Nhóm 6 Malaysia B N Word

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Pháp luật Malaysia

1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ MALAYSIA


- Nhà nước hiện đại Malaysia là nhà nước liên bang được thành lập năm 1963, với 13 bang và ba vùng
thành thổ thuộc liên bang, chia thành hai khu vực hành chính lãnh thổ:
+Vùng hành chính lãnh thổ thứ nhất là bán đảo Malaysia (còn được gọi là Malay và West
Malaysia) có 11 bang và các vùng lãnh thổ thuộc liên bang-Kuala Lumpur, Labuan và Putrajaya.
+ Vùng hành chính lãnh thổ thứ hai gồm hai bang là Sabah và Sarawak.
Với dân số chiếm 0,42% dân số thế giới, Malaysia có khoảng hơn 60 dân tộc khác nhau. Trong đó,
khoảng 16 dân tộc có số lượng dân cư khá đông, số còn lại là dân tộc thiểu số. Cơ cấu thành phần tôn giáo
trong dân cư Malaysia cũng rất đa dạng. Người Hồi giáo (60%), người theo đạo Phật (20%), đạo Cơ Đốc
(9%), đạo Hindu (6.3%).
NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
- Hệ thống PL của Malaysia ảnh hưởng bởi các tập quán của người Malaysia, đạo Hồi, common law của
Anh và những tập quán khác không phải của người Malaysia.
- Quá trình thuộc địa hóa của Anh đối với các vùng lãnh thổ của Malaysia tạo điều kiện cho pháp luật Anh
được áp dụng ở Malaysia. Đến năm 1786 người Anh mới thiết lập được sự kiểm soát đầu tiên ở vùng lãnh
thổ Malaysia và Penang. Sau đó, người Anh đã từng bước thực hiện sự kiểm soát đối với các vùng đất
khác.
- Tuy nhiên “các bang của Malaya không phải là thuộc địa theo đúng nghĩa mà thực chất là những nước
được bảo hộ với những người đứng đầu vẫn tiếp tực thực hiện quyền lực chủ yếu là mang tính hình thức
về các cấn đề hành chính, quyền lực thực sự và tối cao được thực hiện bởi các công sứ của Anh, một loại
toàn quyền, là những người đại diện của chính quyền Anh”.
- Pháp luật Anh được áp dụng ở Malaysia trên cơ sở những tuyên bố của chính quyền Anh về pháp luật
đối với vùng lãnh thổ này và kèm theo đó là việc thành lập các tòa án của Anh ở các vùng do người Anh
kiểm soát. Việc thành lập các tòa án đã tạo điều kiện cho pháp luật Anh được áp dụng tại các vùng lãnh
thổ của Malaysia.
- Ngoài việc thành lập tòa án các quy định về thương mại và dân sự của pháp luật Anh cũng được tiếp
nhận vào Malaysia cuối tk XIX sang đến những năm 50 của tk XX. Sự tiếp nhận này được thể hiện rõ
trong Sắc lệnh Luật dân sự năm 1878 được sửa đổi bằng Luật dân sự năm 1956, trong đó xác định những
qui định của pháp luật Anh được áp dụng ở Malaysia.
- Trong suốt quá trình lịch sử đến nay, việc tiếp nhận pháp luật của Anh vào Malaysia được thực hiện
thông qua nhiều hình thức khác nhau mà chủ yếu là thông qua các tác phẩm và các nhà lập pháp.Các thẩm
phán trong quá trình xét xử áp dụng các nguyên tắc pl của Anh, các nhà xây dựng luật pháp khi soạn thảo
và ban hành các đạo luật đã đưa các nguyên tắc pháp luật đã được các thẩm phán áp dụng vào trong đạo
luật. Ngoài ra việc các luật gia được đào tạo theo truyền thống của Anh và tiếng Anh được xem là ngôn
ngữ phổ biến trong hoạt động của bộ máy nhà nước cũng là những nhân tố làm cho Malaysia dễ dàng tiếp
nhận pháp luật Anh.
2. HỆ THỐNG TÒA ÁN MALAYSIA
Malaysia có hai hệ thống tòa án tồn tại song song và độc lập: hệ thống tòa án thường và hệ thống tòa án
Hồi giáo.

