Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

CẤP ĐỘ 1: NHẬN BIẾT

Câu 1: Để điều khiển được máy tính, con người phải


A. Học ngôn ngữ của máy tính.
B. Dạy máy tính ngôn ngữ của con người.
C. Viết các chỉ dẫn để máy hiểu và thực hiện được.
D. Tiếp tục nâng cấp để máy tính có thể hiểu được ngôn ngữ của con người.

Câu 2: Ngôn ngữ chung giữa con người và máy tính để ta viết các chỉ dẫn cho máy tính thực hiện được
nhiệm vụ mà con người giao cho nó được gọi là
A. Ngôn ngữ bậc cao.
B. Ngôn ngữ thứ cấp.
C. Ngôn ngữ lập trình.
D. Ngôn ngữ máy.

Câu 3: Đâu không phải đặc điểm của các ngôn ngữ lập trình bậc cao
A. Số lượng từ nhiều.
B. Gần với ngôn ngữ tự nhiên.
C. Cú pháp đơn giản.
D. Ngữ nghĩa đơn trị.

Câu 4: Việc soạn thảo các hướng dẫn để máy tính hiểu và có thể thực hiện các yêu cầu của người viết
được gọi là
A. Hướng dẫn.
B. Lập trình.
C. Thiết lập.
D. IT.

Câu 5: Sản phẩm soạn thảo để máy tính hiểu và có thể thực hiện các yêu cầu của người viết được gọi là
A. Chương trình.
B. Dự án.
C. Nhóm.
D. Câu lệnh.
Câu 6: Câu lệnh là
A. Mỗi dòng code trong một chương trình.
B. Mỗi hướng dẫn để máy tính có thể thực hiện một công việc nào đó.
C. Mỗi hướng dẫn để máy tính có thể thực hiện một công việc phức tạp nào đó.
D. Mỗi hướng dẫn để máy tính có thể thực hiện một yêu cầu hoàn chỉnh nào đó.

Câu 7: Để sử dụng ngôn ngữ lập trình bậc cao, máy tính của em cần được trang bị
A. Từ điển ngôn ngữ máy.
B. Từ điển ngôn ngữ lập trình.
C. Môi trường lập trình.
D. Công cụ hỗ trợ lập trình.

Câu 8: Ngôn ngữ máy là


A. Ngôn ngữ để con người và máy giao tiếp với nhau.
B. Ngôn ngữ để các máy tính giao tiếp với nhau.
C. Ngôn ngữ mà cả con người lẫn máy hiểu được.
D. Ngôn ngữ mà máy hiểu được.

Câu 9: Python được dùng để

A. Phát triển các ứng dụng web, phần mềm ứng dụng.
B. Lập trình game, điều khiển robot.
C. Xử lí ảnh, phân tích dữ liệu.
D. Tất cả những đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Hiện nay, Python là một trong số các ngôn ngữ lập trình (1)……….. phổ biến rộng rãi (2)………..”

A. (1) thứ cấp; (2) để giải quyết các bài toán đơn giản.

B. (1) bậc cao; (2) trên thế giới.

C. (1) bậc cao; (2) để giải quyết các bài toán phức tạp.
D. (1) thứ cấp; (2) để lập trình web.

Câu 11: Trong ngôn ngữ Python, để in ra màn hình ta sử dụng câu lệnh
A. print().
B. write().
C. cout().
D. read().

Câu 12: Dãy kí tự muốn in ra màn hình bằng câu lệnh print() cần đặt trong cặp dấu
A. Ngoặc kép.
B. Cả C và D đều đúng.
C. Nháy đơn.
D. Nháy kép.

Câu 13: Cửa sổ nào của Python có thể thực hiện ngay từng câu lệnh và thấy được kết quả
A. Cửa sổ Shell.
B. Cửa sổ Code.
C. Cửa sổ Start.
D. Cửa sổ IDLE.

Câu 14: Python được đề xuất và công bố bởi ai, vào thời điểm nào
A. Guido van Rossum, năm 1983.
B. Guido van Rossum, năm 1991.
C. James Gosling, năm 1986.
D. James Gosling, năm 1994.

Câu 15: Ngôn ngữ lập trình trực quan là


A. Java.
B. C++.
C. Scratch.
D. Python.
Câu 16: Biến là
A. Tên một ẩn số.
B. Tên một giá trị.
C. Tên một vùng nhớ.
D. Tên một dữ liệu

Câu 17: Đâu không phải quy tắc đặt tên biến trong Python
A. Không trùng với từ khóa.
B. Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.
C. Không bắt đầu bằng chữ in hoa.
D. Chỉ chứa chữ cái, chữ số vfa dấu “_”.

Câu 18: Đâu không phải đặc điểm của các ngôn ngữ lập trình bậc cao
A. Số lượng từ nhiều.
B. Gần với ngôn ngữ tự nhiên.
C. Cú pháp đơn giản.
D. Ngữ nghĩa đơn trị.

