loại và thuốc bảo vệ thực vật 24.035.000
3. Chi khác (điện, nước, …) 12.075.000
Tổng : 84.410.000
Dự phòng 5% 4.220.500

Ngân sách bổ sung

10
- Dự toán ngân sách bổ sung: 20.000.000 đồng
2.4. Chất lượng
2.4.1. Lập kế hoạch chất lượng
Chính sách về chất lượng
 Chất lượng rau phải đặt lên hàng đầu
 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ y tế
 Đảm bảo dự án không gây ô nhiễm môi trường
 Cải tiến và hiện đại hoá cải tiến chất lượng. Nhận biết và tuân thủ đầy đủ các
tiêu chuẩn chất lượng mới nhất về xản suất rau an toàn
Tiêu chuẩn chất lượng
Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy định tạm thời về
sản xuất rau "vệ sinh an toàn thực phẩm" với các tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến:
 Hàm lượng Nitrat (NO3-)
 Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu là As, Pb, Hg, Cu, Cd.
 Mức độ nhiễm khuẩn và ký sinh trùng đường ruột: E. coli, Samonella, trứng
giun đũa),
 Và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải ở dưới mức quy định của FAO và
WHO.
Qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm và triển khai sản xuất nhiều năm có kết quả,
chúng tôi đã xây dựng thành công quy trình cụ thể để thực hiện sản xuất "rau an toàn"
trên diện tích đại trà nhằm đảm bảo cung cấp cho số đông người tiêu dùng trong nước
và tiến tới phục vụ cho xuất khẩu
2.4.2. Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
 Quy trình kỹ thuật làm giảm hàm lượng nitrat có trong sản phẩm
Xuất phát từ cơ sở khoa học, cây trồng hút đạm ở dạng NO3- hay NH4+ cũng phải
chuyển thành NH4+ để kết hợp với glucid thành amino acid và động thái hút đạm của
các loại rau, việc bón đạm thực hiện theo những quy trình sau.
- Các loại rau có thời gian trồng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) lớn hơn 4, 5 tháng
phải ngừng bón đạm vào tháng thứ 3.
- Các loại rau có thời gian trồng khoảng 3 tháng phải ngừng bón đạm vào tháng thứ 2.

11
- Các loại cây có thời gian trồng trên 1 tháng phải ngừng bón đạm khoảng 20 - 25 ngày
trước khi thu hoạch.
 Quy trình kỹ thuật làm giảm hàm lượng nguyên tố nặng trong sản phẩm
Xuất phát từ khả năng giữ chặt các nguyên tố nặng trong điều kiện đất thoáng khí, tơi
xốp, quy trình được xây dựng như sau:
Phải thực hiện tốt biện pháp xới xáo theo từng thời kỳ được hướng dẫn trong biện
pháp canh tác.
Sau khi gieo trồng xong phải phủ rơm rạ, trấu sau đó để lại và rắc vôi khoảng 20-25
kg/ha để phân hủy thành mùn humic và humin. Do hàm lượng mùn cao đất hình thành
cấu tượng tốt, nên đất thoáng tạo điều kiện ôxyhoá. Các nguyên tố nặng sẽ bị giữ chặt.
 Quy trình làm giảm ký sinh trùng
Phải bón phân xuống đất, không được tưới phân hữu cơ lên cây, lên sản phẩm.
Tuyệt đối không được dùng phân tươi. Phân phải được ủ theo kỹ thuật ủ nóng (ủ xốp)
để giết các nguồn ký sinh trùng.
Ðể thay thế nguồn phân hữu cơ, dùng rơm, rạ trấu phủ luống và kết hợp bón khoảng
20-50 kg vôi bột rắc lên các chất phủ.
 Quy trình kỹ thuật bảo vệ thực vật (không dùng các hóa chất BVTV và
giảm dùng các thuốc BVTV vi sinh)
Ðể đảm bảo vừa trừ được sâu bệnh mà không phải dùng các hóa chất độc và giảm tối
đa hàm lượng các độc tố do thuốc vi sinh phải thực hiện kỹ thuật phun cụ thể đối với
sâu. Mỗi loại sâu có các tập tính khác nhau, kỹ thuật phun cụ thể cho từng loại sâu
cũng khác nhau.
2.4.3. Kiểm soát chất lượng
 Kiểm tra chi tiết những kết quả dự án để chắc chắn rằng dự án đã tuân thủ
những tiêu chuẩn chất lượng có liên quan.
 Đưa ra nhận thức và trách nhiệm về chất lượng cho mọi người tham gia lao
động trong dự án.
 Đào tạo đội ngũ giám sát để họ có thể trực tiếp tiến hành vai trò của họ trong
chương trình cải thiện chất lượng.
 Tiến hành phối hợp với Cục vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm kiểm soát về các
vấn đề chất lượng của sản phẩm.

