Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 149

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐIỆN-ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI ĐIỆN KHU VỰC

BÙI ĐỨC NAM


nam.bd181226@sis.hust.edu.vn
Ngành Kỹ thuật điện
Chuyên ngành Hệ thống điện

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Năng Văn


Chữ ký của GVHD
Chuyên ngành: Hệ thống điện
Khoa: Điện

Hà Nội, 2023
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐIỆN ‒ ĐIỆN TỬ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA ĐIỆN

NHIỆM VỤ
THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: BÙI ĐỨC NAM


Lớp: Kỹ thuật điện Khóa: 63
1. Đầu đề thiết kế
1) Thiết kế lưới điện cao áp có 2 nguồn cung cấp và 10 phụ tải.
2) Khảo sát ổn định động của hệ thống điện thiết kế.

2. Các số liệu ban đầu


1) Dữ liệu nguồn điện
a. Nguồn điện 1: Nhà máy nhiệt điện I (Nhà máy cân bằng công suất)
+ Số tổ máy và công suất định mức của một tổ máy: 5×60 MW
+ Hệ số công suất định mức: 0,8
+ Điện áp định mức: 10,5 kV
+ Điện áp vận hành: cần xác định
b. Nguồn điện 2: Nhà máy nhiệt điện II
+ Số tổ máy và công suất định mức của một tổ máy: 3×100 MW
+ Hệ số công suất định mức: 0,85
+ Điện áp định mức: 10,5 kV
+ Điện áp vận hành: cần xác định
2) Dữ liệu phụ tải điện: xem phụ lục

3) Các dữ liệu khác


+ Giá 1 kWh điện năng tổn thất: 1500 đồng
+ Bảng giá đường dây và trạm biến áp: xem phụ lục
+ Hệ số đồng thời m = 1
2
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán


PHẦN I
1) Phân tích hệ thống điện cần thiết kế. Cân bằng công suất tác dụng và công suất
phản kháng. Xác định sơ bộ các chế độ vận hành của các nguồn điện.
2) Thành lập và tính toán kỹ thuật các phương án lưới điện.
3) So sánh kinh tế các phương án, chọn phương án thiết kế.
4) Lựa chọn thiết bị chính cho các trạm biến áp, lựa chọn sơ đồ phân phối điện cho
trạm và hệ thống điện.
5) Tính toán các chế độ làm việc điển hình của lưới điện sử dụng phần mềm mô
phỏng. Tính toán chính xác cân bằng công suất phản kháng và bù kỹ thuật.
6) Tính toán điều chỉnh điện áp.
7) Tính các chỉ tiêu kinh tế ‒ kỹ thuật tổng hợp của mạng điện.

PHẦN II
Xác định thời gian cắt tới hạn để hệ thống ổn định góc khi có ngắn mạch ba pha
tại đầu đường dây liên lạc phía nhà máy điện II.

4. Các bản vẽ và đồ thị: 5 ÷ 6 bản vẽ Ao


1) Các phương án nối dây
2) Sơ đồ nối điện chính của hệ thống điện
3) Sơ đồ thay thế của mạng điện
4) Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp của mạng điện
5) Phần chuyên đề.
5. Cán bộ hướng dẫn: ThS. Phạm Năng Văn
6. Ngày giao nhiệm vụ thiết kế: Ngày 10 tháng 3 năm 2023
7. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: Ngày 10 tháng 7 năm 2023

Cán bộ hướng dẫn


(Ký tên và ghi rõ
họ tên)

ThS. Phạm Năng Văn

3
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Phụ lục
PL1 – Dữ liệu phụ tải điện

Phụ tải
Các số liệu
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Điện áp định mức


35 35 22 35 22 35 35 22 22 22 22 35 22
của lưới hạ áp (kV)

Công suất cực đại (MW) 35 25 30 32 38 35 32 30 30 32 35 35 20

Độ tin cậy yêu cầu I I I I I I I I I I

Công suất cực tiểu (MW) Bằng 50% công suất cực đại

Hệ số công suất 0,9

Thời gian sử dụng công


5200
suất cực đại (giờ)

Yêu cầu điều chỉnh điện áp δUmax = 5%; δUmin = 0%; δUsc = 5%
Ghi chú: δUmax, δUmin, δUsc – tương ứng là độ lệch điện áp so với điện áp định mức trong
chế độ phụ tải cực đại, chế độ phụ tải cực tiểu và chế độ sau sự cố một phần tử.
PL2 – Bản đồ vị trí nguồn và phụ tải

4
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

LỜI NÓI ĐẦU

Điện năng là dạng năng lượng được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các lĩnh
vực hoạt động kinh tế và đời sống của con người. Nhu cầu sử dụng điện ngày càng
cao, chính vì vậy chúng ta cần xây dựng thêm các hệ thống điện nhằm đảm bảo cung
cấp điện cho các hộ tiêu thụ. Hệ thống điện bao gồm các nhà máy điện, các mạng điện
và các hộ tiêu thụ điện được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện quá
trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng. Mạng điện là một tập hợp
gồm có các trạm biến áp, trạm đóng cắt, các đường dây trên không và các đường dây
cáp. Mạng điện được dùng để truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy điện
đến các hộ tiêu thụ.
Để đáp ứng được nhu cầu cung cấp điện ngày càng nhiều và không ngừng của
đất nước của điện năng thì công tác quy hoạch và thiết kế mạng lưới điện đang là vấn
đề cần quan tâm của ngành điện nói riêng và cả nước nói chung.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, em được giao cho thực hiện đề tài tốt nghiệp
“Thiết kế và khảo sát ổn định động cho lưới điện khu vực”. Bản đồ án này bao gồm
hai phần: Phần thứ nhất có nhiệm vụ thiết kế mạng điện khu vực gồm hai nhà máy
nhiệt điện và 10 phụ tải. Phần thứ hai có nhiệm vụ tính toán ổn định động cho lưới
điện đã thiết kế.
Với cương vị là sinh viên chuyên ngành hệ thống điện được giao nhiệm vụ tìm
hiểu về lưới điện khu vực trong đồ án tốt nghiệp với mục đích nghiên cứu, tính toán
để lựa chọn ra phương án thiết kế hệ thống điện phù hợp và tối ưu nhất đảm bảo cả
điều kiện về mức độ an toàn của lưới cũng như tính đến bài toán về kinh tế. Hơn
hết sinh viên như em được học hỏi thêm nhiều kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng trình
bày bố cục làm báo cáo và nâng cao khả năng áp dụng kiến thức chuyên ngành vào
thực tế.
Trong thời gian làm đồ án vừa qua, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, cùng
với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo Phạm Năng Văn, em đã hoàn thành
bản đồ án tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên đồ án còn
nhiều khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự nhận xét góp ý của các thầy cô để bản
thiết kế của em thêm hoàn thiện và giúp em rút ra được những kinh nghiệm cho bản
thân.
Em xin được chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên
Bùi Đức Nam

5
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................ 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................... 13

PHẦN 1: THIẾT KẾ LƯỚI ĐIỆN KHU VỰC ............................................ 14

CHƯƠNG 1: CÂN BẰNG CÔNG SUẤT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN


....................................................................................................................................... 14

1.1 Phân tích nguồn và phụ tải ..................................................................................14


1.1.1 Sơ đồ địa lý ...................................................................................................14
1.1.2 Nguồn điện ...................................................................................................14
1.1.3 Phụ tải ...........................................................................................................15
1.2 Cân bằng công suất trong hệ thống điện .............................................................16
1.2.1 Cân bằng công suất tác dụng ........................................................................16
1.2.2 Cân bằng công suất phản kháng ...................................................................17
1.3 Xác định sơ bộ các chế độ làm việc của nguồn điện ...........................................19
1.3.1 Chế độ phụ tải cực đại ..................................................................................19
1.3.2 Chế độ phụ tải cực tiểu .................................................................................19
1.3.3 Chế độ sự cố .................................................................................................20
1.4 Kết luận................................................................................................................21

CHƯƠNG 2: VẠCH PHƯƠNG ÁN VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN HỢP


LÝ VỀ MẶT KINH TẾ - KỸ THUẬT ............................................................ 22
2.1 Phương pháp tính toán và các lựa chọn chung cho mạng điện ...........................22
2.1.1 Nguyên tắc chung thành lập các phương án .................................................22
2.1.3 Chọn kết cấu đường dây và tiết diện dây dẫn ..............................................26
2.1.4 Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật .......................................................................27
2.2 Phương án 1 .........................................................................................................28
2.2.1 Phân bố công suất .........................................................................................28
2.2.2 Chọn điện áp định mức.................................................................................30

6
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

2.2.3 Chọn tiết diện dây dẫn ..................................................................................31


2.2.4 Kiểm tra điều kiện phát nóng và tổn thất vầng quang ..................................32
2.2.5 Tính các thông số của đường dây .................................................................33
2.2.6 Tính tổn thất điện áp .....................................................................................34
2.3 Phương án 2 .........................................................................................................37
2.3.1 Phân bố công suất .........................................................................................37
2.3.2 Chọn điện áp định mức.................................................................................40
2.3.3 Chọn tiết diện dây dẫn ..................................................................................40
2.2.4 Kiểm tra điều kiện phát nóng và tổn thất vầng quang ..................................41
2.3.6 Tính tổn thất điện áp .....................................................................................43
2.4 Phương án 3 .........................................................................................................47
2.4.1 Phân bố công suất .........................................................................................47
2.2.2 Chọn điện áp định mức.................................................................................50
2.2.3 Chọn tiết diện dây dẫn ..................................................................................50
2.2.4 Kiểm tra điều kiện phát nóng và tổn thất vầng quang ..................................51
2.2.5 Tính các thông số của đường dây .................................................................54
2.2.6 Tính tổn thất điện áp .....................................................................................54
2.5 Phương án 4 .........................................................................................................59
2.5.1 Phân bố công suất .........................................................................................59
2.5.2 Chọn điện áp định mức.................................................................................62
2.5.3 Chọn tiết diện dây dẫn ..................................................................................62
2.5.4 Kiểm tra điều kiện phát nóng và tổn thất vầng quang ..................................63
2.5.5 Tính các thông số của đường dây .................................................................66
2.5.6 Tính tổn thất điện áp .....................................................................................66
2.6 Phương án 5 .........................................................................................................71
2.6.1 Phân bố công suất .........................................................................................71
2.6.2 Chọn điện áp định mức.................................................................................73
2.6.3 Chọn tiết diện dây dẫn ..................................................................................74
2.6.4 Kiểm tra điều kiện phát nóng và tổn thất vầng quang ..................................75
2.6.5 Tính các thông số của đường dây .................................................................77
2.6.6 Tính tổn thất điện áp .....................................................................................77

7
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

CHƯƠNG 3: SO SÁNH KINH TẾ CÁC PHƯƠNG ÁN .......................... 82


3.1 Phương pháp tính chỉ tiêu kinh tế ........................................................................82
3.2 Phương án 1 .........................................................................................................84
3.2.1 Tính tổn thất công suất trên các nhánh đường dây .......................................84
3.2.3 Tính vốn đầu tư xây dựng mạng điện ...........................................................85
3.3 Phương án 2 .........................................................................................................85
3.4 Phương án 3 .........................................................................................................86
3.5 Phương án 4 .........................................................................................................87
3.6 Phương án 5 .........................................................................................................88
3.7 Tổng kết và lựa chọn phương án .........................................................................89

CHƯƠNG 4 CHỌN MÁY BIẾN ÁP VÀ SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH


CHO LƯỚI ĐIỆN THIẾT KẾ ........................................................................... 90
4.1 Chọn máy biến áp ................................................................................................90
4.1.1 Chọn máy biến áp tăng áp cho nhà máy nhiệt điện ......................................90
4.1.2 Chọn số lượng và công suất của các máy biến áp hạ áp ..............................91
4.2 Sơ đồ nối điện chính cho lưới điện ......................................................................92

CHƯƠNG 5 : TÍNH TOÁN CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH VÀ CÂN


BẰNG CHÍNH XÁC CÔNG SUẤT ................................................................. 95
5.1 Cơ sở lý thuyết, mô hình toán học và các phương pháp tính chế độ xác lập ......95
5.2 Sử dụng phần mềm PSS®E tính toán chế độ xác lập của hệ thống ....................96
5.2.1 Nhập số liệu cho phần mềm .........................................................................96
5.2.2 Chế độ phụ tải cực đại ................................................................................102
5.2.3 Chế độ phụ tải cực tiểu ...............................................................................106
5.2.4 Chế độ sau sự cố .........................................................................................110

CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP ..............................114

CHƯƠNG 7: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT TỔNG HỢP


CỦA LƯỚI ĐIỆN .................................................................................................119
7.1 Vốn đầu tư cho mạng điện .................................................................................119
7.2. Tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện ..................................................119
7.3. Tổn thất điện năng trong mạng điện .................................................................120
8
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

7.4. Tính giá thành truyền tải điện năng ..................................................................120


7.4.1. Chi phí vận hành hàng năm .......................................................................120
7.4.2. Giá thành truyền tải điện năng ..................................................................121
7.4.3. Giá thành xây dựng 1 MW công suất phụ tải trong chế độ max ...............121
7.5 Tổng kết .............................................................................................................121

PHẦN 2: TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN ................122

CHƯƠNG 8: TÌM HIỂU VỀ ỔN ĐỊNH.......................................................122


8.1 Định nghĩa ổn định ............................................................................................122
8.2 Phương trình chuyển động tương đối ................................................................123

CHƯƠNG 9: XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CẮT TỚI HẠN BẰNG


PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TIÊU CHUẨN DIỆN TÍCH ....................126

9.1 Thông số các phần tử .........................................................................................126


9.2 Tính toán các thông số hệ thống ........................................................................128
9.2.1 Tính thông số máy phát điện và máy biến áp của nhà máy nhiệt điện I ...128
9.2.2 Tính thông số máy phát điện và máy biến áp của nhà máy nhiệt điện II ..129
9.2.2 Tính thông số đường dây ...........................................................................129
9.2.3 Tính thông số máy biến áp hạ áp ...............................................................130
9.2.4 Tính thông số phụ tải ..................................................................................132
9.3 Tính toán chế độ xác lập trước sự cố .................................................................134
9.3.1 Tính toán sức điện động .............................................................................134
9.3.2 Biến đổi sơ đồ .............................................................................................135
9.4 Đặc tính công suất trước khi ngắn mạch ...........................................................136
9.5 Đặc tính công suất khi ngắn mạch .....................................................................139
9.6 Đặc tính công suất sau khi ngắn mạch ..............................................................142
9.7 Tính góc cắt tới hạn và thời gian cắt tới hạn .....................................................145
9.7.1 Tính góc cắt tới hạn δcgh ...........................................................................145
9.7.2 Tính thời gian cắt tới hạn tcgh ...................................................................146

KẾT LUẬN CHUNG ...........................................................................................148

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................149

9
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1: Thông số các phụ tải ....................................................................................15


Bảng 1. 2 Bảng tổng kết phương thức vận hành của 2 nhà máy. ..................................21
Bảng 2. 1: Bảng chọn điện áp cho các nhánh đường dây phương án 1 ........................31
Bảng 2. 2 Chọn dây dẫn cho mạng điện theo phương án 1 ...........................................31
Bảng 2. 3 Kiểm tra điều kiện phát nóng của đường dây kép phương án 1 ...................33
Bảng 2. 4 Kiểm tra điều kiện phát nóng của đường dây liên lạc phương án 1 .............33
Bảng 2. 5 Thông số đường dây của các mạch đường dây trong phương án 1 ..............34
Bảng 2. 6 Tổn thất điện áp trên các đường dây khi bình thường của phương án 1 ......35
Bảng 2. 7 Tổn thất điện áp khi sự cố đường dây của phương án 1 ...............................36
Bảng 2. 8 Tổn thất điện áp đường dây liên lạc khi sự cố một tổ máy của phương án 1
.......................................................................................................................................37
Bảng 2. 9 Sơ đồ nối dây phương án 2 ...........................................................................37
Bảng 2. 10 Bảng chọn điện áp cho các nhánh đường dây phương án 2........................40
Bảng 2. 11 Chọn dây dẫn cho mạng điện theo phương án 2 .........................................41
Bảng 2. 12: Kiểm tra điều kiện phát nóng sự cố ngừng một mạch phương án 2 ..........42
Bảng 2. 13 Kiểm tra điều kiện phát nóng của đường dây liên lạc phương án 2 ...........42
Bảng 2. 14 Thông số đường dây của các mạch đường dây trong phương án 2 ............43
Bảng 2. 15 Tổn thất điện áp trên các đường dây khi bình thường theo phương án 2 ...45
Bảng 2. 16 Tổn thất điện áp trường hợp sự cố đường dây phương án 2 .......................46
Bảng 2. 17 Tổn thất điện áp đường dây liên thông khi sự cố 1 tổ máy phương án 2 ...46
Bảng 2. 18: Bảng chọn điện áp cho các nhánh đường dây phương án 3 ......................50
Bảng 2. 19 Chọn dây dẫn cho mạng điện theo phương án 3 .........................................51
Bảng 2. 20 Kiểm tra điều kiện phát nóng của đường dây kép phương án 3 .................53
Bảng 2. 21 Kiểm tra điều kiện phát nóng của đường dây mạch vòng phương án 3 .....53
Bảng 2. 22 Kiểm tra điều kiện phát nóng của đường dây liên lạc phương án 3 ...........53
Bảng 2. 23 Thông số đường dây của các mạch đường dây trong phương án 3 ............54
Bảng 2. 24 Tổn thất điện áp trên các đường dây khi bình thường của phương án 3 ....56
Bảng 2. 25 Tổn thất điện áp khi sự cố đường dây của phương án 3 .............................57
Bảng 2. 26 Tổn thất điện áp khi sự cố trên đường dây mạch vòng của phương án 3 ...57
Bảng 2. 27 Tổn thất điện áp đường dây liên lạc sự cố một tổ máy của phương án 3 ...58
Bảng 2. 28 Bảng chọn điện áp cho các nhánh đường dây phương án 4........................62
Bảng 2. 29 Chọn dây dẫn cho mạng điện theo phương án 4 .........................................63
Bảng 2. 30: Kiểm tra điều kiện phát nóng sự cố ngừng một mạch phương án 4 ..........65
Bảng 2. 31 Kiểm tra điều kiện phát nóng của đường dây mạch vòng phương án 4 .....65
Bảng 2. 32 Kiểm tra điều kiện phát nóng ngừng một tổ máy phương án 4 ..................65
Bảng 2. 33 Thông số đường dây của các mạch đường dây trong phương án 4 ............66
Bảng 2. 34 Tổn thất điện áp trên các đường dây khi bình thường theo phương án 4 ...68
Bảng 2. 35 Tổn thất điện áp trường hợp sự cố đường dây phương án 4 .......................69
Bảng 2. 36 Tổn thất điện áp khi sự cố trên đường dây mạch vòng của phương án 3 ...69
Bảng 2. 37 Tổn thất điện áp đường dây liên thông khi sự cố 1 tổ máy phương án 2 ...70

10
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Bảng 2. 38 Bảng chọn điện áp cho các nhánh đường dây phương án 5........................74
Bảng 2. 39 Chọn dây dẫn cho mạng điện theo phương án 5 .........................................75
Bảng 2. 40: Kiểm tra điều kiện phát nóng sự cố ngừng một mạch phương án 5 ..........76
Bảng 2. 41 Kiểm tra điều kiện phát nóng của đường dây liên lạc phương án 5 ...........76
Bảng 2. 42 Thông số đường dây của các mạch đường dây trong phương án 5 ............77
Bảng 2. 43 Tổn thất điện áp trên các đường dây khi bình thường theo phương án 5 ...79
Bảng 2. 44 Tổn thất điện áp trường hợp sự cố đường dây phương án 5 .......................80
Bảng 2. 45 Tổn thất điện áp đường dây liên thông khi sự cố 1 tổ máy phương án 5 ...80
Bảng 3. 1 Giá thành 1km đường dây trên không mạch kép điện áp 110kV .................83
Bảng 3. 2 Tính toán tổn thất và vốn đầu tư xây dựng đường dây phương án 1 ............84
Bảng 3. 3 Tính toán tổn thất và vốn đầu tư xây dựng đường dây phương án 2 ............85
Bảng 3. 4 Tính toán tổn thất và vốn đầu tư xây dựng đường dây phương án 3 ............86
Bảng 3. 5 Tính toán tổn thất và vốn đầu tư xây dựng đường dây phương án 4 ............87
Bảng 3. 6 Tính toán tổn thất và vốn đầu tư xây dựng đường dây phương án 5 ............88
Bảng 3. 7 Tổng kết các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật các phương án ................................89
Bảng 4. 1: Thông số kỹ thuật máy biến áp tăng áp nhà máy điện .................................91
Bảng 4. 2 Thông số máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây cho các trạm hạ áp........................92
Bảng 4. 3 Thông số máy biến áp 3 pha 3 cuộn dây cho các trạm hạ áp........................92
Bảng 5. 1 Thông số phụ tải cực đại .............................................................................102
Bảng 5. 2 Thông số đường dây....................................................................................102
Bảng 5. 3 Thông số máy biến áp 2 cuộn dây ..............................................................103
Bảng 5. 4 Thông số máy biến áp 3 cuộn dây ..............................................................103
Bảng 5. 5 Thông số nhà máy điện trong chế độ phụ tải cực đại .................................103
Bảng 5. 6 Kết quả mô phỏng hệ thống trong chế độ phụ tải cực đại ..........................105
Bảng 5. 7 Tính toán vận hành kinh tế máy biến áp 2 cuộn dây ..................................106
Bảng 5. 8 Thông số phụ tải cực tiểu ............................................................................107
Bảng 5. 9 Thông số nhà máy điện trong chế độ phụ tải cực .......................................107
Bảng 5. 10 Kết quả mô phỏng hệ thống trong chế độ phụ tải cực tiểu .......................109
Bảng 5. 11 Kết quả mô phỏng hệ thống trong chế độ sau sự cố .................................113
Bảng 6. 1 Bảng quy đổi điện áp trong các chế độ của các trạm biến áp 2 cuộn dây ..114
Bảng 6. 2 Bảng quy đổi điện áp trong các chế độ của các trạm biến áp 3 cuộn dây ..115
Bảng 6. 3 Bảng điều chỉnh các nút phân áp của máy biến áp phía cao áp ..................115
Bảng 6. 4 Bảng điều chỉnh các nút phân áp của máy biến áp phía trung áp ...............115
Bảng 6. 5 Lựa chọn nút phân áp cho trạm biến áp 2 cuộn dây trong các chế độ ........117
Bảng 6. 6 Lựa chọn nút phân áp cho trạm biến áp 2 cuộn dây trong các chế độ ........118
Bảng 7. 1 Các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống thiết kế .................................................121
Bảng 9. 1 Thông số máy phát ......................................................................................126
Bảng 9. 2 Thông số đường dây....................................................................................126
Bảng 9. 3 Thông số kỹ thuật máy biến áp tăng áp ......................................................127
Bảng 9. 4 Thông số kỹ thuật máy biến áp hạ áp 3 pha 2 cuộn dây .............................127
Bảng 9. 5 Thông số kỹ thuật máy biến áp hạ áp 3 pha 3 cuộn dây .............................127
Bảng 9. 6 Thông số phụ tải ..........................................................................................128
Bảng 9. 7 Thông số đường dây quy đổi về hệ đơn vị tương đối .................................129

11
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Bảng 9. 8 Giá trị điện trở và điện kháng quy đổi của máy biến áp 2 cuộn dây ..........131
Bảng 9. 9 Giá trị điện trở và điện kháng quy đổi của máy biến áp 3 cuộn dây ..........131
Bảng 9. 10 Thông số của phụ tải trong hệ đơn vị tương đối .......................................132

12
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2. 1 Sơ đồ nối dây phương án 1 ............................................................................23


Hình 2. 2 Sơ đồ nối dây phương án 2 ............................................................................24
Hình 2. 3 Sơ đồ nối dây phương án 3 ............................................................................24
Hình 2. 4 Sơ đồ nối dây phương án 4 ............................................................................25
Hình 2. 5 Sơ đồ nối dây phương án 5 ............................................................................25
Hình 2. 6 Sơ đồ nối dây phương án 1 ............................................................................28
Hình 2. 7 Sơ đồ nối dây phương án 3 ............................................................................47
Hình 2. 8 Sơ đồ nối dây phương án 4 ............................................................................59
Hình 2. 9 Sơ đồ nối dây phương án 5 ............................................................................71
Hình 4. 2 Sơ đồ nối điện trong nhà máy điện ................................................................93
Hình 4. 1 Sơ đồ nối điện TBA hạ áp và trung áp ..........................................................93
Hình 4. 3 Sơ đồ nối điện chính toàn hệ thống ...............................................................94
Hình 5. 1 Thông số nhập nút Cân bằng .........................................................................96
Hình 5. 2 Thông số nhập nút PV ...................................................................................97
Hình 5. 3 Thông số nhập nút PQ ...................................................................................97
Hình 5. 4 Thông số nhập nhà máy NĐI.........................................................................98
Hình 5. 5 Nhập thông số cho nhà máy NĐII .................................................................99
Hình 5. 6 Nhập thông số cho máy biến áp 3 cuộn dây ................................................100
Hình 5. 7 Nhập thông số máy biến áp 2 cuộn dây.......................................................100
Hình 5. 8 Nhập thông số cho đường dây .....................................................................101
Hình 5. 9 Nhập thông số cho phụ tải ...........................................................................101
Hình 5. 10 Sơ đồ mô phỏng chế độ phụ tải cực đại ....................................................104
Hình 5. 11 Sơ đồ mô phỏng chế độ phụ tải cực tiểu ...................................................108
Hình 5. 12 Sự cố ngừng mạch đường dây II-8 ............................................................111
Hình 5. 13 Sự cố ngừng mạch đường dây liên lạc II-6 ...............................................112
Hình 8. 1 Góc tương đối roto ......................................................................................124
Hình 8. 2 Sơ đồ thay thế ..............................................................................................125
Hình 8. 3 Sơ đồ hệ thống điện gồm 2 nhà máy làm việc song song ...........................125
Hình 9. 1 Sơ đồ thay thế toàn hệ thống .......................................................................133
Hình 9. 2 Biến đổi đẳng trị sơ đồ trước ngắn mạch ....................................................137
Hình 9. 3 Biến đổi đẳng trị sơ đồ khi ngắn mạch ........................................................140
Hình 9. 4 Biến đổi đẳng trị sơ đồ sau khi ngắn mạch .................................................143
Hình 9. 5 Đồ thị tiêu chuẩn diện tích...........................................................................146

13
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

PHẦN 1: THIẾT KẾ LƯỚI ĐIỆN KHU VỰC


CHƯƠNG 1: CÂN BẰNG CÔNG SUẤT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

Mục tiêu của chương: Phân tích nguồn và phụ tải dựa trên các yếu tố như: vị trí địa
lý, địa hình, đặc tính phụ tải, cân bằng công suất giữa nguồn và phụ tải để từ đó đưa ra
các phương án hợp lý nhất.
1.1 Phân tích nguồn và phụ tải
1.1.1 Sơ đồ địa lý

1.1.2 Nguồn điện


‒ Hệ thống điện được cung cấp từ 2 nhà máy nhiệt điện với các thông số sau:
+ Nhà máy nhiệt điện 1 có:
• Công suất định mức: Pđm = 60 MW
• Công suất thiết kế: 5.60MW = 300 MW
• Hệ số: cosφđm = 0,8
• Điện áp định mức phát: Uđm = 10,5 kV
+ Nhà máy nhiệt điện 2 có:
• Công suất định mức: Pđm = 100 MW
• Công suất thiết kế: 3.100MW = 300 MW
• Hệ số: cosφđm = 0,85
• Điện áp định mức phát: Uđm = 10,5 kV

14
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

‒ Nhiên liệu của nhiệt điện có thể là than đá, dầu và khí đốt. Hiệu suất của các nhà
máy nhiệt điện tương đối thấp ( khoảng 30 ÷ 40%). Đồng thời công suất tự dùng
của nhiệt điện thường chiếm khoảng 6 đến 15% tùy theo loại nhà máy nhiệt điện.
‒ Đối với nhà máy nhiệt điện, các máy phát làm việc ổn định khi phụ tải P ≥
70%Pđm ; khi phụ tải P < 30%Pđm các máy phát ngừng làm việc. Công suất phát
kinh tế của các nhà máy nhiệt điện thường bằng (70 ÷ 90%)Pđm .
‒ Vì vậy cần có sự liên hệ giữa 2 nhà máy điện để có thể trao đổi công suất giữa 2
nguồn cung cấp khi cần thiết, đảm bảo cho hệ thống thiết kế làm việc bình thường
trong các chế độ vận hành.
1.1.3 Phụ tải
Trong hệ thống điện thiết kế có 10 phụ tải được cấp bởi 2 nguồn có tổng công suất
600 MW. Tất cả các hộ phụ tải đều là phụ tải loại I và có hệ số cosφ = 0,9. Phụ tải loại
I là những phụ tải quan trọng có yêu cầu cung cấp điện liên tục. Nếu xảy ra hiện tượng
mất điện sẽ gây hậu quả và thiệt hại nghiêm trọng về an ninh, chính trị. Các hộ phụ tải
loại I cần phải được cung cấp bằng đường dây mạch kép để đảm bảo cung cấp điện
liên tục cũng như đảm bảo chất lượng điện năng ở mọi chế độ vận hành.
Từ thông số phụ tải và hệ số công suất ta xác định được công suất phản kháng và
công suất biểu kiến theo công thức: P và Q = P. tan 
S=
cos 
Từ thông số phụ tải cực đại và giả thuyết phụ tải cực tiểu bằng 50% phụ tải cực đại
ta tính được phụ tải cực tiểu
Kết tính toán thông số phụ tải được tổng kết trong bảng sau:
Bảng 1. 1: Thông số các phụ tải
Phụ tải Smax = P + jQ Smax Smin = P + jQ Smin Mức đảm bảo
(MVA) (MVA) (MVA) (MVA) cung cấp điện
1 35+16,8j 38,82 17,5+8,4j 19,41 1
2 25+12j 27,73 12,5+6j 13,87 1
3 30+14,4j 33,28 15+7,2j 16,64 1
4 70+33,6j 77,65 35+16,8j 38,82 1
5 35+16,8j 38,82 17,5+8,4j 19,41 1
6 62+29,76j 68,77 31+14,88j 34,39 1
7 30+14,4j 33,28 15+7,2j 16,64 1
8 32+15,36j 35,50 16+7,68j 17,75 1
9 35+16,8j 38,82 17,5+8,4j 19,41 1
10 55+26,4j 61,01 27,5+13,2j 30,5 1
Tổng 409+196,32j 453,68 204,5+98,16j

15
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Nhận xét: Từ sơ đồ địa lý, ta nhận thấy khoảng cách giữa 2 nhà máy và khoảng cách
từ nguồn tới phụ tải là khá lớn, do vậy ta phải sử dụng đường dây trên không để tải
điện, sử dụng dây nhôm lõi dây truyền tải điện để đảm bảo khả năng dẫn điện, độ bền
cơ cũng như khả năng kinh tế cao, sử dụng thống nhất cột sắt và sử dụng chuỗi sứ cho
toàn tuyến đường dây
1.2 Cân bằng công suất trong hệ thống điện
1.2.1 Cân bằng công suất tác dụng
Đặc điểm rất quan trọng của các hệ thống điện là truyền tải tức thời điện năng
từ các nguồn đến hộ tiêu thụ và không thể tích trữ điện năng thành số lượng nhận thấy
được. Tính chất này xác định sự đồng bộ của quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng.
Tại mỗi thời điểm trong chế độ xác lập của hệ thống, các nhà máy của hệ thống
điện cần phải phát công suất bằng với công suất của các hộ tiêu thụ, kể cả tổn thất
công suất trong các mạng điện, nghĩa là cần phải thực hiện đúng sự cân bằng giữa
công suất phát và công suất tiêu thụ.
Ngoài ra, để đảm bảo cho hệ thống vận hành bình thường cần phải có dự trữ
nhất định của công suất tác dụng trong hệ thống. Dự trữ trong hệ thống điện là một vấn
đề quan trọng, liên quan đến vận hành cũng như sự phát triển của hệ thống.
Vì vậy, phương trình cân bằng công suất tác dụng trong chế độ phụ tải cực đại
đối với hệ thống điện thiết kế có dạng:

∑ PF ≥ ∑ Pyc = m. ∑ PPTmax + ∑ ∆P + ∑ Ptd + Pdt

Trong đó:
• ∑PF : Tổng công suất tác dụng định mức của hai nhà máy
• ∑Pyc : Tổng công suất tác dụng yêu cầu
• m: Hệ số đồng thời xuất hiện các phụ tải trong chế độ cực đại ( m = 1).
• ∑PPTmax : Tổng công suất của các phụ tải trong chế độ cực đại.
• ∑∆P: Tổng tổn thất trong mạng điện, khi tính sơ bộ có thể lấy:
∑∆P = 5%(m. ∑PPTmax )
• ∑Ptd : Tổng công suất tự dùng trong nhà máy điện, có thể lấy bằng 10% tổng
công suất đặt trong nhà máy
• Pdt : Công suất dự trữ trong hệ thống.
‒ Tổng công suất tác dụng định mức của hai nhà máy:

∑ PF = ∑ PND1 + ∑ PND2 = 300 + 300 = 600 MW

16
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

‒ Tổng công suất tác dụng của các phụ tải khi cực đại được xác định từ bảng 1.1
bằng :

∑ PPTmax = 409 MW

‒ Tổng tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện có giá trị:

∑ ∆P = 5%. m. ∑ PPTmax = 5%. 409 = 20,45 MW

‒ Công suất tác dụng tự dùng trong nhà máy điện bằng:

∑ Ptd = 10%. ∑ PF = 10%. 600 = 60 MW

‒ Tổng công suất tác dụng dự trữ:

∑ Pdt = ∑ PF − m. ∑ PPTmax − ∑ ∆P − ∑ Ptd = 600 − 409 − 20,45 − 60


= 110,55 MW
‒ Ta thấy rằng:
110,55
∑ Pdt = . 100% = 27,3% ∑ PPTmax
409
Và lớn hơn công suất của một tổ máy. Vậy lưới điện thiết kế có khả năng dự trữ
công suất tác dụng.
1.2.2 Cân bằng công suất phản kháng
Sản xuất và tiêu thụ điện năng bằng dòng điện xoay chiều đòi hỏi sự cân bằng
giữa điện năng sản xuất ra và điện năng tiêu thụ tại mỗi thời điểm. Sự cân bằng đòi hỏi
không những chỉ đối với công suất tác dụng, mà cả đối với công suất phản kháng.
Sự cân bằng công suất phản kháng có quan hệ với điện áp. Phá hoại sự cân
bằng công suất phản kháng sẽ dẫn đến thay đổi điện áp trong mạng điện. Nếu công
suất phản kháng phát ra lớn hơn công suất phản kháng tiêu thụ thì điện áp trong mạng
điện sẽ tăng, ngược lại nếu thiếu công suất phản kháng tiêu thụ thì điện áp trong mạng
điện sẽ giảm. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng cần thiết của điện áp ở các hộ tiêu thụ
trong mạng điện và trong hệ thống cần tiến hành cân bằng sơ bộ công suất phản kháng.
Phương trình cân bằng công suất phản kháng trong mạng điện thiết kế có dạng:

∑ Q F ≥ ∑ Q yc = m. ∑ Q PTmax + ∑ ∆Q BA + ∑ ∆Q L − ∑ ∆Q C + ∑ Q td + Q dt

Trong đó:
• ∑Q PTmax : Tổng công suất phản kháng cực đại của các phụ tải
• m: hệ số đồng thời xuất hiện các phụ tải cực đại, chọn m = 1.
• ∑Q F : Tổng công suất phản kháng do nhà máy nhiệt điện 1; 2 phát ra.
17
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

• ∑∆Q L : Tổng tổn thất công suất phản kháng trên các đường dây.
• ∑Q C : Tổng công suất phản kháng sinh ra bởi đường dây. Tính toán sơ bộ ta lấy:
∑∆Q L = ∑Q C
• ∑∆Q BA : Tổng tổn thất công suất phản kháng trong máy biến áp, tính toán sơ bộ
ta lấy giá trị:
∑∆Q BA = 15%. ∑∆Q PTmax
• ∑Q td : Công suất phản kháng tự dùng trong nhà máy điện (cosφtd = 0,75 ÷
0,8) lấy:
cosφtd = 0,75, tanφtd = 0,88
• Q dt : Công suất phản kháng dự trữ trong mạng. Q dt = 0
‒ Tổng công suất phản kháng định mức của hai nhà máy:

∑ Q F = ∑ PND1 . tanφ1 + ∑ PND2 . tanφ2 = 300.0,75 + 300.0,62 = 411 MVAr

‒ Tổng công suất phản kháng của các phụ tải khi cực đại được xác định từ bảng 1.1
bằng :

∑ Q PTmax = 196,62 MVAr

‒ Tổng tổn thất công suất phản kháng trong máy biến áp có giá trị:

∑ ∆QBA = 15%. ∑ ∆QPTmax = 15%. 196,62 = 29,49 MVAr

‒ Công suất phản kháng tự dùng trong nhà máy điện bằng:

∑ Q td = tanφtd . ∑ Ptd = 0,88.60 = 52,8 MVAr

‒ Tổng công suất phản kháng yêu cầu trong mạng điện có giá trị:

∑ Q yc = m. ∑ Q PTmax + ∑ ∆Q BA + ∑ ∆Q L − ∑ ∆Q C + ∑ Q td + Q dt

= 196,62 + 29,49 + 52,8 = 278,91 MVAr < ∑ Q F = 411 MVAr

Do vậy 2 nhà máy có đủ khả năng cung cấp công suất phản kháng cho phụ tải
nên không cần bù sơ bộ cho các phụ tải.

