Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 7

TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỮU THỌ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HKI NGỮ VĂN 9


Năm học 2023 – 2024

ĐỀ 1:
Phần I. Đọc hiểu: 4.0 điểm
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cách đây hàng triệu năm, khi Sahara vẫn còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um
tùm đến mức từ trên cao bạn phải cực kỳ cố gắng mới có thể len lỏi xuống phía dưới mặt đất
để lắng nghe cuộc trò chuyện giữa một đám cây con. “Thật là tuyệt vời! Thiên nhiên đã quá
ưu đãi chúng ta!” – Một cây lên tiếng. “Đúng vậy, hàng ngày tớ có thể cảm nhận được dòng
nước ngầm mát lành chảy qua rễ của mình”, một cây khác hào hứng nói. Các loài cây đều
thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát lành và thi nhau đâm cành trổ lá
xum xuê. Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống
tận sâu dưới lòng đất.
Cuối cùng thì cái ngày ấy đã đến, một chấn động ngầm trong lòng đất khiến cho nhiều
mạch nước ngầm bị chặn lại, nguồn nước cạn kiệt, nhiều loài cây đã lần lượt ngã xuống, duy
chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn tồn tại giữa sa mạc Sahara. Tên tuổi của nó được cả thế giới
biết đến khi một mình đứng giữa sa mạc, xung quanh bán kính 400km không một bóng cây
nào bầu bạn. Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống đất tận 36m để tìm
nước.
Câu truyện đến đây là kết thúc, nhưng xin bạn hãy dừng lại giây lát. Bạn có thấy rằng
trong cuộc sống cũng có một dòng chảy luôn vận động không ngừng không? Đó chính là thời
gian, nó quan trọng như là nước đối với cây cối.
Sẽ có những người chỉ sử dụng thời gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường
và rồi những thách thức cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ phải đau khổ, giống như những cái
cây chỉ biết “hút và tận hưởng”.
Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ
đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cầy sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của
mình.
Họ hiểu triết lí: Bộ rễ yếu ớt không thể nào giữ được cái thân to khoẻ. Bạn khó có thể
thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kĩ năng và kiến thức nền tảng.
(Hạt giống tâm hồn – Câu chuyện về cây sồi, First News – NXB Tổng Hợp TP HCM )
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra sự khác nhau trong cách sử dụng thời gian của con người trong văn bản trên.
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 2. Các từ in đậm trong văn bản trên là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu nghĩa chuyển,
em hãy cho biết chuyển theo phương thức nào?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 3. Theo em hình ảnh cây sồi Tenere với bộ rễ đâm sâu xuống lòng đất để tìm kiếm
nguồn nước và hình ảnh những loài cây khác chỉ biết “hút và tận hưởng” tượng trưng cho
kiểu người nào trong xã hội?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 4. Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kĩ năng và kiến thức
nền tảng. Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Phần 2. Làm văn: 6.0 điểm
Ngạn ngữ Hi lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt
ngào". Muốn nếm trái ngọt thì phải làm người gieo hạt, kiên nhẫn chăm sóc cây từng ngày và
bảo vệ nó trước sóng gió. Học tập cũng vậy, phải cố gắng vượt qua trở ngại thì mới hưởng
được thành quả “ngọt ngào”. Hãy kể lại một lần vượt khó trong học tập để đạt được thành quả
tốt của em. (Bài viết có kết hợp các yếu tố độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm, với miêu tả
nội tâm và nghị luận).
ĐỀ 2:
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
HƠN MỘT KHOẢNH KHẮC BỊ BỎ LỠ
Sinh nhật 16 tuổi, Em nhận được một món quà mơ ước: một chiếc máy ảnh số. Em chụp bất
cứ thứ gì là lạ, hay hay, rồi về chỉnh sửa và đều đặn post lên blog. Có nhiều comment khen em
chụp đẹp, tìm được góc độc, rất nghệ thuật. Em mày mò học thêm những kỹ thuật cơ bản và
ngày càng mê chụp ảnh. Cả khi đi ngủ, chiếc máy ảnh cũng nằm bên gối em.
