Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Bài tập: đánh giá về tăng trưởng của kinh tế Việt Nam

xu hướng, chất lượng ( muốn tăng trưởng cần có nguồn


lực,tiết kiệm đầu tư,lao động công nghệ)
Thế nào là tăng trưởng? Muốn tăng trưởng thì dựa vào
cái gì?
Bài làm

Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển, thuộc nhóm
nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Duy trì được tốc độ tăng
trưởng trung bình khoảng 7% một năm. Trong 10 năm thực hiện Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ,
thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động
tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu,
đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi
tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu
nhập trung bình.
Nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng nhanh là một hiện thực, không chỉ
dưới con mắt người nước ngoài, cũng không chỉ dưới lăng kính kinh tế vĩ
mô, mà sự tăng trưởng này còn có thể được cảm nhận ở đại bộ phận hộ
gia đình và các tế bào của nền kinh tế.

Trước hết, kinh tế vẫn mang nặng tính chất tăng trưởng nhờ vào gia công
với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành (GO) lớn hơn nhiều so với
tốc độ tăng trưởng GDP. Tốc độ tăng trưởng GO lớn hơn nhiều so với tốc độ
tăng trưởng GDP phản ánh một nền kinh tế tăng trưởng nhờ vào gia công,
chủ yếu dựa trên lợi thế về lao động rẻ. Ngoài ra, cấu trúc đầu vào của tăng
trưởng vẫn mang nặng tính chất tăng trưởng theo chiều rộng, hơn nữa, lại là
tăng trưởng nhờ vào đầu tư. “Động lực tăng trưởng của Việt Nam thời gian
qua vẫn chủ yếu là yếu tố nguồn lực vật chất (vốn và lao động), đóng góp
76% trong cấu trúc tăng trưởng theo đầu vào. Điều này không hợp lý khi mô
hình tăng trưởng Việt Nam xác định trong giai đoạn hiện nay hướng đến là
mô hình tăng trưởng theo chiều sâu hay ít nhất là sự kết hợp giữa chiều rộng
và chiều sâu”.
Bước vào thời kì phục hồi, nông nghiệp không còn là động lực chính cho
phát triển của nền kinh tế. Tăng trưởng khu vực này chỉ còn 2,4% trong năm
2015, thấp nhất trong giai đoạn 2011-2015. Trong khi đó khu vực dịch vụ cũng
không có nhiều chuyển biến tích cực khi tăng trưởng 2015 chỉ tương đương
so với 2014 và thấp hơn nhiều so với các năm trước đó.
Tăng trưởng kinh tế: là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến
bộ, mở rộng quy mô về mặt số lượng của các yếu tố của nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất định nhưng trong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ
cấu và chất lượng.
Tăng trưởng kinh tế thực chất là sự lớn mạnh của nền kinh tế chỉ đơn
thuần về mặt số lượng. Đây là sự biến đổi có ý nghĩa tích cực, mặc dù
nó cũng giúp cho xã hội có thêm các điều kiện vật chất cụ thể để đáp
ứng các nhu cầu đặt ra của công dân, của xã hội.
Muốn tăng trưởng kinh tế thì dựa vào sự đóng góp của yếu tố số lượng
vốn đầu tư, tiết kiệm, lao động, công nghệ...
Vốn đầu tư và tiết kiệm: tỉ lệ tiết kiệm càng cao càng thúc đẩy kinh
tế phát triển nhanh vì tỉ lệ tiết kiệm cao cũng đồng nghĩa với tỉ lệ đầu
tư cao. Mặt dù trong nền kinh tế mở, đầu tư từ bên ngoài có vai trò
quan trọng đối với các nền kinh tế đang phát triển, tuy nhiên tiết
kiệm nội địa cao vẫn là một động lực cơ bản cho tăng trưởng kinh tế.tỉ
lệ tiết kiemj nội địa và đầu tư cao là một trong những đặt trưng cơ
bản của sự thần kỳ Đông Á. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp
hóa tiết kiệm đang được khuyến khích tăng cường để có thể tài trợ nhu
cầu vốn khá lớn cho đầu tư phát triển.
Lao động: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức
và đội ngũ lao động là yếu tố quan trong nhất của tăng trưởng kinh tế.
Hầu hết các yếu tố như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể
mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều
tương tự. Các yếu tố như máy móc, thiết bị nguyên vật liệu hay công
nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy hiệu quả tối đa bởi đội ngũ lao động
có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt.
Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng
không phải là sự sao chép đơn giản, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm
lao động và tư bản ngược lại nó là quá trình không ngừng thay đổi
công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao
động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn nghĩa là quá trình sản
xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và
ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu
mới.. Có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của
sản xuất. Tuy nhiên thay đổi công nghê không chỉ là việc tìm tòi, nghiên
cứu, công nghê có phát triển và ứng dụng một cách nhanh chóng được là
nhờ “phần thưởng cho sự đổi mới” sự duy trì cơ chế cho phép những
sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng.

You might also like