2.1. Hệ thống tòa án thường: có cơ cấu tổ chức giống như hệ thống tòa án của nhà nước đơn nhất mặc
dù Malaysia là nhà nước có cấu trúc liên bang.

+ Tòa án cao nhất trong hệ thống tòa án Malaysia là Tòa án liên bang, sau đó đến Tòa án phúc thẩm,
bên dưới là hai tòa án cấp cao có thẩm quyền và địa vị ngang nhau (tòa án của vùng bán đảo Malaya, tòa
án của các bang Sabah và Sarawak), dưới đó lần lượt là tòa án Sesions và Magistrate, Tòa án chưa
thành niên, tòa án Penghulu.

2.1.1. Tòa án Liên bang (trước ngày 26/06/1994 có tên gọi là Tòa án tối cao)

- Tòa án Liên bang: là tòa án cao nhất trong hệ thống tòa án Malaysia, có thẩm quyền xét xử phúc thẩm
cuối cùng. Thẩm quyền của Tòa án liên bang là xét xử phúc thẩm các quyết định của các tòa án phúc
thẩm. Khía cạnh luật hiến pháp, Tòa án liên bang có thẩm quyền xét xử các vấn đề liên quan đến hiến
pháp như giá trị của các đạo luật của Nghị viện liên bang hoặc cơ quan lập pháp của các bang và tranh
chấp giữa các bang hoặc giữa chính phủ liên bang và chính quyền các bang về thẩm quyền được hiến
pháp quy định.

Tòa án liên bang gồm: Chánh án Tòa án liên bang, Chánh án Tòa phúc thẩm, hai chánh án của hai tòa án
cấp cao và bốn thẩm phán khác của Tòa án liên bang
+ Chánh án Tòa án liên bang là người lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu Tòa án liên
bang cũng như đứng đầu hệ thống tư pháp.

- Các vụ việc đặc biệt liên quan đến giải thích hiến pháp hoặc tranh chấp giữa các bang hoặc giữa chính
quyền liên bang và chính quyền các bang thì hội đồng xét xử có thể là năm hoặc bảy thẩm phán. Còn các
vụ việc thường xét xử ở Tòa án liên bang được thực hiện bởi hội đồng gồm ba thẩm phán.

2.1.2. Tòa án phúc thẩm

- Tòa án phúc thẩm là cơ quan thực hiện chức năng phúc thẩm các phán quyết của tòa án cấp cao trong cả
lĩnh vực hình sự và dân sự. Tòa án phúc thẩm là tòa án xét xử phúc thẩm cuối cùng các vấn đề được quyết
định trong phạm vi thẩm quyền xét xử phúc thẩm và tái thẩm của tòa án cấp cao. Trong quá trình xét xử,
Tòa án phúc thẩm có thể hủy bỏ các phán quyế của các tòa án cấp cao

- Trong lĩnh vực hình sự: Tòa án phúc thẩm có thẩm quyền phúc thẩm các phán quyết sơ thẩm của Tòa án
cấp cao và phán quyết phúc thẩm hoặc tái thẩm của tòa án cấp cao đối với các phán quyết của tòa án cấp
dưới.

- Trong lĩnh vực dân sự: Tòa án phúc thẩm cũng có thẩm quyền xét xử và quyết định phúc thẩm đối với
phán quyết hoặc lệnh của Tòa án cấp cao trong các vụ kiện hoặc vấn đề dân sự. Theo quy định của pháp
luật, Tòa án phúc thẩm sẽ không tiến hành xét xử phúc thẩm các phán quyết của Tòa án cấp cao trong các
trường hợp:

“+ Tổng giá trị của tranh chấp dưới 250.000 MR, trừ khi toà án phúc thẩm có văn bản chấp nhận xét xử
phúc thẩm vụ việc đó.

+ Khi phán quyết hoặc mệnh lệnh được đưa ra trên cơ sở sự đồng ý của các bên.

+ Khi phán quyết hoặc mệnh lệnh chỉ liên quan đến chi phí mà pháp luật trao quyển cho toà án qưyết
định, trừ khi toà án phúc thẩm có văn bản chấp nhận xét xử phúc thấm phán quyết hoặc mệnh lệnh đó.