Và hẳn nhiên, đó là vật bất ly thân trong chuyến về thăm quê ngoại. Ở đó có rất nhiều thứ
thú vị để chụp. Một con ngỗng thơ thẩn bên hàng rào, những bông hoa dại không tên giấu
mình trong đám cỏ. Và buổi chiều nay, cảnh hoàng hôn trên cánh đồng sao mà đẹp lạ. Ánh
nắng chiều chiếu xuyên quệt từng vệt vàng rõ rệt trên nền lúa xanh. Đôi cánh cò chấp chới
bay. Rải rác trên cái nền xanh non là vài đóa sen muộn. Đẹp quá! Phải chụp ngay mới được.
Em cuống quýt lấy máy ảnh, giơ lên ngắm, rồi sững sờ nhận ra máy ảnh đã hết pin trong khi
ánh nắng đang tắt dần. Em ngồi bệt xuống cỏ, thất vọng đến phát khóc. Cậu em trai ngạc
nhiên, rồi lên giọng cụ non càu nhàu: ”Không chụp được thì lo ngắm đi, có gì mà khóc? Chị
còn đôi mắt nữa mà”. Thì vậy đó, tôi cũng định nói vậy, sao em không ngắm nhìn bằng đôi
mắt của mình? Người ta nói rằng từ khi có máy ảnh, con người ngày càng thích nhìn bản sao
của thế giới hơn là nhìn thế giới thật. Em cũng thích ngắm bản sao hơn chăng?
Em có biết, tất cả những chiếc máy ảnh đều mô phỏng theo hoạt động của đôi mắt, nhưng
chưa bao giờ tái tạo một cách hoàn hảo cấu trúc tinh vi của mắt và bộ não con người. Những
bức ảnh em chụp rất đẹp, nhưng hãy chấp nhận rằng có những vẻ đẹp không thể ghi lại bằng
máy ảnh mà chỉ có thể ghi lại bằng ký ức và cảm xúc. Như buổi hoàng hôn này, ngoài cái ánh
nắng vàng vọt rọi phết lên những đóa sen tàn, ngoài cái xanh mướt của đồng lúa đương thì,
còn có hương cỏ dại, hương lúa non đang kỳ ngậm sữa thơm tinh khiết. Còn có bầu không khí
trong trẻo mát lạnh của chiều thu, cái huyền hoặc của ánh trăng mọc sớm trong chiều mờ
sương ở vùng thôn dã.
Chiếc máy ảnh có thể giúp em giữ lại một khoảnh khắc đẹp, nhưng nó chỉ thay thế được một
giác quan duy nhất. Trong khi đó, não bộ của em lưu giữ được ký ức của rất nhiều giác quan.
Các nhà khoa học thuộc đại học Oxford đã cảnh báo rằng giác quan của con người đã bị suy
giảm chức năng nghiêm trọng. Những cư dân thành phố như em thường dành 90% quỹ thời
gian trong ngày để làm việc, sinh hoạt trong nhà, trước màn hình tivi và máy tính. Vậy thì khi
có cơ hội đứng giữa thiên nhiên, cớ gì em lại chăm chú nhìn thế giới qua chỉ một khoảnh khắc
đẹp, trong khi cùng lúc ấy em có thể tận hưởng vô số khoảnh khắc vô giá khác?
“Nếu biết trăm năm là hữu hạn”- Phạm Lữ Ân)
Câu 1 ( 1điểm): Tìm chi tiết trong văn bản thể hiện tình huống khiến “Em” thất vọng đến phát
khóc? Từ đó cho thấy nhân vật “Em” là người như thế nào?”
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 2 ( 1điểm): Câu sau có cách dẫn gì? Giải thích vì sao.
Cậu em trai ngạc nhiên, rồi lên giọng cụ non càu nhàu: ”Không chụp được thì lo ngắm đi, có
gì mà khóc? Chị còn đôi mắt nữa mà”.
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 3 ( 1điểm): Đoạn văn sau có sử dụng biện pháp tu từ gì? Biện pháp tu từ đó có ý nghĩa
gì?