18
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

1.3 Xác định sơ bộ các chế độ làm việc của nguồn điện
1.3.1 Chế độ phụ tải cực đại
− Ta có công suất yêu cầu của phụ tải (chưa tính đến công suất tự dùng)

∑ Pycmax = m. ∑ PPTmax + ∑ ∆P = 409 + 20,45 = 429,45 MW

‒ Lượng công suất yêu cầu của phụ tải trong chế độ phụ tải cực đại chiếm:
429,45
. 100% = 71,58% ∑ PF
600
− Giả sử nhà máy 2 phát lên lưới 80% công suất, ta có:
+ Công suất nhà máy 2 phát lên lưới là:
Pvh2 = PF2 − Ptd2 = 85%Pđm2 − 10%. (85%Pđm2 )
= 0,85.300 − 0,1.300.0,85 = 229,5 MW
+ Công suất nhà máy 1 phát lên lưới là:

Pvh1 = ∑ Pycmax − Pvh2 = 429,45 − 229,5 = 199,95 MW

+ Công suất nhà máy 1 đảm nhận phát ra:


PF1 = Pvh1 + Ptd1 = Pvh1 + 0.1PF1
0,9PF1 = 199,95 MW nên PF1 = 222,17 MW

+ Lượng công suất phát của nhà máy 1 chiếm:


222,17
. 100% = 74,06%Pđm1
300
Nhận xét: Cả hai nhà máy đều đạt giới hạn công suất phát kinh tế của các tổ máy nhiệt
điện từ (70 ÷ 90%)Pđm
1.3.2 Chế độ phụ tải cực tiểu
‒ Khi phụ tải cực tiểu yêu cầu công suất thấp vì vậy ta cần phân bố lại công suất cho
hai nhà máy: Nhà máy 2 chỉ phát lên lưới 2 tổ máy với công suất 200 (MW).
− Ta có công suất yêu cầu của phụ tải (chưa tính đến công suất tự dùng)

∑ Pycmin = m. ∑ PPTmin + ∑ ∆P = 204,5 + 20,45 = 224,95 MW

− Giả sử nhà máy 2 phát lên lưới 80% công suất, ta có:
+ Công suất nhà máy 2 phát lên lưới là:
Pvh2 = PF2 − Ptd2 = 80%Pđm2 − 10%. (80%Pđm2 )
= 0,8.200 − 0,1.200.0,8 = 144 MW
+ Công suất nhà máy 1 phát lên lưới là:

19
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Pvh1 = ∑ Pycmin − Pvh2 = 224,95 − 144 = 80,95 MW

+ Công suất nhà máy 1 đảm nhận phát ra:


PF1 = Pvh1 + Ptd1 = Pvh1 + 0.1PF1
0,9PF1 = 80,95 MW nên PF1 = 89,94 MW
‒ Như vậy nhà máy 1 chỉ cần phát 2 tổ máy, lượng công suất phát ra của nhà máy 1
chiếm:
89,94
. 100% = 74,95%
120
Nhận xét: Cả hai nhà máy đều đạt giới hạn công suất phát kinh tế của các tổ máy nhiệt
điện từ (70 ÷ 90%)Pđm
1.3.3 Chế độ sự cố
Ta xét trường hợp sự cố hỏng 1 tổ máy nhà máy 1 trong khi phụ tải cực đại. khi đó, 3
tổ máy còn lại của nhà máy nhiệt điện 2 sẽ vận hành với 90% công suất phát định
mức.
− Ta có công suất yêu cầu của phụ tải (chưa tính đến công suất tự dùng)

∑ Pycmax = m. ∑ PPTmax + ∑ ∆P = 409 + 20,45 = 429,45 MW

− Giả sử nhà máy 2 phát lên lưới 90% công suất, ta có:
+ Công suất nhà máy 2 phát lên lưới là:
Pvh2 = PF2 − Ptd2 = 90%Pđm2 − 10%. (90%Pđm2 )
= 0,9.300 − 0,1.0,9.300 = 243 MW
+ Công suất nhà máy 1 phát lên lưới là:

Pvh1 = ∑ Pycmax − Pvh2 = 429,45 − 243 = 186,45 MW

+ Công suất nhà máy 1 đảm nhận phát ra:


PF1 = Pvh1 + Ptd1 = Pvh1 + 0.1PF1
0,9PF1 = 186,45 MW nên PF1 = 207,17 MW

+ Lượng công suất phát của nhà máy 1 chiếm:


207,17
. 100% = 86,32%Pđm1
240
Nhận xét: Cả hai nhà máy đều đạt giới hạn công suất phát kinh tế của các tổ máy nhiệt
điện từ (70 ÷ 90%)Pđm

20
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

‒ Từ các số liệu tính toán trên, ta có bảng tổng kết phương thức vận hành của 2 nhà
máy trong các chế độ như sau:
Bảng 1. 2 Bảng tổng kết phương thức vận hành của 2 nhà máy.
Chế độ vận hành Nhà máy 1 Nhà máy 2
+ 5 tổ máy + 3 tổ máy
+ Phát 222,7 MW + Phát 255 MW
Chế độ cực đại + Chiếm 74,06% công suất + Chiếm 85% công suất đặt
đặt

+ 2 tổ máy + 2 tổ máy
+ Phát 89,94 MW + Phát 160 MW
Chế độ cực tiểu + Chiếm 74,95% công suất + Chiếm 80% công suất đặt
đặt

+ 4 tổ máy + 3 tổ máy
+ Phát 207,17 MW + Phát 270 MW
Chế độ sự cố + Chiếm 86,32% công suất + Chiếm 90% công suất đặt
đặt

1.4 Kết luận


Trong chương này ta đã đi tính toán cân bằng nguồn và phụ tải qua đó nhận thấy
rằng nhà máy có khả năng dự trữ công suất tác dụng và công suất phản kháng đảm bảo
cho hệ thống vận hành bình thường. Ngoài ra, chế độ vận hành của nhà máy nhiệt điện
khi phụ tải cực đại, cực tiểu, và xảy ra sự cố cũng được xác định. Trong chương tiếp
theo, chúng ta sẽ chọn phương án nối dây cho lưới điện.

21
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

CHƯƠNG 2: VẠCH PHƯƠNG ÁN VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN HỢP


LÝ VỀ MẶT KINH TẾ - KỸ THUẬT

Mục đích của tính toán thiết kế là nhằm tìm ra phương án phù hợp và đảm bảo
những yêu cầu quan trọng nhất như cung cấp điện kinh tế với chất lượng và độ tin cậy
cao. Muốn làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết là lựa chọn sơ đồ
cung cấp điện.
2.1 Phương pháp tính toán và các lựa chọn chung cho mạng điện
2.1.1 Nguyên tắc chung thành lập các phương án
‒ Các nguyên tắc chung để thành lập phương án đi dây:
+ Đảm bảo độ tin cậy theo yêu cầu.
+ Đảm bảo chất lượng điện năng (f,U,…)
+ Hiệu quả kinh tế cao: vốn đầu tư thấp, vận hành đơn giản, chi phí vận hành,
dưỡng hàng năm thấp
+ Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, có khả năng phát triển, mở rộng.
‒ Các chỉ tiêu để vạch phương án:
+ Vị trí đại lý nguồn và phụ tải
+ Đảm bảo độ tin cậy: đi dây đơn với các hộ loại 3 và dây kép hoặc mạch
vòng với các hộ loại 1 và 2.
‒ Trong chương này chúng ta sẽ đề xuất các phương án nối dây và tính toán chỉ tiêu
kỹ thuật cho các phương án.
Để có sự liên kết giữa các nhà máy làm việc trong hệ thống điện thì cần phải có
sự liên lạc giữa các nhà máy với nhau. Khi phân tích nguồn và phụ tải ta thấy phụ tải 4
và 6 nằm giữa 2 nhà máy nên ta sử dụng một mạch đường dây lộ kép nối 2 nhà máy
thông qua phụ tải 4 và 6.
Khi dự kiến các phương án nối dây phải dựa trên các ưu khuyết điểm của một
số sơ đồ mạng điện cũng như phạm vi sử dụng của chúng:
‒ Mạng điện hình tia:
+ Ưu điểm:
• Có khả năng sử dụng các thiết bị đơn giản, rẻ tiền và các thiết bị bảo vệ
rơle đơn giản.
• Thuận tiện khi phát triển và thiết kế cải tạo các mạng điện hiện có.
+ Nhược điểm:
• Độ tin cậy cung cấp điện thấp.
‒ Mạng điện liên thông:
+ Ưu điểm:

22
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

• Việc tổ chức thi công sẽ thuận lợi hơn vì hoạt động trên cùng 1 đường dây.
• Độ tin cậy cung cấp điện tốt hơn lưới hình tia.
+ Nhược điểm:
• Tổn thất điện áp và tổn thất điện năng lớn.
‒ Mạng điện mạch vòng
+ Ưu điểm:
• Độ tin cậy cung cấp điện cao.
+ Nhược điểm:

• Số lượng máy cắt cao áp nhiều hơn, bảo vệ rơle phức tạp hơn.

• Tổn thất điện áp lúc sự cố lớn.

‒ Từ vị trí tương quan giữa các phụ tải với nhau, giữa các phụ tải với nguồn và các
nhận xét ở trên ta vạch ra 5 phương án như sau:

Hình 2. 1 Sơ đồ nối dây phương án 1

23
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Hình 2. 2 Sơ đồ nối dây phương án 2

Hình 2. 3 Sơ đồ nối dây phương án 3


24
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Hình 2. 4 Sơ đồ nối dây phương án 4

Hình 2. 5 Sơ đồ nối dây phương án 5


25
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

2.1.2 Chọn điện áp định mức

Điện áp định mức của mạng điện ảnh hưởng chủ yếu đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật, cũng như các đặc trưng kỹ thuật của mạng điện.
Điện áp định mức của mạng điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố: công suất của phụ
tải, khoảng cách giữa các phụ tải với nhau và khoảng cách từ các phụ tải đến nguồn.
Điện áp định mức của mạng điện thiết kế được chọn đồng thời với sơ đồ cung cấp
điện. Điện áp định mức sơ bộ của mạng điện có thể xác định theo giá trị của công suất
trên mỗi đường dây trong mạng điện và theo chiều dài từ nguồn tới phụ tải.
Ta có thể tính điện áp định mức của đường dây bằng công thức kinh nghiệm sau:

Uđmi = 4,34. √Li + 16. Pđmi


Trong đó:
• Li : Khoảng cách truyền tải của đoạn đường dây thứ i; (km)
• Pđmi : Công suất truyền tải đoạn đường dây thứ i; (MW)
• Uđmi : Điện áp vận hành trên đoạn đường dây thứ i; (kV)
Công thức trên được gọi là công thức Still, được áp dụng cho các đường dây có
chiều dài đến 220 km. Tính Ui cho tất cả nhánh, nếu 70 kV < Ui < 170 kV thì chọn
Uđmi = 110 kV.
2.1.3 Chọn kết cấu đường dây và tiết diện dây dẫn
Trong bài toán quy hoạch thiết kế lưới điện, chọn dây dẫn là bài toán cơ bản nhất.
Chọn dây dẫn bao gồm chọn loại dây dẫn và chọn tiết diện dây dẫn.
Các mạng điện 110kV được thực hiện chủ yếu bằng các đường dây trên không.
Các dây dẫn được sử dụng là dây nhôm lõi thép (ACSR), đồng thời các dây dẫn
thường được đặt trên các cột bê tông ly tâm hay cột thép tùy theo địa hình đường dây
đi qua. Ở đây sử dụng đường dây trên không, dây nhôm lõi thép, đặt hai lộ trên cùng
một cột thép. Khoảng cách trung bình hình học giữa các dây dẫn trên cùng pha là
Dtb = 5m.
Dòng điện cực đại chạy trên mỗi đoạn đường dây trong chế độ phụ tải cực đại được
tính theo công thức:

Smax 2
√Pmax + Q2max
max 3
Ilv = . 10 = . 103 (A)
n. √3. Uđm n. √3. Uđm
Trong đó:
• Smax : Công suất chạy trên dây dẫn ở chế độ phụ tải cực đại (kVA).
• n: số đường dây trên một lộ.

26
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

• Uđm : điện áp định mức của mạng (U = 110 kV).


Đối với mạng điện khu vực có điện áp 110kV, tiết diện của dây dẫn được chọn
theo mật độ dòng điện kinh tế. Tiết diện kinh tế được tính theo công thức:
max
Ilv
Fkt =
Jkt
Trong đó :

+ Fkt : Tiết diện dây dẫn tính toán, mm2.


+ Ilv
max
: Dòng điện qua dây dẫn ở chế dộ cực đại , A.
+ Jkt : Mật độ dòng điện kinh tế, ứng thời gian sử dụng công suất cực đại Tmax =
5200 (h) và dây ACSR tra tài liệu ta có Jkt = 1 (A/mm2 )
2.1.4 Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật
Dựa vào tiết diện dây dẫn tính theo công thức trên tiến hành chọn tiết diện tiêu
chuẩn và kiểm tra các điều kiện về tổn thất vầng quang, độ bền cơ của đường dây và
phát nóng dây dẫn trong các chế độ làm việc bình thuờng, sự cố.
Đối với đường dây 110kV, để không xuất hiện vầng quang các dây nhôm lõi thép
cần phải có tiết diện F  70mm2.
Độ bền cơ của đường dây trên không thường được phối hợp với điều kiện về vầng
quang của dây dẫn, cho nên không cần phải kiểm tra điều kiện này.
Để đảm bảo cho đường dây vận hành bình thường trong các chế độ sự cố cần phải
có điều kiện sau:
Icb ≤ k1 . k 2 . Icp
Trong đó:
• Icb : Dòng điện chạy trên đường dây: Ở chế độ làm việc bình thường: Icb =
max max
Ilv , chế độ sự cố: Icb = Isc
• Icp : Dòng điện làm việc lâu dài cho phép của dây dẫn.
• k1 : Hệ số điều chỉnh theo nhiệt độ

√70 − θxq √70 − 35


k1 = = = 0,88
√70 − θch √70 − 25
• k2 : Hệ số điều chỉnh theo hiệu ứng gần, k2 = 1

27
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

2.2 Phương án 1

Hình 2. 6 Sơ đồ nối dây phương án 1

2.2.1 Phân bố công suất


‒ Phân bố công suất cho các đường dây hình tia
Các đường dây I-5 và II-10 là mạng hình tia nên công suất truyền tải trên các lộ nối
từ nguồn đến phụ tải tương ứng chính là các Pi. Khi đó:
ṠI−5 = Ṡ5 = 35 + 16,8j(MVA); ṠII−10 = Ṡ10 = 55 + 26,4j(MVA);
‒ Phân bố công suất cho đường dây liên thông:
+ Xét đường dây II-7-2:
ṠII−7 = Ṡ2 + Ṡ7 = 55 + 26,4j(MVA); Ṡ7−2 = Ṡ2 = 25 + 12j(MVA)
+ Tương tự, ta có công suất trên mạch đường dây I-3-1 và II-8-9 như sau:
ṠI−3 = Ṡ1 + Ṡ3 = 65 + 31,2j(MVA); Ṡ3−1 = Ṡ1 = 35 + 16,8j(MVA)
ṠII−8 = Ṡ8 + Ṡ9 = 67 + 32,16j(MVA); Ṡ8−9 = Ṡ9 = 35 + 16,8j(MVA)
‒ Phân bố công suất cho đường dây liên lạc:

28
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

a) Tính công suất truyền tải trên đường dây trong chế độ bình thường
Xét mạch đường dây liên lạc, ta có:
PII−6 = PF2 − (Ptd + PN + ∆PN )
Trong đó:
• Ptd : Công suất tự dùng trong nhà máy điện 2
• PN : Tổng công suất phụ tải chỉ nối với nhà máy điện 2
• ∆PN : Tổn thất công suất trên các đường dây do nhiệt cung cấp (∆PN = 5%PN )
• PF2 : Tổng công suất phát kinh tế của nhà máy điện 2
+ Theo kết quả tính toán của mục 1.3.1, ta có:
PF2 = 255 MW; Ptd = 25,5 MW
+ Từ sơ đồ lưới điện, ta có:
PN = P2 + P7 + P8 + P9 + P10 = 25 + 30 + 32 + 35 + 55 = 177 MW
∆PN = 5%PN = 5%. 177 = 8,85 MW
+ Do đó:
PII−6 = 255 − (25,5 + 177 + 8,85) = 43,65 MW
+ Công suất phản kháng trên đường dây II-6 có thể tính gần đúng như sau:
Q II−6 = PII−6 . tanφ6 = 43,65.0,48 = 20,95 MVAr
ṠII−6 = PII−6 + jQ II−6 = 43,65 + 20,95j MVA < Ṡ6
( Điểm 6 là điểm phân công suất trên đường dây liên lạc)
+ Khi đó, công suất truyền trên đường dây 6-4 là:
Ṡ6−4 = Ṡ6 − ṠII−6 = 18,35 + 8,81j MVA
+ Công suất truyền trên đường dây NĐ1-4 là:
ṠNĐ1−4 = Ṡ4 + Ṡ6−4 = 88,35 + 42,41j MVA
+ Do đó, nhà máy nhiệt điện 1 có tác dụng truyền công suất tác dụng và công suất
phản kháng với giá trị:
Ṡ = 88,35 + 42,41j MVA
b) Tính công suất truyền tải trên đường dây trong chế độ sự cố (Ngừng 1 tổ máy)
Xét mạch đường dây liên lạc, ta có:
PII−6 = PF2 − (Ptd + PN + ∆PN )
Trong đó:
29
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

• Ptd : Công suất tự dùng trong nhà máy điện 2


• PN : Tổng công suất phụ tải chỉ nối với nhà máy điện 2
• ∆PN : Tổn thất công suất trên các đường dây do nhiệt cung cấp (∆PN = 5%PN )
• PF2 : Tổng công suất phát kinh tế của nhà máy điện 2
+ Theo kết quả tính toán của mục 1.3.3, ta có:
PF2 = 270 MW; Ptd = 27 MW
+ Từ sơ đồ lưới điện, ta có:
PN = P2 + P7 + P8 + P9 + P10 = 25 + 30 + 32 + 35 + 55 = 177 MW
∆PN = 5%PN = 5%. 177 = 8,85 MW
+ Do đó:
PII−6 = 270 − (27 + 177 + 8,85) = 57,15 MW
+ Công suất phản kháng trên đường dây II-6 có thể tính gần đúng như sau:
Q II−6 = PII−6 . tanφ6 = 57,15.0,48 = 27,43 MVAr
ṠII−6 = PII−6 + jQ II−6 = 57,15 + 27,43j MVA < Ṡ6
( Điểm 6 là điểm phân công suất trên đường dây liên lạc)
+ Khi đó, công suất truyền trên đường dây 6-4 là:
Ṡ6−4 = Ṡ6 − ṠII−6 = 4,85 + 2,33j MVA
+ Công suất truyền trên đường dây I-4 là:
ṠI−4 = Ṡ4 + Ṡ6−4 = 74,35 + 35,93j MVA
+ Do đó, nhà máy nhiệt điện 1 có tác dụng truyền công suất tác dụng và công suất
phản kháng với giá trị:
Ṡ = 74,35 + 35,93j MVA
2.2.2 Chọn điện áp định mức
‒ Điện áp đoạn đường dây II-6 có giá trị:
UII−6 = 4,34. √28,28 + 43,65 = 88,38 kV
Thực hiện tương tự với các đoạn đường dây còn lại, ta có bảng tổng kết sau:

30
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Bảng 2. 1: Bảng chọn điện áp cho các nhánh đường dây phương án 1
Nhánh L (km) P (MW) Utt (kV) Uđm (kV)

I-5 31,62 35 105,56


I-3 30 65 141,97

1-3 28,28 35 105,26


II-7 40 55 131,64
7-2 31,62 25 90,17
II-10 40 55 131,64 110

II-8 31,62 67 144,18


8-9 30 35 105,42
II-6 28,28 43,65 88,38
6-4 31,62 18,35 109,56
I-4 44,72 88,35 182,61

2.2.3 Chọn tiết diện dây dẫn


‒ Xét nhánh đường dây II-6
+ Chọn tiết diện dây dẫn:
• Dòng điện chạy trên đường dây khi phụ tải cực đại:
max
max
SII2−6 3
√43,652 + 20,952
IlvII−6 = . 10 = . 103 = 127,1(A)
n. √3. Uđm 2√3. 110
max
Ilv 127,1
Fkt = = = 127,1 mm2
Jkt 1
• Do tiết diện dây tính toán là 127,1 mm2 nên ta chọn tiết diện cho lộ đường dây
II-6 là FII−6 = 120 mm2 tương ứng với dây ACSR120 có Icp = 382 A
Bảng 2. 2 Chọn dây dẫn cho mạng điện theo phương án 1
Đường Pmax Qmax Imax A Số Ftt mm2 Ftc , mm2 Loại dây Icp , A
dây MW MVAr lộ
I-5 35 16,8 101,9 2 101,9 95 ACSR95 338
I-3 65 31,2 189,2 2 189,2 185 ACSR185 508
1-3 35 16,8 101,9 2 101,9 95 ACSR95 338
II-7 55 26,4 160,1 2 160,1 150 ACSR150 438
7-2 25 12 72,8 2 72,8 70 ACSR70 273
II-10 55 26,4 160,1 2 160,1 150 ACSR150 438

31
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

II-8 67 32,16 195,0 2 195,0 185 ACSR185 508


8-9 35 16,8 101,9 2 101,9 95 ACSR95 338
II-6 43,65 20,95 127,1 2 127,1 120 ACSR120 382
6-4 18,35 8,81 53,4 2 53,4 70 ACSR70 273
I-4 88,35 42,41 257,2 2 257,2 240 ACSR240 601
Tiết diện dây dẫn của các đoạn đường dây còn lại trong mạng điện phương án 1
được chọn tương tự và kết quả được cho trong bảng

2.2.4 Kiểm tra điều kiện phát nóng và tổn thất vầng quang

Sau khi chọn tiết diện dây dẫn thì ta phải tiến hành kiểm tra điều kiện vầng quang
và điều kiện phát nóng. Ở đây điều kiện vầng quang được thỏa mãn nếu tiết diện dây
dẫn thỏa mãn F chọn ≥ 70mm2. Trong quá trình chọn thì điều kiện này đã được thỏa
mãn.

‒ Kiểm tra điều kiện phát nóng:

a) Xét một mạch đường dây kép

Xét đường dây II-6

• Khi làm việc ở chế độ bình thường:


max max
Ilv = 127,1 A và Icb = Ilv < k1 . k 2 . Icp = 0,88.382 = 336,16 A

• Sự cố nặng nề nhất là sự cố đứt 1 dây, khi đó:


max max max
Isc = 2. Ilv = 2.127,1 = 254,2 A và Isc < k1 . k 2 . Icp = 0,88.382 = 336,16 A

Do đó, đường dây II-6 thỏa mãn điều kiện phát nóng.
Tính toán tương tự với các đường dây còn lại, ta có kết quả được trình bày trong
bảng 2.3
b) Xét mạch đường dây liên lạc nối 2 nhà máy
Ta kiểm tra 2 trường hợp:
• Trường hợp 1: Ngừng 1 mạch của đường dây liên lạc (đã được kiểm tra ở mục
a, xem kết quả tại bảng 2.3)
• Trường hợp 2: Ngừng 1 tổ máy của nhà máy điện 1
Xét sự cố ngừng một tổ máy của nhà máy điện 1:
max
max
SII−6 √57,152 + 27,432
IscII−6 = . 103 = . 103 = 166,4 A < k1 . k 2 . IcbII−6 = 336,2 A
n. √3. Uđm 2√3. 110

32
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

max √4,852 + 2,332


max
S6−4
Isc6−4 = . 103 = . 103 = 14,1 A < k1 . k 2 . Icb6−4 = 240,2 A
n. √3. Uđm 2√3. 110
max
max
SI−4 √74,352 + 35,932
IscI−4 = . 103 = . 103 = 216,7 A < k1 . k 2 . IcbI−4 = 514,4 A
n. √3. Uđm 2√3. 110

Bảng 2. 3 Kiểm tra điều kiện phát nóng của đường dây kép phương án 1

Đường Loại dây Icp k1 . k 2 . Icp Imax Isc Loại sự cố Kết luận
dây (A) (A) (A) (A)
I-5 ACSR-95 338 297,4 101,9 203,8 Thỏa mãn
I-3 ACSR-185 508 447,0 189,2 378,4 Thỏa mãn
1-3 ACSR-95 338 297,4 101,9 203,8 Thỏa mãn
II-7 ACSR-150 438 385,4 160,1 320,2 Thỏa mãn
7-2 ACSR-70 273 240,2 72,8 145,6 Ngừng một Thỏa mãn
II-10 ACSR-150 438 385,4 160,1 320,2 mạch Thỏa mãn
II-8 ACSR-185 508 447,0 195 390 đường dây Thỏa mãn
8-9 ACSR-95 338 297,4 101,9 203,8 kép Thỏa mãn
II-6 ACSR-120 382 336,2 127,1 254,2 Thỏa mãn
6-4 ACSR-70 273 240,2 53,4 106,8 Thỏa mãn
I-4 ACSR-240 601 528,9 257,2 514,4 Thỏa mãn

Bảng 2. 4 Kiểm tra điều kiện phát nóng của đường dây liên lạc phương án 1

Đường dây Loại dây Icp (A) Isc (A) Loại sự cố Kết luận

II-6 ACSR-120 382 166,4 Ngừng một tổ Thỏa mãn


6-4 ACSR-70 273 14,1 máy của nhà Thỏa mãn
I-4 ACSR-240 601 216,7 máy 1 Thỏa mãn

2.2.5 Tính các thông số của đường dây


Ta có các thông số tập trung R, X, B của đường dây được tính bằng các công
thức sau:
1 1 B n
R= . r0 . L; X = . x0 . L; = . b0 . L
n n 2 2
Trong đó:
• n: Là số lộ đường dây.
• n = 1: Nếu lộ đơn.
• n = 2: Nếu lộ kép.
33
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Khi đó, ta có bảng thông số đường dây của các mạch trong phương án như sau:
Bảng 2. 5 Thông số đường dây của các mạch đường dây trong phương án 1

Đường Số L r0 x0 b0 .10−6 R X B/2


Loại dây
dây lộ km Ω/km Ω/km S/km Ω Ω 10−4S

I-5 ACSR-95 2 31,62 0,301 0,432 2,649 4,76 6,83 0,84

I-3 ACSR-185 2 30 0,153 0,411 2,79 2,30 6,17 0,84

1-3 ACSR-95 2 28,28 0,301 0,432 2,649 4,26 6,11 0,75

II-7 ACSR-150 2 40 0,207 0,415 2,758 4,14 8,30 1,10

7-2 ACSR-70 2 31,62 0,442 0,442 2,583 6,99 6,99 0,82

II-10 ACSR-150 2 40 0,207 0,415 2,758 4,14 8,30 1,10

II-8 ACSR-185 2 31,62 0,153 0,411 2,79 2,42 6,50 0,88

8-9 ACSR-95 2 30 0,301 0,432 2,649 4,52 6,48 0,79

II-6 ACSR-120 2 28,28 0,254 0,424 2,703 3,59 6,00 0,76

6-4 ACSR-70 2 31,62 0,442 0,442 2,583 6,99 6,99 0,82

I-4 ACSR-240 2 44,72 0,124 0,402 2,851 2,77 8,99 1,27

2.2.6 Tính tổn thất điện áp


Chất lượng điện năng cung cấp cho các hộ tiêu thụ được đặc trưng bằng tần số
của dòng điện và độ lệch điện áp so với điện áp định mức trên các cực của thiết bị
dùng điện. Khi thiết kế ta giả thiết rằng hệ thống hoặc các nguồn cung cấp có đủ công
suất tác dụng để cung cấp cho các phụ tải. Do đó không xét đến vấn đề duy trì tần số.
Vì vậy chỉ tiêu chất lượng điện năng là tổn thất điện áp.
Do đó khi chọn sơ bộ các phương án cung cấp điện có thể đánh giá chất lượng
điện năng theo các giá trị tổn thất điện áp.
Tổn thất điện áp trên các lộ đường dây được tính như sau:
Pij . R ij + Q ij . X ij
∆Uij % = 2
Uđm

Trong đó:
• PN−i , Q N−i : Công suất chạy trên đường dây ij.
• R N−i , X N−i : Điện trở và điện kháng của đường dây ij.