+ Khi bất kì luật thành văn nào đang có hiệu lực quy định rõ ràng phán quyết của toà án cấp cao là phán
quyết cuối cùng.”

2.1.3. Toà án cấp cao

- Malaysia có hai toà án cấp cao (tổng 55 thẩm phán) có thẩm quyền ngang nhau: toà án cấp cao ở bán
đảo Malaya (48 thẩm phán) và toà án cấp cao ở Sabah và Sarawak (7 thẩm phán).

- Các toà án cấp cao vừa có chức năng xét xử sơ thẩm vừa có chức năng xét xử phúc thẩm phán quyết,
giám sát việc xét xử của các toà án cấp dưới.
- Về chức năng xét xử sơ thẩm, các toà án cấp cao có thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự và hình sự
với thẩm quyền được xác định theo lãnh thổ.

+ Trong lĩnh vực hình sự, chỉ xét xử những vụ án hình sự nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật hình sự
Malaysia với mức hình phạt được áp dụng có thể lên đến tử hình, ví dụ như vận chuyển các chất ma tuý,
giết người, bắt cóc con tin... xảy ra trong phạm vi thẩm quyền lãnh thổ; hoặc trên tàu hay bất kì phương
tiện bay nào đã đãng kí ở Malaysia, hành vi phạm tội được thực hiện bởi bất kì một công dân, người định
cư lâu dài của Malaysia...

+ Trong lĩnh vực dân sự, xét xử tranh chấp dân sự khi tranh chấp xảy ra trong phạm vi thẩm quyền theo
lãnh thổ của toà; hoặc khi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn hoặc khi một trong sổ các tình tiết của
vụ việc xảy ra trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thả của các toà này.

- Về chức năng xét xử phúc thẩm, các toà án cấp cao của Malaysia có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các
phán quyết trong lĩnh vực dân sự và hình sự của các toà án cấp dưới theo phạm vi lãnh thổ có 7 thẩm
phán. Các toà án cấp cao vừa có chức năng xét xử sơ thẩm vừa có chức năng xét xử phúc thẩm phán
quyết, giám sát việc xét xử của các toà án cấp dưới.

2.1.4. Các toà án xét xử theo phiên (Sessions)

Các toà án xét xử theo phiên (gồm 60 thẩm phán), Malaya (52 thẩm phán), Sabah (4 thẩm phán) và
Sarawak (4 thẩm phán).

- Trong lĩnh vực hình sự, có thẩm quyền xét xử tất cả các hành vi phạm tội kể cả các tội phạm được quy
định có hình phạt tử hình, không có thẩm quyền áp dụng hình phạt tử hình.

- Trong lĩnh vực dân sự, các toà án này không bị giới hạn về thẩm quyền xét xử các vụ việc liên quan đến
tai nạn giao thông, thuê mướn đất đai, nhà cửa và tịch thu tài sản. Có thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp có giá trị không quá 250.000 MR (các loại tranh chấp dân sự khác).

2.1.5. Các toà án địa hạt (Magistrates)

-Các toà án địa hạt: thành lập ở hầu hết các thị xã của Malaysia (tổng 151 thẩm phán). Bán đảo Malaysia
(122 thẩm phán ), bang Sabah (10 thẩm phán), Labuan (1 thẩm phán), Sarawak (18 thẩm phán).

Toà án này có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với tất cả các vụ án hình sự và dân sự.

+ Trong lĩnh vực hình sự, toà Magistrates được áp dụng hình phạt không quá năm năm tù hoặc mức phạt
tiền không quá 10.000 MR. Ngoài ra, toà này có thể áp dụng biện pháp đánh bằng roi với mức tối đa lên
đến 12 roi.
+ Trong lĩnh vực dân sự, toà Magistrates có thẩm quyền xét xử các tranh chấp không quá 25.000 MR.
Trường hợp vụ việc có giá trị tranh chấp không quá 5000 MR sẽ được giải quyết tại “bộ phận giải quyết
các tranh chấp nhỏ” thuộc toà án Magistrates.

