Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Cổ mẫu Ngọc trai

Trước khi chết, nàng đã nguyện cầu: "Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha
chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì sẽ biến thành châu
ngọc để rửa sạch mối nhục thù". Và sau đó, máu nàng chảy xuống biển, trai sò ăn được đều biến
thành hạt châu.

Có thể thấy rằng, cổ mẫu cái chết - sự tái sinh được thể hiện trong câu chuyện đóng vai trò như
một ý niệm trung tâm, nơi khởi nguồn và hội tụ của hệ thống các cổ mẫu, biểu tượng, motif, ẩn
dụ mang tính huyền thoại mà hầu như các mẫu truyện dân gian thường có.

Khi Mị Châu qua đời, linh hồn của nàng sẽ trở về với Cổ Mẫu Cái Chết, và sau đó sẽ được tái
sinh thành ngọc trai. Ý nghĩa này thể hiện sự lưu động và liên kết giữa sự sống và cái chết, và
cho thấy rằng không có cái chết thật sự, chỉ có sự thay đổi và tái sinh.

Sự tái sinh đồng nghĩa với việc vĩnh hằng hoá cái đẹp, phục hưng quá khứ. Ngọc trai cũng trong
sáng như tâm hồn nàng vậy, nó là lời minh oan cho con người với số phận nghiệt ngã.

Chính những tình huống đầy khó khăn và thử thách đã góp phần khẳng định giá trị của sự sống
và hạnh phúc mà nhân vật đã phải đấu tranh để dành lấy, một hạnh phúc không dễ gì có được.
Tấm trong truyện Tấm Cám cũng là một nhân vật bị người khác hại chết để tranh chồng. Tấm đã
ẩn thân trong rất nhiều hình dạng từ chim vàng anh đến cây xoan đào, hay là khung cưỡi nhưng
nào có được yên thân, bởi những thế lực gian ác ấy cứ đuổi theo, truy sát nàng Tấm đến cùng.
Nhưng cuối cùng bằng chính tinh thần đấu tranh dai dẳng và được sự trợ giúp của các lực lượng
thần linh, nàng Tấm cũng đã chiến thắng và được đền bù xứng đáng bằng một cuộc sống giàu
sang, hạnh phúc.

You might also like