Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

BS. MAI THANH HẢI


Bộ môn Bệnh học lâm sàng
Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học
MỤC TIÊU

1. ĐỊNH NGHĨA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (ĐTĐ)


2. PHÂN LOẠI
3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
4. CHẨN ĐOÁN
5. BIẾN CHỨNG
ĐẠI CƯƠNG

TUYẾN TỤY gồm 2 phần:


– Tụy ngoại tiết: tiết dịch tiêu hóa
– Tụy nội tiết (Langerhans):
• Tế bào beta: tiết insuline
• Tế bào alpha: glucagon
• Tế bào delta: somatostatin
1. ĐỊNH NGHĨA

– ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm
tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insuline,
về tác động của insuline, hoặc cả hai
– Tăng glucose huyết mạn tính trong thời gian dài gây nên những
rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn
thương nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu,
thận, mắt, thần kinh
2. PHÂN LOẠI

PHÂN LOẠI ĐTĐ


– ĐTĐ típ 1: do phá hủy tế bào beta, dẫn đến thiếu hụt hoàn toàn
insuline
– ĐTĐ típ 2: do giảm chức năng của tế bào beta tiến triển trên nền
đề kháng insuline và hội chứng chuyển hóa
2. PHÂN LOẠI

PHÂN LOẠI ĐTĐ


– ĐTĐT do các nguyên nhân khác:
• Bệnh lý gen: MODY
• Bệnh lý tụy: xơ hóa tụy, viêm tụy
• Do thuốc và hóa chất: corticoid, thuốc điều trị HIV, thuốc
chống thải ghép…
– Đái tháo đường thai kỳ: đái tháo đường chẩn đoán vào tam cá
nguyệt thứ 2 và thứ 3 thai kỳ, không có tiền căn ĐTĐ trước đó
3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

– Triệu chứng 4 nhiều:


• Tiểu nhiều
• Uống nhiều
• Ăn nhiều
• Gầy sụt cân nhiều
– Khô da, ngứa toàn thân
– Mờ mắt thoáng qua
– Dễ nhiễm trùng
4. CHẨN ĐOÁN

CÁC XÉT NGHIỆM DÙNG CHẨN ĐOÁN ĐTĐ


– Đường huyết bất kỳ (RPG): không quan tâm thời điểm bữa ăn
– Đường huyết đói (FPG): không nạp năng lượng tối thiểu 8 giờ
– Nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT): uống 75g glucose hòa
tân trong nước, kiểm tra đường huyết sau 2 giờ (2-h PG)
– Đường huyết sau ăn (PPG): đường huyết 2 giờ sau ăn
– Hemoglobin A1C (HbA1C): phản ánh ĐH trung bình 2-3 tháng
trước đó
4. CHẨN ĐOÁN

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN ĐTĐ


– Đường huyết đói ≥126mg/dL*, hoặc
– Đường huyết 2h sau test OGTT ≥200mg/dL*, hoặc
– HbA1C ≥6.5%*, hoặc
– Đường huyết bất kỳ ≥200mg/dL kèm triệu chứng điển hình tăng
ĐH hoặc tăng ĐH nặng
*Trong trường hợp không có tăng ĐH rõ ràng, yêu cầu 2 kết quả
XN bất thường từ cùng 1 mẫu máu, hoặc ở 2 lần XN máu riêng biệt
4. CHẨN ĐOÁN

CHẨN ĐOÁN ĐTĐ


– Trừ trường hợp BN có triệu chứng điển hình tăng ĐH hoặc có
tăng ĐH nặng kèm đường huyết bất kỳ ≥200mg/dL, muốn chẩn
đoán ĐTĐ phải có 2 XN bất thường, từ cùng 1 mẫu máu hoặc 2
mẫu máu khác nhau
– Nếu thử 2 mẫu máu khác nhau, lần XN thứ 2 có thể lặp lại XN
giống lần 1 hoặc thử XN khác
4. CHẨN ĐOÁN

CHẨN ĐOÁN ĐTĐ


– Ví dụ:
• Lần 1 HbA1C 7.0%, lần 2 6.8% → chẩn đoán ĐTĐ
• Đường huyết đói 140mg/dL, HbA1C 6.8% → chẩn đoán
ĐTĐ. 2 XN này có thể thực hiện trên 1 mẫu máu hoặc 2 mẫu
máu khác nhau
• Nếu 2 mẫu XN cho kết quả khác nhau, VD đường huyết đói
110mg/dL, HbA1C 6.8% → KHÔNG chẩn đoán ĐTĐ
4. CHẨN ĐOÁN

TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: BN có rối loạn chuyển hóa đường nhưng
chưa tới ngưỡng chẩn đoán ĐTĐ
– Tiêu chuẩn:
• Rối loạn ĐH đói: ĐH đói 100-125mg/dL, hoặc
• Rối loạn dung nạp glucose: ĐH 2h sau test OGTT 140-
199mg/dL, hoặc
• HbA1C 5.7-6.4%
4. CHẨN ĐOÁN