12
 Khuyến khích các cá nhân thiết lập mục tiêu cải thiện chất lượng. Khuyến khích
họ bàn bạc trao đổi với ban quản lí về những khó khăn mà họ gặp phải khi muốn đạt
được mục tiêu về chất lượng dự án.
 Theo dõi nếu có sự thay đổi về môi trường quanh khu xản suất.
 Kiểm định chất lượng giúp cho việc rút ra những bài học để cải tiến việc thực
hiện những dự án ở hiện tại hay trong tương lai.
2.5. Kế hoạch nhân sự
2.5.1. Lập kế hoạch nhân sự
Đối với mỗi một dự án ngoài yếu tố tài chính, trang thiết bị máy móc thì yếu tố
con người là vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành bại của một dự án. Nhận thức
được rõ tầm quan trọng của việc quản trị nhân sự nên chúng tôi đã thiết lập một ban
điều hành quản lý có trình độ cao cho dự án này
 Ban xản suất
 Ban tư vấn giám sát

Bảng 7: Phân phối công việc theo từng ban ngành


Trình độ chuyên môn
Số lượng nhân
Bộ phận sự Tiến sĩ Thạc sỹ Kỹ sư/ cử nhân

Ban xản suất 15 15


Ban tư vấn và giám sát 5 1 2 2
Tổng số 20 1 2 17

2.5.2. Thu nhận nhân viên


Mô tả chức danh công việc
 Ban sản xuất

 Tiến hành làm đất và gieo trồng hạt giống

 Tiến hành các công viêc chăm sóc như bón phân, tưới nước…

 Tiến hành công tác thu hoạch, sơ chế, đóng gói…

 Ban tư vấn và giám sát


 Tiến hành nhập mua giống, kiểm tra chất lượng giống

13
 Kiểm tra hệ thống và vận hành hệ thống tưới tiêu
 Kiểm tra chất lượng toàn bộ quá trình xản suất rau
 Tư vấn nghiên cứu đề ra các giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả xản suất

14
2.6. Kế hoạch giám sát và đánh giá
2.6.1. Phương pháp giám sát và đánh giá
Phương pháp giám sát:
- Kiểm tra hàng ngày để ghi chú mọi biểu hiện của sự thay đổi trong chất lượng sản
phẩm, tổ chức phiên họp ngày để thông báo về mọi vấn đề phát sinh.
- Lấy mẫu ngẫu nhiên và thực hiện kiểm tra mẫu cho các yếu tố chất lượng quan trọng,
tổ chức đào tạo cho nhân viên về kỹ thuật lấy mẫu và kiểm tra.
- Quan sát hệ thống tưới tiêu và quản lý nước sử dụng cảm biến độ ẩm đất để xác định
lượng nước cần tưới, kiểm tra định kỳ hệ thống tưới tiêu để đảm bảo không có rò rỉ
nước.
- Kiểm tra thiết bị và công nghệ xác định kế hoạch bảo trì định kỳ cho máy móc và
thiết bị, theo dõi các cảm biến để phát hiện sớm mọi dấu hiệu của sự cố.
Đánh giá:

- Kiểm tra bản báo cáo để đảm bảo rằng mọi yếu tố trên đều tuân thủ với các tiêu
chuẩn đã đề ra.

