Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 43

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Đề tài: MẠCH BĂM XUNG PWM SỬ DỤNG IC 555

GVHD:Th.S NGUYỄN HỮU PHƯỚC


SVTH: NGUYỄN NGỌC NHÂN
LỚP: CĐ ĐKTĐ 19A

TP.HCM, tháng 6 năm 2021


LỜI NÓI ĐẦU
Điện tử công suất là công nghệ kết nối hai lĩnh vực truyền thống nguồn điện
và mạch điện tử. Điện tử công suất có bước phát triển nhanh chóng trong thời gian
gần đây, nguyên nhân chính bởi kết quả phát triển của linh kiện bán dẫn, dựa trên sự
phát triển của công nghệ bán dần và chế tạo linh kiện bán dẫn. Nó được ứng dụng
rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp hiện đại: các hệ truyền động động cơ
một chiều, các hệ truyền động động cơ xoay chiều, các hệ thông cấp nguồn, động cơ
bước, điện tử viễn thông, hàng không vũ trụ,... Sau khi học xong môn điện tử công
suất để hiểu hơn nội dung lí thuyết mà Thầy đã dạy trên lớp người thực hiện đề tài
“Mạch băm xung pwm sử dung ic 555” muốn truyền tải một phần nhỏ trong môn
học điện tử công suất.
LỜI CÁM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Th.S Nguyễn Hữu Phước khoa
Điện-Điện tử bộ môn Điện tử công nghiệp đã trang bị cho em những kiến thức cơ
bản và những kiến thức cần thiết, tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
Tuy nhiên, trong quá trình làm đồ án do kiến thức chuyên ngành của em còn
hạn chế nên không thể tránh khỏi một vài thiếu sót khi trình bày và đánh giá vấn đề.
Rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá của các thầy, bộ môn để đề tài của em thêm
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


Tp.HCM, ngày… tháng … năm 2021

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...........................................................................1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1


1.2 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI............................................................................................1
1.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN................................................................................1
1.4 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................................2
1.5 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................2

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ THUYẾT.............................................................................3

2.1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT.............................................................................................3
2.1.1 Phương pháp điều xung PWM là gì?........................................................3
2.1.2 Ứng dụng của PWM trong điều khiển......................................................3
2.1.3 Mạch tạo mạch PWM 555........................................................................4
2.2 TỔNG QUAN VÀ CÁC LINH KIỆN TRONG MẠCH.................................................4
2.2.1 Mạch nguồn DC........................................................................................4
2.3 IC.......................................................................................................................6
2.3.2 IC 555.......................................................................................................6
2.3.3 Mosfet.......................................................................................................9
2.3.3.1 Tổng quan về Mosfet.........................................................................9
2.3.4 Mosfet IRF3205......................................................................................11
2.3.5 Diode......................................................................................................13
2.3.6 Điện trở và biến trở.................................................................................17
2.3.6.1 Tổng quan về điện trở......................................................................17
2.3.6.2 Tổng quan về biến trở......................................................................19
2.3.7 Tụ điện....................................................................................................21
2.3.8 Động cơ một chiều (DC).........................................................................23

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG................................................................27


3.1 THIẾT KẾ........................................................................................................27
3.1.1 Sơ đồ khối...............................................................................................27
3.1.2 Tính toán PWM......................................................................................27
3.1.3 PWM trong IC 555.................................................................................28
3.2 DANH SÁCH CÁC LINH KIỆN ĐƯỢC SỬ MẠCH DỤNG TRONG MẠCH.................30
3.3 THIẾT KẾ MẠCH..............................................................................................31
3.3.1 Sử dụng phần mền Protues để thiết kế mạch và vẽ mạch in....................31

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI............................33

4.1 KẾT LUẬN......................................................................................................33


4.1.1 Board mạch.............................................................................................33
4.1.2 Kiến thức nắm được................................................................................33
4.2 KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI.............................................................33
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG
Hình 2. 1: Đồ thị dạng điều xung PWM...................................................................3
Hình 2. 2: Mạch tạo mạch pwm 555.........................................................................4
Hình 2. 3: Kí hiệu dòng điện một chiều (DC)...........................................................5
Hình 2. 4: IC 555......................................................................................................7
Hình 2. 5: Sơ đồ chân IC 555...................................................................................9
Hình 2. 6: Hình ảnh Mosfet....................................................................................10
Hình 2. 7: Cấu tạo của Mosfet................................................................................10
Hình 2. 8: Sơ đồ chân Mosfet IRF3205..................................................................12
Hình 2. 9: Hình ảnh Diode......................................................................................13
Hình 2. 10: Kí hiệu của Diode................................................................................13
Hình 2. 11: Sơ đồ nguyên tắc hoạt động của diode bán dẫn...................................13
Hình 2. 12: Diode chỉnh lưu...................................................................................15
Hình 2. 13: Diode xung..........................................................................................15
Hình 2. 14: Diode tách sóng...................................................................................16
Hình 2. 15: Cấu tạo và hình ảnh của Diode phát quang..........................................16
Hình 2. 16: Hình ảnh Diode Zener..........................................................................17
Hình 2. 17: Hình ảnh điện trở.................................................................................17
Hình 2. 18: Kí hiệu của điện trở..............................................................................18
Hình 2. 19: Hình ảnh biến trở.................................................................................19
Hình 2. 20: Kí hiệu của biến trở..............................................................................19
Hình 2. 21: Cấu tạo của biến trở.............................................................................20
Hình 2. 22: Hình ảnh tụ điện...................................................................................21
Hình 2. 23: Một số kí hiệu của tụ điện....................................................................22
Hình 2. 24: Cấu tạo của tụ điện...............................................................................22
Hình 2. 25: Động cơ một chiều (DC)......................................................................24
Hình 2. 26: Cấu tạo của động cơ môt chiều (DC)...................................................24
Hình 2. 27: Nguyên lí hoạt động của động cơ điện một chiều.............................25Y
Hình 3. 1: Sơ đồ khối mạch băm xung PWM điều khiển động cơ..........................27
Hình 3. 2: Biểu đồ phương pháp điều chế PWM....................................................28
Hình 3. 3: Mạch nguyên lý tạo xung vuông có điều chỉnh tần số và PWM............29
Hình 3. 4: Sơ đồ nguyên lý của mạch.....................................................................31
Hình 3. 5: Sơ đồ mạch in........................................................................................32
Hình 3. 6: Sơ đồ phối cảnh của mạch.....................................................................32
Bảng 3. 1: Linh kiện được sử dụng trong mạch......................................................30
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay trên tất cả các nước trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng ở đó
các thiết bị bán dẫn đã và đang thâm nhập vào cuộc sống và ngành công nghiệp,
nông nghiệp đã ứng dụng ngày càng nhiều những thành tựu của công nghiệp điện tử
công suất. Ứng dụng điện tử công suất điều khiển tốc độ động cơ là lĩnh vực quan
trọng và phát triển. Động cơ điện một chiều ứng dụng rộng rãi trong các ứng dụng
cuộc sống và trong công nghiệp hiện nay. Động cơ điện một chiều chỉ chạy với một
tốc độ nhất định khi cấp nguồn điện vào, tuy nhiên chúng ta có thể điều chỉnh được
tốc độ và chiều quay của động cơ với sự hỗ trợ của mạch điện đi kèm.
Là sinh viên của ngành tự động hóa và sau khi học xong lý thuyết và thực
hành môn điện tử công suất. Người thực hiện đề tài quyết định tìm hiểu và nghiên
cứu “ Mạch băm xung PWM sử dụng IC 555” để nắm rõ kiến thức lý thuyết và áp
dụng thực hành vào cuộc sống.
1.2 Giới thiệu đề tài
Mạch điều khiển động cơ một chiều dùng IC 555 bằng cách tạo xung PWM là
phương pháp thay đổi điện áp vào động cơ. Người ta dùng mạch điện tử để thay đổi
độ rộng xung ngõ ra mà không làm thay đổi tần số. Sự thay đổi dộ của điện áp. Điện
áp ngõ ra đặt vào động cơ sẽ nhỏ hơn hoặc bằng điện áp nguồn. Sau đó xung ngõ ra
sẽ thông qua mạch công suất để điều khiển tốc độ động cơ để cho động cơ đạt hiệu
quả làm việc cao hơn.
PWM là phương pháp mà qua đó chúng ta có thể tạo ra điện áp thay đổi bằng
cách bật và tắt nguồn điện đến thiết bị điện tử với tốc độ nhanh. Điện áp trung bình
phụ thuộc vào chu kỳ làm việc của tín hiệu hoặc lượng thời gian tín hiệu BẬT so
với lượng thời gian tín hiệu TẮT trong một khoảng thời gian quy định.
1.3 Phương pháp thực hiện
Người thực hiện đề tài chủ yếu sử dụng hai phương pháp:
 Phương pháp tham khảo tài liệu: Nguồn tài liệu chủ yếu bằng tiếng việt và
tiếng anh được tìm kiếm trên Internet.
 Phương pháp thực hành: Song song với việc nghiên cứu tài liệu, nhóm

