Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

The PEA Organization

CHUYÊN ĐỀ: Độ tan


I. LỜI NÓI ĐẦU
– Độ tan là một chuyên đề có thể xuất hiện trong các kì thi hsg tỉnh và thi tuyển sinh vào
lớp 10 chuyên Hóa học.
– Mục tiêu của chuyên đề: giúp các bạn học sinh có kiến thức nền tảng về một số dạng
bài tập thường gặp về độ tan và sự kết tinh các muối trong dung dịch, có cái nhìn tổng
quan nhất về chủ đề này, có thêm sự định hướng và tư duy trong cách giải các bài toán về
độ tan.
– Chuyên đề gồm có 2 mục chính:
+ Lý thuyết và phương pháp giải các bài toán về độ tan thường gặp.
+ Các bài tập vận dụng (tự giải).
– Một số thuật ngữ được viết tắt:
+ dd: dung dịch
+ kt: kết tinh
+ ct: chất tan
II. LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Khái niệm
a. Độ tan của một chất trong nước
– Độ tan của một chất trong nước được định nghĩa là khối lượng tối đa của chất
đó có thể tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa, ở một nhiệt độ xác
định.
VD: 𝑆𝑁𝑎 𝐶𝑂 (18oC) =15,59 g
2 3

– Tức là: ở 18oC, cứ 100 g nước cất sẽ hòa tan được tối đa là 15,59 g Na2CO3 để
tạo thành dung dịch Na2CO3 bão hòa.
Lưu ý: Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan có sẵn
trong dung dịch. Tuy nhiên, dung dịch bão hòa một chất vẫn có thể hòa tan thêm
các chất khác.
The PEA Organization

b. Công thức tính độ tan của một chất trong dung môi nước

𝑚𝑐𝑡
S= 𝑚𝐻 𝑂
. 100
2

VD1: Xác định độ tan của KNO3 trong nước ở 20oC, biết rằng ở nhiệt độ này thì
190g nước hòa tan được tối đa 60g KNO3?
Phân tích: Ta chỉ cần áp dụng công thức tính độ tan đã cho ở trên.
Bài giải
𝑚𝐾𝑁𝑂
60
S= 𝑚𝐻 𝑂
3
. 100 = 190
. 100 = 31,6g.
2

VD2: Một dung dịch chứa 53g NaCl trong 150g H2O, ở 25oC. Hãy xác định xem
dung dịch trên đã bão hòa hay chưa bão hòa? Biết độ tan của NaCl trong nước ở
25oC là 36g?
Phân tích:

– Để xét xem dung dịch đã bão hòa NaCl hay chưa, ta cần xét tỉ số
𝑚𝑐𝑡
A= 𝑚𝐻 𝑂
. 100, nếu:
2

+ A < S, tức là dung dịch chưa bão hòa NaCl


+ A = S, tức là dung dịch đã bão hòa NaCl

Bài giải

𝑚𝑐𝑡 53
Xét tỉ số: A = 𝑚𝐻 𝑂
. 100 = 150
. 100 = 35,3g < 36g
2

Do vậy, dung dịch trên chưa bão hòa NaCl.


VD3: Ở 25oC, độ tan của NaCl là 36g. Tính thể tích của nước cất để có thể hòa
tan 0,5 mol NaCl ở nhiệt độ trên? Biết rằng khối lượng riêng của nước cất là 1
g/ml.

Phân tích: Áp dụng công thức độ tan để tính khối lượng của nước cất cần dùng.
The PEA Organization

Bài giải

mNaCl = 29,25g

𝑚𝑁𝑎𝐶𝑙 29,25
S= 𝑚𝐻 𝑂
. 100 = 𝑚𝐻 𝑂
. 100 = 36g → 𝑚𝐻 𝑂 = 81,25g → 𝑉𝐻 𝑂 = 81,25ml.
2 2 2 2

c. Tinh thể ngậm nước (hiđrat)

– Tinh thể ngậm nước là các tinh thể chứa nước dưới dạng kết tinh.

VD: CuSO4.5H2O, CaSO4.2H2O, Fe(NO3)3.9H2O, Na2CO3.9H2O,…

Dạng tổng quát:

M.nH2O, trong đó:

– M là công thức của muối khan

– nH2O là số phân tử nước đi kèm với muối M (n ≥0).

