Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

PHÂN BIỆT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO VÀ MÊ TÍN DỊ ĐOAN

Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín


Tín ngưỡng và tôn giáo hai khái niệm khác nhau. Theo nghĩa rộng, “tín ngưỡng
phản ánh niềm tin và sự ngưỡng mộ, sùng kính của con người về một chủ thuyết, một lực
lượng nào đó”. Tín ngưỡng tôn giáo (còn gọi là tôn giáo) chỉ là một dạng của tín ngưỡng
nói chung. Như vậy, theo nghĩa này, tín ngưỡng rộng hơn tôn giáo, nhưng lại là một hình
thức phát triển thấp hơn tôn giáo. Tín ngưỡng phát triển đến một mức nào đó mới trở
thành tôn giáo khi nó có một số yếu tố cần thiết.
Theo nghĩa này, tôn giáo khác với tín ngưỡng nói chung ở chổ tôn giáo có giáo lý
với những hệ thống những quan điểm về thế giới quan, nhân sinh quan với những tín điều
phản ánh niềm tin đó; có giáo luật với những điều cấm kỵ, răn dạy; có giáo lễ với những
nghi thức thờ phụng; có tổ chức giáo hội với đội ngũ chức sắc, số lượng tín đồ và hệ
thống tổ chức nhất định.
Như vậy, tín ngưỡng không phải là tôn giáo, bởi lẽ, tôn giáo phải hội đủ những yếu
tố cấu thành: giáo chủ, giáo lý, giáo luật, giáo lễ, giáo hội… còn tín ngưỡng thì không.
Hay xét trên phương diện hệ thống kinh điển, các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy
đủ, đồ sộ trong khi đó, các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế, bài khấn. Do đó,
không thể đồng nhất tín ngưỡng với tôn giáo.
Hiểu theo nghĩa hẹp, “tín ngưỡng với nghĩa là đức tin, niềm tin vào lực lượng siêu
nhiên, là một bộ phận cấu thành chủ yếu của tôn giáo”. Bởi vì, để trở thành tôn giáo, nó
phải hội đủ những yếu tố cấu thành: đức tin (tín ngưỡng), giáo chủ, giáo lý, giáo lễ, giáo
luật, giáo hội, cơ sở hoạt động, hoạt động truyền bá,.. Tuy nhiên, không phải mọi tôn giáo
đều có đủ các tiêu chí trên như những tôn giáo phiếm thần, đa thần thuộc nền văn minh
phương Đông.
Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, “Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể
hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại
sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng”; “Tôn giáo là niềm tin của con người
tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo
luật, lễ nghi và tổ chức”.
Như vậy, tôn giáo và tín ngưỡng đều có điểm chung là thể hiện niềm tin, sự ngưỡng
mộ của con người vào một thực thể siêu nhiên nào đó như Thượng đế, Thần, Phật,
Thánh… được bắt nguồn từ những nguyên nhân xã hội, nhận thức, tâm lý trong quá trình
hình thành và tồn tại. Chủ thể của niềm tin trong tín ngưỡng và tôn giáo có thể là một
người, một nhóm người hoặc là một giai cấp trong xã hội.
Mê tín là niềm tin mê muội, viển vông quá mức, không dựa trên một cơ sở khoa học
nào. Dị đoan là sự suy đoán một cách nhảm nhí, tùy tiện, sai lệch những điều xảy ra trong
cuộc sống. Mê tín dị đoan là chỉ những hành động sai lệch quá mức, gây tổn hại cho cá
nhân và cộng đồng, được tạo ra bởi niềm tin mù quáng, nhảm nhí, mê muội...

ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
Sự giống nhau
+ Giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan đều tin vào những điều mà mắt không trông rõ, tai mình
không nghe thấy đối với đấng thiêng liêng mà mình thờ cúng.
+ Những tín điều của tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan đều có tác dụng điều chỉnh
hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với cộng đồng,
điều chỉnh hành vi ứng xử trong gia đình trên cơ sở những tín điều mà người ta tin theo
của những đấng bậc và những đối tượng tôn thờ trong các loại hình tín ngưỡng và trong
mê tín dị đoan.
Sự khác nhau
+ Về mục đích: nếu sinh hoạt tín ngưỡng có mục đích là thể hiện nhu cầu của đời sống
tinh thần, đời sống tâm linh thì người hoạt động mê tín dị đoan lấy mục đích kiếm tiền,
trục lợi là chính; người hoạt động trong lĩnh vực mê tín dị đoan chỉ làm việc với khách
hàng khi có tiền.
+ Nếu trong lĩnh vực sinh hoạt tín ngưỡng không có ai làm việc chuyên nghiệp hay bán
chuyên nghiệp, thì những người hoạt động mê tín dị đoan hầu hết là hoạt động bán
chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp. Nhiều người sống và gây dựng cơ nghiệp bằng nghề
này.
+ Nếu sinh hoạt tín ngưỡng có cơ sở thờ tự riêng (đình, đền, miếu, từ đường,…) thì
những người hoạt động mê tín dị đoan thường phải lợi dụng một không gian nào đó của
những cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian để hành nghề hoặc hành nghề tại tư gia.
+ Nếu những người có sinh hoạt tín ngưỡng thường sinh hoạt định kỳ tại cơ sở thờ tự
(ngày mùng Một, ngày Rằm Âm lịch hàng tháng ra đình, đền làm lễ…; hàng năm đến
ngày giỗ bố mẹ ông bà, phải làm giỗ,…) thì những người hoạt động mê tín dị đoan hoạt
động không định kỳ, vì người đi xem bói chỉ gặp thầy bói khi trong nhà có việc bất
thường xảy ra (mất của, ốm đau, tai nạn…).
+ Nếu sinh hoạt tín ngưỡng được pháp luật bảo vệ, được xã hội thừa nhận thì hoạt động
mê tín dị đoan bị xã hội lên án, không đồng tình, thậm chí là những hoạt động vi phạm
pháp luật.

You might also like