Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TRUYỀN TÍN HIỆU TẾ BÀO

1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÍN HIỆU TẾ BÀO


Mọi sinh vật đa bào đều có khả năng phối hợp năng lực hoạt động của tế bào liên tiếp
với những thay đổi của môi trường bên ngoài thông qua các con đường nhận và xử lý tín
hiệu trong tế bào có nguồn gốc từ môi trường bên ngoài, từ các tế bào khác nhau trong cơ
thể và từ những khu vực khác nhau trong tế bào. Đồng thời, các con đường nhận và xử lý
tín hiệu trong tế bào cũng thực hiện các tính năng cần thiết khác trong tế bào.
Giữa các tế bào có một mạng lưới thông tin phức tạp. Các dòng tín hiệu sẽ ảnh hưởng
đến các tế bào đích để hình thành các phản ứng sinh hóa nội bào và giúp tế bào đích thực
hiện chức năng sinh lý. Sự phối hợp cơ bản của các chức năng sinh lý từ tế bào đích của
sinh vật đa bào được gọi là tín hiệu gian bào (hoặc thông tin gian bào) sẽ cho phép một tế
bào gây ảnh hưởng lên hành vi của các tế bào khác một cách cụ thể. Trong đó, các sinh
vật đa bào có thể phối hợp một lượng lớn các hoạt động sinh lý như:

 Trao đổi chất trung gian


 Đáp ứng các tín hiệu bên ngoài
 Hoạt động phân chia tế bào
 Sự tăng trưởng của tế bào
 Sự đa dạng và phát triển thể hiện thông qua phối hợp các biểu hiện của tế bào
 Sự vận động của tế bào
 Hình thái của tế bào
Các tín hiệu gian bào được hình thành trong quá trình giao tiếp giữa các tế bào phải
được nhận và xử lý trong tế bào đích nhằm kích hoạt các phản ứng sinh hóa nội bào làm
nền tảng tạo thành chức năng sinh lý khác nhau của một cơ quan. Vì vậy, nhiều bước có
liên quan trong việc xử lý tín hiệu tế bào được gọi là tín hiệu nội bào
 Sự truyền tín hiệu trong tế bào đích được phối hợp, điều chỉnh và được truyền
trong một mạng lưới các đường truyền tín hiệu nội bào và kích hoạt các phản ứng
sinh hóa riêng biệt. Do đó, chức năng cụ thể của tế bào đích được xác định.
 Tín hiệu gian bào và tín hiệu nội bào là đối tượng của cơ chế điều hòa cho phép
các tế bào có thể phối hợp các chức năng sinh lý trong quá trình phát triển và hình
thành các loại mô cụ thể.
1.1. Tín hiệu gian bào
1.1.1. Kiểm soát tín hiệu gian bào
 Tín hiệu gian bào ảnh hưởng gần như mọi phản ứng sinh lý của tế bào thông qua
việc đảm bảo cho các tế bào đặc hiệu nhận và truyền tín hiệu hay đảm bảo cho các
tế bào cùng loại có thể phản ứng đồng bộ đến tín hiệu
 Điều phối dòng trao đổi chất giữa các tế bào của các mô khác nhau
 Điều phối và điều hòa quá trình phân chia tế bào thông qua việc đảm bảo cho các
tế bào phân chia đồng bộ và khi cần thiết có thể ngừng quá trình phân chia và đi
vào trạng thái nghỉ
 Đóng vai trò quan trọng trong sự đa dạng và phát triển của cơ thể thể hiện qua quá
trình phát triển của một cơ thể dựa trên các chương trình di truyền vốn luôn dùng
các con đường truyền tin gian bào và nội bào hay các phân tử tín hiệu được sản
xuất bởi một tế bào có khả năng thay đổi chức năng và hình thái của các tế bào
khác trong cơ thể.
 Đóng vai trò quan trọng trong xử lý thông tin cảm giác như các kích thích bên
ngoài (tín hiệu thị giác, thính giác, căng thẳng, biến đổi dinh dưỡng…) được ghi
nhớ tại các tế bào cảm giác và được truyền đến những tế bào khác của cơ thể
thông qua tín hiệu gian bào.
