Cong Nghe 10 Hki

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 13

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 10 HỌC KÌ 1 NH 2018-2019

Bài 2. KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG

Biết:
Câu 1. Trường hợp nào sau đây cần được khảo nghiệm giống cây trồng?
A. Giống mới chọn tạo hoặc mới nhập nội B. Giống sản xuất đại trà
C. Giống bị thoái hóa cần khôi phục lại D. Giống được gây đột biến
Câu 2. Có mấy loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm mục đích gì?
A. Để mọi người biết về giống.
B. So sánh giống mới nhập nội với giống đại trà.
C. Duy trì những đặc tính tốt của giống.
D. Kiểm tra những kĩ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật.
Câu 4. Mục đích của thí nghiệm so sánh giống?
A. Để mọi người biết về giống.
B. Duy trì những đặc tính tốt của giống.
C. Kiểm tra những kĩ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật.
D. So sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà.

Hiểu:
Câu 1. Khi nào tiến hành thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật?
A. Khi có giống mới được chọn tạo hoặc giống nhập nội
B. Khi đã tiến hành thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
C. Khi tiến hành thí nghiệm so sánh giống.
D. Khi đã tiến hành thí nghiệm so sánh giống và giống mới vượt trội hơn giống sản xuất đại trà.
Câu 2. Tại sao phải tiến hành khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa vào sản xuất đại trà?
A. Để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà.
B. Để so sánh giống mới chọn tạo với giống sản xuất đại trà và mở rộng sản xuất.
C. Để tăng năng suất giống cây trồng mới chọn tạo.
D. Để đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới.
Câu 3. Một giống mới được chọn tạo hoặc mới nhập nội được phép phổ biến trong sản xuất khi
A. giống mới vượt trội hơn so với giống sản xuất đại trà.
B. giống mới được xây dựng qui trình kĩ thuật gieo trồng.
C. giống mới được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia.
D. giống mới vừa được chọn tạo đáp ứng yêu cầu kĩ thuật sản xuất.
Câu 4. Hội nghị đầu bờ là
A. cuộc nghiên cứu của tập thể nông dân.
B. báo cáo kết quả của tác giả về giống mới kết hợp với khảo sát thực tế trên đồng ruộng.
C. khảo sát thực tế trên đồng ruộng.
D. hội nghị mà tác giả báo cáo ngoài bờ ruộng cho các nông dân.
Câu 5. Trong thời gian thí nghiệm sản xuất quảng cáo người ta cần phải
A. tổ chức hội nghị đầu bờ để khảo sát, đánh giá kết quả.
B. tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà.
C. quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội nghị đầu bờ.
D. kiểm tra chất lượng của giống mới so với giống phổ biến trong sản xuất đại trà.
Câu 6. Giống được cấp giấy chứng nhận Quốc gia khi đã tổ chức loại thí nghiệm nào?
A. Thí nghiệm so sánh giống. B. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
C. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật. D. Không cần làm thí nghiệm.
Câu 7. Ý nghĩa của thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật là gì?
1
A. Xây dựng qui trình kỹ thuật sản xuất thích hợp cho 1 giống cây trồng
B. So sánh năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu của giống mới với giống địa phương
C. Quảng bá giống mới đến người tiêu dùng
D. Báo cáo kết quả trồng thử nghiệm với người nông dân
Câu 8. Nội dung của thí nghiệm so sánh là:
A. Bố trí thí nghiệm trên diện rộng B.Bố trí sản xuất so sánh các giống với nhau.
C. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà. D. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau.
Câu 9. Bố trí trên diện rộng, tổ chức hội nghị đầu bờ và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại
chúng là hoạt động của thí nghiệm
A. so sánh giống. B. kiểm tra kỹ thuật. C. sản xuất quảng cáo. D. nuôi cấy mô.
Câu 10. Quy trình thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng theo thứ tự gồm:
A. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật → Thí nghiệm so sánh giống → Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
B. Thí nghiệm so sánh giống → Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật → Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
C. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo → Thí nghiệm kiểmtra kĩ thuật → Thí nghiệm so sánh giống
D. Thí nghiệm so sánh giống → Thí nghiệm sản xuất quảng cáo → Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.

Vận dụng:
Câu 1. Một xã X mới nhập về một giống lúa mới đang được sản xuất phổ biến nơi đưa giống đi, để mọi người sử
dụng giống này trước hết họ phải làm gì?
A. Làm thí nghiệm so sánh giống. B. Làm thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.
C. Làm thí nghiệm quảng cáo. D. Không cần làm thí nghiệm mà cho sản xuất đại trà ngay.

