Các Công Ư C

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 16

CÔNG ƯỚC

VỀ CÁC HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ MỘT SỐ HÀNH VI KHÁC THỰC HIỆN TRÊN TẦU
BAY
Ký tại Tokyo, ngày 14 tháng 9 năm 1963

Các Quốc gia thành viên của Công ước này


Đã thỏa thuận như sau:
Chương 1.
PHẠM VI CỦA CÔNG ƯỚC
Điều 1.
1. Công ước này áp dụng đối với:
a) các hành vi vi phạm luật hình sự;
b) các hành vi, dù là hành vi phạm tội hay không, có thể hoặc gây nguy hiểm tới an toàn của tầu
bay hoặc của người hoặc tài sản trên tầu bay, hoặc gây nguy hiểm cho trật tự và kỷ luật trên tầu
bay.
2. Trừ những quy định tại Chương III. Công ước này áp dụng đối với các hành vi phạm tội được
thực hiện hoặc các hành vi do một người nào đó thực hiện trên bất kỳ tầu bay nào được đăng ký
tại một Quốc gia ký kết, trong khi tầu bay đó đang bay hoặc đang ở trên vùng biển khơi hoặc tại
bất kỳ nơi nào khác ngoài lãnh thổ của bất kỳ Quốc gia nào.
3. Nhằm mục đích của Công ước này, một tầu bay được coi là đang bay kể từ thời điểm nổ máy
nhằm mục đích cất cánh tới thời điểm kết thúc lăn bánh sau khi hạ cánh.
4. Công ước này không áp dụng đối với tầu bay phục vụ cho quân sự, hải quan và cảnh sát.
Điều 2.
Không ảnh hưởng đến các quy định tại Điều 4 và trừ khi an toàn của tầu bay hoặc của người
hoặc tài sản trên tầu bay đòi hỏi, không quy định nào của Công ước này được hiểu là cho quyền
hoặc yêu cầu bất kỳ hành động nào đối với các hành vi vi phạm luật hình sự có tính chất chính trị
hoặc các hành vi dựa trên sự phân biệt chủng tộc hoặc tôn giáo.
Chương 2.
QUYỀN TÀI PHÁN
Điều 3.
1. Quốc gia đăng ký tầu bay có thẩm quyền thực hiện quyền tài phán đối với các hành vi phạm
tội và các hành vi khác thực hiện trên tầu bay.
2. Mỗi Quốc gia ký kết phải áp dụng các biện pháp cần thiết để thiết lập quyền tài phán của mình
với tư cách Quốc gia đăng ký tầu bay đối với những hành vi phạm tội thực hiện trên tầu bay đã
đăng ký tại Quốc gia đó.
3. Công ước này không loại trừ bất kỳ quyền tài phán hình sự nào được thực hiện phù hợp với
Luật quốc gia.
Điều 4.
Một Quốc gia ký kết không phải là Quốc gia đăng ký tầu bay không được can thiệp vào tầu bay
đang bay để thực hiện quyền tài phán hình sự của mình đối với các hành vi phạm tội thực hiện
trên tầu bay trừ các trường hợp sau đây:
a) hành vi phạm tội gây ảnh hưởng tới lãnh thổ của Quốc gia đó.
b) hành vi phạm tội do công dân hoặc người thường trú của Quốc gia đó được thực hiện hoặc
chống lại họ;
c) hành vi phạm tội chống lại an ninh của Quốc gia đó.
d) hành vi phạm tội bao gồm việc vi phạm bất kỳ quy tắc hoặc quy định hiện hành nào liên quan
tới chuyến bay hoặc hoạt động của tầu bay tại Quốc gia đó;
e) việc thực hiện quyền tài phán là cần thiết để bảo đảm việc tuân thủ bất kỳ nghĩa vụ nào của
Quốc gia đó theo hiệp định quốc tế đa phương.
Chương 3.
QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI CHỈ HUY TẦU BAY
Điều 5.
1. Các quy định của Chương này sẽ không áp dụng đối với các hành vi phạm tội và các hành vi
do một người đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện trên tầu bay đang bay trong vùng trời của Quốc gia
đăng ký tầu bay, hoặc bay trên vùng biển khơi hoặc bất kỳ nơi nào khác ngoài lãnh thổ của bất
kỳ Quốc gia nào, trừ khi điểm cất cánh cuối cùng hoặc điểm dự định hạ cánh tiếp theo nằm tại
một Quốc gia không phải là Quốc gia đăng ký tầu bay, hoặc tầu bay sau đó bay trong vùng trời
của một Quốc gia không phải là Quốc gia đăng ký tầu bay khi người đó vẫn đang ở trên tầu bay.
2. Mặc dù có các quy định tại khoản 3 Điều 1, một tầu bay sẽ, theo quy định của Chương này,
được coi là đang bay tại bất kỳ thời điểm nào kể từ lúc tất cả các cửa ngoài của tầu bay được
đóng lại sau khi xếp tải cho tới khi bất kỳ cửa ngoài nào được mở để dỡ tải. Trong trường hợp hạ
cánh bắt buộc, các quy định của Chương này vẫn tiếp tục được áp dụng đối với các hành vi phạm
tội và các hành vi thực hiện trên tầu bay cho tới khi nhà chức trách có thẩm quyền của một Quốc
gia nhận trách nhiệm đối với tầu bay, người và tài sản trên tầu bay.
Điều 6.
1. Người chỉ huy tầu bay có thể, khi có cơ sở hợp lý để tin rằng một người nào đó đã thực hiện
hoặc sắp thực hiện trên tầu bay một hành vi phạm tội hoặc hành vi được quy định tại khoản 1
Điều 1, sử dụng những biện pháp hợp lý đối với người đó kể cả việc bắt giữ cần thiết để:
a) bảo vệ an toàn của tầu bay hoặc của người hoặc tài tài sản trên tầu bay; hoặc
b) duy trì trật tự và kỷ luật trên tầu bay; hoặc
c) cho phép người chỉ huy tầu bay giao người đó cho nhà chức trách có thẩm quyền hoặc đưa
người đó xuống tầu bay phù hợp với các quy định của Chương này.
2. Người chỉ huy tầu bay có thể đòi hỏi hoặc cho phép sự trợ giúp của các thành viên khác trong
tổ bay và có thể đề nghị hoặc cho phép, nhưng không được đòi hỏi, sự trợ giúp của hành khách
để bắt giữ bất kỳ người nào mà người chỉ huy có quyền bắt giữ. Bất kỳ thành viên tổ bay hoặc
hành khách nào cũng có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn hợp lý mà không cần việc cho
phép như trên khi có căn cứ hợp lý để tin rằng hành động như vậy là cần thiết tức thời để bảo vệ
an toàn của tầu bay hoặc của người hoặc của tài sản trên tầu bay.
Điều 7.