Những cư dân thành phố như em thường giành 90% quỹ thời gian trong ngày để làm việc,
sinh hoạt trong nhà, trước màn hình tivi và máy tính. Vậy thì khi có cơ hội đứng giữa thiên
nhiên, cớ gì em lại chăm chú nhìn thế giới qua chỉ một khoảnh khắc đẹp, trong khi cùng lúc ấy
em có thể tận hưởng vô số khoảnh khắc vô giá khác?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 4( 1điểm):
Em có đồng ý với quan điểm” Khi có cơ hội đứng giữa thiên nhiên, cớ gì em lại chăm chú
nhìn thế giới qua chỉ một khoảnh khắc đẹp, trong khi cùng lúc ấy em có thể tận hưởng vô số
khoảnh khắc vô giá khác?”. Vì sao?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
PHẦN II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
Cho tình huống sau:
Mẹ tôi thấp người. Làn da sạm nắng do dãi dầu nhiều. Trong gia đình mẹ, dì và cậu tôi đều ăn
học tới nơi tới chốn và có công việc ổn định. Riêng mẹ tôi thì nghỉ học sớm để phụ ngoại lo
cho các em nên giờ đây công việc bấp bênh. Dì và cậu tôi ai cũng yêu thương và biết ơn mẹ
tôi. Tôi cũng rất thương mẹ nhưng không muốn để các bạn của tôi biết mẹ bởi vì trông mẹ tôi
rất khắc khổ, không sang trọng như mẹ của người ta. Thế mà, bỗng dưng hôm nay mẹ lại đến
trường tìm tôi khi tôi đang vui chơi cùng các bạn, tôi thật sự bối rối.
Em hãy viết tiếp câu chuyện dựa vào tình huống trên để từ đó rút ra bài học nhận thức
sâu sắc về tình cảm gia đình, tình mẫu tử.
(Bài văn kết hợp tự sự với các yếu tố bổ trợ:Miêu tả nội tâm,đối thoại, dộc thoại,độc
thoại nội tâm; nghị luận.)
ĐỀ 3:
I/ ĐỌC HIỂU: (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
“Thôi em nằm lại
Với đất lành Duy Xuyên
Trên mồ em có mùa xuân ở mãi
Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên.

Trời chiến trường không một phút bình yên


Súng nổ gấp. Anh lên đường đuổi giặc
Lấy nỗi đau vô cùng làm sức mạnh vô biên
Bước truy kích đạp trăm rào gai sắc
Ôi mũi lê này hôm nay sao sáng quắc
Anh mất em như mất nửa cuộc đời
Nỗi đau anh không thể nói bằng lời
Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy
Những viên đạn quân thù bắn em, trong lòng anh sâu xoáy
Anh bàng hoàng như ngỡ trái tim rơi
Như bỗng tắt vầng mặt trời hạnh phúc.
Nhưng em ạ, giây phút này chính lúc
Anh thấy lòng anh tỉnh táo lạ thường
Nhằm thẳng quân thù, mắt không giọt lệ vương
Anh nổ súng…”
(Trích“ Bài thơ về hạnh phúc”- Bùi Minh Quốc)
1/Từ “ lửa, cháy” trong câu” Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy” có phải là thuật ngữ không?
(0.5đ).Tại sao? (0.5đ)
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
2/ Tìm những câu thơ nói lên tâm trạng của nhân vật “anh” khi mất đi người thân yêu? (1đ)
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
3/ Em hiểu 2 câu thơ sau như thế nào? (1đ)
“ Anh thấy lòng anh tỉnh táo lạ thường
Nhằm thẳng quân thù, mắt không giọt lệ vương”
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
4/ Thông điệp rút ra qua đoạn thơ trên là gì? Hãy trình bày từ 3 đến 5 câu. (1đ)
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
II/ LÀM VĂN: (6 điểm)
Vừa đi học về, tôi thấy dưới sàn nhà vung vãi nào là kẹo lạc, chùm ruột, bắp trái, bánh tai
heo, bánh tét đậu, đậu ván, đậu đen và cả cái tò he mà tôi thích.Tôi nhận ngay đây chắc là quà
quê mà bà nội tôi mới đem lên. Tôi chưa hết ngơ ngác vì chưa biết chuyện gì đang xảy ra.