1.1.2. Công cụ truyền tin gian bào
 Nhân tố truyền tin ngoại bào: các tế bào tín hiệu có thể gửi ra tín hiệu ở dạng phân
tử thông tin và phân tử thông tin có thể ảnh hưởng đến nhiều tế bào cho phép kích
hoạt một phản ứng phối hợp tạm thời trong một cơ quan
 Gap junctions (cầu liên bào): là kênh kết nối hai tế bào lân cận cho phép trao đổi
trực tiếp chất chuyển hóa và các phân tử tín hiệu giữa các tế bào. Vì vậy, các tế
bào có thể tiếp xúc trực tiếp nhau thông qua các cầu liên bào để trao đổi thông tin
tín hiệu
 Các protein bề mặt: thông qua việc liên kết của protein trên bề mặt của một tế bào
này với một protein bổ sung đặc hiệu trên tế bào khác nhằm hoạt hóa một chuỗi tín
hiệu nội bào phức tạp. Sau quá trình trao đổi thông tin là sự tiếp xúc trực tiếp giữa
tế bào mục tiêu với các protein của bề mặt tế bào bên cạnh.
 Các tín hiệu điện: thường diễn ra ở các tế bào thần kinh dựa trên sự thay đổi năng
lực màng. Tế bào thần kinh sử dụng những thay đổi này để giao tiếp với các tế bào
khác ở cuối synapse. Trong loại giao tiếp này, các tín hiệu điện có thể được
chuyển đổi thành tín hiệu hóa học
1.1.3. Các bước truyền tin gian bào
Trong sự giao tiếp giữa các tế bào, các tín hiệu tế bào hay các chất truyền tin như
hormone được tạo ra trong các tế bào chuyên biệt. Các tín hiệu tạo ra được các tế bào
chuyên biệt này điều hòa. Vì vậy, tín hiệu chỉ có thể được tạo ra nhờ các kích thích đặc
hiệu  các con đường truyền tin có thể được kết nối với nhau và điều phối
Sự giao tiếp gian bào gồm các bước: tín hiệu tế bào dưới tác động của kích thích đặc
hiệu tạo thành chất truyền tin hóa học trong tế bào truyền tin. Chất truyền tin được điều
tiết và truyền đến tế bào đích  tín hiệu tế bào được ghi nhận  truyền xa hơn  tạo
thành các phản ứng sinh hóa nội bào  thực hiện chức năng sinh lý cụ thể
1.1.4. Điều hòa tín hiệu gian bào
Hormone là một trong những phân tử truyền tin cho sự giao tiếp giữa các tế bào. Tín hiệu
hormone được điều hòa chủ yếu thông qua:

 Các tín hiệu kích thích bên ngoài: các tín hiệu như tín hiệu điện hoặc tín hiệu Ca2+
có thể kích hoạt tiết hormone được lưu giữ
 Vòng feedback
 Sự suy thoái và biến đổi: hormone hoạt động có thể bị bất hoạt bởi sự trao đổi chất
hoặc tiền chất hormone ở dạng không hoạt động có thể chuyển đổi thành hoạt
động nhờ enzyme
 Số lượng các thụ thể và hoạt hóa thụ thể hormone: thụ thể hormone chịu trách
nhiệm ghi nhớ tín hiệu và truyền tín hiệu đi xa hơn trong các con đường tín hiệu
nội bào  số lượng, tính đặc hiệu cũng như hoạt động của các thụ thể là yếu tố
quyết định của các phản ứng sinh hóa nội bào được tạo ra sau cùng
1.1.5. Các hormone trong tín hiệu gian bào
 Sự truyền tin Endocrine: chuyển hormone vào tế bào đích thông qua hệ tuần hoàn
(máu hoặc bạch huyết)
 Sự truyền tin Paracrine: Hormone đến tế bào đích thông qua sự khuếch toán
 Sự truyền tin Autocrine: tế bào sản xuất hormone và tế bào đích là cùng loại trong
đó tế bào truyền tin ảnh hưởng đến tế bào đích qua các thụ thể
 Các chất tương tự hormone:
 Hormone Antagonist là dẫn xuất của hormone có khả năng liên kết với thụ thể
nhưng lại chặn quá trình truyền tín hiệu trong tế bào
 Hormone Agonist là chất tương tự như hormone có khả năng liên kết đặc hiệu
với thụ thể và bắt đầu truyền tín hiệu như hormone thật
 Các chất tương tự hormone lại có ái lực với thụ thể cao hơn hormone thật 
ứng dụng trong điều trị với ái lực cao thì chỉ cần liều lượng thấp
 Ví dụ: tamoxifen – một loại estrogen tổng hợp có cả hai vai trò của antagotist
và agotist khi hiện diện ở các mô khác nhau
1.2. Tín hiệu nội bào (câu 2)
1.2.1. Tiếp nhận các tín hiệu bên ngoài: qua hai cách
 Thông qua thụ thể màng (transmembrane receptors – TM)
 Thông qua thụ thể trong tế bào chất hoặc trong nhân
1.2.2. Hoạt hóa và bất hoạt protein truyền tin
Cơ chế hoạt hóa các protein truyền tin (thành phần trong con đường tín hiệu nội bào)

 Liên kết với nhân tố hoạt hóa – hormone


 Biến đổi cấu trúc
 Biến đổi cộng hóa trị
 Liên kết màng
 Loại bỏ chất ức chế
Tín hiệu được tiếp nhận bởi các bộ chuyển tín hiệu (thụ thể, enzyme truyền tin, điều
hòa GTPase. Các bộ chuyển cũng có thể được thay thế bằng transducer – vốn ở trạng
thái bất hoạt khi không có tín hiệu. Sau một thời gian truyền tín hiệu, trạng thái hoạt
động của bộ chuyển tín hiệu thông qua liên kết chất ức chế hoặc biến đổi chất ức chế
và loại bỏ sự điều chỉnh hoạt hóa và transducer bị bất hoạt.
1.2.3. Xử lý đa tín hiệu
Protein truyền tin thường nhận được đồng thời một số tín hiệu để trở nên hoạt hóa đầy đủ
 có khả năng xử lý nhiều tín hiệu đầu vào cùng lúc dựa vào cấu trúc mô-đun của chúng.
1.2.4. Công cụ phân tử của sự truyền tin nội bào
Các công cụ chính: thụ thể, enzyme truyền tin, chất truyền tin thứ hai và một bộ khuếch
đại protein khung  hợp tác kích thích các hoạt động sinh hóa tế bào
1.2.4.1. Receptors (thụ quan, thụ thể)
Nguyên tắc truyền tín hiệu bởi thụ thể màng (TM ) và thụ thể nhân
 Thụ thể màng nhận được tín hiệu trên bề mặt tế bào và chuyển thành tín hiệu nội
bào trong quá trình tín hiệu này di chuyển đến nhân
 Ở nhân, hormone là tín hiệu truyền tin sẽ vào tế bào và gắn kết với các receptor
trong tế bào chất và nhân  kích thích phiên mã
Thụ thể truyền tín hiệu phụ thuộc vào nồng độ hormone, nồng độ receptor, sự hoạt hóa và
biến đổi của receptor
Cường độ truyền tin được quyết định bởi nồng độ hormone – receptor
1.2.4.2. Enzyme truyền tin
Các enzyme truyền tin nổi bật nhất là các protein kinase và protein phosphatase, các
enzyme tham gia vào việc tổng hợp và thoái hóa của nhân tố truyền tin thứ hai và sự điều
hòa GTPases.
Các con đường truyền tin khác nhau của enzyme:
 Các enzyme truyền tin biến đổi thành các enzyme hoặc các protein khác để mang
các tín hiệu truyền tin hoặc chấm dứt truyền tin.
 Các enzyme truyền tín hiệu có thể xúc tác sự hình thành, sự suy thoái hoặc sự
phóng thích các chất kích thích phân tử nhỏ - những nhân tố truyền tin thứ hai.
 GTPase điều hòa chuyển đổi giữa các hình thể hoạt động và không hoạt động, phụ
thuộc vào sự liên kết của GDP hoặc GTP.