1. Các biện pháp bắt giữ đối với một người nào đó theo quy định tại Điều 6 không được tiếp tục
ngoài điểm bất kỳ tại đó tầu bay hạ cánh trừ khi:
a) Điểm đó nằm trong lãnh thổ của một Quốc gia không ký kết và nhà chức trách của Quốc gia
này từ chối việc cho phép đưa người đó xuống tầu bay hoặc đã áp dụng các biện pháp phù hợp
với điểm c) khoản 1, Điều 6 để có thể giao người đó cho nhà chức trách có thẩm quyền;
b) Tầu bay hạ cánh bắt buộc và người chỉ huy tầu bay không thể giao người đó cho nhà chức
trách có thẩm quyền; hoặc
c) người đó đồng ý tiếp tục được vận chuyển trong tình trạng bị giam giữ.
2. Người chỉ huy tầu bay phải, càng sớm càng tốt, nếu có thể trước khi hạ cánh trong lãnh thổ
của một Quốc gia khi người đó đang ở trên tầu bay trong tình trạng bị bắt giữ theo các quy định
của Điều 6, thông báo với nhà chức trách của Quốc gia này về việc một người bị bắt giữ trên tầu
bay và về các lý do của việc bắt giữ đó.
Điều 8.
1. Người chỉ huy tầu bay có thể, trong chừng mực cần thiết theo quy định của điểm a) hoặc b)
của khoản 1, Điều 6, đưa xuống lãnh thổ của bất kỳ Quốc gia nào nơi tầu bay hạ cánh bất kỳ
người nào mà người chỉ huy tầu bay có cơ sở hợp lý tin rằng người đó đã thực hiện hoặc sắp thực
hiện trên tầu bay một hành vi theo quy định tại điểm b) khoản 1 của Điều này.
2. Người chỉ huy tầu bay phải báo cáo cho các nhà chức trách của Quốc gia nơi mà người chỉ
huy tầu bay đưa bất kỳ người nào xuống theo Điều này về việc đưa người xuống và lý do của
việc đưa xuống đó.
Điều 9.
1. Người chỉ huy tầu bay có thể giao cho nhà chức trách có thẩm quyền của bất kỳ Quốc gia nào
nơi tầu bay hạ cánh, bất kỳ người nào mà người chỉ huy có cơ sở hợp lý để tin rằng người đó đã
thực hiện trên tầu bay một hành vi mà theo ý kiến của người chỉ huy là phạm tội nghiêm trọng
theo quy định của luật hình sự của Quốc gia đăng ký tầu bay.
2. Người chỉ huy tầu bay phải, càng sớm càng tốt, nếu có thể trước khi hạ cánh trong lãnh thổ
của một Quốc gia khi người đó đang ở trên tầu bay, người mà chỉ huy tầu bay dự định giao nộp
theo các quy định của khoản trên, thông báo với nhà chức trách của Quốc gia này về ý định giao
người đó và lý do của việc này.
3. Người chỉ huy tầu bay phải cung cấp các chứng cứ và thông tin hợp pháp mà người chỉ huy
nắm được theo Luật của Quốc gia đăng ký tầu bay cho nhà chức trách mà bất kỳ kẻ tình nghi
phạm tội được giao theo các quy định của Điều này.
Điều 10.
Đối với các hành động thực hiện phù hợp với Công ước này, người chỉ huy tầu bay, bất kỳ thành
viên tổ bay nào, bất kỳ hành khách nào, người chủ sở hữu hoặc người khai thác tầu bay cũng như
người mà chuyến bay được thực hiện thay mặt cho người đó đều không phải chịu trách nhiệm
đối với bất kỳ việc tố tụng nào về việc đối xử mà người bị áp dụng các hành động trên đã phải
chịu.
Chương 4.
CHIẾM GIỮ BẤT HỢP PHÁP TẦU BAY
Điều 11.
1. Khi một người trên tầu bay đã có hành vi sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực bất hợp
pháp để can thiệp, chiếm giữ hoặc để thực hiện các hành vi sai trái khác đối với việc kiểm soát
một tầu bay đang bay hoặc khi một hành vi như vậy sắp được thực hiện, thì các Quốc gia ký kết
phải áp dụng tất cả các biện pháp thích hợp để lấy lại quyền kiểm soát tầu bay đó cho người chỉ
huy hợp pháp của tầu bay hoặc để duy trì quyền kiểm soát tầu bay đó của người chỉ huy.
2. Trong các trường hợp được quy định tại khoản trên, Quốc gia ký kết nơi tầu bay hạ cánh phải
cho phép hành khách và tổ bay của tầu bay đó tiếp tục cuộc hành trình càng nhanh càng tốt và
phải trả tầu bay và hàng hóa cho người có quyền sở hữu hợp pháp.
Chương 5.
QUYỀN HẠN VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC QUỐC GIA
Điều 12.
Bất kỳ Quốc gia ký kết nào cũng phải cho phép người chỉ huy của một tầu bay đăng ký tại Quốc
gia ký kết khác đưa xuống bất kỳ người nào theo khoản 1, Điều 8.
Điều 13.
1. Bất kỳ Quốc gia ký kết nào cũng phải nhận bất kỳ người nào mà người chỉ huy tầu bay giao
theo khoản 1, Điều 9.
2. Khi thấy rằng hoàn cảnh cho phép, bất kỳ Quốc gia ký kết nào cũng phải bắt giữ hoặc áp dụng
các biện pháp để bảo đảm sự có mặt của bất kỳ người nào bị nghi ngờ có hành vi nêu tại khoản
1, Điều 11 và của bất kỳ người nào mà Quốc gia này đã nhận. Việc bắt giữ và các biện pháp này
phải theo quy định của pháp luật của Quốc gia này, nhưng việc bắt giữ và các biện pháp đó chỉ
có thể được duy trì cho tới thời điểm cần thiết hợp lý để cho phép tiến hành các thủ tục hình sự
hoặc dẫn độ.
3. Bất kỳ người nào bị bắt giữ theo khoản trên phải được giúp đỡ để liên lạc ngay lập tức với cơ
quan đại diện thích hợp gần nhất của Quốc gia mà người đó là công dân.
4. Bất kỳ Quốc gia ký kết nào mà một người được trao theo khoản 1, Điều 9 hoặc tại lãnh thổ
của Quốc gia đó tầu bay hạ cánh sau khi xảy ra một hành vi theo quy định tại khoản 1, Điều 11,
phải ngay lập tức mở cuộc điều tra sơ bộ đối với sự việc đó.
5. Khi một Quốc gia bắt giữ một người theo Điều này, Quốc gia đó phải thông báo ngay cho
Quốc gia đăng ký tầu bay và Quốc gia mà người bị giam giữ mang quốc tịch, và nếu xét thấy cần
thiết, thông báo cho các Quốc gia liên quan khác biết về việc giam giữ người đó cũng như về
hoàn cảnh cho phép việc giam giữ đó. Quốc gia tiến hành điều tra sơ bộ nói tại khoản 4 của Điều
này phải ngay lập tức báo cáo những phát hiện của mình cho các Quốc gia nói trên và phải cho
biết mình có thực hiện quyền tài phán hay không.
Điều 14.
