Inbound 9151589399723929557

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

I.

PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Dấu hiệu không phải của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
A. thu nhận các chất từ môi trường.
B. biến đổi các chất.
C. tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng.
D. sinh sản tạo ra cơ thể mới.
Câu 2: Tự dưỡng là quá trình mà sinh vật tự tổng hợp được
A. chất vô cơ từ các chất hữu cơ. B. chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
C. chất hữu cơ từ các chất hữu cơ. D. chất vô cơ từ các chất vô cơ.
Câu 3: Thành phần của dịch mạch gỗ bao gồm chủ yếu:
A. Nước và ion khoáng. B. Xitokinin và Ancaloit.
C. Các axit amin và vitamin. D. Các axit amin và hoocmon.
Câu 4: Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là
A. nước và hormone. B. ion khoáng và hormone.
C. nước và ion khoáng. D. saccharose và acid amin.
Câu 5: Ý nào sau đây không phải là vai trò của nước với thực vật?
A. Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
B. Môi trường của các phản ứng.
C. Dung môi hòa tan các chất .
D. Điều tiết hoạt động sống của cây.
Câu 6: Chất dinh dưỡng ở thực vật là:
A. những chất hóa học tự nhiên do thực vật tạo ra.
B. những chất do con người cung cấp cho thực vật.
C. chất vô cơ trong cơ thể thực vật.
D. những chất do thực vật hô hấp tạo ra.
Câu 7: Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên chủ yếu cho cây là
A. phân bón hóa học.
B. Vi khuẩn phản nitrat hoá.
C. khí quyển.
D. xác sinh vật và quá trình cố định đạm.
Câu 8: Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật.
A. là thành phần của acid nucleic, ATP, phospholipid, coenzyme cần cho nở hoa, tạo quả, phát triển rễ.
B. chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzyme, mở khí khổng.
C. tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, lipid, enzyme, coenzyme, acid nucleic, diệp lục, ATP…
D. là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzyme.
Câu 9: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Nitrogen. B. Carbon. C. Magnesium. D. Oxygen.
Câu 10: Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ trong quá trình nào sau đây?
A. Hóa tổng hợp. B. Hóa phân li.
C. Quang tổng hợp. D. Quang phân li.

Câu 11: Trong phương trình tổng quát của quang hợp, (1) và (2) lần lượt là :

(1) + H2O + NL ánh sáng → (2) + O2


A. O2, (CH2O). B. CO2, (CH2O).
C. CO2, H2O. D. O2, CO2.
Câu 12: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?
A. Tích lũy năng lượng. B. Tạo chất hữu cơ.
C. Giải phóng năng lượng. D. Điều hòa không khí.
Trang 1/6
Câu 13: Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH
trong quang hợp là
A. diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
B. diệp lục b ở trung tâm phản ứng.
C. diệp lục a, b ở trung tâm phản ứng.
D. diệp lục a, b và carotenoid.
Câu 14: Sản phẩm của pha sáng gồm:
A. ATP, NADPH VÀ O2. B. ATP, NADPH VÀ CO2.
+
C. ATP, NADP VÀ O2. D. ATP, NADPH.
Câu 15: Hô hấp là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành
A. CO2, H2O và năng lượng. B. O2, H2O và năng lượng.
C. glucose và H2O. D. glucose và CO2.
Câu 16: Chất hữu cơ tham gia trực tiếp vào quá trình hô hấp là
A. Glucose. B. Protein. C. Lipit. D. Tinh bột.
Câu 17: Khi nói về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở cấp tế bào, có các phát
biểu sau:
(1) Trao đổi chất chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá bên trong của tế bào .
(2) Chuyển hoá nội bào bao gồm hai mặt của một quá trình thống nhất đó là đồng hoá và dị hoá.
(3) Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời tích luỹ năng lượng
trong các sản phẩm tổng hợp.
(4) Dị hóa là quá trình phân giải các chất đồng thời giải phóng năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế
bào.
Tổ hợp phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 18: Sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô
cơ thuộc nhóm sinh vật nào sau đây?
A. sinh vật hóa tự dưỡng. B. sinh vật hóa dị dưỡng.
C. sinh vật quang tự dưỡng. D. sinh vật quang dị dưỡng.

