Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

THỊ TRƯỜNG

LAO ĐỘNG
Nội dung chương trình học
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
CHƯƠNG II: CÁC YẾU TỐ CỦA THỊ TRƯỜNG LAO
ĐỘNG
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
CHƯƠNG IV: THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
CHƯƠNG V: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ViỆT NAM
CHƯƠNG VI: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUỐC TẾ VÀ
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
CHƯƠNG VII: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ
VIỆC LÀM
CHƯƠNG VIII: DỊCH VỤ VIỆC LÀM Ở ViỆT NAM
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

I.KHÁI NIỆM
1.Khái niệm về thị trường
• Theo Adam Smith: “Thị trường là không gian
trao đổi, trong đó người mua và người bán gặp
nhau thoả thuận trao đổi hàng hoá hoặc dịch
vụ nào đó”.
 Theo David Begg : “Thị trường là tập hợp
những thoả thuận, trong đó người mua và
người bán trao đổi với nhau loại hàng hoá, dịch
vụ nào đó”.
2.Khái niệm thị trường lao động
 Theo Leo Maglen (ADB): “Thị trường lao động
là một hệ thống trao đổi giữa những người có
nhu cầu việc làm hoặc người đang tìm việc làm
(cung lao động) với những người đang sử dụng
lao động hoặc đang tìm kiếm lao động để sử
dụng (cầu lao động)”.
 Theo ILO: “Thị trường lao động là thị trường
trong đó các dịch vụ lao động được mua bán
thông qua một quá trình thoả thuận để xác
định mức độ có việc làm của lao động, cũng
như mức độ tiền công”.
2.Khái niệm thị trường lao động
 Theo “Đại Từ điển kinh tế thị trường” (1988): “Thị
trường lao động là nơi mua bán sức lao động diễn
ra giữa người lao động (cung lao động) và người
sử dụng lao động (cầu lao động)”.
 Định nghĩa khái quát về thị trường lao động ở VN:
“Thị trường lao động là nơi mà
 Người có nhu cầu tìm việc làm và người có nhu cầu sử
dụng lao động trao đổi với nhau,
 Mua bán dịch vụ lao động thông qua các hình thức xác
định giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện
thoả thuận khác (thời gian làm việc, điều kiện lao
động, bảo hiểm xã hội...) trên cơ sở một hợp đồng lao
động bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc thông qua
các dạng hợp đồng hay thoả thuận khác”
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
1.Hàng hoá trên ttlđ là loại hàng hoá đặc
biệt Vì
 Gắn chặt với người có sức lao động (không thể tách
rời người lao động) cả về số lượng và chất lượng.
 Thường xuyên cung cấp những điều kiện về vật chất
và tinh thần để tồn tại và không ngừng phát triển.
 Việc duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động trong
quá trình sử dụng là rất cần thiết, nhằm nâng cao
năng suất và hiệu quả của quá trình lao động.
 Thước đo giá trị có sự khác nhau.
 Hàng hoá thông thường, giá trị và giá trị sử dụng sẽ giảm dần
trong quá trình sử dụng
 Hàng hoá sức lao động giá trị và giá trị sử dụng ngày càng
được bổ sung, nâng cao cùng với quá trình sử dụng khi được
sử dụng sẽ tạo ra giá trị lớn hơn so với giá trị của chính bản
thân nó.
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

2.Tính không đồng nhất của hàng hoá sức lđ trên


thị trường lao động
 Các loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt là hàng
hoá công nghiệp được chuẩn hoá cao, đảm
bảo tính đồng nhất về mẫu mã, chất lượng.
 Hàng hoá sức lao động không đồng nhất. Mỗi
người lao động có những đặc trưng riêng về
sức lao động của mình (tuổi, giới tính, trình độ
văn hóa, CMKT, thể lực, trí thông minh, kinh
nghiệm, kỹ năng… )
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