…………………………………………………
Bài 3, 4. SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG
Biết:
Câu 1. Trong sản xuất giống cây trồng nông nghiệp, ở cây tự thụ phấn theo sơ đồ phục tráng thì năm thứ mấy ta có
hạt siêu nguyên chủng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2. Trong sản xuất giống cây trồng nông nghiệp, ở cây trồng tự thụ phấn chéo người ta loại bỏ hàng xấu, cây
xấu trên hàng tốt ở thời điểm nào?
A. Trước khi tung phấn B. Đang tung phấn C. Sau khi tung phấn D. Khi thu hoạch
Câu 3. Trong quy trình nhân giống ở cây trồng tự thụ phấn, theo sơ đồ duy trì thì vật liệu ban đầu là
A. Hạt giống siêu nguyên chủng B. Hạt giống nguyên chủng
C. Hạt giống bị thoái hóa D. Hạt giống xác nhận
Câu 4. Trong quy trình nhân giống ở cây trồng tự thụ phấn, theo sơ đồ phục tráng thì vật liệu ban đầu là
A. Hạt tác giả B. Hạt bị thoái hóa C. Hạt cây rừng D. Những củ giống tốt
Câu 5. Trong sản xuất giống cây trồng nông nghiệp, ở cây tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì thì năm thứ mấy ta có hạt
nguyên chủng?
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 6. Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, sơ đồ theo thứ tự đúng là:
A. XN – SNC – NC B. NC – SNC – XN C. SNC – NC – XN D. SNC – XN – NC
Câu 7. Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng là
A. Duy trì, củng cố độ thuần chủng của giống, tạo ra số lượng giống lớn
B. Tạo ra số lượng giống lớn, đưa giống tốt nhanh vào sản xuất
C. Đưa giống tốt nhanh vào sản xuất, tạo ra số lượng giống lớn
D. Duy trì, củng cố độ thuần chủng của giống, tạo ra số lượng giống lớn, đưa giống tốt nhanh vào sản xuất
Câu 8. Quy trình sản xuất giống cây rừng được thực hiện theo sơ đồ nào?
A.Khảo nghiệm – chọn cây trội - chọn cây đạt tiêu chuẩn - nhân giống cho sản xuất.
B.Chọn cây trội – khảo nghiện – nhân giống cho sản xuất.
C.Chọn cây trội – khảo nghiệm – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.
D.Chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.
2
Hiểu:
Câu 1. Đối với giống cây trồng có hạt giống siêu nguyên chủng thì qui trình sản xuất hạt giống có đặc điểm:
A. Lô hạt siêu nguyên chủng được thu hoạch ở năm thứ hai.
B. Được sản xuất theo sơ đồ phục tráng
C. Năm thứ hai cần đánh giá dòng lần 2
D. Nhân hạt giống nguyên chủng từ hạt siêu nguyên chủng được thực hiện ở năm thứ tư
Câu 2. Đối với giống cây trồng nhập nội chủng thì qui trình sản xuất hạt giống có đặc điểm:
A. Lô hạt siêu nguyên chủng được thu hoạch ở năm thứ hai.
B. Được sản xuất theo sơ đồ phục tráng
C. Năm thứ hai cần đánh giá dòng lần 2
D. Nhân hạt giống nguyên chủng từ hạt siêu nguyên chủng được thực hiện ở năm thứ ba
Câu 3. Việc sản xuất giống cây rừng gặp khó khăn là do
A. khó có thể loại bỏ hết những cây con không đạt yêu cầu sản xuất giống.
B. không có hạt giống siêu nguyên chủng.
C. lựa chọn khu vực sản xuất giống ở khu cách li và chia thành nhiều ô.
D. cây rừng có đời sống dài ngày, thời gian sinh trưởng chậm.
Câu 4. Bước nào sau đây không có trong sơ đồ duy trì của quy trình sản xuất cây trồng nông nghiệp?
A. Thí nghiệm so sánh giống B. Sản xuất hạt SNC
C. Chọn cây ưu tú D. Sản xuất hạt XN
Câu 5. Hình thức nào được người dân sử dụng để nhân giống hữu tính?
A. Gieo hạt B. Giâm cành C. Trồng bằng củ D. Trồng bằng dây (dây khoai)
Câu 6. Tại sao hạt giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng cần được sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống chuyên
nghiệp?
A. Vì hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết cao
B. Đủ điều kiện về phương tiện, thiết bị hiện đại
C. Có đủ phương tiện và trình độ thực hiện quy trình kĩ thuật gieo trồng
D. Cơ sở sản xuất giống được trung ương quản lý
Câu 7. Chọn câu đúng trong các câu dưới đây:
A. Hạt siêu nguyên chủng được tạo ra từ hạt xác nhận. B. Hạt xác nhận dùng để sản xuất đại trà.
C. Hạt siêu nguyên chủng được tạo ra từ hạt nguyên chủng. D. Hạt nguyên chủng được tạo ra từ hạt xác nhận.
Câu 8. Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo khác với tự thụ phấn là:
A. Sx ra hạt giống xác nhận B. Lựa chọn ruộng sx giống ở khu cách li.
C. Chọn lọc ra các cây ưu tú D. bắt đầu sx từ giống SNC
Câu 9. Sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo phải chọn ruộng cách li vì
A. khi thụ phấn sẽ không bị tạp giao. B. để đạt chất lượng tốt
C. hạt giống là SNC D. hạt giống là hạt bị thoái hóa
Câu 10. Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản
xuất hạt giống theo sơ đồ?
A. Phục tráng B. Tự thụ phấn C. Thụ phấn chéo D. Duy trì
Câu 11. Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa ( không còn giống siêu nguyên chủng) thì quy trình sản xuất hạt
giống được tiến hành theo quy trình nào ?
A. Sơ đồ phục tráng.B. Hệ thống sản xuất giống. C. Sản xuất giống cây thụ phấn chéo.D. Sơ đồ duy trì
Câu 12. Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ theo phương thức duy trì và phục tráng khác nhau ở :
A. Chọn lọc hỗn hợp qua thí nghiệm so sánh B. Thời gian chọn lọc dài
C. Vật liệu khởi đầu D. Quy trình chọn lọc và vật liệu khởi đầu.
Câu 13. Trong quá trình sản xuất giống cây ngô cần?
A. Loại bỏ ngay cây xấu trước khi tung phấn. B. Loại bỏ cây xấu sau khi tung phấn.
C. Các hạt của các cây giống cần để riêng. D. Bỏ qua khâu đnáh giá dòng.

Vận dụng:
Câu 1. Ý nào sau đây không đúng khi nói về mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng?
3
A. Duy trì, củng cố độ thuần chủng của giống B. Tạo ra giống cây trồng mới có năng suất cao
C. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất D. Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà
Câu 2. Ý nào sau đây không đúng khi nói về hệ thống sản xuất giống cây trồng?
A. Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm 4 giai đoạn: SNC  NC  XN  đại trà
B. Sản xuất hạt giống SNC được thực hiện ở các xí nghiệp, trung tâm sản xuất giống chuyên trách
C. Sản xuất hạt giống xác nhận được thực hiện ở các cơ sở nhân giống liên kết giữa các công ty, trung tâm và cơ sở
sản xuất
D. Hạt giống nguyên chủng được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng
Câu 3. Cây trồng nào được người dân sử dụng để nhân giống vô tính?
A. Lúa, dừa, dưa B. Khoai, mía, chuối
C. Mít, ổi, mận, lúa D. Lúa, ổi, mận
Câu 4. Đối với sản xuất giống cây trồng nông nghiệp, ở cây tự thụ phấn theo sơ đồ phục tráng và sơ đồ duy trì thì
khác nhau ở điểm nào sau đây ?
A. Hệ thống sản xuất B. Hạt NC C. Vật liệu khởi đầu D. Hạt XN
Câu 5. Theo em những câu dưới đây thì câu nào là câu đúng?
A. Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm 2 giai đoạn
B. Hạt giống SNC được tạo ra từ hạt NC
C. Trong quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo được tiến hành qua 4 vụ.
D. Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì được tiến hành qua 5 năm.
Câu 6. Khi có 1 giống lạc( đậu phộng) mới siêu nguyên chủng với số lượng ít thì?
A. Sản xuất hạt giống trên theo sơ đồ duy trì.
B. Sản xuất hạt giống theo sơ đò phục tráng.
C. Sản xuất hạt giống theo sơ đồ ở cây trồng thụ phấn chéo.
D. Đem giống siêu nguyên chủng vào sản xuất đại trà.