2.1.6. Các toà Penghulu

Toà Penghulu có thẩm quyền xét xử vụ việc về dân sự và hình sự với những tranh chấp và tội phạm
không nghiêm trọng. Các tranh chấp thuộc thẩm quyền của toà án này là những tranh chấp có giá trị
không quá 50 MR. Điều kiện để các bên đưa vụ việc của mình ra toà án này là các đương sự phải là
những người có chủng tộc châu Á và phải nói thành thạo tiếng Malay.

+ Trong lĩnh vực hình sự, giới hạn thẩm quyền của toà án này là mức phạt tiền không vượt quá 25 MR.
Người phạm tội được xét xử tại các toà án này là những người chưa thành niên có chủng tộc châu Á. Các
phán quyết của toà án Penghulu có thể được phúc thẩm tại toà án Magistrates.

+ Ngoài ra, toà án vị thành niên (Juvenil Court) có thẩm quyền tương tự như toà Magistrates cũng được
thành lập ở tất cả các bang của Malaya và Sabah để xét xử các vụ việc liên quan đến người chưa thành
niên.

2.2. Hệ thống tòa án Hồi giáo

- Tòa án Hồi giáo Malaysia là một hệ thống tòa án đặc biệt có thẩm quyền xét xử các vụ án dân sự và
hình sự theo luật Hồi giáo. Luật Hồi giáo được áp dụng đối với các vấn đề cá nhân và gia đình của người
Hồi giáo Malaysia, bao gồm hôn nhân, ly hôn, thừa kế, v.v. Các toà án Hồi giáo được tổ chức theo các
bang. Tòa án Hồi giáo Malaysia được thành lập theo Đạo luật Tòa án Hồi giáo 1957.

- Hệ thống toà án Hồi giáo được chia thành ba cấp xét xử tồn tại độc lập và song song với hệ thống toà án
thường: toà án Hồi giáo cấp thấp, toà án Hồi giáo cấp cao và toà án Hồi giáo phúc thẩm.

+ Toà án cấp thấp có thẩm quyền xét xử các vụ việc hình sự và dân sự. Trong các vụ việc hình sự và có
thể áp dụng hình phạt phạt tiền đến 2000 MR hoặc hình phạt tù đến 2 năm. Các tranh chấp dân sự thuộc
thẩm quyền xét xử của các toà án này là những tranh chấp có trị giá lến đến 100.000 MR.

+ Toà án cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các phán quyết của toà án cấp thấp. Có thâm quyên
xét xử sơ thâm các vụ việc hình sự, hôn nhân, li hôn, khiếu kiện về tài sản hôn nhân, giám hộ... do luật
của các bang quy định.

- Toà án Hồi giáo phúc thẩm có thẩm quyền xét xử đối với các phán quyết của toà án cấp cao.
- Tòa án Hồi giáo Malaysia là một cơ quan độc lập của chính phủ. Các tòa án Hồi giáo có quyền xét xử
các vụ án theo luật Hồi giáo, và không bị chi phối bởi bất kỳ cơ quan nào khác.

3. ĐÀO TẠO LUẬT VÀ NGHỀ LUẬT Ở MALAYSIA

- Hiện nay ở Malaysia có 5 cơ sở đào tạo về Pháp luật. Cơ sở đào tạo luật đầu tiên được thành lập năm
1961 tại trường Đại học Malaysia ở Singapore, sau này trường đại học đã chuyển về Kuala Lumpur . Đào
tạo đại học luật ở Malaysia kéo dài 4 năm.

- Sau khi hoàn thành bậc đại học, cử nhân luật phải trải qua chương trình thực hành luật trong vòng 9
tháng với sự giám sát của 1 luật sư đã hành nghề ít nhất 7 năm để có thể hành nghề luật. Đối với những cá
nhân học luật ở nước ngoài muốn tham gia chương trình thực hành luật này phải trải qua một kỳ thi lấy
“Chứng chỉ thực hành luật”.

- Các luật sư ở Malaysia có thể thực hiện cả tranh tụng và tư vấn. Khác với các luật sư trong hệ thống
pháp luật Anh có sự phân biệt giữa luật sư tranh tụng (barrister) và luật sư tư vấn (solicitor).