1. Khi bất kỳ một người nào được đưa xuống tầu bay theo khoản 1, Điều 8 hoặc được giao theo
khoản 1, Điều 9 hoặc đã xuống tầu bay sau khi thực hiện một hành vi nêu tại khoản 1, Điều 11
và khi người đó không thể hoặc không muốn tiếp tục hành trình của mình và Quốc gia nơi tầu
bay hạ cánh từ chối chấp nhận người đó, thì Quốc gia đó có thể, nếu đối tượng đó không phải là
công dân hoặc người thường trú của Quốc gia đó, trả người này về lãnh thổ của Quốc gia mà
người này là công dân hoặc người thường trú, hoặc trả người này về lãnh thổ của Quốc gia mà
người này bắt đầu cuộc hành trình bằng tầu bay.
2. Việc đưa xuống tầu bay hoặc việc giao hoặc giam giữ hay việc thực hiện các biện pháp nêu tại
khoản 2, Điều 13 cũng như việc trả lại người liên quan không được coi là được nhận vào lãnh thổ
của Quốc gia ký kết liên quan theo Luật của Quốc gia này về nhập cảnh hoặc nhận người và
không điều nào trong Công ước này ảnh hưởng tới Luật của một Quốc gia ký kết liên quan tới
việc trục xuất người ra khỏi lãnh thổ của mình.
Điều 15.
1. Không ảnh hưởng đến Điều 14, bất kỳ người nào đã bị đưa xuống tầu bay theo khoản 1, Điều
8 hoặc bị giao nộp theo khoản 1, Điều 9 hoặc đã xuống tầu bay sau khi thực hiện hành vi nêu tại
khoản 1, Điều 11 và mong muốn tiếp tục hành trình sẽ được tự do đến bất kỳ điểm đến nào mà
người đó chọn càng sớm càng tốt, trừ khi sự hiện diện của người đó là theo yêu cầu của pháp luật
của Quốc gia tầu bay hạ cánh nhằm mục đích tiến hành tố tụng hình sự hoặc dẫn độ.
2. Không ảnh hưởng đến pháp luật của mình về nhập cảnh, và dẫn độ, và trục xuất khỏi lãnh thổ
của mình, một Quốc gia ký kết tại đó một người bị đưa xuống tầu bay theo khoản 1, Điều 8 hoặc
bị giao nộp theo khoản 1, Điều 9, hoặc đã xuống tầu bay và bị nghi đã có một hành vi nêu tại
khoản 1, Điều 11, phải đối xử với người đó như đối xử với công dân của Quốc gia ký kết đó
trong cùng hoàn cảnh nhằm mục đích bảo vệ và vì an ninh cho người đó.
Chương 6.
CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
Điều 16.
1. Nhằm mục đích dẫn độ, các hành vi phạm tội thực hiện trên tầu bay đăng ký tại một Quốc gia
ký kết phải được coi như các hành vi phạm tội đó thực hiện không chỉ ở nơi mà chúng xẩy ra mà
còn như ở trong lãnh thổ của Quốc gia đăng ký tầu bay.
2. Không ảnh hưởng đến các quy định tại khoản trên, không điều nào trong Công ước này được
coi là nghĩa vụ thừa nhận việc dẫn độ.
Điều 17.
Trong khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào để điều tra hoặc bắt giữ hoặc thực hiện quyền tài phán
liên quan tới bất kỳ hành vi phạm tội nào thực hiện trên tầu bay, các Quốc gia ký kết phải lưu ý
tới sự an toàn và các lợi ích khác của không vận và phải hành động để tránh sự chậm trễ không
cần thiết đối với tầu bay, hành khách, tổ bay và hàng hóa.
Điều 18.
Nếu các Quốc gia ký kết thiết lập các tổ chức khai thác vận tải hàng không chung hoặc cơ quan
khai thác quốc tế khai thác tầu bay không đăng ký tại bất kỳ một Quốc gia nào trong số các Quốc
gia ký kết đó, thì những Quốc gia này phải theo tình hình cụ thể chỉ định một Quốc gia trong số
đó, theo quy định của Công ước này, được coi như là Quốc gia đăng ký tầu bay và phải thông
báo cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế biết và Tổ chức này phải thông báo cho tất cả các
Quốc gia thành viên Công ước này biết.
Chương 7.
CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 19.
Cho đến ngày Công ước này có hiệu lực theo các quy định tại Điều 21, Công ước này được mở
để người đại diện thay mặt bất kỳ Quốc gia ký kết nào đến ngày đó là thành viên của Liên hợp
quốc hoặc là thành viên của bất kỳ Cơ quan chuyên môn nào ký.
Điều 20.
1. Công ước này phải được các Quốc gia ký kết phê chuẩn phù hợp với thủ tục theo hiến pháp
của Quốc gia đó.
2. Văn bản phê chuẩn phải được lưu chiểu tại Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế.
Điều 21.
1. Ngay sau khi mười hai Quốc gia ký kết nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn, thì Công ước có
hiệu lực giữa các Quốc gia đó vào ngày thứ chín mươi sau ngày văn bản phê chuẩn thứ mười hai
được lưu chiểu. Công ước sẽ có hiệu lực đối với mỗi Quốc gia sau này phê chuẩn Công ước này
vào ngày thứ chín mươi sau khi Quốc gia đó nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn của mình.
2. Ngay sau khi có hiệu lực, Công ước này phải được Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
đăng ký với Tổng thư ký Liên hợp quốc.
Điều 22.
1. Sau khi có hiệu lực, Công ước này được mở ra cho bất kỳ Quốc gia thành viên nào của Liên
hợp quốc hoặc của bất kỳ Cơ quan chuyên môn nào ra nhập.
2. Việc gia nhập của một Quốc gia sẽ có hiệu lực bằng cách nộp lưu chiểu văn bản gia nhập tới
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế và có hiệu lực vào ngày thứ chín mươi sau ngày nộp lưu
chiểu văn bản đó.
Điều 23.
1. Bất kỳ Quốc gia nào cũng có thể bãi bỏ Công ước này bằng cách gửi thông báo tới Tổ chức
hàng không dân dụng quốc tế.
2. Việc bãi bỏ sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể từ ngày Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế
nhận được thông báo bãi bỏ Công ước này.
Điều 24.
1. Mọi tranh chấp giữa hai hoặc nhiều Quốc gia liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công
ước này mà không thể giải quyết được bằng thương lượng, theo đề nghị của một trong số các
Quốc gia đó, sẽ được đưa ra trọng tài. Nêu trong vòng sáu tháng kể từ ngày đề nghị trọng tài các
bên không thể đồng ý về việc tổ chức trọng tài, thì bất kỳ bên nào trong các bên cũng có thể đưa
tranh chấp ra Tòa án quốc tế bằng cách đề nghị theo Quy chế của Tòa án đó.
2. Mỗi Quốc gia, tại thời điểm ký hoặc phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này, có thể tuyên bố
rằng mình không bị ràng buộc bởi khoản trên. Các Quốc gia ký kết khác sẽ không ràng buộc bởi
khoản trên đối với bất kỳ Quốc gia nào đã có bảo lưu như vậy.