3.Giá cả sức lđ trên ttlđ do quan hệ


cung cầu lao động xác định
 Qui luật cung - cầu lao động trên thị trường
lao động xác định giá cả sức lao động. Thông
qua thoả thuận giữa người lao động và người
sử dụng lao động về tiền lương, tiền công và
các vấn đề khác như : việc làm, thời gian làm
việc, bảo hiểm xã hội, môi trường lao động và
các điều kiện làm việc khác.
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

4.Giá cả không phải là tín hiệu duy nhất


điều chỉnh quan hệ cung - cầu
 Chính phủ điều tiết thị trường lao động bằng
 Tiền lương tối thiểu chung toàn quốc, tiền
lương tối thiểu ngành, tiền lương tối thiểu
vùng.
 Các tiêu chuẩn lao động.
 Các chuẩn mực quan hệ lao động.
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
5.Thị trường lao động hoạt động đa dạng
với nhiều phân lớp khác nhau
 Toàn quốc
 Địa phương, vùng, khu vực thành thị nông
thôn
 Lao động giản đơn, qua đào tạo kỹ năng
 Tùy đặc điểm nguồn nhân lực, trình độ phát
triển kinh tế... mức độ hoạt động của qui luật
cung - cầu lao động sôi động hoặc kém sôi
động.
 Sự giới hạn về địa lý theo vùng, Khi không có
liên kết khu vực thị trường lao động bị chia
cắt, tạo ra sự phân mảng (phân đoạn) thị
trường lao động.
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

6.Vị thế yếu hơn của người lao động trong


đàm phán trên thị trường lao động
 Trong giao dịch hay đàm phán cán cân thường nghiên
về phía người sử dụng lao động.
 Ở các nước đang phát triển, số người đi tìm việc làm
nhiều hơn số cơ hội việc làm sẵn có.
 Người lao động đi tìm việc không có hoặc có ít cổ
phần, trong khi người sử dụng lao động có nhiều khả
năng chờ đợi và lựa chọn hơn.
 Tuy nhiên đối với các loại lao động khan hiếm như
lành nghề cao, khả năng đặc biệt... thì vị thế của
người lao động đạt được sự cân bằng hơn.
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

7.Trong quá trình mua, bán sức lao động có thể


xây dựng mối quan hệ lao động tích cực
 Trên cơ sở các qui định tiền lương tiền công,
tiền thưởng, thời gian làm việc, chế độ phúc lợi,
bảo hiểm xã hội, môi trường lao động… của
pháp luật lao động, có tác dụng duy trì, phát
triển các mối quan hệ lao động thân thiện, xây
dựng, kích thích nâng cao năng suất lao động và
hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
 Thực thi cơ chế tham vấn 2 bên công đoàn-
người sử dụng lao động thông qua đối thoại
hướng vào giải quyết các vấn đề 2 bên cùng
quan tâm...
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