2. Các dạng bài tập và hướng giải

a. Xác định khối lượng chất kết tinh khi làm lạnh dung dịch bão hòa

– Xét bài toán tổng quát: làm lạnh m1 g dd bão hòa chất A ở t 1oC, có độ tan S1, thu
được m2 g dd bão hòa chất A ở t 2 oC, có độ tan S2 (t2 < t1).

Phân tích

– Đối với các chất rắn có độ tan giảm khi nhiệt độ giảm, tức là S2 < S1, thì khi hạ
nhiệt độ, một lượng muối sẽ bị kết tinh dưới dạng tinh thể hiđrat có dạng M.nH2O.

– Có 2 trường hợp xảy ra:

+ Chất rắn kết tinh không ngậm nước


+ Chất rắn kết tinh có ngậm nước

Dạng 1: Chất rắn kết tinh không ngậm nước


The PEA Organization

Phương pháp giải phổ biến:

+ Xác định thành phần dung dịch ở t1oC


+ Xác định mct trong dd ở t2oC, theo S2 và 𝑚𝐻 𝑂 (vì 𝑚𝐻 𝑂 không đổi)
2 2

+ 𝑚𝑀.𝑛𝐻 𝑂 = mct (t1oC) - mct (t2oC).


2

VD1: Độ tan trong nước của KCl: ở 80oC là 51,3g; ở 20oC là 34,2g. Khi làm lạnh
120g dd KCl bão hòa ở 80oC xuống 20oC thì có bao nhiêu g muối khan KCl tách
ra khỏi dung dịch?
Phân tích

Đây là một bài tập đơn giản, ta chỉ cần áp dụng pp giải ở trên, vì lượng H2O trong
dd là không đổi.

Bài giải

– Xét dd ở 80oC: mdd = 120g

𝑚𝐾𝐶𝑙 𝑚𝐾𝐶𝑙
SKCl (80oC) = 𝑚𝐻 𝑂
. 100 = 120 − 𝑚𝐾𝐶𝑙
. 100 = 51,3g → mKCl = 40,69g
2

→ 𝑚𝐻 𝑂 (dd) = 79,31g
2

– Xét dd ở 20oC: 𝑚𝐻 𝑂 (dd) = 79,31g


2

100g H2O hòa tan được 34,2g KCl

79,31
→ 79,31g H2O hòa tan được: 100
. 34,2 = 27,12g KCl

mKCl (kt) = 40,69 - 27,12 = 13,57 g.

VD2: Cho biết:


Ở 100oC, độ tan của K2CO3 là 155,7g
The PEA Organization

Ở 20oC, độ tan của K2CO3 là 110,5g


Tính khối lượng K2CO3 khan tách ra khỏi dd nếu hạ nhiệt độ của 200g dd K2CO3
bão hòa từ 100oC xuống 20oC?
Phân tích: Cách giải hoàn toàn giống ví dụ trên.

Bài giải

– Xét dung dịch K2CO3 bão hòa ở 100oC:

𝑚𝐾 𝐶𝑂 𝑚𝐾 𝐶𝑂
o
𝑆𝐾 𝐶𝑂 (100 C) = 𝑚𝐻 𝑂
2 3
.100 = 2 3

200 − 𝑚𝐾 𝐶𝑂
.100 = 155,7g → 𝑚𝐾 𝐶𝑂 =121,78g
2 3 2 2 3 2 3

→ 𝑚𝐻 𝑂 = 200 - 121,78 = 78,22g


2

– Xét dung dịch K2CO3 bão hòa ở 20oC:

Cứ 100g H2O hòa tan được tối đa 110,5g K2CO3

78,22
Cứ 78,22g H2O hòa tan được tối đa 100
. 110,5 = 86,43g

→ 𝑚𝐾 𝐶𝑂 (kt) = 121,78 - 86,43 = 35,35g.