Bỗng tôi nghe tiếng mẹ tôi nói to với bố trong phòng:
-Từ nay, anh nói bà đừng đem những thứ đó lên đây nữa nhé! Trên này đâu có thiếu
thốn thứ gì, thậm chí còn ngon hơn…Tôi không cần…
Tôi lao vội lên phòng mình. Bà nội tôi đang ở đó…
Từ tình huống trên , hãy viết tiếp câu chuyện.
( Yêu cầu bài có kết hợp với các yếu tố đối thoại ,độc thoại,độc thoại nội tâm, nghị luận, miêu
tả nội tâm)
ĐỀ 4:

I/ ĐỌC HIỂU: (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :

… Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chị được hưởng những thức quà ngon, lạ - bấy giờ mẹ Liên
nhiều tiền - được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Ngoài ra, kỷ niệm nhớ lại
không rõ rệt gì, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá! Từ khi nhà Liên
dọn về đây, từ khi có cái cửa hàng này, đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng
tre dưới gốc bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh…
An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn cố gượng để thức khuya chút nữa,
trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống - đường sắt
đi ngang qua ngay trước mặt phố - để bán hàng, may ra còn có một vài người mua.
Nhưng cũng như mọi đêm, Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại đêm họ chỉ
mua bao diêm, hai gói thuốc là cùng. Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn
chuyến tàu. Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là sự hoạt động cuối cùng của
đêm khuya.
Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để
nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng
trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các
cửa kính sáng.
Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình khư kém sang hơn.
Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và
huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với
Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao
bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng. ( Trích
“Hai đứa trẻ” - Thạch Lam)
1. Theo tác giả, Liên nhớ lại những gì khi còn ở Hà Nội? Tìm câu văn cho thấy lý do tại
sao bây giờ Liên nhớ những kỉ niệm khi còn ở Hà Nội? (1đ)
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
2. Hãy tìm 1 thuật ngữ trong câu in đậm?(0.5đ). Giải thích tại sao là thuật ngữ.(0.5đ)
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
3. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (1đ)
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
4. Có người cho rằng : “ Hình ảnh con tàu mang ánh sáng Hà Nội là tấm lòng mà
nhà văn dành cho những kiếp người lẻ loi bị lãng quên như chị em Liên”. Em có
đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao? (1đ)
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
II/ LÀM VĂN: (6 điểm)
Cho các nhân vật với những đặc điểm sau:
- Cha/mẹ luôn la mắng và thường so sánh con cái với những đứa trẻ khác.
- Thầy/cô giáo rất hiểu tâm lý học trò của mình.
- Đứa con đã cố gắng hết mình trong học tập nhưng vẫn không làm hài lòng cha mẹ.
Em hãy xây dựng 1 câu chuyện từ hệ thống nhân vật trên.
( Yêu cầu bài kể có sử dụng kết hợp các yếu tố : nghị luận , đối thoại, miêu tả nội tâm)

ĐỀ 5:
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Cái giận bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về chính con người ta và về những nguyên nhân xa
và gần đưa tới tình trạng nóng bức hiện tại.Ta giận có thể vì một ham muốn nào đó, vì tự kiêu,
vì nghi ngờ hay bực bội.Do đó nguyên nhân chính của cái giận nằm ở trong ta, hoàn cảnh bên
ngoài và những người xung quanh chỉ đóng vai trò phụ.
Khi một trận động đât hay lụt lội xảy ra,ta có thể chấp nhận dễ dàng những thiệt hại to lớn.
Nhưng khi sự đổ vỡ do một người gây ra, ta lại không đủ kiên nhẫn để chịu đựng. Ta hiểu vì
đâu có lụt lội hay động đất. Thế mà ta không chịu khó tìm hiểu do đâu đã gây ra cơn giận dữ
của ta.Ví dụ có người nói với ta một câu rất khó chịu. Có thể vì anh ta cũng bị ai đó nói với
anh ta như vậy. Cũng có khi người bố của anh ta đã từng nói với anh ta bằng cái giọng gay gắt
đó.Khi thấy rõ những nguyên nhân này, không thể nào mà ta còn giận cho được. Nói như vậy
không có nghĩa là ta dung dưỡng cho những con người độc ác luôn tìm cách hại ta.