8.Thị trường lao động và pháp luật nhà nước


 Thị trường lao động dù hoàn hảo hay không
đều chịu tác động của pháp luật.
 Pháp luật tác động đến hành vi và điều kiện
của 2 chủ thể của thị trường lao động.
 Các quy định pháp luật tác động trực tiếp
đến thị trường lao động là Bộ luật Lao động,
Luật Giáo dục và đào tạo; chính sách dân
số, đầu tư, hội nhập quốc tế...
III.CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG LĐ
1. Có nền kinh tế hàng hoá
 Các giai đoạn phát triển khác nhau của Kinh tế
hàng hoá dẫn đến hình thành thị trường lđ ở
trình độ khác nhau
 Xã hội phong kiến quan hệ hàng hóa tiền tệ chưa mở
rộng TTLĐ sơ khai
 Tư bản chủ nghĩa quan hệ hàng hóa tiền tệ phát triển
đạt tới trình độ phát triển cao, trong đó có hàng hoá
sức lao động. Hình thành TTLĐ quốc gia và quốc tế.
 Mức độ phát triển của hàng hóa sức lđ trên thị
trường tùy thuộc trình độ phát triển kinh tế - xã
hội, xã hội càng phát triển thì hàng hoá sức lđ
càng hoàn thiện về số lượng và chất lượng.
1. Có nền kinh tế hàng hoá
 Chỉ tiêu theo số lượng là sự phát triển của lao
động làm công ăn lương.
LLCHL
RLCHL = ×100%
LLV
 Trong đó:
 RLCHL: Tỷ lệ lao động làm công hưởng lương
 LLCHL: Tổng số lao động làm công hưởng lương
 LLV: Tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế
III.CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
2.Sức lao động phải là hàng hoá
 Bản thân sức lđ phải có giá trị kinh tế , có khả
năng tạo ra giá trị gia tăng
 Người lđ được tự do về thân thể và độc lập về
nhân cách, chủ sở hữu sức lđ và tự do sử
dụng lđ của mình
 Người lđ không có hoặc không có đủ tư liệu
sản xuất, phải bán sức lđ để sống.
 Trên thị trường lđ có nhu cầu về sức lđ (hiện
tại hoặc tương lai) mà người lđ có sẵn và sẵn
sàng bán.
III.CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

3.Người sử dụng lđ được tự do mua và


người lđ được tự do bán sức lđ
 Người sử dụng lđ phải có quyền tự do mua sức
lđ theo nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu
để đảm bảo cho các chỗ làm việc của mình.
 Người lđ phải có toàn quyền sở hữu sức lđ của
mình. Quyền bán hay không bán phải hoàn toàn
do bản thân người lđ tự quyết định.
III.CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
4.Có môi trường pháp lý bình đẳng, thuận
lợi
 Nhà nước tạo môi trường pháp lý bình đẳng giữa
các khu vực kinh tế.
 Nhà nước ban hành và hoàn thiện các thể chế,
quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi
giữa người sử dụng lđ và người lđ, hình thành
và phát huy vai trò của cơ chế ba bên ( nhà
nước, chủ sử dụng lđ, đại diện người lđ).
5.Hội nhập với thị trường lđ quốc tế
 Tạo điều kiện để thị trường Xuất nhập khẩu lao
động phát triển
IV. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

1.Thị trường lao động xét từ góc độ pháp lý


 Thị trường lđ hợp pháp: Theo qui định pháp luật quốc
gia và cam kết quốc tế
 Thị trường lđ bất hợp pháp: hoạt động ngoài qui định
của pháp luật
2.Thị trường lao động từ góc độ quản lý
 Thị trường lđ đặc thù: Có sự quản lý, điều tiết bằng
các chính sách riêng biệt của chính phủ, nhằm đạt 1
số mục tiêu kinh tế xã hội. Khu CN, khu chế xuất, đặc
khu kinh tế
 Thị trường lao động tự do: Hoạt động dưới các chính
sách thị trường lao động.
IV. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

3.Thị trường lao động chính thức và phi


chính thức
 Thị trường lao động chính thức.
 Thị trường lao động phi chính thức.
4.Thị trường lao động từ góc độ địa lý
 Thị trường lao động địa phương.
 Thị trường lao động thành thị.
 Thị trường lao động nông thôn.
 Thị trường lao động quốc gia.
 Thị trường lao động quốc tế.
IV. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