2 3

VD3: Làm lạnh m (g) dd bão hòa Na2CO3 ở 90oC xuống 20oC thu được 18,68g
Na2CO3 khan tách ra khỏi dd. Tính m? Cho biết:
Ở 40oC, độ tan của Na2CO3 là 61,3g
Ở 10oC, độ tan của Na2CO3 là 21,9g.
Phân tích:

Cần chú ý rằng 𝑚𝐻 𝑂 ở 2 dd trước và sau khi làm lạnh là như nhau, vì vậy, ta có
2

thể biến đổi như sau:

Bài giải
The PEA Organization

𝑚1 𝑚1 . 100
– Ở 90oC: S1 = 𝑚𝐻 𝑂
. 100 → 𝑚𝐻 𝑂 = 𝑆1
.
2 2

𝑚2 𝑚2 . 100
– Ở 20oC: S2 = 𝑚𝐻 𝑂
. 100 → 𝑚𝐻 𝑂 = 𝑆2
.
2 2

𝑚1 . 100 𝑚2 . 100 𝑚1 𝑚1 − 18,68


→ 𝑆1
= 𝑆2
→ 61,3
= 21,9
→ 𝑚1= 29,06 g → 𝑚𝐻 𝑂 = 47,41g.
2

→ m=76,47 g.

VD4: Đun nóng 100g dd bão hòa KNO3 từ 10oC đến 40oC. Tính khối lượng KNO3
cần cho thêm vào dd ở 40oC để thu được dd bão hòa KNO3 ở nhiệt độ này? Biết
rằng độ tan của KNO3 ở 40oC là 61,3g; ở 10oC là 21,9g.
Phân tích

– Cách giải hoàn toàn tương tự khi làm lạnh dd.

Bài giải:

𝑚𝐾𝑁𝑂 𝑚𝐾𝑁𝑂
– Ở 10oC, 𝑆𝐾𝑁𝑂 = 𝑚𝐻 𝑂
3
. 100 = 100 − 𝑚𝐾𝑁𝑂
3
. 100 = 21,9g → 𝑚𝐾𝑁𝑂 = 17,97g
3 2 3 3

→ 𝑚𝐻 𝑂 = 100 - 17,97 = 82,03g


2

– Ở 40oC: 𝑚𝐻 𝑂 = 82,03 g
2

Cứ 100g H2O hòa tan được tối đa 61,3g KNO3

82,03
→ Cứ 82,03g H2O hòa tan được tối đa 100
. 61,3 = 50,28g

𝑚𝐾𝑁𝑂 (cần thêm) = 50,28 - 17,97 = 32,31g.


3

Nhận xét:
The PEA Organization

– Các em cần biết cách áp dụng nhuần nhuyễn công thức tính độ tan cũng như
BTKL của dd và các thành phần trong dd. Một cách làm khi các em khó tư duy, đó
là hãy vẽ sơ đồ tóm tắt lại bài tập: các thành phần của dd trước, và sau khi làm
nóng/làm lạnh. Hai dạng làm lạnh và làm nóng dd có cách giải tương tự nhau. Hơn
nữa, trong bài thi, các em cần trình bày sao cho gọn gàng, dễ hiểu, đầy đủ để
không bị mất điểm.

Dạng 2: Chất rắn kết tinh có ngậm nước

Phương pháp giải phổ biến:

+ Xác định thành phần dd ở nhiệt độ t1oC


+ Gọi số mol tinh thể M.nH2O là x (mol)
+ Lập phương trình độ tan ở nhiệt độ t2oC, theo x
+ Tính x.

VD1: Độ tan của MgSO4 ở 80oC và 20oC lần lượt là 50g và 33,7g. Khi làm lạnh
1200g dd MgSO4 bão hòa từ 80oC xuống 20oC thì có bao nhiêu g tinh thể
MgSO4.7H2O tách ra?

Phân tích

– Áp dụng pp giải ở trên, chú ý BTKL H 2O và BTKL dd, vì một phần nước đã bị
tách ra khỏi dd ở dạng muối hiđrat.

Bài giải

Gọi số mol MgSO4.7H2O kết tinh là x (mol)

𝑚𝑀𝑔𝑆𝑂 𝑚𝑀𝑔𝑆𝑂
o
– Xét dd ở 80 C: S = 𝑚𝐻 𝑂
4
. 100 = 4

1200 − 𝑚𝑀𝑔𝑆𝑂
. 100 = 50g → 𝑚𝑀𝑔𝑆𝑂 = 400g
2 4 4

→ 𝑚𝐻 𝑂= 1200 - 400 = 800g


2
The PEA Organization

Ta có: 𝑚𝑀𝑔𝑆𝑂 (kt) = 120x (g); 𝑚𝐻 𝑂 (kt) = 126x (g)


4 2

– Xét dd ở 20oC:

𝑚𝑀𝑔𝑆𝑂 (dd) = 400 - 120x (g)


4

𝑚𝐻 𝑂 (dd) = 800 - 126x (g)


2

400 − 120𝑥
𝑆𝑀𝑔𝑆𝑂 (20oC) = 800 − 126𝑥
.100 = 33,7g → x=1,6818 mol → m = 413,72g.
4

VD2: Cho 0,2 mol CuO tan hết trong dd H2SO4 20%, vừa đủ, đun nóng. Sau đó
làm lạnh dd thu được sau phản ứng đến 10oC. Tính khối lượng CuSO4.5H2O
tách ra khỏi dd biết độ tan của CuSO4 ở 10oC là 17,4g.
Phân tích:

– Lưu ý phản ứng giữa CuO và H2SO4 có tạo ra nước

– Hướng giải giống như VD1 ở trên.

Bài giải

Xét phản ứng: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

0,2 → 0,2 → 0,2 → 0,2

0,2 . 98
𝑚𝑑𝑑 𝐻 𝑆𝑂 = 20%
. 100 = 98g → 𝑚𝑑𝑑 𝐶𝑢𝑆𝑂 = mCuO + 𝑚𝑑𝑑 𝐻 𝑆𝑂 = 0,2 . 80 + 98 =
2 4 4 2 4

114g

𝑚𝐶𝑢𝑆𝑂 (dd) = 32 g → 𝑚𝐻 𝑂 = 114 - 32 = 82 g


4 2

Gọi 𝑛𝐶𝑢𝑆𝑂 .5𝐻 𝑂 (kt) = x mol


4 2
The PEA Organization

→ 𝑚𝐶𝑢𝑆𝑂 (kt) = 160x (g), 𝑚𝐻 𝑂 (kt) = 90x (g)


4 2

Xét dd ở 10oC: 𝑚𝐶𝑢𝑆𝑂 = 32 - 160x (g); 𝑚𝐻 𝑂 = 82 - 90x (g)


4 2

32 − 160𝑥
→ S= 82 − 90𝑥
. 100 = 17,4 → x = 0,1228 mol → m = 30,7g.

VD3: Xác định khối lượng MgSO4.7H2O kết tinh khi làm lạnh 400 g dd bão hòa
MgSO4 từ 50oC xuống 20oC. Biết độ tan của MgSO4 ở 50oC là 50,4g; ở 20oc là
35,5g.
Phân tích: Cách giải hoàn toàn tương tự 2 ví dụ ở trên

Bài giải

– Tóm tắt: ở 50oC, tính được trong dd có 𝑚𝑀𝑔𝑆𝑂 (dd) = 134,04g; 𝑚𝐻 𝑂 = 265,96g
4 2

Gọi số mol MgSO4.7H2O kết tinh là x (mol)

→ 𝑚𝑀𝑔𝑆𝑂 (kt) = 120x (g); 𝑚𝐻 𝑂 (kt) = 126x (g)


4 2

– Ở 20oC:

Xét dd bão hòa MgSO4:

134,04 − 120𝑥
𝑆𝑀𝑔𝑆𝑂 = 256,96 − 126𝑥
.100 = 35,5 (g) → x = 0,5689 (mol) → m = 139,95g
4

Dạng 3: Xác định công thức hóa học của muối ngậm nước

Phương pháp giải thường dùng:

+ Đặt công thức tổng quát: M.nH2O


+ Tìm khoảng giá trị M của muối, sau đó biện luận

𝑚𝑀 𝑚(𝑀.𝑛𝐻2𝑂)
Hoặc: Tìm tỉ lệ 𝑚𝐻 𝑂
hoặc 𝑚𝐻 𝑂
sau đó biện luận M theo n.
2 2
The PEA Organization

VD1: Làm lạnh 160 g dd bão hòa muối RSO4 30% xuống 20oC thì thấy có
28,522g tinh thể RSO4.nH2O tách ra khỏi dd. Biết độ tan của RSO4 ở 20oC là
35g. Xác định công thức của tinh thể trên, biết R là kim loại và 5<n<9.
Trích đề thi tuyển sinh vào 10 chuyên Hóa,
tỉnh bình Dương, năm 2022-2023
Phân tích:

𝑚𝑅𝑆𝑂
– Ta có thể xét tỉ số 𝑚𝐻 𝑂
4
để tìm mối quan hệ giữa R và n, sau đó biện luận tìm
2

ra R theo n.

