VIỆT MƯỜNG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nhóm Việt - Mường tách ra thành 2 bộ phận tộc người từ khi nào và tại sao?

Thời gian tách nhóm Việt - Mường thành các tộc người là quá trình lâu dài, việc tách đó là một quá trình có thể
bắt đầu vào nửa cuối thiên niên kỷ thứ I sau CN, khi ảnh hưởng của nhà Đường xâm nhập khá sâu vào VN. Nhưng
sự kết thúc kéo dài cho đến về sau. Trước thời Pháp, không thấy có thuật ngữ Mường trên các sử sách. Cư dân miền
núi Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, vẫn chỉ được gọi là Trại. Đầu đời Lê, cư dân Thanh Hóa, Nghệ An, nói chung
cũng còn được gọi cùng tên đó, bởi một lẽ người ta quan niệm những vùng được gọi là Kinh chỉ khi người vùng đó
được thấm nhuần ảnh hưởng văn minh Trung Hoa. Sự tách nhóm Việt - Mường là kết quả tác động văn hóa Hán đến
từng tộc người. Tộc người Việt, tức Kinh, sớm tách ra do cư trú ở những vùng không gian xã hội mở. Với tình hình
trước đây, không ít bộ phân người Việt - Mường núi, như nhóm Tày Pọng, Đan Lai, Ly Hà, nhóm Kẹo trong tộc
người Thổ, một số nhóm trong tộc người Mường. Phải chăng ranh giới giữa các tộc người Việt - Mường không rõ.
Nếu xưa, J. Cuisinier dễ dàng gộp tất cả người Việt - Mường núi: Thổ, Chứt. Nguồn dưới một tên gọi là Mường, nếu
ngày nay, nhu cầu học tiếng Mường, Thổ Chứt không đặt ra cho người dân, trong một tương lai xa, nhóm Việt -
Mường núi, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có thể sẽ hòa nhập làm một, một Việt - Mường đồng bằng
và một Việt - Mường núi, với những đặc trưng văn hóa đa dạng trong thống nhất
Người Mường thường giải thích sự phân hóa đó bằng việc xuất phát từ "Hang trứng điếng" của 50 người, do thủ
lĩnh Chi Quyền Chợ dẫn đầu tiến xuống miền đồng bằng, trở thành người hạ bạn và một tập đoàn khác (47 người) do
thủ lĩnh Chi Quyền Chạp dẫn đầu, sinh sống ở miền rừng núi, trở thành người thượng du.
Một hình thức khác của truyền thuyết trên là việc chia con - trong một thời kỳ hạn hán và sau một trận cãi nhau -
giữa Ngu Cơ "nàng hươu sao" và Long Vương "chàng cá". Chàng cá "đưa 50 con xuống vùng cửa sông đổ ra bể và
lập nên một "dòng vua áo vàng" (Việt); "nàng Hươu sao" đưa 50 con lên rừng và lập nên "dòng vua áo đen"
(Mường). Truyền thuyết này mang màu sắc tô tem giáo rõ rệt: một tập đoàn săn bắn vật tổ là "hươu sao", một tập
đoàn đánh cá có vật tổ là một loại cá nào đó, giữa hai tập đoàn này có quan hệ hôn nhân với nhau. Cả hai truyền
thuyết trên phản ánh một nguyên nhân của sự phân hóa Việt - Mường là trong quá trình di thực của tổ tiên người
Mường - Việt, do địa vực cư trú khác nhau đã sinh ra hai lối sống khác nhau và từ đó khối thống nhất chia làm hai.
Nói chung, nhờ hoàn cảnh tự nhiên thuận lợi, tốc độ phát triển về kinh tế - xã hội, văn hóa…của những tập đoàn
sinh sống ở đồng bằng dần dần nhanh hơn tốc độ phát triển của những tập đoàn sinh sống ở miền rừng núi. Dần dần
nảy sinh những sự khác biệt nhất định giữa hai khối ở đồng bằng và ở miền rừng núi, trước hết là về phương diện
sinh hoạt vật chất (làm ruộng nước và làm nương rẫy, trồng lúa tẻ và lúa nếp, đánh cá sông cá biển - và cùng với
nghề đánh cá là sự phát triển của kỹ thuật làm thuyền mảng - và săn bắn…)
Những thành quả văn hóa mới mà những tập đoàn "tiền Việt Mường" đạt được trong khi sinh sống ở lưu vực các
sông lớn ven biển lại được biến đổi trong quá trình giao lưu văn hóa giữa họ và các tộc láng giềng. Trong khi đó
những tập đoàn sinh sống ở rừng núi - trong điều kiện thấp kém chung của sức sản xuất và phương tiện giao thông
thời đó - ít có điều kiện tiếp xúc nhiều với các tộc láng giềng và họ bảo lưu những yếu tố văn hóa cổ nhiều hơn so
với cư dân đồng bằng. Đó là một lẽ khiến người ta có thể công nhận rằng tiếng Mường và xã hội Mường là thứ tiếng
Việt và xã hội Việt biến chuyển chậm.
Người Mường trước đây, ngoài việc tiếp xúc với người Việt ở đồng bằng thì thường tiếp xúc với người Thái và
các dân tộc thuộc ngữ tộc Môn - Khmer - nhất là người Mường ở miền Bắc và miền Tây của địa bàn cư trú hiện nay
của họ. Nhiều nhà ngôn ngữ học đã xếp tiếng Việt - Mường vào ngữ hệ Nam Á cùng với ngữ tộc Môn - Khmer,
nhiều người khác xếp tiếng Việt - Mường vào ngữ hệ Hán - Tạng. Song tất cả các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất
nhận định rằng tiếng Mường giữ được nhiều yếu tố Môn - Khmer và có ít yếu tố Thái và Hán (về mặt từ vựng) hơn
tiếng Việt. Theo Haudricourt, những thổ ngữ Phong (Tày Pọng - miền Tương Dương Nghệ An và Lào) đứng ở vị trí
trung gian giữa tiếng Khmer (ngữ tộc Môn - Khmer) và tiếng Mường[34]. Điều đó hoàn toàn có thể giải thích được
về phương diện lịch sử nếu giả thiết rằng sự hình thành người Mường cũng như người Việt là dựa trên một thành
phần nhân chủng nói tiếng Môn - Khmer (chẳng hạn, một yếu tố Xá), và hấp thụ thêm trong quá trình lịch sử những
yếu tố Thái, Hán hoặc nhiều hoặc ít và có thể có một vài yếu tố khác nữa…
Nói tóm lại, trong thời Bắc thuộc thành phần nhân chủng Hán và văn hóa Hán để lại nhiều ảnh hưởng sâu rộng ở
người Việt đồng bằng nhưng ảnh hưởng đó không đậm đà đối với người Việt cổ miền núi. Từ đó dần dần nảy sinh
những sự khác nhau giữa hai khối người Việt đó. Việt và Mường dần dần phân hóa từ khối thống nhất "tiền Việt -
Mường" (Lạc Việt). Có thể nói rằng sự phân hóa giữa tộc Mường và tộc Việt chủ yếu là sản phẩm của lịch sử Việt
Nam thời Bắc thuộc.

You might also like