....................................................
Bài 5. Thực hành: XÁC ĐỊNH SỨC SỐNG CỦA HẠT
Biết:
Câu 1. Khi đổ thuốc thử vào hộp petri để thí nghiệm xác định sức sống của hạt phải đổ như thế nào là thích hợp
nhất?
A. Phải đổ ngập hạt B. Đổ một ít thuốc thử vào hộp petri
C. Đổ đầy hộp petri D. Đổ ngập ½ hạt
Hiểu:
Câu 1. Công thức tính độ nảy mầm của hạt là
A. A%= B/C x 100% với B là tổng số hạt khảo sát, C là tổng số hạt chết
B. A%= B/C x 100% với B là tổng số hạt khảo sát, C là tổng số hạt sống
C. A%= B/C x 100% với B là tổng số hạt sống, C là tổng số hạt khảo sát
D. A%= B/C x 100% với B là tổng số hạt sống, C là tổng số hạt chết
Câu 2. Dùng thuốc thử Carmin ngâm hạt sau 15 phút người ta thấy những hạt có nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết,
nếu nội nhũ không bị nhuộm màu là hạt sống. Thí nghiệm trên dùng để
A. xác định sức sống của hạt. B. kiểm tra kỹ thuật bảo quản hạt giống.
C. kiểm tra khả năng bắt màu của hạt. D. xác định các loại hạt giống.

Vận dụng:
Câu 1. Tại sao hạt chết lại bị nhuộm màu còn hạt sống không bị nhuộm màu của thuốc thử?
A. Tính thấm chọn lọc của tế bào sống. B. Hạt chết cần thuốc thử nhiều
C. Hạt sống chưa có thời gian nhiều để thấm thuốc thử D. Hạt sống không có nội nhũ nên không nhuộm màu
Câu 2. Chọn ý không đúng khi thực hiện qui trình thí nghiệm xác định sức sống của hạt
A. Quan sát vỏ hạt có bị nhuộm màu thuốc thử hay không
B. Quan sát nội nhũ của hạt có bị nhuộm màu hay không
C. Quan sát vỏ hạt và phôi nhũ của hạt có bị nhuộm hay không
4
D. Quan sát vỏ hạt hoặc phôi nhũ của hạt có bị nhuộm hay không

Vận dụng cao:


Câu 1. Lấy khoảng 50 hạt giống ngâm vào thuốc thử, sau khi ngâm lấy hạt ra và quan sát nội nhũ thì nhận thấy có
40 hạt có nội nhũ không bị nhuộm màu thuốc thử. Tỉ lệ hạt sống trong thí nghiệm trên là
A. 80% B. 20% C. 100% D. 40%
Câu 2. Trong bài thực hành thí nghiệm xác định sức sống của hạt được một lớp học sinh thực hiện: tổ 1 thu được
kết quả là 90% hạt nảy mầm. Biết các học sinh tổ 1 đã khảo sát trên tổng số 20 hạt. Tổng số hạt không được nhuộm
màu là
A. 19 hạt B. 2 hạt C. 1 hạt D. 18 hạt
Câu 3.Người ta làm thí nghiệm xác định sức sống với 50 hạt giống thì thấy có 6 hạt bị nhuộm màu. Tỉ lệ hạt sống
là?
A. 87%. B. 86%. C. 85%. D.88%.

....................................................
Bài 6. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG,
LÂM NGHIỆP
Biết:
Câu 1. Trong nuôi cấy mô, môi trường tạo rễ thường bổ sung hoocmon kích thích sinh trưởng là
A. GA B. GB C. Ethylen D. NAA, IBA
Câu 2. Môi trường dinh dưỡng nhân tạo thường dùng trong nuôi cấy mô là
A. môi trường MS B. môi trường agar
C. môi trường agar có bổ sung đường D. môi trường agar có bổ sung khoáng
Câu 3. Vật liệu nuôi cấy trong nuôi cấy mô là tế bào
A. biểu bì. B. mô rễ. C. thân. D. mô phân sinh.
Câu 4. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào có đặc điểm
A. Hệ số nhân giống cao, cây con sạch bệnh, đồng nhất về di truyền.
B. Hệ số nhân giống cao, cây con sạch bệnh, không đồng nhất về di truyền.
C. Hệ số nhân giống thấp, cây con nhiễm bệnh, đồng nhất về di truyền.
D. Hệ số nhân giống thấp, cây con nhiễm bệnh, không đồng nhất về di truyền.
Câu 5. Trong nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, người ta thường chọn vật liệu nuôi cấy