Bài giải

– Xét dd ở t1oC: 𝑚𝑅𝑆𝑂 = 48g → 𝑚𝐻 𝑂 = 112g


4 2

– Ở 20oC:

mdd (20oC) = 160 - 28,522 = 131,478g

𝑚𝑅𝑆𝑂 𝑚𝑅𝑆𝑂
S= 𝑚𝐻 𝑂
4
. 100 = 131,478 − 𝑚𝑅𝑆𝑂
4
. 100 = 35 → 𝑚𝑅𝑆𝑂 = 34,087g
2 4 4

→ 𝑚𝐻 𝑂 (dd)= 131,478 - 34,087 = 97,391g


2

→ 𝑚𝐻 𝑂 (kt) = 112 - 97,391=14,609g →𝑚𝑅𝑆𝑂 (kt) = 28,522 - 14,609 = 13,913g


2 4

𝑛𝑅𝑆𝑂
𝑅 + 96 13,913
Ta có tỉ số: 𝑛𝐻 𝑂
4
= 18𝑛
= 14,609
→ R + 96 = 17,14n → R = 17,14n - 96
2

Ta xét bảng:

n 6 7 8
R 6,84 23,98 (Mg) 41,12
The PEA Organization

→ MgSO4.7H2O

VD2: Hòa tan 8g CuO bằng dd H2SO4 24,5% vừa đủ, thu được dd X.
a. Tính nồng độ phần trăm của dd X?
b. Làm lạnh dd X tới nhiệt độ thích hợp, thấy tách ra 5g kết tủa Y và dd Z
chỉ chứa 1 chất tan là CuSO4, nồng độ 29,77%. Tìm Y?
Trích từ đề thi tuyển sinh vào lớp 10
chuyên hóa ĐHSPHN, năm 2015-2016

Phân tích

𝑛𝐻 𝑂
– Để tính được n trong công thức CuSO4.nH2O, cần tính tỉ số 2

𝑛𝐶𝑢𝑆𝑂 .5𝐻 𝑂
, đồng
4 2

thời áp dụng thêm các định luật bảo toàn cần thiết.

Bài giải:

a. PTHH: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O


0,1 → 0,1 → 0,1 → 0,1
𝑚𝑑𝑑 𝐻 𝑆𝑂 = 40 g → m dd X = 48 g → C% dd = 33,33%
2 4

b. m dd Z = 48-5 = 43 g → 𝑚𝐶𝑢𝑆𝑂 (Z) = 43 . 29,77% = 12,8g → 𝑛𝐶𝑢𝑆𝑂 (Z) =


4 4

0,08 mol

→𝑛𝐶𝑢𝑆𝑂 .𝑛𝐻 𝑂 = 𝑛𝐶𝑢𝑆𝑂 (kt)= 0,02 mol


4 2 4

-Dd X: 𝑚𝐻 𝑂 = 48 - 0,1 . 160 = 32g


2

-Dd Z: 𝑚𝐻 𝑂 =43 - 12,8 = 30,2g


2

→ 𝑚𝐻 𝑂 (kt) = 32 - 30,2 = 1,8g → 𝑛𝐻 𝑂 (kt) = 0,1 mol


2 2
The PEA Organization

𝑛𝐻 𝑂
0,1
→ 2

𝑛𝐶𝑢𝑆𝑂 .5𝐻 𝑂
= 0,02
= 5 → CuSO4.5H2O
4 2

VD3: Hòa tan 4g oxit của kim loại X trong 100ml dd H2SO4 1M, vừa đủ, thu
được dd Y chỉ chứa muối trung hòa. Xử lý cẩn thận dd sau phản ứng thu được
24,6g muối A. Tìm A?

Phân tích

– Kim loại X chưa biết hóa trị nên ta đặt công thức tổng quát là M2On
– A có thể là muối ngậm nước, ta đặt công thức của A là M 2(SO4)n.mH2O
Bài giải
X2On + nH2SO4 → X2(SO4)n + nH2O

0,1
𝑛
← 0,1

4
→ 2X + 16n = 0,1 = 40n → X= 12n → n = 2, X = 24 (Mg)
𝑛

Ta có: 𝑚𝑀𝑔𝑆𝑂 = 12g < 24,6g → muối ngậm nước


4

CT có dạng: MgSO4.mH2O → 0,1.(120+18m) = 24,6 → m = 7

→ MgSO4.7H2O.