3. Bất kỳ Quốc gia nào đã có bảo lưu theo khoản trên có thể, tại bất kỳ thời điểm nào, rút bảo lưu
đó bằng cách thông báo cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế biết.
Điều 25.
Trừ những quy định tại Điều 24, không bảo lưu nào khác có thể được lập đối với Công ước này.
Điều 26.
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế phải gửi thông báo tới tất cả các Quốc gia thành viên của
Liên hợp quốc hoặc của bất kỳ Cơ quan chuyên môn nào về:
a) Bất kỳ việc ký kết nào với Công ước và ngày ký;
b) việc lưu chiểu bất kỳ văn bản phê chuẩn hoặc gia nhập nào và ngày lưu chiểu của các văn bản
đó;
c) ngày Công ước có hiệu lực theo khoản 1, Điều 21;
d) việc nhận bất kỳ thông báo bãi bỏ Công ước nào và ngày nhận;
e) việc nhận bất kỳ tuyên bố hoặc thông báo nào theo Điều 24 và ngày nhận.
ĐỂ LÀM CHỨNG, các đại diện toàn quyền ký tên dưới đây, được ủy quyền thích hợp, đã ký
Công ước này.
Làm tại Tokyo ngày mười bốn tháng chín năm một nghìn chín trăm sáu mươi ba thành ba bản có
giá trị ngang nhau bằng tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha.
Công ước này sẽ được lưu chiểu tại Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế và tại đó, theo Điều
19, Công ước sẽ được mở để ký và Tổ chức này sẽ gửi các bản sao có chứng nhận của Công ước
này tới tất cả các Quốc gia thành viên của Liên hợp quốc hoặc của bất kỳ Cơ quan chuyên môn
nào.

CÔNG ƯỚC
NHẰM NGĂN CHẶN VIỆC CHIẾM GIỮ BẤT HỢP PHÁP TẦU BAY
Ký tại La Hay, ngày 16 tháng 12 năm 1970

LỜI NÓI ĐẦU


Các quốc gia thành viên của Công ước này
Xét rằng những hành vi bất hợp pháp chiếm đoạt hoặc thực hiện việc kiểm soát tầu bay đang bay
gây nguy hiểm tới an toàn của người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của các
chuyến bay và phá hoại lòng tin của các dân tộc trên thế giới về sự an toàn của hàng không dân
dụng;
Xét rằng việc xẩy ra những hành vi như vậy là một vấn đề rất nghiêm trọng;
Xét rằng, nhằm ngăn chặn những hành động như vậy, việc đưa ra những biện pháp thích hợp để
trừng phạt những kẻ phạm tội là nhu cầu rất cấp bách;
ĐÃ THỎA THUẬN NHƯ SAU:
Điều 1.
Bất kỳ cá nhân nào ở trên tầu bay trong khi đang bay:
a) sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, hoặc bằng bất kỳ hình thức đe dọa nào khác, bất hợp
pháp chiếm giữ, hoặc kiểm soát tầu bay đó, có ý định thực hiện bất kỳ hành vi nào như vậy, hoặc
b) là đồng phạm của kẻ thực hiện hoặc có ý định thực hiện bất kỳ hành vi nào như vậy.
thực hiện một hành vi phạm tội (sau đây gọi là “hành vi phạm tội”).
Điều 2.
Mỗi Quốc gia ký kết cam kết trừng phạt nghiêm khắc đối với hành vi phạm tội.
Điều 3.
1. Nhằm mục đích của Công ước này, một tầu bay được coi là đang bay tại bất kỳ thời điểm nào
khi tất cả các cửa ngoài của tầu bay được đóng lại sau khi đã xếp tải tới thời điểm mà bất kỳ một
cửa nào như vậy được mở để dỡ tải. Trong trường hợp hạ cánh bắt buộc, chuyến bay được coi là
tiếp tục cho đến khi nhà chức trách có thẩm quyền đảm nhận trách nhiệm đối với tầu bay và
người và tài sản trên tầu bay.
2. Công ước này không áp dụng đối với tầu bay sử dụng cho quân đội, hải quan và cảnh sát.
3. Công ước này chỉ được áp dụng nếu như nơi cất cánh hoặc nơi hạ cánh thực tế của tầu bay mà
hành vi phạm tội được thực hiện trên tầu bay ở ngoài lãnh thổ của Quốc gia đăng ký tầu bay đó,
không phân biệt việc tầu bay đang thực hiện chuyến bay quốc tế hay nội địa.
4. Trong những trường hợp nêu tại Điều 5, Công ước này không áp dụng nếu nơi cất cánh và hạ
cánh thực tế của tầu bay mà hành vi phạm tội được thực hiện trên tầu bay nằm ở trong lãnh thổ
của cùng Quốc gia đó, mà Quốc gia đó là một trong các Quốc gia đã quy định tại Điều đó.
5. Không tính đến khoản 3 và khoản 4 Điều này, Điều 6, 7, 8 và Điều 10 sẽ được áp dụng không
phụ thuộc vào nơi cất cánh hoặc hạ cánh thực tế của tầu bay, nếu kẻ phạm tội hoặc kẻ tình nghi
phạm tội được phát hiện trong lãnh thổ của một Quốc gia khác không phải là Quốc gia đăng ký
tầu bay đó.
Điều 4.
1. Mỗi Quốc gia ký kết sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết để thiết lập quyền tài phán của
mình đối với hành vi phạm tội và bất kỳ hành vi bạo lực nào chống lại hành khách hoặc tổ bay
do kẻ tình nghi phạm tội liên quan đến tội phạm thực hiện trong các trường hợp sau:
a) khi hành vi phạm tội được thực hiện trên tầu bay được đăng ký ở Quốc gia đó;
b) khi trên tầu bay mà hành vi phạm tội được thực hiện hạ cánh ở lãnh thổ của Quốc gia đó mà
kẻ bị tình nghi phạm tội vẫn ở trên tầu bay;
c) khi hành vi phạm tội được thực hiện trên tầu bay thuê cho người thuê không tổ lái mà người
thuê có trụ sở kinh doanh chính hoặc trụ sở thường trực ở Quốc gia đó nêu không có trụ sở kinh
doanh chính.
2. Tương tự như vậy, mỗi Quốc gia ký kết cần thực hiện những biện pháp cần thiết để thiết lập
quyền tài phán của mình đối với hành vi phạm tội trong trường hợp nơi kẻ bị tình nghi phạm tội
trong trường hợp nơi kẻ bị tình nghi phạm tội đang có mặt trong lãnh thổ của Quốc gia mình và
Quốc gia này không dẫn độ người đó theo Điều 8 tới các Quốc gia nêu tại khoản 1 Điều này.
3. Công ước này không loại trừ bất kỳ quyền tài phán hình sự nào được thực hiện theo quy định
của luật quốc gia.
Điều 5.