Câu 19: Việc gán giá trị cho biến được thực hiện bằng
A. Phép bằng.
B. Phép gán.
C. Câu lệnh bằng.
D. Câu lệnh khởi tạo.

Câu 20: Dạng đơn giản nhất của câu lệnh gán trong Python là
A. Biến = <Biểu thức>
B. Biến = <Giá trị>
C. Biến = Biểu thức
D. Biến = Giá trị

Câu 21: Ta thường gặp biểu thức số học ở


A. Vế trái của một phép gán.
B. Vế phải của một phép gán.
C. Phần giữa của một chương trình.
D. Phần cuối của một câu lệnh.

Câu 22: Biểu thức số học không thể là


A. Một số.
B. Một tên biến.
C. Một chuỗi kí tự.
D. Các số và biến liên kết với nhau bởi các phép toán số học.

Câu 23: Khi biểu diễn biểu thức số học, các cặp ngoặc tròn để
A. Ngăn cách các biểu thức số học.
B. Kết thúc biểu thức số học.
C. Ngăn cách biểu thức số học và các kiểu dữ liệu khác.
D. Xác định mức ưu tiên thực hiện phép tính.

Câu 24: Cửa sổ Shell của Python

A. Lưu lại những câu lệnh đã soạn thảo để thực hiện lại.
B. Không cho phép gõ câu lệnh, chỉ hiện kết quả của chương trình
C. Cho ta gõ câu lệnh, nhưng không cho phép thực hiện câu lệnh.
D. Cho ta gõ và thực hiện từng câu lệnh vừa đưa vào.

Câu 25: Cửa số để soạn thảo chương trình

A. Cho ta soạn thảo nhưng không lưu được tệp chương trình Python, chạy chương trình này để thấy kết
quả và có thể chỉnh sửa chương trình.

B. Còn gọi là cửa sổ code.

C. Cho ta soạn thảo và lưu được tệp chương trình Python, chạy chương trình này để thấy kết quả nhưng
không thể chỉnh sửa chương trình.

D. Cho ta soạn thảo nhưng không lưu được tệp chương trình Python, chạy chương trình này để thấy kết
quả nhưng không thể chỉnh sửa chương trình.
Câu 26: Trong bài toán giải phương trình ax+b=0 có các biến là
A. a, b, x.
B. a, b.
C. x.
D. Không có biến nào.

Câu 27: Xác định biến trong đoạn chương trình dưới đây
x=1
print(x)
A. 1.
B. x.
C. 1, x.
D. Không có biến nào.

Câu 28: Trong những biến sau, tên biến nào đặt sai quy tắc
A. x y.
B. x12.
C. _xx.
D. X56.

Câu 29: Phép gán nào dưới đây đúng


A. x==3.
B. x=3.
C. x:=3.
D. x:3.

Câu 30: Phép chia lấy phần nguyên trong Python kí hiệu là
A. %.
B. /.
C. //.
D. div.
Câu 1: Python là
A. Ngôn ngữ máy.
B. Ngôn ngữ trực quan.
C. Ngôn ngữ lập trình bậc cao.
D. Chương trình dịch.

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về Python
A. Python phân biệt chữ hoa và chữ thường.
B. Python được dùng để phát triển các ứng dụng web, phần mềm ứng dụng, điều khiển robot…
C. Python là ngôn ngữ máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được.
D. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao.

Câu 3: Trong cửa sổ Shell của Python


A. Thực hiện ngay từng câu lệnh và thấy được kết quả.
B. Không thực hiện ngay từng câu lệnh và không thấy được kết quả.
C. Không thể thực hiện từng câu lệnh mà thực hiện toàn bộ.
D. Cho phép soạn thảo và lưu câu lệnh để thực hiện lại.

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng


A. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao phổ biến rộng rãi trên thế giới.
B. Trong Python, không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
C. Cửa sổ Shell, cho phép viết và thực hiện ngay các biểu thức hoặc câu lệnh.
D. Ngôn ngữ lập trình trực quan như Scratch dễ dùng và thích hợp với các bạn nhỏ tuổi.

Câu 5: Câu lệnh nào dưới đây đúng


A. print(‘xin chao’)
B. print(xin chao)
C. print([xin chao])
D. Print(“xin chao”)
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về ngôn ngữ lập trình Python
A. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao duy nhất
B. Python phân biệt chữ hoa với chữ thường.
C. Chương trình là một dãy các câu lệnh mà máy tính không hiểu được.
D. Dãy kí tự muốn in ra màn hình dùng câu lệnh print() và không cần dùng cặp nháy.

Câu 7: Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ


A. Có tên là “ngôn ngữ thuật toán” hay còn gọi là “ngôn ngữ lập trình bậc cao” gần với ngôn ngữ toán
học, cho phép cách giải quyết vấn đề độc lập với máy tính.
B. Cho phép thể hiện các dữ liệu trong bài toán mà các chương trình sẽ phải xử lí.
C. Diễn đạt thuật toán để có thể giao cho máy thực hiện.
D. Dưới dạng nhị phân để máy tính có thể thực hiện trực tiếp.