Điều quan trọng tôi muốn nói là ta phải lo chăm sóc những hạt giống giận trong con người ta
trước nhất. Sau đó, nếu người đó là một con người quá quắt cần phải sửa trị thì ta sẽ sửa trị
nhưng vì lòng thương hơn là cái sợ hay ý chí trả thù.Khi ta thật sự hiểu được những đau khổ
của người khác, ta sẽ tìm cách giúp họ vượt qua những đau khổ, và bằng cách giúp họ vượt
thoát những đau khổ ấy ta cũng giúp chính ta.Ta làm cho tâm ta nhẹ nhàng, an lạc , thấm
nhuần chất liệu của thương yêu.
(Trích”An lạc từng bước chân”-Thích Nhất Hạnh-NXB Tổng hợp TPHCM-)
Câu 1(1,0 điểm): Theo văn bản nguyên nhân chính của cái giận là ở đâu và khi nào người
khác nói với ta những câu rất khó chịu?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 2(1,0 điểm): Xác định, gọi tên và phân tích tác dụng một phép tu từ có trong phần văn
bản sau: “Ta giận có thể vì một ham muốn nào đó, vì tự kiêu, vì nghi ngờ hay bực bội.Do đó
nguyên nhân chính của cái giận nằm ở trong ta, hoàn cảnh bên ngoài và những người xung
quanh chỉ đóng vai trò phụ.”
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

Câu 3 (1.0 diểm): Thông điệp em rút ra từ văn bản trên.


......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 4(1,0 điểm ):Em có đồng ý với tác giả khi cho rằng:” Khi ta thật sự hiểu được những đau
khổ của người khác, ta sẽ tìm cách giúp họ vượt qua những đau khổ, và bằng cách giúp họ
vượt thoát những đau khổ ấy ta cũng giúp chính ta.Ta làm cho tâm ta nhẹ nhàng, an lạc , thấm
nhuần chất liệu của thương yêu.”
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
PHẦN II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
Một buổi chiều thứ sáu Minh vừa đi học về đã thấy mẹ tươi cười đón ở cổng không như
mọi hôm cả ba lẫn mẹ đều trở về nhà rất muộn.
Minh: Ô, hôm nay mẹ về sớm thế ạ?
Mẹ Minh:Ừm,cuối tuần rồi mẹ cũng làm xong báo cáo, sếp của mẹ cho về sớm.
Minh:Mẹ ơi..
Mẹ Minh:Gì thế con trai?
Minh:Mẹ, lâu quá nhà mình chưa được đi chơi á mẹ…
Mẹ Minh:Thế con muốn sao?
Minh: Hihi, Vũng Tàu đi mẹ nhé(Giọng khẩn khoản)
Mẹ Minh:Hợp lý, ý hay đó nhưng….
Có tiếng lạch cạch mở cổng
Mẹ ơi ba về rồi. Vui quá hôm nay cả ba mẹ đều được về sớm.
Ba ơi,con với mẹ có một kế hoach thú vị….
Em hãy viết tiếp câu chuyện dựa vào tình huống trên
(Bài văn kết hợp tự sự với các yếu tố bổ trợ:Miêu tả nội tâm,đối thoại, dộc thoại,độc
thoại nội tâm, nghị luận.)
ĐỀ 6:
I. Đọc- Hiểu: ( 4.0 điểm):
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Bên cạnh IQ, kỹ năng chuyên môn thì trí tuệ cảm xúc (EQ) đang dần trở thành điều
kiện quan trọng giúp bạn thành công và thăng tiến trong công việc...
