Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

HỌC VIỆN DON BOSCO ĐÀ LẠT

Giáo sư: Cha Tôma Aquino Trần Quốc Tuấn, SDB SV: Martino Nguyễn Quốc Anh, SDB lớp Triết 2
BÀI TÓM MÔN XÃ HỘI HỌC
Comte (1798–1857) phát triển khái niệm thực nghiệm- áp dụng phương pháp
khoa học để nghiên cứu xã hội. Ông nhấn mạnh xã hội học cần dựa trên quan sát
cẩn thận, thống kê. Nhưng ông cũng thừa nhận xã hội học ít tính thực nghiệm hơn do
khó khăn thực tiễn, đạo đức khi can thiệp vào đời sống con người và phương pháp
đối chiếu, so sánh cách thức tổ chức xã hội khác nhau cũng được sử dụng. Tuy
nhiên phương pháp này có tính tương đối do mỗi xã hội có đặc thù riêng. Ý tưởng
của Comte là cần thiết của một ngành khoa học mới về xã hội học.
Spencer (1820–1903) đã áp dụng lý thuyết tiến hóa vào giải thích sự vận động
và biến đổi của xã hội, khác với quan điểm giai đoạn phát triển cố định của Comte.
Ông không cho rằng xã hội nhất thiết phải trải qua các giai đoạn phát triển cố định
như Comte. Thay vào đó, ông tập trung vào câu hỏi tại sao sự biến đổi xã hội lại xảy
ra. Ông giải thích sự biến đổi xã hội là do các thành viên phải thích nghi với những
thay đổi trong môi trường tự nhiên và xã hội. Ông vay mượn ý tưởng tiến hóa của
Darwin để xây dựng lý thuyết tiến hóa xã hội (social Darwinism).
Karl Marx (1818–1883) tập trung vào vai trò của mâu thuẫn trong biến đổi xã hội.
Ông cho rằng các hình thái xã hội mới được hình thành từ mâu thuẫn và xung đột
trong các hình thái cũ. Marx phê phán chủ nghĩa tư bản và dự đoán nó sẽ bị thay thế
bởi chủ nghĩa xã hội. Lý thuyết của Marx về biến đổi xã hội có tính chất xã hội học vì
nó dựa trên xung đột giữa các giai cấp trong xã hội. Marx phân tích mâu thuẫn xã hội
giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân trong chủ nghĩa tư bản. Marx cho rằng
giai cấp công nhân sẽ nhận thức được vị thế của mình và đấu tranh để xây dựng xã
hội xã hội chủ nghĩa. Lý thuyết Marx hữu ích cho việc phân tích vai trò của mâu thuẫn
trong biến đổi xã hội.
Max Weber (1864–1920) nghiên cứu các hành vi kinh tế và chính trị "hợp lý"
(rational) trong xã hội. Ông sử dụng các ví dụ lịch sử từ các xã hội khác nhau để
minh họa. Ông nghiên cứu nhiều lĩnh vực: tôn giáo, tổ chức hành chính, đô thị, chủ
nghĩa tư bản, chính trị, kinh tế và đặt câu hỏi về các điều kiện xuất hiện hành vi hợp
lý trong xã hội. Ông nghiên cứu mối liên hệ giữa đạo Tin Lành và sự phát triển chủ
nghĩa tư bản. Ông đề xuất phương pháp "lãnh hội" trong xã hội học, tìm hiểu ý nghĩa
hoạt động của các chủ thể. Ông đưa ra khái niệm "loại hình lý tưởng" để trừu tượng
hóa các hiện tượng xã hội.
É. Durkheim (1859–1917) là nhà xã hội học đầu tiên giữ vị trí trong một đại học
lớn nhờ công trình nghiên cứu khoa học về tự tử. Nghiên cứu của ông về tự tử đưa
ra cách tiếp cận mới cho xã hội học - sử dụng thống kê để chứng minh các yếu tố xã
hội như tôn giáo, kinh tế ảnh hưởng đến tỷ lệ tự tử. Ông đề xuất khái niệm sự kiện xã
hội (fait social) có sức ép lên hành vi cá nhân và có tính khách quan, thực nghiệm.
Ông nhấn mạnh phân tích các cơ cấu xã hội và chức năng của chúng để giải thích
hành vi cá nhân. Theo ông, sự cố kết xã hội nhờ sự hội nhập của các cá nhân vào
các giá trị, chuẩn mực tập thể. Như vậy, Durkheim có cách tiếp cận xã hội học ở cấp
độ vĩ mô, phân tích các xã hội tổng thể.

You might also like