1.2.4.3. Adaptors và scaffolding proteins
Adaptor protein gián tiếp truyền tín hiệu giữa các protein của chuỗi truyền tín hiệu bằng
cách đưa các protein này lại với nhau. Ngoài ra, adaptor protein còn giúp các protein
truyền tín hiệu mục tiêu tới các vị trí subcellular - lúc này adaptor protein có chức năng
như khung sườn hoặc vị trí docking để lắp ráp các phân tử tín hiệu khác nhau tại các vị trí
riêng biệt.
1.2.4.4. Chất truyền tin thứ 2
 Được hình thành từ tiền chất bởi phản ứng của enzyme: việc hoạt hóa các enzyme
nội bào trong một chuỗi truyền tín hiệu có thể dẫn đến sự hình thành của các phân
tử truyền tín hiệu nhỏ khuếch tán trong tế bào. Những phân tử tín hiệu nội bào
cũng được gọi là "nhân tố truyền tin thứ hai"
 Nhân tố truyền tin thứ hai có thể được phóng thích nhanh chóng từ dạng được lưu
trữ ở nội bào.
 Nhân tố truyền tin thứ hai có thể bị bất hoạt nhanh chóng hoặc được lưu trữ trong
các ngăn tế bào riêng biệt
 Nhân tố truyền tin thứ hai có thể hoạt hóa các protein kích thích
 Nhân tố truyền tin thứ hai có thể cho phép khuếch đại tín hiệu.
1.2.5. Cơ chế cơ bản của truyền tin nội bào
Sự điều hòa và biến đổi của cơ chế truyền tin nội bào có thể chia làm hai loại:
 Sự biến đổi hình thể để đáp ứng cho hoạt động điều chỉnh và điều hòa hoạt động
của các protein truyền tin và cơ chế allosteric.
 Biến đổi protein sau dịch mã: tạo các điểm gắn kết đối với sự liên kết của các chất
kích thích ngược dòng hay xuôi dòng trong con đường truyền tín hiệu và đối với
sự lắp ráp phức hợp protein lớn hơn. Các chất tương tác với protein nhận ra những
biến đổi sau dịch mã thông qua module - trình tự nhận biết đặc hiệu và liên kết các
biến đổi riêng biệt.
Quá trình tổ chức truyền tín hiệu
Các con đường truyền tín hiệu được chia thành ba dạng dạng thẳng, nhánh và lưới
 Dạng thẳng: Truyền tin tế bào được tổ chức thành dạng mạng lưới truyền tin có
khả năng xử lý thông tin một cách linh hoạt, mạnh mẽ và đa dạng
 Dạng nhánh: Protein truyền tin có nhiều thành phần phản ứng xuôi dòng
 Dạng lưới: các con đường truyền tin liên kết và hợp tác với nhau. Crosstalk xuất
hiện khi enzyme ức chế con đường truyền tin hoặc một enzyme trong con đường
truyền tin tham gia truyền tin ở con đường truyền tin khác.
1.2.6. Điều hòa con đường truyền tín hiệu
Để đạt được đáp ứng sinh học thích hợp ở tế bào đích thì các tín hiệu khởi đầu từ môi
trường ngoài hoặc trong cơ thể sinh vật phải được xử lý bằng con đường truyền tin nội
bào.
Những nhân tố chính trong việc điều hòa truyền tin nội bào là:
 Receptors: số lượng, hoạt động và tính đặc hiệu của receptors là yếu tố quyết định
cho sự truyền tín hiệu ngoại bào thành đáp ứng nội bào.
 Enzyme truyền tin: hoạt động của bộ chuyển đổi tín hiệu xuôi dòng của receptors
được kiểm soát bởi các nhân tố bất hoạt giới hạn thời gian của trạng thái hoạt hóa
của protein truyền tin.
 Chất truyền tin thứ 2: chất truyền tin bên trong

3. NGUYÊN TẮC SỰ TRUYỀN TÍN HIỆU NHỜ THỤ THỂ NHÂN (câu 3)
3.1. Các ligand của các thụ thể nhân là các phân tử ưa lipid
Các hormone steroid: estradiol, progesteron, testosteron
Các dẫn xuất của amino acid: hormone T3
Các dẫn xuất acid retinoic: 9-cis-retinoid và all-trans-retinoic acid
Các Prostaglandin: prostaglandin J2
Các chất khác: các acid béo, cholesterol bị oxi hóa, các phospholipid và các farnesoid.