ĐẶC ĐIỂM ĐTĐ TÍP 1 ĐTĐ TÍP 2


Tỷ lệ mắc bệnh 10% BN ĐTĐ 90% BN ĐTĐ

Tuổi khởi phát Đa số < 30 Thường > 40

Kiểu khởi phát Đột ngột Từ từ

Cân nặng Bình thường hay gầy Mập (thường gặp), có thể gầy
Insulin máu Không có thấp thấp Bình thường hoặc tăng
Điều trị Chủ yếu Insuline Thuốc uống hoặc Insuline
Tự kháng thể (+) antiGAD, kháng thể kháng tiểu đảo (-)
4. CHẨN ĐOÁN

CHỈ ĐỊNH TẦM SOÁT ĐTĐ


– Bất kỳ BN béo phì (BMI≥23kg/m2 ở người châu Á) kèm ít nhất
1 yếu tố nguy cơ:
• Gia đình có người ĐTĐ
• Chủng tộc/sắc tộc có nguy cơ cao (bao gồm người châu Á)
• Tiền căn bệnh tim mạch
• THA
• Rối loạn lipid
4. CHẨN ĐOÁN

CHỈ ĐỊNH TẦM SOÁT ĐTĐ


– Bất kỳ BN béo phì (BMI≥23kg/m2 ở người châu Á) kèm ít nhất
1 yếu tố nguy cơ (tiếp theo):
• Buồng trứng đa nang
• Không vận động thể lực
• Đề kháng insuline: béo phì quá mức, dấu gai đen
4. CHẨN ĐOÁN
4. CHẨN ĐOÁN

CHỈ ĐỊNH TẦM SOÁT ĐTĐ


– Bất kỳ BN béo phì (BMI≥23kg/m2 ở người châu Á) kèm ít nhất
1 yếu tố nguy cơ: nếu kết quả bình thường: theo dõi mỗi 3
năm
– Tiền ĐTĐ: theo dõi mỗi năm
– ĐTĐ thai kỳ: theo dõi mỗi 3 năm
– Đối tượng khác: bắt đầu kiểm tra từ năm 35 tuổi. Nếu kết quả
bình thường: theo dõi mỗi 3 năm
5. BIẾN CHỨNG

BIẾN CHỨNG CẤP


– Tăng đường huyết:
• Hôn mê nhiễm acid ceton
• Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu
– Hạ đường huyết: hôn mê hạ đường huyết
5. BIẾN CHỨNG

BIẾN CHỨNG MẠN


– Biến chứng mạch máu:
• Mạch máu nhỏ
• Mạch máu lớn
– Biến chứng da
– Nhiễm trùng
– Đục thủy tinh thể
– Tăng nhãn áp
5. BIẾN CHỨNG

BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU NHỎ


– Bệnh mắt
– Bệnh thần kinh
– Bệnh thận
5. BIẾN CHỨNG

BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU NHỎ


– Bệnh mắt:
• ĐTĐ làm tăng nguy cơ bị mù lên 25 lần
• Nguyên nhân gây mù: bệnh võng mạc tiến triển và phù
hoàng điểm
• Gồm bệnh võng mạc không tăng sinh và tăng sinh
• Tầm soát: ĐTĐ típ 2 lúc mới chẩn đoán, sau đó khám mắt
mỗi năm 1 lần
5. BIẾN CHỨNG

BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU NHỎ


– Bệnh thần kinh: thướng gặp nhất: bệnh đa dây thần kinh
• Cảm giác châm chích, kiến bò, dị cảm ở 2 chân +/- tay
• Bắt đầu từ bàn chân → lan về phía gốc chi
• Đau thường xuất hiện ở 2 chi dưới, lúc nghỉ, nặng lên về
đêm
• Khám: giảm cảm giác 2 bên kiểu mang găng mang vớ
5. BIẾN CHỨNG

BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU NHỎ


– Bệnh thần kinh:
• Hậu quả: loét lỗ đáo, bàn chân Charcot, đoạn chi
5. BIẾN CHỨNG

BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU NHỎ


– Bệnh thận ĐTĐ: nguyên nhân hàng đầu gây ESRD
• Chẩn đoán: eGFR <60mL/phút/1.73m2 và/hoặc tiểu
albumin, tiểu đạm. Bất thường kéo dài trên 3 tháng
• Tầm soát: ĐTĐ típ 2 lúc mới chẩn đoán, sau đó mỗi năm
5. BIẾN CHỨNG

BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU LỚN


– Bệnh mạch vành
– Bệnh mạch máu não
– Bệnh động mạch ngoại biên
THANK YOU

You might also like