Trang 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

thực hiện đề tài đã thực hành trên mô hình để dễ nắm bắt được lý thuyết.
1.4 Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài phải thỏa mãn các yếu tố sau:
 Có thể điều khiển tốc độ của động cơ DC.
 Tải được các động cơ có công suất lớn.
 Có thể ứng dụng vào nhiều vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
 Hoạt động ổn định, bền bỉ.

1.5 Ý nghĩa của đề tài


Đề tài giúp người thực hiện đề tài nắm vững kiến thức lí thuyết và thực hành
nâng cao kiến thức chuyên ngành để tạo tiền đề giúp người thực hiện đề tài có thể
hoàn thiện các đồ án môn học cũng như đồ án tốt nghiệp mang tính kỹ thuật cao
hơn.
Đề tài có tính sáng tạo và tính toán thiết kế mạch điện giúp tác giả đề tài có
thêm cảm hứng học tập sáng tạo.

Trang 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
2.1 Cơ sở lí thuyết
2.1.1 Phương pháp điều xung PWM là gì?
Phương pháp điều xung PWM (Pulse Width Modulation) là phương pháp điều
chỉnh điện áp ra tải, hay nói cách khác, là phương pháp điều chế dựa trên sự thay
đổi độ rộng của chuỗi xung vuông, dẫn đến sự thay đổi điện áp ra.
Các PWM khi biến đổi thì có cùng 1 tần số và khác nhau về độ rộng của sườn
dương hay sườn âm.

Hình 2. 1: Đồ thị dạng điều xung PWM


2.1.2 Ứng dụng của PWM trong điều khiển
PWM được ứng dụng nhiều trong điều khiển. Điển hình nhất mà chúng ta
thường hay gặp là điều khiển động cơ và các bộ xung áp, điều áp... Sử dụng PWM
điều khiển độ nhanh chậm của động cơ hay cao hơn nữa, nó còn được dùng để điều
khiển sự ổn định tốc độ động cơ.
Ngoài lĩnh vực điều khiển hay ổn định tải thì PWM còn tham gia và điều chế
các mạch nguồn như : boot, buck, nghịch lưu 1 pha và 3 pha...
PWM còn gặp nhiều trong thực tế ở các mạch điện điều khiển. Điều đặc biệt là
PWM chuyên dùng để điều khiển các phần tử điện tử công suất có đường đặc tính là
tuyến tính khi có sẵn 1 nguồn 1 chiều cố định .Như vậy PWM được ứng dụng rất
nhiều trong các thiết bị điện- điện tử. PWM cũng chính là nhân tố mà các đội
Robocon sử dụng để điều khiển động cơ hay ổn định tốc độ động cơ.
Trang 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

2.1.3 Mạch tạo mạch PWM 555


IC 555 có khả năng tạo tín hiệu PWM khi được thiết lập ở chế độ astable.
Đây là một mạch cơ bản của IC 555 hoạt động ở chế độ astable và chúng ta có
thể nhận thấy rằng đầu ra ở mức CAO khi tụ C1 đang nạp qua các điện trở R1 và
R2.

Hình 2. 2: Mạch tạo mạch pwm 555


Mặt khác, đầu ra của IC ở mức THẤP khi tụ điện C 1 xả nhưng chỉ qua điện trở
R2. Vì vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng nếu chúng ta thay đổi giá trị của bất kỳ
thành phần nào trong ba thành phần này, chúng ta sẽ có thời gian BẬT và TẮT khác
nhau hoặc chu kỳ khác nhau của tín hiệu đầu ra dạng sóng vuông. Một cách dễ dàng
và tức thời để làm điều này là thay thế điện trở R 2 bằng một biến trở và thêm hai
điốt trong mạch.
2.2 Tổng quan và các linh kiện trong mạch
2.2.1 Mạch nguồn DC
a. Khái niệm
Dòng điện một chiều (DC – Direct Current) hay còn gọi là dòng DC, là dòng
điện của nguồn điện một chiều như Pin, Ắc Quy….
Dòng điện một chiều là dòng chuyển động của các hạt electron mang điện theo
chiều chuyển động một hướng nhất định từ dương sang âm hay dòng chuyển động
của các điện tử tự do.

Trang 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

b. Đơn vị
Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe (A)
c. Kí hiệu

Hình 2. 3: Kí hiệu dòng điện một chiều (DC)


d. Ứng dụng
Dòng điện một chiều có thể dễ dàng lấy từ pin và tế bào năng lượng mặt
trời. Hầu hết các mạch điện tử công suất yêu cầu nguồn điện một chiều. Ứng dụng
của dòng điện một chiều trong các lĩnh vực khác nhau được liệt kê dưới đây:
 Nguồn điện một chiều được sử dụng trong nhiều ứng dụng điện
áp thấp như sạc pin di động. Trong một tòa nhà thương mại và gia đình,
DC được sử dụng để chiếu sáng khẩn cấp, camera an ninh, có thể là màn
hình TV, v.v.
 Trong một chiếc xe hơi hoặc xe máy, ắc qui (dòng điện 1 chiều) được sử
dụng để khởi động động cơ, đèn và hệ thống đánh lửa. Xe điện chạy bằng
pin sạc (dòng điện một chiều).
 Hầu hết các thiết bị mạng truyền thông hoạt động dựa trên dòng điện một
chiều như điện thoại, máy phát sóng.
 Trong nhà máy điện mặt trời, năng lượng được tạo ra dưới dạng dòng điện
một chiều.
 Nguồn AC không thể được lưu trữ như DC. Vì vậy, để lưu trữ năng lượng
điện, luôn luôn sử dụng DC như sạc dự phòng pin điện thoại, pin điện
thoại…
 Trong hệ thống máy kéo, động cơ đầu máy chạy bằng dòng điện một
chiều. Trong đầu máy diesel cũng vậy, quạt, đèn, điện xoay chiều và ổ
cắm hoạt động bằng dòng điện một chiều.