3.2. Các chức năng mới của các hormone steroid và các thụ thể nhân:
Sự hoạt hóa các loại thụ thể khác:
Sự gắn hormone steroid lên các thụ thể nhân làm hoạt hóa các con đường truyền tín
hiệu khác
Sự hoạt hóa các thụ thể nhân nhờ vào các con đường truyền tín hiệu khác.
3.3. Sự hoạt hóa các thụ thể nhân nhờ vào các con đường truyền tín hiệu khác: Sự
liên kết các con đường truyền tín hiệu trong tế bào chất
- Sự liên kết trực tiếp và gián tiếp của sự truyền tín hiệu estrogen đến các con đường
truyền tín hiệu trung tâm của tế bào xuất hiện liên quan đến hai cơ chế chính:
 Sự tương tác trực tiếp của các ER với các protein kinase, các thụ thể TM và
các protein adaptor trung tâm.
 Sự gắn estradiol với các thụ thể khác với các ER cổ điển
 Các ER có thể nhận các tín hiệu từ các con đường truyền tín hiệu trung tâm
khác theo phương thức không phụ thuộc ligand
 Các ER đã được hoạt hóa có thể truyền tín hiệu trực tiếp đến các con
đường truyền tín hiệu khác thông qua sự tương tác với: Các protein
adaptor, Các protein kinase, Các thụ thể TM
3.4. Cơ chế điều hòa phiên mã bởi các thụ thể nhân
- Hầu hết các chức năng của các thụ thể nhân có thể được biểu hiện trong giới
hạn của sự ức chế và sự hoạt hóa phiên mã.
- Hiệu quả của những hoạt động genomic của các thụ thể nhân được xác định
theo phương thức đặc biệt trong một loại tế bào nhờ một loạt các biến đổi:
 Trình tự chính xác của RE;
 Vùng lân cận của HRE;
 Sự phối hợp với các chất hoạt hóa phiên mã khác;
 Khả năng huy động của các thụ thể nhân khác để hình tành dạng heterodimer;
 Khả năng huy động của các protein đồng điều hòa, các chất đồng hoạt há và đồng
ức chế chính; biến đổi chức năng dịch mã của các thụ thể; một sự phân phối động
của các thụ thể giữa nhân và tế bào chất.
- Các thụ thể nhân phải thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây trong suất quá
trình hoạt hóa phiên mã:
 Lựa chọn các gen mục tiêu nhở liên kết đặc hiệu với HRE.
 Tổ chức lại chromatin phá vỡ các cấu trúc ức chế và làm cho nó có khả năng chi
phối sự khởi đầu phiên mã.
 Tham gia vào khởi sự phiên mã bằng sự cải biến một cách liên tiếp chromatin và
bằng sự ổn định của các phức hệ phiên mã.
3.4.1. Các chất đồng hoạt hóa của các thụ thể nhân
- Có 2 nhóm chủ yếu: SRC-1/p160 và TRAP.
- Ý nghĩa của sự thu hút chất đồng hoạt hóa trong y học: Khả năng tổng hợp các
agonist khác nhau để thu hút các nhóm chất đồng xúc tác đặc hiệu dẫn đến các đáp ứng
sinh lý khác biệt.
3.4.2. Các chất đồng ức chế của các thụ thể nhân
- Các chất đồng ức chế của các thụ thể nhân đóng một vai trò quan trọng trong
sự điều hòa âm sự biểu hiện gen phụ thuộc thụ thể.
- Các chất đồng ức chế thu hút các HDAC và các lysine methylase nhằm gây ra
trạng thái chromatin bất hoạt  Ức chế phiên mã.
3.5. Điều hòa sự truyền tín hiệu nhờ vào các thụ thể nhân
- Sự điều hòa nồng độ ligand của các thụ thể nhân xảy ra thông qua
 Sự tiết, sự vận chuyển, sự bảo quản
 Sự biến đổi
 Sự điều hòa ngược của quá trình sinh tổng hợp
- Điều hòa nhờ vào sự phosphoryl hóa
 Sự phosphoryl hóa được sử dụng để điều chỉnh cả về chức năng genomic và
nongenomic của thụ thể và để liên kết với con đường truyền tín hiệu chéo.