Câu 8: Python có mấy loại cửa sổ


A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.

Câu 9: Để chú thích trên 1 dòng, Python sử dụng kí hiệu

A. **
B. //
C. []
D. #

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về biến

A. Biến là đại lượng bất kì.

B. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình
thực hiện chương trình.

C. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị không thay đổi trong quá trình thực
hiện chương trình.
D. Biến là đại lượng không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Câu 11: Trong bài toán giải phương trình ax 2 + bx + c = 0 có các biến là
A. a, b, c, x.
B. a, b, c.
C. x 2 , x.
D. Không có biến nào.

Câu 12: Tên biến nào dưới đây đặt sai quy tắc
A. ho_va_ten
B. Hoc sinh
C. _Lop12
D. delta

Câu 13: Lệnh gán nào dưới đây đúng


A. x = 5
B. x == 5
C. x * 5
D. x : 5

Câu 14: Chia lấy phần dư trong Python kí hiệu là


A. //
B. %
C. /
D. mod

Câu 15: Phép lũy thừa 35 trong Python viết là


A. 3*****
B. 3^5
C. 3**5
D. 3(5)
Câu 16: Câu lệnh type() của Python cho ta biết
A. Độ dài của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn.
B. Số ô nhớ của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn.
C. Kiểu dữ liệu của biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn.
D. Tập hợp số biến hay biểu thức nằm trong dấu ngoặc tròn.

Câu 17: Khi thực hiện chương trình, dữ liệu sẽ được nhập vào từ
A. Bàn phím.
B. Tệp ở thiết bị ngoài.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

Câu 18: Câu lệnh dán giá trị cho một biến vào từ bàn phím có dạng
A. Biến = input(dòng thông báo)
B. Biến = input[dòng thông báo]
C. Biến = input{dòng thông báo}
D. Biến = input<dòng thông báo>.

Câu 19: Trong câu lệnh gán giá trị cho một biến vào từ bàn phím, dòng thông báo có tác dụng
A. Quy định kiểu dữ liệu của biến được nhập vào.
B. Nhắc người dùng biết cần nhập gì.
C. Quy định độ dài biến được nhập vào.
D. Nhắc người dùng chú ý kiểu dữ liệu.

Câu 20: Câu lệnh chuyển dữ liệu nhập vào sang kiểu số nguyên
A. int()
B. float()
C. inint()
D. infloat()

Câu 21: Dữ liệu nhập vào từ bàn phím có dạng


A. Số nguyên.
B. Xâu kí tự.
C. Số thực.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 22: Những biến có giá trị chỉ định trước và không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

A. Dữ liệu gốc
B. Biến cố định
C. Hằng
D. Count

Câu 23: Câu lệnh nhập với biến kiểu nguyên là


A. Biến=input()
B. Biến=(input(dòng thông báo)
C. Biến=float(input(dòng thông báo))
D. Biến=int(input(dòng thông báo))

Câu 24: Câu lệnh nhập với biến kiểu thực là

A. Biến=input()
B. Biến=(input(dòng thông báo)
C. Biến=int(input(dòng thông báo))
D. Biến=float(input(dòng thông báo))

Câu 25: Câu lệnh đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là

A. print danh sách biểu thức

B. print(danh sách biểu thức)

C. print(‘danh sách biểu thức’)

D. print()
Câu 26: Câu lệnh print() có thể hiển thị được những nội dung
A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
B. Xâu kí tự.
C. Số nguyên.
D. Biến số.

Câu 27: Trong câu lệnh print(danh sách biểu thức), danh sách biểu thức cách nhau bởi dấu
A. Dấu cách.
B. Dấu phẩy.
C. Dấu hai chấm.
D. Dấu chấm phẩy.

Câu 28: Trong những biến sau, tên biến nào đặt sai quy tắc
A. x y.
B. x12.
C. _xx.
D. X56.