5.Thị trường lao động từ góc độ kỹ năng


 Thị trường lao động giản đơn
 Thị trường lao động chuyên môn - kỹ thuật.
 Thị trường lao động chất xám.
6.Thị trường lao động theo mức độ phát
triển
 Thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo
 Thị trường lao động độc quyền mua
 Thị trường lao động độc quyền bán
 Thị trường lao động song phương
Thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo
 Có nhiều người sử dụng lđ cạnh tranh trong thuê
mướn lao động cho công việc xác định
 Có nhiều người lđ ở các cấp trình độ độc lập với
nhau trong cung ứng LĐ
 Không có người lđ hay người sử dụng lđ nào có thể
điều khiển tiền lương trên thị trường
 Thông tin và sự di chuyển LĐ có tính tự do,không
mất chi phí
 Tiền lương được xác định tại mức cân bằng cung
cầu LĐ
 Quyết định thuê LĐ đạt được khi doanh thu sản
phẩm cận biên theo lđ bằng chi phí tiền lương cận
biên
Thị trường lao động độc quyền mua
 Có một hoặc vài người sử dụng lđ thuê 1 loại
hay 1 số loại lđ nhất định
 Người sử dụng định giá cả sức lđ.
 Tuyển dụng khi doanh thu sản phẩm cận biên
theo lđ bằng chi phí tiền lương cận biên
6.Thị trường lao động theo mức độ phát triển

6.3.Thị trường lao động độc quyền bán


 Có sự tham gia của công đoàn trong điều chỉnh
cung lao động
 Xu hướng đẩy tiền lương cao hơn mức tiền
lương cân bằng trên thị trường lao động
6.4.Thị trường lao động song song
 Có sự tham gia của công đoàn và nhà độc quyền
tuyển dụng lao động trong điều chỉnh cung ứng
lao động
 Hai bên đàm phán mặc cả về tiền lương, mức có
việc làm.
 Có sự can thiệp của chính phủ ( Cơ chế 3 bên)
V.PHÂN MẢNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

1.Khái niệm về phân mảng thị trường lđ


 Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế nước ngoài
(Piore, Victorisz, Harrison) thì: “phân mảng thị
trường lao động là việc thị trường lđ được phân
thành các mảng mà trong đó giá cả và sự phân
bố lđ được điều tiết bởi các quy trình, chính sách,
thể chế và quản lý hành chính riêng”.
V.PHÂN MẢNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

2.Nguyên nhân của phân mảng tt lao động


2.1.Cơ chế xác định tiền lương khác nhau
 Các cá nhân giống nhau (xét về vốn con
người) nhưng có mức lương khác nhau.
 Sự khác nhau là do cơ chế, chính sách xác
định tiền lương khác nhau giữa các mảng thị
trường lao động.
V.PHÂN MẢNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

2.2.Khả năng di chuyển lđ bị hạn chế


 Do sự tiếp cận khác nhau với các nguồn lực, như
giáo dục, đào tạo, vốn.
 Nguyên nhân tiếp cận khác nhau:
 Thất bại của khu vực công cộng trong việc
cung cấp nguồn lực
 Trình độ phát triển, cơ chế chính sách ở nơi
làm việc trong thị trường bị phân mảng.
V.PHÂN MẢNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

1.3.Giáo dục và đào tạo


 Yếu tố quan trọng đối với khả năng di chuyển
lao động.
 Mỗi người có khả năng, điều kiện kinh tế, tiếp
cận thông tin, truyền thống học tập... khác
nhau. Do đó tiếp cận với các cơ hội giáo dục,
đào tạo cũng khác nhau.
1.4.Các nhân tố xã hội
 Quá trình xã hội hoá, mở rộng giao lưu cộng
đồng sẽ tạo điều kiện cho người lao động nắm
bắt thông tin, tăng cơ hội học nghề, học các kỹ
năng lựa chọn việc làm, nghề nghiệp và do đó
giảm được những hạn chế về khả năng di
chuyển lao động
V.PHÂN MẢNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

1.5.Các nguyên nhân khác


 Giới tính, chủng tộc, tôn giáo cũng tác động
đến phân mảng lao động ( phân biệt đối xử)
3.Hậu quả do phân mảng
 Tăng mức độ thất nghiệp trong nền kinh tế: Rào
cản di chuyển lao động tạo ra cung cầu gặp
nhau thấp trên thị trường
 Bất bình đẳng và nghèo đói: lđ nghèo đi kèm trả
lương thấp, an ninh việc làm thấp, điều kiện việc
làm không thuận lợi
 Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực: Phân mảng
sâu dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao, không sử
dụng hết năng lực của các tầng lớp lao động

You might also like