Trang 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

2.3 IC
a. Khái niệm
IC tiếng anh là (integrated circuit) hay còn gọi là chip hay vi mạch điện tử, vi
mạch tích hợp,..là một tập hợp của nhiều các linh kiện bán dẫn và linh kiện thụ
động (như transistor và điện trở). Chúng được kết nối với nhau để thực hiện một số
chức năng xác định, nó được thiết kế, tạo ra để đảm nhiệm một chức năng như một
linh kiện kết hợp.
b. Công dụng, chức năng của IC
IC hay mạch tích hợp có vai trò rất quan trọng trong đời sống, nó ứng dụng
vào hầu hết các thiết bị công nghệ, các thiết bị công nghiệp như máy cắt dây CNC,
máy phay máy tiện. Mạch tích hợp (IC) giúp làm giảm kích thước của mạch đi rất
nhiều (cỡ vài micromet), hơn nữa chúng còn làm độ chính xác tăng lên. IC cũng là
phần tử quan trọng nhất trong mạch logic, điều khiển. IC có 2 loại chính là có thể
lập trình linh hoạt hoặc định sẵn chức năng (không lập trình được), mỗi loại có chức
năng nhiệm vụ riêng và đều được ghi lên bảng thông tin (datasheet) của nhà sản
xuất cung cấp.
c. Phân loại
 IC digital xử lý hoặc lưu trữ các tín hiệu digital.
 IC analog hay IC tuyến tính xử lý tín hiệu analog.
 IC hỗn hợp, có cả analog và digital.
2.3.2 IC 555
a. Khái niệm
IC định thời 555 được giới thiệu vào năm 1970 bởi Signetic Corporation và đã
đặt tên cho bộ đếm thời gian SE / NE 555. Về cơ bản, nó là một mạch định thời
nguyên khối tạo ra độ trễ hoặc dao động thời gian chính xác và rất ổn định. Khi so
sánh với các ứng dụng của op-amp trong cùng vùng làm việc, 555 IC cũng đáng tin
cậy không kém và có giá thành rẻ. Ngoài các ứng dụng của nó như là một bộ dao
động đơn ổn và bộ dao động bất ổn, bộ định thời 555 cũng có thể được sử dụng
trong bộ chuyển đổi nguổn DC-DC, đầu dò logic số, máy phát sóng, máy đo tần số
tương tự và máy đo tốc độ, máy đo và điều chỉnh nhiệt độ, bộ điều chỉnh điện áp,
v.v. IC được thiết lập để hoạt động ở một trong hai chế độ “one-shot” - đơn ổn

Trang 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

(monostable) hoặc dưới dạng dao động tự do - dao động bất ổn (astable). SE 555 có
thể được sử dụng ở nhiệt độ trong khoảng từ - 55°C đến 125°. NE 555 có thể được
sử dụng trong phạm vi nhiệt độ từ 0° đến 70°C.
b. Cấu tạo
IC555 gồm có một OP-AMP dùng để so sánh điện áp, 1 mạch là transistor
giúp xả điện. Cấu tạo rất đơn giản nhưng nó được coi là một mạch tích hợp hoạt
động rất tốt và có độ chính xác khá cao. Với đạc tính của IC555 thì chân cấp nguồn
sẽ được hoạt động với dải điện áp từ 2 - 18V, cùng với đó là chuẩn đầu ra tương
thích khi được cấp nguồn 5V với dòng điện rút ra và ấp có thể lên đến 200mA.

Hình 2. 4: IC 555
c. Thông số của IC 555
 Với nguồn điện áp đầu vào nằm trong dải từ 2 -18V.
 Dòng điện tiêu thụ: 6 - 15mA.
 Công suất tiêu thụ lớn nhất ( Pmax): 600mW.
 Điện áp logic đầu ra ở mức cao (mức1): 0.5 - 15V.
 Điện áp logic đầu ra ở mức thấp (mức 2): 0.03 - 0.06V.
d. Chức năng của IC 555
 Tạo xung.
 Điều chế được độ rộng xung (PWM).
 Điều chế vị trí xung (PPM) (Hay dùng trong thu phát hồng ngoại).
e. Chức năng hoạt động của từng chân

 Chân số 1 (GND): Chân nối GND để cung cấp dòng cho IC hay còn được
gọi là chân mass chung.

Trang 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

 Chân số 2 (TRIGGER): Được biết đến là chân đầu vào thấp hơn so với
điện áp so sánh và được sử dụng giống như 1 chân chốt của một tần số áp.
Mạch so sánh ở đây được sử dụng là các Transistor PNP với điện áp chuẩn
2/3 VCC

 Chân số 3 (OUTPUT): Đây là chân được lấy tính hiệu logic đầu ra. Trang
thái tín hiệu ở chân số 3 này được xác định ở mức thấp (mức 0) và mức
cao (mức 1).

 Chân số 4 (RESET): Dùng để lập định trạng thái đầu ra của IC555. Khi
chân số 4 được nối mass thì OUTPUT sẽ ở mức 0. Còn khi chân số 4 ở
mức cao thì trạng thái dầu ra sẽ phụ thuộc theo mức áp trên chân số 2 và
chân số 6. Trong trường hợp, muốn tạo dao dộng thường chân này sẽ được
nối trực tiếp và nguồn VCC.

 Chân số 5 (CONTROL VOLTAGE): Chân này được sử dụng để làm thay


đổi mức điện áp chuẩn trong IC 555 theo các mức biến áp ngoài hay dùng
ở các điện trở ngoài nối với chân số 1 GND.

 Chân số 6 (THRESHOLD): Là một chân đầu vào để so sanh điện áp và


cũng dùng như một chân chốt.

 Chân số 7 (DISCHAGER): Đây được coi như là một khóa điện tử và chịu
tác động điều khiển từ tầng logic của chân số 3. Khi đầu ra là chân
OUTPUT ở mức 0 thì khóa này sẽ được đóng và ngược lại. Chân số 7 có
nhiệm vụ tự nạp và xả điện cho mạch R-C.

 Chân số 8 (VCC): Dây là nguồn cấp cho IC 555 hoạt động. Chân 8 có thể
được cung cấp với mức điện áp dao động từ 2 - 18V.