34
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Tổn thất điện áp trong trường hợp sự cố bao gồm:


• Sự cố ngừng một mạch của đường dây 2 mạch: ∆Usc % = 2. ∆Ubt %
• Sự cố hỏng 1 tổ máy phát
• Sự cố một dây dẫn trong mạch vòng
a) Tính tổn thất điện áp lúc bình thường
+ Tính cho đường dây hình tia và liên thông
• Xét đoạn đường dây II-7, ta có:
PII−7 . R II−7 + Q II−7 . X II−7 55.4,14 + 26,4.8,3
∆UbtII−7 % = 2 = = 3,69%
Uđm 1102

• Tính toán tương tự với đường dây 7-2, ta có:


P7−2 . R 7−2 + Q 7−2 . X 7−2
∆Ubt7−2 % = 2 = 2,14%
Uđm

• Khi đó:
∆UbtII−7−2 % = ∆UbtII−7 % + ∆Ubt7−2 % = 3,69 + 2,14 = 5,83%
Các đường dây khác tính tương tự, ta được bảng kết quả sau:

Bảng 2. 6 Tổn thất điện áp trên các đường dây khi bình thường của phương án 1
Đường dây Pmax MW Qmax MVAr R (Ω) X (Ω) ∆Ubt %
I-5 35 16,8 4,76 6,83 2,33
I-3 65 31,2 2,30 6,17 2,83
1-3 35 16,8 4,26 6,11 2,08
I-3-1 4,91
II-7 55 26,4 4,14 8,30 3,69
7-2 25 12 6,99 6,99 2,14
II-7-2 5,83
II-10 55 26,4 4,14 8,30 3,69
II-8 67 32,16 2,42 6,50 3,07
8-9 35 16,8 4,52 6,48 2,21
II-8-9 5,28
II-6 43,65 20,95 3,59 6,00 2,33
6-4 18,35 8,81 6,99 6,99 1,57
I-4 88,35 42,41 2,77 8,99 5,17
+ Tổn thất đường dây liên lạc:
Điểm 6 là điểm có điện áp thấp nhất trên đường dây liên lạc. Ở đây ta coi điện áp
trên thanh cái của 2 nhà máy điện là bằng nhau. Ta so sánh tổn thất điện áp từ 2 nguồn
đến điểm 6 để tìm ra tổn thất điện áp lớn nhất trên đường dây liên lạc.
∆UbtI−4−6 % = ∆UbtI−4 % + ∆Ubt6−4 % = 5,17 + 1,57 = 6,74% > ∆UbtII−6 %
35
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Vậy tổn thất điện áp lớn nhất của đường dây liên lạc ở trường hợp bình thường là
6,74%
b) Tính tổn thất khi sự cố đường dây
• Đối với đường dây hình tia, tổn thất điện áp khi sự cố đường dây được tính:
∆Usc % = 2. ∆Ubt %
Khi đó, xét với đường dây II-7, ta được
∆UscII−7 % = 2. ∆UbtII−7 % = 2.3,69 = 7,38%
• Đối với đường dây liên thông, xét đoạn đường dây II-7-2, ta có:
∆UscII−7−2 % = ∆UscII−7 % + ∆Ubt7−2 % = 7,38 + 2,17 = 9,55%
• Đối với đường dây liên lạc:
Đối với đường dây liên lạc, ta đã xác định được 6 là điểm có điện áp thấp nhất,
việc tính toán tổn thất điện áp sự cố hoàn toàn giống đường dây liên thông:
∆UscI−4−6 % = ∆UscI−4 % + ∆Ubt6−4 % = 2.5,17 + 1,57 = 11,91%
∆UscII−6 % = 2. ∆UbtII−6 % = 2.2,33 = 4,66% > ∆UscI−4−6 %
Tương tự đối với các đường dây còn lại, ta có kết quả vào bảng sau:
Bảng 2. 7 Tổn thất điện áp khi sự cố đường dây của phương án 1

Đường dây Pmax MW Q max MVAr R (Ω) X (Ω) ∆Ubt % ∆Usc %


I-5 35 16,8 4,76 6,83 2,33 4,66
I-3 65 31,2 2,30 6,17 2,83 5,66
1-3 35 16,8 4,26 6,11 2,08 4,16
I-3-1 7,74
II-7 55 26,4 4,14 8,30 3,69 7,38
7-2 25 12 6,99 6,99 2,14 4,28
II-7-2 9,52
II-10 55 26,4 4,14 8,30 3,69 7,38
II-8 67 32,16 2,42 6,50 3,07 6,14
8-9 35 16,8 4,52 6,48 2,21 4,42
II-8-9 10,56
II-6 43,65 20,95 3,59 6,00 2,33 4,66
6-4 18,35 8,81 6,99 6,99 1,57 3,14
I-4 88,35 42,41 2,77 8,99 5,17 10,34
II-6-4-I 11,91

c) Tính tổn thất khi sự cố 1 tổ máy


Từ phân bố công suất trong chế độ sự cố tổ máy và thông số đường dây liên lạc, ta tính
được tổn thất điện áp trên từng đoạn đường dây. Kết quả được trình bày trong bảng
sau:

36
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Bảng 2. 8 Tổn thất điện áp đường dây liên lạc khi sự cố một tổ máy của phương án 1
Đường dây Pmax MW Q max MVAr R (Ω) X (Ω) ∆Usc %
II-6 57,15 27,43 3,59 6,00 3,06
6-4 4,85 2,33 6,99 6,99 0,41
I-4 74,35 35,93 2,77 8,99 4,37
∆UscI−4−6 % = ∆UscI−4 % + ∆Usc6−4 % = 4,37 + 0,41 = 4,78%
∆UscII−6 % = 3,06% < ∆UscI−4−6 %
Vậy tổn thất điện áp trên đường dây liên lạc lớn nhất là 4,78%
Nhận xét: Từ các kết quả tính toán ở trên, ta thấy rằng: Tổn thất điện áp lớn nhất ở
trường hợp bình thường và trường hợp sự cố là ∆Ubtmax = 6,74%, ∆Uscmax =
11,91%. Thỏa mãn điều kiện về tổn thất điện áp.
2.3 Phương án 2

Bảng 2. 9 Sơ đồ nối dây phương án 2


2.3.1 Phân bố công suất
‒ Phân bố công suất cho các đường dây hình tia
Các đường dây I-5, II-7, II-10 là mạng hình tia nên công suất truyền tải trên các lộ
nối từ nguồn đến phụ tải tương ứng chính là các Pi. Khi đó:
ṠI−5 = Ṡ5 = 35 + 16,8j(MVA): ṠII−7 = Ṡ7 = 30 + 14,4j; ṠII−10 = Ṡ10 = 55 + 26,4j

37
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

‒ Phân bố công suất cho đường dây liên thông:


+ Xét đường dây I-3-1, ta có:
ṠI−3 = Ṡ1 + Ṡ3 = 65 + 31,2j(MVA); Ṡ3−1 = Ṡ1 = 35 + 16,8j(MVA)
+ Tương tự, ta có công suất trên mạch đường dây II-8-9 như sau:
ṠII−8 = Ṡ8 + Ṡ9 = 67 + 32,16j(MVA); Ṡ8−9 = Ṡ9 = 35 + 16,8j(MVA)

‒ Phân bố công suất cho đường dây liên lạc:


a) Tính công suất truyền tải trên đường dây trong chế độ bình thường
Xét mạch đường dây II-6-4-2-I, ta có:
PII−6 = PF2 − (Ptd + PN + ∆PN )
Trong đó:
• Ptd : Công suất tự dùng trong nhà máy điện 2
• PN : Tổng công suất phụ tải chỉ nối với nhà máy điện 2
• ∆PN : Tổn thất công suất trên các đường dây do nhiệt cung cấp (∆PN = 5%PN )
• PF2 : Tổng công suất phát kinh tế của nhà máy điện 2
+ Theo kết quả tính toán của mục 1.3.1, ta có:
PF2 = 255 MW; Ptd = 25,5 MW
+ Từ sơ đồ lưới điện, ta có:
PN = P7 + P8 + P9 + P10 = 30 + 32 + 35 + 55 = 152 MW
∆PN = 5%PN = 5%. 152 = 7,6 MW
+ Do đó:
PII−6 = 255 − (25,5 + 152 + 7,6) = 69,9MW
+ Công suất phản kháng trên đường dây II-6 có thể tính gần đúng như sau:
Q II−6 = PII−6 . tanφ6 = 69,9.0,48 = 33,55 MVAr
ṠII−6 = PII−6 + jQ II−6 = 69,9 + 33,55j MVA > Ṡ6
+ Khi đó, công suất truyền trên đường dây 6-4 là:
Ṡ6−4 = ṠII−6 − Ṡ6 = 7,9 + 3,79j MVA < Ṡ4
( Điểm 4 là điểm phân công suất trên đường dây liên lạc)
+ Công suất truyền trên đường dây 4-2 là:
Ṡ4−2 = Ṡ2 = 25 + 12j MVA

38
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

+ Công suất truyền trên đường dây I-4 là:


ṠI−4 = Ṡ4 + Ṡ4−2 − Ṡ6−4 = 83,31 + 45,6j MVA
+ Do đó, nhà máy nhiệt điện 1 có tác dụng truyền công suất tác dụng và công suất
phản kháng với giá trị:
Ṡ = 83,31 + 45,6j MVA
b) Tính công suất truyền tải trên đường dây trong chế độ sự cố (Ngừng 1 tổ máy)
Xét mạch đường dây II-6-4-2-I
PII−6 = PF2 − (Ptd + PN + ∆PN )
Trong đó:
• Ptd : Công suất tự dùng trong nhà máy điện 2
• PN : Tổng công suất phụ tải chỉ nối với nhà máy điện 2
• ∆PN : Tổn thất công suất trên các đường dây do nhiệt cung cấp (∆PN = 5%PN )
• PF2 : Tổng công suất phát kinh tế của nhà máy điện 2
+ Theo kết quả tính toán của mục 1.3.3, ta có:
PF2 = 270 MW; Ptd = 27 MW
+ Từ sơ đồ lưới điện, ta có:
PN = P7 + P8 + P9 + P10 = 30 + 32 + 35 + 55 = 152 MW
∆PN = 5%PN = 5%. 152 = 7,6 MW
+ Do đó:
PII−6 = 270 − (27 + 152 + 7,6) = 83,4 MW
+ Công suất phản kháng trên đường dây II-6 có thể tính gần đúng như sau:
Q II−6 = PII−6 . tanφ6 = 83,4.0,48 = 40,03 MVAr
ṠII−6 = PII−6 + jQ II−6 = 83,4 + 40,03j MVA > Ṡ6
+ Khi đó, công suất truyền trên đường dây 6-4 là:
Ṡ6−4 = ṠII−6 − Ṡ6 = 18,4 + 10,27j MVA < Ṡ4
( Điểm 4 là điểm phân công suất trên đường dây liên lạc)
+ Công suất truyền trên đường dây 4-2 là:
Ṡ4−2 = Ṡ2 = 25 + 12j MVA
+ Công suất truyền trên đường dây I-4 là:

39
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

ṠI−4 = Ṡ4 + Ṡ4−2 − Ṡ6−4 = 76,6 + 35,33j MVA


+ Do đó, nhà máy nhiệt điện 1 có tác dụng truyền công suất tác dụng và công suất
phản kháng với giá trị:
Ṡ = 76,6 + 35,33j MVA
2.3.2 Chọn điện áp định mức
‒ Điện áp đoạn đường dây II-6 có giá trị:
UII−6 = 4,34. √28,28 + 16.69,9 = 146,96 kV
Thực hiện tương tự với các đoạn đường dây còn lại, ta có bảng tổng kết sau:
Bảng 2. 10 Bảng chọn điện áp cho các nhánh đường dây phương án 2

Nhánh L (km) P (MW) Utt (kV) Uđm (kV)

I-5 31,62 35 105,56

I-3 30 65 141,97

1-3 28,28 35 105,26

II-7 40 30 98,97

II-10 40 55 131,64
110
II-8 31,62 67 144,18

8-9 30 35 105,42

II-6 28,28 69,9 146,96

6-4 31,62 7,9 54,56

4-2 28,28 25 89,82

I-4 44,72 83,31 161,09

2.3.3 Chọn tiết diện dây dẫn


‒ Xét nhánh đường dây II-6
+ Chọn tiết diện dây dẫn:
• Dòng điện chạy trên đường dây khi phụ tải cực đại:
max
max
SII−6 √69,92 + 33,552
IlvII−6 = . 103 = . 103 = 203,5(A)
n. √3. Uđm 2√3. 110
max
Ilv 203,5
Fkt = = = 203,5 mm2
Jkt 1
40
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

• Do tiết diện dây tính toán là 203,5 mm2 nên ta chọn tiết diện cho lộ đường dây
II-6 là FII−6 = 185 mm2 tương ứng với dây ACSR185 có Icp = 508 A

Tiết diện dây dẫn của các đoạn đường dây còn lại trong mạng điện phương án 2
được chọn tương tự và kết quả được cho trong bảng sau:
Bảng 2. 11 Chọn dây dẫn cho mạng điện theo phương án 2

Đường Pmax Qmax Số


Imax A Ftt mm2 Ftc , mm2 Loại dây Icp , A
dây MW MVAr lộ
I-5 35 16,8 101,9 2 101,9 95 ACSR95 338
I-3 65 31,2 189,2 2 189,2 185 ACSR185 508
1-3 35 16,8 101,9 2 101,9 95 ACSR95 338
II-7 30 14,4 87,3 2 87,3 95 ACSR95 338
II-10 55 26,4 160,1 2 160,1 150 ACSR150 438
II-8 67 32,16 195,0 2 195,0 185 ACSR185 508
8-9 35 16,8 101,9 2 101,9 95 ACSR95 338
II-6 69,9 33,55 203,5 2 203,5 185 ACSR185 508
6-4 7,9 3,79 23,0 2 23,0 70 ACSR70 273
4-2 25 12 72,8 2 72,8 70 ACSR70 273
I-4 83,31 45,6 249,2 2 249,2 240 ACSR240 601

2.2.4 Kiểm tra điều kiện phát nóng và tổn thất vầng quang

Sau khi chọn tiết diện dây dẫn thì ta phải tiến hành kiểm tra điều kiện vầng quang
và điều kiện phát nóng. Ở đây điều kiện vầng quang được thỏa mãn nếu tiết diện dây
dẫn thỏa mãn F chọn ≥ 70 mm2 . Trong quá trình chọn thì điều kiện này đã được thỏa
mãn.

‒ Kiểm tra điều kiện phát nóng:

a) Xét một mạch đường dây kép


Xét đường dây II-6
• Khi làm việc ở chế độ bình thường:
max max
Ilv = 203,5 A và Icb = Ilv < k1 . k 2 . Icp = 0,88.508 = 447,04 A

• Sự cố nặng nề nhất là sự cố đứt 1 dây, khi đó:


max max max
Isc = 2. Ilv = 2.203,5 = 407 A và Isc < k1 . k 2 . Icp = 0,88.508 = 447,04 A

Do đó, đường dây II-6 thỏa mãn điều kiện phát nóng.
Tính toán tương tự với các đường dây còn lại, ta có kết quả được trình bày trong
bảng 2.12
b) Xét mạch đường dây liên lạc nối 2 nhà máy

41
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Ta kiểm tra 2 trường hợp:


• Trường hợp 1: Ngừng 1 mạch của đường dây liên lạc (đã được kiểm tra ở mục
a, xem kết quả tại bảng 2.12)
• Trường hợp 2: Ngừng 1 tổ máy của nhà máy điện 1
Xét sự cố ngừng một tổ máy của nhà máy điện 1:

max
max SII−6 √83,42 + 40,032
IsclI−6 = . 103 = . 103 = 242,8 A < k1 . k 2 . IcpII−6 = 447 A
n. √3. Uđm 2√3. 110

max √18,42 + 10,272


max S6−4
Ilv6−4 = . 103 = . 103 = 55,3 A < k1 . k 2 . Icp6−4 = 240,2 A
n. √3. Uđm 2√3. 110
max max
Ilv4−2 = I4−2 = 72,8 A < k1 . k 2 . Icp4−2 = 240,2 A

max
max
SI−4 √76,62 + 35,332
IscI−4 = . 103 = . 103 = 221,4 A < k1 . k 2 . IcpI−4 = 528,9 A
n. √3. Uđm 2√3. 110

Bảng 2. 12: Kiểm tra điều kiện phát nóng sự cố ngừng một mạch phương án 2
Đường Icp k1 . k 2 . Icp Imax Isc
Loại dây Loại sự cố Kết luận
dây (A) (A) (A) (A)
I-5 ACSR95 338 297,4 101,9 203,8 Thỏa mãn
I-3 ACSR185 508 447,0 189,2 378,4 Thỏa mãn
1-3 ACSR95 338 297,4 101,9 203,8 Thỏa mãn
II-7 ACSR95 338 297,4 87,3 174,6 Thỏa mãn
II-10 ACSR150 438 385,4 160,1 320,2 Thỏa mãn
II-8 ACSR185 508 447,0 195 390 Ngừng một Thỏa mãn
8-9 ACSR95 338 297,4 101,9 203,8 mạch Thỏa mãn
II-6 ACSR185 508 447,0 203,5 407 đường dây Thỏa mãn
6-4 ACSR70 273 240,2 23 46 kép Thỏa mãn
4-2 ACSR70 273 240,2 72,8 145,6 Thỏa mãn
I-4 ACSR240 601 528,9 249,2 498,4 Thỏa mãn
Bảng 2. 13 Kiểm tra điều kiện phát nóng của đường dây liên lạc phương án 2

Đường k1 . k 2 . Icp
Loại dây Icp (A) Isc (A) Loại sự cố Kết luận
dây (A)
II-6 ACSR-185 508 447,0 242,8 Thỏa mãn
Ngừng một
6-4 ACSR-70 273 240,2 55,3 Thỏa mãn
tổ máy của
4-2 ACSR70 273 240,2 72,8 Thỏa mãn
nhà máy 1
I-4 ACSR-240 601 528,9 221,4 Thỏa mãn
42
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Vậy trong trường hợp này, dây dẫn đã chọn vẫn thỏa mãn điều kiện phát nóng
2.3.5 Tính các thông số của đường dây
Ta có các thông số tập trung R, X, B của đường dây được tính bằng các công
thức sau:
1 1 B n
R= . r0 . L; X = . x0 . L; = . b0 . L
n n 2 2
Trong đó:
• n: Là số lộ đường dây.
• n = 1: Nếu lộ đơn.
• n = 2: Nếu lộ kép.
Khi đó, ta có bảng thông số đường dây của các mạch trong phương án như sau:
Bảng 2. 14 Thông số đường dây của các mạch đường dây trong phương án 2

Đường Số L r0 x0 b0 .10−6 R X B/2


Loại dây
dây lộ km Ω/km Ω/km S/km Ω Ω 10−4S

I-5 ACSR95 2 31,62 0,301 0,432 2,649 4,76 6,83 0,84

I-3 ACSR185 2 30 0,153 0,411 2,79 2,30 6,17 0,84

1-3 ACSR95 2 28,28 0,301 0,432 2,649 4,26 6,11 0,75

II-7 ACSR95 2 40 0,301 0,432 2,649 6,02 8,64 1,06

II-10 ACSR150 2 40 0,207 0,415 2,758 4,14 8,30 1,10

II-8 ACSR185 2 31,62 0,153 0,411 2,79 2,42 6,50 0,88

8-9 ACSR95 2 30 0,301 0,432 2,649 4,52 6,48 0,79

II-6 ACSR185 2 28,28 0,153 0,411 2,79 2,16 5,81 0,79

6-4 ACSR70 2 31,62 0,442 0,442 2,583 6,99 6,99 0,82

4-2 ACSR70 2 28,28 0,442 0,442 2,583 6,25 6,25 0,73

I-4 ACSR240 2 44,72 0,124 0,402 2,851 2,77 8,99 1,27

2.3.6 Tính tổn thất điện áp


Chất lượng điện năng cung cấp cho các hộ tiêu thụ được đặc trưng bằng tần số
của dòng điện và độ lệch điện áp so với điện áp định mức trên các cực của thiết bị
dùng điện. Khi thiết kế ta giả thiết rằng hệ thống hoặc các nguồn cung cấp có đủ công

43
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

suất tác dụng để cung cấp cho các phụ tải. Do đó không xét đến vấn đề duy trì tần số.
Vì vậy chỉ tiêu chất lượng điện năng là tổn thất điện áp.
Do đó khi chọn sơ bộ các phương án cung cấp điện có thể đánh giá chất lượng
điện năng theo các giá trị tổn thất điện áp.
Tổn thất điện áp trên các lộ đường dây được tính như sau:
Pij . R ij + Q ij . X ij
∆Uij % = 2
Uđm

Trong đó:
• PN−i , Q N−i : Công suất chạy trên đường dây ij.
• R N−i , X N−i : Điện trở và điện kháng của đường dây ij.
Tổn thất điện áp trong trường hợp sự cố bao gồm:
• Sự cố ngừng một mạch của đường dây 2 mạch: ∆Usc % = 2. ∆Ubt %
• Sự cố hỏng 1 tổ máy phát
• Sự cố một dây dẫn trong mạch vòng
a) Tính tổn thất điện áp lúc bình thường
+ Tính cho đường dây hình tia và liên thông
• Xét đoạn đường dây II-8, ta có:
PII−8 . R II−8 + Q II−8 . X II−8 67.2,42 + 32,16.6,5
∆UbtII−8 % = 2 = = 3,07%
Uđm 1102

• Tính toán tương tự với đường dây 8-9, ta có:


P8−9 . R 8−9 + Q 8−9 . X 8−9
∆Ubt8−9 % = 2 = 2,21%
Uđm

• Khi đó:
∆UbtII−8−9 % = ∆UbtII−8 % + ∆Ubt8−9 % = 3,07 + 2,21 = 5,28%
Các đường dây khác tính tương tự, ta được bảng kết quả trong bảng 2.15

+ Tổn thất đường dây liên lạc:


Từ kết quả bảng 2.15, ta thấy rằng điểm 4 là điểm có điện áp thấp nhất trên đường
dây liên lạc. Ở đây ta coi điện áp trên thanh cái của 2 nhà máy điện là bằng nhau. Ta so
sánh tổn thất điện áp từ 2 nguồn đến điểm 4 để tìm ra tổn thất điện áp lớn nhất trên
đường dây liên lạc.
∆UbtII−6−4−2 % = ∆UbtII−6 % + ∆Ubt6−4 % + ∆Ubt4−2 % = 2,86 + 0,68 + 1,91
= 5,45%
∆UbtI−4−2 % = ∆UbtI−4 % + ∆Ubt4−2 % = 1,91 + 5,3 = 7,21%

44
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Bảng 2. 15 Tổn thất điện áp trên các đường dây khi bình thường theo phương án 2

Đường dây Pmax MW Qmax MVAr R (Ω) X (Ω) ∆Ubt %

I-5 35 16,8 4,76 6,83 2,33


I-3 65 31,2 2,3 6,17 2,83
1-3 35 16,8 4,26 6,11 2,08
I-3-1 4,91
II-7 30 14,4 6,02 8,64 2,52
II-10 55 26,4 4,14 8,3 3,69
II-8 67 32,16 2,42 6,5 3,07
8-9 35 16,8 4,52 6,48 2,21
II-8-9 5,28
II-6 69,9 33,55 2,16 5,81 2,86
6-4 7,9 3,79 6,99 6,99 0,68
4-2 25 12 6,25 6,25 1,91
I-4 83,31 45,6 2,77 8,99 5,3
II-6-4-2-I 7,21

Vậy tổn thất điện áp lớn nhất của đường dây liên lạc ở trường hợp bình thường là:
7,21%
b) Tính tổn thất khi sự cố đường dây
+ Đối với đường dây hình tia, tổn thất điện áp khi sự cố đường dây được tính:
∆Usc % = 2. ∆Ubt %
Khi đó, xét với đường dây II-8, ta được
∆UscII−8 % = 2. ∆UbtII−8 % = 2.3,07 = 6,14%
• Đối với đường dây liên thông, xét đoạn đường dây II-8-9, ta có:
∆UscII−8−9 % = ∆UscII−8 % + ∆Ubt8−9 % = 6,14 + 2,21 = 8,35%
+ Đối với đường dây liên lạc:
Đối với đường dây liên lạc, ta đã xác định được 4 là điểm có điện áp thấp nhất,
việc tính toán tổn thất điện áp sự cố hoàn toàn giống đường dây liên thông:
∆UscII−6−4−2 % = ∆UscII−6 % + ∆Ubt6−4 % + ∆Ubt4−2 % = 2.2,86 + 0,68 + 1,91
= 8,31%
∆UscI−4−2 % = ∆UscI−4 % + ∆Ubt4−2 % = 2.5,3 + 1,91 = 12,51%
Tương tự đối với các đường dây còn lại, ta có kết quả vào bảng sau:

45
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Bảng 2. 16 Tổn thất điện áp trường hợp sự cố đường dây phương án 2

Đường dây Pmax MW Qmax MVAr R (Ω) X (Ω) ∆Ubt % ∆Usc %

I-5 35 16,8 4,76 6,83 2,33 4,66


I-3 65 31,2 2,3 6,17 2,83 5,66
1-3 35 16,8 4,26 6,11 2,08 4,16
I-3-1 7,74
II-7 30 14,4 6,02 8,64 2,52 5,04
II-10 55 26,4 4,14 8,3 3,69 7,38
II-8 67 32,16 2,42 6,5 3,07 6,14
8-9 35 16,8 4,52 6,48 2,21 4,42
II-8-9 8,35
II-6 69,9 33,55 2,16 5,81 2,86 5,72
6-4 7,9 3,79 6,99 6,99 0,68 1,36
4-2 25 12 6,25 6,25 1,91 3,82
I-4 83,31 45,6 2,77 8,99 5,3 10,6
II-6-4-2-I 12,51

Bảng 2. 17 Tổn thất điện áp đường dây liên thông khi sự cố 1 tổ máy phương án 2

Đường dây Pmax MW Qmax MVAr R (Ω) X (Ω) ∆Usc %


II-6 83,4 40,03 6,99 6,99 7,13
6-4 18,4 10,27 6,25 6,25 1,48
I-4 76,6 35,33 2,77 8,99 4,38

c) Tính tổn thất khi sự cố 1 tổ máy


Từ phân bố công suất trong chế độ sự cố tổ máy và thông số đường dây liên lạc, ta tính
được tổn thất điện áp trên từng đoạn đường dây. Kết quả được trình bày trong bảng
sau:
∆UscII−6−4−2 % = ∆UscII−6 % + ∆Usc6−4 % + ∆Ubt4−2 % = 7,13 + 1,48 + 1,91
= 10,52%
∆UscI−4−2 % = ∆UscI−4 % + ∆Ubt4−2 % = 4,38 + 1,91 = 6,29%
Vậy tổn thất điện áp trên đường dây liên lạc lớn nhất là 10,52%
Nhận xét: Từ các kết quả tính toán ở trên, ta thấy rằng: Tổn thất điện áp lớn nhất ở
trường hợp bình thường và trường hợp sự cố là ∆Ubtmax = 7,21%, ∆Uscmax =
12,51%. Thỏa mãn điều kiện về tổn thất điện áp.

46
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

2.4 Phương án 3

Hình 2. 7 Sơ đồ nối dây phương án 3

2.4.1 Phân bố công suất


‒ Phân bố công suất cho các đường dây hình tia
Các đường dây I-5 và II-10 là mạng hình tia nên công suất truyền tải trên các lộ nối
từ nguồn đến phụ tải tương ứng chính là các Pi. Khi đó:
ṠI−5 = Ṡ5 = 35 + 16,8j(MVA); ṠII−10 = Ṡ10 = 55 + 26,4j(MVA);
‒ Phân bố công suất cho đường dây liên thông:
+ Xét đường dây II-7-2:
ṠII−7 = Ṡ2 + Ṡ7 = 55 + 26,4j(MVA); Ṡ7−2 = Ṡ2 = 25 + 12j(MVA)
+ Tương tự, ta có công suất trên mạch đường dây I-3-1 như sau:
ṠI−3 = Ṡ1 + Ṡ3 = 65 + 31,2j(MVA); Ṡ3−1 = Ṡ1 = 35 + 16,8j(MVA)
‒ Phân bố công suất cho đường dây mạch vòng
+ Xét mạch vòng II-8-9-II, ta có:

47
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Ṡ9 . (L8−9 + LII−8 ) + Ṡ8 . LII−8 (35 + 16,8j). 61,62 + (32 + 15,36j).31,62
ṠII−9 = =
L8−9 + LII−8 + LII−9 111,62
= 28,39 + 13,63j (MVA)
Ṡ8 . (L8−9 + LII−9 ) + Ṡ9 . LII−9 (32 + 15,36j). 80 + (35 + 16,8j). 50
ṠII−8 = =
L8−9 + LII−8 + LII−9 111,62
= 38,61 + 18,53j (MVA)
Ṡ8−9 = ṠII−8 − Ṡ8 = (38,61 + 18,53j) − (32 + 15,36j) = 6,61 + 3,17J (MVA)
‒ Phân bố công suất cho đường dây liên lạc:
a) Tính công suất truyền tải trên đường dây trong chế độ bình thường
Xét mạch đường dây liên lạc, ta có:
PII−6 = PF2 − (Ptd + PN + ∆PN )
Trong đó:
• Ptd : Công suất tự dùng trong nhà máy điện 2
• PN : Tổng công suất phụ tải chỉ nối với nhà máy điện 2
• ∆PN : Tổn thất công suất trên các đường dây do nhiệt cung cấp (∆PN = 5%PN )
• PF2 : Tổng công suất phát kinh tế của nhà máy điện 2
+ Theo kết quả tính toán của mục 1.3.1, ta có:
PF2 = 255 MW; Ptd = 25,5 MW
+ Từ sơ đồ lưới điện, ta có:
PN = P2 + P7 + P8 + P9 + P10 = 25 + 30 + 32 + 35 + 55 = 177 MW
∆PN = 5%PN = 5%. 177 = 8,85 MW
+ Do đó:
PII−6 = 255 − (25,5 + 177 + 8,85) = 43,65 MW
+ Công suất phản kháng trên đường dây II-6 có thể tính gần đúng như sau:
Q II−6 = PII−6 . tanφ6 = 43,65.0,48 = 20,95 MVAr
ṠII−6 = PII−6 + jQ II−6 = 43,65 + 20,95j MVA < Ṡ6
( Điểm 6 là điểm phân công suất trên đường dây liên lạc)
+ Khi đó, công suất truyền trên đường dây 6-4 là:
Ṡ6−4 = Ṡ6 − ṠII−6 = 18,35 + 8,81j MVA
+ Công suất truyền trên đường dây I-4 là:

48
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

ṠNĐ1−4 = Ṡ4 + Ṡ6−4 = 88,35 + 42,41j MVA


+ Do đó, nhà máy nhiệt điện 1 có tác dụng truyền công suất tác dụng và công suất
phản kháng với giá trị:
Ṡ = 88,35 + 42,41j MVA
b) Tính công suất truyền tải trên đường dây trong chế độ sự cố (Ngừng 1 tổ máy)
Xét mạch đường dây liên lạc, ta có:
PII−6 = PF2 − (Ptd + PN + ∆PN )
Trong đó:
• Ptd : Công suất tự dùng trong nhà máy điện 2
• PN : Tổng công suất phụ tải chỉ nối với nhà máy điện 2
• ∆PN : Tổn thất công suất trên các đường dây do nhiệt cung cấp (∆PN = 5%PN )
• PF2 : Tổng công suất phát kinh tế của nhà máy điện 2
+ Theo kết quả tính toán của mục 1.3.3, ta có:
PF2 = 270 MW; Ptd = 27 MW
+ Từ sơ đồ lưới điện, ta có:
PN = P2 + P7 + P8 + P9 + P10 = 25 + 30 + 32 + 35 + 55 = 177 MW
∆PN = 5%PN = 5%. 177 = 8,85 MW
+ Do đó:
PII−6 = 270 − (27 + 177 + 8,85) = 57,15 MW
+ Công suất phản kháng trên đường dây II-6 có thể tính gần đúng như sau:
Q II−6 = PII−6 . tanφ6 = 57,15.0,48 = 27,43 MVAr
ṠII−6 = PII−6 + jQ II−6 = 57,15 + 27,43j MVA < Ṡ6
( Điểm 6 là điểm phân công suất trên đường dây liên lạc)
+ Khi đó, công suất truyền trên đường dây 6-4 là:
Ṡ6−4 = Ṡ6 − ṠII−6 = 4,85 + 2,33j MVA
+ Công suất truyền trên đường dây I-4 là:
ṠI−4 = Ṡ4 + Ṡ6−4 = 74,35 + 35,93j MVA
+ Do đó, nhà máy nhiệt điện 1 có tác dụng truyền công suất tác dụng và công suất
phản kháng với giá trị:
Ṡ = 74,35 + 35,93j MVA
49
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

2.2.2 Chọn điện áp định mức


‒ Điện áp đoạn đường dây II-6 có giá trị:
UII−6 = 4,34. √28,28 + 16.84,15 = 114,94 kV
Thực hiện tương tự với các đoạn đường dây còn lại, ta có bảng tổng kết sau:
Bảng 2. 18: Bảng chọn điện áp cho các nhánh đường dây phương án 3
Nhánh L (km) P (MW) Utt (kV) Uđm (kV)

I-5 31,62 35 105,56


I-3 30 65 141,97
1-3 28,28 35 105,26
II-7 40 55 131,64
7-2 31,62 25 90,17
II-10 40 55 131,64 110

II-8 31,62 38,61 110,60


II-9 50 28,39 97,46
8-9 30 6,61 50,57
II-6 28,28 43,65 88,38
6-4 31,62 18,35 109,56
I-4 44,72 88,35 182,61

2.2.3 Chọn tiết diện dây dẫn


‒ Xét nhánh đường dây II-6
+ Chọn tiết diện dây dẫn:
• Dòng điện chạy trên đường dây khi phụ tải cực đại:
max
max
SII2−6 3
√43,652 + 20,952
IlvII−6 = . 10 = . 103 = 127,1(A)
n. √3. Uđm 2√3. 110
max
Ilv 127,1
Fkt = = = 127,1 mm2
Jkt 1
• Do tiết diện dây tính toán là 127,1 mm2 nên ta chọn tiết diện cho lộ đường dây
II-6 là FII−6 = 120 mm2 tương ứng với dây ACSR120 có Icp = 382 A

Tiết diện dây dẫn của các đoạn đường dây còn lại trong mạng điện phương án 3
được chọn tương tự và kết quả được cho trong bảng sau:
50
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Bảng 2. 19 Chọn dây dẫn cho mạng điện theo phương án 3

Đường Pmax Qmax Số Icp ,


Imax A Ftt mm2 Ftc , mm2 Loại dây
dây MW MVAr lộ A
I-5 35 16,8 101,9 2 101,9 95 ACSR95 338
I-3 65 31,2 189,2 2 189,2 185 ACSR185 508
1-3 35 16,8 101,9 2 101,9 95 ACSR95 338
II-7 55 26,4 160,1 2 160,1 150 ACSR150 438
7-2 25 12 72,8 2 72,8 70 ACSR70 273
II-10 55 26,4 160,1 2 160,1 150 ACSR150 438
II-8 38,61 18,53 224,8 1 224,8 240 ACSR240 601
II-9 28,39 13,63 165,3 1 165,3 150 ACSR150 438
8-9 6,61 3,17 38,5 1 38,5 70 ACSR70 273
II-6 43,65 20,95 127,1 2 127,1 120 ACSR120 382
6-4 18,35 8,81 53,4 2 53,4 70 ACSR70 273
I-4 88,35 42,41 257,2 2 257,2 240 ACSR240 601

2.2.4 Kiểm tra điều kiện phát nóng và tổn thất vầng quang

Sau khi chọn tiết diện dây dẫn thì ta phải tiến hành kiểm tra điều kiện vầng quang
và điều kiện phát nóng. Ở đây điều kiện vầng quang được thỏa mãn nếu tiết diện dây
dẫn thỏa mãn F chọn ≥ 70mm2. Trong quá trình chọn thì điều kiện này đã được thỏa
mãn.