A. cành mới ra. B. rễ cây. C. đỉnh sinh trưởng của rễ, thân, lá.
D. lá cây.
Hiểu:
Câu 1. Cơ sở khoa học của công nghệ nuôi cấy mô tế bào dựa vào
A. Sự sinh trưởng của tế bào thực vật B. Sự dung hợp của các tế bào thực vật khác nhau
C. Khả năng sinh sản hữu tính của tế bào D. Sự phân hóa và phản phân hóa của tế bào thực vật
Câu 2. Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, khi tế bào đã có chồi, có rễ thích hợp thì chuyển sang trồng trong môi
trường thích ứng nhằm mục đích giúp cây trồng
A. thích ứng môi trường tự nhiên. B. sinh trưởng nhanh.
C. phát triển mạnh . D. không bị sâu bệnh
Câu 3. Sự phân hoá tế bào là quá trình biến đổi
A. TB chuyên hoá thành TB phôi sinh. B. TB hợp tử thành TB phôi sinh.
C. TB hợp tử thành TB phôi sinh. D. TB phôi sinh thành TB chuyên hoá
Câu 4. Nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào và phương pháp chiết cành giống nhau ở đặc điểm
A. Cho ra những sản phẩm cây trồng sạch bệnh.
B. Có thể áp dụng với mọi đối tượng cây trồng.
C. Cho ra những sản phẩm cây trồng đồng nhất về mặt di truyền.
D. Đòi hỏi cao về yêu cầu kỹ thuật.
Câu 5. Tế bào thực vật có tính toàn năng. Điều đó có nghĩa là
5
A. Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể.
B. Tế bào chứa toàn bộ hệ gen qui định kiểu gen của loài đó.
C. Tế bào chứa toàn bộ hợp chất hữu cơ và vô cơ cần thiết cho cơ thể.
D. Tế bào có khả năng phân hoá thành các tế bào chuyên hoá.
Câu 6. Sơ đồ qui trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào gồm các bước theo thứ tự là
A. Chọn vật liệu nuôi cấy → Tạo rễ → Tạo chồi → Khử trùng → Cấy cây vào môi trường thích ứng → Trồng cây
ra vườn ươm.
B. Chọn vật liệu nuôi cấy → Khử trùng → Tạo chồi → Tạo rễ → Cấy cây vào môi trường thích ứng → Trồng cây
ra vườn ươm.
C. Chọn vật liệu nuôi cấy → Khử trùng → Tạo rễ → Tạo chồi → Cấy cây vào môi trường thích ứng → Trồng cây
ra vườn ươm.
D. Chọn vật liệu nuôi cấy → Tạo chồi → Tạo rễ → Khử trùng → Cấy cây vào môi trường thích ứng → Trồng cây
ra vườn ươm.
Câu 7. Sự phân hoá tế bào là quá trình biến đổi
A. TB chuyên hoá thành TB phôi sinh. B. TB hợp tử thành TB phôi sinh.
C. TB hợp tử thành TB phôi sinh. D. TB phôi sinh thành TB chuyên hoá.

……………………………………………………….
BÀI 7. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG
Biết:
Câu 1. Đất có phản ứng chua khi
A. [ H+] > [OH -] B. [ H+] < [OH -] C. [H+] = [OH -] D. [H+] ≥ [OH -]
Câu 2. Đất có phản ứng trung tính khi
A. [ H+] > [OH -] B. [ H+] < [OH -] C. [H+] = [OH -] D. [H+] ≥ [OH -]
Câu 3. Độ phì nhiêu của đất là
A. khả năng cung cấp không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không có chứa chất độc hại
B. khả năng cung cấp nước, chất dinh dưỡng
C. khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, không có chứa chất độc hại
D.khả năng cung cấp không ngừng nước, chất dinh dưỡng, có chứa chất độc hại
Câu 4 . Keo đất là gì?
A. Là phần tử có kích thước lớn, tan trong nước
B. Là phần tử có kích thước lớn, không tan trong nước
C. Là phần tử có kích thước nhỏ khoảng dưới 1µm, không tan trong nước
D.Là phần tử có kích thước nhỏ khoảng dưới 1µm, tan trong nước
Câu 5. Trong keo đất thì phần nào sẽ trao đổi ion với dung dịch đất?
A. Nhân B. Lớp ion quyết định điện
C. Lớp ion khuếch tán D. Lớp ion bất động.
Câu 6. Độ phì nhiêu của đất có mấy loại
A. 8 B. 6 C. 4 D. 2
Câu 7. Độ chua hoạt tính của đất là do yếu tố nào quyết định
A. Do Al3+ và H+ trong dung dịch đất gây ra B. Do H+ trong dung dịch đất gây ra
C. Do H+ trên bề mặt keo đất gây ra D. Do Al3+ và H+ trên bề mặt keo đất gây ra
Câu 8. Độ chua tiềm tàng của đất là do yếu tố nào quyết định?
A. Do Al3+ và H+ trong dung dịch đất gây ra B. Do H+ trong dung dịch đất gây ra
+
C. Do H trên bề mặt keo đất gây ra D. Do Al3+ và H+ trên bề mặt keo đất gây ra
Câu 9. Đất mặn chứa nhiều ion nào sau đây?
A. K+ B. Ca2+ C. Na+ D. H+
Hiểu:
Câu 1. Câu nào là không đúng trong các câu dưới đây?
A. Keo đất không hòa tan trong nước
B. Đất có pH < 7 là thể hiện tính kiềm
6
C. Độ phì nhiêu nhân tạo được hình thành có sự tác động của con người
D. Dung dịch đất có phản ứng chua khi pH < 6,5
Câu 2. Keo đất có cấu tạo gồm mấy phần (nếu coi lớp ion khuếch tán và ion bất động là 1 phần)?
A. 1 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3. Nếu keo đất là keo dương hay âm thì do cấu tạo phần nào quyết định?
A. Lớp ion khuếch tán B. Lớp ion bất động
C. Lớp ion quyết định điện D. Nhân
Câu 4. Keo âm là keo có đặc điểm:
A. lớp ion quyết định điện mang điện tích âm B. lớp ion khuếch tán mang điện tích âm
C. lớp ion bù mang điện tích âm D. lớp ion bất động mang điện tích âm
Câu 5. Cấu tạo của keo đất theo thứ tự đúng nhất từ trong ra ngoài là
A. Lớp ion quyết định điện - nhân - lớp ion khuếch tán - lớp ion bất động
B. Lớp ion bất động - Nhân - lớp ion quyết định điện - lớp ion khuếch tán.
C. Nhân - lớp ion quyết định điện - lớp ion bất động - lớp ion khuếch tán
D.Nhân - lớp ion khuếch tán - lớp ion quyết định điện - lớp ion bất động
Câu 6. Phản ứng của dung dịch chỉ tính chua, kiềm và trung tính là do yếu tố nào gây ra?
A. Nồng độ của Al3+ và Cl- B. Nồng độ của Na+ và SO42-
C. Nồng độ của H+ và Cl- D. Nồng độ của H+ và OH -
Câu 7. Đất có phản ứng kiềm thì có pH bao nhiêu?
A. pH = 3 B. pH = 5 C. pH = 7 D. pH = 9
Câu 8. Trong phản ứng của dung dịch đất, nếu đất thể hiện tính kiềm thì:
A. pH < 7 B. pH = 7 C. pH > 7 D. pH ≤ 7
Câu 9. Trong phản ứng của dung dịch đất, nếu đất thể hiện tính axit thì:
A. pH < 7 B. pH = 7 C. pH > 7 D. pH ≤ 7
Câu 10. Trong phản ứng của dung dịch đất, nếu đất thể hiện tính trung tính thì:
A. pH < 7 B. pH = 7 C. pH > 7 D. pH ≤ 7
Câu 11. Đất có phản ứng chua thì pH là bao nhiêu?
A. pH = 9 B. pH = 8 C. pH =7 D. pH = 5
Câu 12. Phản ứng kiềm của đất chủ yếu do các muối nào bị thủy phân?
A. Na2CO3; Ca(OH)2; NaOH B. CaCO3 ; NaOH
C. Na2CO3; Ca(OH)2; CaCO3 D.Na2CO3; CaCO3
Câu 13. Chọn đáp án đúng nhất về cấu tạo của keo đất:
A. Lớp ion nằm phía ngoài lớp ion quyết định điện là lớp ion bù.
B. Lớp ion nằm phía ngoài lớp ion quyết định điện là lớp ion khuếch tán.
C. Lớp ion ngoài cùng luôn mang điện tích dương
D. Lớp ion ngoài cùng luôn mang điện tích âm