- Tổ chức phiên họp để đưa ra các quyết định và điều chỉnh chiến lược thay đổi nếu
cần.
2.6.2. Sơ đồ quy trình giám sát
1. Thu Thập Dữ Liệu

2. Kiểm Tra Chất Lượng Sản Phẩm

3. Lấy Mẫu và Kiểm Tra Mẫu

4. Theo Dõi Tiêu Thụ Nước và Năng Lượng

5. Quản Lý Hóa Chất và Phân Bón

6. Đánh Giá Hiệu Suất Hệ Thống

7. Báo Cáo và Phản Hồi

2.7. Nhận diện đánh giá rủi ro và biện pháp phòng ngừa
15
2.7.1. Nhận diện rủi ro
Chia thành 2 loại:
- Rủi ro chủ quan: rủi ro do giống cây trồng, quy luật kinh tế nông nghiệp,
công nghệ nông nghiệp, nguồn nhân lực
- Rủi ro khách quan: môi trường, thời tiết, thiên tai, sâu bọ, dịch bệnh, giá
thị trường, chính sách quy định của Nhà nước

2.7.2. Phân tích và lượng hóa rủi ro


Quy định: có 3 mức đánh giá là Cao(H), Trung bình(M) và Thấp(L), trong
mỗi mức trên chia ra 3 cấp độ 1,2,3, cấp độ càng cao mức đánh giá càng
cao.

Bảng 8: Các loại rủi ro


STT Nhận diện rủi ro Xác xuất xảy ra Mức độ tác
động
1 Chất lượng giống cây trồng không ổn định L2 M3
hoặc không phù hợp với môi trường của khu
vực dự án (khí hậu, độ ẩm, đất,..)
2 Kĩ thuật trồng rau còn nhiều sai sót do thiếu L3 H1
kinh nghiệm (trồng rau nói riêng và nông
nghiệp nói chung cần kĩ thuật có tính “co
giãn” chứ không hoàn toàn chính xác )
3 Công nghệ cao nhưng chưa theo kịp thời đại, M1 M3
vẫn còn chậm so với những công ty cùng mô
hình trên thế giới (do VN chưa phải là nước
phát triển nên điều này khó tránh khỏi)
4 Rủi ro do nhân lực có trình độ kĩ thuật thấp, M3 M3
tính tự giác làm việc không cao (nguồn nhân
lực còn hạn chế, đặc biệt là nhân lực kĩ thuật
trình độ cao)
5 Rủi ro do tai nạn (có thể là tai nạn dẫn đến M2 H1
hao hụt nhân lực, cháy hỏng thiết bị,...)
6 Môi trường, khí hậu thay đổi thất thường, H1 H3

16
thiên tai,..( là những rủi ro rất khó kiểm soát,
chỉ có thể dự đoán và hạn chế thiệt hại)
7 Sâu bọ, dịch bệnh ảnh hưởng tới cây hoa (do L3 H1
mô hình áp dụng công nghệ cao nên rủi ro
này hiếm xảy ra)
8 Rủi ro tài chính như tỉ giá thay đổi, lạm phát M3 H2
tăng, ngân hàng vay vốn phá sản,...
10 Chính sách, quy định của Nhà nước về việc L2 M1
trồng và kinh doanh hoa màu (như chính sách
quy định về lượng phân bón, lượng thuốc trừ
sâu,...)

Lập dự phòng rủi ro dự án (5% trên tổng chi phí).


Dự án sản xuất rau sạch cần có một dự phòng rủi ro là 5% trên tổng chi phí và tổng chi
phí là 100,000,000 đồng, chúng ta có thể tính dự phòng rủi ro như sau:

Dự phòng rủi ro = 100,000,000 x 0,05 = 5,000,000 đồng

Do đó, dự phòng rủi ro cho dự án sản xuất rau sạch là 5% trên tổng chi phí và là
5,000,000 đồng. Số tiền này sẽ được sử dụng để giải quyết và đối mặt với các tình
huống rủi ro có thể phát sinh trong quá trình triển khai dự án.