‒ Kiểm tra điều kiện phát nóng:

a) Xét một mạch đường dây kép

Xét đường dây II-6

• Khi làm việc ở chế độ bình thường:


max max
Ilv = 127,1 A và Icb = Ilv < k1 . k 2 . Icp = 0,88.382 = 336,16 A

• Sự cố nặng nề nhất là sự cố đứt 1 dây, khi đó:


max max max
Isc = 2. Ilv = 2.127,1 = 254,2 A và Isc < k1 . k 2 . Icp = 0,88.382 = 336,16 A

Do đó, đường dây II-6 thỏa mãn điều kiện phát nóng.
Tính toán tương tự với các đường dây còn lại, ta có kết quả được trình bày trong
bảng 2.20

51
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

b) Xét đường dây mạch vòng


Trong mạng điện thiết kế, có một mạch vòng II-8-9-II. Đối với mạch vòng này, để
kiểm tra phát nóng trong trường hợp sự cố, ta kiểm tra hai trường hợp:
• Ngừng mạch đường dây II-8
• Ngừng mạch đường dây II-9
+ Sự cố ngừng mạch II-8

Lúc này, đường dây II-9-8 phải truyền đủ công suất cho Ṡ8 , Ṡ9 . Khi đó:

ṠscII−9 = Ṡ8 + Ṡ9 = 67 + 32,16j MVA

Ṡsc9−8 = Ṡ8 = 32 + 15,36j MVA


Dòng điện chạy trên các đường dây trong trường hợp sự cố có giá trị là:
max
max
SII−9 3
√672 + 32,162
IscII−9 = . 10 = . 103 = 390 A > k1 . k2 . IcpII−9 = 385,4 A
n. √3. Uđm √3. 110
max √322 + 15,362
max
S9−8
Isc9−8 = . 103 = . 103 = 186,3 A < k1 . k2 . Icp9−8 = 240,24 A
n. √3. Uđm √3. 110

Chọn lại dây dẫn cho đoạn dây II-9, thay dây ACSR150 bằng dây ACSR185 có
Icp = 508 và k1 . k2 . Icp = 447,04

+ Sự cố ngừng mạch II-9

Lúc này, đường dây II-8-9 phải truyền đủ công suất cho Ṡ8 , Ṡ9

ṠscII−8 = Ṡ8 + Ṡ9 = 67 + 32,16j MVA

Ṡs8−9 = Ṡ9 = 35 + 16,8j MVA


Dòng điện chạy trên các đường dây trong trường hợp sự cố có giá trị là:
max
max
SII−8 √672 + 32,162
IscII−8 = . 103 = . 103 = 390 A < k1 . k2 . IcpII−8 = 528,88 A
n. √3. Uđm √3. 110
max √352 + 16,82
max
S9−8 3
Isc9−8 = . 10 = . 103 = 203,8 A < k1 . k2 . Icp9−8 = 240,24 A
n. √3. Uđm √3. 110

c) Xét mạch đường dây liên lạc nối 2 nhà máy


Ta kiểm tra 2 trường hợp:
• Trường hợp 1: Ngừng 1 mạch của đường dây liên lạc (đã được kiểm tra ở mục
a, xem kết quả tại bảng 2.3)
• Trường hợp 2: Ngừng 1 tổ máy của nhà máy điện 1

52
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Xét sự cố ngừng một tổ máy của nhà máy điện 1:


max
max SII−6 √57,152 + 27,432
IlvII−6 = . 103 = . 103 = 166,4 A < k1 . k 2 . IcpII−6 = 336,2 A
n. √3. Uđm 2√3. 110
max √4,852 + 2,332
max S6−4
Ilv6−4 = . 103 = . 103 = 14,1 A < k1 . k 2 . Icp6−4 = 240,2 A
n. √3. Uđm 2√3. 110
max
max SI−4 √74,352 + 35,932
IlvI−4 = . 103 = . 103 = 216,7 A < k1 . k 2 IcpI−4 = 528,9 A
n. √3. Uđm 2√3. 110

Bảng 2. 20 Kiểm tra điều kiện phát nóng của đường dây kép phương án 3
Đường Icp k1 . k 2 . Icp Imax Isc
Loại dây Loại sự cố Kết luận
dây (A) (A) (A) (A)
I-5 ACSR-95 338 297,4 101,9 203,8 Thỏa mãn
I-3 ACSR-185 508 447,0 189,2 378,4 Thỏa mãn
1-3 ACSR-95 338 297,4 101,9 203,8 Thỏa mãn
II-7 ACSR-150 438 385,4 160,1 320,2 Ngừng một Thỏa mãn
7-2 ACSR-70 273 240,2 72,8 145,6 mạch Thỏa mãn
II-10 ACSR-150 438 385,4 160,1 320,2 đường dây Thỏa mãn
II-6 ACSR-120 382 336,2 127,1 449,6 kép Thỏa mãn
6-4 ACSR-70 273 240,2 53,4 330,6 Thỏa mãn
I-4 ACSR-240 601 528,9 257,2 77 Thỏa mãn

Bảng 2. 21 Kiểm tra điều kiện phát nóng của đường dây mạch vòng phương án 3
Đường Icp k1 . k 2 . Icp Imax Isc
Loại dây Loại sự cố Kết luận
dây (A) (A) (A) (A)
II-9 ACSR-185 438 447,4 165,3 390 Ngừng Thỏa mãn
9-8 ACSR-70 273 240,2 38,5 186,3 mạch II-8 Thỏa mãn
II-8 ACSR-240 601 528,9 224,8 390 Ngừng Thỏa mãn
9-8 ACSR-70 273 240,2 38,5 203,8 mạch II-9 Thỏa mãn

Bảng 2. 22 Kiểm tra điều kiện phát nóng của đường dây liên lạc phương án 3

Đường dây Loại dây Icp (A) Isc (A) Loại sự cố Kết luận

II-6 ACSR-120 382 166,4 Ngừng một tổ Thỏa mãn


6-4 ACSR-70 273 14,1 máy của nhà Thỏa mãn
I-4 ACSR-240 601 216,7 máy 1 Thỏa mãn

53
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

2.2.5 Tính các thông số của đường dây


Ta có các thông số tập trung R, X, B của đường dây được tính bằng các công
thức sau:
1 1 B n
R= . r0 . L; X = . x0 . L; = . b0 . L
n n 2 2
Trong đó:
• n: Là số lộ đường dây.
• n = 1: Nếu lộ đơn.
• n = 2: Nếu lộ kép.
Khi đó, ta có bảng thông số đường dây của các mạch trong phương án như sau:
Bảng 2. 23 Thông số đường dây của các mạch đường dây trong phương án 3

Đường Số L r0 x0 b0 .10−6 R X B/2


Loại dây
dây lộ km Ω/km Ω/km S/km Ω Ω 10−4S

I-5 ACSR95 2 31,62 0,301 0,432 2,649 4,76 6,83 0,84

I-3 ACSR185 2 30 0,153 0,411 2,79 2,30 6,17 0,84

1-3 ACSR95 2 28,28 0,301 0,432 2,649 4,26 6,11 0,75

II-7 ACSR150 2 40 0,207 0,415 2,758 4,14 8,30 1,10

7-2 ACSR70 2 31,62 0,442 0,442 2,583 6,99 6,99 0,82

II-10 ACSR150 2 40 0,207 0,415 2,758 4,14 8,30 1,10

II-8 ACSR240 1 31,62 0,153 0,411 2,79 4,84 13,00 0,44

II-9 ACSR185 1 50 0,153 0,411 2,79 7,65 20,55 0,70

8-9 ACSR70 1 30 0,254 0,424 2,703 7,62 12,72 0,41

II-6 ACSR120 2 28,28 0,254 0,424 2,703 3,59 6,00 0,76

6-4 ACSR70 2 31,62 0,442 0,442 2,583 6,99 6,99 0,82

I-4 ACSR240 2 44,72 0,124 0,402 2,851 2,77 8,99 1,27

2.2.6 Tính tổn thất điện áp


Chất lượng điện năng cung cấp cho các hộ tiêu thụ được đặc trưng bằng tần số
của dòng điện và độ lệch điện áp so với điện áp định mức trên các cực của thiết bị
dùng điện. Khi thiết kế ta giả thiết rằng hệ thống hoặc các nguồn cung cấp có đủ công
54
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

suất tác dụng để cung cấp cho các phụ tải. Do đó không xét đến vấn đề duy trì tần số.
Vì vậy chỉ tiêu chất lượng điện năng là tổn thất điện áp.
Tổn thất điện áp trên các lộ đường dây được tính như sau:
Pij . R ij + Q ij . X ij
∆Uij % = 2
Uđm

Trong đó:
• PN−i , Q N−i : Công suất chạy trên đường dây ij.
• R N−i , X N−i : Điện trở và điện kháng của đường dây ij.
Tổn thất điện áp trong trường hợp sự cố bao gồm:
• Sự cố ngừng một mạch của đường dây 2 mạch: ∆Usc % = 2. ∆Ubt %
• Sự cố hỏng 1 tổ máy phát
• Sự cố một dây dẫn trong mạch vòng
a) Tính tổn thất điện áp lúc bình thường
+ Tính cho đường dây hình tia và liên thông
• Xét đoạn đường dây II-7, ta có:
PII−7 . R II−7 + Q II−7 . X II−7 55.4,14 + 26,4.8,3
∆UbtII−7 % = 2 = = 3,69%
Uđm 1102

• Tính toán tương tự với đường dây 7-2, ta có:


P7−2 . R 7−2 + Q 7−2 . X 7−2
∆Ubt7−2 % = 2 = 2,14%
Uđm

• Khi đó:
∆UbtII−7−2 % = ∆UbtII−7 % + ∆Ubt7−2 % = 3,69 + 2,14 = 5,83%
Các đường dây khác tính tương tự, ta được bảng kết quả trong bảng 2.24

+ Tổn thất đường dây liên lạc:


Từ kết quả bảng 2.24, ta thấy rằng điểm 6 là điểm có điện áp thấp nhất trên đường
dây liên lạc. Ở đây ta coi điện áp trên thanh cái của 2 nhà máy điện là bằng nhau. Ta so
sánh tổn thất điện áp từ 2 nguồn đến điểm 6 để tìm ra tổn thất điện áp lớn nhất trên
đường dây liên lạc.
∆UbtI−4−6 % = ∆UbtI−4 % + ∆Ubt6−4 % = 5,17 + 1,57 = 6,74% > ∆UbtII−6 %
Vậy tổn thất điện áp lớn nhất của đường dây liên lạc ở trường hợp bình thường là
6,74%
+ Tổn thất đường dây mạch vòng II-8-9-II:

55
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Theo tính toán phân bố công suất tại mục 2.4.1, trong mạch vòng II-9-8-II, nút 8 là
nút phân công suất. Do đó, tổn thất đường dây mạch vòng được tính như sau:
∆UbtII−9−8 % = ∆UbtII−9 % + ∆Ubt9−8 % = 4,11 + 0,75 = 4,86% > ∆UbtII−8 %
Vậy tổn thất điện áp lớn nhất của đường dây liên lạc ở trường hợp bình thường là
4,86%

Bảng 2. 24 Tổn thất điện áp trên các đường dây khi bình thường của phương án 3
Đường dây Pmax MW Qmax MVAr R (Ω) X (Ω) ∆Ubt %
I-5 35 16,8 4,76 6,83 2,33
I-3 65 31,2 2,3 6,17 2,83
1-3 35 16,8 4,26 6,11 2,08
I-3-1 4,91
II-7 55 26,4 4,14 8,3 3,69
7-2 25 12 6,99 6,99 2,14
II-7-2 5,83
II-10 55 26,4 4,14 8,3 3,69
II-8 38,61 18,53 4,84 13 3,54
II-9 28,39 13,63 7,65 20,55 4,11
8-9 6,61 3,17 7,62 12,72 0,75
II-8-9-II 4,86
II-6 43,65 20,95 3,59 6 2,33
6-4 18,35 8,81 6,99 6,99 1,57
I-4 88,35 42,41 2,77 8,99 5,17
II-6-4-I 6,74

b) Tính tổn thất khi sự cố đường dây


• Đối với đường dây hình tia, tổn thất điện áp khi sự cố đường dây được tính:
∆Usc % = 2. ∆Ubt %
Khi đó, xét với đường dây II-7, ta được
∆UscII−7 % = 2. ∆UbtII−7 % = 2.3,69 = 7,38%
• Đối với đường dây liên thông, xét đoạn đường dây II-7-2, ta có:
∆UscII−7−2 % = ∆UscII−7 % + ∆Ubt7−2 % = 7,38 + 2,17 = 9,55%
• Đối với đường dây liên lạc:
Đối với đường dây liên lạc, ta đã xác định được 6 là điểm có điện áp thấp nhất,
việc tính toán tổn thất điện áp sự cố hoàn toàn giống đường dây liên thông:
∆UscI−4−6 % = ∆UscI−4 % + ∆Ubt6−4 % = 2.5,17 + 1,57 = 11,91%
∆UscII−6 % = 2. ∆UbtII−6 % = 2.2,33 = 4,66% < ∆UscI−4−6 %

56
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Tương tự đối với các đường dây còn lại, ta có kết quả vào bảng sau:
Bảng 2. 25 Tổn thất điện áp khi sự cố đường dây của phương án 3

Đường dây Pmax MW Qmax MVAr R (Ω) X (Ω) ∆Ubt % ∆Usc %


I-5 35 16,8 4,76 6,83 2,33 4,66
I-3 65 31,2 2,30 6,17 2,83 5,66
1-3 35 16,8 4,26 6,11 2,08 4,16
I-3-1 7,74
II-7 55 26,4 4,14 8,30 3,69 7,38
7-2 25 12 6,99 6,99 2,14 4,28
II-7-2 9,52
II-10 55 26,4 4,14 8,30 3,69 7,38
II-6 43,65 20,95 3,59 6,00 2,33 4,66
6-4 18,35 8,81 6,99 6,99 1,57 3,14
I-4 88,35 42,41 2,77 8,99 5,17 10,34
II-6-4-I 11,91

• Đối với đường dây mạch vòng II-8-9-II:

Sử dụng phân bố công suất khi sự cố đã tính toán ở phần kiểm tra điều kiện phát
nóng đường dây mạch vòng, cùng với thông số đường dây đã tính ở bảng 2.23, ta tính
được tổn thất điện áp trên các đường dây của mạch vòng II-8-9-II trong các trường
hợp sự cố. Kết quả như sau:
Bảng 2. 26 Tổn thất điện áp khi sự cố trên đường dây mạch vòng của phương án 3
Đường dây Sự cố Pmax MW Q max MVAr R (Ω) X (Ω) ∆Usc %
Sự cố II-8 0 0 4,84 13 0
II-8
Sự cố II-9 67 32,16 4,84 13 6,14
Sự cố II-8 67 32,16 7,65 20,55 9,70
II-9
Sự cố II-9 0 0 7,65 20,55 0
Sự cố II-8 32 15,36 7,62 12,72 3,63
9-8
Sự cố II-9 35 16,8 7,62 12,72 3,97

+ Sự cố II-8:

∆Usc−9−8 % = ∆UscII−9 % + ∆Usc9−8 % = 9,7 + 3,63 = 12,33%

+ Sự cố II-9:

∆Usc−9−8 % = ∆UscII−8 % + ∆Usc9−8 % = 6,14 + 3,63 = 9,77%

57
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Vậy tổn thất điện áp lớn nhất trên đường dây mạch vòng II-8-9-II khi sự cố đường dây
là 12,33%

d) Tính tổn thất khi sự cố 1 tổ máy


Từ phân bố công suất trong chế độ sự cố tổ máy và thông số đường dây liên lạc, ta tính
được tổn thất điện áp trên từng đoạn đường dây. Kết quả được trình bày trong bảng
sau:
Bảng 2. 27 Tổn thất điện áp đường dây liên lạc sự cố một tổ máy của phương án 3
Đường dây Pmax MW Qmax MVAr R (Ω) X (Ω) ∆Usc %
II-6 57,15 27,43 3,59 6,00 3,06
6-4 4,85 2,33 6,99 6,99 0,41
I-4 74,35 35,93 2,77 8,99 4,37
∆UscI−4−6 % = ∆UscI−4 % + ∆Usc6−4 % = 4,37 + 0,41 = 4,78%
∆UscII−6 % = 3,06% < ∆UscI−4−6 %
Vậy tổn thất điện áp trên đường dây liên lạc lớn nhất là 4,37%
Nhận xét: Từ các kết quả tính toán ở trên, ta thấy rằng: Tổn thất điện áp lớn nhất ở
trường hợp bình thường và trường hợp sự cố là ∆Ubtmax = 6,74%, ∆Uscmax =
12,33%. Thỏa mãn điều kiện về tổn thất điện áp.

58
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

2.5 Phương án 4

Hình 2. 8 Sơ đồ nối dây phương án 4

2.5.1 Phân bố công suất


‒ Phân bố công suất cho các đường dây hình tia
Các đường dây I-5, II-7, II-10 là mạng hình tia nên công suất truyền tải trên các lộ
nối từ nguồn đến phụ tải tương ứng chính là các Pi. Khi đó:
ṠI−5 = Ṡ5 = 35 + 16,8j(MVA): ṠII−7 = Ṡ7 = 30 + 14,4j; ṠII−10 = Ṡ10 = 55 + 26,4j
‒ Phân bố công suất cho đường dây liên thông:
+ Xét đường dây I-3-1, ta có:
ṠI−3 = Ṡ1 + Ṡ3 = 65 + 31,2j(MVA); Ṡ3−1 = Ṡ1 = 35 + 16,8j(MVA)
‒ Phân bố công suất cho đường dây mạch vòng
+ Xét mạch vòng II-8-9-II, ta có:
Ṡ9 . (L8−9 + LII−8 ) + Ṡ8 . LII−8 (35 + 16,8j). 61,62 + (32 + 15,36j).31,62
ṠII−9 = =
L8−9 + LII−8 + LII−9 111,62
= 28,39 + 13,63j (MVA)

59
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Ṡ8 . (L8−9 + LII−9 ) + Ṡ9 . LII−9 (32 + 15,36j). 80 + (35 + 16,8j). 50


ṠII−8 = =
L8−9 + LII−8 + LII−9 111,62
= 38,61 + 18,53j (MVA)
Ṡ8−9 = ṠII−8 − Ṡ8 = (38,61 + 18,53j) − (32 + 15,36j) = 6,61 + 3,17J (MVA)

‒ Phân bố công suất cho đường dây liên lạc:


a) Tính công suất truyền tải trên đường dây trong chế độ bình thường
Xét mạch đường dây II-6-4-2-I, ta có:
PII−6 = PF2 − (Ptd + PN + ∆PN )
Trong đó:
• Ptd : Công suất tự dùng trong nhà máy điện 2
• PN : Tổng công suất phụ tải chỉ nối với nhà máy điện 2
• ∆PN : Tổn thất công suất trên các đường dây do nhiệt cung cấp (∆PN = 5%PN )
• PF2 : Tổng công suất phát kinh tế của nhà máy điện 2
+ Theo kết quả tính toán của mục 1.3.1, ta có:
PF2 = 255 MW; Ptd = 25,5 MW
+ Từ sơ đồ lưới điện, ta có:
PN = P7 + P8 + P9 + P10 = 30 + 32 + 35 + 55 = 152 MW
∆PN = 5%PN = 5%. 152 = 7,6 MW
+ Do đó:
PII−6 = 255 − (25,5 + 152 + 7,6) = 69,9MW
+ Công suất phản kháng trên đường dây II-6 có thể tính gần đúng như sau:
Q II−6 = PII−6 . tanφ6 = 69,9.0,48 = 33,55 MVAr
ṠII−6 = PII−6 + jQ II−6 = 69,9 + 33,55j MVA > Ṡ6
+ Khi đó, công suất truyền trên đường dây 6-4 là:
Ṡ6−4 = ṠII−6 − Ṡ6 = 7,9 + 3,79j MVA < Ṡ4
( Điểm 4 là điểm phân công suất trên đường dây liên lạc)
+ Công suất truyền trên đường dây 4-2 là:
Ṡ4−2 = Ṡ2 = 25 + 12j MVA
+ Công suất truyền trên đường dây I-4 là:

60
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

ṠI−4 = Ṡ4 + Ṡ4−2 − Ṡ6−4 = 83,31 + 45,6j MVA


+ Do đó, nhà máy nhiệt điện 1 có tác dụng truyền công suất tác dụng và công suất
phản kháng với giá trị:
Ṡ = 83,31 + 45,6j MVA
b) Tính công suất truyền tải trên đường dây trong chế độ sự cố (Ngừng 1 tổ máy)
Xét mạch đường dây II-6-4-2-I
PII−6 = PF2 − (Ptd + PN + ∆PN )
Trong đó:
• Ptd : Công suất tự dùng trong nhà máy điện 2
• PN : Tổng công suất phụ tải chỉ nối với nhà máy điện 2
• ∆PN : Tổn thất công suất trên các đường dây do nhiệt cung cấp (∆PN = 5%PN )
• PF2 : Tổng công suất phát kinh tế của nhà máy điện 2
+ Theo kết quả tính toán của mục 1.3.3, ta có:
PF2 = 270 MW; Ptd = 27 MW
+ Từ sơ đồ lưới điện, ta có:
PN = P7 + P8 + P9 + P10 = 30 + 32 + 35 + 55 = 152 MW
∆PN = 5%PN = 5%. 152 = 7,6 MW
+ Do đó:
PII−6 = 270 − (27 + 152 + 7,6) = 83,4 MW
+ Công suất phản kháng trên đường dây II-6 có thể tính gần đúng như sau:
Q II−6 = PII−6 . tanφ6 = 83,4.0,48 = 40,03 MVAr
ṠII−6 = PII−6 + jQ II−6 = 83,4 + 40,03j MVA > Ṡ6
+ Khi đó, công suất truyền trên đường dây 6-4 là:
Ṡ6−4 = ṠII−6 − Ṡ6 = 18,4 + 10,27j MVA < Ṡ4
( Điểm 4 là điểm phân công suất trên đường dây liên lạc)
+ Công suất truyền trên đường dây 4-2 là:
Ṡ4−2 = Ṡ2 = 25 + 12j MVA
+ Công suất truyền trên đường dây I-4 là:
ṠI−4 = Ṡ4 + Ṡ4−2 − Ṡ6−4 = 76,6 + 35,33j MVA

61
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

+ Do đó, nhà máy nhiệt điện 1 có tác dụng truyền công suất tác dụng và công suất
phản kháng với giá trị:
Ṡ = 76,6 + 35,33j MVA
2.5.2 Chọn điện áp định mức
‒ Điện áp đoạn đường dây II-6 có giá trị:
UII−6 = 4,34. √28,28 + 16.69,9 = 146,96 kV
Thực hiện tương tự với các đoạn đường dây còn lại, ta có bảng tổng kết sau:
Bảng 2. 28 Bảng chọn điện áp cho các nhánh đường dây phương án 4
Nhánh L (km) P (MW) Utt (kV) Uđm (kV)

I-5 31,62 35 105,56

I-3 30 65 141,97

1-3 28,28 35 105,26

II-7 40 30 98,97

II-10 40 55 131,64
110
II-8 31,62 38,61 110,60

II-9 50 28,39 97,46

8-9 30 6,61 50,57

II-6 28,28 69,9 146,96

6-4 31,62 7,9 54,56

4-2 28,28 25 89,82

I-4 44,72 83,31 161,09

2.5.3 Chọn tiết diện dây dẫn


‒ Xét nhánh đường dây II-6
+ Chọn tiết diện dây dẫn:
• Dòng điện chạy trên đường dây khi phụ tải cực đại:
max
max
SII−6 √69,92 + 33,552
IlvII−6 = . 103 = . 103 = 203,5(A)
n. √3. Uđm 2√3. 110
max
Ilv 203,5
Fkt = = = 203,5 mm2
Jkt 1
62
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

• Do tiết diện dây tính toán là 203,5 mm2 nên ta chọn tiết diện cho lộ đường dây
II-6 là FII−6 = 185 mm2 tương ứng với dây ACSR185 có Icp = 508 A

Tiết diện dây dẫn của các đoạn đường dây còn lại trong mạng điện phương án 4
được chọn tương tự và kết quả được cho trong bảng sau:
Bảng 2. 29 Chọn dây dẫn cho mạng điện theo phương án 4
Đường Pmax Qmax Số
Imax A Ftt mm2 Ftc , mm2 Loại dây Icp , A
dây MW MVAr lộ
I-5 35 16,8 101,9 2 101,9 95 ACSR95 338
I-3 65 31,2 189,2 2 189,2 185 ACSR185 508
1-3 35 16,8 101,9 2 101,9 95 ACSR95 338
II-7 30 14,4 87,3 2 87,3 95 ACSR95 338
II-10 55 26,4 160,1 2 160,1 150 ACSR150 438
II-8 38,61 18,53 224,8 1 224,8 240 ACSR240 601
II-9 28,39 13,63 165,3 1 165,3 150 ACSR150 438
8-9 6,61 3,17 38,5 1 38,5 70 ACSR70 273
II-6 69,9 33,55 203,5 2 203,5 185 ACSR185 508
6-4 7,9 3,79 23,0 2 23,0 70 ACSR70 273
4-2 25 12 72,8 2 72,8 70 ACSR70 273
I-4 83,31 45,6 249,2 2 249,2 240 ACSR240 601

2.5.4 Kiểm tra điều kiện phát nóng và tổn thất vầng quang

Sau khi chọn tiết diện dây dẫn thì ta phải tiến hành kiểm tra điều kiện vầng quang
và điều kiện phát nóng. Ở đây điều kiện vầng quang được thỏa mãn nếu tiết diện dây
dẫn thỏa mãn F chọn ≥ 70 mm2 . Trong quá trình chọn thì điều kiện này đã được thỏa
mãn.

‒ Kiểm tra điều kiện phát nóng:

a) Xét một mạch đường dây kép


Xét đường dây II-6
• Khi làm việc ở chế độ bình thường:
max max
Ilv = 203,5 A và Icb = Ilv < k1 . k 2 . Icp = 0,88.508 = 447,04 A

• Sự cố nặng nề nhất là sự cố đứt 1 dây, khi đó:


max max max
Isc = 2. Ilv = 2.203,5 = 407 A và Isc < k1 . k 2 . Icp = 0,88.508 = 447,04 A

Do đó, đường dây II-6 thỏa mãn điều kiện phát nóng.
Tính toán tương tự với các đường dây còn lại, ta có kết quả được trình bày trong
bảng 2.30
b) Xét đường dây mạch vòng
63
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Trong mạng điện thiết kế, có một mạch vòng II-8-9-II. Đối với mạch vòng này, để
kiểm tra phát nóng trong trường hợp sự cố, ta kiểm tra hai trường hợp:
• Ngừng mạch đường dây II-8
• Ngừng mạch đường dây II-9
+ Sự cố ngừng mạch II-8

Lúc này, đường dây II-9-8 phải truyền đủ công suất cho Ṡ8 , Ṡ9 . Khi đó:

ṠscII−9 = Ṡ8 + Ṡ9 = 67 + 32,16j MVA

Ṡsc9−8 = Ṡ8 = 32 + 15,36j MVA


Dòng điện chạy trên các đường dây trong trường hợp sự cố có giá trị là:
max
max
SII−9 √672 + 32,162
IscII−9 = . 103 = . 103 = 390 A > k1 . k2 . IcpII−9 = 385,4 A
n. √3. Uđm √3. 110
max √322 + 15,362
max
S9−8
Isc9−8 = . 103 = . 103 = 186,3 A < k1 . k2 . Icp9−8 = 240,24 A
n. √3. Uđm √3. 110

Chọn lại dây dẫn cho đoạn dây II-9, thay dây ACSR150 bằng dây ACSR185 có
Icp = 508 và k1 . k2 . Icp = 447,04

+ Sự cố ngừng mạch II-9

Lúc này, đường dây II-8-9 phải truyền đủ công suất cho Ṡ8 , Ṡ9

ṠscII−8 = Ṡ8 + Ṡ9 = 67 + 32,16j MVA

Ṡs8−9 = Ṡ9 = 35 + 16,8j MVA


Dòng điện chạy trên các đường dây trong trường hợp sự cố có giá trị là:
max
max
SII−8 √672 + 32,162
IscII−8 = . 103 = . 103 = 390 A < k1 . k2 . IcpII−8 = 528,88 A
n. √3. Uđm √3. 110
max √352 + 16,82
max
S9−8
Isc9−8 = . 103 = . 103 = 203,8 A < k1 . k2 . Icp9−8 = 240,24 A
n. √3. Uđm √3. 110

c) Xét mạch đường dây liên lạc nối 2 nhà máy


Ta kiểm tra 2 trường hợp:
• Trường hợp 1: Ngừng 1 mạch của đường dây liên lạc (đã được kiểm tra ở mục
a, xem kết quả tại bảng 2.30)
• Trường hợp 2: Ngừng 1 tổ máy của nhà máy điện 1
+ Xét sự cố ngừng một tổ máy của nhà máy điện 1:

64
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

max
max SII−6 √83,42 + 40,032
IsclI−6 = . 103 = . 103 = 242,8 A < k1 . k 2 . IcpII−6 = 447 A
n. √3. Uđm 2√3. 110

max √18,42 + 10,272


max S6−4
Ilv6−4 = . 103 = . 103 = 55,3 A < k1 . k 2 . Icp6−4 = 240,2 A
n. √3. Uđm 2√3. 110
max max
Ilv4−2 = I4−2 = 72,8 A < k1 . k 2 . Icp4−2 = 240,2 A

max
max
SI−4 √76,62 + 35,332
IscI−4 = . 103 = . 103 = 221,4 A < k1 . k 2 . IcpI−4 = 528,9 A
n. √3. Uđm 2√3. 110

Bảng 2. 30: Kiểm tra điều kiện phát nóng sự cố ngừng một mạch phương án 4

Đường Icp k1 . k 2 . Icp Imax Isc


Loại dây Loại sự cố Kết luận
dây (A) (A) (A) (A)
I-5 ACSR95 338 297,4 101,9 203,8 Thỏa mãn
I-3 ACSR185 508 447,0 189,2 378,4 Thỏa mãn
1-3 ACSR95 338 297,4 101,9 203,8 Thỏa mãn
II-7 ACSR95 338 297,4 87,3 174,6 Thỏa mãn
Ngừng một
II-10 ACSR150 438 385,4 160,1 320,2 Thỏa mãn
mạch
II-6 ACSR185 508 447,0 203,5 407 Thỏa mãn
đường dây
6-4 ACSR70 273 240,2 23 46 Thỏa mãn
kép
4-2 ACSR70 273 240,2 72,8 145,6 Thỏa mãn
I-4 ACSR240 601 528,9 249,2 498,4 Thỏa mãn
Bảng 2. 31 Kiểm tra điều kiện phát nóng của đường dây mạch vòng phương án 4

Đường Icp k1 . k 2 . Icp Imax Isc


Loại dây Loại sự cố Kết luận
dây (A) (A) (A) (A)
II-9 ACSR-185 438 447,4 165,3 390 Ngừng Thỏa mãn
9-8 ACSR-70 273 240,2 38,5 186,3 mạch II-8 Thỏa mãn
II-8 ACSR-240 601 528,9 224,8 390 Ngừng Thỏa mãn
9-8 ACSR-70 273 240,2 38,5 203,8 mạch II-9 Thỏa mãn

Bảng 2. 32 Kiểm tra điều kiện phát nóng ngừng một tổ máy phương án 4
Đường k1 . k 2 . Icp
Loại dây Icp (A) Isc (A) Loại sự cố Kết luận
dây (A)
II-6 ACSR-185 508 447,0 242,8 Thỏa mãn
Ngừng một
6-4 ACSR-70 273 240,2 55,3 Thỏa mãn
tổ máy của
4-2 ACSR70 273 240,2 72,8 Thỏa mãn
nhà máy 1
I-4 ACSR-240 601 528,9 221,4 Thỏa mãn
65
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

2.5.5 Tính các thông số của đường dây


Ta có các thông số tập trung R, X, B của đường dây được tính bằng các công
thức sau:
1 1 B n
R= . r0 . L; X = . x0 . L; = . b0 . L
n n 2 2
Trong đó:
• n: Là số lộ đường dây.
• n = 1: Nếu lộ đơn.
• n = 2: Nếu lộ kép.
Khi đó, ta có bảng thông số đường dây của các mạch trong phương án như sau:
Bảng 2. 33 Thông số đường dây của các mạch đường dây trong phương án 4

Đường Số L r0 x0 b0 .10−6 R X B/2


Loại dây
dây lộ km Ω/km Ω/km S/km Ω Ω 10−4S

I-5 ACSR95 2 31,62 0,301 0,432 2,649 4,76 6,83 0,84

I-3 ACSR185 2 30 0,153 0,411 2,79 2,30 6,17 0,84

1-3 ACSR95 2 28,28 0,301 0,432 2,649 4,26 6,11 0,75

II-7 ACSR95 2 40 0,301 0,432 2,649 6,02 8,64 1,06

II-10 ACSR150 2 40 0,207 0,415 2,758 4,14 8,30 1,10

II-8 ACSR240 1 31,62 0,153 0,411 2,79 4,84 13,00 0,44

II-9 ACSR185 1 50 0,153 0,411 2,79 7,65 20,55 0,70

8-9 ACSR70 1 30 0,254 0,424 2,703 7,62 12,72 0,41

II-6 ACSR185 2 28,28 0,153 0,411 2,79 2,16 5,81 0,79

6-4 ACSR70 2 31,62 0,442 0,442 2,583 6,99 6,99 0,82

4-2 ACSR70 2 28,28 0,442 0,442 2,583 6,25 6,25 0,73

I-4 ACSR240 2 44,72 0,124 0,402 2,851 2,77 8,99 1,27

2.5.6 Tính tổn thất điện áp


Chất lượng điện năng cung cấp cho các hộ tiêu thụ được đặc trưng bằng tần số
của dòng điện và độ lệch điện áp so với điện áp định mức trên các cực của thiết bị
dùng điện. Khi thiết kế ta giả thiết rằng hệ thống hoặc các nguồn cung cấp có đủ công