Dưới đây là 5 kiểu tư duy của người có EQ cao theo một nghiên cứu của nhà tâm lý
học nổi tiếng - Daniel Goleman:
Tự nhận thức (Self-awareness): Self-awareness không chỉ giới hạn trong cảm xúc, họ
còn thấu hiểu được ego (bản ngã/ cái tôi cá nhân) và cả những điểm yếu, điểm mạnh của
chính mình. Từ đó họ luôn có cách hành xử khiêm tốn và ý chí cầu tiến.
Tự điều chỉnh bản thân (Self-regulation): Người sở hữu trí tuệ cảm xúc mạnh mẽ luôn
biết cách kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Họ không bao giờ tấn công, đả kích người
khác bằng lời nói trong lúc nóng giận. Họ sẽ không đưa ra quyết định một cách vội vàng và
cảm tính. Ngoài ra họ cũng là người có tinh thần trách nhiệm cao, luôn bình tĩnh trong mọi
tình huống.
Tự tạo động lực (motivation): Động lực bắt nguồn từ việc bạn hiểu được những gì bạn
muốn làm và tại sao bạn muốn làm điều đó. Người giàu trí tuệ cảm xúc luôn có tiêu chuẩn cao
cho bản thân và hướng đến các mục tiêu một cách nhất quán.
Sự đồng cảm (Empathy): Sự đồng cảm là một phẩm chất thường thấy ở những người có
trí tuệ cảm xúc cao. Họ luôn tự đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ và hành động.
Họ luôn sẵn sàng đưa ra những quan điểm mang tính xây dựng, công bằng, không phân biệt
đối xử và lắng nghe trong mọi tình huống.
Kỹ năng xã hội (Social Skills): Người có trí tuệ cảm xúc là người tạo được sự kết nối
cảm xúc trong giao tiếp. Người có trí tuệ cảm xúc cao thường đi đôi với tài giải quyết xung
đột thông qua cách ngoại giao phù hợp với tính chất nhạy cảm của từng tình huống.
Lợi ích của việc sở hữu trí tuệ cảm xúc là gì? Trí tuệ cảm xúc đóng một vai trò rất lớn
trong nhiều khía cạnh của công việc. Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa trí tuệ
cảm xúc và thành công trong sự nghiệp, hiệu suất công việc và sức khỏe tinh thần mạnh mẽ
hơn. Bên cạnh đó trí tuệ cảm xúc cao còn có thể tác động tích cực đến nhiều khía cạnh trong
cuộc sống của bạn. Có thể hiểu và quản lý cảm xúc có thể dẫn đến cái nhìn tổng thể tốt hơn về
những điều đang diễn ra xung quanh, khiến bạn cảm thấy tích cực trong mọi tình huống.
Hẳn bạn từng nghe nói: “Không phải người thông minh nhất mới là người thành công
hoặc hạnh phúc nhất trong cuộc sống”. Bạn có thể đã từng gặp những người học vấn xuất
sắc nhưng lại yếu kém về mặt xã hội, thất bại trong công việc hoặc các mối quan hệ cá
nhân...
Đó là tất cả những nội dung quan trọng nhất liên quan đến trí tuệ cảm xúc (EQ) và
cách nó tác động đến cuộc sống của bạn, cũng như làm thế nào để vận dụng nó một cách tốt
nhất. Tuy nhiên lý thuyết sẽ có sự khác biệt rất lớn khi chúng ta thực hành. Bởi trên thực tế
con người rất khó kiềm chế khi đối mặt với xung đột. Vì vậy để thay đổi hình vi lâu dài, bạn
cần học cách vượt qua những căng thẳng đó mỗi ngày. Không ngừng cải thiện các mối quan
hệ xung quanh và nâng cao nhận thức về cảm xúc của chính mình.