- Sau khi hoàn thành 9 tháng thực hành nghề luật với sự giám sát của một luật sư có kinh nghiệm và được
sự chấp nhận của Đoàn luật sư Malaysia, người đã tốt nghiệp đại học luật sẽ trở thành luật sư và có thể tư
vấn và tranh tụng tại Toà án cấp cao Malaya.

- Tuy nhiên, những luật sư của miền Tây Malaysia không được phép hành nghề luật ở miền Đông (nơi có
hai bang Sabah và Sarawak). Khi muốn đại diện cho thân chủ của mình tại hai bang này, luật sư của miền
Tây phải được phép của đoàn luật sư ở hai bang này. Ngược lại, luật sư là thành viên của đoàn luật sư ở
hai bang thuộc miền Đông Malaysia muốn tranh tụng tại toà án cấp cao của Malaya phải trải qua một
chương trình thực hành 3 tháng để trở thành thành viên của Đoàn luật sư miền Đông Malaysia và có thể
tranh tụng tại toà án cấp cao của Sabah và Sarawak.

- Các luật sư hành nghề luật Hồi giáo không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật về nghề luật năm 1976.
Do ảnh hưởng rất lớn của hệ thống pháp luật Anh, thẩm phán Malaysia có vai trò quan trọng trong sự phát
triển của hệ thống pháp luật Malaysia.Các thẩm phán của toà án thường là các luật sư có uy tín. Các thẩm
phán của Toà án Liên bang, Toà án phúc thẩm, toà án cấp cao được Nhà vua bổ nhiệm trên cơ sở sự tư
vấn của Thủ tướng sau khi đã tham thảo ý kiến của Hội nghị lãnh đạo các ban.

4. NGUỒN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT MALAYSIA

*Luật thành văn có vai trò khá quan trọng trong hệ thống pháp luật Malaysia mặc dù hệ thống pháp luật
này chịu nhiều ảnh hưởng của pháp luật Anh.

- Hiến pháp Malaysia được xem là văn bản có giá trị pháp lí cao nhất. Để đảm bảo tính tối cao của Hiến
pháp, Toà án liên bang là cơ quan có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật, các phán quyết
của các cơ quan có thẩm quyền. Hiến pháp Malaysia đã phân định rõ ràng về thẩm quyền lập pháp của
Nghị viện Liên bang, cơ quan lập pháp của các bang và cơ quan lập pháp của các vùng lãnh thổ thuộc
Liên bang (từ Điều 73 đến Điều 79). Trình tự ban hành luật của Nghị viện liên bang do Hiến pháp quy
định. Trình tự ban hành văn bản của cơ quan lập pháp các bang do luật của các bang quy định.
- Nghị viện của Malaysia có hai viện, Hạ nghị viện (Dewan Rakyat) và Thượng nghị viện (Dewan
Negara). Các dự luật phải được cả hai viện thông qua mới có thể có giá trị pháp lí. Dự luật có thể bắt
nguồn từ một trong hai viện. Tuy nhiên, dự luật về tiền tệ phải được bắt đầu từ Hạ nghị viện và có thể
được một bộ trưởng đệ trình.

+ Dự luật được khởi xướng từ viện nào thì viện đó phải thông qua trước.

+ Sau khi đã thông qua, Viện đó sẽ gửi dự luật cho viện còn lại. Sau khi cả hai viện đã thông qua, dự
luật sẽ được gửi cho Nhà vua để xem xét (Điều 66 Hiến pháp Malaysia).

+ Bước thứ nhất, các viện sẽ chỉ chú ý đến các mục lớn của dự luật. Đây là trình tự bắt buộc khi dự
luật được trình ra viện nào đó. Bước thứ hai, tất cả các thành viên của viện thảo luận nội dung của dự luật.
Dự luật sẽ được giao cho các uỷ ban cụ thể để xem xét. Các uỷ ban sẽ thảo luận chi tiết kĩ thuật của dự
luật. Cuối cùng, dự luật sẽ được trình ra hội nghị toàn thể các thành viên của viện. Đây cũng là thủ tục bắt
buộc chính thức.