Vận dụng:
Câu 1. Trong đất keo âm có vai trò quan trọng vì:
A. Làm tăng khả năng hấp phụ của đất, hạn chế sự rửa trôi B. Hạn chế sự rửa trôi.
C. Làm tăng khả năng hấp phụ của đất. D. Tạo ra sự trao đổi các chất trong dung dịch đất.

……………………………………………………..
BÀI 8. THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA CỦA ĐẤT
Biết:
Câu 1. Trong bài thực hành xác định độ chua của đất đã sử dụng thuốc thử nào?
A. KCl. B. HCl. C. CaCl. D. NaCl.
Vận dụng:
Câu 1. Cho đất phèn + nước cất, lắc đều trong 15 phút, dùng giấy đo pH xác định độ pH của đất. Giấy đo pH sẽ có
màu:
A. đỏ. B. xanh. C. không màu. D. đen.
7
……………………………………………………..
BÀI 10: BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶN, ĐẤT PHÈN
Biết:
Câu 1. Nguyên nhân chính hình thành đất mặn là do
A. xác của nhiều sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh tạo thành B. trồng lúa lâu năm và tập quán canh tác lạc hậu
C. đất dốc D. nước biển tràn vào
Câu 2. Nguyên nhân hình thành đất phèn là do
A. đất dốc thoải B. ảnh hưởng của nước ngầm từ biển ngấm vào
C. nhiều xác sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh phân huỷ trong đất D. nước tràn mạnh trên bề mặt đất
Câu 3. Đặc điểm, tính chất của đất phèn
A. Đất có độ phì nhiêu cao B. Hoạt động của vi sinh vật đất mạnh
C. Đất chua, trong đất có nhiều chất độc hại cho cây D. Đất có thành phần cơ giới nhẹ
Câu 4: Người ta sử dụng đất phèn để
A. trồng phi lao. B. trồng dừa. C. trồng lúa. D. trồng hoa.
Câu 5. Nguyên nhân hình thành đất mặn ở nước ta là do
A. quá trình rửa trôi dinh dưỡng, hạt sét, hạt keo.. B. quá trình xói mòn
C. nước biển tràn vào D. đất chứa nhiều xác sinh vật chứa (S)
Câu 6. Trong đất tầng chứa FeS2 gọi là
A. tầng hỗn tạp B. tầng tạo dinh dưỡng
C. tầng sinh phèn D. tầng sinh bùn

Hiểu:
Câu 1. Cày sâu, phơi ải là biện pháp cải tạo của
A. đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá B. đất phèn
C. đất xám bạc màu D. đất mặn
Câu 2. Lên liếp (luống) là biện pháp cải tạo
A. đất xám bạc màu B. đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
C. đất phèn D. đất mặn
Câu 3. Đất phèn nặng có tính chất sau:
A. có nhiều chất độc: Al3+, Fe3+, H2S… và pH < 4 B. thành phần cơ giới nhẹ
C. độ phì nhiêu cao D. pH > 6.5
Câu 4. Đặc điểm nào của cả đất mặn và đất phèn sau đây là đúng?
A. Thành phần cơ giới nặng, chỉ có phản ứng trung tính B. Thành phần cơ giới nhẹ, có độ phì nhiêu thấp
C. Thành phần cơ giới nặng, hoạt động của vi sinh vật yếu D. Thành phần cơ giới nặng, hoạt động của VSV mạnh
Câu 5. Biện pháp cải tạo đất mặn nào sau đây không phù hợp?
A. Đắp đê, xây dựng hệ thống mương máng, tưới tiêu hợp lí B. Lên liếp (làm luống) hạ thấp mương tiêu mặn
C. Bón vôi D. Rửa mặn
Câu 6. Trong phương pháp bón vôi để cải tạo đất mặn nhằm khử đối tượng nào sau đây?
A. Khử Na+ B. Khử chua C. Khử OH- D. Khử Fe3+
Câu 7. Trong đất phèn có chứa chủ yếu axít nào sau đây?
A. H2CO3 B. H2SO4 C. HCl D. H2S
Câu 8. Trong các biện pháp cải tạo đất mặn thì biện pháp nào là quan trọng hàng đầu ?
A. Bón vôi B. Thủy lợi C. Bón phân D. Trồng cây chịu mặn
Câu 9. Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét:
A. 45% - 50%. B. 40% - 50%. C. 50% - 60%. D. 30% - 40%.

