Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG TỤC TẬP QUÁN LÊN SỨC KHỎE CỦA DÂN

TỘC THÁI
1, Tết, lễ hội hàng năm
Ngày tết ,người đàn ông trụ cột của gia đình sẽ làm lễ cúng gọi tổ tiên về ăn
Tết để bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên và mời linh hồn tổ tiên về ăn bữa cơm
sum họp. Đồng thời, xin được phù hộ sức khỏe và mùa màng cho gia đình trong
năm mới.
Nghi lễ Tết của dân tộc Thái có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và
nó cũng thể hiện tinh thần đoàn kết tập thể sự tương trợ lẫn nhau trong một cộng
đồng làng xã
Một năm, người Thái có rất nhiều Lễ hội, những tháng đầu năm, sau những
ngày ăn tết (kin chiêng) là đến Kin pang; những tháng tiếp theo là các nghi lễ xên
bản, xên mường; tháng 7 có tết xíp xí; tháng 8, 9, 10 có mừng cơm mới.
Đây là những món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào
các dân tộc, được coi đó là sân chơi cho người dân giải trí sau những ngày lao
động vất vả.
Tuy nhiên, sự gia tăng giao lưu đi lại trong dịp Tết và mùa lễ hội là điều kiện
rất thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan, bùng phát, đặc biệt là các bệnh lây
truyền qua đường hô hấp, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.
2, Ma chay
Hiện nay, để thực hiện theo nếp sống văn hoá, người Thái sẽ không để người
chết trong nhà quá lâu. Theo phong tục, thường trước khi qua đời, người chết đã
dặn nên chôn cất ở đâu trong bãi tha ma của bản. Đối với đồng bào dân tộc Thái,
chết là tiếp tục sống ở thế giới bên kia. Vì vậy khi đưa tiễn người mất về với
“Mường trời”, họ sẽ phải làm nhà mồ cho người chết giống y như nhà của họ khi
còn sống=> thể hiện những tình cảm biết ơn đối với người thân của họ.
3, Đám cưới
Cưới xin là sự kiện quan trọng của người Thái, là ngày hạnh phúc của đôi
trẻ, niềm vui của gia đình, dòng họ và còn là dịp sinh hoạt văn hoá mang tính cộng
đồng làng bản. Trai gái người dân tộc Thái lớn lên được tự do yêu đương, tìm hiểu
người bạn đời của mình, cha mẹ không sắp đặt
Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập hiện nay, nhiều nét văn hóa của người
Thái đang dần bị biến tướng. Phong tục “cướp vợ” của đồng bào người Thái nơi
đây là một minh chứng rõ nét. Rất nhiều thế hệ trẻ đồng bào Thái đã tự mình đánh
mất đi nét văn hóa lâu đời mà đáng ra cần được duy trì, gìn giữ, đi ngược lại với
giá trị văn hóa vốn có của nó. Nhiều bé gái đã phải làm vợ, làm mẹ khi mới 13, 14
tuổi… Theo các chuyên gia tâm lý, những bé gái còn non dại chưa có kiến thức gì
về cuộc sống hôn nhân và gia đình cũng như sức khỏe sinh sản, mà sớm về làm vợ,
làm mẹ thì cuộc sống rất vất vả, không hạnh phúc, dẫn đến tan vỡ gia đình.
Việc kết hôn sớm, mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên, khi cơ
thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, thiếu hiểu biết, kinh nghiệm và chưa sẵn
sàng về mặt tâm lý để mang thai và sinh con gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bà
mẹ, sự phát triển bình thường của thai nhi và trẻ sơ sinh.Đây là nguyên nhân làm
gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và
dưới 5 tuổi, tăng tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản.
Hôn nhân cận huyết gây ra những hậu quả nặng nề hơn do trẻ em sinh ra
mắc những căn bệnh như dị tật, tan máu bẩm sinh,…
4, Sinh đẻ
Người Thái có tập quán kiêng kị trong thời gian mang thai và khi sinh
+Kiêng đào hầm, đào hố, mương rãnh, vì sợ nếu không may hầm, hố,
mương rãnh sụt lở,… như thế đứa trẻ sinh ra sẽ bị dị dạng, quái thai, sứt môi,…
+Kiêng sát sinh (bấu khả xắt khả xính), như không cắt tiết gà, chọc tiết lợn,
… Nhất là kiêng giết rắn vì sợ đứa trẻ sinh ra sẽ bị tật thè lưỡi, hoặc bị thọt chân.
+Trong thời kì mang thai không được đến thăm người đẻ chưa được đầy
tháng vì sợ dẫm phải “dây tia sữa của bà đẻ”, v.v.
Theo tập quán, phụ nữ chuẩn bị đẻ (trở dạ) sẽ được gia đình chuyển đến ở
gian bếp, việc sinh đẻ được thực hiện ngay ở gian bếp này vì sẽ giúp cho sản phụ
cũng như đứa trẻ được sưởi ấm ngay sau cuộc vượt cạn
Người nhà ưu tiên không cho làm những công việc nặng nhọc như: gánh
vác, lên nương, cuốc rẫy. Ưu tiên khẩu phần ăn uống và động viên đi lại cho dễ đẻ
sau này. Người mẹ sẽ chuẩn bị tã lót cho con cùng tất cả những thứ cần thiết cho
bản thân để chờ ngày con chào đời.
Chăm sóc cho sản phụ trong giai đoạn ở cữ: Sự quan tâm của gia đình và
cộng đồng đối với sản phụ khi ở cữ trên tinh thần phấn khởi mừng cho "mẹ tròn
con vuông", đồng thời để đảm bảo cho sức khoẻ được hồi phục nhanh và đứa trẻ
bú sữa mẹ tốt, do vậy sản phụ phải ăn kiêng nhiều, không được ăn uống theo ý
muốn như thời kỳ thai nghén. Thức ăn, đồ uống của sản phụ phải có chất bổ, có
công thức chế biến riêng. Việc tắm gội cũng phải tắm gội bằng nước lá thuốc đun
sôi để nguội và qua rất nhiều thủ tục nghi lễ, nghi thức cầu mong đứa trẻ chóng lớn
khỏe mạnh, thông minh và chăm chỉ.
Việc đẻ tại nhà cũng có một số những tai biến sản khoa rất nguy hiểm như
khi không có những đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao
+Việc cắt rốn cho trẻ sau sinh dễ bị nhiễm trùng nếu như những bà mụ không
có kinh nghiệm

You might also like