+ Sau khi dự luật đã được thông qua ở cả hai viện, dự luật được gửi cho Nhà vua để phê chuẩn. Trong
thời hạn 30 ngày, kể từ khi dự luật được trình lên, Nhà vua phải đóng dấu phê chuẩn. Sau khi được Nhà
vua kí phê chuẩn, dự luật sẽ trở thành đạo luật. Tuy nhiên, đạo luật sẽ không có hiệu lực nếu nó không
được công bố hoặc đăng công báo theo quy định của Hiến pháp.

- Điều đáng lưu ý đối với hệ thống luật thành văn của pháp luật Malaysia là nó không chỉ bao gồm các
văn bản được ban hành sau khi nước này đã giành được độc lập (1957) mà nhiều văn bản luật thành văn
có từ thời kì là thuộc địa của Anh vẫn đang được áp dụng, chẳng hạn Luật dân sự năm 1956, Luật về
chứng cứ năm 1950, Luật về tội nổi loạn năm 1948...

*Án lệ
- Hệ thống pháp luật của Malaysia thuộc dòng họ Common law và tiếp nhận pháp luật của Anh, vì thế án
lệ trong các phán quyết của toà án có vai trò quan trọng. Nguồn án lệ của hệ thống pháp luật Malaysia bao
gồm các phán quyết của toà án Anh và các phán quyết của toà án Malaysia.

- Trường hợp không có các quy định của pháp luật Malaysia thì pháp luật của Anh sẽ được áp dụng cả
trong lĩnh vực hình sự và dân sự.

- Nguyên tắc Stare decisis trong hệ thống pháp luật Malaysia cho phép các toà án cấp dưới viện dẫn các
phán quyết của toà án cấp trên trong hệ thống toà án của Malaysia, các phán quyết của Toà án liên bang
luôn có giá trị bắt buộc đối với tất cả các toà án cấp dưới.Các toà án Sessions và toà Magistrates đều xem
các phán quyết của toà cấp cao và toà án phúc thẩm có giá trị ràng buộc khi tiến hành xét xử các vụ việc
tương tự.

*Nguồn khác của hệ thống pháp luật Malaysia là tập quán.

- Tập quán là nguồn khá quan trọng.

Ở miền Tây Malaysia, chủ yếu áp dụng các tập quán về sở hữu đất đai và thừa kế. Có hai loại tập quán ở
vùng này là tập quán theo chế độ mẫu hệ (Adat Perpatih: tài sản thừa kế, tên gọi... đều thuộc về người
phụ nữ) được áp dụng chủ yếu ở hai bang của miền Tây Malaysia là Negeri Sembilan và Naning. Tập
quán phụ hệ (Adat Temenggung: việc thừa kế tài sản, tên gọi đều thuộc về người đàn ông) được áp dụng
ở các vùng khác của bán đảo Malaya.

Các tập quán ở miền Đông của Malaysia (hai bang là Sabah và Sarawak). Toà án áp dụng ở hai bang này
là toà án của người bản xứ. Tập quán đặc trưng của vùng này là toà án có thể quyết định việc bồi thường
thiệt hại được trả bằng hiện vật có giá trị tương đương với mức thiệt hại.

*Luật Hồi giáo là nguồn quan trọng của pháp luật Malaysia vì có đến hơn 60% dân số của Malaysia là
các tín đồ Hồi giáo. Điều 3 Hiến pháp Malaysia xác định đạo Hồi là tôn giáo của Malaysia, các tôn giáo
khác có thể tồn tại hoà bình và hoà hợp trong Liên bang. Luật Hồi giáo được các toà án Hồi giáo áp dụng
để giải quyết các tranh chấp giữa các tín đồ Hồi giáo thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Hồi giáo.

Nhiều văn bản luật điều chỉnh quan hệ xã hội giữa những người Hồi giáo và được áp dụng tại các toà án
Hồi giáo đã được Nghị viện thông qua như Luật về chứng cứ theo Hồi giáo, Luật tố tụng dân sự Hồi giáo,
Luật tố tụng hình sự Hồi giáo.