Vận dụng:
Câu 1. Chọn phát biểu sai:
A. Bón phân hữu cơ để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất B. Đất mặn sau khi bón vôi có thể giảm được độ chua
C. Đất mặn sau khi cải tạo có thể trồng lúa D. Đất mặn thích hợp cho trồng cây cói
8
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không phải là biện pháp cải tạo dành cho đất mặn?
A. Trồng cây phủ xanh đất B. Đắp đê
C. Xây dựng hệ thống mương máng tưới, tiêu hợp lí D. Bón vôi
Câu 3. Chọn phát biểu đúng:
A. Bón vôi cho đất có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu cho đất
B. Đất phèn, khi bón vôi sẽ làm tăng chất độc hại cho cây trồng
C. Tầng đất chứa FeS2 gọi là tầng sinh phèn
D. Đất phèn hình thành do xác nhiều sinh vật chức nhiều Fe phân huỷ trong đất
Câu 4. Đặc điểm, tính chất nào không phải là của đất mặn?
A. Hoạt động của vi sinh vật đất yếu B. Đất chua hoặc rất chua
C. Có thành phần cơ giới nặng D. Đất thấm nước kém
Câu 5. Đất nông nghiệp phần lớn là chua và rất chua vì
A. tầng mùn dày, hoạt động của VSV yếu B. tầng mùn mỏng, hoạt động của VSV yếu
C. tầng mùn dày, hoạt động của VSV mạnh D. tầng mùn mỏng, hoạt động của VSV mạnh
Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng nhất:
A. Đất phèn có thành phần cơ giới nặng. Đất rất chua. Trị số pH thường lớn hơn 4.0.
B. Đất phèn có thành phần cơ giới nhẹ. Trị số pH thường nhỏ hơn 4.0
C. Đất phèn có thành phần cơ giới nặng. Đất ít chua. Trị số pH thường khoảng 4.0
D. Đất phèn có thành phần cơ giới nặng. Đất rất chua. Trị số pH thường nhỏ hơn 4.0
Câu 7. Đất mặn áp suất thẩm thấu dung dịch cao vì chứa nhiều:
A. Chất hữu cơ. B. Bazơ. C. H2SO4. D. NaCl, Na2SO4.
Câu 8:Bón vôi cho đất mặn có tác dụng:
A. Làm cho đất tơi xốp. B. Làm giảm độ chua.
C. Tăng cường chất hưu cơ cho đất. D. Đẩy Na+ ra khỏi bề mặt keo đất.

……………………………………………………………
Bài 12: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KỸ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG

Biết:
Câu 1. Phân nào sau đây là phân hóa học ?
A. Phân chuồng B. Phân urê C. Phân xanh D. Phân vi sinh vật cố định đạm
Câu 2. Trong các loại phân dưới đây phân nào dùng để bón thúc là chủ yếu ?
A. Phân lân B. Phân VSV C. Phân hữu cơ D. Phân đạm
Câu 3. Phân nào sau đây chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng lại cao ?
A. Phân hóa học B. Phân vi sinh vật Phân hữu cơ D. Phân vi sinh vật cố định đạm
Câu 4. Kĩ thuật sử dụng phân hóa học là
A. Bón thúc là chính vì nó dễ hòa tan.
B. Bón lót là chính nhưng trước khi bón phải ủ cho thật hoai mục.
C. Bón với tỉ lệ dinh dưỡng như nhau đối với tất cả loại đất.
D. Bón cho cây rau ăn lá, cần có tỉ lệ K nhiều.
Câu 5. Loại phân bón được dùng để bón lót là
A. đạm. B. kali. C. lân. D. vi sinh.
Câu 6. Bón nhiều loại phân nào làm cho đất chua?
A.Phân đạm. B.Phân lân. C.Phân kali. D. Phân đạm và kali.
Câu 7. Kĩ thuật sử dụng phân hóa học là
A. Bón thúc là chính vì nó dễ hòa tan.
B. Bón lót là chính nhưng trước khi bón phải ủ cho thật hoai mục.
C. Bón với tỉ lệ dinh dưỡng như nhau đối với tất cả loại đất.
D. Bón cho cây rau ăn lá, cần có tỉ lệ K nhiều.
Câu 8. Đặc điểm của phân bón hữu cơ là
A. Có thành phần dinh dưỡng ổn định
9
B. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng
C. Chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây có thể hấp thụ ngay được
D. Bón phân hữu cơ liên tục nhiểu năm sẽ làm đất chua
Hiểu:
Câu 1. Khi sử dụng phân hỗn hợp N-P- K cần chú ý điều gì?
A. Phải ủ phân cho thật hoai mục B. Căn cứ vào đặc điểm của đất
C. Đặc điểm sinh lý của cây, đặc điểm của đất trồng D. Căn cứ vào đặc điểm sinh lý của cây
Câu 2. Đặc điểm nào không có ở phân hữu cơ?
A. Chứa nhiều dưỡng tố nhưng tỉ lệ dinh dưỡng thấp B. Chậm phân giải
C. Bón liên tục nhiều năm làm cho đất hóa chua D. Hiệu quả chậm
Câu 3. Trong các loại phân sau đây phân nào trước khi bón cần ủ cho hoai mục?
A. Phân VSV B. Phân hữu cơ
C. Phân hóa học D. Phân vi sinh vật cố định đạm
Câu 4. Trong các loại phân sau đây phân nào chứa VSV và trực tiếp tác dụng lên cây trồng?
A. phân VSV B. phân hữu cơ
C. phân hóa học D. phân urê
Câu 5. Trong các loại phân sau đây, phân nào bón liên tục nhiều năm cần bón thêm vôi để cải tạo đất?
A. Phân VSV B. Phân hữu cơ
C. Phân hóa học D. Phân lân
Câu 6. Trong các loại phân sau đây phân nào có tỉ lệ dinh dưỡng không ổn định:
A. phân VSV cố định đạm B. phân chuồng
C. phân urê D. phân VSV chuyển hóa lân
Câu 7. Nhược điểm của phân hóa học là
A.Nhanh, mạnh. B.Chậm, yếu.
C.Chi phí thấp. D.Độc đối với con người, động vật và môi trường.
Câu 8. Đặc điểm nào không có ở phân hữu cơ?
A. Chứa nhiều dưỡng tố nhưng tỉ lệ dinh dưỡng thấp. B. Chậm phân giải.
C. Bón liên tục nhiều năm làm cho đất hóa chua. D. Hiệu quả chậm.
Câu 9. Bón phân cân đối là cung cấp một lượng dinh dưỡng vừa đủ cho
A.cây trồng. B.đất trồng.
C.cây trồng và đất trồng. D. vi sinh vật trong đất.
Câu 10. Phân lân có đặc điểm, kĩ thuật sử dụng sau
A.Dễ tan, hiệu quả nhanh nên bón thúc. B.Dễ tan, hiệu quả chậm nên bón lót.
C.Khó tan, hiệu quả nhanh nên bón thúc. D. Khó tan, hiệu quả chậm nên bón lót.
Câu 11. Phân hóa học còn gọi với một tên khác là
A.phân hữu cơ. B.phân vô cơ. C.phân vi sinh. D. phân xanh.