 Các vị trí phosphoryl hóa: vị trí Ser/Thr, Tyr được tìm thấy chủ yếu trong vùng
AF-1 của các thụ thể.
Mô hình tốt nhất đã được nghiên cứ là Erα và Erß. Vị trí phosphoryl hóa quan trọng
của ER là Ser 118.
Ngoải ra một số protein kinase liên quan (MAPK, CDK7) cũng ảnh hưởng đến sự
truyền tín hiệu của các thụ thể nhân.
 Sự phosphoryl hóa ảnh hưởng đến sự truyền tín hiệu của các thụ thể nhân.
 Các chất đồng ức chế và đồng hoạt hóa được điều hòa bằng sự phosphoryl hóa.
- Sự tương tác với các nhân tố hoạt hóa phiên mã khác
 Các thụ thể nhân cũng điều khiển sự biểu hiện gen bằng cách can thiệp vào
phạm vi hoạt động của các nhân tố hoạt hóa phiên mã khác (AP-1, Sp1 và các
protein STAT).
 Nhiều phức hợp promoter chứa các bản sao của các yếu tố thụ thể nhân cũng
như các yếu tố gắn với DNA của các nhân tố phiên mã khác.
 Các thụ thể ER và các thụ thể hormone progesteron (PRs) có thể kích thích sự
biểu hiện gen mà không gắn với DNA bằng cách kết hợp với các nhân tố phiên mã
khác mà đã gắn với các promoter của các gen đáp ứng.
- Điều hòa nhờ vào sự hình thành Ubiqutin (Ub)
 Sự truyền tín hiệu nhờ vào các thụ thể nhân được điều hòa bởi sự hình thành
Ub trong nhiều con đường khác nhau.
+ Con đường chủ yếu bao gồm sự phân giải protein phụ thuộc Ub của các tụ thể nhân
bằng sự cho phép đối với sự điều hòa ngược của các thụ thể dưới sự xử lý hormone trong
thời gian dài.
+ Theo một con đường khác, sự hình thành Ub của các thụ thể nhân là cần thiết để hoạt
hóa phiên mã.
 Mặt khác, các chất đồng hoạt hóa và các chất đồng ức chế của các thụ thể
nhân cũng được xem là đối tượng để hình thành Ub.

4. SO SÁNH AGONIC VÀ ANTAGONIC. CHO VÍ DỤ


 Hormone Agonist:
Các chất tương tự hormone liên kết đặc hiệu với thụ thể và bắt đầu con đường truyền
tín hiệu theo cách tương tự như hormone thật được gọi là angonist.
Các agonist có khả năng hoạt hóa các thụ quan và dẫn đến một đáp ứng sinh học tối
đa. Phần lớn các ligand thiên nhiên là các agonist toàn phần.
Các agonist riêng phần không hoạt hóa hoàn toàn cá thụ quan, gây đáp ứng một phần
khi được so sánh với các agonist toàn phần.
+ Thường không thể phân loại các thuốc là các agonist hoặc antagonist toàn phần. Các
hợp chất như vậy liên kết với vị trí thụ quan và phong tỏa chất truyền dẫn thần kinh thiên
nhiên, và như vậy chúng là antagonist. Tuy nhiên, chúng cũng hoạt hóa rất yếu thụ quan
sao cho có một tín hiệu yếu được tiếp nhận. Trong tình huống giả thiết có thể hình dung
một agonist riêng phần là một phần tử gần như phù hợp hoàn toàn với vị trí liên kết, sao
cho liên kết chỉ kết quả ở một sự biến dạng rất nhỏ của thụ quan như mở một phần các
kênh ion.
+ Một giải thích khác cho các agonist riêng phần là phân tử có thể liên kết và một thụ
quan theo hai cách bằng cách sử dụng các nhóm liên kết khác nhau. Một phương pháp
liên kết sẽ hoạt hóa thụ quan, trong khi một phương pháp thì không. Sự cân bằng agonist
với antogonist sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ tương đối của các phân tử liên kết bằng mỗi phương
pháp.