2.7.3. Biện pháp đối phó với rủi ro


Luôn phải theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của rau. Thường xuyên
theo dõi thông tin biến động thời tiết dịch bệnh quanh vùng để phòng ngừa ảnh hưởng
các yếu tố ngoại sinh
Nâng cao năng lực kỹ năng chăm sóc rau cho đội ngũ nhân viên ban xản suất,
bên cạnh đó cập nhật những công nghệ mới về chăm sóc rau, các tiêu chuẩn chất
lượng mới về vệ sinh…cho ban tư vấn và giám sát
2.7.4. Phương án kinh doanh trong tương lai

17
Theo nhận định của chúng tôi nhu cầu tiêu dùng rau sạch của nhân dân sẽ không
ngừng tăng lên tỷ lệ với mức thu nhập và nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh
an toàn thực phẩm. Nếu tình hình kinh doanh diễn ra một cách bình thường hoặc thuận
lợi, dự kiến sau 3 năm hoạt động là thời gian đủ để tích luỹ vốn và kinh nghiệm chúng
tôi sẽ mở cửa hàng “Rau Sạch”. Để thu hút thêm khách hàng và tăng tính tiện lợi khi
đi mua hàng, chúng tôi dự kiến cung cấp thêm một số loại thực phẩm sạch như đồ hộp,
đồ đông lạnh... và mở thêm các cửa hàng mới thuộc công ty, trước tiên là ở các khu
vực xung quanh, rồi sau đó có thể mở một loạt các cửa hàng trên địa bàn Kon Tum.

Trong phương án kinh doanh mới này để đảm bảo uy tín và hình ảnh của cửa hàng “
Rau Sạch”, dự kiến sau năm thứ nhất chúng tôi sẽ tiến hành đăng ký thương hiệu tránh
trường hợp hàng hoá, tên hiệu của cửa hàng bị làm nhái. Hơn nữa để hoạt động hiệu
quả và ổn định thì vấn đề đặt ra là phải đảm bảo nguồn hàng mua vào phải ổn định
không những cả về mặt chất lượng và số lượng, về vấn đề này chúng tôi dự định ký
hợp đồng về chủng loại, số lượng, chất lượng, thời điểm giao hàng ...trực tiếp với các
hộ nông dân trồng rau sạch và với các công ty chuyên sản xuất cung cấp các sản phẩm
thực phẩm sạch có uy tín về chất lượng như công ty Đồ Hộp Hạ Long, Acifish An
Giang... Ngoài ra để tiếp cận một cách nhanh chóng và ký hợp đồng được với những
khách hàng là các tổ chức trong và ngoài nước, chúng tôi dự kiến lập một trang Web
của công ty nhằm quảng bá, nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí
khách hàng.

2.7.5. Lợi ích kinh tế - xã hội của dự án

- Đối với người tiêu dùng: Cửa hàng rau sạch cung cấp cho người tiêu

dùng sản phẩm rau sạch, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người mua rau, góp phần tạo
nên phúc lợi xã hội.

- Góp phần bảo vệ môi trường.

- Dự án tạo công ăn, việc làm và thu nhập cho con người, còn chúng tôi có được tiền
để trang trải cho học hành và cuộc sống hàng ngày.

- Đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua thuế.

18
- Đối với bản thân những người thực hiện dự án, dự án đã đem lại cho chúng tôi kinh
nghiệm thực tế quý báu về điều tra thị trường, về kinh doanh.

- Sự thành công của dự án ít nhiều sẽ có tác dụng khích lệ các sinh viên khoá sau
mạnh bạo đưa ra ý tưởng và biến thành hiện thực.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Dự án “Rau Sạch” chuyên cung ứng các loại rau sạch là phù hợp với điều kiện thực tế.
Mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội luôn cần đến rau sạch. Món ăn không thế thiếu
trong bữa ăn của người Việt Nam. Điều quan trọng nhất mà nhóm hướng tới là “ Tất cả
vì sức khoẻ của người tiêu dùng” theo đúng tôn chỉ của dự án “ Rau Sạch” đã đặt ra là
“Rau sạch cho mọi nhà”. Chúng tôi tin tưởng vào sự ủng hộ của xã hội đối với dự án
và tin vào sự thành công của “Rau Sạch”.

Kiến nghị: Rất mong các cơ quan có trách nhiệm quan tâm và bảo vệ người tiêu dùng
nhiều hơn, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng rau bán trên thị trường.
Nghiêm khắc và xử lý thích đáng đối với các cá nhân và tổ chức cung ứng rau không
đảm bảo chất lượng vệ sinh ảnh hưởng đến không tốt đến sức khoẻ của người tiêu
dùng.

19

You might also like