Vận dụng:
Câu 1. Hình thức bón lót ở phân hóa học với số lượng ít, vì
A.Cây còn non yếu dễ chết. B.Cây không hấp thụ hết, nguy hiểm cho cây trồng.
C.Cây không hấp thụ hết sẽ bị rửa trôi gây lãng phí. D. Chi phí cao.
Câu 2. Phân hữu cơ trước khi sử phải ủ cho hoai mục nhằm:
A. Thúc đẩy nhanh q/trình phân giải và tiêu diệt mầm bệnh.
B. Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải.
C. Tiêu diệt mầm bệnh.
D. Cây hấp thụ được.

Vận dụng cao:


Câu 1. Phân N-P-K: 15-20-15 . Có tỉ lệ các chất dinh dưỡng là:
A. 15 % N B. 20 % N C. 15 % P2O5 D. 20 % K2O

10
Câu 2. Trên bao phân có ghi: 20-20-15, thể hiện hàm lượng dinh dưỡng tính bằng Kg phân hỗn hợp đó. Nếu nhà
sản xuất muốn phối chế thêm 13 kg lưu huỳnh vào thì cách ghi như thế nào?
A. 13-20-20-15. B. 20-20-15-13. C. 13S-20-20-15. D. 20-20-15-13S.

……………………………………………………………………..
Bài 13. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN

Biết:
Câu 1. Loại phân vi sinh vật nào sau đây chứa vi khuẩn sống cộng sinh với rễ cây họ đậu?
A. Phân Azogin. B. Lân hữu cơ vi sinh.
C. Phân Nitragin. D. Phân Photphobacterin.
Câu 2. Loại phân nào có tác dụng chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ?
A. Lân hữu cơ vi sinh. B. Photphobacterin.
C. Chuyển hóa N thành đạm. D. Chuyển hóa chất hữu cơ thành N.
Câu 3. Vi khuẩn Azotobacterin là vi khuẩn sống hội sinh với rễ cây lúa, dùng để sản xuất loại phân nào?
A. Azogin. B. Nitragin. C. Photphobacterin. D. Lân hữu cơ vi sinh.
Hiểu:
Câu 1. VSV cố định đạm thường tồn tại trong
A. cây họ đậu. B. cây thân thảo. C. cây hạt trần. D. cây hạt kín.
Câu 2. Than bùn được hình thành từ
A. xác thực vật. B. xác động vật. C. vi khuẩn. D. vi rút.
Câu 3. Phân vi sinh vật được bảo quản trong điều kiện nơi khô ráo, mát mẻ thì thời hạn sử dụng bao lâu?
A.Suốt đời. B. Năm năm. C. Mười năm. D. Một năm.
Câu 4. Thành phần chủ yếu của phân vi sinh vật chuyển hóa lân gồm
A. Nền than bùn có bổ sung chất khoáng và vi lượng. B. Phân đạm, lân, kali.
C. Vi sinh vật chuyển hóa lân. D. Vitamin và khoáng chất.
Câu 5. Cách bón phân vi sinh vật cho cây trồng là
A. bón trực tiếp để tăng lượng vi sinh vật có ích cho đất.
B. tẩm vào hạt giống trước khi gieo.
C. bón cho cây bằng cách hòa loãng phân, cho vào bình phun trên lá.
D. bón trực tiếp hoặc tẩm vào hạt giống trước khi gieo.
Câu 6. Ưu điểm nào mà phân hóa học được nông dân ưa chuộng, và được khuyến khích sử dụng
A. Nhanh, mạnh. B. Chậm, yếu.
C. An toàn đối với con người, động vật và môi trường. D. Chi phí thấp.
Câu 7. Ưu điểm nào mà phân vi sinh vật được nông dân ưa chuộng, và được khuyên khích sử dụng
A. Nhanh, mạnh. B. Chậm, yếu.
C. An toàn đối với con người, động vật và môi trường. D. Chi phí thấp.
Câu 8. Cho biết thành phần giống nhau của phân VSV cố định đạm và phân VSV chuyển hoá lân?
A. Đều có than bùn, khoáng, vi lượng.
B. Đều có than bùn, khoáng và vi lượng và vsv chuyển hoá lân.
C. Đều có khoáng và vi lượng.
D. Đều có than bùn và vi sinh vật cố định đạm.
Câu 9. Phân VSV là loại phân có chứa các VSV có đặc điểm:
A. VSV chuyển hóa lân. B. VSV chết. C. VSV sống. D. VSV chuyển hóa đạm.
Vận dụng:
Câu 1. Thế nào là quá trình khoáng hóa?
A. Tổng hợp các chất đơn giản thành chất mùn.
B. Phân giải chất hữu cơ thành các chất khoáng đơn giản.
C. Tổng hợp các chất đơn giản thành chất hữu cơ phức tạp.
D. Phân giải các chất hữu cơ thành chất mùn.
Câu 2. Điều kiện để hình thành than bùn là
11
A.yếm khí, ngập nước. B.hiếu khí, ngập nước. C.yếm khí, thoát nước. D.hiếu khí, thoát nước.
Câu 3. Phân lân hữu cơ vi sinh là loại phân
A.hóa học. B.hữu cơ. C.vi sinh. D.hữu cơ và vi sinh.

Vận dụng cao:


Câu 1. Khi bón phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ vào đất, sẽ xảy ra quá trình:
A. Xác vi sinh vật phân giải chất hữu cơ đã cung cấp cho cây các chất dinh dưỡng.
B. Vi sinh vật có trong phân chuyển hóa các chất khó tiêu trong đất thành những chất dễ tiêu.
C. Vi sinh vật có trong phân tiết men phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất khoáng đơn giản cây dễ sử
dụng.
D.Vi sinh vật có trong phân tiết men xúc tác cho các phản ứng tổng hợp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây
trồng.