(Tổng hợp theo https://tanca.io/blog/tri-tue-cam-xuc-eq-chia-khoa-dan-ban-den-thanh-cong)
Câu 1: Theo tác giả, lợi ích của việc sở hữu trí tuệ cảm xúc là gì? (1,0 điểm)
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 2: Hãy xác định một lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên. Chuyển lời dẫn trực tiếp ấy
sang cách dẫn gián tiếp. (1.0 điểm)
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 3: Nêu nội dung của văn bản trên. (1.0 điểm)
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 4: Trong 5 đặc điểm của người có trí tuệ cảm xúc, theo em, đặc điểm nào là quan trọng
nhất? Vì sao? Trình bày phần trả lời của em trong khoảng 3-5 dòng. (1.0 điểm)
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
II. Tập làm văn : ( 6.0 điểm)
Cho tình huống sau, em hãy viết tiếp câu chuyện theo suy nghĩ của em. (câu chuyện có
kết hợp các yếu tố bổ trợ)
Một gia đình nghèo hai mẹ con sống nương tựa vào nhau trong một căn nhà nhỏ cuối xóm.
Tuy nghèo nhưng hai mẹ con rất hạnh phúc và yêu thương nhau. Người mẹ chăm chỉ làm việc
nuôi con, cô con gái hiểu chuyện và rất hiếu thảo, vâng lời mẹ chăm chỉ học hành.
Người mẹ vì làm việc quá nhiều mà kiệt sức rồi lâm bệnh. Bà liền gọi con gái tới và bảo
rằng:
- Con ơi ! Con hãy đi tìm thầy thuốc tới đây giúp mẹ.
Cô con gái vâng lời mẹ, vội vàng chạy đi tìm thầy thuốc, cô vừa đi vừa lo lắng , bỗng dưng
cô gặp một bà cụ, bà cụ thấy cô bé vội vàng liền gọi lại hỏi thăm:
- Này cô bé, cháu đi đâu mà vội vàng thế ?
Dù rất vội nhưng cô bé vẫn dừng lại trả lời cụ:
- Dạ thưa cụ, cháu đang đi mời thầy thuốc ạ, mẹ cháu đang bị bệnh rất nặng…….….
ĐỀ 7:
I. Đọc hiểu (4.0 điểm):
Đọc bài báo sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
Hồi học cấp hai, có lần tôi tranh cãi kịch liệt với một cậu bạn. Cô giáo bắt gặp, yêu
cầu cả hai lên phòng giáo viên. Cô bảo mỗi đứa ngồi một bên cạnh bàn, trên bàn có một quả
bóng nhựa rất lớn. Quả bóng màu đen xì. Thế mà khi cô giáo hỏi: “Em thấy quả bóng màu
gì?”. Thì cậu bạn tôi đáp: “Thưa cô, màu trắng”.
Tôi không thể hiểu nổi cậu bạn đang làm gì. Mắt cậu ta bị mờ hay cậu ta muốn trêu tức
tôi? Thế là tôi hét lên: “Màu đen chứ”.
Chúng tôi lại bắt đầu cãi nhau về màu sắc của quả bóng. Đến lúc này thì cô giáo đề
nghị chúng tôi đổi chỗ cho nhau. Lần này khi cô hỏi tôi: “Quả bóng màu gì?”, tôi đành phải
trả lời: “Màu trắng ạ”. Bởi quả bóng đá được sơn hai màu khác nhau ở hai phía. Từ chỗ tôi
ngồi ban đầu thì nó màu đen, còn chỗ bạn tôi thì nó màu trắng. Vậy mà chúng tôi đã gân cổ
cãi nhau vì một điều mà cả hai đều chắc chắn là mình đúng và không biết tại sao người kia
nói ngược lại ý kiến của mình.
(Theo báo Giáo dục và thời đại, số ra ngày 18 tháng 12 2009)
Câu 1: Theo em, nếu ta đứng ở một góc độ để nhìn nhận sự việc như hai nhân vật trong
bài báo thì sẽ gây ra hậu quả gì? (1,0 điểm)
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 2: Câu in đậm trên thuộc cách dẫn nào. Vì sao em biết? (1,0 điểm)
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 3: Hãy nêu nội dung chính của bài báo. (1,0 điểm)
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 4: Bằng quan điểm của mình, hãy nêu suy nghĩ về cách nhìn nhận vấn đề trong
cuộc sống bằng đoạn văn ngắn khoảng 4 - 6 dòng. (1,0 điểm)
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
II. Tập làm văn (6.0 điểm):
Cho các nhân vật sau:
- Ông chủ quán cơm.