VD4: Có 166,5g dd MSO4 41,56% ở 100oC. Hạ nhiệt độ dd xuống 20oC thì thấy
có m1 g MSO4.5H2O kết tinh và còn m2 g dd X. Biết m1 - m2 = 6,5; độ tan của
MSO4 ở 20oC là 20,9 g. Xác định công thức của MSO4
Phân tích

– Ta thấy m1 + m2 = m dd đầu, lại có hiệu m1 - m2 nên ta tính ra được m1 và m2.


The PEA Organization

→ Tính Mmuối để tìm ra M.

Bài giải

– Ta có: m1 + m2 = 166,5 và m1 - m2 = 6,5

→ m1 = 86,5 g và m2 = 80 g.

– Xét dd ban đầu: 𝑚𝑀𝑆𝑂 = 166,5 . 41,56% = 69,2g


4

𝑚𝑀𝑆𝑂
– Xét dd X: S = 4

80 − 𝑚𝑀𝑆𝑂
.100 = 20,9g → 𝑚𝑀𝑆𝑂 = 13,83g
4 4

→𝑚𝑀𝑆𝑂 (kt) =69,2 - 13,83 = 55,37 g


4

→𝑚𝐻 𝑂 (kt) = 86,5 - 55,37 = 31,13 g → 𝑛𝐻 𝑂 (kt) =1,73 mol


2 2

55,37
→ 𝑛𝑀𝑆𝑂 = 0,346 mol → M + 96 = 0,346
→ M=64 (Cu) → CuSO4.
4

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG


1. Cho biết độ tan của NaNO3 ở 50oC là 114g, ở 20oC là 88g.
a. Làm lạnh bao nhiêu g dung dịch NaNO3 ở 50oC về 20°C để tách ra 20g
NaNO3?
b. Làm lạnh 100 g dung dịch NaNO3 bão hòa ở 50oC về 20oC thì tách ra bao
nhiêu g NaNO3?
Phân tích: Do chỉ tách ra NaNO3 nên lượng nước ở trong 2 dd trước và sau khi
làm lạnh là như nhau.
Đáp án:
a. 164,61g.
b. 12,15g.
The PEA Organization

2. Độ tan của CuSO4 ở 10°C là 17,4g. Hòa tan hoàn toàn 16g CuO vào dung dịch
H2SO4 20% vừa đủ, đun nóng, sau đó làm lạnh về 10oC thấy tách ra m (g)
CuSO4.5H2O. Tính m ?
(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa
tỉnh Nam Định năm 2022-2023)
Phân tích: Gọi số mol tinh thể CuSO4.5H2O kết tinh là x mol. Áp dụng định luật
BTKL đối với nước và CuSO 4, độ tan của CuSO4 để tìm x.
Đáp án: m = 30,3g.
3. Cho dung dịch CuSO4 có khối lượng riêng là 1,206 g/ml (dd X). Cô cạn 414,59
ml dung dịch trên thu được tối đa 140,625g tinh thể CuSO4.5H2O. Tính C% và CM
dd X?
(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa
tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022-2023)

Phân tích: Bảo toàn số mol CuSO4.

Đáp án: C% = 18%, CM = 1,357 M.

4. Hòa tan hoàn toàn 25g muối cacbonat trung hòa của kim loại R bằng dung dịch
HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch Y có nồng độ 10,51%. Làm lạnh dung dịch
Y thấy tách ra 26,28g tinh thể muối ngậm nước và dung dịch còn lại có nồng độ
6,07%. Xác định công thức hóa học của muối trên?