Câu 19: Khi nói về vai trò của nước đối với thực vật,có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
(1) Là thành phần cấu tạo tế bào thực vật.
(2) Là dung môi hoà tan các chất, môi trường cho các phản ứng sinh hoá.
(3) Điều hoà thân nhiệt.

(4) Là phương tiện vận chuyển các chất trong hệ vận chuyển ở cơ thể thực vật.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 20: Quá trình trao đổi nước trong cây bao gồm:
A. sự hấp thụ nước ở rễ, sự vận chuyển nước ở thân và sự thoát hơi nước ở lá.
B. sự hấp thụ nước qua lá, sự vận chuyển nước ở thân và sự thoát hơi nước ở lá.
C. sự hấp thụ nước ở rễ, sự vận chuyển nước ở lá và sự thoát hơi nước ở thân.
D. sự hấp thụ nước ở thân, sự vận chuyển nước ở rễ và sự thoát hơi nước ở lá.
Câu 21: Trong cùng một cây, dịch tế bào biểu bì rễ thường có áp suất thẩm thấu cao hơn so với mặt đất.
Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây đúng?
(1) Quá trình thoát hơi nước ở lá tạo động lực phía trên để hút hơi nước từ rễ.
(2) Tế bào lông hút chứa chất tan ở nồng độ cao làm tăng áp suất thẩm thấu.
(3) Hoạt động hô hấp ở rễ mạnh làm tăng lượng chất tan có trong tế bào chất của rễ.
(4) Dung dịch đất có nhiều chất tan làm tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch đất.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 22: Trong giới hạn nhiệt độ nhất định
Trang 2/6
A. khi tăng nhiệt độ thì làm tăng quá trình hô hấp ở rễ → tăng sự hấp thụ các nguyên tố khoáng và
nitơ.
B. khi giảm nhiệt độ thì làm tăng quá trình hô hấp ở rễ → tăng sự hấp thụ các nguyên tố khoáng và
nitơ.
C. khi tăng nhiệt độ thì làm giảm quá trình hô hấp ở rễ → giảm sự hấp thụ các nguyên tố khoáng và
nitơ.
D. khi tăng nhiệt độ thì làm tăng quá trình hô hấp ở rễ → giảm sự hấp thụ các nguyên tố khoáng và
nitơ.
Câu 23: Khi tế bào khí khổng no nước thì
A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.
Câu 24: Khi nói về sản phẩm của pha sáng quang hợp, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Các electron được giải phóng từ quang phân li nước sẽ bù cho diệp lục.
B. ATP và NADPH sinh ra được sử dụng để tiếp tục quang phân li nước.
C. O2 được giải phóng ra khí quyển.
D. ATP và NADPH được tạo thành để cung cấp năng lượng cho pha tối.
Câu 25: Khi nói về vai trò của quang hợp,có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho y học.
(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
(4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.
(5) Điều hòa không khí.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 26: Diệp lục có màu lục vì
A. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu lục.
B. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu lục.
C. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu xanh tím.
D. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu xanh tím.
Câu 27: Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 ở những điểm nào?
A. cường độ quang hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.
B. cường độ quan hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.
C. nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước thấp hơn.
D. điểm bù CO2 cao hơn.
Câu 28: Sơ đồ nào sau đây biểu thị cho giai đoạn đường phân?
A. Glucose → Acid lactic. B. Glucose → Coenzyme A
C. Acid pyruvic → Coenzyme A. D. Glucose → Acid pyruvic.
Câu 29: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là:
A. Lục lạp. B. Mạng lưới nội chất. C. Không bào. D. Ti thể.
Câu 30: Thực vật có thể lấy nitơ từ những nguồn nào trong tự nhiên?
A. Nitơ trong không khí B. Nitơ trong nước
C. Nitơ trong đất D. Nitơ trong đất, Nitơ trong không khí
Câu 31: Tiêu hóa là quá trình
A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
B. biến đổi chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
D. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.
Câu 32: Vai trò của phôtpho đối với thực vật là:
A. thành phần của prôtêin, axít nuclêic.
B. thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim.
C. chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
D. thành phần của axit nuclêôtic, ATP,…
Câu 33: Sản phẩm của pha sáng trong quang hợp ở thực vật gồm
Trang 3/6
A. ATP, NADPH, O2. B. ATP, NADPH.
C. ADP, NADPH, O2. D. Cacbohiđrat, CO2.
Câu 34: Quang hợp quyết định khoảng
A. 90 - 95% năng suất của cây trồng. B. 60 - 65% năng suất của cây trồng
C. 80 - 85% năng suất của cây trồng. D. 70 - 75% năng suất của cây trồng.
Câu 35: Côn trùng hô hấp bằng
A. mang. B. da. C. phổi. D. hệ thống ống khí.
Câu 36: Hệ dẫn truyền tim bao gồm các thành phần?
A. Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất B. Nút nhĩ thất, bó His, mạng Puockin