Các Quốc gia ký kết thiết lập tổ chức khai thác vận tải hàng không chung hoặc các cơ quan khai
thác quốc tế để khai thác các tầu bay có đăng ký chung hay đăng ký quốc tế, bằng những phương
pháp thích thợp, chỉ định cho từng tầu bay một Quốc gia trong các quốc gia đó thực hiện quyền
tài phán và với tư cách của Quốc gia đăng ký phù hợp với mục đích của Công ước này và gửi
thông báo về vấn đề này tới Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế để Tổ chức này thông báo tới
các Quốc gia thành viên của Công ước này.
Điều 6.
1. Khi điều kiện cho phép, bất kỳ Quốc gia ký kết nào mà kẻ phạm tội hoặc kẻ bị tình nghi phạm
tội đang có mặt trong lãnh thổ của mình, phải bắt giữ người đó hoặc áp dụng các biện pháp khác
để bảo đảm sự có mặt của người đó. Việc bắt giữ và các biện pháp này được thực hiện theo quy
định của Luật Quốc gia đó nhưng việc đó chỉ có thể được tiếp tục tới thời điểm cần thiết để có
thể tiến hành bất kỳ thủ tục tố tụng hình sự hoặc dẫn độ nào.
2. Quốc gia đó sẽ tiến hành ngay việc điều tra sơ bộ sự việc đó.
3. Bất kỳ người nào bị bắt giữ theo khoản 1 của Điều này phải được giúp đỡ để liên lạc ngay lập
tức với cơ quan đại diện thích hợp gần nhất của Quốc gia mà người đó là công dân.
4. Khi một Quốc gia bắt giữ một người theo Điều này, thì Quốc gia đó phải thông báo ngay cho
Quốc gia đăng ký tầu bay, cho Quốc gia nêu tại khoản 1 (c) của Điều 4, Quốc gia mà người bị
giam giữ mang quốc tịch và, nếu xét thấy cần thiết, thông báo cho các Quốc gia liên quan khác
biệt về việc giam giữ người đó và về hoàn cảnh cho phép việc giam giữ đó. Quốc gia tiến hành
điều tra sơ bộ nói tại khoản 2 của Điều này phải ngay lập tức báo cáo những phát hiện của mình
cho các Quốc gia nói trên và phải cho biết mình có thực hiện quyền tài phán hay không?
Điều 7.
Quốc gia ký kết mà kẻ tình nghi được tìm thấy trong lãnh thổ của mình, nếu không dẫn độ người
đó, phải chuyển vụ việc đó cho nhà chức trách có thẩm quyền của mình để tiến hành tố tụng,
không trừ trường hợp ngoại lệ nào và dù hành vi phạm tội đó có được thực hiện trên lãnh thổ của
Quốc gia đó hay không. Các nhà chức trách này sẽ ra quyết định tương tự như bất cứ vụ phạm
tội nghiệm trọng thông thường nào theo Luật của Quốc gia đó.
Điều 8.
1. Hành vi phạm tội sẽ được coi là các hành vi phạm tội có thể bị dẫn độ theo quy định tại bất kỳ
điều ước về dẫn độ nào đã được ký kết giữa các Quốc gia ký kết. Các Quốc gia ký kết cam kết
đưa hành vi phạm tội này thành hành vi phạm tội có thể bị dẫn độ vào mọi điều ước về dẫn độ
được ký kết giữa các Quốc gia đó.
2. Nếu một Quốc gia ký kết thực hiện việc dẫn độ với điều kiện phải cần sự tồn tại của một điều
ước nhận được yêu cầu dẫn độ của một Quốc gia ký kết khác mà Quốc gia đó không có điều ước
về dẫn độ, thì Quốc gia đó có thể xem xét lựa chọn Công ước này như là một cơ sở pháp lý cho
việc dẫn độ đối với hành vi phạm tội đó. Việc dẫn độ sẽ tùy thuộc vào các điều kiện khác theo
những quy định của Luật của Quốc gia được đề nghị.
3. Các Quốc gia ký kết thực hiện việc dẫn độ với điều kiện không cần sự tồn tại của một điều
ước sẽ công nhận hành vi phạm tội là hành vi phạm tội có thể bị dẫn độ giữa các Quốc gia đó tùy
thuộc vào các điều kiện của Luật của Quốc gia được đề nghị.
4. Nhằm mục đích dẫn độ giữa các Quốc gia ký kết, hành vi phạm tội sẽ được xem như hành vi
đó được thực hiện không chỉ ở nơi mà hành vi phạm tội đã được thực hiện mà còn ở trong lãnh
thổ của các Quốc gia yêu cầu thiết lập quyền tài phán của mình theo quy định tại khoản 1 của
Điều 4.
Điều 9.
1. Khi bất kỳ một hành vi nào nêu tại Điều 1 (a) xẩy ra hoặc sẽ xẩy ra, các Quốc gia ký kết sẽ áp
dụng tất cả các biện pháp thích hợp để lấy lại quyền kiểm soát tầu bay cho người chỉ huy hợp
pháp tầu bay hoặc duy trì quyền kiểm soát tầu bay của người chỉ huy đó.
2. Trong những trường hợp quy định tại khoản trên, bất kỳ Quốc gia ký kết nào mà tầu bay hoặc
hành khách hoặc tổ bay của tầu bay đang có mặt tại đó, sẽ tạo điều kiện để hành khách và tổ bay
tiếp tục hành trình ngay khi có thể và không chậm trễ trả lại tầu bay và hàng hóa trên tầu bay cho
người sở hữu hợp pháp.
Điều 10.
1. Các Quốc gia ký kết sẽ cố gắng dành cho nhau những biện pháp trợ giúp đầy đủ nhất liên quan
đến tố tụng hình sự đối với hành vi phạm tội và các hành vi khác quy định tại Điều 4. Luật của
Quốc gia yêu cầu sẽ được áp dụng đối với tất cả các trường hợp.
2. Những quy định tại khoản 1 Điều này sẽ không ảnh hưởng đến những nghĩa vụ quy định trong
bất kỳ điều ước đa phương hay song phương nào điều chỉnh hoặc sẽ điều chỉnh, toàn bộ hay từng
phần, sự giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề hình sự.
Điều 11.
Mỗi Quốc gia ký kết sẽ thông báo tới Hội đồng Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế càng
nhanh càng tốt bất kỳ tin tức liên quan nào mà mình nắm được theo quy định của Luật Quốc gia
liên quan đến:
a) các tình tiết hành vi phạm tội;
b) hành động đã thực hiện theo Điều 9;
c) những biện pháp đã thực hiện liên quan đến kẻ phạm tội hoặc kẻ bị tình nghi phạm tội, và, đặc
biệt liên quan đến kết quả của bất kỳ thủ tục dẫn độ và thủ tục pháp lý khác.
Điều 12.
1. Mọi tranh chấp giữa hai hoặc nhiều Quốc gia liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công
ước này mà không thể giải quyết bằng thương lượng, theo đề nghị của một trong số các Quốc gia
đó, sẽ được đưa ra trọng tài. Nếu trong vòng sáu tháng kể từ ngày đề nghị trọng tài các bên
không thể đồng ý về việc tổ chức trọng tài, thì bất kỳ bên nào trong các bên cũng có thể đưa
tranh chấp rà Tòa án quốc tế bằng cách đề nghị theo Quy chế của Tòa án đó.