Câu 29: Để nhập từ bàn phím biến a kiểu nguyên ta viết


A. a=int()
B. a=int(input(‘n=’))
C. a=float(input(‘n=’))
D. a=input(‘n=’)

Câu 30: Để nhập từ bàn phím biến b kiểu thực ta viết


A. b=input(‘n=’)
B. b=int(input(‘n=’))
C. b=float(input(‘n=’))
Câu 31: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hằng
A. Hằng là đại lượng thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
B. Hằng là đại lượng bất kì.
C. Python không cung cấp công cụ khai báo hằng.
D. Hằng không thể là số nguyên.
Câu 32: Trong Python, để ghi dữ liệu ra màn hình ra sử dụng lệnh
A. write(danh sách biểu thức)
B. output(dữ liệu)
C. print(danh sách biểu thức)
D. read(dữ liệu)
Câu 33: Chọn phương án trả lời đúng khi nhập số nguyên p từ bàn phím
A. p=int(input(“Nhập số nguyên p: ”))
B. p=input(“Nhập số nguyên p: ”)
C. p=int(“Nhập số nguyên p: ”)
D. p=interger(input(“Nhập số nguyên p:”))
Câu 34: Để nhập dữ liệu kiểu số thực từ bàn phím, ta dùng lệnh
A. x:=float(input(<dòng thông báo>))
B. x=float(input(<dòng thông báo>))
C. x=(input(<dòng thông báo>))
D. x=float((<dòng thông báo>))
Câu 35: Lệnh nào dùng để nhận biết kiểu dữ liệu của biến trong Python
A. type()
B. style()
C. str()
D. int()
Câu 36: Kết quả của đoạn chương trình sau là
x = 342
print (type(x))
A. float
B. int
C. str
D. bool
Câu 37: Câu lệnh print(12+8) sẽ in ra kết quả
A. 12+8
B. 12 + 8
C. 20
D. ‘20’
Câu 38: Em hãy cho biết kết quả của đoạn chương trình sau:
>>>x=3.5
>>>print(int(x))
A. Lỗi
B. ‘3.5’
C. 3.5
D. 3
Câu 39: Xác định kiểu giá trị của biểu thức 32 > 45

A. str
B. int
C. float
D. bool

Câu 40: Lệnh str(150) sẽ trả về giá trị

A. 150

B. ‘150’

C. 150.0

D. True
CẤP ĐỘ 2: THÔNG HIỂU
Câu 1: Theo em, viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình nào dễ nhất
A. Hợp ngữ.
B. Ngôn ngữ lập trình bậc cao.
C. Ngôn ngữ lập trình thứ cấp.
D. Ngôn ngữ máy.

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng


A. Chương trình là một bản chỉ dẫn cho máy tính làm việc, được viết bằng một ngôn ngữ lập trình.
B. Lập trình bằng Python có thể đưa ra các thông báo bằng Tiếng Việt.
C. Môi trường lập trình hỗ trợ người lập trình phát hiện ra câu lệnh viết sai ngữ pháp.
D. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao nhất.

Câu 3: Trong các lợi ích dưới đây, những lợi ích nào phù hợp với lí do nên học lập trình
(1) Giỏi tiếng Anh.
(2) Làm phong phú kiến thức cá nhân.
(3) Có thể truy cập Internet.
(4) Sử dụng được các phần mềm văn phòng.
(5) Điều khiển máy tính giải quyết nhiều loại bài toán sẽ gặp trong thực tế.
(6) Sau này trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tin học.
A. (3), (4), (5), (6).
B. (4), (5).
C. (2), (5), (6).
D. (5), (6).

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng


A. Môi trường lập trình trợ giúp em soạn thảo, kiểm tra từng câu lệnh đã viết đúng chưa.
B. Máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được các chương trình do con người viết.
C. Python, C++, Java là những ngôn ngữ lập trình bậc cao.
D. Các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều gần với ngôn ngữ tự nhiên.

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây đúng


A. Python không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
B. Dãy kí tự muốn in ra màn hình bằng câu lệnh print () cần dược đặt trong dấu ngoặc vuông.
C. Trong Python, dấu nhân được viết bằng dấu ^.
D. Hệ thống công cụ lập trình Python có thể dễ dàng tìm thấy trên Internet và tải về miễn phí.

Câu 6: Để máy tính in ra màn hình dòng chữ ‘xin chao’. Sử dụng ngôn ngữ lập trình Python, ta viết câu
lệnh
A. print (xin chao)
B. print (‘xin chao’)
C. print xin chao
D. print ([xin chao])

Câu 7: Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc v(km/h), để tính ‘Thời gian ô tô đó đi hết quãng đường k(km)’.
Sử dụng ngôn ngữ lập trình Python, ta viết câu lệnh
A. print k/v
B. print (“k/v”)
C. print (‘k/v’)
D. print (k/v)

Câu 8: Trong cửa sổ Shell của Python


A. Không thực hiện ngay từng câu lệnh và không thấy được kết quả.
B. Thực hiện toàn bộ chương trình và thấy kết quả cuối cùng.
C. Thực hiện ngay từng câu lệnh và thấy được kết quả.
D. Không thực hiện bất kì câu lệnh nào, chỉ sử dụng để viết.

Câu 9: Tác hại của virus đối với máy tính


A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
B. Làm chậm tốc độ máy tính.
C. “Ăn” dữ liệu.
D. Tác động đến các ứng dụng.

Câu 10: Tại sao ta nên dùng ngôn ngữ lập trình bậc cao khi viết chương trình
A. Gần với ngôn ngữ tự nhiên, cú pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ học.
B. Ngôn ngữ lập trình bậc cao chỉ dùng phục vụ trong học tập, không có tính ứng dụng trong phát triển
ứng dụng web, lập trình games…
C. Có thể viết thoải mái không cần theo quy tắc của ngôn ngữ lập trình.
D. Máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về biến
A. Dù lập trình bằng ngôn ngữ nào, ta cũng phải sử dụng biến để lưu dữ liệu cần thiết cho chương trình.
B. m123&b là một tên biến không hợp lệ.
C. Trong quá trình thực hiện chương trình, giá trị của biến có thể thay đổi.
D. Trong câu lệnh >>> x = 10, biến x nhận giá trị 10.