C. Nút xoang nhĩ, mạng puockin D. Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His, mạng puockin
Câu 37: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì
A. thức ăn được tiêu hóa nội bào. B. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại
bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. D. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
Câu 38: Hệ sắc tố quang hợp bao gồm
A. diệp lục và carôtenôit. B. diệp lục b và carotenoit.
C. diệp lục a và diệp lục b. D. diệp lục a và carôtenôit.
Câu 39: Trong các nhận định sau nhận định nào là đúng về vai trò của quang hợp?
A. Quang hợp tạo ra năng lượng ATP B. Quang hợp điều hòa không khí
C. Quang hợp làm cân bằng nhiệt độ của môi trường. D. Quang hợp giữ nước cho đất
Câu 40: Khi nói về sự hấp thụ nước và khoáng ở rễ cây trên cạn, phát biểu nào sau đây sai?
A.Hấp thụ khoáng không tiêu tốn năng lượng.
B.Nước được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu.
C.Hấp thụ nước luôn đi kèm với hấp thụ khoáng.
D. Cây hấp thụ khoáng ở dạng các ion.
Câu 41: Thành phần của dịch mạch gỗ bao gồm?
A. Chất hữu cơ B. Saccarôzơ C. Nước, ion khoáng D. Axit amin
Câu 42: Mạch gỗ của cây gồm quản bảo và
A. tế bào nội bì. B. tế bào biểu bì. C. mạch ống. D. tế bào lông hút.
Câu 43: Thoát hơi nước qua lá bằng con đường
A. qua khí khổng, cutin B. qua khí khổng, mô giậu
C. qua cutin, mô giậu D. qua cutin, biểu bì.
Câu 44: Sản phẩm nào của pha sáng không đi vào pha tối?
A. ATP, NADPH. B. ATP. C. NADPH. D. O2.
Câu 45: Qua chu trình Canvin, sản phẩm trực tiếp để tổng hợp thành glucôzơ là
A. AlPG B. APG C. CO2 D. H2O
Câu 46: Tác nhân không ảnh hưởng đến đóng mở của khí khổng là
A. ánh sáng. B. ion khoáng. C. nhiệt độ. D. ôxi.
Câu 47: Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào?
A. Thụ động. B. Chủ động.
C. Thẩm tách. D. Thụ động và chủ động.
Câu 48: Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được là nhờ sự
A. vận động của cánh. B. di chuyển của chân.
C. co dãn của phần bụng. D. nhu động của hệ tiêu hóa.
Câu 49: Nhân tố nào quyết định hô hấp hiếu khí hay hô hấp kị khí?
A. O2. B. hệ enzim. C. CO2. D. chất hữu cơ.
Câu 50: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?
A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
C. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
Câu 51: Tăng diện tích lá sẽ làm tăng năng suất cây trồng vì tăng
A. diện tích quang hợp. B. khả năng thoát hơi nước.
C. khả năng hấp thụ phân bón. D. khả năng trao đổi nước.
Câu 52: Trong hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện nào?
A. Cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 tích lũy nhiều, O2 cạn kiệt
Trang 4/6
B. Cường độ ánh sáng thấp, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều
C. Cường độ ánh sáng thấp, lượng CO2 tích lũy nhiều, O2 cạn kiệt
D. Cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều
Câu 53: Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có enzim
A. nuclêaza. B. nitrôgenaza. C. caboxilaza. D. amilaza
Câu 54: Ý nào không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?
A. Ống tiêu hoá phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo sự chuyển hoá về chức năng.
B. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học.
C. Dịch tiêu hoá được hoà loãng.
D. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.
Câu 55: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm
A. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
D. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
Câu 56: Động vật lưỡng cư (ếch nhái) hô hấp bằng?
A. Phổi B. Bề mặt cơ thể và phổi.
C. Mang D. Bề mặt cơ thể
Câu 57: Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP,
NADPH trong quang hợp là
A. diệp lục a ở trung tâm phản ứng. B. diệp lục b ở trung tâm phản ứng.
C. diệp lục a, b ở trung tâm phản ứng. D. diệp lục a, b và carotenoid.
Câu 58:Khi nói về sự thoát hơi nước ở lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thoát hơi nước là sự vận chuyển chủ động của nước qua bề mặt cơ thể thực vật vào khí quyển.
B. Thoát hơi nước ở lá chỉ diễn ra theo con đường qua khí khổng của lá.
C. Khi cây trưởng thành, tầng cutin dày, lượng nước thoát qua bề mặt lá chỉ chiếm khoảng 10 - 20%.
D. Lượng nước thoát qua khí khổng chỉ phụ thuộc vào số lượng khí khổng của lá.
Câu 59: Khi nói về vai trò của nitrogen phát biểu nào sao đây sai?
A. Nitrogen là thành phần của protein, nucleic acid, diệp lục.
B. Nitrogen tham gia cấu tạo enzyme, các hormone thực vật.
C. Nitrogen thúc đẩy khí khổng mở, làm tăng tốc độ thoát hơi nước.
D. Khi thiếu nitrogen, lá cây có màu vàng, cây sinh trưởng chậm.