(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Hóa


tỉnh Tây Ninh năm 2022-2023)
Phân tích: Đặt công thức tổng quát là R(CO3)n để tìm ra R là Ca. Sau đó, BTKL
dd và số mol CaCl2 để tìm ra tỉ lệ số mol nước kết tinh : số mol muối kết tinh.
Đáp án: CaCl2.6H2O
5. Hòa tan hoàn toàn 3,06g Al 2O3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 đun
nóng thu được 28,517g dung dịch B. Làm lạnh dung dịch B đến 20° C thì có 3,75g
The PEA Organization

tinh thể Al(NO 3)3.nH2O tách ra. Biết ở 20°C, độ tan của Al(NO 3)3 là 75,44g. Tính
n?
(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa
TP Đà Nẵng năm 2022-2023)
Phân tích: Dùng độ tan để tính khối lượng Al(NO 3)3 trong dd sau khi làm lạnh.
BTKL Al(NO 3)3 để tính khối lượng Al(NO 3)3 kt và H2O trong muối kt.
Đáp án: Al(NO3) 3.9H2O, n=9
6. Cho 40g Ca vào 1 lít nước tinh khiết ở điều kiện thường thì thu được bao nhiêu
gam chất rắn? Biết độ tan của Ca(OH)2 ở điều kiện đó là 0,15g. Giả sử nước không
bị thất thoát do bay hơi, khối lượng riêng của nước là 1 g/ml.
(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Hóa
tỉnh gia Lai năm 2007-2008)
Phân tích: Viết PTHH và tính số mol Ca(OH)2 có thể tan được trong dd sau phản
ứng, dùng biểu thức độ tan, chú ý phản ứng giữa Ca và H2O làm giảm lượng nước
ban đầu.
7. Đốt cháy hoàn toàn 3,52g MS (muối sunfua của kim loại M) trong oxi dư thu
được m (g) chất rắn X. Hòa tan hết m gam chất rắn X trong dung dịch HNO3
37,8% vừa đủ, thu được dung dịch Y có nồng độ phần trăm của muối là 41,72%.
Làm lạnh dung dịch Y thu được 6,464g muối rắn Z. Lọc tách Z ra khỏi dung dịch
Y thu được dung dịch T có nồng độ phần trăm của muối là 34,703%. Biết hóa trị
cao nhất của M là III. Tìm Z?

(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Hóa


Tỉnh Hà Tĩnh năm 2021-2022)
Đáp án: Fe(NO3)3.9H2O
8. Nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl bão hòa ở 10oC là 25,93%; ở 90° C là
33,33%. Khi làm lạnh 600g dung dịch NaCl bão hòa ở 90° về 10oC thì khối lượng
dung dịch thu được là bao nhiêu?
(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Hóa
The PEA Organization

tỉnh Lâm Đồng năm 2010-2011)


Phân tích: Khi làm lạnh dd NaCl trên thì chỉ có NaCl khan kết tinh.
Đáp án: 540g.
9. Chia 24g oxit kim loại MO thành hai phần bằng nhau.
Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch HCl dư, sau đó làm khô dung dịch thu được
25,65g muối X duy nhất
Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ, sau đó làm khô dung
dịch thu được 37,5g muối Y duy nhất, không có tính axit.
Biết rằng MX < 175, MY < 255. Tìm X, Y?
(Trích đề thi hsg tỉnh lớp 9 tỉnh Hà Tĩnh, năm 2019-2020)
𝑀𝑋 𝑚𝑋
Phân tích: Ta có tỉ lệ 𝑀𝑀𝑂
(p1) = 𝑚𝑀𝑂
(p1), kết hợp điều kiện về khối lượng mol

để tìm ra M là Cu.
Đáp án: CuCl2.2H2O, CuSO4.5H2O
IV. LỜI KẾT
– Qua chuyên đề nhỏ này, The PEA Organization mong muốn các bạn học sinh lớp 9 sẽ
có thêm kinh nghiệm và kiến thức để Bài giải các bài toán về độ tan, có thêm sự tự tin để
chinh phục đề hsg tỉnh và chuyên!
– Tất nhiên, tài liệu này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong sẽ nhận
được sự góp ý từ độc giả để nhà Đậu có thể cho ra những tài liệu chất lượng hơn.
– Chúc các bạn học tốt.
NGUỒN THAM KHẢO
+”Chuyên đề 3: Phương pháp giải bài tập độ tan tinh thể hiđrat (muối ngậm nước)”, sách
“22 chuyên đề hay và khó bồi dưỡng hsg hóa học THCS, tập 1”, Nguyễn Đình Hành,
Nguyễn Hữu Thọ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
+Một số đề thi hsg và thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Hóa các tỉnh, thành phố trong cả
nước.
+”Bài tập hóa 9 nâng cao”, http://hoctap.dvtienich.com/bai-tap-hoa-9-nang-cao-phan-1/

Biên soạn: Trần Viết Ban.

You might also like