66
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

suất tác dụng để cung cấp cho các phụ tải. Do đó không xét đến vấn đề duy trì tần số.
Vì vậy chỉ tiêu chất lượng điện năng là tổn thất điện áp.
Do đó khi chọn sơ bộ các phương án cung cấp điện có thể đánh giá chất lượng
điện năng theo các giá trị tổn thất điện áp.
Tổn thất điện áp trên các lộ đường dây được tính như sau:
Pij . R ij + Q ij . X ij
∆Uij % = 2
Uđm

Trong đó:
• PN−i , Q N−i : Công suất chạy trên đường dây ij.
• R N−i , X N−i : Điện trở và điện kháng của đường dây ij.
Tổn thất điện áp trong trường hợp sự cố bao gồm:
• Sự cố ngừng một mạch của đường dây 2 mạch: ∆Usc % = 2. ∆Ubt %
• Sự cố hỏng 1 tổ máy phát
• Sự cố một dây dẫn trong mạch vòng
a) Tính tổn thất điện áp lúc bình thường
+ Tính cho đường dây hình tia và liên thông
• Xét đoạn đường dây I-3, ta có:
PI−3 . R I−3 + Q I−3 . X I−3 65.2,3 + 31,2.6,17
∆UbtI−3 % = 2 = = 2,83%
Uđm 1102

• Tính toán tương tự với đường dây 8-9, ta có:


P3−1 . R 3−1 + Q 3−1 . X 3−1
∆Ubt3−1 % = 2 = 2,08%
Uđm

• Khi đó:
∆UbtI−3−1 % = ∆UbtI−3 % + ∆Ubt3−1 % = 2,83 + 2,08 = 4,91%
Các đường dây khác tính tương tự, ta được bảng kết quả trong bảng 2.34

+ Tổn thất đường dây liên lạc:


Từ kết quả bảng 2.34, ta thấy rằng điểm 4 là điểm có điện áp thấp nhất trên đường
dây liên lạc. Ở đây ta coi điện áp trên thanh cái của 2 nhà máy điện là bằng nhau. Ta so
sánh tổn thất điện áp từ 2 nguồn đến điểm 4 để tìm ra tổn thất điện áp lớn nhất trên
đường dây liên lạc.
∆UbtII−6−4−2 % = ∆UbtII−6 % + ∆Ubt6−4 % + ∆Ubt4−2 % = 2,86 + 0,68 + 1,91
= 5,45%
∆UbtI−4−2 % = ∆UbtI−4 % + ∆Ubt4−2 % = 1,91 + 5,3 = 7,21%

67
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Vậy tổn thất điện áp lớn nhất của đường dây liên lạc ở trường hợp bình thường là:
7,21%

+ Tổn thất đường dây mạch vòng II-8-9-II:


Theo tính toán phân bố công suất tại mục 2.4.1, trong mạch vòng II-9-8-II, nút 8 là
nút phân công suất. Do đó, tổn thất đường dây mạch vòng được tính như sau:
∆UbtII−9−8 % = ∆UbtII−9 % + ∆Ubt9−8 % = 4,11 + 0,75 = 4,86% > ∆UbtII−8 %
Vậy tổn thất điện áp lớn nhất của đường dây liên lạc ở trường hợp bình thường là
4,86%
Bảng 2. 34 Tổn thất điện áp trên các đường dây khi bình thường theo phương án 4
Đường dây Pmax MW Qmax MVAr R (Ω) X (Ω) ∆Ubt %

I-5 35 16,8 4,76 6,83 2,33


I-3 65 31,2 2,3 6,17 2,83
1-3 35 16,8 4,26 6,11 2,08
I-3-1 4,91
II-7 30 14,4 6,02 8,64 2,52
II-10 55 26,4 4,14 8,3 3,69
II-8 38,61 18,53 4,84 13 3,54
II-9 28,39 13,63 7,65 20,55 4,11
8-9 6,61 3,17 7,62 12,72 0,75
II-8-9-II 4,86
II-6 69,9 33,55 2,16 5,81 2,86
6-4 7,9 3,79 6,99 6,99 0,68
4-2 25 12 6,25 6,25 1,91
I-4 83,31 45,6 2,77 8,99 5,3
II-6-4-2-I 7,21

b) Tính tổn thất khi sự cố đường dây


+ Đối với đường dây hình tia, tổn thất điện áp khi sự cố đường dây được tính:
∆Usc % = 2. ∆Ubt %
Khi đó, xét với đường dây I-3, ta được
∆UscI−3 % = 2. ∆UbtI−3 % = 2.2,83 = 5,66%
• Đối với đường dây liên thông, xét đoạn đường dây II-8-9, ta có:
∆UscI−3−1 % = ∆UscI−3 % + ∆Ubt3−1 % = 5,66 + 2,08 = 7,74%
+ Đối với đường dây liên lạc:

68
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Đối với đường dây liên lạc, ta đã xác định được 4 là điểm có điện áp thấp nhất,
việc tính toán tổn thất điện áp sự cố hoàn toàn giống đường dây liên thông:
∆UscII−6−4−2 % = ∆UscII−6 % + ∆Ubt6−4 % + ∆Ubt4−2 % = 2.2,86 + 0,68 + 1,91
= 8,31%
∆UscI−4−2 % = ∆UscI−4 % + ∆Ubt4−2 % = 2.5,3 + 1,91 = 12,51%
Tương tự đối với các đường dây còn lại, ta có kết quả vào bảng sau:

Bảng 2. 35 Tổn thất điện áp trường hợp sự cố đường dây phương án 4


Đường dây Pmax MW Qmax MVAr R (Ω) X (Ω) ∆Ubt % ∆Usc %

I-5 35 16,8 4,76 6,83 2,33 4,66


I-3 65 31,2 2,3 6,17 2,83 5,66
1-3 35 16,8 4,26 6,11 2,08 4,16
I-3-1 7,74
II-7 30 14,4 6,02 8,64 2,52 5,04
II-10 55 26,4 4,14 8,3 3,69 7,38
II-6 69,9 33,55 2,16 5,81 2,86 5,72
6-4 7,9 3,79 6,99 6,99 0,68 1,36
4-2 25 12 6,25 6,25 1,91 3,82
I-4 83,31 45,6 2,77 8,99 5,3 10,6
II-6-4-2-I 12,51

• Đối với đường dây mạch vòng II-8-9-II:

Sử dụng phân bố công suất khi sự cố đã tính toán ở phần kiểm tra điều kiện phát
nóng đường dây mạch vòng, cùng với thông số đường dây đã tính ở bảng 2.33, ta tính
được tổn thất điện áp trên các đường dây của mạch vòng II-8-9-II trong các trường
hợp sự cố. Kết quả như sau:
Bảng 2. 36 Tổn thất điện áp khi sự cố trên đường dây mạch vòng của phương án 3

Đường dây Sự cố Pmax MW Q max MVAr R (Ω) X (Ω) ∆Usc %


Sự cố II-8 0 0 4,84 13 0
II-8
Sự cố II-9 67 32,16 4,84 13 6,14
Sự cố II-8 67 32,16 7,65 20,55 9,70
II-9
Sự cố II-9 0 0 7,65 20,55 0
Sự cố II-8 32 15,36 7,62 12,72 3,63
9-8
Sự cố II-9 35 16,8 7,62 12,72 3,97

69
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

+ Sự cố II-8:

∆Usc−9−8 % = ∆UscII−9 % + ∆Usc9−8 % = 9,7 + 3,63 = 12,33%

+ Sự cố II-9:

∆Usc−9−8 % = ∆UscII−8 % + ∆Usc9−8 % = 6,14 + 3,63 = 9,77%

Vậy tổn thất điện áp lớn nhất trên đường dây mạch vòng II-8-9-II khi sự cố đường dây
là 12,33%
d) Tính tổn thất khi sự cố 1 tổ máy
Từ phân bố công suất trong chế độ sự cố tổ máy và thông số đường dây liên lạc, ta tính
được tổn thất điện áp trên từng đoạn đường dây. Kết quả được trình bày trong bảng
sau:
Bảng 2. 37 Tổn thất điện áp đường dây liên thông khi sự cố 1 tổ máy phương án 2

Đường dây Pmax MW Q max MVAr R (Ω) X (Ω) ∆Usc %


II-6 83,4 40,03 6,99 6,99 7,13
6-4 18,4 10,27 6,25 6,25 1,48
I-4 76,6 35,33 2,77 8,99 4,38

Từ phân bố công suất trong chế độ sự cố tổ máy và thông số đường dây liên lạc, ta tính
được tổn thất điện áp trên từng đoạn đường dây. Kết quả được trình bày trong bảng
sau:
∆UscII−6−4−2 % = ∆UscII−6 % + ∆Usc6−4 % + ∆Ubt4−2 % = 7,13 + 1,48 + 1,91
= 10,52%
∆UscI−4−2 % = ∆UscI−4 % + ∆Ubt4−2 % = 4,38 + 1,91 = 6,29
Vậy tổn thất điện áp trên đường dây liên lạc lớn nhất là 10,52%
Nhận xét: Từ các kết quả tính toán ở trên, ta thấy rằng: Tổn thất điện áp lớn nhất ở
trường hợp bình thường và trường hợp sự cố là ∆Ubtmax = 7,21%, ∆Uscmax =
12,51%. Thỏa mãn điều kiện về tổn thất điện áp.

70
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

2.6 Phương án 5

Hình 2. 9 Sơ đồ nối dây phương án 5

2.6.1 Phân bố công suất


Các đường dây II-7, II-10 là mạng hình tia nên công suất truyền tải trên các lộ nối
từ nguồn đến phụ tải tương ứng chính là các Pi. Khi đó:
ṠII−7 = Ṡ7 = 30 + 14,4j; ṠII−10 = Ṡ10 = 55 + 26,4j
‒ Phân bố công suất cho đường dây liên thông:
+ Xét đường dây I-3-1, ta có:
ṠI−3 = Ṡ1 + Ṡ3 = 65 + 31,2j(MVA); Ṡ3−1 = Ṡ1 = 35 + 16,8j(MVA)
+ Tương tự, ta có công suất trên mạch đường dây II-8-9 và I-5-2 như sau:
ṠII−8 = Ṡ8 + Ṡ9 = 67 + 32,16j(MVA); Ṡ8−9 = Ṡ9 = 35 + 16,8j(MVA)
ṠI−5 = Ṡ2 + Ṡ5 = 60 + 28,8j(MVA); Ṡ5−2 = Ṡ2 = 25 + 12j(MVA)
‒ Phân bố công suất cho đường dây liên lạc:
a) Tính công suất truyền tải trên đường dây trong chế độ bình thường
Xét mạch đường dây liên lạc, ta có:
PII−6 = PF2 − (Ptd + PN + ∆PN )
71
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Trong đó:
• Ptd : Công suất tự dùng trong nhà máy điện 2
• PN : Tổng công suất phụ tải chỉ nối với nhà máy điện 2
• ∆PN : Tổn thất công suất trên các đường dây do nhiệt cung cấp (∆PN = 5%PN )
• PF2 : Tổng công suất phát kinh tế của nhà máy điện 2
+ Theo kết quả tính toán của mục 1.3.1, ta có:
PF2 = 255 MW; Ptd = 25,5 MW
+ Từ sơ đồ lưới điện, ta có:
PN = P7 + P8 + P9 + P10 = 30 + 32 + 35 + 55 = 152 MW
∆PN = 5%PN = 5%. 152 = 7,6 MW
+ Do đó:
PII−6 = 255 − (25,5 + 152 + 7,6) = 69,9MW
+ Công suất phản kháng trên đường dây II-6 có thể tính gần đúng như sau:
Q II−6 = PII−6 . tanφ6 = 69,9.0,48 = 33,55 MVAr
ṠII−6 = PII−6 + jQ II−6 = 69,9 + 33,55j MVA > Ṡ6
+ Khi đó, công suất truyền trên đường dây 6-4 là:
Ṡ6−4 = ṠII−6 − Ṡ6 = 7,9 + 3,79j MVA < Ṡ4
( Điểm 4 là điểm phân công suất trên đường dây liên lạc)
+ Công suất truyền trên đường dây I-4 là:
ṠNĐ1−4 = Ṡ4 + Ṡ6−4 = 77,9 + 37,39j MVA
+ Do đó, nhà máy nhiệt điện 1 có tác dụng truyền công suất tác dụng và công suất
phản kháng với giá trị:
Ṡ = 77,9 + 37,39j MVA
b) Tính công suất truyền tải trên đường dây trong chế độ sự cố (Ngừng 1 tổ máy)
Xét mạch đường dây liên lạc, ta có:
PII−6 = PF2 − (Ptd + PN + ∆PN )
Trong đó:
• Ptd : Công suất tự dùng trong nhà máy điện 2
• PN : Tổng công suất phụ tải chỉ nối với nhà máy điện 2
• ∆PN : Tổn thất công suất trên các đường dây do nhiệt cung cấp (∆PN = 5%PN )
72
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

• PF2 : Tổng công suất phát kinh tế của nhà máy điện 2
+ Theo kết quả tính toán của mục 1.3.3, ta có:
PF2 = 270 MW; Ptd = 27 MW
+ Từ sơ đồ lưới điện, ta có:
PN = P7 + P8 + P9 + P10 = 30 + 32 + 35 + 55 = 152 MW
∆PN = 5%PN = 5%. 152 = 7,6 MW
+ Do đó:
PII−6 = 270 − (27 + 152 + 7,6) = 83,4 MW
+ Công suất phản kháng trên đường dây II-6 có thể tính gần đúng như sau:
Q II−6 = PII−6 . tanφ6 = 83,4.0,48 = 40,03 MVAr
ṠII−6 = PII−6 + jQ II−6 = 83,4 + 40,03j MVA > Ṡ6
+ Khi đó, công suất truyền trên đường dây 6-4 là:
Ṡ6−4 = ṠII−6 − Ṡ6 = 18,4 + 10,27j MVA < Ṡ4
( Điểm 4 là điểm phân công suất trên đường dây liên lạc)
+ Công suất truyền trên đường dây I-4 là:
ṠI−4 = Ṡ4 + Ṡ6−4 = 88,4 + 43,87j MVA
+ Do đó, nhà máy nhiệt điện 1 có tác dụng truyền công suất tác dụng và công suất
phản kháng với giá trị:
Ṡ = 88,4 + 43,87j MVA
2.6.2 Chọn điện áp định mức
‒ Điện áp đoạn đường dây II-6 có giá trị:
UII−6 = 4,34. √28,28 + 16.69,9 = 146,96 kV
Thực hiện tương tự với các đoạn đường dây còn lại, ta có bảng tổng kết sau:

73
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Bảng 2. 38 Bảng chọn điện áp cho các nhánh đường dây phương án 5

Nhánh L (km) P (MW) Utt (kV) Uđm (kV)

I-5 31,62 60 136,67


5-2 31,62 25 90,17
I-3 30 65 141,97
1-3 28,28 35 105,26
II-7 40 30 98,97
110
II-10 40 55 131,64
II-8 31,62 67 144,18
8-9 30 35 105,42
II-6 28,28 69,9 146,96
6-4 31,62 7,9 54,56
I-4 44,72 77,9 155,95

2.6.3 Chọn tiết diện dây dẫn


‒ Xét nhánh đường dây II-6
+ Chọn tiết diện dây dẫn:
• Dòng điện chạy trên đường dây khi phụ tải cực đại:
max
max
SII−6 3
√69,92 + 33,552
IlvII−6 = . 10 = . 103 = 203,5(A)
n. √3. Uđm 2√3. 110
max
Ilv 203,5
Fkt = = = 203,5 mm2
Jkt 1
• Do tiết diện dây tính toán là 203,5 mm2 nên ta chọn tiết diện cho lộ đường dây
II-6 là FII−6 = 185 mm2 tương ứng với dây ACSR 185 có Icp = 508 A

Tiết diện dây dẫn của các đoạn đường dây còn lại trong mạng điện phương án 5
được chọn tương tự và kết quả được cho trong bảng sau:

74
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Bảng 2. 39 Chọn dây dẫn cho mạng điện theo phương án 5

Đường Pmax Qmax Số


Imax A Ftt mm2 Ftc , mm2 Loại dây Icp , A
dây MW MVAr lộ
I-5 60 28,8 174,7 2 174,7 185 ACSR185 508
5-2 25 12 72,8 2 72,8 70 ACSR70 273
I-3 65 31,2 189,2 2 189,2 185 ACSR185 508
1-3 35 16,8 101,9 2 101,9 95 ACSR95 338
II-7 30 14,4 87,3 2 87,3 95 ACSR95 338
II-10 55 26,4 160,1 2 160,1 150 ACSR150 438
II-8 67 32,16 195,0 2 195,0 185 ACSR185 508
8-9 35 16,8 101,9 2 101,9 95 ACSR95 338
II-6 69,9 33,55 203,5 2 203,5 185 ACSR185 508
6-4 7,9 3,79 23,0 2 23,0 70 ACSR70 273
I-4 77,9 37,39 226,8 2 226,8 240 ACSR240 601
2.6.4 Kiểm tra điều kiện phát nóng và tổn thất vầng quang

Sau khi chọn tiết diện dây dẫn thì ta phải tiến hành kiểm tra điều kiện vầng quang
và điều kiện phát nóng. Ở đây điều kiện vầng quang được thỏa mãn nếu tiết diện dây
dẫn thỏa mãn F chọn ≥ 70 mm2 . Trong quá trình chọn thì điều kiện này đã được thỏa
mãn.

‒ Kiểm tra điều kiện phát nóng:

a) Xét một mạch đường dây kép


Xét đường dây II-6
• Khi làm việc ở chế độ bình thường:
max max
Ilv = 203,5 A và Icb = Ilv < k1 . k 2 . Icp = 0,88.508 = 447,04 A

• Sự cố nặng nề nhất là sự cố đứt 1 dây, khi đó:


max max max
Isc = 2. Ilv = 2.203,5 = 407 A và Isc < k1 . k 2 . Icp = 0,88.508 = 447,04 A

Do đó, đường dây II-6 thỏa mãn điều kiện phát nóng.
Tính toán tương tự với các đường dây còn lại, ta có kết quả được trình bày trong
bảng 2.40
b) Xét mạch đường dây liên lạc nối 2 nhà máy
Ta kiểm tra 2 trường hợp:
• Trường hợp 1: Ngừng 1 mạch của đường dây liên lạc (đã được kiểm tra ở mục
a, xem kết quả tại bảng 2.41)
• Trường hợp 2: Ngừng 1 tổ máy của nhà máy điện 1
75
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Xét sự cố ngừng một tổ máy của nhà máy điện 1:

max
max SII−6 √83,42 + 40,032
IsclI−6 = . 103 = . 103 = 242,8 A < k1 . k 2 . IcpII−6 = 447 A
n. √3. Uđm 2√3. 110

max √18,42 + 10,272


max S6−4
Ilv6−4 = . 103 = . 103 = 55,3 A < k1 . k 2 . Icp6−4 = 240,2 A
n. √3. Uđm 2√3. 110

max
max
SI−4 √88,42 + 43,872
IscI−4 = . 103 = . 103 = 259 A < k1 . k 2 . IcpI−4 = 528,9 A
n. √3. Uđm 2√3. 110

Vậy trong trường hợp này, dây dẫn đã chọn vẫn thỏa mãn điều kiện phát nóng
Bảng 2. 40: Kiểm tra điều kiện phát nóng sự cố ngừng một mạch phương án 5

Đường Icp k1 . k 2 . Icp Imax Isc


Loại dây Loại sự cố Kết luận
dây (A) (A) (A) (A)
I-5 ACSR185 508 447,0 174,7 349,4 Thỏa mãn
5-2 ACSR70 273 240,2 72,8 145,6 Thỏa mãn
I-3 ACSR185 508 447,0 189,2 378,4 Thỏa mãn
1-3 ACSR95 338 297,4 101,9 203,8 Thỏa mãn
II-7 ACSR95 338 297,4 87,3 174,6 Thỏa mãn
II-10 ACSR150 438 385,4 160,1 320,2 Ngừng một Thỏa mãn
II-8 ACSR185 508 447,0 195 390 mạch Thỏa mãn
8-9 ACSR95 338 297,4 101,9 203,8 đường dây Thỏa mãn
II-6 ACSR185 508 447,0 203,5 407 kép Thỏa mãn
6-4 ACSR70 273 240,2 23 46 Thỏa mãn
I-4 ACSR240 601 528,9 226,8 453,6 Thỏa mãn

Bảng 2. 41 Kiểm tra điều kiện phát nóng của đường dây liên lạc phương án 5
Đường k1 . k 2 . Icp
Loại dây Icp (A) Isc (A) Loại sự cố Kết luận
dây (A)
II-6 ACSR-185 508 447,0 242,8 Ngừng một Thỏa mãn
6-4 ACSR-70 273 240,2 55,3 tổ máy của Thỏa mãn
I-4 ACSR-240 601 528,9 259 nhà máy 1 Thỏa mãn

76
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

2.6.5 Tính các thông số của đường dây


Ta có các thông số tập trung R, X, B của đường dây được tính bằng các công
thức sau:
1 1 B n
R= . r0 . L; X = . x0 . L; = . b0 . L
n n 2 2
Trong đó:
• n: Là số lộ đường dây.
• n = 1: Nếu lộ đơn.
• n = 2: Nếu lộ kép.
Khi đó, ta có bảng thông số đường dây của các mạch trong phương án như sau:
Bảng 2. 42 Thông số đường dây của các mạch đường dây trong phương án 5

Đường Số L r0 x0 b0 .10−6 R X B/2


Loại dây
dây lộ km Ω/km Ω/km S/km Ω Ω 10−4S

I-5 ACSR185 2 31,62 0,153 0,411 2,79 2,42 6,5 0,88

5-2 ACSR70 2 31,62 0,442 0,442 2,583 6,99 6,99 0,82

I-3 ACSR185 2 30 0,153 0,411 2,79 2,3 6,17 0,84

3-1 ACSR95 2 28,28 0,301 0,432 2,649 4,26 6,11 0,75

II-7 ACSR95 2 40 0,301 0,432 2,649 6,02 8,64 1,06

II-10 ACSR150 2 40 0,207 0,415 2,758 4,14 8,3 1,1

II-8 ACSR185 2 31,62 0,153 0,411 2,79 2,42 6,5 0,88

9-8 ACSR95 2 30 0,301 0,432 2,649 4,52 6,48 0,79

II-6 ACSR185 2 28,28 0,153 0,411 2,79 2,16 5,81 0,79

6-4 ACSR70 2 31,62 0,442 0,442 2,583 6,99 6,99 0,82

I-4 ACSR240 2 44,72 0,124 0,402 2,851 2,77 8,99 1,27

2.6.6 Tính tổn thất điện áp


Chất lượng điện năng cung cấp cho các hộ tiêu thụ được đặc trưng bằng tần số
của dòng điện và độ lệch điện áp so với điện áp định mức trên các cực của thiết bị
dùng điện. Khi thiết kế ta giả thiết rằng hệ thống hoặc các nguồn cung cấp có đủ công
suất tác dụng để cung cấp cho các phụ tải. Do đó không xét đến vấn đề duy trì tần số.
Vì vậy chỉ tiêu chất lượng điện năng là tổn thất điện áp.
77
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Do đó khi chọn sơ bộ các phương án cung cấp điện có thể đánh giá chất lượng
điện năng theo các giá trị tổn thất điện áp.
Tổn thất điện áp trên các lộ đường dây được tính như sau:
Pij . R ij + Q ij . X ij
∆Uij % = 2
Uđm

Trong đó:
• PN−i , Q N−i : Công suất chạy trên đường dây ij.
• R N−i , X N−i : Điện trở và điện kháng của đường dây ij.
Tổn thất điện áp trong trường hợp sự cố bao gồm:
• Sự cố ngừng một mạch của đường dây 2 mạch: ∆Usc % = 2. ∆Ubt %
• Sự cố hỏng 1 tổ máy phát
• Sự cố một dây dẫn trong mạch vòng
a) Tính tổn thất điện áp lúc bình thường
+ Tính cho đường dây hình tia và liên thông
• Xét đoạn đường dây II-8, ta có:
PII−8 . R II−8 + Q II−8 . X II−8 67.2,42 + 32,16.6,5
∆UbtII−8 % = 2 = = 3,07%
Uđm 1102

• Tính toán tương tự với đường dây 8-9, ta có:


P8−9 . R 8−9 + Q 8−9 . X 8−9
∆Ubt8−9 % = 2 = 2,21%
Uđm

• Khi đó:
∆UbtII−8−9 % = ∆UbtII−8 % + ∆Ubt8−9 % = 3,07 + 2,21 = 5,28%
Các đường dây khác tính tương tự, ta được bảng kết quả trong bảng 2.44

+ Tổn thất đường dây liên lạc:


Từ kết quả bảng 2.44, ta thấy rằng điểm 4 là điểm có điện áp thấp nhất trên đường
dây liên lạc. Ở đây ta coi điện áp trên thanh cái của 2 nhà máy điện là bằng nhau. Ta so
sánh tổn thất điện áp từ 2 nguồn đến điểm 4 để tìm ra tổn thất điện áp lớn nhất trên
đường dây liên lạc.
∆UbtII−6−4 % = ∆UbtII−6 % + ∆Ubt6−4 % = 2,86 + 0,68 = 3,54% < ∆UbtI−4 %
Vậy tổn thất điện áp lớn nhất của đường dây liên lạc ở trường hợp bình thường là
4,56%

78
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Bảng 2. 43 Tổn thất điện áp trên các đường dây khi bình thường theo phương án 5
Đường dây Pmax MW Qmax MVAr R (Ω) X (Ω) ∆Ubt %
I-5 60 28,8 2,42 6,5 2,75
5-2 25 12 6,99 6,99 2,14
I-5-2 4,89
I-3 65 31,2 2,3 6,17 2,83
1-3 35 16,8 4,26 6,11 2,08
I-3-1 4,91
II-7 30 14,4 6,02 8,64 2,52
II-10 55 26,4 4,14 8,3 3,69
II-8 67 32,16 2,42 6,5 3,07
8-9 35 16,8 4,52 6,48 2,21
II-8-9 5,28
II-6 69,9 33,55 2,16 5,81 2,86
6-4 7,9 3,79 6,99 6,99 0,68
I-4 77,9 37,39 2,77 8,99 4,56
II-6-4-I 4,56

b) Tính tổn thất khi sự cố đường dây


+ Đối với đường dây hình tia, tổn thất điện áp khi sự cố đường dây được tính:
∆Usc % = 2. ∆Ubt %
Khi đó, xét với đường dây II-8, ta được
∆UscII−8 % = 2. ∆UbtII−8 % = 2.3,07 = 6,14%
+ Đối với đường dây liên thông, xét đoạn đường dây II-8-9, ta có:
∆UscII−8−9 % = ∆UscII−8 % + ∆Ubt8−9 % = 6,14 + 2,21 = 8,35%
+ Đối với đường dây liên lạc:
Đối với đường dây liên lạc, ta đã xác định được 4 là điểm có điện áp thấp nhất,
việc tính toán tổn thất điện áp sự cố hoàn toàn giống đường dây liên thông:
∆UscII−6−4 % = ∆UscII−6 % + ∆Ubt6−4 % = 2.2,86 + 0,68 = 6,4%
∆UscI−4 % = 2. ∆UbtI−4 % = 2.4,56 = 9,12% > ∆UscII−6−4 %
Tương tự đối với các đường dây còn lại, ta có kết quả vào bảng sau:

79
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Bảng 2. 44 Tổn thất điện áp trường hợp sự cố đường dây phương án 5


Đường dây Pmax MW Q max MVAr R (Ω) X (Ω) ∆Ubt % ∆Usc %
I-5 60 28,8 2,42 6,5 2,75 5,5
5-2 25 12 6,99 6,99 2,14 4,28
I-5-2 7,64
I-3 65 31,2 2,3 6,17 2,83 5,66
1-3 35 16,8 4,26 6,11 2,08 4,16
I-3-1 7,74
II-7 30 14,4 6,02 8,64 2,52 5,04
II-10 55 26,4 4,14 8,3 3,69 7,38
II-8 67 32,16 2,42 6,5 3,07 6,14
8-9 35 16,8 4,52 6,48 2,21 4,42
II-8-9 8,35
II-6 69,9 33,55 2,16 5,81 2,86 5,72
6-4 7,9 3,79 6,99 6,99 0,68 1,36
I-4 77,9 37,39 2,77 8,99 4,56 9,12
II-6-4-I 9,12

c) Tính tổn thất khi sự cố 1 tổ máy


Từ phân bố công suất trong chế độ sự cố tổ máy và thông số đường dây liên lạc, ta tính
được tổn thất điện áp trên từng đoạn đường dây. Kết quả được trình bày trong bảng
sau:

Bảng 2. 45 Tổn thất điện áp đường dây liên thông khi sự cố 1 tổ máy phương án 5
Đường dây Pmax MW Qmax MVAr R (Ω) X (Ω) ∆Usc %
II-6 83,4 40,03 6,99 6,99 7,13
6-4 18,4 10,27 6,25 6,25 1,48
I-4 88,4 43,87 2,77 8,99 5,28

Từ phân bố công suất trong chế độ sự cố tổ máy và thông số đường dây liên lạc, ta tính
được tổn thất điện áp trên từng đoạn đường dây. Kết quả được trình bày trong bảng
sau:
∆UscII−6−4−2 % = ∆UscII−6 % + ∆Usc6−4 % + ∆Ubt4−2 % = 7,13 + 1,48 + 1,91
= 10,52%
∆UscI−4−2 % = ∆UscI−4 % + ∆Ubt4−2 % = 5,28 + 1,91 = 7,19
Vậy tổn thất điện áp trên đường dây liên lạc lớn nhất là 10,52%

80
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Nhận xét: Từ các kết quả tính toán ở trên, ta thấy rằng: Tổn thất điện áp lớn nhất ở
trường hợp bình thường và trường hợp sự cố là ∆Ubtmax = 5,28%, ∆Uscmax =
10,52%. Thỏa mãn điều kiện về tổn thất điện áp.

81
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

CHƯƠNG 3: SO SÁNH KINH TẾ CÁC PHƯƠNG ÁN

Việc lựa chọn bất kỳ một phương án nối dây nào của hệ thống điện cũng dựa
trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo về kinh tế và kỹ thuật, tức là cung cấp điện an toàn kinh
tế. Vì các phương án có cùng điện áp định mức Uđm nên để đơn giản ta không xét đến
các chi phí về các trạm tăng áp và hạ áp trong quá trình so sánh các phương án nối dây
về mặt kinh tế.
3.1 Phương pháp tính chỉ tiêu kinh tế

Chỉ tiêu được sử dụng khi so sánh các phương án là chi phí tính toán hàng năm
Z, được xác định theo công thức:

Z = (atc + avh ). K Σ + ΔAΣ . c

Trong đó:

+ atc : Hệ số tiêu chuẩn vốn đầu tư phụ và được tính:

1
atc =
Ttc
+ Ttc : Là thời gian tiêu chuẩn thu hồi vốn đầu tư phụ nó phụ thuộc vào từng giai.
Giai đoạn phát triển kinh tế chúng ta, lấy Ttc = 8 (năm) . Nên:
1 1
atc = = = 0,125
Ttc 8
+ avh : Hệ số khấu hao, hao mòn sửa chữa các đường dây và thiết bị trong mạng
điện (do mạng điện sử dụng cột bê tông cốt thép nên lấy avh = 0,04).
+ K Σ : Tổng vốn đầu tư xây dựng mạng điện (chỉ xét đến việc xây dựng đường dây
vì coi số lượng của máy biến áp, máy cắt, dao cách ly của các phương án là như
nhau).
+ ΔAΣ : Tổng tổn thất điện năng hàng năm trong mạng điện.
+ c: Giá tiền của 1kWh tổn thất điện năng;
c = 1500 (đồng/kWh) = 1,5 (triệu đồng/MWh)
Tổng vốn đầu tư xây dựng mạng điện được tính theo công thức:
n

KΣ = ∑ Ki
i=1

Trong đó:
+ n: Là số đường dây
+ K i : Là vố đầu tư cho đường dây thứ i
82
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

K i = ∑ K 0i . li . x
i=1
Trong đó:
+ K 0i : Là suất đầu tư cho 1km đường dây, đ/km
+ li : Chiều dài đường dây thứ i, km
+ x = 1 nếu là mạch đơn, x = 1,6 nếu là mạch kép
Ta có bảng giá thành sau:
Bảng 3. 1 Giá thành 1km đường dây trên không mạch kép điện áp 110kV
Loại dây Suất vốn đầu tư mạch kép (Triệu đồng/km)

ACSR 70 2206

ACSR 95 2272

ACSR 120 2338

ACSR 150 2416

ACSR 185 2508

ACSR 240 2650

ACSR 300 2810

ACSR 330 2890

ACSR 400 3075

Tổn thất công suất tác dụng trên đoạn đường dây thứ i được tính như sau:
2 2
𝑃𝑖𝑚𝑎𝑥 + 𝑄𝑖𝑚𝑎𝑥
∆𝑃𝑖𝑚𝑎𝑥 = 2 . 𝑅𝑖
𝑈đ𝑚
Trong đó:
+ Pi , Q i : Là công suất tác dụng và phản kháng chạy trên đường dây trong các
chế độ phụ tải cực đại.
+ R i : Điện trở của đường dây thứ i.
+ Uđm : Điện áp định mức của mạng điện.