5. PHÁP ĐIỂN HÓA Ở MALAYSIA

- Pháp điển hóa ở Malaysia là quá trình tập hợp, sắp xếp và hệ thống hóa các quy phạm pháp luật hiện
hành thành một bộ luật thống nhất. Quá trình này nhằm mục đích:

+ Làm cho hệ thống pháp luật Malaysia trở nên rõ ràng, dễ hiểu và dễ áp dụng.
+ Giảm thiểu sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các quy phạm pháp luật.
+ Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật.

Pháp điển hóa ở Malaysia được bắt đầu từ những năm đầu thập niên 1960. Đến nay, Chính phủ Malaysia
đã thực hiện thành công một số dự án pháp điển hóa quan trọng, bao gồm:

+ Bộ luật Dân sự Malaysia (Civil Law Act 1956)


+ Bộ luật Hình sự Malaysia (Penal Code Act 1930)
+ Bộ luật Tố tụng Dân sự Malaysia (Civil Procedure Act 1956)
+ Bộ luật Tố tụng Hình sự Malaysia (Criminal Procedure Code 1950)

- Ngoài ra, Chính phủ Malaysia cũng đang tiến hành pháp điển hóa một số lĩnh vực pháp luật khác, bao
gồm: Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Lao động, Luật Tài chính. Pháp điển hóa ở Malaysia là
một quá trình lâu dài và phức tạp. Tuy nhiên, đây là một quá trình cần thiết để xây dựng một hệ thống
pháp luật thống nhất và hiệu quả ở Malaysia.

Dưới đây là một số lợi ích của pháp điển hóa ở Malaysia:

+ Tăng cường tính minh bạch của pháp luật: Pháp điển hóa giúp làm cho hệ thống pháp luật Malaysia
trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn, giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và thực hiện pháp luật.

+ Giảm thiểu sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các quy phạm pháp luật: Pháp điển hóa giúp thống nhất
các quy phạm pháp luật hiện hành, loại bỏ những quy phạm lỗi thời và mâu thuẫn, giúp đảm bảo tính
thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật.
+ Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật: Pháp điển hóa giúp nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật, giúp
giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, pháp điển hóa cũng có một số hạn chế, bao gồm:

+ Chi phí cao: Pháp điển hóa là một quá trình tốn kém, đòi hỏi sự đầu tư về nhân lực, vật lực và tài
chính.

+ Thời gian thực hiện lâu: Pháp điển hóa là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ
quan, tổ chức.

+ Khả năng bị lỗi: Pháp điển hóa là một quá trình mang tính chủ quan, có thể dẫn đến những sai sót
trong quá trình tập hợp, sắp xếp và hệ thống hóa các quy phạm pháp luật.

Mặc dù vậy, pháp điển hóa vẫn là một quá trình cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống
pháp luật Malaysia.

6. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VÀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
Pháp luật thực định và pháp luật tố tụng ở Malaysia có mối tương quan chặt chẽ với nhau.
- Pháp luật thực định là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về các quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể trong các quan hệ xã hội.
- Pháp luật tố tụng là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc
pháp lý.
+ Pháp luật thực định là cơ sở pháp lý cho pháp luật tố tụng: Các quy phạm pháp luật thực định quy
định về các hành vi vi phạm pháp luật và hình thức xử lý vi phạm pháp luật. Đây chính là cơ sở pháp lý
để các quy phạm pháp luật tố tụng quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc pháp lý liên quan
đến các hành vi vi phạm pháp luật đó.
+ Pháp luật tố tụng là phương tiện thực hiện pháp luật thực định: Các quy phạm pháp luật tố tụng quy
định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc pháp lý. Đây là phương tiện để các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thực hiện các quy định của pháp luật thực định, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ thể trong các quan hệ xã hội.
Ví dụ, Bộ luật Hình sự Malaysia quy định về các tội phạm và hình phạt đối với các tội phạm đó. Bộ luật
Tố tụng Hình sự Malaysia quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án hình sự. Các quy định của Bộ
luật Tố tụng Hình sự Malaysia là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các quy
định của Bộ luật Hình sự Malaysia, bảo đảm việc xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội.
Như vậy, pháp luật thực định và pháp luật tố tụng ở Malaysia có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung
cho nhau, tạo thành một hệ thống pháp luật.

You might also like