ĐKRKKR-WPS Office

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Phần II PHA CÁC DUNG DỊCH CHUẨN ĐỘ

1.khái niệm dung dịch chuẩn độ


Dung dịch chuẩn là những dung dịch đã biết nồng độ chính xác, thường dùng để xác định
nồng độ các dung dịch khác

Trong phân tích định hướng, nồng độ dung dịch chuẩn hay được biểu thị dưới dạng nồng độ
đương lượng (N) hoặc nồng độ mol/L (M)

Khi pha dung dịch chuẩn,cần lưu ý tính chất hoá học của chất cần pha, để lựa chọn điều kiện (
dung môi, nhiệt độ..) thích hợp.thí dụ khi pha KMnO4 hay Na2S2O3 cần dùng nước mới đun
sôi để nguội để tránh sự phân hủy.

Nồng độ dung dịch khi pha không được phép chênh lệch vượt quá +-10% so với yêu cầu
( thông thường chỉ chênh lệch+-3%) và sai số pha không vượt quá+-2%

Những dung dịch chuẩn khi để lâu có thể bị thay đổi nồng độ,do đó phải định kỳ xác định lại

2 các cách pha dung dịch chuẩn


Thường có 3 cách pha dung dịch chuẩn

2.1 pha chế từ chất chuẩn gốc

Tiêu chuẩn tối thiểu của một chất chuẩn gốc


Một chất chuẩn gốc trong phương pháp chuẩn độ cần được đáp ứng 3 yêu cầu sau:

Tinh khiết ( tạp chất< 0,1%)

Có thành phần hoá học đặc trưng công thức

Bền vững ( ít hoặc không bị phân hủy) khi chưa pha cũng như khi đã pha thành dung dịch

Thí dụ pha 100,0ml dung dịch H2C2O4 0,100N từ chất chuẩn gốc H2C2O4.2H2O như sao

Tính toán E(H2C2O4.2H2O)=M/2=63,03g

Từ công thức N=a/E V x 100. Lượng cân acit oxalic cần là

a(H2C2O4.2H2O) = N E V/ 1000=0,1 x 63,03 x 100/1000= 0,6303g

Pha dung dịch: cân chính xác trên cân phân tích 0,6303g H2C2O4.2H2O sau đó đem hoà tan
trong nước cho đủ 100,0ml ( dùng bình định mức) ta được dung dịch H2C2O4 0,100N
2.2 pha chế từ chất không phải chất chuẩn gốc ( pha gián tiếp)
Ta cũng tính toán như pha từ chất gốc, nhưng khi cân,pha không cần dùng cân phân tích và
bình định mức ( chỉ cần dùng cân kỹ thuật với sai số+-0,01g và bình có thể tích gần đúng).
Dung dịch sau khi pha có nồng độ gần đúng so với yêu cầu,ta phải xác định lại nồng độ dung
dịch này bằng một dung dịch chuẩn khác đã biết nồng độ. Từ đó biết được nồng độ chính xác
của dung dịch đã pha.

Thí dụ

Pha 1 lít dung dịch NAOH 0,1N

NAOH là một hoá chất không thoả mãn chất gốc vì dễ hút ẩm.dễ bị carbonat hoá.. do đó phải
pha gián tiếp

Tính toán E(NAOH) =M=40

Từ công thức N= a/E V x 100. Để pha 100ml dung dịch NAOH 0,1N, lượng cân NAOH cần là

a = N E V / 1000 = 0,1 x 40 x 1000 / 1000 = 4g

Cách pha: cân trên cân kỹ thuật 4g NAOH cho vào cốc và thêm ít nước cất lắc rửa nhanh ( để
loại cacbonat ở bên ngoài) sau đó hoà tan trong nước và thêm đủ khoảng 1lít, ta được dung
dịch NAOH có nồng độ gần đúng 0,1N. Xác định lại nồng độ dung dịch NAOH vừa pha bằng
một dung dịch H2C2O4 đã biết nồng độ.từ đó xác định nồng độ chính xác dung dịch NaOH.

N(NAOH)= V(OX) N(OX)/V NAOH

Trong đó

V(Ox): thể tích dung dịch acit oxalic đã dùng ( lấy bằng pipet chính xác)

N(Ox): nồng độ dung dịch axit oxalic đã biết

V(NAOH): thể tích dung dịch NAOH đã dùng

Dung dịch chuẩn NAOH pha được có K = N(th)/N=N(NAOH)/0,1

Yêu cầu K= 1,000 +-(10%) tốt nhất K = 1,000 +-(3%)

2.3 pha từ ống chuẩn ( thực chất pha từ chất gốc)


Hiện nay, để tạo thuận lợi cho người sử dụng, người ta tính toán, cân sẵn một lượng hoá
chất cho vào đồ bao gói thích hợp ( gọi là ống chuẩn) và có chỉ dẫn pha cho một thể tích xác
định nào đó. Thí dụ nhãn ống chuẩn pha HCL 0,1N của viện kiểm nghiệm - bộ Y Tế.

You might also like