Câu 12: Biểu thức (𝑥 + 𝑦)2 chuyển sang Python là


A. (x**2+y**2)
B. (x+y)***2
C. (x+y)*2
D. (x+y)**2

Câu 13: Biểu thức (xy+x):(x-y) chuyển sang Python là


A. (xy+x)/(x-y)
B. (x*y+x)//(x-y)
C. (x*y+x)/(x-y)
D. (x*y+x)/x-y

Câu 14: Biểu thức (3.2 +2x-1)/(4-x) chuyển sang Python là


A. 3*2 + 2*x -1 / 4 – x
B. (3*2 + 2*x -1)/(4 – x)
C. 3*2 + 2*x -1/(4 – x)
D. (3*2 + 2*x -1)/4 – x

Câu 15: Lệnh sau đây cho kết quả là bao nhiêu
>>> (12 - 10//2)**2 - 1
A. 11.
B. 19.
C. 32.
D. 48.

Câu 16: Kết quả khi chạy đoạn chương trình dưới đây
x=6
y=2
print(x//y)
A. 6
B. 3
C. 2
D. 0

Câu 17: Lệnh sau đây cho kết quả là bao nhiêu
>>>9*2 + 8**3//3 + 20%3
A. 172
B. 178
C. 184
D. 190

Câu 18: Kết quả khi chạy đoạn chương trình dưới đây
A=30
B=4
print(A//B)
A. 8
B. 7,5
C. 7
D. 6,5

Câu 19: Kết quả khi chạy đoạn chương trình dưới đây
A=76
B=8
print(A%B)
A. 4
B. 2
C. 9
D. 8

Câu 20: Kết quả khi chạy đoạn chương trình dưới đây
s= 18-2**2+5%2
print(s)
A. 15
B. 16
C. 18
D. 19

Câu 21: Một ô tô di chuyển với vận tốc v (km/h). Câu lệnh để quãng đường ô tô đi trong t (h) là
A. print (t*v)
B. s = t*v
C. print (“t*v”)
D. s = t.v

Câu 22: Phát biểu nào dưới đây đúng


A. Python là một ngôn ngữ lập trình bậc cao.
B. Python là một ngôn ngữ thông dịch.
C. Python là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 23: Kết quả của đoạn chương trình sau


a=b=2
c =3
print(a**c - b)
A. 9
B. 7
C. 5
D. 3

Câu 24: Hình chữ nhật có hai cạnh a (cm) và b (cm). Biến S là diện tích hình chữ nhật, câu lệnh để tính
diện tích hình chữ nhật là
A. a.b
B. a*b
C. a^b
D. ab!

Câu 25: Phát biểu nào dưới đây không đúng


A. Để giải bài toán bằng máy tính phải viết chương trình mô tả thuật toán giải bài toán đó.
B. Một bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải.
C. Máy tính điện tử có thể chạy các chương trình.
D. Mọi người sử dụng máy tính đều phải biết lập trình.

Câu 26: Python là ngôn ngữ có mã nguồn


A. Đóng.
B. Mở.
C. Rộng.
D. Liên kết.

Câu 27: Phát biểu nào dưới đây đúng


A. Chỉ ngôn ngữ lập trình mới mô tả được thuật toán.
B. Chỉ dùng ngôn ngữ lập trình bậc cao mới tạo ra được chương trình cho máy tính thực hiện.
C. Chỉ ngôn ngữ Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao.
D. Chỉ ngôn ngữ lập trình mới tạo ra được chương trình điều khiển máy tính.

Câu 28: Biểu thức (ax + b)2 được chuyển sang Python là
A. (a^x + b)**
B. (a.x + b)^2
C. (a*x + b)**2
D. 2*(ax + b)

Câu 29: Kết quả khi chạy đoạn chương trình dưới đây
a = 19
b=5
print(a%b + b)
A. 9
B. 7
C. 5
D. 4

Câu 30: Kết quả khi chạy đoạn chương trình dưới đây
a,b,c = 6,4,3
s = (a/c*b)**2
A. 64
B. 52
C. 48
D. 35

Câu 31: Cho đoạn chương trình


a=3.4
print(type(a))
Kết quả trên màn hình là
A. int
B. float
C. str
D. bool

Câu 32: Gọi s là diện tích tam giác ABC, để đưa giá trị của s ra màn hình ta viết
A. print s
B. print(‘s’)
C. print:s
D. print(s)

Câu 33: Phát biểu nào dưới đây đúng


A. Python quy định mỗi câu lệnh nên được viết trên một dòng riêng biệt, kết thúc bằng dấu chấm phẩy.
B. Trong Python các câu lệnh nên được viết trên một dòng.
C. Python quy định mỗi câu lệnh nên được viết trên một dòng riêng biệt.
D. Python quy định các câu lệnh nên được viết trên một dòng, kết thúc bằng dấu chấm

Câu 34: Phát biểu nào dưới đây đúng


A. Python có quy định chặt chẽ phải có phần khai báo và phần thân chương trình như Pascal.
B. Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải đặt tên cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí.
C. Python yêu cầu sử dụng dấu ; khi kết thúc câu lệnh.
D. Tất cả các biến dùng trong chương trình không cần phải đặt tên.