2. Mỗi Quốc gia có thể, tại thời điểm ký hoặc phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này, tuyên bố
rằng mình không bị ràng buộc bởi khoản trên. Các Quốc gia ký kết khác sẽ không ràng buộc bởi
khoản trên đối với bất kỳ Quốc gia nào đã đưa ra bảo lưu như vậy.
3. Bất kỳ Quốc gia nào đã có bảo lưu theo khoản trên có thể, tại bất kỳ thời điểm nào, rút bảo lưu
đó bằng cách thông báo cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế biết.
Điều 13.
1. Công ước này sẽ được mở để các Quốc gia tham gia Hội nghị quốc tế về luật hàng không tổ
chức tại La Hay từ ngày 1 đến 16/12/1970 (sau đây được gọi là Hội nghị La Hay) ký tại La Hay
ngày 16/12/1970. Sau ngày 31/12/1970, Công ước sẽ được mở cho tất cả các quốc gia ký tại
Mát-xcơ-va, Luân Đôn và Oa-sinh-tơn. Bất kỳ Quốc gia nào không ký Công ước này trước ngày
Công ước cố hiệu lực theo khoản 3 của Điều này cũng có thể gia nhập Công ước này vào bất kỳ
lúc nào.
2. Công ước này phải được các Quốc gia ký kết phê chuẩn. Văn bản phê chuẩn và gia nhập được
lưu chiểu tại các Chính phủ Liên Xô; Vương quốc Anh và Bắc Ai Len và Hoa Kỳ, sau đây được
gọi là các Chính phủ lưu chiểu.
3. Công ước này sẽ có hiệu lực sau ba mươi ngày kể từ ngày nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn
của mười Quốc gia đã tham gia Hội nghị La Hay ký kết Công ước này.
4. Đối với các Quốc gia khác, Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày Công ước này có hiệu lực
theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc ba mươi ngày sau ngày nộp lưu chiểu văn bản phê
chuẩn hoặc gia nhập, tính theo ngày nộp lưu chiểu nào muộn hơn.
5. Các Chính phủ lưu chiểu sẽ ngay lập tức thông báo cho các Quốc gia ký kết và gia nhập ngày
của mỗi chữ ký, ngày lưu chiểu một văn bản phê chuẩn hoặc gia nhập, ngày có hiệu lực của
Công ước này và những thông báo khác.
6. Ngay sau khi có hiệu lực, các Chính phủ lưu chiểu sẽ đăng ký Công ước này theo Điều 102
Hiến chương Liên hợp quốc và Điều 83 Công ước về hàng không dân dụng quốc tế (Chicago,
1944).
Điều 14.
1. Bất kỳ Quốc gia ký kết nào cũng có thể bãi bỏ Công ước này bằng cách gửi văn bản tới các
Chính phủ lưu chiểu.
2. Việc bãi bỏ có hiệu lực sau sáu tháng kể từ ngày các Chính phủ lưu chiểu nhận được thông
báo bãi bỏ Công ước này.
ĐỂ LÀM CHỨNG, các đại diện toàn quyền ký tên dưới đây, được ủy quyền thích hợp của Chính
phủ mình, đã ký Công ước này.
Làm tại La hay ngày mười sáu tháng mười hai năm một nghìn chín trăm bảy mươi thành ba bản
gốc, mỗi bản gốc được làm bằng bốn thứ tiếng có giá trị như nhau bằng tiếng Anh, Pháp, Nga và
Tây Ban Nha.
CÔNG ƯỚC
NGĂN CHẶN CÁC HÀNH VI BẤT HỢP PHÁP CHỐNG LẠI AN TOÀN HOẠT ĐỘNG
HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
Ký tại Montreal ngày 23.9.1971
Các Quốc gia thành viên của Công ước này
Xét rằng các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng gây nguy hiểm đến an
toàn của các cá nhân và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của dịch vụ hàng không,
làm mất lòng tin vào sự an toàn hàng không dân dụng của nhân dân toàn thế giới;
Xét rằng việc xẩy ra những hành vi này là một vấn đề rất nghiêm trọng;
Xét rằng nhằm ngăn chặn những hành động này, cần thiết phải đưa ra những biện pháp thích hợp
để trừng phạt những kẻ phạm tội;
Đã thoả thuận như sau:
Điều 1:
1. Một người thực hiện một hành vi phạm tội nếu người đó cố ý và bất hợp pháp:
(a) có hành vi bạo lực đối với một người đang ở trên tầu bay trong khi bay mà hành động đó sẽ
gây nguy hiểm đến an toàn của tầu bay đó; hoặc
(b) phá huỷ tầu bay đang sử dụng hoặc làm hỏng tầu bay dẫn đến mất khả năng bay hoặc sẽ gây
mất an toàn của tầu bay trong khi bay; hoặc
(c) đặt hoặc chỉ đạo đặt vào tầu bay đang sử dụng, dù bằng bất cứ phương thức nào, một thiết bị
hoặc chất sẽ phá huỷ tầu bay hoặc gây thiệt hại cho tầu bay dẫn đến làm mất khả năng bay, hoặc
làm hỏng tầu bay dẫn đến mất an toàn của tầu bay đang bay; hoặc
(d) phá huỷ hoặc làm hỏng phương tiện dẫn đường hàng không hoặc cản trở hoạt động của các
thiết bị đó, nếu bất kỳ hành động nào như vậy sẽ gây mất an toàn cho tầu bay đang bay.
(e) chuyển thông tin mà mình biết là sai để làm mất an toàn cho tầu bay đang bay.
2. Một người thực hiện một hành vi phạm tội nếu:
(a) cố gắng thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội nào nêu tại khoản 1 của Điều này; hoặc
(b) là kẻ đồng phạm của kẻ thực hiện hoặc cố gắng thực hiện bất kỳ một hành vi phạm tội như
vậy.
Điều 2:
Nhằm mục đích của Công ước này:
(a) một tầu bay được coi là đang bay kể từ thời điểm mà tất cả các cánh cửa ngoài được đóng lại
sau khi xếp tải tới thời điểm khi mà bất kỳ cửa nào như vậy được mở ra để dỡ tải; trong trường
hợp hạ cánh bắt buộc, chuyến bay được coi là đang bay đến khi nhà chức trách có thẩm quyền
tiếp quản trách nhiệm đối với tầu bay và cá nhân và tài sản trên tầu bay.
(b) một tầu bay được coi là đang khai thác tính từ khi các nhân viên phục vụ dưới mặt đất hoặc
tổ bay bắt đầu việc chuẩn bị trước khi bay của tầu bay cho một chuyến bay cụ thể cho tới khi 24
giờ sau khi có bất kỳ hạ cánh nào; thời gian khai thác, trong mọi trường hợp, sẽ được kéo dài
trong suốt toàn bộ thời gian tầu bay đang bay như được xác định trong khoản (a) Điều này.