83
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Tổn thất điện năng trên dường dây được xác định theo công thức:

∆A = ∑ ∆Pimax . τ

Trong đó :
+ ∆Pimax : Tổn thất công suất trên đường dây thứ i khi phụ tải cực đại.
+ τ : Thời gian tổn thất công suất cực đại.
Thời gian tổn thất công suất cực đại có thể tính theo công thức:
τ = (0,124 + Tmax . 10−4 )2 . 8760
Trong đó:
+ Tmax : là thời gian sử dụng công suất cực đại trong năm, Tmax = 5200 h
τ = (0,124 + 5200. 10−4 )2 . 8760 = 3633,09 h
3.2 Phương án 1
3.2.1 Tính tổn thất công suất trên các nhánh đường dây
+ Tổn thất công suất tác dụng trên đường dây II-6 có giá trị:
2
PII−6 + Q2II−6 43,652 + 20,952
∆PII−6 = . R II−6 = . 3,59 = 0,7 MW
1102 1102
Các đường dây còn lại được tính toán tương tự. Ta có kết quả vào bảng sau:
Bảng 3. 2 Tính toán tổn thất và vốn đầu tư xây dựng đường dây phương án 1
Đường Loại dây Pmax Q max R Số ΔP L K 0 . 106 K. 106
dây lộ MW km Đồng/km Đồng/km
MW MWr Ω
I-5 ACSR-95 35 16,8 4,76 2 0,59 31,62 2272 71840,64
I-3 ACSR-185 65 31,2 2,3 2 0,99 30 2508 75240
3-1 ACSR-95 35 16,8 4,26 2 0,53 28,28 2272 64252,16
II-7 ACSR-150 55 26,4 4,14 2 1,27 40 2416 96640
7-2 ACSR-70 25 12 6,99 2 0,44 31,62 2206 69753,72
II-10 ACSR-150 55 26,4 4,14 2 1,27 40 2416 96640
II-8 ACSR-185 67 32,16 2,42 2 1,10 31,62 2508 79302,96
8-9 ACSR-95 35 16,8 4,52 2 0,56 30 2272 68160
II-6 ACSR-120 43,65 20,95 3,59 2 0,70 28,28 2338 66118,64
6-4 ACSR-70 18,35 8,81 6,99 2 0,24 31,62 2206 69753,72
I-4 ACSR-240 88,35 42,41 2,77 2 2,20 44,72 2650 118508
Tổng 9,9 876209,8

84
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

3.2.3 Tính vốn đầu tư xây dựng mạng điện


Tổng chi phí vận hành hằng năm của lưới điện được xác định:

Z = (atc + avh ). K Σ + ΔAΣ . c

Trong đó:

+ Hệ số tiêu chuẩn vốn đầu tư phụ: atc = 0,125


+ Hệ số khấu hao: avh = 0,04
+ Tổng vốn đầu tư xây dựng đường dây: K Σ = 876209,8 (triệu đồng/km)
+ Tổn tổn thất điện năng: ΔAΣ = ∑ ∆Pimax . τ = 9,9.3633,09 = 35967,59 MWh
+ Giá tiền 1kWh tổn thất điện năng: c = 1,5 (triệu đồng/MWh)

Do đó:

Z = (0,04 + 0,125). 876209,8 + 35967,59.1,5 = 198526 (triệu đồng)


3.3 Phương án 2

Tương tự phương án 1, ta lập bảng tính toán tổn thất công suất tác dụng và vốn đầu tư
xây dựng đường dây để xác định chi phí hàng năm.
Bảng 3. 3 Tính toán tổn thất và vốn đầu tư xây dựng đường dây phương án 2
Đường Loại dây Pmax Q max R Số ΔP L K 0 . 106 K. 106
dây lộ MW km Đồng/km Đồng/km
MW MWr Ω
I-5 ACSR95 35 16,8 4,76 2 0,59 31,62 2272 71840,64
I-3 ACSR185 65 31,2 2,3 2 0,99 30 2508 75240
1-3 ACSR95 35 16,8 4,26 2 0,53 28,28 2272 64252,16
II-7 ACSR95 30 14,4 6,02 2 0,55 40 2272 90880
II-10 ACSR150 55 26,4 4,14 2 1,27 40 2416 96640
II-8 ACSR185 67 32,16 2,42 2 1,10 31,62 2508 79302,96
8-9 ACSR95 35 16,8 4,52 2 0,56 30 2272 68160
II-6 ACSR185 69,9 33,55 2,16 2 1,07 28,28 2508 70926,24
6-4 ACSR70 7,9 3,79 6,99 2 0,04 31,62 2206 69753,72
4-2 ACSR70 25 12 6,25 2 0,40 28,28 2206 62385,68
I-4 ACSR240 83,31 45,6 2,77 2 2,06 44,72 2650 118508
Tổng 9,18 867889,4

85
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Tổng chi phí vận hành hằng năm của lưới điện được xác định:

Z = (atc + avh ). K Σ + ΔAΣ . c

Trong đó:

+ Hệ số tiêu chuẩn vốn đầu tư phụ: atc = 0,125


+ Hệ số khấu hao: avh = 0,04
+ Tổng vốn đầu tư xây dựng đường dây: K Σ = 867889,4 (triệu đồng/km)
+ Tổn tổn thất điện năng: ΔAΣ = ∑ ∆Pimax . τ = 9,18.3633,09 = 33351,77 MWh
+ Giá tiền 1kWh tổn thất điện năng: c = 1,5 (triệu đồng/MWh)

Do đó:

Z = (0,04 + 0,125). 867889,4 + 33351,77.1,5 = 193229,4 (triệu đồng)


3.4 Phương án 3

Tương tự phương án 1, ta lập bảng tính toán tổn thất công suất tác dụng và vốn đầu tư
xây dựng đường dây để xác định chi phí hàng năm.
Bảng 3. 4 Tính toán tổn thất và vốn đầu tư xây dựng đường dây phương án 3
Đường Loại dây Pmax Q max R Số ΔP L K 0 . 106 K. 106
dây MW MWr Ω lộ MW km Đồng/km Đồng/km
I-5 ACSR95 35 16,8 4,76 2 0,59 31,62 2272 71840,64
I-3 ACSR185 65 31,2 2,30 2 0,99 30 2508 75240
1-3 ACSR95 35 16,8 4,26 2 0,53 28,28 2272 64252,16
II-7 ACSR150 55 26,4 4,14 2 1,27 40 2416 96640
7-2 ACSR70 25 12 6,99 2 0,44 31,62 2206 69753,72
II-10 ACSR150 55 26,4 4,14 2 1,27 40 2416 96640
II-8 ACSR240 38,61 18,53 4,84 1 0,73 31,62 2272 44900,4
II-9 ACSR185 28,39 13,63 7,65 1 0,63 50 2508 78375
8-9 ACSR70 6,61 3,17 7,62 1 0,03 30 2206 41362,5
II-6 ACSR120 43,65 20,95 3,59 2 0,70 28,28 2338 66118,64
6-4 ACSR70 18,35 8,81 6,99 2 0,24 31,62 2206 69753,72
I-4 ACSR240 88,35 42,41 2,77 2 2,20 44,72 2650 118508
Tổng 9,63 893384,78
Tổng chi phí vận hành hằng năm của lưới điện được xác định:

Z = (atc + avh ). K Σ + ΔAΣ . c


86
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Trong đó:

+ Hệ số tiêu chuẩn vốn đầu tư phụ: atc = 0,125


+ Hệ số khấu hao: avh = 0,04
+ Tổng vốn đầu tư xây dựng đường dây: K Σ = 893384,78(triệu đồng/km)
+ Tổn tổn thất điện năng: ΔAΣ = ∑ ∆Pimax . τ = 9,63.3633,09 = 34986,66 MWh
+ Giá tiền 1kWh tổn thất điện năng: c = 1,5 (triệu đồng/MWh)

Do đó:

Z = (0,04 + 0,125). 893384,78 + 34986,66.1,5 = 199888,5 (triệu đồng)


3.5 Phương án 4

Tương tự phương án 1, ta lập bảng tính toán tổn thất công suất tác dụng và vốn đầu tư
xây dựng đường dây để xác định chi phí hàng năm.
Bảng 3. 5 Tính toán tổn thất và vốn đầu tư xây dựng đường dây phương án 4
Đường Loại dây Pmax Q max R Số ΔP L K 0 . 106 K. 106
dây lộ km Đồng/km Đồng/km
MW MWr Ω MW
I-5 ACSR95 35 16,8 4,76 2 0,59 31,62 2272 71840,64
I-3 ACSR185 65 31,2 2,30 2 0,99 30 2508 75240
1-3 ACSR95 35 16,8 4,26 2 0,53 28,28 2272 64252,16
II-7 ACSR95 30 14,4 6,02 2 1,27 40 2272 96640
II-10 ACSR150 55 26,4 4,14 2 0,44 40 2416 69753,72
II-8 ACSR240 38,61 18,53 4,84 1 1,27 31,62 2650 96640
II-9 ACSR185 28,39 13,63 7,65 1 0,73 50 2508 44900,4
8-9 ACSR70 6,61 3,17 7,62 1 0,63 30 2206 78375
II-6 ACSR185 69,9 33,55 2,16 2 0,03 28,28 2508 41362,5
6-4 ACSR70 7,9 3,79 6,99 2 0,70 31,62 2206 66118,64
4-2 ACSR70 25 12 6,25 2 0,24 28,28 2206 69753,72
I-4 ACSR240 83,31 45,6 4,76 2 2,20 44,72 2650 118508
Tổng 10,39 892534,57

Tổng chi phí vận hành hằng năm của lưới điện được xác định:

Z = (atc + avh ). K Σ + ΔAΣ . c

87
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Trong đó:

+ Hệ số tiêu chuẩn vốn đầu tư phụ: atc = 0,125


+ Hệ số khấu hao: avh = 0,04
+ Tổng vốn đầu tư xây dựng đường dây: K Σ = 892534,57(triệu đồng/km)
+ Tổn tổn thất điện năng: ΔAΣ = ∑ ∆Pimax . τ = 10,39.3633,09 = 37747,81 MWh
+ Giá tiền 1kWh tổn thất điện năng: c = 1,5 (triệu đồng/MWh)

Do đó:

Z = (0,04 + 0,125). 892534,57 + 37747,81.1,5 = 203889,9 (triệu đồng)


3.6 Phương án 5

Tương tự phương án 1, ta lập bảng tính toán tổn thất công suất tác dụng và vốn đầu tư
xây dựng đường dây để xác định chi phí hàng năm.
Bảng 3. 6 Tính toán tổn thất và vốn đầu tư xây dựng đường dây phương án 5

Đường Pmax Q max R Số ΔP L K 0 . 106 K. 106


Loại dây
dây MW MWr Ω lộ MW km Đồng/km Đồng/km
I-5 ACSR185 60 28,8 2,42 2 0,59 31,62 5508 71840,64
5-2 ACSR70 25 12 6,99 2 0,99 31,62 2206 75240
I-3 ACSR185 65 31,2 2,3 2 0,53 30 2508 64252,16
3-1 ACSR95 35 16,8 4,26 2 1,27 28,28 2272 96640
II-7 ACSR95 30 14,4 6,02 2 0,44 40 2272 69753,72
II-10 ACSR150 55 26,4 4,14 2 1,27 40 2416 96640
II-8 ACSR185 67 32,16 2,42 2 0,73 31,62 2508 44900,4
9-8 ACSR95 35 16,8 4,52 2 0,63 30 2272 78375
II-6 ACSR185 69,9 33,55 2,16 2 0,03 28,28 2508 41362,5
6-4 ACSR70 7,9 3,79 6,99 2 0,70 31,62 2206 66118,64
I-4 ACSR240 77,9 37,39 2,77 2 0,24 44,72 2650 69753,72
Tổng 9,17 977579,76

Tổng chi phí vận hành hằng năm của lưới điện được xác định:

Z = (atc + avh ). K Σ + ΔAΣ . c

88
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Trong đó:

+ Hệ số tiêu chuẩn vốn đầu tư phụ: atc = 0,125


+ Hệ số khấu hao: avh = 0,04
+ Tổng vốn đầu tư xây dựng đường dây: K Σ = 977579,76(triệu đồng/km)
+ Tổn tổn thất điện năng: ΔAΣ = ∑ ∆Pimax . τ = 9,17.3633,09 = 33315,44 MWh
+ Giá tiền 1kWh tổn thất điện năng: c = 1,5 (triệu đồng/MWh)

Do đó:

Z = (0,04 + 0,125). 977579,76 + 33315,44.1,5 = 211273,8 (triệu đồng)


3.7 Tổng kết và lựa chọn phương án
Bảng 3. 7 Tổng kết các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật các phương án
Phương án Phương án Phương án Phương án Phương án
1 2 3 4 5

ΔUmaxbt % 6,74 7,21 6,74 7,21 5,28


ΔUmaxsc % 11,91 12,51 12,33 12,51 10,52
ΔA, MWh 35967,59 33351,77 34986,66 34986,66 33315,44

K
876209,8 867889,4 893384,78 977579,76 977579,76
triệu đồng

Z
198526 193229,4 199888,5 203889,9 211273,8
triệu đồng

Từ kết quả tính toán trên đây, ta thấy phương án 2 là phương án có hàm chi phí tính
toán thấp nhất nên lựa chọn phương án 2 làm phương án thiết kế.

89
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

CHƯƠNG 4 CHỌN MÁY BIẾN ÁP VÀ SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH


CHO LƯỚI ĐIỆN THIẾT KẾ

Máy biến áp (MBA) là một thiết bị rất quan trọng và nó chiếm một phần không nhỏ về
vốn đầu tư trong hệ thống điện.Việc lựa chọn máy biến áp cần dựa vào các nguyên tắc
sau:
• Căn cứ vào phương thức vận hành và yêu cầu điều chỉnh điện áp của phụ
tải, để chọn máy biến áp thường hay máy biến áp điều chỉnh dưới tải.
• Căn cứ vào tính chất hộ tiêu thụ là hộ loại I, loại II, hay loại III để chọn số
lượng máy biến áp cho phù hợp. Mạng điện yêu cầu thiết kế gồm có 10 phụ
tải loại I nên các trạm đều đặt hai máy biến áp.
• Khi một máy biến áp bất kỳ nghỉ (do sự cố hay bảo dưỡng) thì máy biến áp
còn lại với khả năng quá tải cho phép có thể cung cấp điện cho toàn bộ phụ
tải lúc cực đại.
• Với nhà máy nhiệt điện phát công suất hầu hết lên điện áp cao, phụ tải cấp
điện áp máy phát nhỏ do đó ta nối bộ một máy biến áp với một máy phát
điện.
• Ta sử dụng máy biến áp ba pha hai cuộn dây để giảm chi phí lắp đặt, chuyên
chở, vận hành...
• Tất cả các các MBA được chọn đều được hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi
trường đặt MBA. Tại Việt Nam nhiệt độ trung bình của môi trường đặt máy
là 250C, nhiệt độ môi trường lớn nhất là 420C. Các MBA được chọn ở dưới
đây coi như đã được hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường ở Việt Nam.

4.1 Chọn máy biến áp

4.1.1 Chọn máy biến áp tăng áp cho nhà máy nhiệt điện
Do máy phát điện nối bộ với máy biếp áp tăng áp, công suất tự dùng được lấy ngay
trên đầu cực máy phát nên ta chọn máy biếp áp tăng áp theo điều kiện sau:
SđmBA ≥ SđmF
Trong đó:
SđmF : Công suất biểu kiến của 1 tổ máy phát
Tổ máy nhà máy NĐI có công suất một tổ máy PI = 60 MW, cosφI = 0,8, do đó
công suất biểu kiến của 1 tổ máy trong nhà máy điện NĐI là:
PđmI 60
SđmI = = = 75 MVA. Vậy SđmBAI ≥ 75 MVA
cosφI 0,8
Do đó, ta lựa chọn máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây 110kV có công suất 80 MVA

90
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

‒ Tương tự như chọn máy biến áp tăng áp cho nhà máy điện 1, ta có:
Tổ máy nhà máy NĐII có công suất một tổ máy PII = 100 MW, cosφI = 0,85, do
đó công suất biểu kiến của 1 tổ máy trong nhà máy điện NĐII là:
PđmII 100
SđmII = = = 117,65 MVA. Vậy SđmBAI ≥ 117,65 MVA
cosφII 0,85
Do đó, ta lựa chọn máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây 110kV có công suất 125 MVA
Thông số của máy biến áp tăng áp lựa chọn cho 2 nhà máy nhiệt điện được cho
trong bảng sau:
Bảng 4. 1: Thông số kỹ thuật máy biến áp tăng áp nhà máy điện
Sđm UCđm UHđm ∆P0 I0 ∆PN UN
Nhà máy
MVA kV kV kW % kW %
Nhiệt điện 1 80 121 ± 2.2,5% 10,5 70 0,6 315 10,5

Nhiệt điện 2 125 121 ± 2.2,5% 10,5 120 0,55 520 10,5

4.1.2 Chọn số lượng và công suất của các máy biến áp hạ áp


Để đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải loại I, ta cần đặt hai máy biến áp trong
mỗi trạm.
Khi chọn công suất của máy biến áp cần xét đến khả năng quá tải của máy biến áp
còn lại ở chế độ sau sự cố. Xuất phát từ điều kiện quá tải cho phép bằng 40% trong
thời gian phụ tải cực đại. Công suất của mỗi máy biến áp trong trạm có n máy biến áp
được xác định theo công thức:
Smax
SđmBA ≥ Si =
k(n − 1)

Trong đó:

+ Smax : Công suất phụ tải ở chế độ cực đại


+ k: Hệ số quá tải ngắn hạn của máy biến áp, k = 1,4
+ n: Số máy biến áp trong trạm
‒ Tính công suất máy biến áp trong trạm 1:

Theo số liệu về phụ tải trong bảng 1.1, Smax1 = 38,82 MVA. Khi đó:
38,82
SđmBA1 = = 27,73 MVA
1,4(2 − 1)
Do vậy, ta lựa chọn máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây 110kV có công suất 31,5 MVA

91
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Tính tương tự cho các trạm biến áp còn lại. Tuy nhiên, đối với các trạm biến áp
cung cấp cho các phụ tải 4, 6 và 10, do các phụ tải này có 2 cấp điện áp khác nhau nên
ta sẽ lựa chọn máy biến áp 3 pha 3 cuộn dây có cùng công suất với máy biến áp 3 pha
2 cuộn dây được tính toán.
Thông số kỹ thuật của các máy biến áp được lựa chọn như sau:
Bảng 4. 2 Thông số máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây cho các trạm hạ áp
Si Sđm UCđm UHđm ∆P0 I0 ∆PN UN
Trạm
MVA MVA kV kV kW % kW %
1 27,73 32 115 ± 9.1,78% 38,5 35 0,75 145 10,5

2 19,81 25 115 ± 9.1,78% 38,5 29 0,8 120 10,5

3 23,77 25 115 ± 9.1,78% 23 29 0,8 120 10,5

5 27,73 32 115 ± 9.1,78% 38,5 35 0,75 145 10,5

7 23,77 25 115 ± 9.1,78% 23 29 0,8 120 10,5

8 25,36 32 115 ± 9.1,78% 23 35 0,75 145 10,5

9 27,73 32 115 ± 9.1,78% 23 35 0,75 145 10,5

Bảng 4. 3 Thông số máy biến áp 3 pha 3 cuộn dây cho các trạm hạ áp

Sđm UC UT UHđm ∆P0 I0 ∆PN UN %


Trạm
MVA kV kV kV kW % kW
C-T C-H T-H
115 38,5
4 63 23 10,4 0,6 270 10,5 17,5 6,5
±9.1,78% ±2.2,5%
115 38,5
6 63 23 10,4 0,6 270 10,5 17,5 6,5
±9.1,78% ±2.2,5%
115 38,5
10 63 23 10,4 0,6 270 10,5 17,5 6,5
±9.1,78% ±2.2,5%

4.2 Sơ đồ nối điện chính cho lưới điện

Đối với trạm hạ áp, đều là phụ tải loại I nên ta sử dụng sơ đồ cầu ngoài (có máy
cắt đặt phía máy biến áp). Sơ đồ này thích hợp vì lưới điện thiết kế chiều dài các
đường dây đều < 70km và thường xuyên cần đóng cắt máy biến áp ở chế độ phụ tải
cực tiểu.
Đối với trạm trung gian: Đây là trạm rất quan trọng vì ngoài nhiệm vụ cung cấp
điện cho phụ tải mà còn làm nhiệm vụ liên lạc giữa hai nhà máy NĐ1 và NĐ2. Do vậy
92
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

ta chọn sơ đồ nối dây của trạm phía 110kV, ta dùng hệ thống hai thanh góp có máy cắt
liên lạc.
Ở các nhà máy nhiệt điện dùng sơ đồ hai thanh góp có thanh góp vòng để đảm
bảo cung cấp điện liên tục. Sơ đồ này giúp khi sửa chữa máy cắt mạch đường dây thì
sẽ không gây mất điện, đảm bảo cung cấp điện, vận hành liên tục.

Hình 4. 2 Sơ đồ nối điện TBA hạ áp và trung áp

Hình 4. 1 Sơ đồ nối điện trong nhà máy điện

93
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Hình 4. 3 Sơ đồ nối điện chính toàn hệ thống

94
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

CHƯƠNG 5 : TÍNH TOÁN CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH VÀ CÂN


BẰNG CHÍNH XÁC CÔNG SUẤT

5.1 Cơ sở lý thuyết, mô hình toán học và các phương pháp tính chế độ xác lập

Phân tích chế độ xác lập là bài toán cơ bản tại các trung tâm điều khiển hệ thống
điện. Lời giải của bài toán phân tích chế độ xác lập được sử dụng để đánh giá trạng
thái vận hành của hệ thống điện. Hệ phương trình mô tả lưới điện trong chế độ xác lập
thường được tích hợp vào các công cụ phân tích vận hành và quy hoạch.
• Trong chế độ xác lập, Véctơ dòng điện nút được mô tả theo véctơ điện áp
thông qua ma trận tổng dẫn Ybus (ma trận Ybus là ma trận có tính thưa với
các hệ thống điện lớn – tức số phần tử bằng 0 trong ma trận chiếm số lượng
lớn)
• Các hệ phương trình mô tả mạng điện ở chế độ xác lập thì có tính phi tuyến.
Do đó để giải được các hệ phương trình phi tuyến này ta cần sử dụng các
phương pháp lặp để giải liên tiếp các hệ phương trình tuyến tính.
• Để bắt đầu quá trình lặp, ta cần lựa chọn xấp xỉ đầu, sự lựa chọn tốt nhất là
xấp xỉ đầu bằng phẳng với góc pha điện áp tất cả các nút bằng 0 và điện áp
bằng 1pu cho các nút PQ.
• Có thể sử dụng 1 trong 2 tiêu chuẩn hội tụ: (1) là trị tuyệt đối của độ lệch
điện áp giữa 2 bước lặp liên tiếp, hoặc (2) trị tuyệt đối của độ lệch giữa công
suất nút tính toán và công suất nút cho trước, nhỏ hơn hoặc bằng sai số kỳ
vọng.
• Một số phương pháp phân tích chế độ xác lập thường được sử dụng như là:
Gauss Seidel hoặc phức tạp hơn là: Newton Raphson, tách biến nhanh. Thực
tế, phương pháp Newton Raphson và tách biến nhanh là các phương pháp
được sử dụng phổ biến cho bài toán phân tích chế độ xác lập trong các bộ
giải thương mại. Điều này là bởi tính chính xác và hiệu năng tính toán tốt
của các phương pháp này khi áp dụng cho các lưới điện lớn.
Yêu cầu của bài toán phân tích chế độ xác lập là xác định:
• Điện áp các nút;
• Dòng điện;
• Phân bố trào lưu công suất tác dụng, công suất phản kháng;
• Các giá trị về tổn thất.
bằng cách giải hệ phương trình công suất trong hệ tọa độ cực (hoặc hệ tọa độ Đề các,
tuy nhiên hệ tọa độ Đề các thì ít phổ biến hơn do phương pháp tách biến nhanh không
được áp dụng trên hệ tọa độ này).

95
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Hệ phương trình tính công suất nút trong hệ tọa độ cực:


 N

P
 i = U i  U k ( Gik cos ik + Bik sin  ik ) i = 1, 2,..., N 
 k =1 
 N 
Q = U U ( G sin  − B cos ) i = 1, 2,..., N 
i k
 i k =1
ik ik ik ik


Các hệ phương trình này thì có số biến gấp đôi số phương trình do đó tại nút i bất
kì, 2 biến phải được xác định trước, sau đó giải hệ phương trình mô tả chế độ xác lập
để tìm hai biến còn lại.
(VD: nút PQ đã biết công suất tác dụng và công suất phản kháng, nút PV thì biết
công suất tác dụng và môđun điện áp nút, nút Slack thì đã biết mođun điện áp và góc
pha điện áp nút)
5.2 Sử dụng phần mềm PSS®E tính toán chế độ xác lập của hệ thống
5.2.1 Nhập số liệu cho phần mềm
5.2.1.1 Các nút trong hệ thống
a) Nút Cân bằng
Nút 1 mô phỏng thanh cái cao áp nhà máy NĐI, là nhà máy cân bằng công
suất, nút 1 là nút Cân bằng

Hình 5. 1 Thông số nhập nút Cân bằng

96
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

b) Nút PV
Nút số 2 mô phỏng thanh góp cao áp nhà máy NĐII, là nút PV

Hình 5. 2 Thông số nhập nút PV

c) Các nút còn lại


Các nút còn lại trong hệ thống mô phỏng thanh góp cao áp và hạ áp các trạm
biến áp hạ áp của các phụ tải từ 1 tới 10. Các nút này là các nút PQ

Hình 5. 3 Thông số nhập nút PQ

97
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

5.2.1.2 Máy phát


Hệ thống có 2 nhà máy điện được mô tả bởi các máy phát có thông số như sau:
+ Nhà máy NĐI: Là nhà máy cân bằng công suất, trong chế độ max có yêu cầu giữ
điện áp thanh cái NĐI là 1,1pu
+ Nhà máy NĐII: Là nhà máy PV, trong chế độ max có tổng công suất phát bằng
255MW, có yêu cầu giữ điện áp thanh cái NĐII là 1,05pu, cosφđm = 0,85

Hình 5. 4 Thông số nhập nhà máy NĐI

98
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Hình 5. 5 Nhập thông số cho nhà máy NĐII

5.2.1.3 Máy biến áp


Trong đồ án này, có sử dụng 2 loại máy biến áp là máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây và
máy biến áp 3 pha 3 cuộn dây. Cách nhập số liệu cho mỗi loại máy biến áp trong phần
mềm được thể hiện như hình bên dưới đây.

99
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Hình 5. 6 Nhập thông số cho máy biến áp 3 cuộn dây

Hình 5. 7 Nhập thông số máy biến áp 2 cuộn dây


100
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

5.2.1.4 Đường dây

Hình 5. 8 Nhập thông số cho đường dây

5.2.1.5 Phụ tải

Hình 5. 9 Nhập thông số cho phụ tải

101
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

5.2.2 Chế độ phụ tải cực đại


a) Thông số mô phỏng
Trong chế độ phụ tải cực đại, thông số của phụ tải, đường dây, máy biến áp và các
máy phát đã tính toán được trình bày trong các bảng sau:

Bảng 5. 1 Thông số phụ tải cực đại

PT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Uhđm 35 35 22 35 22 35 35 22 22 22 22 35 22
Pmax 35 25 30 32 38 35 32 30 30 32 35 35 20
Qmax 16,8 12 14,4 15,36 18,24 16,8 15,36 14,4 14,4 15,36 16,8 16,8 9,6

Bảng 5. 2 Thông số đường dây

B/2
Đường Số L r0 x0 b0 .10−6 R X
Loại dây 10−4
dây lộ km Ω/km Ω/km S/km Ω Ω
S

I-5 ACSR95 2 31,62 0,301 0,432 2,649 4,76 6,83 0,84

I-3 ACSR185 2 30 0,153 0,411 2,79 2,30 6,17 0,84

1-3 ACSR95 2 28,28 0,301 0,432 2,649 4,26 6,11 0,75

II-7 ACSR95 2 40 0,301 0,432 2,649 6,02 8,64 1,06

II-10 ACSR150 2 40 0,207 0,415 2,758 4,14 8,30 1,10

II-8 ACSR185 2 31,62 0,153 0,411 2,79 2,42 6,50 0,88

8-9 ACSR95 2 30 0,301 0,432 2,649 4,52 6,48 0,79

II-6 ACSR185 2 28,28 0,153 0,411 2,79 2,16 5,81 0,79

6-4 ACSR70 2 31,62 0,442 0,442 2,583 6,99 6,99 0,82

4-2 ACSR70 2 28,28 0,442 0,442 2,583 6,25 6,25 0,73

I-4 ACSR240 2 44,72 0,124 0,402 2,851 2,77 8,99 1,27

102
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Bảng 5. 3 Thông số máy biến áp 2 cuộn dây


Sđm UCđm UHđm ∆P0 I0 ∆PN UN
Trạm
MVA kV kV kW % kW %
1 32 115 ± 9.1,78% 35 35 0,75 145 10,5

2 25 115 ± 9.1,78% 35 29 0,8 120 10,5

3 25 115 ± 9.1,78% 22 29 0,8 120 10,5

5 32 115 ± 9.1,78% 35 35 0,75 145 10,5

7 25 115 ± 9.1,78% 22 29 0,8 120 10,5

8 32 115 ± 9.1,78% 22 35 0,75 145 10,5

9 32 115 ± 9.1,78% 22 35 0,75 145 10,5

Bảng 5. 4 Thông số máy biến áp 3 cuộn dây

Sđm UC UT UHđm ∆P0 I0 ∆PN UN %


Trạm
MVA kV kV kV kW % kW
C-T C-H T-H
115 38,5
4 63 23 10,4 0,6 270 10,5 17,5 6,5
±9.1,78% ±2.2,5%
115 38,5
6 63 23 10,4 0,6 270 10,5 17,5 6,5
±9.1,78% ±2.2,5%
115 38,5
10 63 23 10,4 0,6 270 10,5 17,5 6,5
±9.1,78% ±2.2,5%

Bảng 5. 5 Thông số nhà máy điện trong chế độ phụ tải cực đại
Chế độ vận hành Nhà máy 1 Nhà máy 2
3 tổ máy
5 tổ máy Phát 229,5 MW (Trừ tự dùng)
Chế độ cực đại
Chiếm 85% công suất đặt

103
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

b) Sơ đồ mô phỏng

Hình 5. 10 Sơ đồ mô phỏng chế độ phụ tải cực đại 104


Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Từ sơ đồ mô phỏng hệ thống bằng phần mềm, ta thu được kết quả sau:
Bảng 5. 6 Kết quả mô phỏng hệ thống trong chế độ phụ tải cực đại
Đường 𝑆̇′𝑖 𝑆̇′𝑖 ∆𝑃 𝑆̇𝑇 ∆𝑆′𝑖 𝑈𝐶𝑖 𝑈𝑇𝑖 𝑈𝐻𝑖
dây MVA MVA MW MVA MVA KV KV KV
I-5 35,4+17,4j 35,2+19,8j 0,2 35,2+19,8j 0,2+3j 119,9 116,27
I-3 66+33,4j 65,6+35j 0,4 30,2+17,2j 0,2+2,8j 119,68 115,5
1-3 35,4+17,8j 35,2+19,8j 0,2 35,2+19,8j 0,2+3j 118,58 114,95
II-7 30,4+14,2j 30,2+17,2j 0,2 30,2+17,2j 0,2+2,8j 119,79 115,72
II-10 55,6+26,8j 55+29,4j 0,6 55+29,4j 0+3j 119,24 116,71 116,16
II-8 68+34j 67,6+35,6j 0,4 32,2+18j 0,2+2,6j 119,57 116,27
8-9 35,4+17,8j 35,2+19,8j 0,2 35,2+19,8j 0,2+3j 118,47 114,84
II-6 75,6+43j 75+44j 0,6 62+34j 0+4,2j 119,46 116,49 115,61
6-4 13+10,2j 12,8+12,6j 0,2 70,2+39,2j 0,2+5,6j 118,8 115,39 114,29
4-2 25,4+12,6j 25,2+13,8j 0,2 25,2+13,8j 0,2+1,8j 117,81 114,29
I-4 83,4+39,2j 82,6+39,2j 0,8

c) Cân bằng công suất phản kháng trong chế độ phụ tải cực đại
Để đảm bảo điều kiện cân bằng công suất trong hệ thống, các nguồn điện phải
cung cấp đủ công suất theo yêu cầu.
Từ kết quả mô phỏng, công suất yêu cầu lên thanh cái cao áp của nhà máy điện
cân bằng :
ṠC−I = 184,7 + j90 MVA
‒ Tổn thất công suất trong trạm biến áp tăng áp của nhà máy NĐI là:
n. ∆P0 . S 2 UN %. S 2
∆ṠBI = [n. ∆P0 + 2 ] + j [n. ∆Q 0 + ]
n. 𝑆đ𝑚𝐵𝐼 100. n. SđmBI
5.0,26. (186,32 + 157,82 ) 10,5. (186,32 + 157,82 )
= [5.0,07 + ] + j [5.0,41 + ]
5. 802 100.5.80
= 2,77 + j15,65 MVA
‒ Công suất nhà máy NĐI phát lên phía hạ áp máy biến áp là:
ṠC−I = ṠC−I + ∆ṠBI = 187,47 + j105,65 MVA
‒ Nhà máy NĐI yêu cầu công suất tự dùng một lượng bằng:
ṠtdI = 30 + j22.5 MVA
‒ Lượng công suất max mà nhà máy NĐI có thể phát lên hệ thống là:
SMĐImax = 217,47 + j128,15 MVA < 300 + j225 MVA

105
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Nhận xét: Không phải bù công suất trong chế độ phụ tải cực đại
5.2.3 Chế độ phụ tải cực tiểu
a) Thông số mô phỏng
Ở chế độ phụ tải cực tiểu, công suất phụ tải bằng 50% công suất phụ tải ở chế độ
phụ tải cực đại. Khi đó, ta xem xét có thể cắt bớt một máy biến áp ở các trạm hay
không. Điều kiện để cắt bớt một máy biến áp trong trạm có hai máy biến áp là :
‒ Với 2 máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây:

∆𝑃0
𝑆𝑝𝑡𝑚𝑖𝑛 ≤ 𝑆𝐴 = 1,41. 𝑆đ𝑚 . √
∆𝑃𝑁
‒ Trạm 1, có Spt1min = 19,41 MVA, Sđm = 32 MVA, ∆P0 = 35 MW, ∆PN = 145 MW
Khi đó:
35
SA = 1,41.32. √ = 22,17 MVA
145
Ta thấy rằng: 𝑆𝑝𝑡1𝑚𝑖𝑛 ≤ 𝑆𝐴 nên trong chế độ phụ tải cực tiểu ta cắt bớt 1 máy biến áp ở
trạm 1. Với các máy biến áp 2 cuộn dây khác, ta tính toán tương tự.
‒ Với 2 máy biến áp 3 pha 3 cuộn dây:

∆𝑃0
√S𝐶2 + S 2𝑇 + S𝐻2 ≤ 2. 𝑆đ𝑚 . √
∆𝑃𝑁
‒ Với 2 máy biến áp 3 pha 3 cuộn dây đã chọn, ta có: SC = ST = SH = 63 MVA,
∆P0 = 10,4 MW, ∆PN = 270 MW. Khi đó:

10,4
√632 + 632 + 632 = 109,12 MVA > 2.63. √ = 24,73 MVA
270

Do đó, các trạm biến áp 4,6 và 10 phải vận hành với 2 máy biến áp song song.
Từ trên, ta có các bảng kết quả:
Bảng 5. 7 Tính toán vận hành kinh tế máy biến áp 2 cuộn dây
Si Sđm ∆P0 ∆PN SA Số máy
Trạm
MVA MVA kW kW MVA biến áp
1 19,41 32 35 145 22,17 1
2 13,87 25 29 120 17,33 1
3 16,64 25 29 120 17,33 1
5 19,41 32 35 145 22,17 1
7 16,64 25 35 145 17,33 1
8 17,75 32 29 120 22,17 1
9 19,41 32 35 145 22,17 1
106
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Trong chế phụ tải độ cực tiểu, thông số của đường dây giống hệt như chế độ
phụ tải cực đại. Thông số máy biến áp tương tự nhưng khác về số lượng máy biến áp
vận hành. Thông số về phụ tải được trình bày trong bảng sau:

Bảng 5. 8 Thông số phụ tải cực tiểu

PT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Uhđm 35 35 22 35 22 35 35 22 22 22 22 35 22
P𝑚𝑖𝑛 17,5 12,5 15 16 19 17,5 16 15 15 16 17,5 17,5 10
Qmin 8,4 6 7,2 7,68 9,12 8,4 7,68 7,2 7,2 7,7 8,4 8,4 4,8

Bảng 5. 9 Thông số nhà máy điện trong chế độ phụ tải cực
Chế độ vận hành Nhà máy 1 Nhà máy 2
2 tổ máy
2 tổ máy Phát 144 MW (Trừ tự dùng)
Chế độ cực tiểu
Chiếm 80% công suất đặt

107
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

b) Sơ đồ mô phỏng

108
Hình 5. 11 Sơ đồ mô phỏng chế độ phụ tải cực tiểu
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Từ sơ đồ mô phỏng hệ thống bằng phần mềm, ta thu được kết quả sau:
Bảng 5. 10 Kết quả mô phỏng hệ thống trong chế độ phụ tải cực tiểu
Đường 𝑆̇′𝑖 𝑆̇′𝑖 ∆𝑃 𝑆̇𝑇 ∆𝑆′𝑖 𝑈𝐶𝑖 𝑈𝑇𝑖 𝑈𝐻𝑖
dây MVA MVA MW MVA MVA KV KV KV
I-5 17,6+7,6j 17,6+10j 0 17,6+10j 0,1+1,6j 114,95 111,21
I-3 32,8+14,4j 32,8+16,6j 0 15,1+8,7j 0,1+1,5j 114,85 110,55
1-3 17,6+7,8j 17,6+10j 0 17,6+10j 0,1+1,6j 114,29 110,55
II-7 15,2+5,4j 15+8,6j 0 15,1+8,7j 0,1+1,5j 114,84 110,66
II-10 27,6+11j 27,6+14j 0 27,6+14j 0+0,8j 114,62 113,41 113,08
II-8 33,8+14,6j 33,8+7j 0 16,1+9j 0,1+1,3j 114,73 111,32
8-9 17,6+8j 17,6+10j 0 17,6+10j 0,1+1,6j 114,18 110,44
II-6 67,4+2,4j 67+3,8j 0,4 31+16j 0+1,2j 114,84 113,41 112,97
6-4 36+12,2j 35,6+10,2j 0,4 35+18,2j 0+1,4j 114,18 112,53 111,98
4-2 12,6+5,6j 12,6+6,8j 0 12,6+6,9j 0,1+0,9j 113,74 110,22
I-4 12,2+32,4j 12+34,2j 0,2

c) Cân bằng công suất phản kháng trong chế độ phụ tải cực tiểu
Để đảm bảo điều kiện cân bằng công suất trong hệ thống, nguồn điện phải
cung cấp đủ công suất theo yêu cầu.
Từ kết quả mô phỏng, công suất yêu cầu lên thanh cái cao áp của nhà máy điện
cân bằng :
ṠC−I = 62,6 + 54,4j MVA
‒ Tổn thất công suất trong trạm biến áp tăng áp của nhà máy NĐI là:
n. ∆P0 . S 2 UN %. S 2
∆ṠBI = [n. ∆P0 + 2 ] + j [n. ∆Q 0 + ]
n. 𝑆đ𝑚𝐵𝐼 100. n. SđmBI
2.0,26. (62,42 + 52,82 ) 10,5. (62,42 + 52,82 )
= [2.0,07 + ] + j [2.0,41 + ]
2. 802 100.2.80
= 0,41 + j5,21 MVA
‒ Công suất nhà máy NĐI phát lên phía hạ áp máy biến áp là:
ṠC−I = ṠC−I + ∆ṠBI = 63,01 + j59,61 MVA
‒ Nhà máy NĐI yêu cầu công suất tự dùng một lượng bằng:
ṠtdI = 12 + 5,76j MVA
‒ Lượng công suất max mà nhà máy NĐI có thể phát lên hệ thống là:
SMĐImax = 75,01 + j65,37 MVA < 120 + j90 MVA
109
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Nhận xét: Không phải bù công suất trong chế độ phụ tải cực tiểu
5.2.4 Chế độ sau sự cố
a) Thông số mô phỏng
‒ Sự cố trong mạng điện thiết kế có thể xảy ra là:
• Sự cố ngừng một máy phát.
• Sự cố ngừng một mạch trên đường dây hai mạch liên kết hai nhà máy
• Sự cố ngừng một mạch trên các đường dây hai mạch nối từ các nguồn cung
cấp đến các phụ tải.
• Sự cố ngừng một đường dây trong mạch vòng.
Tuy nhiên, với phương án mà ta đang lựa chọn, không xét đến sự cố ngừng một
đường dây mạch vòng. Bên cạnh đó, chỉ xét sự cố trên đường dây liên kết mà không
xét sự cố ngừng một tổ máy do giá trị dòng sự cố và tổn thất điện áp khi sự cố đường
dây liên kết đều lớn hơn, đã được tính toán trong chương 2, mục 2.3.
Khi xét sự cố chúng ta không xét sự cố xếp chồng, đồng thời chỉ xét trường hợp sự
cố một mạch trên các đường dây nối từ nhà máy điện đến các phụ tải khi phụ tải cực
đại. Do đó, các thông số mô phỏng hoàn toàn tương tự với chế độ phụ tải cực đại.

110
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

b) Sơ đồ mô phỏng

111
Hình 5. 12 Sự cố ngừng mạch đường dây II-8
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Hình 5. 13 Sự cố ngừng mạch đường dây liên lạc II-6


112
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Các sự cố còn lại được mô phỏng và tổng hợp lại, ta thu được kết quả sau:
Bảng 5. 11 Kết quả mô phỏng hệ thống trong chế độ sau sự cố
Đường Ṡ′i Ṡ′i ∆P ṠT ∆S′i UCi UTi UHi
dây MVA MVA MW MVA MVA KV KV KV
I-5 35,7+19,2j 35,2+19,8j 0,5 35,2+19,8j 0,2+3j 118,69 115,06
I-3 66,4+36j 65,6+35,1j 0,8 30,2+17,2j 0,2+2,8j 118,14 113,96
1-3 35,4+17,8j 35,2+19,8j 0,2 35,2+19,8j 0,2+3j 117,15 113,41
II-7 30,6+16,2j 30,2+17,2j 0,2 30,2+17,2j 0,2+2,8j 118,47 114,4
II-10 56,1+29,9j 55,1+29,6j 1 55+29,4j 0+3,2j 117,37 114,73 114,18
II-8 68,5+36,9j 67,6+35,9j 0,9 32,2+18j 0,2+2,6j 117,92 114,62
8-9 35,4+17,8j 35,2+19,8j 0,2 35,2+19,8j 0,2+3j 116,82 113,19
II-6 75,6+43j 75+44j 0,6 62+34j 0+4,2j 118,47 115,5 114,62
6-4 13+5j 12,9+6,2j 0,1 70,2+39,2j 0,2+5,6j 118,58 115,17 114,07
4-2 25,4+12,6j 25,2+13,8j 0,2 25,2+13,8j 0,2+1,8j 117,59 114,29
I-4 84,2+22,5j 82,9+19,4j 1,3

113
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP

Các phụ tải trong mạng thiết kế là hộ tiêu thụ loại I và có yêu cầu điều chỉnh
điện áp khác thường. Đồng thời các giá trị điện áp trên thanh góp hạ áp quy về cao áp
của các trạm trong các chế độ phụ tải cực đại, cực tiểu và sau sự cố khác nhau tương
đối nhiều. Do đó để đảm bảo chất lượng điện áp cung cấp cho các hộ tiêu thụ cần sử
dụng các máy biến áp điều chỉnh điện áp dưới tải. Sử dụng các máy biến áp điều chỉnh
điện áp dưới tải cho phép thay đổi các đầu điều chỉnh không cần cắt các máy biến áp.
Do đó cần chọn đầu điều chỉnh riêng cho chế độ phụ tải cực đại, cực tiểu và sau sự cố.
Đối với trạm có yêu cầu điều chỉnh điện áp khác thường, độ lệch điện áp trên
thanh góp hạ áp của trạm quy định như sau:
+ Trong chế độ phụ tải cực đại: δUmax % = 5%
+ Trong chế độ phụ tải cực tiểu: δUmin % = 0%
+ Trong chế độ sau sự cố: δUsc % = 5%
‒ Điện áp yêu cầu trên thanh góp hạ áp của trạm được xác định theo công thức sau:
Uyc = Uhđm + δU% ∗ Uđm
Trong đó:
+ Uyc : điện áp yêu cầu trên thanh góp trạm hạ áp
+ Uhđm : điện áp định mức trạm hạ áp
+ δU%: độ lệch điện áp cho phép ở chế độ
‒ Trong mạng điện thiết kế với Uhđm = 35 kV thì điện áp thanh góp hạ áp :
+ Khi phụ tải cực đại: Uycmax = 35 + 5%. 35 = 36,75 kV
+ Khi phụ tải cực tiểu: Uycmin = 35 + 0%. 35 = 35 kV
+ Chế độ sau sự cố: Uycsc = 35 + 5%. 35 = 36,75 kV
‒ Trong mạng điện thiết kế với Uhđm = 22 kV thì áp thanh góp hạ áp :
+ Khi phụ tải cực đại: Uycmax = 22 + 5%. 22 = 23,1 kV
+ Khi phụ tải cực tiểu: Uycmin = 22 + 0%. 22 = 22 kV
+ Chế độ sau sự cố: Uycsc = 22 + 5%. 22 = 23,1 kV
‒ Kết quả tính điện áp trên thanh góp hạ áp của các trạm biến áp quy đổi về phía cao
áp trong ba trường hợp: phụ tải cực đại, phụ tải cực tiểu và chế độ sau sự cố được
tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 6. 1 Bảng quy đổi điện áp trong các chế độ của các trạm biến áp 2 cuộn dây

Trạm 1 2 3 5 7 8 9
Uđm (kV) 35 35 22 35 22 22 22
Uimax (kV) 114,95 114,29 115,5 116,27 115,72 116,27 114,84
Uimin (kV) 110,55 110,22 110,55 111,21 110,66 111,32 110,44
Uisc (kV) 113,41 114,29 113,96 115,06 114,4 114,62 113,19
114
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Bảng 6. 2 Bảng quy đổi điện áp trong các chế độ của các trạm biến áp 3 cuộn dây
4 6 10
Trạm
Hạ Trung Hạ Trung Hạ Trung
Uimax (kV) 114,29 115,39 115,61 116,49 116,16 116,71
Uimin (kV) 111,98 112,53 112,97 113,41 113,08 113,41
Uisc (kV) 114,07 115,17 114,62 115,5 114,18 114,73

Để thuận tiện có thể tính trước điện áp tương ứng với mỗi đầu điều chỉnh của MBA đã
chọn cho trong bảng sau:

Bảng 6. 3 Bảng điều chỉnh các nút phân áp của máy biến áp phía cao áp
Thứ tự đầu điều Điện áp bổ sung, Điện áp bổ sung Điện áp đầu điều
chỉnh n % (kV) chỉnh (kV)
9 +16.02 +18.42 133.42
8 +14.24 +16.38 131.38
7 +12.46 +14.33 129.33
6 +10.68 +12.28 127.28
5 +8.90 +10.23 125.23
4 +7.12 +8.19 123.19
3 +5.34 +6.14 121.14
2 +3.56 +4.09 119.09
1 +1.78 +2.05 117.05
0 0 0 115.00
-1 -1.78 -2.05 112.95
-2 -3.56 -4.09 110.91
-3 -5.34 -6.14 108.86
-4 -7.12 -8.19 106.81
-5 -8.90 -10.23 104.77
-6 -10.68 -12.28 102.72
-7 -12.46 -14.33 100.67
-8 -14.24 -16.38 98.62
-9 -16.02 -18.42 96.58

Bảng 6. 4 Bảng điều chỉnh các nút phân áp của máy biến áp phía trung áp
Thứ tự đầu điều Điện áp bổ sung, Điện áp bổ sung Điện áp đầu điều
chỉnh n % (kV) chỉnh (kV)
2 +5 +1,93 40,43
1 +2,5 +0,96 39,46
0 0 0 38,50
-1 -2,5 -0,96 37,54
-2 -5 -1,93 36,58

115
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

‒ Quy trình lựa chọn đầu phân áp máy biến áp 2 cuộn dây:
+ Điện áp tính toán của đầu điều chỉnh của máy biến áp được xác định theo công
thức:
UHđm . Uq
Uđc =
Uyc
+ Dựa vào kết quả ta chọn đầu điều chỉnh tiêu chuẩn để xác định điện áp tiêu chuẩn
( Ví dụ: n1 = 3 thì UHtc = 124,14 kV)
+ Tính điện áp thực trên thanh góp hạ áp:
UHđm . Uq
UHt =
UHtc
+ Độ lệch điện áp trên thanh góp hạ áp:
UHt − Uhđm
δU =
Uhđm
‒ Quy trình lựa chọn đầu phân áp máy biến áp 3 cuộn dây:
+ Điện áp tính toán của đầu điều chỉnh phía hạ áp của máy biến áp được xác định
theo công thức:
UHđm . UHq
UHđc =
UHyc
+ Dựa vào kết quả ta chọn đầu điều chỉnh tiêu chuẩn để xác định điện áp tiêu chuẩn
( Ví dụ: n1 = 3 thì UHtc = 124,14 kV)
+ Điện áp tính toán của đầu điều chỉnh phía hạ áp của máy biến áp được xác định
theo công thức:
UHtc . UTyc
UTđc =
UTq
+ Dựa vào kết quả ta chọn đầu điều chỉnh tiêu chuẩn để xác định điện áp tiêu chuẩn
( Ví dụ: n2 = 1 thì UTtc = 39,46 kV)
+ Tính điện áp thực trên thanh góp hạ áp:
UHđm . UHq
UHt =
UHtc
+ Độ lệch điện áp trên thanh góp hạ áp:
UHt − Uhđm
δU =
Uhđm
(Với: q – Quy đổi, yc – Yêu cầu, đc – Điều chỉnh, tc – Tiêu chuẩn, t – Thực)

‒ Lựa chọn nấc phân áp máy biến áp 2 cuộn dây của trạm 1 (Uhđm = 35kV) ở chế độ
phụ tải cực đại:
+ Điện áp tính toán của đầu điều chỉnh của máy biến áp được xác định theo công
thức:

116
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

38,5.114,95
Uđc = = 121,25 kV
36,5
+ Dựa vào kết quả ta chọn đầu điều chỉnh tiêu chuẩn: n = 3 thì UHtc = 124,14 kV
+ Tính điện áp thực trên thanh góp hạ áp:
38,5.114,95
UHt = = 35,65
124,14
+ Độ lệch điện áp trên thanh góp hạ áp:
35,65 − 35
δU = = 1,86% < 5%
35
 Như vậy, đầu điều chỉnh tiêu chuẩn đã phù hợp

‒ Lựa chọn nấc phân áp máy biến áp 3 cuộn dây của trạm 4 ở chế độ phụ tải cực đại:
+ Điện áp tính toán của đầu điều chỉnh phía hạ áp của máy biến áp được xác định
theo công thức:
23.114,29
UHđc = = 113,8 kV
23,1
+ Dựa vào kết quả ta chọn đầu điều chỉnh tiêu chuẩn: n1 = 0 thì UHtc = 115 kV
+ Điện áp tính toán của đầu điều chỉnh phía hạ áp của máy biến áp được xác định
theo công thức:
115.36,5
UTđc = = 36,38
115,39
+ Dựa vào kết quả ta chọn đầu điều chỉnh tiêu chuẩn: n2 = 0 thì UTtc = 38,5 kV
+ Tính điện áp thực trên thanh góp hạ áp:
23.114,29
UHt = = 22,86
115
+ Độ lệch điện áp trên thanh góp hạ áp:
22,86 − 22
δU = = 3,9% < 5%
22
 Như vậy, đầu điều chỉnh tiêu chuẩn đã phù hợp

‒ Làm tương tự với các trạm còn lại trong ba chế độ: phụ tải cực đại, phụ tải cực tiểu
và sau sự cố. Kết quả được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 6. 5 Lựa chọn nút phân áp cho trạm biến áp 2 cuộn dây trong các chế độ
TBA 1 2 3 5 7 8 9
Chế Uq 114,95 114,29 115,5 116,27 115,72 116,27 114,84
độ
Uđcmax 121,25 120,55 115,00 122,64 115,22 115,77 114,34
phụ
tải n 3 3 0 4 0 0 0
cực Utcmax 121,14 121,14 115 123,19 115 115 115
đại Utmax 36,53 36,32 23,10 36,34 23,14 23,25 22,97
δUmax % 4,38 3,78 5,00 3,82 5,20 5,70 4,40
Chế TBA 1 2 3 5 77 8 9
117
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

độ Uq 110,55 110,22 110,55 111,21 110,66 111,32 110,44


phụ Uđcmin 121,61 121,24 115,58 122,33 115,69 116,38 115,46
tải n 3 3 0 4 0 1 0
cực Utcmin 121,14 121,14 115 123,19 115 117,05 115
tiểu Utmin 35,13 35,03 22,11 34,76 22,13 21,87 22,09
δUmin % 0,38 0,08 0,50 -0,70 0,60 -0,57 0,40
TBA 1 2 3 5 7 8 9
Chế Uq 113,41 114,29 113,96 115,06 114,4 114,62 113,19
độ Uđcsc 119,62 120,55 113,47 121,36 113,90 114,12 112,70
sau n 2 3 -1 4 -1 0 -1
sự Utcsc 112,95 112,95 112,95 112,95 112,95 112,95 112,95
cố Utsc 36,66 36,32 23,21 35,96 23,30 22,92 23,05
δUsc % 4,75 3,78 5,48 2,74 5,89 4,20 4,77

Bảng 6. 6 Lựa chọn nút phân áp cho trạm biến áp 2 cuộn dây trong các chế độ

4 6 10
TBA
Chế Hạ Trung Hạ Trung Hạ Trung
độ Uq 114,29 115,39 115,61 116,49 116,16 116,71
phụ Uđcmax 113,80 36,38 115,11 36,03 115,66 35,97
tải n 0 -2 0 -2 0 -2
cực Utcmax 115 36,58 115 36,58 115 36,58
đại Utmax 22,86 23,12 23,23
δUmax % 3,90 5,10 5,60
4 6 10
TBA
Chế Hạ Trung Hạ Trung Hạ Trung
độ Uq 111,98 112,53 112,97 113,41 113,08 113,41
phụ Uđcmin 117,07 36,41 118,11 36,75 118,22 36,75
tải n 1 -2 2 -2 2 -2
cực Utcmin 117,05 36,58 119,09 36,58 119,09 36,58
tiểu Utmin 22,00 21,82 21,84
δUmin % 0,02 -0,83 -0,73
4 6 10
TBA
Hạ Trung Hạ Trung Hạ Trung
Chế Uq 114,07 115,17 114,62 115,5 114,18 114,73
độ Uđcsc 113,58 35,80 114,12 36,34 113,69 35,93
sau n -1 -2 0 -2 -1 -2
sự cố Utcsc 112,95 36,58 115 36,58 112,95 36,58
Utsc 23,23 22,92 23,25
δUsc % 5,68 5,68 5,68 5,68 5,68 5,68

118
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

CHƯƠNG 7: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT TỔNG HỢP


CỦA LƯỚI ĐIỆN

7.1 Vốn đầu tư cho mạng điện

‒ Tổng các vốn đầu tư xây dựng mạng điện được xác định theo công thức:
K = Kd + Kt
‒ Trong đó:
+ K d : Vốn đầu tư xây dựng đường dây
+ K t : Vốn đầu tư xây dựng các trạm biến áp.
‒ Theo chương 3 ta đã tính được vốn đầu tư xây dựng các đường dây có giá trị:
K d = 193229,4 (triệu đồng)
‒ Ta tính vốn đầu tư cho các trạm hạ áp:
Trong hệ thống điện thiết kế có 10 trạm hạ áp, đồng thời mỗi trạm có 2 máy biến
áp. Trong đó, có 3 trạm sử dụng máy biến áp 3 pha 3 cuộn dây, 7 trạm sử dụng máy
biến áp 3 pha 2 cuộn dây. Các loại máy biến áp được chọn cho trạm đã được trình bày
trong mục 4.1.2. Do đó vốn đầu tư cho các trạm hạ áp bằng:
K t = (2 + 1,05). 53000 + (2 + 2.1,05). 56000 + 3.78000 = 625250 (triệu đồng)
‒ Do đó tổng vốn đầu tư để xây dựng mạng điện bằng:
K = K d + K t = 193229,4 + 625250 = 818479,4 (triệu đồng)
7.2. Tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện

Tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện gồm có tổn thất công suất trên
đường dây và tổn thất công suất tác dụng trong các trạm biến áp ở chế độ phụ tải cực
đại.
‒ Theo kết quả tính toán ở chương 5 (bảng 5.6),ta có tổng tổn thất công suất tác dụng
trên các đường dây bằng:
∆Pd = 4 MW
‒ Theo bảng 5.6, tổng tổn thất công suất tác dụng trong các cuộn dây của các máy
biến áp có giá trị:
∆Pb = 1,6 MW
‒ Tổng tổn thất công suất trong lõi thép của các máy biến áp bằng:
∆P0 = 0,516 MW
‒ Như vậy tổng tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện bằng:
∆P = ∆Pd + ∆Pb + ∆P0 = 6,116 MW
‒ Tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện tính theo phần trăm (%) bằng:

119
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

∆P 6,116
∆P% = . 100% = . 100% = 1,5%
∑ Pmax 409
7.3. Tổn thất điện năng trong mạng điện

‒ Tổng tổn thất điện năng trong mạng điện có thể xác định theo công thức sau:

∆A = (∆Pd + ∆Pb ). τ + ∆P0 . t

Trong đó:

+ τ: Thời gian tổn thất công suất lớn nhất, τ = 3633,09 h


+ t: Thời gian các máy biến áp làm việc trong năm.
(Bởi vì các máy biến áp vận hành song song trong cả năm cho nên t = 8760 h)
‒ Do đó tổng tổn thất điện năng trong mạng điện bằng:
∆A = 5,6.3633,09 + 0,516.8760 = 24865,464 MWh
‒ Tổng điện năng các hộ tiêu thụ nhận được trong năm bằng:

A = ∑ Pmax . Tmax = 5200.409 = 2126800 MWh

‒ Tổn thất điện năng trong mạng điện tính theo phần trăm (%) bằng:
∆A 24865,464
∆A% = . 100% = . 100% = 1,17%
A 2126800
7.4. Tính giá thành truyền tải điện năng
7.4.1. Chi phí vận hành hàng năm
Tổng chi phí vận hành hằng năm của lưới điện được xác định:

Y = (atc + avh ). K Σ + ΔAΣ . c

Trong đó:

+ Hệ số tiêu chuẩn vốn đầu tư phụ: atc = 0,125


+ Hệ số khấu hao: avh = 0,04
+ Tổng vốn đầu tư xây dựng đường dây: K Σ = 876209,8 (triệu đồng/km)
+ Tổn tổn thất điện năng: ΔAΣ = 24865,464 MWh
+ Giá tiền 1kWh tổn thất điện năng: c = 1,5 (triệu đồng/MWh)

Do đó:

Y = (0,04 + 0,125). 876209,8 + 24865,464.1,5 = 181872,8 (triệu đồng)

120
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

7.4.2. Giá thành truyền tải điện năng


‒ Giá thành truyền tải điện năng được xác định theo công thức:
Y 181872,8. 106
B= = = 85,51 đồng/kWh
A 2126,8. 106
7.4.3. Giá thành xây dựng 1 MW công suất phụ tải trong chế độ max
‒ Giá thành xây dựng 1 MW công suất phụ tải được xác định theo biểu thức:
K 876209,8. 106
K0 = = = 2,142. 109 đồng/MWh
∑ Pmax 409

7.5 Tổng kết

Kết quả các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của hệ thống điện thiết kế được tổng hợp dưới
bảng sau:
Bảng 7. 1 Các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống thiết kế
STT Các chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
1 Tổng công suất phụ tải khi cực đại MW 409
2 Tổng chiều dài đường dây Km 364,42
3 Tổng công suất các máy biến áp hạ áp MVA 392
4 Tổng vốn đầu tư cho mạng điện 109 đồng 818479,4
5 Tổng vốn đầu tư cho đường dây 109 đồng 193229,4
6 Tổng vốn đầu tư cho các trạm biến áp 109 đồng 625250
7 Tổng điện năng các phụ tải tiêu thụ MVh 2126,8
8 ∆Umaxsc % 7,21
9 ∆Umaxsc % 12,51
10 Tổng tổn thất công suất ∆P MW 6,116
11 Tổng tổn thất công suất ∆P % 1,5
12 Tổng tổn thất điện năng ∆A MWh 24865,464
13 Tổng tổn thất điện năng ∆A % 1,17
14 Chi phí vận hành hằng năm 109 đồng 181,87
15 Giá thành truyền tải điện năng Đồng/kWh 85,51
Giá thành xây dựng 1MW công suất phụ
16 109 đồng/MW 2,142
tải khi cực đại

121
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

PHẦN 2: TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN


CHƯƠNG 8: TÌM HIỂU VỀ ỔN ĐỊNH

Hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều nhà máy thủy điện, nhiệt điện công suất
lớn ở xa trung tâm phụ tải và được kết nối với nhau nhờ những đường dây tải điện đi
xa cao áp (hoặc siêu cao áp) thành những hệ thống điện lớn. Một trong những vấn đề
quan trọng về chất lượng của hệ thống điện là tính làm việc ổn định. Trong các hệ
thống điện lớn những sự cố làm ngừng cung cấp điện một cách nghiêm trọng, phân
chia hệ thống thành những phần riêng rẽ thường do mất ổn định gây nên.
Hệ thống có tính ổn định cao nghĩa là lúc bình thường nhu cầu điện năng của
phụ tải được cung cấp một cách chắc chắn, chất lượng điện năng (giá trị tần số và điện
áp) luôn duy trì trong phạm vi cho phép. Ngoài ra khi xảy ra những đột biến về chế độ
làm việc (đóng cắt đường dây, máy biến áp mang tải...) hoặc khi xảy ra sự cố (ngắn
mạch các loại), những dao động tắt dần và hệ thống đến được trạng thái xác lập với
những thông số ổn định. Như vậy tính làm việc ổn định của hệ thống điện được đặc
trưng bởi mức độ đồng bộ về tốc độ quay của rotor máy phát điện và động cơ của hệ
thống. Có hai dạng ổn định: ổn định tĩnh được khảo sát khi hệ thống làm việc bình
thường mang công suất cực đại và chỉ tồn tại những dao động nhỏ và ổn định động
được khảo sát khi hệ thống điện xảy ra những dao động lớn.

8.1 Định nghĩa ổn định

Tập hợp các quá trình xảy ra trong một thời điểm hoặc một khoảng thời gian
vận hành gọi là chế độ của hệ thống điện. Đặc trưng của chế độ là các thông số chế độ
U, I, P, Q… Các thông số này luôn biến đổi theo thời gian. Tùy theo sự biến đổi của
các thông số theo thời gian, ta chia các chế độ của hệ thống điện thành các loại chế độ
sau:
• Chế độ xác lập: là chế độ trong đó các thông số của nó dao động rất nhỏ xung
quanh giá trị trung bình nào đó, có thể xem như là hằng số.
• Chế độ quá độ: là chế độ trong đó các thông số biến thiên mạnh theo thời
gian.
• Điều kiện cần để chế độ xác lập có thể tồn tại là sự cân bằng công suất tác
dụng và cân bằng công suất phản kháng trong mọi thời điểm.
• Điều kiện cân bằng công suất không đủ cho mọi chế độ xác lập tồn tại trong
thực tế. Vì các chế độ trong thực tế luôn luôn bị các kích động từ bên ngoài.
Một chế độ thỏa mãn các điều kiện cân bằng công suất muốn tồn tại được
trong thực tế phải chịu đựng được các kích động mà điều kiện cân bằng công
suất không bị phá hủy.

122
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

• Các kích động đối với chế độ của hệ thống điện được chia làm hai loại: các
kích động nhỏ và các kích động lớn.
• Ổn định tĩnh: là khả năng của hệ thống sau những kích động nhỏ phục hồi
được chế độ ban đầu hoặc rất gần với chế độ ban đầu
• Ổn định động: là khả năng của hệ thống điện sau những kích động lớn phục
hồi được chế độ ban đầu hoặc rất gần với chế độ ban đầu
8.2 Phương trình chuyển động tương đối
Khi xảy ra một kích động nào đó thì kích động này tác động lên roto của máy
phát và gây ra sự mất cân bằng công suất. Sự mất cân bằng này tạo ra quá trình quá độ
Cơ – Điện trong máy phát. Nếu quá trình này tắt dần có nghĩa là sự cân bằng công suất
được khôi phục và chế độ ổn định. Trong trường hợp ngược lại, quá trình không tắt
dần và sự không cân bằng ngày càng tăng lên, chế độ không ổn định, tức là hệ thống
mất cân bằng.
Việc khảo sát ổn định chính là khảo sát quá trình Cơ – Điện xảy ra trong máy
phát khi có các kích động trong hệ thống điện.
Quá trình quá độ Cơ – Điện được diễn tả bằng phương trình chuyển động tương
đối của roto của máy phát, cho nên xét ổn định cũng chính là xét phương trình chuyển
động của các máy phát trong hệ thống xảy ra các kích động.
Giả sử một máy phát đang làm việc với chế độ xác lập với các thông số
P0 , Q 0 , U0 , δ0 … thì khi xảy ra một kích động , kích động này gây ra sự mất cân bằng
công suất ∆P trên trục roto.
∆P = PT0 − P = P0 − Pđ (1)
Trong đó:
• P0 : Công suất ban đầu của tuabin và P0 = PT0
• Pđ : Công suất điện của máy phát sau khi xảy ra kích động.
Công suất ∆P còn được gọi là công suất thừa, nó tác động lên rôto và gây ra cho nó
một gia tốc:
d2 δ ∆P
α= 2 = (2)
dt Tj
Trong đó:
• Tj : Hằng số quán tính
•  : Góc quay tương đối của rôto, nó được xác định bởi vị trí của rôto so với một
trục tính toán quay với tốc độ đồng bộ ω0 = 2πf
Trước khi bị tác động, roto quay với tốc độ đồng bộ ω0 , công suất thừa ∆P = 0.
Theo hình 1.1, roto quay cùng tốc độ của trục tính toán nên δ là hằng số, do đó góc α
khi chưa kích động là bằng không.
123
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Sau khi bị kích động, do xuất hiện công suất thừa ∆P nên tốc độ góc của roto sẽ
khác với tốc độ đồng bộ ω0 cho nên sẽ xuất hiện tốc độ quay tương đối của roto so với
trục tính toán đồng bộ.

Hình 8. 1 Góc tương đối roto

Thay (1) vào (2), ta sẽ được phương trình chuyển động tương đối của rôto máy
phát điện, cũng có thể gọi tắt là của máy phát điện, ta được:
d2 δ
Tj 2 = ∆P = P0 − Pđ (3)
dt
Giải (3) theo các ∆P khác nhau ta sẽ rút ra được kết luận về ổn định của hệ
thống điện và xác định được quan hệ giữa góc quay tương đối δ theo thời gian.
Nếu hệ thống có ổn định thì sau một thời gian t nào đó sau khi bị kích động góc
δ(t) sẽ trở về giá trị ban đầu hoặc là một giá trị gần đó để rồi sau đó sẽ là hằng số theo
t, lúc đó ∆P triệt tiêu, các thông số khác của chế độ P, Q, U. Sau một thời gian dao
động sẽ trở về các giá trị ban đầu hoặc gần ban đầu.
Ngược lại nếu hệ thống mất ổn định thì góc sẽ tăng vô hạn và các thông số khác
cũng biến đổi không ngừng, hệ thống rơi vào chế độ không đồng bộ.
Rõ ràng là để có thể giải được phương trình (3) cần phải tìm được quan hệ giữa
công suất điện P theo góc quay tương đối của máy phát điện.
Pđ = δ(t) (4)
Quan hệ (4) được gọi là đường đặc tính công suất của máy phát điện. Trong
trường hợp hệ thống có nhiều máy phát điện thì số góc quay sẽ nhiều và đường đặc
tính công suất, các phương trình chuyển động sẽ có dạng phức tạp hơn.