Câu 35: Để tính tổng s của hai số 5 và 6, s thuộc kiểu dữ liệu


A. bool.
B. str.
C. float.
D. int.

Câu 36: Phát biểu nào dưới đây không đúng


A. Ở cửa sổ Shell, nếu viết dòng lệnh chỉ chứa tên biến hoặc biểu thức số học thì kết quả tương ứng sẽ
được đưa ra màn hình.
B. Ở cửa sổ Code để viết đưa thông tin ra và lưu lại trên màn hình thì không cần lệnh print()
C. Câu lệnh đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là print(danh sách biểu thức)
D. Trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao có kiểu dữ liệu số nguyên và kiểu dữ liệu số thực.

Câu 37: Giá trị của x sau khi thực hiện đoạn chương trình dưới đây là
a=16
x=math.sqrt(a)
A. 8
B. 6
C. 5
D. 4

Câu 38: Giá trị của x sau khi thực hiện đoạn chương trình dưới đây là
a=16
b=17
x=abs(a-b)
A. 0
B. 5
C. 1
D. -1

Câu 39: Lệnh nào sau đây sẽ trả lại xâu kí tự


A. str(150)
B. int(“1110”)
C. float(“15.0”)
D. float(7)

Câu 40: Lệnh nào sau đây không thực hiện xâu là biểu thức toán
A. int(), float()
B. str(), int()
C. str(), float
D. type()
CẤP ĐỘ 3: VẬN DỤNG
Câu 1: Cho đoạn chương trình sau
a =b=1
c=1
d=2
print(a+b+c+d)
Kết quả trên màn hình là
A. 5.
B. 3.
C. 6.
D. 4.

Câu 2: Lệnh sau sẽ in ra trên màn hình kết quả gì?


print ("13+10*3/2-3*2=", 13+10*3/2-3*2)
A. 22=22.
B. 22.
C. 13+10*3/2–3*2=22.
D. 13+10*3/2–3*2=13+10*3/2–3*2.

Câu 3: Viết các lệnh in ra màn hình thông tin như sau 1 x 3 x 5 x 7 = 105
A. print ("1*3*5*7=1*3*5*7”)
B. print ("1*3*5*7", 1*3*5*7)
C. print ("1*3*5*7, 1*3*5*7”)
D. print ("1*3*5*7=", 1*3*5*7)

Câu 4: Hình vuông có cạnh là 10 (cm). Ta có thể dùng câu lệnh print trong Python nào sau đây để viết
chương trình tính diện tích hình vuông?
A. print(“Dien tich hinh vuong la: a*a”)
B. print(Dien tich hinh vuong la: a*a)
C. print(‘Dien tich hinh vuong la: a*a’)
D. print(‘Dien tich hinh vuong la: ’,a*a)

Câu 5: Lệnh sau sẽ in ra kết quả gì


print(3.4 + 4, "3.4 + 4", 15, "Mùa Xuân")
A. 16 3.4 + 4 15 Mùa Xuân
B. 7.4 3.4 + 4 15 Mùa Xuân
C. 3.4 3.4 + 4 15 Mùa Xuân
D. 16 16 15 Mùa Xuân

Câu 6: Lệnh sau có lỗi gì


>>> x = 1
>>> 123a = x + 1
A. Lỗi cú pháp.
B. Giá trị không xác định.
C. Giá trị cần tính quá lớn.
D. Lỗi không tồn tại.

Câu 7: Lệnh sau sẽ in ra kết quả gì


>>> print ("đồ rê mi"*3 + "pha son la si đô"*2
A. đồ rê mi *3 pha sin la si đô *2
B. đồ rê mi 3 pha son la si đô 2
C. đồ rê mi đồ rê mi đồ rê mi pha son la si đô pha son la si đô
D. đồ rê mi đồ rê mi pha son la si đô pha son la si đô pha son la si đô

Câu 8: Viết các lệnh in ra màn hình thông tin như sau 1 x 3 x 5 x 7 = 105
A. print ("1*3*5*7=1*3*5*7”)
B. print ("1*3*5*7", 1*3*5*7)
C. print ("1*3*5*7, 1*3*5*7”)
D. print ("1*3*5*7=", 1*3*5*7)

Câu 9: Em hãy viết các câu lệnh tương ứng trong Python để tính số tiền (sotien) cần thanh toán khi mua
một số thiệp mừng năm mới (ki hiệu là soluong) với đơn giá 1 thiệp là dongia đồng
A. sotien = ‘dongia*soluong’
B. ‘sotien’ = dongia*soluong
C. “sotien = dongia*soluong”
D. sotien = dongia*soluong