Trang 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Hình 2. 5: Sơ đồ chân IC 555

f. Ứng dụng
 Mạch dao động âm thanh dùng SCR.
 Mạch báo nguồn điện .
 Mạch nhịp điệu và âm thanh.
 Mạch nhấp nháy 2 LED.
 Mạch băm xung PWM.
2.3.3 Mosfet
2.3.3.1 Tổng quan về Mosfet
a. Khái niệm
Mosfet viết tắt của "Metal-Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor"
trong tiếng Anh, là Transistor hiệu ứng trường (Metal Oxide Semiconductor Field
Effect Transistor) tức một Transistor đặc biệt có cấu tạo và hoạt động khác với
Transistor thông thường. Mosfet có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiệu ứng từ
trường để tạo ra dòng điện, là linh kiện có trở kháng đầu vào lớn thích hợp cho
khuyếch đại các nguồn tín hiệu yếu.
Mosfet có khả năng đóng nhanh với dòng điện và điện áp khá lớn nên nó được
sử dụng nhiều trong các bộ dao động tạo ra từ trường. Vì do đóng cắt nhanh làm
cho dòng điện biến thiên. Nó thường thấy trong các bộ nguồn xung và cách mạch
điều khiển điện áp cao.

Trang 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Hình 2. 6: Hình ảnh Mosfet


b. Cấu tạo
Mosfet có cấu trúc bán dẫn cho phép điều khiển bằng điện áp với dòng điện
điều khiển cực nhỏ.
Cấu tạo của Mosfet ngược Kênh N:
 G (Gate): cực cổng. G là cực điều khiển được cách lý hoàn toàn với cấu
trúc bán dẫn còn lại bởi lớp điện môi cực mỏng nhưng có độ cách điện cực
lớn dioxit-silic.
 S (Source): cực nguồn.
 D (Drain): cực máng đón các hạt mang điện.
Mosfet có điện trở giữa cực G với cực S và giữa cực G với cực D là vô cùng
lớn, còn điện trở giữa cực D và cực S phụ thuộc vào điện áp chênh lệch giữa cực G
và cực S (UGS).
Khi điện áp UGS = 0 thì điện trở RDS rất lớn, khi điện áp UGS > 0 do hiệu
ứng từ trường làm cho điện trở RDS giảm, điện áp UGS càng lớn thì điện trở RDS
càng nhỏ.

Hình 2. 7: Cấu tạo của Mosfet

Trang 10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

c. Phân loại
Hiện nay các loại mosfet thông dụng bao gồm 2 loại:
 N-MOSFET: chỉ hoạt động khi nguồn điện Gate là zero, các electron bên
trong vẫn tiến hành hoạt động cho đến khi bị ảnh hưởng bởi nguồn điện
Input.
 P-MOSFET: các electron sẽ bị cut-off cho đến khi gia tăng nguồn điện thế
vào ngỏ Gate.
d. Nguyên lý hoạt động
Mosfet hoạt động ở 2 chế độ đóng và mở. Do là một phần tử với các hạt mang
điện cơ bản nên Mosfet có thể đóng cắt với tần số rất cao. Nhưng mà để đảm bảo
thời gian đóng cắt ngắn thì vấn đề điều khiển lại là vấn đề quan trọng .
Mạch điện tương đương của Mosfet. Nhìn vào đó ta thấy cơ chế đóng cắt phụ
thuộc vào các tụ điện ký sinh trên nó.
 Đối với kênh P : Điện áp điều khiển mở Mosfet là Ugs0. Dòng điện sẽ đi
từ S đến D.
 Đối với kênh N : Điện áp điều khiển mở Mosfet là Ugs > 0. Điện áp điều
khiển đóng là Ugs <= 0. Dòng điện sẽ đi từ D xuống S.
Do đảm bảo thời gian đóng cắt là ngắn nhất: Mosfet kênh N điện áp khóa là
Ugs = 0 V còn kênh P thì Ugs ≈ 0.
e. Ứng dụng
Đối với mosfet thường có khả năng đóng nhanh hơn so với dòng điện và điện
áp lại khá lớn do đó nó được sử dụng rất nhiều trong các bộ dao động được tạo ra từ
trường. Chính vì do đóng cắt nhanh và làm cho dòng điện biến thiên nên nó thường
được tìm thấy trong các bộ nguồn xung cũng như các mạch điều khiển điện áp cao.
2.3.4 Mosfet IRF3205
a. Khái niệm
IRF3205 là một transistor MOSFET. Transistor này có thể được sử dụng cho
cả mục đích công tắc và khuếch đại. Nó là một transistor chuyển mạch tốc độ cao
do đó có thể được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu tốc độ cao chuyển tải từ
nguồn đầu vào này sang nguồn đầu vào khác. Hơn nữa, khi được sử dụng như một
bộ khuếch đại, nó có khả năng cung cấp tối đa 200W do đó nó cũng là một

Trang 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

transistor lý tưởng để sử dụng trong các bộ khuếch đại âm thanh công suất cao.
b. Thông số kỹ thuật
 Điện áp tối đa từ cực cống đến cực nguồn: 55V.
 Điện áp tối đa từ cực cổng đến cực nguồn phải là: ± 20V.
 Dòng xả tối đa liên tục là: 110A.
 Dòng xả tối đa xung là: 390A.
 Công suất tiêu tán tối đa là: 200W.
 Điện áp tối thiểu cần thiết để dẫn điện: 2V đến 4V.
 Nhiệt độ lưu trữ và hoạt động phải là: -55 đến +170 độ C.
c. Sơ đồ chân
Hướng IRF3205 phía trước mặt thì sơ đồ chân theo thứ tự từ trái qua phải lần
lượt là: chân 1 (chân cổng G), chân 2 (chân máng D), chân 3 (chân nguồn S).

Hình 2. 8: Sơ đồ chân Mosfet IRF3205


d. Ứng dụng
 Bộ sạc pin và hệ thống quản lý pin.
 Các ứng dụng chuyển mạch nhanh.
 Ứng dụng liên quan đến năng lượng mặt trời.
 Nguồn cung cấp năng lượng liên tục.
 Trình điều khiển động cơ.

Trang 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

2.3.5 Diode
a. Khái niệm
Điốt (Diode) là một linh kiện điện tử bán dẫn chỉ cho phép dòng điện đi
qua nó theo một chiều duy nhất mà không chạy ngược lại. Điốt bán dẫn
thường đều có nguyên lý cấu tạo chung là một khối bán dẫn loại P ghép với
một khối bán dẫn loại N và được nối với 2 chân ra là anode và cathode. Nếu
ghép hai chất bán dẫn theo một tiếp giáp P - N ta được một Diode, tiếp giáp
P - N có đặc điểm: Tại bề mặt tiếp xúc, các điện tử dư thừa trong bán dẫn N
khuếch tán sang vùng bán dẫn P để lấp vào các lỗ trống tạo thành một lớp
Ion trung hoà về điện suy ra lớp Ion này tạo thành miền cách điện giữa hai
chất bán dẫn.