 Hormone Antagonist:
- Là dẫn xuất của hormone liên kết với thụ thể nhưng không khởi đầu quá trình
truyền tín hiệu mà ngăn chặn sự truyền tín hiệu.
- Liên kết của các antagonist dẫn đến sự “phong bế” thụ quan, ngăn cản sự liên kết
của các agonist.
- Các antagonist điều chỉnh tác dụng của chúng bằng sự liên kết với vị trí liên kết
hoặc vị trí khác (allosteric) trên các thụ quan, hoặc tương tác với các vị trí liên kết duy
nhất và thường không tham gia vào sự điều chỉnh sinh học của thụ quan.
 Các chất hormone agonist và antagonist có ái lực cao đối với thụ thể hơn hormone
chưa biến đổi được y học rất quan tâm vì ái lực cao thì cần liều lượng thấp trong các ứng
dụng điều trị.
 Khả năng các chất dẫn xuất hormone có chức năng như chất agonist hoặc chất
antagonist có thể phụ thuộc vào loại tế bào tác động. Trong một số mô, các chức năng
tamoxifen như là một agonist của các thụ thể estrogen (ER), trong khi ở các mô khác, nó
có chức năng như là một chất đối kháng với ER.
Ví dụ
Agonist: có khả năng hoạt hóa các thụ quan và dẫn đến một đáp ứng sinh học tối đa.
Phần lớn các ligand thiên nhiên là các agonist toàn phần. Các agonist riêng phần không
hoạt hóa hoàn toàn các thụ quan gây đáp ứng 1 phần khi được so sánh với các agonist
toàn phần. Agonist là thuốc tạo phản ứng ở thụ quan. Nếu có quá ít thông tin được gửi ra
(thiếu các chất truyền tín hiệu của cơ thể), tế bào trở nên chậm chạp và thuốc đóng vai trò
tác dụng như các chất truyền tín hiệu thay thế.
Những thuốc có khả năng gắn với receptor (có ái lực vói receptor) và gây ra đáp ứng
tương tự chất nội sinh (có hoạt tính nội tại) được gọi là chất chủ vận của receptor. Ví dụ
carbamylcholin, nicotin, là chất chủ vận của N- receptor ở bản vận động cơ xương. Thuốc
có thể là chất chủ vận toàn phần (chủ vận hoàn toàn) khi hoạt tính nội tại tối đa của nó
EA/ Em= 1 hoặc chủ vận một phần khi EA/Em < 1 (EA: tác dụng của thuốc; Em: tác
dụng tối đa của thuốc). Chất chủ vận một phần vừa có tính chất chủ vận vừa có tính chất
đối kháng.
Antagonist là một thuốc tương tác với thụ quan xác định để phong bế một angonist.
Nếu quá nhiều thông tin (quá nhiều các chất truyền tín hiệu chủ) được gửi đến, tế bào
mục tiêu sẽ bắt đầu quá nóng. Các thuốc có thể đóng vai trò phong tỏa các chất truyền tín
hiệu thiên nhiên. Các antagonist liên kết vào các thụ quan nhưng không gây đáp ứng sinh
học sau khi liên kết. Liên kết của các antagonist dẫn đến sự phong bế thụ quan, ngăn cản
sự liên kết của các agonist. Các antagonist điều chỉnh tác dụng của chúng bằng sự liên kết
với các vị trí liên kết hoặc vị trí khác (allosteric) trên các thụ quan, hoặc tương tác với các
vị trí liên kết duy nhất và thường không tham gia vào sự điều chỉnh sinh học của thụ
quan. Các chất đối kháng là những chất có khả năng gắn với receptor nhưng không có
hoạt tính nội tại và làm giảm hoặc ngăn cản tác dụng của chất chủ vận. Ví dụ propranolol
là thuốc chẹn giao cảm (3, đối kháng vối catecholamin ở thụ thể p- adrenergic.

Phân loại: Tuỳ theo tính chất đối kháng, người ta chia đối kháng thành một số loại
khác nhau: đối kháng cạnh tranh, đối kháng không cạnh tranh, đối kháng chức năng, đối
kháng hoá học.