Câu 10: Cho biết lỗi của chương trình này


A. Viết sai tên biến N.
B. Sai cú pháp.
C. Biến n không tồn tại.
D. Số cần xử lí quá lớn

Câu 11: Số phát biểu đúng khi nói về màu sắc trong chương trình Python
(1) Câu lệnh print() màu đen.
(2) Thông báo lỗi Python đưa ra màu đỏ.
(3) Đoạn chữ nằm giữa cặp dấu nháy đơn (hoặc nháy kép) màu xanh da trời.
(4) Kết quả đưa ra màn hình màu xanh lá cây.
(5) Các thành phần khác nhau có những màu khác nhau giúp người lập trình dễ dàng nhận biết các
thành phần khi làm việc, dễ tìm và khắc phục lỗi.
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.

Câu 12: Viết chương trình Python để khi chạy chương trình đó ta được đọc dòng chữ hướng dẫn nhập
ngày tháng năm sinh và sau khi nhập dữ liệu vào, máy tính sẽ hiển thị giá trị vừa nhập
A. day_ki_tu = input(Gõ vào ngày tháng năm sinh: )
print(“Ngày sinh: day_ki_tu”)
B. day_ki_tu = input([Gõ vào ngày tháng năm sinh: ])
print(“Ngày sinh: “ day_ki_tu)
C. day_ki_tu = (“Gõ vào ngày tháng năm sinh: ”)
print(“Ngày sinh: day_ki_tu”)
D. day_ki_tu = input(“Gõ vào ngày tháng năm sinh: ”)
print(“Ngày sinh: “, day_ki_tu)

Câu 13: Viết chương trình thực hiện nhập từ bàn phím hai số nguyên b, c là độ dài hai cạnh góc vuông
của tam giác ABC, tính và đưa ra màn hình
- Diện tích tam giác
- Độ dài cạnh huyền
A. import math
b = int(input("Nhập cạnh b: "))
c = int(input("Nhập cạnh c: "))
print("Diện tích tam giác: ", b*c/2)
print("Độ dài cạnh huyền: ", math.sqrt(b*b+c*c))
B. b = int(input(Nhập cạnh b: ))
c = int(input(Nhập cạnh c: ))
print("Diện tích tam giác: ", b*c/2)
print("Độ dài cạnh huyền: ", math.sqrt(b*b+c*c))
C. import math
b = int(input("Nhập cạnh b: "))
c = int(input("Nhập cạnh c: "))
print("Diện tích tam giác: b*c/2”)
print("Độ dài cạnh huyền: math.sqrt(b*b+c*c”))
D. b = int(input("Nhập cạnh b: "))
c = int(input("Nhập cạnh c: "))
print("Diện tích tam giác: ", “b*c/2”)
print("Độ dài cạnh huyền: ", “math.sqrt(b*b+c*c”))

Câu 14: Số phát biểu đúng là


(1) Để tính toán, các ngôn ngữ lập trình bậc cao không phân biệt kiểu dữ liệu số nguyên và kiểu dữ
liệu số thực.
(2) Trong Python, câu lệnh n = int(input(‘n=’)) cho nhập vào một số thực từ bàn phím.
(3) Trong Python, với câu lệnh input() có thể nhập dữ liệu cùng với thông báo hướng dẫn.
(4) Trong Python mỗi câu lệnh print() chỉ đưa ra được giá trị của một biến.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 0
Câu 15: Viết chương trình nhập giá trị ss là số giây từ bàn phím. Thông báo ra màn hình thời gian ss giây
sau khi đổi thành thời gian tính bằng ngày, giờ, phút, giây
A. ss = float(input("Nhập số giây: "))
x = ss/86400
y = (ss - x*86400)/3600
z = (ss - x*86400 - y*3600)/60
t = ss - x*86400 - y*3600 - z*60
print(ss, "giây bằng", x, "ngày", y, "giờ", z, "phút", t, "giây")
B. ss = int(input(Nhập số giây: ))
x = ss//86400
y = ss //3600
z = ss//60
t = ss - x*86400 - y*3600 - z*60
print(ss, "giây bằng", x, "ngày", y, "giờ", z, "phút", t, "giây")
C. ss = int(input(" Nhập số giây: "))
x = ss%86400
y = (ss - x*86400)%3600
z = (ss - x*86400 - y*3600)%60
t = ss - x*86400 - y*3600 - z*60
print(ss, "giây bằng", x, "ngày", y, "giờ", z, "phút", t, "giây")
D. ss = int(input("Nhập số giây: "))
x = ss//86400
y = (ss - x*86400)//3600
z = (ss - x*86400 - y*3600)//60
t = ss - x*86400 - y*3600 - z*60
print(ss, "giây bằng", x, "ngày", y, "giờ", z, "phút", t, "giây")