- Một nhóm học sinh lớp 9.
- Bà lão mù lượm ve chai.
Em hãy xây dựng một câu chuyện, qua đó, em thấy mình trưởng thành hơn và sống đẹp hơn.
(Lưu ý: Tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm, nghị luận, đối thoại và độc thoại)

ĐỀ 8:
PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc văn bản sau:
Nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu về chìa khoá để thành
công. Sau thời gian nghiên cứu, bà chỉ ra rằng: Điều cơ bản làm nên thành công của con
người là sự bền bỉ. Bà nói: “Bền bỉ là sự đam mê, tính kiên trì cho những mục tiêu dài hạn.
Bền bỉ là có khả năng chịu đựng khó khăn. Bền bỉ là tập trung vào tương lai của mình một
cách liên tục, không phải tính theo tuần, theo tháng mà là năm. Bền bỉ là làm việc thật chăm
chỉ để biến tương lai thành hiện thực. Bền bỉ là việc sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc
chạy marathon, chứ không phải là một cuộc đua nước rút”. Không phải chỉ số IQ, không phải
ngoại hình, hay sức mạnh thể chất, hay kỹ năng xã hội. Sự bền bỉ là yếu tố quyết định để
thành công.
Sân vườn nhà tôi có bày những cái ghế đá, trên một trong những cái ghế ấy có khắc dòng
chữ: “Cây kiên nhẫn đắng chát nhưng quả nó rất ngọt.” Nếu không có những giờ ngồi kiên trì
từ ngày này qua ngày khác trong phòng suốt nhiều năm liền của những con người bền bỉ cống
hiến như thế, chúng ta đã không có Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon.
Không có sự bền bỉ, sẽ không có bất cứ thứ gì vĩ đại được sinh ra trên đời. Bóng đèn điện,
định luật bảo toàn năng lượng, thuyết tương đối, máy bay và nhiều phát minh khác. Nếu
không có những giờ kiên tâm hy sinh thầm lặng hay nhẫn nại làm việc của con người, nhân
loại sẽ tổn thất biết bao.
Hôm trước một anh bạn gửi cho tôi câu danh ngôn: “Những người đứng đầu trên thế giới
đều là những người bình thường với ý chí phi thường.” Nên ta làm gì không quan trọng. Quan
trọng là ta có làm cho đến khi ra được kết quả mong muốn hay không. Người ta thường nhấn
mạnh tới việc sống phải có ước mơ, hoài bão nhưng theo tôi cái khó là kiên trì từng ngày
vươn tới nó.
(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, NXB Nhã Nam, 2017)
Câu 1.(1 điểm) Tác giả đề cập đến yếu tố nào được coi là điều cơ bản làm nên thành công của
con người ?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 2.(1 điểm) Theo em vì sao tác giả cho rằng bền bỉ là sống một cuộc đời như thể nó là một
cuộc chạy marathon?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 3.(1 điểm) “Nếu không có những giờ ngồi kiên trì từ ngày này qua ngày khác trong
phòng suốt nhiều năm liền của những con người bền bỉ cống hiến như thế, chúng ta đã không
có Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon.”
Phần in đậm trong câu văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hãy cho biết tác dụng của
biện pháp nghệ thuật đó?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 4.(1 điểm) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến “Những người đứng đầu trên
thế giới đều là những người bình thường với ý chí phi thường.”? Vì sao?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
PHẦN 2: VIẾT (6.0 điểm)
Tôi và An vốn là đôi bạn thân nhiều năm. Nhưng bỗng một ngày, có một bạn chuyển đến
lớp chúng tôi. Cô chủ nhiệm đã sắp xếp cho bạn mới ngồi cạnh An. Từ đó, có nhiều chuyện
xảy ra…
Nếu em là nhân vật tôi trong câu chuyện trên, em sẽ tưởng tượng tiếp các tình huống xảy
ra cho câu chuyện trên như thế nào?
Hãy viết bài văn tự sự ( kết hợp nhiều yếu tố: miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại,
nghị luận,…) để kể câu chuyện mang lại giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

HẾT

You might also like