Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

QUAN HỆ QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2 VÀ CUỘC

CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ


A. QUAN HỆ QUỐC TẾ
I. Mâu thuẫn Đông – Tây và sự khởi đầu của chiến tranh lạnh.
- Sau CTTG thứ hai, quan hệ Đồng minh trong chiến tranh đã chuyển thành mâu thuẫn
đối đầu giữa 2 khối Đông- Tây.
- Mâu thuẫn này bắt nguồn từ tham vọng và âm mưu bá chủ thế giới của Mĩ.
+ Năm 1947, học thuyết Tơruman được công bố khởi đầu chính sách chống LX, khởi
đầu chiến tranh lạnh.
+ Hậu quả: tạo sự đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa LX và Mĩ.
+ 6/1947 Mỹ thực hiện Mác-san phục hưng các nước TBCN ở Tây Âu.
+ 1/1949, LX và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế, tao ra sự
phân chia đối lập về kinh tế, chính trị ở châu Âu.
+ Năm 1949, Mĩ thành lập khối quân sự NATO nhằm chống lại LX và ĐÂ. Năm 1955,
LX và các nước Đâu thành lập khối Vácsava để phòng thủ.
-> Cục diện 2 phe đựơc xác lập, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
II. Sự đối đầu Đông – Tây và những cuộc chiến tranh cục bộ.
1. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp.
- Từ 1946, nhân dân 3 nước Đông Dương phải tiến hành kháng chiến chống thực dân
Pháp quay trở lại xâm lược.
- Chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu tác động của 2 phe.
+ Từ 1949, Việt nam có diều kiện liên lạc và nhận sự giúp đỡ của LX, TQ và Đông Âu.
+ 1950 Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chíên tranh của Pháp ở Đông Dương.
+ Năm 1954, Hiệp định Giư ne vơ được kí kết, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương,
đồng thời cũng phản ánh rõ nét cuộc đấu tranh gay gắt giữa 2 phe.
2. Cuộc chiến tranh triều Tiên (1950 -1953)
- 1948, bán đảo triều Tiên bị chia cắt làm hai miền (2 nước):
+ Từ vĩ tuyến 38 trở ra Bắc là nước CHDCND Triều Tiên (LX bảo trợ).
+ Từ vĩ tuyến 38 trở vào Nam là Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) do Mĩ bảo trợ.
- Năm 1950 – 1953 chiến tranh khốc liệt diễn ra giữa 2 miền.
+ Miền Bắc được sự bảo trợ của LX và chi viện của Trung Quốc.
+ Miền Nam có Mĩ giúp sức.
-> Chiến tranh Triều Tiên trở thành cuộc đụng độ trực tiếp giữa 2 phe Xô – Mĩ.
3. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975).
- Từ 1954 -1975. Mĩ đã thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Việt Nam.
- Nhân dân VN được sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN
khác đã đánh bại các chiến lược chiến tranh, buộc Mĩ kí Hiệp định Pari 1973 rút quân
về nước và 1975 giành thắng lợi hoàn toàn.
-> Chiến tranh Đông Dương trở thành chíên tranh cục bộ lớn nhất, kéo dài nhất phản
ánh mâu thuẫn giữa 2 phe.
III. Xu thế hoà hoãn Đông –Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt
- Đầu thập niên 70, xu hướng hoà hoãn Đông – Tây đã xuất hiện.
- Biểu hiện:
+ 9/11/1972, 2 nước Đức đã lí hiệp định về những cơ sở của quan hệ 2 nước.
+ Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu, Mĩ, Canađa đã kí Hiệp ước Henxinki – Hiệp ước an
ninh và hợp tác châu Âu.
+ Từ đầu nnhững năm 70, 2 siêu cường Xô – Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp
cao.
+ Tháng 12/1989, tại cuộc gặp gỡ cấp cao giữa LX và Mĩ, hai bên đã tuyên bố chấm
dứt chiến tranh lạnh.
* Nguyên nhân chiến tranh lạnh chấm dứt:
+ Chiến tranh đã làm suy yếu sức mạnh của Liên Xô và Mĩ.
+ Sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu và Nhật Bản.
+ Liên Xô càng lâm vào khủng hoảng trì trệ.
IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh
- Từ 1989 -1991 chế độ XHCN đã khủng hoảng và sụp dổ ở LX và Đông Âu, các liên
minh kinh tế, quân sự của các nước XHCN giải thể.
+ Liên Xô tan vỡ - hệ thống thế giới của CNXH không còn tồn tại. Trật tự 2 cực của 2
siêu cường không còn, Mĩ là cực duy nhất còn lại.
+ Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị mất, phạm vi ảnh hưởng của Mĩ thu hẹp dần.
* Xu thế phát triển của thế giới ngày nay:
+ Trật tự thế giới được hình thành theo hướng “đa cực”.
+ Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.
+ Mĩ ra sức thiết lập trật tự “một cực” bá chủ thế giới nhưng khó thực hiện.
+ Hoà bình thế giới được củng cố, tuy nhiên nội chiến, xung đột vẫn diễn ra ở nhiều
nới.
- Sang thế kỉ XXI, xu thế hoà bình, hợp tác quốc tế là xu thế chính trong quan hệ quốc
tế.
- Sự xuất hiện chủ nghĩa khủng bố, nhất là sự kiện 11/9/2001 đã tác động mạnh đến tình
hình chính trị và quan hệ quốc tế.
B. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
I. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
1. Nguồn gốc và đặc điểm
- Cuộc CMKH –KT ngày nay bắt nguồn từ những năm 40 của TK XX.
* Nguồn gốc: xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất, nhằm đáp ứng yêu cầu
về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
* Đặc điểm:
- Đặc điểm lớn nhất là khoa học kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. KH và
KT có sự liên kết chặt chẽ, mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ nghiên cưú khoa
học.
- Chia làm 2 giai đoạn:
+ Từ thập kỉ 40 đến nửa đầu những năm 70: diễn ra trên cả lĩnh vực KH và KT.
+ Từ 1973 đến nay: diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực công nghệ.
2. Những thành tựu tiêu biểu
- Đạt đựơc những thành tựu kì diệu trên mọi lĩnh vực.
- Lĩnh vực khoa học cơ bản: có những bước phát triển nhảy vọt:
+ Tháng 3/1997, tạo ra cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính.
+ Tháng 4/2003, giải mã được bản đồ gien người.
- Lĩnh vực công nghệ:
+ Tìm ra nguồn năng lượng mới: Mặt trời, nguyên tử.
+ Chế tạo ra vật liệu mới: Pôlime.
+ Sản xuất ra những công cụ mới: Máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động.
+ Công nghệ sinh học có bước phát triển phi thường trong công nghệ di truyền, tế bào,
vi sinh…
+ Phát minh ra những phương tiện thông tin liên lạc và giao thông vận tải siêu nhanh,
hiện đại hư: Cáp quang, máy bay siêu âm, tàu siêu tốc.
+ Chinh phục vũ trụ: đưa con người lên Mặt trăng.
* Tác động:
- Tích cực:
+ Tăng năng suất lao động.
+ Nâng cao không ngừng mức sống của con người.
+ Đưa ra những đòi hỏi phải thay đổi về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, chất
lượng giáo dục.
+ Nền kinh tế, văn hoá giáo dục thế giới có sự quốc tế hoá ngày càng cao.
- Hạn chế: Gây ra những hậu quả mà conm người chưa khắc phục được:
+ Tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
+ Vũ khí huỷ diệt.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Bệnh tật hiểm nghèo.
II. Xu hướng toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó.
- Từ đầu những năm 80, đặc biệt là từ sau chiến tranh lạnh, xu thế toàn cầu hoá đã xuất
hiện.
- Khái niệm: Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽnhững mối liên hệ, ảnh hưởng,
tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫnnhau gủa tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc
trên thế giới.
- Biểu hiện:
+ Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế.
+ Sự sáp nhập hợp nhất các công ty thành những tập đoàn khổng lồ.
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
- Tích cực:
+ Mang lại sự tăng trưởng kinh tế cao.
+ Đặt ra các yêu cầu phải cải cách sâu rộng để nâng cao cạnh tranh và hiệu quả của nền
kinh tế.
- Hạn chế:
+ Khoét sâu thêm sự bất công xã hội và hố ngăn cách giàu nghèo càng lớn.
+ Làm mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn hơn.
+ Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập chủ quyền quốc gia.
-> Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu không thể đảo ngược; vừa là cơ hội, vừa là thách
thức đối với mỗi quốc gia, dân tộc.

You might also like