Câu 16: Trung bình mỗi người dân cần có a kg gạo để ăn, chế biến phục vụ chăn nuôi trong một năm. Để
đảm bảo an ninh lương thực, tổng số gạo dữ trữ trong các kho của nhà nước chia cho đầu người phải lớn
hơn hoặc bằng a kg.
Một nước có số dân là b thì cần dự trữ tối thiểu bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Em hãy viết chương trình nhập
từ bàn phím hai số a, b và đưa ra màn hình khối lượng gạo tối thiểu cần dự trữ.
A. a = float(input("Nhập số kg gạo cần thiết: "))
b = int(input("Nhập số người dân của một nước: "))
print("Số gạo cần dự trữ là: ", b*a)
B. a = float(input("Nhập số kg gạo cần thiết: "))
b = int(input("Nhập số người dân của một nước: "))
print("Số gạo cần dự trữ là: b*a”)
C. a = float(input("Nhập số kg gạo cần thiết: ")
b = int(input("Nhập số người dân của một nước: ")
print("Số gạo cần dự trữ là: ", b*a)
D. a = int(input("Nhập số kg gạo cần thiết: "))
b = int(input("Nhập số người dân của một nước: "))
print("Số gạo cần dự trữ là: ", “b*a”)

Câu 17: Em hãy viết chương trình nhập vào từ bàn phím hai số nguyên a và b, tính và đưa ra màn hình
ước chung lớn nhất của hai số đó
A. a = int(input("Nhập a: "))
b = int(input("Nhập b: "))
print("Ước chung lớn nhất là: ", math(a, b))
B. a = int(input("Nhập a: "))
b = int(input("Nhập b: "))
print("Ước chung lớn nhất là: ", math.ucl(a, b))
C. a = int(input("Nhập a: "))
b = int(input("Nhập b: "))
print("Ước chung lớn nhất là: ", math.gcd(a, b))
D. a = int(input("Nhập a: "))
b = int(input("Nhập b: "))
print("Ước chung lớn nhất là: ", a*b)

Câu 18: Trung bình mỗi người dân cần có a kg gạo để ăn, chế biến phục vụ chăn nuôi trong một năm. Để
đảm bảo an ninh lương thực, tổng số gạo dữ trữ trong các kho của nhà nước chia cho đầu người phải lớn
hơn hoặc bằng a kg.
Một nước có số dân là b thì cần dự trữ tối thiểu bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Em hãy viết chương trình nhập
từ bàn phím hai số a, b và đưa ra màn hình khối lượng gạo tối thiểu cần dự trữ.
A. a = float(input("Nhập số kg gạo cần thiết: "))
b = int(input("Nhập số người dân của một nước: "))
print("Số gạo cần dự trữ là: ", b*a)
B. a = float(input("Nhập số kg gạo cần thiết: "))
b = int(input("Nhập số người dân của một nước: "))
print("Số gạo cần dự trữ là: b*a”)
C. a = float(input("Nhập số kg gạo cần thiết: ")
b = int(input("Nhập số người dân của một nước: ")
print("Số gạo cần dự trữ là: ", b*a)
D. a = int(input("Nhập số kg gạo cần thiết: "))
b = int(input("Nhập số người dân của một nước: "))
print("Số gạo cần dự trữ là: ", “b*a”)

Câu 19: Em hãy viết chương trình nhập vào từ bàn phím hai số nguyên a và b, tính và đưa ra màn hình
ước chung lớn nhất của hai số đó
A. a = int(input("Nhập a: "))
b = int(input("Nhập b: "))
print("Ước chung lớn nhất là: ", math(a, b))
B. a = int(input("Nhập a: "))
b = int(input("Nhập b: "))
print("Ước chung lớn nhất là: ", math.ucl(a, b))
C. a = int(input("Nhập a: "))
b = int(input("Nhập b: "))
print("Ước chung lớn nhất là: ", math.gcd(a, b))
D. a = int(input("Nhập a: "))
b = int(input("Nhập b: "))
print("Ước chung lớn nhất là: ", a*b)

Câu 20: Viết chương trình tính và đưa ra màn hình vận tốc v (m/s) khi chạm mặt đất của một vật rơi tự
do từ độ cao h, biết rằng v = √gh , trong đó g là gia tốc trọng trường (g ≈ 9.8 m/s 2). Độ cao h tính theo
mét được nhập từ bàn phím.
A. import math
h = float(input("Nhập chiều cao h "))
v = math.sqrt(2 * 9,8 * h)
print("Vận tốc ",v)
B. import math
g = 9.8
h = float(input("Nhập chiều cao h "))
v = math.sqrt(2 * g * h)
print("Vận tốc ",v)
C. import math
g = 9.8
h = float(input("Nhập chiều cao h ")
v = math.sqrt(2 * g * h)
print("Vận tốc ",v)
D. import math
g = 9.8
h = float(input("Nhập chiều cao h "))
v = math.sqrt(2 * g * h)
print("Vận tốc "v)

You might also like