Điều 3:
Mỗi Quốc gia ký kết cam kết áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc các hành vi phạm
tội được nêu tại Điều 1.
Điều 4:
1. Công ước này không áp dụng đối với tầu bay phục vụ quân đội, hải quan hoặc cảnh sát.
2. Không phụ thuộc việc tầu bay thực hiện chuyến bay quốc tế hay nội địa, Công ước này áp
dụng đối với mọi trường hợp quy định tại tiết (a), (b), (c) và (e) khoản 1 Điều 1, nếu:
(a) nơi cất, hạ cánh thực tế hoặc dự định của tầu bay nằm ngoài lãnh thổ của quốc gia đăng ký
tầu bay đó; hoặc
(b) hành vi phạm tội được thực hiện trong lãnh thổ của Quốc gia không phải là Quốc gia đăng ký
tầu bay.
3. Mặc dù có quy định tại khoản 1 Điều này, trong những trường hợp quy định tại tiết (a), (b), (c)
và (e) khoản 1 Điều 1, Công ước này cũng được áp dụng nếu kẻ phạm tội hoặc kẻ tình nghi
phạm tội bị phát hiện trên lãnh thổ của Quốc gia không phải là Quốc gia đăng ký tầu bay.
4. Đối với các Quốc gia được nêu tại Điều 9 và trong những trường hợp được nêu tại tiết (a), (b),
(c) và (e) khoản 1 Điều 1, Công ước này không áp dụng nếu những nơi quy định trong tiết (a)
khoản 2 Điều này nằm trong lãnh thổ của một Quốc gia được nêu tại Điều 9, trừ khi hành vi
phạm tội được thực hiện hoặc kẻ phạm tội hoặc kẻ tình nghi phạm tội bị phát hiện trên lãnh thổ
của bất kỳ một Quốc gia nào khác.
5. Trong trường hợp được quy định tại tiết (d) khoản 1 Điều 1, Công ước này chỉ áp dụng nếu
các thiết bị dẫn đường được sử dụng cho dẫn đường hàng không quốc tế.
6. Những quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này cũng sẽ áp dụng cho những trường hợp được
quy định tại khoản 2 Điều 1.
Điều 5:
1. Mỗi Quốc gia ký kết sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để thiết lập quyền tài phán của mình
đối với các hành vi phạm tội trong những trường hợp sau:
(a) khi một hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ của Quốc gia đó;
(b) khi hành vi phạm tội được thực hiện trên tầu bay hoặc đối với tầu bay đăng ký ở Quốc gia đó;
(c) khi hành vi phạm tội được thực hiện trên tầu bay hạ cánh trong lãnh thổ của quốc gia đó cùng
với kẻ tình nghi vẫn ở trên tầu bay;
(d) khi hành vi phạm tội được thực hiện trên tầu bay hoặc đối với tầu bay đã thuê khô mà người
thuê có trụ sở chính hoặc nơi thường trú, nếu không có trụ sở chính, ở quốc gia đó.
2. Mỗi Quốc gia ký kết sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết để thiết lập quyền tài phán của
mình đối với những hành vi phạm tội đã nêu tại Điều 1, khoản 1 (a), (b) và (c) và Điều 1, khoản
2 trong chừng mực các điều khoản đó có liên quan đến các hành vi phạm tội, trong trường hợp
kẻ tình nghi phạm tội đang hiện diện trên lãnh thổ của mình và Quốc gia này không dẫn độ tội
phạm, theo quy định của Điều 8, cho các Quốc gia được nêu tại khoản 1 Điều này.
3. Công ước này không loại trừ việc thực hiện bất kỳ quyền tài phán hình sự nào theo quy định
của luật quốc gia.
Điều 6:
1. Khi điều kiện cho phép, bất kỳ Quốc gia ký kết nào mà kẻ phạm tội hoặc kẻ tình nghi phạm tội
hiện diện trên lãnh thổ của mình, phải bắt giam kẻ đó hoặc áp dụng các biện pháp khác để bảo
đảm sự hiện diện của kẻ đó. Việc giam giữ và các biện pháp khác sẽ theo quy định trong luật của
Quốc gia đó nhưng chỉ tiếp tục tới thời điểm cần thiết để có thể để tiến hành các thủ tục hình sự
hoặc dẫn độ.
2. Quốc gia đó phải nhanh chóng tiến hành điều tra sơ bộ về vụ việc.
3. Bất kỳ người nào bị giam giữ theo quy định tại khoản 1 Điều này sẽ được bỗ trợ trong việc
thông báo ngay cho đại diện gần nhất của Quốc gia nơi người đó là công dân.
4. Theo quy định của Điều này, khi một Quốc gia giam giữ một người thì phải nhanh chóng
thông báo cho các Quốc gia nêu tại Điều 5, khoản 1 cho Quốc gia mà người bị giam giữ mang
quốc tịch và bất kỳ Quốc gia nào có liên quan về việc người đó bị giam giữ và những chi tiết của
lệnh tạm giam, nếu Quốc gia đó xét thấy cần thiết. Quốc gia tiến hành điều tra sơ bộ theo quy
định tại khoản 2 Điều này phải nhanh chóng thông báo những phát hiện của mình cho các Quốc
gia nói trên và chỉ rõ dự kiến có thực hiện quyền tài phán hay không.
Điều 7:
Quốc gia ký kết nơi kẻ tình nghi được tìm thấy, nếu không dẫn độ kẻ đó, thì phải chuyển giao vụ
việc cho nhà chức trách có thẩm quyền của mình để tiến hành các thủ tục tố tụng mà không phụ
thuộc vào việc tội phạm có được thực hiện trên lãnh thổ của mình hay không. Các nhà chức trách
này đưa ra quyết định của mình như trong bất kỳ vụ hành vi phạm tội thông thường khác có tính
chất nghiêm trọng theo luật của Quốc gia đó.
Điều 8:
1. Các tội phạm có thể bao gồm các tội phạm được dẫn độ trong bất kỳ điều ước dẫn độ nào giữa
các Quốc gia ký kết. Các Quốc gia ký kết cam kết quy định các tội phạm có thể được dẫn độ vào
trong mọi điều ước dẫn độ được ký kết giữa các Quốc gia.
2. Nếu một Quốc gia ký kết thực hiện việc dẫn độ theo quy định của điều ước hiện hành nhận
được yêu cầu dẫn độ của Quốc gia ký kết khác chưa tham gia vào điều ước về dẫn độ thì Quốc
gia này có thể xem xét Công ước này như là cơ sở pháp lý cho việc dẫn độ kẻ phạm tội. Việc dẫn
độ thực hiện theo những quy định của luật của Quốc gia yêu cầu.
3. Các Quốc gia ký kết không thực hiện việc dẫn độ theo quy định của một điều ước hiện hành sẽ
xem xét những tội phạm có thể bị dẫn độ giữa các Quốc gia đó theo những điều kiện mà luật của
Quốc gia yêu cầu quy định.