- Đối kháng canh tranh (competiưe antagonism): là loại đối kháng khi chất đối
kháng gắn trên cùng chất chủ vận nhưng không có hoạt tính nội tại (không gây ra đáp
ứng). Ví dụ các chất phong toả a hoặc p adrenoceptor là các chất đối kháng cạnh tranh
với các chất kích thích a hoặc p adrenoceptor... Trong đối kháng cạnh tranh có loại cạnh
tranh cân bằng và cạnh tranh không cân bằng.
+ Cạnh tranh cân bằng: hay còn gọi là cạnh tranh thuận nghịch là trường hợp liên
kết giữa chất đối kháng với receptor không bền vững, dễ bị phá vỡ. Trong trường hợp này
khi tăng nồng độ chất đối kháng, mức độ đối kháng sẽ tăng lên. Ngược lại khi tảng nồng
độ chất chủ vận tính chất đối kháng giảm đi và có thể bị loại trừ. Ví dụ sự đối kháng giữa
naloxon với morphin V.V..
+ Canh tranh không cân bằng: Trong trường hợp chất cạnh tranh tạo liên kết bền
vững vối receptor (thường là liên kết đồng hoá trị) được gọi là cạnh tranh không cân bằng
hoặc cạnh tranh không thuận nghịch. Ví dụ phenoxybenzamin liên kết đồng hoá trị Vối a-
adrenoceptor, phong toả kéo dài (14 – 48 giò), cạnh tranh với noradrenalin gây hạ huyết
áp. Mối quan hệ giữa nồng độ và đáp ứng trong cạnh tranh không cân bằng và cạnh tranh
cân bằng có sự khác nhau về chất. Trong cạnh tranh không cân bằng khi tăng nồng độ
chất đối kháng, tác dụng tối đa của chất chủ vận sẽ giảm đi và không thể đạt được giá trị
tối đa như khi không có chất đối kháng; mặt khác nếu tăng nồng độ chất đổi khẳng đèn
mức độ nào đổ có thể chất chủ vận không gây được đáp ứng. Trong khi đó trong cạnh
tranh cân bằng nếu tăng nồng độ đến mức độ cần thiết chất chủ vận vẫn có thể đạt được
giá trị tác dụng tối đa như khi không có chất đối kháng.
- Đối kháng không canh tranh (noncompetitive antagonism): là trường hợp chất đối
kháng làm giảm tác dụng của chất chủ vận khi nó tương tác ngoài vị trí gắn của chất chủ
vận với receptor làm chất chủ vận bị giảm tác dụng có thể là do chất đối kháng làm thay
đổi hình dạng của receptor hoặc ảnh hưởng đến một trong những khâu sau tương tác của
chất chủ vận vối receptor, ở nồng độ cao chất đối kháng không cạnh tranh có thể làm mất
tác dụng của chất chủ vận ngay cả khi chất chủ vận đã “chiếm giữ” receptor. Ngược lại ở
nồng độ cao chất chủ vận không loại trừ được tác dụng của chất đối kháng không cạnh
tranh. Ví dụ papaverin làm giảm co thắt cơ trơn là chất đối kháng không cạnh tranh với
acetylcholin.
- Đối kháng chức năng (funtional antagonism): là trường hợp hai chất chủ vận khác
nhau tương tác trên hai loại receptor khác nhau và gây nên tác dụng đối lập nhau. Ví dụ
sự đối kháng giữa acetylcholin và adrenalin trên một sô’ chức năng của cơ thể:
acetylcholin gây chậm nhịp tim, co đồng tử, adrenalin gây tăng nhịp tim, giãn đồng tử
v.v…
- Đối kháng hoá học (chemical antagonism): là trường hợp tương tác hoá học trực
tiếp xảy ra giữa chất đối kháng và chất chủ vận dẫn đến làm mất tác dụng của chất chủ
vận. Trong lâm sàng người ta vận dụng đối kháng hoá học để giải độc trong một số
trường hợp quá liều hoặc ngộ độc thuốc. Ví dụ dùng protamin sulfat khi quá liều heparin,
dùng các chất gây chelat trong nhiễm độc kim loại nặng (dùng dimercaprol trong điều trị
ngộ độc asen, thuỷ ngân v.v…)

You might also like