Câu 60: Khi nói về vai trò của quang hợp,có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho y học.
(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
(4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.
(5) Điều hòa không khí.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 61: Diệp lục có màu lục vì
A. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu lục.
B. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu lục.
C. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu xanh tím.
D. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu xanh tím.
Câu 62: Sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp
chất vô cơ thuộc nhóm sinh vật nào sau đây?
A. sinh vật quang tự dưỡng. B. sinh vật hóa tự dưỡng.
C. sinh vật quang dị dưỡng. D. sinh vật hóa dị dưỡng.
Câu 63: Sắc tố quang hợp nào sau đây có chức năng chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong
các phân tử ATP và NADPH?
A. diệp lục a. B. diệp lục b. C. carotene. D. xanthophyl.
Câu 64: Khi nói về sản phẩm của pha sáng quang hợp, nhận định nào sau đây không đúng?
Trang 5/6
A. ATP và NADPH sinh ra được sử dụng để tiếp tục quang phân li nước.
B. O2 được giải phóng ra khí quyển.
C. ATP và NADPH được tạo thành để cung cấp năng lượng cho pha tối.
D. Các electron được giải phóng từ quang phân li nước sẽ bù cho diệp lục.
Câu 65: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Oxygen. B. Magnesium. C. Carbon. D. Nitrogen.
Câu 66:Chất hoá học nào sau đây không được tạo ra trong quang hợp?
A. O2. B. CO2. C. C6H12O6. D. H2O.
Câu 67: Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là
A. nước và ion khoáng. B. ion khoáng và hormone.
C. saccharose và acid amin. D. nước và hormone.
Câu 68: Ý nào sau đây không phải là vai trò của nước với thực vật?
A. Dung môi hòa tan các chất . B. Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
C. Môi trường của các phản ứng. D. Điều tiết hoạt động sống của cây.
Câu 69: Sản phẩm của pha sáng gồm:
A. ATP, NADPH VÀ CO2. B. ATP, NADPH VÀ O2.
C. ATP, NADP+ VÀ O2. D. ATP, NADPH.
Câu 70: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?
A. Tích lũy năng lượng. B. Tạo chất hữu cơ.
C. Giải phóng năng lượng. D. Điều hòa không khí.
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
1.1.Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?
1.2.Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa có ưu điểm gì so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa?
Câu 2. Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết, tại sao?
Câu 3. Dựa vào kiến thức về mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường em hãy nêu một số biện pháp bảo
quản nông phẩm?
Câu 4. Nhà Sinh lí thực vật học Macximop từng nói: “Thoát hơi nước là một thảm họa tất yếu của thực
vật”. Em hãy giải thích tại sao?
Câu 5. Tại sao các cây xương rồng, thuốc bỏng,... thường sinh trưởng và phát triển chậm hơn so với các
cây thuộc nhóm thực vật C3, C4?
Câu 6 (1,0 điểm): Mục tiêu của việc bảo quản nông sản? Tại sao phải dựa vào hô hấp để bảo quản nông
sản tốt?
Câu 7
1.1. Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa có ưu điểm gì so với trong túi tiêu hóa?
1.2. Chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá ở động vật.
Câu 8 Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư, bò sát?
II. HƯỚNG DẪN TỰ LUẬN
Câu 1.
1.1.Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?
- Trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào vì sau khi kết thúc tiêu
hóa ngoại bào thức ăn vẫn chưa tạo thành các chất dinh dưỡng đơn giản (aa, đường đơn, glixêrol, axit béo...) mà
tế bào có thể hấp thụ và sử dụng được, vì vậy thức ăn tiếp tục phải tiêu hóa nội bào.
1.2. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa có ưu điểm gì so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa?
- Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa có ưu điểm hơn so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là tiêu hóa
được thức ăn có kích thước lớn hơn.
Câu 2
- Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo giun sẽ chóng chết vì: trong điều kiện khô ráo, da giun bị khô,
không còn ẩm ướt. Khi đó O2 và CO2 không khuếch tán qua da, giun không thể hô hấp nên bị chết.
Câu 3
- Phơi khô nông phẩm
- Bảo quản nông phẩm trong nhiệt độ lạnh
- Bảo quản nông phẩm trong môi trường có hàm lượng CO2 cao.
Câu Hướng dẫn
Trang 6/6
Theo nghiên cứu khoảng 98% lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất đi qua con đường thoát
hơi nước. Chỉ có khoảng 2% lượng nước được sử dụng cho các hoạt động sống chuyển hoá vật
chất trong cây. Do vậy thoát hơi nước được xem như một thảm hoạ của cây.
Câu Thoát hơi nước lại có vai trò quan trọng đối với cơ thể thực vật:
4 - Nhờ có thoát hơi nước ở lá, nước được cung cấp tới từng tế bào của cây.
- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá.

Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá.
Các cây xương rồng, thuốc bỏng,…sống ở điều kiện khí hậu khô hạn. Để hạn chế sự thoát hơi
Câu nước, khí khổng của các thực vật này sẽ đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm để CO2 khuếch tán
5 vào bên trong tế bào thịt lá.
Vì vậy năng suất sinh học các cây này thấp, dẫn đến chúng sinh trưởng và phát triển chậm hơn so
với các cây thuộc nhóm thực vật C3, C4
Mục tiêu bảo quản: Giữ đến mức tối đa số lượng và chất lượng của đối tượng bảo quản.
Câu
Làm cho hô hấp tối thiểu thì nông sản được giữ lâu hơn về chất lượng và số lượng. Vì hô hấp làm
6
tiêu hao chất hữu cơ trong nông sản
Câu 7
1.1.
- Trong ống tiêu hóa, thức ăn không bị trộn lẫn với chất thải (phân); còn trong túi tiêu hóa thức ăn bị
trộn lẫn với phân.
- Trong ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa không bị hòa loãng; còn trong túi tiêu hóa, dịch tiêu hóa bị hòa
loãng với rất nhiều nước.
- Trong ống tiêu hóa, thức ăn chỉ đi theo một chiều nên ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyên
hóa; còn túi tiêu hóa không có sự chuyên hóa.
1.2.
- Cấu tạo ngày càng phức tạp: Từ chưa có cơ quan tiêu hoá đến có cơ quan tiêu hoá (túi tiêu hoá → ống
tiêu hoá).
- Sự chuyên hoá về chức năng ngày càng rõ rệt: Sự chuyên hoá cao của các bộ phận trong ống tiêu hoá
làm tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn.
- Sự phức tạp trong các hình thức tiêu hoá: Từ tiêu hoá nội bào đến tiêu hoá ngoại bào, nhờ có tiêu hoá
ngoại bào động vật sử dụng được thức ăn có kích thước lớn hơn.
Câu 8
- Bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát là vì: chim và thú có nhu cầu
trao đổi khí cao hơn. Chúng cần năng lượng nhiều cho việc giữ ổn định nhiệt độ cơ thể , hoạt động. Vì
vậy chúng có bề mặt trao đổi khí phát triển hơn để đáp ứng được nhu cầu O2 cho cơ thể.

Trang 7/6

You might also like