4. Các Quốc gia ký kết sẽ xem xét từng tội phạm để dẫn độ nếu tội phạm được thực hiện không
chỉ ở nơi hành vi phạm tội xẩy ra mà còn trên lãnh thổ của các Quốc gia đã cam kết thiết lập
quyền tài phán theo với tiết (b), (c) và (d) khoản 1 Điều 5.
Điều 9:
Nhằm mục đích của Công ước này, các Quốc gia ký kết thành lập các tổ chức khai thác vận tải
hàng không liên doanh hoặc các cơ quan khai thác quốc tế khai thác tầu bay theo đăng ký chung
hoặc đăng ký quốc tế, sẽ bằng các biện pháp thích hợp, chỉ định một Quốc gia trong số đó thực
hiện quyền tài phán đối với mỗi tầu bay và với tư cách Quốc gia đăng ký tầu bay. Các Quốc gia
đó phải thông báo cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế để Tổ chức này thông báo cho tất
cả các Quốc gia thành viên của Công ước này.
Điều 10:
1. Các Quốc gia ký kết, căn cứ vào quy định của luật quốc gia và Luật quốc tế, sẽ cố gắng thực
hiện các biện pháp có thể nhằm mục đích ngăn chặn các tội phạm nêu tại Điều 1.
2. Khi một chuyến bay bị trì hoãn hoặc bị gián đoạn do việc thực hiện một trong các tội phạm
nêu tại Điều 1, bất kỳ Quốc gia ký kết nào nơi tầu bay, hoặc hành khách hoặc tổ bay hiện diện sẽ
tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục chuyến đi của hành khách và tổ bay ngay khi có thể mà không
trì hoãn việc trao trả tầu bay và hàng hoá trên tầu bay cho người sở hữu hợp pháp tầu bay.
Điều 11:
1. Các Quốc gia ký kết giành cho nhau giúp đỡ toàn diện liên quan đến thủ tục hình sự được áp
dụng đối với các tội phạm. Trong mọi trường hợp, luật của Quốc gia yêu cầu sẽ được áp dụng.
2. Những quy định của khoản 1 Điều này sẽ không ảnh hưởng tới các nghĩa vụ theo bất kỳ Điều
ước song phương, đa phương nào khác điều chỉnh hoặc sẽ điều chỉnh toàn bộ hay một phần sự
trợ giúp lẫn nhau trong các vấn đề hình sự.
Điều 12:
Căn cứ theo luật của mình, bất kỳ Quốc gia ký kết nào có lý do tin rằng một trong các tội phạm
nêu tại Điều 1 được thực hiện sẽ cung cấp bất kỳ thông tin liên quan nào mà mình có cho các
quốc gia mà mình biết là các Quốc gia được nêu tại khoản 1, Điều 5.
Điều 13:
Mỗi Quốc gia ký kết, theo quy định của luật quốc gia, sẽ thông báo tới Hội đồng Tổ chức Hàng
không dân dụng quốc tế thông tin liên quan mà quốc gia đó đang có ngay khi có thể về:
(a) các tình tiết của tội phạm;
(b) hành động đã thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10;
(c) các biện pháp đã thực hiện đối với kẻ phạm tội hoặc kẻ bị tình nghi phạm tội và, cụ thể là kết
quả của bất kỳ thủ tục dẫn độ hoặc thủ tục pháp lý nào.
Điều 14:
1. Mọi tranh chấp giữa hai hoặc nhiều Quốc gia ký kết liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng
Công ước này mà không thể giải quyết bằng thương lượng, sẽ được đưa ra trước trọng tài theo
yêu cầu của một trong số các bên. Nếu trong vòng 6 tháng kể từ ngày đề nghị trọng tài giải quyết
mà các Bên không thể thoả thuận được tổ chức trọng tài, một trong số các Bên có thể yêu cầu
đưa tranh chấp ra Toà án quốc tế theo Quy chế của Toà án.
2. Khi ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này, mỗi Quốc gia có thể tuyên bố rằng mình
không bị giới hạn bởi điều khoản trên. Các Quốc gia ký kết khác sẽ không bị giới hạn bởi điều
khoản mà bất kỳ Quốc gia ký kết nào có sự bảo lưu.
3. Các Quốc gia ký kết có bảo lưu theo điều khoản trên, tại bất kỳ thời điểm nào, có thể rút sự
bảo lưu bằng cách gửi thông báo cho Chính phủ lưu giữ.
Điều 15:
1. Công ước này mở ra để ký kết tại Montreal ngày 23.9.1971, do các quốc gia tham gia Hội nghị
quốc tế về Luật hàng không tổ chức tại Montreal từ ngày 08 đến 23.9.1971 (sau đây được gọi là
Hội nghị Montreal). Sau ngày 10.10.1971, Công ước được mở ra cho tất cả các Quốc gia ký kết
tại Matxcơva, Luân-đôn và Oasinhtơn. Bất kỳ quốc gia nào chưa ký Công ước này trước ngày
Công ước có hiệu lực theo khoản 3 Điều này có thể gia nhập Công ước vào bất kỳ thời gian nào.
2. Công ước này sẽ được các quốc gia ký kết phê chuẩn. Văn bản phê chuẩn và gia nhập được
chuyển tới Chính phủ các nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô-viết, Liên hiệp Anh và
Bắc Ai Len, và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, sau đây được chỉ định là các Chính phủ lưu giữ.
3. Công ước này sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn kiện phê chuẩn của 10
quốc gia tham gia Hội nghị Montreal ký kết Công ước này.
4. Đối với các Quốc gia khác, Công ước này có hiệu lực vào ngày có hiệu lực của Công ước theo
khoản 3 Điều này, hoặc sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản phê chuẩn hoặc gia nhập sau
đó.
5. Các Chính phủ lưu giữ nhanh chóng thông báo cho tất cả các quốc gia ký kết và gia nhập về
ngày ký kết của từng quốc gia, ngày nhận được của mỗi văn bản phê chuẩn hoặc gia nhập, ngày
có hiệu lực của Công ước và các thông báo khác.
6. Ngay sau khi Công ước có hiệu lực, các Chính phủ lưu giữ sẽ đăng ký Công ước này theo quy
định của Điều 102 của Hiến chương Liên hợp quốc và Điều 83 của Công ước về hàng không dân
dụng quốc tế (Chicago, 1944).
Điều 16:
1. Bất kỳ Quốc gia ký kết nào cũng có thể rút khỏi Công ước này bằng cách gửi thông báo bằng
văn bản cho các Chính phủ lưu giữ.
2. Việc rút sẽ có hiệu lực sau sáu tháng tính từ ngày các Chính phủ lưu giữ nhận được thông báo.
Để làm bằng, các vị Đại diện ký tên dưới đây, được Chính phủ của họ uỷ quyền, đã ký vào Công
ước này.
Làm tại Montreal vào ngày hai mươi ba tháng chín năm một nghìn chín bảy mươi một thành ba
bản chính, mỗi bản được làm bằng bốn thứ tiếng Anh, Pháp, Liên Xô và Tây Ban Nha có giá trị
như nhau.

You might also like