Hình 2. 9: Hình ảnh Diode


b. Kí hiệu Diode
Kí hiệu của Diode là:

Hình 2. 10: Kí hiệu của Diode


c. Nguyên lý hoạt động

Trang 13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Hình 2. 11: Sơ đồ nguyên tắc hoạt động của diode bán dẫn

(1) Khối bán dẫn loại P chứa nhiều lỗ trống tự do mang điện tích dương
nên khi ghép với khối bán dẫn loại N (chứa các điện tử tự do) thì các lỗ trống
này có xu hướng chuyển động khuếch tán sang khối N. Cùng lúc đó, khối P
lại nhận thêm các điện tử (điện tích âm) từ khối N chuyển sang. Kết quả là
khối P tích điện âm (thiếu hụt lỗ trống và dư thừa điện tử) trong khi khối N
tích điện dương (thiếu hụt điện tử và dư thừa lỗ trống).
Sự tích điện âm bên khối P và dương bên khối N hình thành một điện
áp gọi là điện áp tiếp xúc (UTX). Điện trường sinh ra bởi điện áp có hướng
từ khối N đến khối P nên cản trở chuyển động khuếch tán và như vậy sau
một thời gian kể từ lúc ghép 2 khối bán dẫn với nhau thì quá trình chuyển
động khuếch tán chấm dứt và tồn tại điện áp tiếp xúc. Lúc này ta nói tiếp xúc
P-N ở trạng thái cân bằng. Điện áp tiếp xúc ở trạng thái cân bằng khoảng
0.6V đối với điốt làm bằng bán dẫn Si và khoảng 0.3V đối với điốt làm bằng
bán dẫn Ge.
(2) Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút
và khi chúng tiến lại gần nhau, chúng có xu hướng kết hợp với nhau tạo
thành các nguyên tử trung hòa. Và lúc này vùng biên giới ở hai bên mặt tiếp
giáp được gọi là vùng nghèo do rất hiếm các hạt dẫn điện tự do. Vùng này
không dẫn điện tốt, trừ khi điện áp tiếp xúc được cân bằng bởi điện áp bên
ngoài. Quá trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng (hay
các bức xạ điện từ có bước sóng gần đó).

Trang 14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

(3) Nếu đặt điện áp bên ngoài ngược với điện áp tiếp xúc, sự khuếch
tán của các điện tử và lỗ trống không bị ngăn trở bởi điện áp tiếp xúc nữa và
vùng tiếp giáp dẫn điện tốt. Nếu đặt điện áp bên ngoài cùng chiều với điện áp
tiếp xúc, sự khuếch tán của các điện tử và lỗ trống càng bị ngăn lại và vùng
nghèo càng trở nên nghèo hạt dẫn điện tự do. Nói cách khác điốt chỉ cho
phép dòng điện qua nó khi đặt điện áp theo một hướng nhất định.
Điện áp ngoài ngược chiều điện áp tiếp xúc tạo ra dòng điện. Điện áp
ngoài cùng chiều điện áp tiếp xúc ngăn dòng điện.

d. Một số Diode thường gặp


 Diode chỉnh lưu: Diode chỉnh lưu thường hoạt động ở dải tần thấp,
chịu được dòng điện lớn và có áp ngược chịu đựng dưới 1000V.
Ứng dụng: Những diode này chủ yếu để dùng chỉnh lưu dòng điện
xoay chiều đầu vào thành nguồn cung cấp một chiều.

Hình 2. 12: Diode chỉnh lưu


 Diode xung: Diode xung là loại diode hoạt động trên tần số cao
(Lên tới vài chục kHz). Chính vì đặc điểm này mà diode xung
không thể được thay thế bởi các loại diode thông thường. Nhưng
ngược lại, ta có thể sử dụng diode xung để thay thế cho các diode
thông thường.

Trang 15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Hình 2. 13: Diode xung


 Diode tách sóng: Là loại Diode nhỏ vỏ bằng thuỷ tinh và còn gọi là
diode tiếp điểm vì mặt tiếp xúc giữa hai chất bán dẫn P – N tại một
điểm để tránh điện dung ký sinh. Ứng dụng: Diode tách sóng
thường dùng trong các mạch cao tần dùng để tách sóng tín hiệu.

Hình 2. 14: Diode tách sóng


 Diode phát quang hay còn gọi là LED (Light Emitting Diode): là các điốt
có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Diode phát
quang là diode phát ra ánh sáng khi được phân cực thuận, điện áp làm việc
của LED khoảng 1,7 – 2,2V dòng qua Led khoảng 5mA đến
20mA.Led được sử dụng để làm đèn báo nguồn, đèn nháy trang trí, báo
trạng thái có điện, quảng cáo,…

Trang 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Hình 2. 15: Cấu tạo và hình ảnh của Diode phát quang
 Diode Zener còn gọi là diode ổn áp, là một loại diode bán dẫn làm việc ở
chế độ phân cực ngược trên vùng điện áp đánh thủng (breakdown). Điện
áp này còn gọi là điện áp Zener hay "tuyết lở" (avalanche). Khi đó giá trị
điện áp ít thay đổi.Nó được chế tạo sao cho khi phân cực ngược thì diode
Zener sẽ ghim một mức điện áp gần cố định bằng giá trị ghi trên diode,
làm ổn áp cho mạch điện.

Hình 2. 16: Hình ảnh Diode Zener


2.3.6 Điện trở và biến trở
2.3.6.1 Tổng quan về điện trở
a. Khái niệm
Điện trở hay còn được gọi là Resistor là một linh kiện điện tử thụ động gồm 2
tiếp điểm kết nối, chúng thường được dùng để hạn chế cường độ dòng điện chạy
trong mạch, điều chỉnh mức độ tín hiệu, dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh

Trang 17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

kiện điện tử chủ động như transistor, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện và có
trong rất nhiều ứng dụng khác. Điện trở công suất có thể tiêu tán một lượng lớn điện
năng chuyển sang nhiệt năng có trong các bộ điều khiển động cơ, trong các hệ
thống phân phối điện. Các điện trở thường sẽ có giá trị trở kháng cố định, ít bị thay
đổi bởi nhiệt độ và điện áp hoạt động.

Hình 2. 17: Hình ảnh điện trở

b. Đơn vị và kí hiệu của điện trở


Đơn vị quốc tế của điện trở là Ohm. Đơn vị này được đặt theo tên nhà vật lý
người Đức tên là Ohm (George) – người phát minh định luật Ohm. Ký hiệu : Ω.
Đơn vị điện trở có nhiều giá trị khác nhau gồm Milliohm (mΩ), Kilohm (kΩ),
Megohm (MΩ).
 1kΩ = 1000Ω
 1MΩ = 1000kΩ = 1000000Ω
c. Kí hiệu
Điện trở có hai kí hiệu như sau:

Hình 2. 18: Kí hiệu của điện trở


d. Phân loại
Trang 18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Trên thị trường hiện nay chúng ta sẽ có 3 loại điện trở như sau:
 Điện trở thường: thường là các điện trở có công suất nhỏ từ 0,125W đến
0,5W.
 Điện trở công suất: là các điện trở có công suất lớn hơn từ 1W, 2W, 5W,
10W.
 Điện trở sứ, điện trở nhiệt: là cách gọi khác của các điện trở công suất,
điện trở này có vỏ bọc sứ khi hoạt động chúng toả nhiệt.
e. Công dụng của điện trở
Điện trở có những công dụng như sau:
 Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ
một điện áp cho trước.
 Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động.
 Tham gia vào các mạch tạo dao động R, C.
 Điều chỉnh cường độ dòng điện đi qua các thiết bị điện.
 Tạo ra nhiệt lượng trong các ứng dụng cần thiết.
 Tạo ra sụt áp trên mạch khi mắc nối tiếp.
f. Ứng dụng
Trong hầu hết các bo mạch điều khiển khiển vận hành của thiết bị điện tử, điện
trở là linh kiện không thể thiếu. Điện trở có tác dụng cản trở dòng điện đi qua, dựa
vào các công thức tính giá trị điện trở mắc nối tiếp và song song. Tùy vào việc điều
chỉnh dòng điện cần thiết trong bo mạch.
2.3.6.2 Tổng quan về biến trở
a. Khái niệm
Biến trở là các thiết bị có điện trở thuần có thể biến đổi được theo ý muốn.
Chúng có thể được sử dụng trong các mạch điện để điều chỉnh hoạt động của mạch
điện.
Điện trở của thiết bị có thể được thay đổi bằng cách thay đổi chiều dài của dây
dẫn điện trong thiết bị, hoặc bằng các tác động khác như nhiệt độ thay đổi, ánh sáng
hoặc bức xạ điện từ,..

Trang 19
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Hình 2. 19: Hình ảnh biến trở


b. Kí hiệu
Kí hiệu của biến trở trong sơ đồ mạch điện có kí hiệu như sau:

Hình 2. 20: Kí hiệu của biến trở

c. Cấu tạo của biến trở


Nhìn từ bên ngoài, chúng ta dễ dàng nhận thấy biến trở có cấu tạo gồm 3 bộ
phận chính:
 Cuộn dây được làm bằng hợp kim có điện trở suất lớn
 Con chạy/chân chạy. Cho khả năng chạy dọc cuộn dây để làm thay đổi giá
trị trở kháng.
 Chân ngõ ra gồm có 3 chân (3 cực). Trong số ba cực này, có hai cực được
cố định ở đầu của điện trở. Các cực này được làm bằng kim loại. Cực còn
lại là một cực di chuyển và thường được gọi là cần gạt. Vị trí của cần gạt
này trên dải điện trở sẽ quyết định giá trị của biến trở.

Trang 20
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Hình 2. 21: Cấu tạo của biến trở


d. Nguyên lý hoạt động
Đúng như tên gọi của nó là làm thay đổi điện trở, nguyên lý hoạt động chủ yếu
của biến trở là các dây dẫn được tách rời dài ngắn khác nhau. Trên các thiết bị sẽ có
vi mạch điều khiển hay các núm vặn. Khi thực hiện điều khiển các núm vặn các
mạch kín sẽ thay đổi chiều dài dây dẫn khiến điện trở trong mạch thay đổi.
Thực tế việc thiết kế mạch điện tử luôn có một khoảng sai số, nên khi thực hiện
điều chỉnh mạch điện người ta phải dùng biến trở, lúc này biến trở có vai trò phân
áp, phân dòng trong mạch.

e. Phân loại
Mỗi loại biến trở lại có những giá trị điện trở khác nhau. Chúng phụ thuộc vào
vị trí của cực chạy trên dải điện trở. Do đó, chúng ta có thể điều chỉnh giá trị điện
trở suất để kiểm soát điện áp cũng như dòng điện.
Hiện nay biến trở được chia làm 4 loại chính đó là:
 Biến trở than.
 Biến trở tay quay.
 Biến trở con chạy.
 Biến trở dây cuốn.
f. Ứng dụng
Trang 21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Ứng dụng được dùng nhiều trong thực tế là biến trở làm chiếc áp để thay đổi
độ sáng của đèn LED hoặc đèn 220V. Biến trở làm nhiệm vụ thay đổi điện áp để
tăng giảm độ sáng của đèn. Khuếch đại âm thanh và điều chỉnh lớn nhỏ bằng các
volume.
2.3.7 Tụ điện
a. Khái niệm
Tụ điện là một loại linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề mặt dẫn điện được
ngăn cách bởi điện môi. Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại các bề mặt sẽ
xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu.
Sự tích tụ của điện tích trên hai bề mặt tạo ra khả năng tích trữ năng
lượng điện trường của tụ điện. Khi chênh lệch điện thế trên hai bề mặt là điện thế
xoay chiều, sự tích luỹ điện tích bị chậm pha so với điện áp, tạo nên trở kháng của
tụ điện trong mạch điện xoay chiều.

Hình 2. 22: Hình ảnh tụ điện

b. Kí hiệu

Trang 22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Hình 2. 23: Một số kí hiệu của tụ điện


c. Cấu tạo của tụ điện
Một tụ điện thông thường sẽ có cấu tạo bao gồm:
 Tụ điện gồm ít nhất hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại. Hai bề
mặt này được đặt song song với nhau và được ngăn cách bởi một lớp điện
môi.
 Điện môi sử dụng cho tụ điện là các chất không dẫn điện gồm thủy tinh,
giấy, giấy tẩm hóa chất, gốm, mica, màng nhựa hoặc không khí. Các điện
môi này không dẫn điện nhằm tăng khả năng tích trữ năng lượng điện của
tụ điện.

Hình 2. 24: Cấu tạo của tụ điện

Trang 23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

d. Nguyên lý hoạt động của tụ điện


Nguyên lý phóng nạp của tụ điện được hiểu là khả năng tích trữ năng lượng
điện như một ắc quy nhỏ dưới dạng năng lượng điện trường. Nó lưu trữ hiệu quả
các electron và phóng ra các điện tích này để tạo ra dòng điện. Nhưng nó không có
khả năng sinh ra các điện tích electron. Đây cũng là điểm khác biệt lớn của tụ điện
với ắc qui. Nguyên lý nạp xả của tụ điện là tính chất đặc trưng và cũng là điều cơ
bản trong nguyên lý làm việc của tụ điện. Nhờ tính chất này mà tụ điện có khả năng
dẫn điện xoay chiều. Nếu điện áp của hai bản mạch không thay đổi đột ngột mà
biến thiên theo thời gian mà ta cắm nạp hoặc xả tụ rất dễ gây ra hiện tượng nổ có tia
lửa điện do dòng điện tăng vọt. Đây là nguyên lý nạp xả của tụ điện khá phổ biến.
e. Phân loại
Các loại tụ điện thông dụng trên thị trường:
 Tụ điện gốm.
 Tụ điện giấy.
 Tụ mica.
 Tụ hóa.
f. Ứng dụng
Tụ điện có những ứng dụng như sau:
 Tụ điện là linh kiện điện tử không thể thiếu trong các bo mạch điều khiển
từ công nghiệp đến dân dụng như : Tivi, tủ lạnh, máy giặt,…
 Để khởi động – động cơ 1 pha thì bắt buộc phải dùng tụ điện để kích hoạt
motor.
 Bên trong các máy hàn điện tử sử dụng tụ điện khá nhiều dùng nạp và
phóng điện trong mạch khuếch đại. Để làm nóng chảy kim loại thì cần một
dòng điện khá lớn, máy hàn cơ tăng dòng điện bằng lõi kim loại và dây
đồng.
 Ứng dụng của tụ điện trong thực tế lớn nhất là việc áp dụng thành công
nguồn cung cấp năng lượng, tích trữ năng lượng.
2.3.8 Động cơ một chiều (DC)