124
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Hình 8. 3 Sơ đồ hệ thống điện gồm 2 nhà máy làm việc song song

Hình 8. 2 Sơ đồ thay thế

Đặc tính công suất của hai nhà máy điện làm việc song song được xác định theo
các công thức sau:
𝐸′12 𝐸′1 𝐸′2
𝑃1 = 𝑠𝑖𝑛𝛼11 + sin (𝛿12 − 𝛼12 )
𝑍̇11 𝑍12
𝐸′22 𝐸′1 𝐸′2
𝑃2 = 𝑠𝑖𝑛𝛼22 − sin (𝛿12 + 𝛼12 )
𝑍̇22 𝑍12

125
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

CHƯƠNG 9: XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CẮT TỚI HẠN BẰNG


PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TIÊU CHUẨN DIỆN TÍCH

9.1 Thông số các phần tử

a) Máy phát
Theo nhiệm vụ thiết kế, nhà máy nhiệt điện 1 bao gồm 5 tổ máy, mỗi tổ máy có
công suất là 60 MW, cos 𝜑 = 0,8; Nhà máy nhiệt điện 2 bao gồm 3 tổ máy, mỗi tổ
máy có công suất là 100 MW, cos 𝜑 = 0,8 5. Tra bảng ở Phụ Lục 1, trang 113 giáo
trình thiết kế nhà máy điện và trạm biến áp – PGS. Phạm Văn Hòa ta chọn được máy
phát loại TBΦ-60-2 và TBΦ-100-3600 cho tổ máy của hai nhà máy và chúng có thông
số được cho trong bảng sau:

Bảng 9. 1 Thông số máy phát


Điện kháng
Thông số định mức
tương đối Tj
Loại máy phát
n Sđm Pđm Uđm Iđm (s)
cos𝜑 x'd
(v/ph) (MVA) (MW) (kV) (kA)

TBΦ-60-2 3000 75 60 10,5 0,8 4,125 0,22 2,91


TBΦ-100-3600 3600 117,5 100 10,5 0,85 6,475 0,224 3,27

b) Các lộ đường dây


Bảng 9. 2 Thông số đường dây

L R X B/2
Đường dây Loại dây Số lộ
km Ω Ω 10−4S

I-5 ACSR95 2 31,62 4,76 6,83 0,84

I-3 ACSR185 2 30 2,30 6,17 0,84

1-3 ACSR95 2 28,28 4,26 6,11 0,75

II-7 ACSR95 2 40 6,02 8,64 1,06

II-10 ACSR150 2 40 4,14 8,30 1,10

II-8 ACSR185 2 31,62 2,42 6,50 0,88

126
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

8-9 ACSR95 2 30 4,52 6,48 0,79

II-6 ACSR185 2 28,28 2,16 5,81 0,79

6-4 ACSR70 2 31,62 6,99 6,99 0,82

4-2 ACSR70 2 28,28 6,25 6,25 0,73

I-4 ACSR240 2 44,72 2,77 8,99 1,27

c) Máy biến áp
Máy biến áp tăng áp:
Bảng 9. 3 Thông số kỹ thuật máy biến áp tăng áp
Sđm UCđm UHđm ∆P0 I0 ∆PN UN
Nhà máy
MVA kV kV kW % kW %

Nhiệt điện 1 80 121 ± 2.2,5% 10,5 70 0,6 315 10,5

Nhiệt điện 2 125 121 ± 2.2,5% 10,5 120 0,55 520 10,5

Máy biến áp hạ áp:


Bảng 9. 4 Thông số kỹ thuật máy biến áp hạ áp 3 pha 2 cuộn dây
Sđm UCđm UHđm ∆P0 I0 ∆PN UN
Trạm
MVA kV kV kW % kW %
1 32 115 ± 9.1,78% 35 35 0,75 145 10,5

2 25 115 ± 9.1,78% 35 29 0,8 120 10,5

3 25 115 ± 9.1,78% 22 29 0,8 120 10,5

5 32 115 ± 9.1,78% 35 35 0,75 145 10,5

7 25 115 ± 9.1,78% 22 29 0,8 120 10,5

8 32 115 ± 9.1,78% 22 35 0,75 145 10,5

9 32 115 ± 9.1,78% 22 35 0,75 145 10,5

Bảng 9. 5 Thông số kỹ thuật máy biến áp hạ áp 3 pha 3 cuộn dây

Sđm UCđm UTđm UHđm ∆P0 I0 ∆PN UN %


Trạm
MVA kV kV kV kW % kW
C-T C-H T-H

127
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

115 38,5
4 63 23 10,4 0,6 270 10,5 17,5 6,5
±9.1,78% ±2.2,5%
115 38,5
6 63 23 10,4 0,6 270 10,5 17,5 6,5
±9.1,78% ±2.2,5%
115 38,5
10 63 23 10,4 0,6 270 10,5 17,5 6,5
±9.1,78% ±2.2,5%

d) Phụ tải
Bảng 9. 6 Thông số phụ tải

Phụ tải Cấp điện áp S𝑚𝑎𝑥 , MVAr cosφ sinφ

1 35 38,89 0,9 0,44


2 35 27,78 0,9 0,44
3 22 33,33 0,9 0,44
4 35 35,56 0,9 0,44
4 22 42,22 0,9 0,44
5 35 38,89 0,9 0,44
6 35 35,56 0,9 0,44
6 22 33,33 0,9 0,44
7 22 33,33 0,9 0,44
8 22 35,56 0,9 0,44
9 22 38,89 0,9 0,44
10 35 38,89 0,9 0,44
10 22 22,22 0,9 0,44

9.2 Tính toán các thông số hệ thống

Chọn Scb = 100MVA, tính gần đúng nên ta chọn 𝑈𝑐𝑏 = 𝑈𝑡𝑏 , khi đó:
UcbI = 115 kV
UcbII = 36,5 kV
UcbIII = 23 kV
9.2.1 Tính thông số máy phát điện và máy biến áp của nhà máy nhiệt điện I

1 ′ Scb 1 100
X dFI = . xd1 . = . 0,22. = 0,059
5 SđmF1 5 75

128
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

2,91.75
TjI = 5. = 10,913
100
1 UN % Scb 1 10,5 100
X BI = . . = . . = 0,026
5 100 SđmBI 5 100 80
9.2.2 Tính thông số máy phát điện và máy biến áp của nhà máy nhiệt điện II

1 ′ Scb 100
X dFII = . xd2 . = 0,224. = 0,064
3 SđmF2 117,5
3,27.117,5
TjII = 3. = 11,527
100
1 UN % Scb 10,5 100
X BII = . . = . = 0,028
3 100 SđmBII 100 125
9.2.2 Tính thông số đường dây
Tính thông số tương đối cho lộ đường dây II-7 theo các đại lượng cơ bản đã chọn, ta
có:
Scb 100
R II−7 = R II−7 (Ω). 2 = 6,02. = 0,046
UcbI 1152
Scb 100
X II−7 = X II−7 (Ω). 2 = 8,64. = 0,065
UcbI 1152
BII−7 BII−7 Scb −4
1152
= (Ω). 2 = 1,06. 10 . = 0,014
2 2 UcbI 100
Tính toán tương tự cho các lộ đường dây còn lại, ta có bảng kết quả sau:
Bảng 9. 7 Thông số đường dây quy đổi về hệ đơn vị tương đối

Đường
Loại dây Số lộ L, km R, pu X, pu B/2, pu
dây

I-5 ACSR95 2 31,62 0,036 0,052 0,011

I-3 ACSR185 2 30 0,017 0,047 0,011

1-3 ACSR95 2 28,28 0,032 0,046 0,010

II-7 ACSR95 2 40 0,046 0,065 0,014

II-10 ACSR150 2 40 0,031 0,063 0,015

II-8 ACSR185 2 31,62 0,018 0,049 0,012

8-9 ACSR95 2 30 0,034 0,049 0,010

129
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

II-6 ACSR185 2 28,28 0,016 0,044 0,010

6-4 ACSR70 2 31,62 0,053 0,053 0,011

4-2 ACSR70 2 28,28 0,047 0,047 0,006

I-4 ACSR240 2 44,72 0,021 0,068 0,010

9.2.3 Tính thông số máy biến áp hạ áp


‒ Điện kháng và điện trở của các máy biến áp trong trạm 1,5,8,9
UN % Scb 10,5 100
X B1 = X B5 = X B8 = X B9 = . = . = 0,328
100 SđmB 100 32
∆PN Scb 175 100
R B1 = R B5 = R B8 = R B9 = . = . = 0,017
1000. SđmB SđmB 1000.32 32
‒ Điện kháng và điện trở của các máy biến áp trong trạm 2,3,7
UN % Scb 10,5 100
X B2 = X B3 = X B7 = . = . = 0,42
100 SđmB 100 25
∆PN Scb 120 100
R B2 = R B3 = R B7 = . = . = 0,019
1000. SđmB SđmB 1000.25 25
‒ Điện kháng và điện trở của các máy biến áp trong trạm 4,6,10
+ Để tính các giá trị điện kháng, trước hết cần xác định điện áp ngắn mạch đối với
mỗi cuộn dây:
UN %C−T + UN %C−H − UN %T−H 10,5 + 17,5 − 6,5
UN %C = = = 10,75%
2 2
UN %C−T + UN %T−H − UN %C−H 10,5 + 6,5 − 17,5
UN %T = = = −0,25%
2 2
UN %T = 0
UN %C−H + UN %C−H − UN %T−H 17,5 + 6,5 − 10,5
UN %H = = = 6,75%
2 2
+ Điện kháng quy đổi sang hệ đơn vị tương đối của mỗi cuộn dây là:
UN %𝐶 Scb 10,75 100
XC = . = . = 0,171
100 SđmB 100 63
UN % 𝑇 Scb
XT = . =0
100 SđmB
UN %𝐶 Scb 6,75 100
XH = . = . = 0,107
100 SđmB 100 63

130
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

+ Để tính các giá trị điện trở, trước hết cần xác định công suất ngắn mạch đối với
mỗi cuộn dây:
1 270
∆PNC−T = ∆PNT−H = ∆PNC−H = = 135 MW
2 2
Khi đó:
∆PNC−T + ∆PNC−H − ∆PNT−H 135 + 270 − 135
∆PNC = = = 135 MW
2 2
∆PNC−T + ∆PNT−H − ∆PNC−H 135 + 135 − 270
∆PNT = = = 0 MW
2 2
∆PNT−H + ∆PNC−H − ∆PNC−T 135 + 270 − 135
∆PNH = = = 135 MW
2 2

+ Điện trở quy đổi sang hệ đơn vị tương đối của mỗi cuộn dây là:
∆PNC Scb 135 100
RC = . = . = 0,003
1000. SđmB SđmB 1000.63 63
∆PNT Scb
RT = . =0
1000. SđmB SđmB
∆PNH Scb 135 100
RH = . = . = 0,003
1000. SđmB SđmB 1000.63 63
Do các trạm đều vận hành 2 máy biến áp song song nên ta có kết quả quy đổi sau:
Bảng 9. 8 Giá trị điện trở và điện kháng quy đổi của máy biến áp 2 cuộn dây
Trạm 1 2 3 5 7 8 9
RB 0,164 0,21 0,21 0,164 0,21 0,164 0,164
XB2 0,009 0,01 0,01 0,009 0,01 0,009 0,009

Bảng 9. 9 Giá trị điện trở và điện kháng quy đổi của máy biến áp 3 cuộn dây
Trạm XC RC X𝑇 RT X𝐻 RH
4 0,086 0,002 0 0 0,054 0,002
6 0,086 0,002 0 0 0,054 0,002
10 0,086 0,002 0 0 0,054 0,002

131
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

9.2.4 Tính thông số phụ tải


‒ Đối với mô hình đang xét trong hệ thống, ta thay thế phụ tải bằng tổng trở cố định:
U2
Zpt = (cosφ + jsinφ)
S
‒ Khi đó, quy đổi sang đơn vị tương đối với 𝑈𝑐𝑏 = 𝑈𝑡𝑏 , ta được:
𝑆𝑐𝑏
Zpt(∗) = (cosφ + jsinφ)
S
‒ Thông số của phụ tải 1 trong hệ đơn vị tương đối là:
Scb 100
Zpt1(∗) = (cosφ + jsinφ) = . (0,9 + 0,44j) = 2,32 + 1,13j
S1 38,82
Tính toán tương tự với các phụ tải còn lại, ta được bảng sau:
Bảng 9. 10 Thông số của phụ tải trong hệ đơn vị tương đối

Phụ tải Cấp điện áp S𝑚𝑎𝑥 , MVAr Zpt(∗)

1 35 38,89 2,31+1,13j
2 35 27,78 3,24+1,58j
3 22 33,33 2,7+1,32j
4 35 35,56 2,53+1,24j
4 22 42,22 2,13+1,04j
5 35 38,89 2,31+1,13j
6 35 35,56 2,53+1,24j
6 22 33,33 2,7+1,32j
7 22 33,33 2,7+1,32j
8 22 35,56 2,53+1,24j
9 22 38,89 2,31+1,13j
10 35 38,89 2,31+1,13j
10 22 22,22 4,05+1,98j

Yêu cầu: Xác định thời gian cắt tới hạn để hệ thống ổn định góc khi có ngắn
mạch ba pha tại đầu đường dây liên lạc phía nhà máy điện II của hệ thống điện thiết kế
bằng phương pháp sử dụng tiêu chuẩn diện tích. Từ sơ đồ hệ thống đã trình bày ở
những phần trước, ta lập sơ đồ thay thế toàn hệ thống ở hình 9.1

132
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Hình 9. 1 Sơ đồ thay thế toàn hệ thống


133
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

9.3 Tính toán chế độ xác lập trước sự cố


9.3.1 Tính toán sức điện động

− Tính E′1 :

Với : ṠCANDI = 1,847 + j0,9



X FI = 0,059; X BI = 0,026

U̇I(121) = 1,1∠0°

Khi đó:

SCANDI
Ė′1 = U̇I + jİ1 . (X FI

+ X BI ) = U̇I + j ′
. (X FI + X BI )
UI∗
1,847 − 𝑗0,9
= 1,1∠0° + j °
. ( 0,059 + 0,026) = 1,178∠6,958°
1,1∠0

− Tính E′2 :

Với : ṠCANDII = 2,295 + j1,18



X FII = 0,064; X BII = 0,028

U̇II(121) = 1,1∠ − 0,51°

Khi đó:

SCANDII
Ė′2 = U̇II + jİ2 . (X FII

+ X BII ) = U̇II + j ′
. (X FII + X BII )
UII∗
2,295 − 𝑗1,18
= 1,1∠ − 0,51° + j °
. ( 0,064 + 0,028) = 1,214∠8,587°
1,1∠0,51

𝛿0 = 𝛿𝐹2 − 𝛿𝐹1 = 8,587° − 6,958° = 1,629°

134
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

9.3.2 Biến đổi sơ đồ

Để thuận tiện cho các phần tính toán tiếp theo, ta thực hiện biến đổi sơ đồ tính toán
tổng trở tương đương các nhánh đường dây không nằm trên đường dây liên lạc.

a) Đường dây II-8-9

1
Ż9a = (ŻB9 + ŻPT9 )// = 2,53 + j1,089
jB8−9 /2

1
Ż9b = (Ż9a + Ż8−9 )// = 2,622 + j1,083
jB8−9 /2

Ż8a = (ŻB8 + ŻPT8 )// Ż9b = 1,329 + j0,582

1
Ż8b = Ża // = 1,347 + j0,564
jBII−8 /2

1
ŻII89 = (Żb + ŻII8 )// = 1,385 + j0,595
jBII−8 /2

135
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

b) Các đường dây còn lại

Tính toán tương tự với đường dây II-8-9, tổng trở các đường dây còn lại được
tính như sau:

II-7: ŻII7 = 3,17 + j1,181

II-10: ŻII10 = 1,579 + j0,826

I-3-1: ŻI31 = 1,433 + j0,609

I-5: ŻI5 = 2,635 + j1,074

Nút I: Ża = ŻI5 //ŻI31 = 0,928 + j0,389

Nút II: Żb = ŻII7 //ŻII10 //ŻII89 = 0,6 + j0,271

Nút 4: Ż4 = 0,882 + j0,471

Nút 6: Ż6 = 1,307 + j0,652

9.4 Đặc tính công suất trước khi ngắn mạch

136
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Hình 9. 2 Biến đổi đẳng trị sơ đồ trước ngắn mạch

1
Ż′𝑏 = //Żb = 0,603 + j0,268
jBII−6 /2
1 1
Ż′6 = //Ż6 // = 1,343 + j0,624
jB6−4 /2 jBII−6 /2
1 1
Ż′4 = //Ż4 // = 0,899 + j0,459
jB6−4 /2 jBI4 /2
1
Ż′𝑎 = //Ża = 0,935 + j0,382
jBI4 /2

‒ Biến đổi tam giác Z′̇a − ŻI4 − Z′̇4 thành sao ŻX1 − ŻX2 − ŻX3 , ta có:

137
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Ż′a . ŻI4
ŻX1 = = 0,012 + j0,032
Z′̇a + ŻI4 + Z′̇4

Z′̇4 . ŻI4
ŻX2 = = 0,01 + j0,033
Z′̇a + ŻI4 + Z′̇4

Ż′a . Z′̇4
ŻX3 = = 0,454 + j0,194
Z′̇a + ŻI4 + Z′̇4

Ż64a = Ż64 + ŻX2 = 0,063 + j0,086

‒ Biến đổi tam giác ŻX3 − Ż64a − Z′̇6 thành sao ŻY1 − ŻY2 − ŻY3 , ta có:

ŻX3 . Ż64a
ŻY1 = = 0,016 + j0,02
ŻX3 + Ż64a + Z′̇6

Z′̇6 . Ż64a
ŻY2 = = 0,046 + j0,061
ŻX3 + Ż64a + Z′̇6

Z′̇X3 . Z′̇6
ŻY3 = = 0,327 + j0,133
ŻX3 + Ż64a + Z′̇6

ŻX1a = ŻY1 + ŻX1 = 0,028 + j0,052

ŻII6a = ŻY2 + ŻII6 = 0,062 + j0,105

‒ Biến đổi tam giác ŻY3 − ŻII6a − Z′̇b thành sao ŻV1 − ŻV2 − ŻV3 , ta có:

ŻY3 . ŻII6a
ŻV1 = = 0,022 + j0,032
ŻY3 + ŻII6a + Z′̇b

Z′̇b . ŻII6a
ŻV2 = = 0,04 + j0,06
ŻY3 + ŻII6a + Z′̇b

ŻY3 . Z′̇b
ŻV3 = = 0,198 + j0,068
ŻY3 + ŻII6a + Z′̇b

‒ Ghép các tổng trở nối tiếp, ta được:

Ż11 = ŻV1 + ŻX1a + jX BI + jX′dFI = 0,05 + j0,169

Ż12 = ŻV2 + jX BII + jX′dFII = 0,04 + j0,152

138
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Ż13 = ŻV3 = 0,198 + j0,068

‒ Tổng trở đầu vào nhìn từ E′1 :

Ż12 . Ż13
Z′̇ 11 = Ż11 + = 0,113 + j0,249 = 0,274∠1,144
Ż12 + Ż13
π
α11 = − 1,144 = 0,427 rad
2
‒ Tổng trở đầu vào nhìn từ E′2 :

Ż11 . Ż13
Z′̇ 22 = Ż12 + = 0,11 + j0,233 = 0,257∠1,128
Ż11 + Ż13
π
α22 = − 1,128 = 0,443 rad
2
‒ Tổng trở tương hỗ giữa E′1 và E′2 :

Ż11 . Ż12
Z′̇ 12 = Ż11 + Ż12 + = 0,007 + j0,427 = 0,427∠1,554
Ż13
π
α12 = − 1,554 = 0,017 rad
2
‒ Đặc tính công suất:
E′12 E′1 E′ 2
P1I = sinα11 − sin(δ12 + α12 ) = 2,097 − 3,349 sin(δ12 + 0,017)
Ż11 Z12
E′22 E′1 E′ 2
P2I = sinα22 + sin(δ12 − α12 ) = 2,458 + 3,349 sin(δ12 − 0,017)
Ż22 Z12
9.5 Đặc tính công suất khi ngắn mạch

Đối với yêu cầu tính toán đề bài, ta xét ngắn mạch ba pha đầu đường dây liên
lạc II-6. Khi ngắn mạch 3 pha, điểm ngắn mạch được nối trực tiếp với đất không thông
qua các điện trở thứ tự nghịch và thứ tự không.

139
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Hình 9. 3 Biến đổi đẳng trị sơ đồ khi ngắn mạch


− Do ngắn mạch 3 pha phía đường dây liên kết nhà máy NĐII nên: Z′̇b = 0
− Từ các tính toán trước đó, ta có các thông số sau:

140
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Ż′6 = 1,343 + j0,624


Ż′4 = 0,899 + j0,459
Ż′𝑎 = 0,935 + j0,382

ŻX1 = 0,012 + j0,032

ŻX2 = 0,01 + j0,033

ŻX3 = 0,454 + j0,194

Ż64a = 0,063 + j0,086

ŻY1 = 0,016 + j0,02

ŻY2 = 0,046 + j0,061

ŻY3 = 0,327 + j0,133

ŻX1a = 0,028 + j0,052

ŻII6a = 0,062 + j0,105

‒ Ghép các tổng trở, ta được:

Ż11 = (ŻII6a //ŻY3 ) + ŻX1a + jX BI + jX ′ dFI = 0,089 + j0,21

Ż12 = jX BII + jX′dFII = j0,92

Ż13 = 0

‒ Tổng trở đầu vào nhìn từ E′1 :

Ż12 . Ż13
Z′̇ 11 = Ż11 + = 0,089 + j0,21 = 0,228∠1,17
Ż12 + Ż13
π
α11 = − 1,17 = 0,4 rad
2
‒ Tổng trở đầu vào nhìn từ E′2 :

Ż11 . Ż13
Z′̇ 22 = Ż12 + = j0,92 = 0,92∠1,571
Ż11 + Ż13
π
α22 = − 1,571 = 0 rad
2

141
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

‒ Tổng trở tương hỗ giữa E′1 và E′2 :

Ż11 . Ż12
Z′̇ 12 = Ż11 + Ż12 + =∞
Ż13

‒ Đặc tính công suất:


E′12 E′1 E′2
P1II = sinα11 − sin(δ12 + α12 ) = 2,369
Ż11 Z12

E′22 E′1 E′ 2
P2II = sinα22 + sin(δ12 − α12 ) = 0
Ż22 Z12
9.6 Đặc tính công suất sau khi ngắn mạch

142
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Hình 9. 4 Biến đổi đẳng trị sơ đồ sau khi ngắn mạch

Sau khi cắt ngắn mạch thì 1 lộ đường dây II-6 bị cắt ra. Do đó, trên lộ đường
dây này, tổng trở đường dây sẽ tăng gấp đôi, điện dung giảm còn một nửa.
1
Ż′′𝑏 = //Żb = 0,602 + j0,27
jB′II−6 /2
1 1
Ż′′6 = //Ż6 // = 1,334 + j0,631
jB6−4 /2 jB′II−6 /2
Ż′4 = 0,899 + j0,459
Ż′𝑎 = 0,935 + j0,382

ŻX1 = 0,012 + j0,032

ŻX2 = 0,01 + j0,033

ŻX3 = 0,454 + j0,194

Ż64a = Ż64 + ŻX2 = 0,063 + j0,086

‒ Biến đổi tam giác ŻX3 − Ż64a − Z′′̇6 thành sao Z′̇Y1 − Z′̇Y2 − Z′̇Y3 , ta có:

ŻX3 . Ż64a
Z′̇Y1 = = 0,016 + j0,02
ŻX3 + Ż64a + Z′′̇6

Z′′̇6 . Ż64a
Ż′Y2 = = 0,046 + j0,061
ŻX3 + Ż64a + Z′′̇6

Z′̇X3 . Z′′̇6
Z′̇Y3 = = 0,327 + j0,138
ŻX3 + Ż64a + Z′′̇6

ŻX1a = Z′̇Y1 + ŻX1 = 0,028 + j0,052

ŻII6b = Z′̇Y2 + Ż′II6 = 0,078 + j0,149


143
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

‒ Biến đổi tam giác Ż′Y3 − ŻII6b − Z′′̇b thành sao Z′̇V1 − Z′̇V2 − Z′̇V3 , ta có:

Ż′Y3 . ŻII6b
Z′̇V1 = = 0,029 + j0,043
Ż′Y3 + ŻII6b + Z′′̇b

Z′′̇b . ŻII6b
Z′̇V2 = = 0,052 + j0,081
Ż′Y3 + ŻII6b + Z′′̇b

Ż′Y3 . Z′′̇b
Ż′V3 = = 0,193 + j0,063
Ż′Y3 + ŻII6b + Z′′̇b

‒ Ghép các tổng trở nối tiếp, ta được:

Ż11 = Z′̇V1 + ŻX1a + jX BI + jX′dFI = 0,057 + j0,18

Ż12 = Z′̇V2 + jX BII + jX′dFII = 0,052 + j0,173

Ż13 = Z′̇V3 = 0,193 + j0,063

‒ Tổng trở đầu vào nhìn từ E′1 :

Ż12 . Ż13
Z′̇ 11 = Ż11 + = 0,13 + j0,259 = 0,29∠1,106
Ż12 + Ż13
π
α11 = − 1,106 = 0,465 rad
2
‒ Tổng trở đầu vào nhìn từ E′2 :

Ż11 . Ż13
Z′̇ 22 = Ż12 + = 0,128 + j0,253 = 0,283∠1,102
Ż11 + Ż13
π
α22 = − 1,102 = 0,469 rad
2
‒ Tổng trở tương hỗ giữa E′1 và E′2 :

Ż11 . Ż12
Z′̇ 12 = Ż11 + Ż12 + = 0,006 + j0,486 = 0,486∠1,558
Ż13
π
α12 = − 1,558 = 0,013 rad
2
‒ Đặc tính công suất:

144
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

E′12 E′1 E′ 2
P1III = sinα11 − sin(δ12 + α12 ) = 2,148 − 2,943 sin(δ12 + 0,013)
Ż11 Z12
E′22 E′1 E′ 2
P2III = sinα22 + sin(δ12 − α12 ) = 2,354 + 2,943 sin(δ12 − 0,013)
Ż22 Z12

9.7 Tính góc cắt tới hạn và thời gian cắt tới hạn
9.7.1 Tính góc cắt tới hạn 𝛅𝐜𝐠𝐡

‒ Công suất thừa tác động lên các máy phát trong các thời điểm
+ Khi ngắn mạch

∆P1II = P1I − P1II = 1,847 − 2,369 = −0,522

∆P2II = P2I − P2II = 2,295 − 0 = 2,295

+ Sau khi ngắn mạch

∆P1III = P1I − P1III = −0,301 + 2,943 sin(δ12 + 0,013)

∆P2III = P2I − P2III = −0,059 − 2,943 sin(δ12 − 0,013)

‒ Gia tốc tương đối giữa hai nhà máy


+ Khi ngắn mạch

∆P1II −0,522
𝛼1 = 314. = 314. = −15,02
TjI 10,913

∆P2II 2,295
𝛼2 = 314. = 314. = 62,52
TjII 11,527

𝛼21 = 𝛼2 − 𝛼1 = 77,54

+ Sau khi ngắn mạch

∆P1III −0,301 + 2,943 sin(δ12 + 0,013)


𝛼′1 = 314. = 314.
TjI 10,913
= −8,661 + 84,679 sin(δ12 − 0,013)

∆P2III −0,059 − 2,943 sin(δ12 − 0,013)


𝛼′2 = 314. = 314.
TjII 11,527
= −1,607 − 80,168 sin(δ12 − 0,013)

𝛼′21 = 𝛼′2 − 𝛼 ′ 1 = 7,054 − 80,168 sin(δ12 − 0,013) − 84,679 sin(δ12 + 0,013)


145
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

Từ kết quả tính toán, ta vẽ đồ thị 𝛼21 𝑣à 𝛼′21 để tìm góc cắt tới hạn δcgh

Hình 9. 5 Đồ thị tiêu chuẩn diện tích

‒ Để hệ thống ổn định thì phần năng lượng tăng tốc phải nhỏ hơn hoặc bằng phần
năng lượng hãm tốc hay ATT ≤ AHT
‒ Căn cứ vào đồ thị, ta xác định được : ATT = 77,54. (δ21 − 0,028)
Với: δ0 = 0,028 rad (Đã tính được trong chương 9, mục 9.3.1)
δ21
AHT = ∫ 7,054 − 80,168 sin(δ12 − 0,013) − 84,679 sin(δ12 + 0,013) dδ
3,112

‒ Giải phương trình : ATT = AHT , ta tìm được δcgh = 1,717 rad = 98,360

9.7.2 Tính thời gian cắt tới hạn 𝐭 𝐜𝐠𝐡

Để xác định 𝑡𝑐ắ𝑡 từ góc cắt δcgh , ta phải giải phương trình vi phân sau:

𝑑2 𝛿 ∆P2II (δcgh ) ∆P1II (δcgh )


= 314. ( − )
𝑑𝑡 2 TjII TjI

Khi đó, ta đặt:

𝑑𝛿 ′
𝑑𝑦 𝑑 2 𝛿
=𝑦→𝑦 = =
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 2
Vậy, thay vì giải phương trình vi phân bậc 2 nêu trên, ta chỉ cần giải 2 phương trình vi
phân bậc 1 bằng phương pháp Euler cải biên:

146
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

∆P2II (δcgh ) ∆P1II (δcgh )


𝑦 ′ = 314. ( − )
TjII TjI


= y ; y (0) = 0; δ(0) = 1,629° = 0,028 rad
dt
Tính toán các thông số :

∆P2II (δcgh ) ∆P1II (δcgh )


𝑦𝑖+1 = 𝑦𝑖 + 314. ( − ) . ∆𝑡 = 𝑦𝑖 + fi . ∆𝑡
TjII TjI

∆P2II (δ21 ) ∆P1II (δ21 )


fi+1 = 314. ( − )
TjII TjI

𝛿𝑖+1 = 𝛿𝑖 + 𝑦𝑖 . ∆𝑡

Các bước tính được lặp tới khi 𝛿𝑖 ≥ δcgh . Ta có bảng kết quả sau:

ti fi yi δi yi+1 fi+1 δi+1


0,00 77,54 0 0,028 0 77,54 0,028
0,02 77,54 0 0,028 1,551 77,54 0,059
0,04 77,54 1,551 0,059 3,102 77,54 0,183
0,06 77,54 3,102 0,183 4,652 77,54 0,462
0,08 77,54 4,652 0,462 6,203 77,54 0,958
0,10 77,54 6,203 0,958 7,754 77,54 1,734

Nội suy tuyến tính, ta có :

t cgh − 0,08 1,717 − 0,958


= → t cgh = 0,0996 s
0,1 − t cgh 1,734 − 1,717

Như vậy, với δcgh = 98,360 thì thời gian cắt tới hạn t cgh = 0,0996 s. Nếu
máy cắt tác động trước t cgh thì hệ thống sẽ giữ được ổn định, sự cân bằng ban
đầu sẽ được khôi phục lại, chế độ làm việc đồng bộ được giữ vững. Còn nếu máy
cắt không tác động kịp để cô lập sự cố thì hệ thống sẽ mất ổn định, không khôi
phục được sự cân bằng có thể dẫn đến sụp đổ hệ thống.

147
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

KẾT LUẬN CHUNG

Trong phần một của đồ án, ta đã tiến hành thiết kế, tính toán cho một lưới điện
khu vực hoàn chỉnh. Từ các số liệu ban đầu, ta đã thực hiện việc phân tích nguồn và
phụ tải, cân bằng công suất tác dụng và công suất và phản kháng, từ đó sơ bộ xác định
được chế độ làm việc của nguồn và vạch ra năm phương án nối dây. Sau khi tiến hành
tính toán chỉ tiêu kỹ thuật về tổn hao điện áp và điện năng và các chỉ tiêu kinh tế, ta
chọn được phương án tối ưu nhất để thiết kế là phương án một. Trên cơ sở đó, ta tiến
hành chọn các máy biến áp và sơ đồ trạm, tính toán chính xác cân bằng công suất
trong các chế độ của phương án. Dựa vào kết quả tính toán điện áp tại các nút của phụ
tải, ta chọn được phương thức điều chỉnh điện áp thích hợp cho các máy biến áp. Cuối
cùng, ta tính toán được các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của mạng điện và thấy rằng
mạng điện thiết kế là hợp lý.
Phần hai của đồ án làm nhiệm vụ khảo sát ổn định động cho lưới điện đã thiết
kế. Trong đó, ta đã thực hiện việc lập sơ đồ thay thế và tính toán chế độ xác lập trước
khi xảy ra sự cố. Để tiến hành xem xét khả năng ổn định của hệ thống khi xảy ra hai sự
cố ngắn mạch ba pha trên một mạch của đường dây liên lạc nối giữa nhà máy một và
hai với phụ tải trung gian, ta đã tính toán các đường đặc tính công suất trước, khi và
sau sự cố. Trên cơ sở đó, ta đã tìm được góc cắt và thời gian cắt cần thiết để đảm bảo
sự ổn định cho toàn hệ thống.

Việc thực hiện đồ án đã giúp em vận dụng được các kiến thức đã học, qua đó có
cái nhìn khá chi tiết cho công việc thiết kế một lưới điện. Hy vọng bản đồ án sẽ là một
tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên chuyên ngành hệ thống điện và góp
phần phục vụ công tác giảng dạy bộ môn lưới điện và ổn định trong hệ thống điện.

148
Đồ án tốt nghiệp – Bùi Đức Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Văn Đạm – Thiết kế các mạng và hệ thống điện - Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2006.
[2] Trần Bách - Lưới điện và hệ thống điện tập 1 - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
[3] Ngô Hồng Quang – Sổ tay tra cứu các thiết bị điện từ 0,4 đến 500kV- Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật, 2002.
[4] PGS Nguyễn Hữu Khải - Thiết kế Nhà máy điện và Trạm biến áp - Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật, 2001.
[5] PGS.TS Trần Bách - Ổn định của hệ thống điện - Nhà xuất bản Đại học Bách
Khoa Hà Nội, 2001.

149

You might also like