…………………………………………………………..
Bài 15. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
Biết
Câu 1 Đất giàu mùn, giàu đạm cây trồng dễ mắc bệnh nào?
A. Đạo ôn, bạc lá. B. Tiêm lửa. C. Xoắn lá. D. Khô vằn.
Câu 2. Đất chua, cây trồng kém phát triển và dễ mắc bệnh nào?
A. Tiêm lửa. B. Đạo ôn, bạc lá. C. Xoắn lá. D. Khô vằn.
Câu 3. Giới hạn nhiệt độ nào dưới đây làm cho nấm bị chết?
A. 45 - 500C B. 20 - 250C C. 30 - 350C D. 35 - 400C
Câu 4. Nhiệt độ thuận lợi cho nấm phát triển và gây bệnh cho cây trồng là:
A. 25 - 300C B. 20 - 250C C. 30 - 350C D. 35 - 400C
Hiểu:
Câu 1. Nguyên nhân trực tiếp làm cho dịch hại kháng thuốc là
A. Sử dụng liên tục một loại thuốc B. Do thời gian cách li ngắn
C. Sử dụng thuốc với tổng lượng cao D. Sử dụng thuốc với nồng độ quá cao
Câu 2. Nguồn sâu, bệnh có mặt ở nơi đâu?
A. Chỉ có ở trên đồng ruộng B. Có ở đồng ruộng, có ở hạt giống, cây con bị nhiễm sâu, bệnh
C. Chỉ có ở rơm rạ, cây cỏ quanh bờ ruộng D. Chỉ có ở trong đất
Câu 3. Điều kiện không làm sâu, bệnh phát triển thành dịch là
A. Có mầm bệnh B. Thức ăn phong phú
C. Nhiệt độ, ẩm độ thích hợp D. Nhiệt độ cao và độ ẩm thấp
Câu 4. Điều kiện để phát sinh, phát triển sâu bệnh hại cây trồng?
A. Có nguồn sâu, bệnh; điều kiện khí hậu, đất đai; giống cây trồng và chế độ chăm sóc.
B. Nhiệt độ môi trường, độ ẩm, lượng mưa và điều kiện đất đai phù hợp với sâu, bệnh
C. Có nguồn sâu, bệnh; điều kiện nhiệt độ, đất đai ; giống và chế độ chăm sóc phù hợp với cây trồng.
D. Nhiệt độ môi trường, độ ẩm không khí và lượng mưa, giống và chế độ chăm sóc phù hợp với cây trồng.
..............................................................................................

BÀI 16. THỰC HÀNH NHẬN BIẾT 1 SỐ LOẠI SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
Biết
Câu 1. Bệnh bạc lá lúa do loại nào sau đây gây nên?
A. Vi khuẩn. B. Virut. C. Tuyến trùng. D. Nấm.
Câu 2. Bệnh khô vằn lúa do loại nào sau đây gây nên?
A. Vi khuẩn. B. Virut. C. Tuyến trùng. D. Nấm.

Hiểu:
Câu 1. Bệnh đạo ôn gây hại ở bộ phận nào của cây lúa được coi là nặng và gây thiệt hại nặng nhất?
A. Đạo ôn trên lá. B. Đạo ôn trên thân cây lúa.
12
C. Đạo ôn cổ bông. D. Tất cả các bộ phận trên cây lúa.
Câu 2. Giai đoạn nào của sâu cuốn lá lúa loại nhỏ gây hại nặng nhất cho cây lúa?
A. Sâu non. B. Nhộng. C. Sâu trưởng thành. D. Bướm.
Câu 3. Điều nào sau đây không đúng với trứng của sâu đục thân bướm hai chấm
A. Trứng hình bầu dục và được xếp thành từng ổ.
B. Trứng có dạng quả chuối tiêu trong suốt.
C. Ổ trứng to bằng hạt đậu tương.
D. Ổ được phủ một lớp lông tơ màu vàng nâu.
..............................................................................................
Bài 17. PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG

Hiểu
Câu 1. Biện pháp nào sau đây là biện pháp kĩ thuật trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
A. Gieo trồng đúng thời vụ B. Sử dụng giống kháng bệnh
C. Cắt cành bị bệnh D. Bắt bằng vợt
Câu 2. Biện pháp nào sau đây là biện pháp kĩ thuật trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
A. Sử dụng giống kháng bệnh B. Cắt cành bị bệnh
C. Bắt bằng vợt D. Cày bừa
Câu 3. Biện pháp nào sau đây là biện pháp kĩ cơ giới vật lí trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
A. Gieo trồng đúng thời vụ B. Cắt cành bị bệnh
C. Bón phân cân đối D. Dùng ong mắt đỏ
Câu 4. Biện pháp nào sau đây là biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
A. Sử dụng giống kháng bệnh B. Cắt cành bị bệnh
C. Bón phân cân đối D. Dùng ong mắt đỏ
Câu 5. Biện pháp nào sau đây là biện pháp hoá học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
A. Bón phân cân đối B. Dùng ong mắt đỏ
C. Phun thuốc trừ sâu D. Bẩy mùi vị
Câu 6. Biện pháp nào sau đây là biện pháp cơ giới vật lí trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
A. Bón phân cân đối B. Dùng ong mắt đỏ
C. Phun thuốc trừ sâu D. Bẩy ánh sáng
Vận dụng:
Câu 1. Nguyên lí nào sau đây không đúng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
A. Sử dụng giống khỏe B. Bón thật nhiều dinh dưỡng cho cây
C. Bảo tồn bọ xít, thăm đồng thường xuyên D. Nông dân trở thành chuyên gia
Câu 2. Những loại đất nào dễ phát sinh sâu bệnh?
A. Đất thiếu dinh dưỡng B. Đất thừa dinh dưỡng
C. Đất chua D. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng
Câu 3. Vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh?
A. Làm bộ lá phát triển. B. Thừa chất dinh dưỡng.
C. Làm đất có độ pH thấp. D. Là nguồn thức ăn của côn trùng.

13

You might also like