Trang 24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

a. Khái niệm
Động cơ một chiều DC (DC là từ viết tắt của Direct Current Motors) là động
cơ được điều khiển bằng dòng có hướng xác định hay nói cách khác thì đây là loại
động cơ chạy bằng nguồn điện áp DC - điện áp 1 chiều

Hình 2. 25: Động cơ một chiều (DC)


b. Cấu tạo
Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều thường gồm những bộ phận chính như sau:
 Stator: là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
 Rotor: phần lõi được quấn các cuộn dây để tạo thành nam châm điện.
 Chổi than (brushes): giữ nhiệm vụ tiếp xúc và tiếp điện cho cổ góp.
 Cổ góp (commutator): làm nhiệm vụ tiếp xúc và chia nhỏ nguồn điện cho
các cuộn dây trên rotor. Số lượng các điểm tiếp xúc sẽ tương ứng với số
cuộn dây trên rotor.

Trang 25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Hình 2. 26: Cấu tạo của động cơ môt chiều (DC)

c. Nguyên lý hoạt động


Stato của động cơ điện 1 chiều thường là 1 hoặc nhiều cặp nam châm vĩnh cửu
hay nam châm điện, rotor gồm có các cuộn dây quấn và được kết nối với nguồn
điện một chiều.
Một phần quan trọng khác của động cơ điện 1 chiều chính là bộ phận chỉnh
lưu, bộ phận này làm nhiệm vụ đổi chiều dòng điện trong chuyển động quay của
rotor là liên tục. Thông thường, bộ phận này sẽ có 2 thành phần: một bộ cổ góp và
một bộ chổi than tiếp xúc với cổ góp.

Trang 26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Nếu trục của động cơ điện một chiều được kéo bằng 1 lực ngoài thì động cơ
này sẽ hoạt động như một máy phát điện một chiều, và tạo ra một xuất điện động
cảm ứng Electromotive force. Khi vận hành ở chế độ bình thường, rotor khi quay sẽ
phát ra một điện áp được gọi là sức phản điện động counter-EMF hoặc sức điện
động đối kháng, vì nó đối kháng lại với điện áp bên ngoài đặt vào động cơ. Sức điện
động này sẽ tương tự như sức điện động được phát ra khi động cơ sử dụng như một
máy phát điện. Như vậy điện áp đặt trên động cơ sẽ bao gồm 2 thành phần: sức
phản điện động và điện áp giáng tạo ra do điện trở nội của các cuộn dây phản ứng.

Hình 2. 27: Nguyên lí hoạt động của động cơ điện một chiều
d. Ứng dụng
 Nhờ có các loại động cơ điện một chiều khác nhau, nên có rất nhiều ứng
dụng cho loại động cơ DC này.
 Ở xung quanh chúng ta, động cơ DC nhỏ được sử dụng trong các công cụ,
đồ chơi và các thiết bị gia dụng khác nhau.
 Trong công nghiệp, các ứng dụng của động cơ DC bao gồm băng tải, bàn
xoay và ứng dụng như phanh và đảo chiều…

Trang 27
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG
3.1 Thiết kế
3.1.1 Sơ đồ khối

Hình 3. 1: Sơ đồ khối mạch băm xung PWM điều khiển động cơ


 Khối 1: Nguồn DC 12V được sử dụng để cấp nguồn cho toàn bộ mạch bao
gồm IC định thời 555 và động cơ 12V DC.

 Khối 2: Bộ định thời 555 được sử dụng để tạo ra tín hiệu PWM với sự trợ
giúp của một vài thành phần thụ động.

 Khối 3: Tín hiệu PWM được tạo ra sau đó được áp dụng cho động cơ DC
và dựa trên chu kỳ hoạt động của tín hiệu PWM, cường độ của động cơ có
thể cao hoặc thấp.

 Khối 4: Xuất tín hiệu PWM ra động cơ DC 12V.

3.1.2 Tính toán PWM


Một mạch tạo dao động xung vuông có thể điều chỉnh độ rộng xung mà vẫn
giữ nguyên tần số dao động được gọi là một mạch băm xung PWM ( điều chỉnh độ
rộng xung). Trong thực tế mạch điện băm xung PWM có thể được thiết kế bằng
cách lập trình vi xử lý hoặc sử dụng các bộ khuếch đại thuật toán OPMP.
Phương pháp điều chế PWM ( Pulse Width Modulation) là phương pháp điều
chỉnh điện áp ra tải hay nói cách khác là phương pháp điều chế dựa trên sự thay đổi
độ rộng của chuỗi xung vuông dẫn đếm sự thay đổi điện áp ra.
Để dễ hiểu hơn ta có hình vẽ sau :

Trang 27
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

Hình 3. 2: Biểu đồ phương pháp điều chế PWM


Sơ đồ trên là dạng xung điều chế trong một chu kì thì thời gian xung lên (Sườn
dương) nó thay đổi dãn ra hoặc co vào. Và độ rộng của nó được tính bằng phần
trăm tức là độ rộng của nó được tính như sau :
t1
Độ rộng =
T
.100 (%) (3.1)

Trong đó: t1: Thời gian Ton (s)


T: Chu kì (s)
t1
U0 = Uv. (3.2)
T
Trong đó: U0: Điện áp đầu ra (V)
UV: Điện áp đâ vào (V)
t1: Thời gian Ton (s)
T: Chu kì (s)
Như vậy thời gian xung lên càng lớn trong một chu kì thì điện áp đầu ra sẽ
càng lớn. Nhìn trên hình vẽ trên thì ta tính được điện áp ra tải sẽ là :
 Đối với PWM = 25% ==> Ut = Umax.(t1/T) = Umax.25% (V)

 Đối với PWM = 50% ==> Ut = Umax.50% (V)

 Đối với PWM = 75% ==> Ut = Umax.75% (V)

Cứ như thế ta tính được điện áp đầu ra tải với bất kì độ rộng xung nào.
3.1.3 PWM trong IC 555

Trang 28
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

Thực chất quá trình làm thay đổi độ rộng xung trong 555 thực chất là ta thay
đổi thời gian nạp và xả của tụ điện. Thời gian nạp tụ điện tương đương với đầu ra ở
mức cao còn thời gian xả tụ điện tương đương với thời gian ở mức thấp.
Như vậy chỉ cần điều chỉnh hằng số thời gian nạp xả là có thể điều chỉnh được
PWM.
Xét mạch nguyên lý tạo xung vuông có điều chỉnh tần số và PWM:

Hình 3. 3: Mạch nguyên lý tạo xung vuông có điều chỉnh tần số và PWM
Ở trên các linh kiện chúng ta cần quan tâm là : R 1 , R2, C1. Một trong ba linh
kiện này làm thay đổi được tần số và PWM đầu ra. Ở đây ta dùng biến trở R 2 để
điều khiển vì điện trở dễ kiếm với lại thông dụng dễ đo đạc và tính toán.
Như ta đã biết thì IC 555 là IC dao động và tạo ra xung vuông có điểu chỉnh
được tần số và PWM. Quá trình đó làm dựa vào quá trình phóng nạp của tụ điện.
 Khi tụ nạp điện thì chân 2 ở mức 0 và xung đầu ra ở mức cao

 Khi tụ xả điện thì chân 2 ở mức cao và xung đầu ra ở mức thấp.

Tần số dao động chung là :


1
f= (3.3)
ln 2.C 1.(R 1+2 R 2)

Trong đó: f: Tần số giao động (Hz)


C1: Giá trị của tụ C1 (F)
R1: Giá trị điện trở R1 (Ω)
R2: Giá trị điện trở R2 (Ω)

Trang 29
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

Nhìn dựa vào công thức tính tần số thì ta thấy chỉ cần điều chỉnh giá trị R 1, R2,
C1 thì tần số đầu ra thay đổi và ở đây tôi dùng điều chỉnh R2 cho nó đơn giản.
Sơ đồ xung vuông đầu ra :
Nhìn sơ đồ xung trên ta thấy chu kì dao động là :
T = t1 + t2 (s) (3.3)
Như vậy vấn đề của chúng ta ở đây là thay xung sườn dương tức là thay đổi
thời gian của t1. Nếu mà t1 lớn trong một chu kì thì điện áp trung bình ra tải lớn còn
thời gian của t1 nhỏ trong một chu kì thì điện áp trung bình sẽ nhỏ. Và đảm bảo t 1
<= T và điện áp trung bình ra tải <= Umax. Đấy gọi là quá trình điều chế PWM.
Dựa vào quá trình phóng nạp của tụ điện ta có thể thay đổi thời gian phóng
nạp của tụ điện C1 là có thể thay đổi được thời gian của t 1 và t2. Như vậy điều chúng
ta cần là thay đổi t1 dao động trong khoảng từ 0 đến T. Nhìn sơ đồ nguyên lý trên ta
sẽ xác định được thời gian nạp của tụ điện.
Hằng số thời gian nạp điện của tụ điện :
ζ = (R1+R2).C1 (3.4)
Như vậy thời gian nạp của tụ điện chính là thời gian của t 1. Và thời gian của
nạp của C1 hay thời gian xung dương là :
t1 = ln2.C1.(R1+R2) (s) (3.5)
Nhìn trên sơ đồ trên ta thấy được muốn điều chỉnh thời gian của t 1 chỉ cần điều
chỉnh một trong ba linh kiện C1, R1, R2 là có thể thay đổi được. Ở đây tôi thay đổi
R2. Cứ mỗi giá trị của R2 cho ta một giá trị của t1. Nếu mà t2 càng lớn thì thời gian
nạp càng lâu nên t1 càng lớn trong một chu kì như vậy là ta đã điều chế được PWM.
Tương tụ còn quá trình xả của tụ điện thì nó là quá trình xung đầu ra ở sườn âm. Tụ
điện sẽ xả qua R2 nên ta có thời gian của t2 sẽ là:
t2 = ln2.C1.R2 (s) (3.6)
Từ công thức trên dựa vào thay đổi của t 2 ta có thể điều chỉnh được độ rộng
của xung.
3.2 Danh sách các linh kiện được sử mạch dụng trong mạch
Bảng 3. 1: Linh kiện được sử dụng trong mạch
STT Loại Kí hiệu Giá trị
1 IC U1 555
2 Mosfet Q1 IRF3205

Trang 30
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

3 Diode D1, D2 1N4148


4 C1 1nF
Tụ điện
5 C2 22nF
6 R1 1k
7 Điện trở R2 10k
8 R3 220
9 Biến trở RV1 50k
10 J1
Domino
11 J2
12 Header J3

3.3 Thiết kế mạch


3.3.1 Sử dụng phần mền Protues để thiết kế mạch và vẽ mạch in
a. Sơ đồ nguyên lý

Hình 3. 4: Sơ đồ nguyên lý của mạch

Trang 31
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

b. Mạch in

Hình 3. 5: Sơ đồ mạch in
c. Sơ đồ phối cảnh

Hình 3. 6: Sơ đồ phối cảnh của mạch

Trang 32
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
4.1 Kết luận
Sau khi thực hiện xong đồ án môn học:”Mạch băm xung PWM sử dụng IC
555” người thực hiện đề tài rút ra những kết luận sau đây
4.1.1 Board mạch

 Dễ nghiên cứu dễ tính toán


 Mạch in dễ làm nhỏ gọn dễ sử dụng
 Các linh kiện điện tử dễ kiếm trong cửa hàng điện tử.
4.1.2 Kiến thức nắm được

 Hiểu được nguyên lý hoạt đọng của IC 555.


 Hiểu đuợc nguyên ly hoạt động của băm xung PWM.
 Biết sử dụng phần mềm Protues Word.
 Biết làm bài báo cáo hoàn chỉnh làm tiền đề cho những bài báo cáo sau
được tốt hơn.
4.2 Khuynh hướng phát triển đề tài
Mạch sau khi hoàn thiện và hoạt động ổn định có thể được ứng dụng trong
cuộc sống. Điển hình như điều khiển tốc độ của quạt, điều chỉnh được lưu
lượng nước thông qua việc điều khiển tốc độ vòng quay của máy bơm,…
người thực hiện đề tài hi vọng với sản phẩm mà chúng tôi đã hoàn thiện sẽ
giúp ích trong cuộc sống của con người trong lĩnh vực sản xuất nhờ sự hữu
ích của đề tài.

Trang 33
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Tài liệu tham khảo


[1]. Thượng Văn Bé, Giáo trình Điện tử công suất, tài liệu lưu hành nội bộ trường
CĐKT Cao Thắng.
[2]. Trần Trọng Minh, Giáo trình Điện tử công suất, Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam.

 Trang web tham khảo


[1]
https://machdienlythu.vn/mach-dieu-toc-pwm-dong-co-don-gian-su-dung-555/
[2]
https://bachkhoadientu.vn/mach-dao-dong-bam-xung-pwm-su-dung-ic-ne555.html
[3]
https://dientutuonglai.com/so-do-khoi-nguyen-ly-lam-viec-cau-hinh-chan-ic-
555.html
[4]
https://www.alldatasheet.com/view.jsp?
Searchword=Ne555&gclid=CjwKCAjwoZWHBhBgEiwAiMN66RmMiN8hptsCCo
QXU-gj_RCOWs4lhoiDRWspQIZmU5vXInKlmjR7_BoC6wkQAvD_BwE
[5]
https://dientuviet.com/phan-mem-proteus-ve-va-mo-phong-mach-dien-tu/
[6]
https://vi.wikipedia.org/wiki/MOSFET

Trang 33
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

Trang 34

You might also like