Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Nhà kinh tế học Paul A Samuelson cho rằng "Lạm phát xảy ra khi mức giá chung của

giá
cả và chi phí tăng". Theo ông, trong thời kỳ lạm phát diễn ra thì mức giá chung của mọi
loại hàng hóa và chi phí tăng lên, được đo bằng chỉ số giá cả hay là số bình quân gia
quyền của giá hàng hóa và dịch theo thời gian và chỉ số CPI là chỉ số được sử dụng rộng
rãi nhất.
Theo K.Marx "Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông, vượt qua
nhu cầu của lưu thông hàng hóa, dẫn tới sự mất giá của đồng tiền và phân phối lại thu
nhập quốc dân. Hay theo M.Friedman, đại diện của trường phái tiền tệ hiện đại cho rằng
"Lạm phát là một điều kiện trong đó có sự dư cầu nói chung tức là lượng tiền trong nền
kinh tế quá nhiều để theo đuổi một khối lượng hàng hóa có hạn", "Lạm phát bao giờ và ở
đâu cũng là hiện tượng tiền tệ... và nó chỉ có thể xuất hiện một khi lượng tiền tăng nhanh
hơn sản lượng."
Tóm lại, lạm phát là tình trạng gia tăng mức gia chung của nền kinh tế trong một thời
gian nhất định, thường là một năm. Đo lường lạm phát có ý nghĩa quan trọng trong việc
hiểu được sự vận hành của nền kinh tế và giúp đánh giá sự hiệu quả của các chính sách
mà chính phủ ban hành. Tỉ lệ lạm phát được đo lường bằng công thức tổng quát sau:

Tỉ lệ lạm phát =
Hơn nữa, có thể đo lường tỉ lệ lạm phát một cách cụ thể thông qua sử dụng 1 trong 3 chỉ
số giá thông dụng sau:
- Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index): CPI
- Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index): PPI
- Chỉ số giảm phát theo GDP (GDP deflator): GDPdef
Theo học thuyết Ngang giá sức mua, hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia sẽ bất lợi hơn
các hàng hóa của các nước khác nếu tỷ lệ lạm phát của quốc gia đó cao hơn các nước đối
tác. Lạm phát cao làm cho nhu cầu xuất khẩu giảm do giá hàng hóa trong nước tăng cao
gây ra nhiều bất lợi cho xuất khẩu, trong khi đó hàng nhập khẩu lại có khả năng cạnh
tranh hơn, điều này khiến cho cán cân thương mại thâm hụt. Như vậy, khi lạm phát gây ra
việc cạnh tranh hàng hóa trong nước giảm, điều này dẫn đến cán cân thương mại thâm
hụt.
Tiền nghiên cứu:
Trong bài nghiên cứu của nhóm tác giả Erika Novendira Purnamasari, Idah Zuhroh và
Eris Tri Kurniawati về "Yếu tố quyết định cán cân thương mại: Nghiên cứu tại 5 quốc gia
ASEAN", bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định (FEM), mô hình
hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình tác động chung (Common effect model)
để phân tích sự ảnh hương của các yếu tố vĩ mô như lạm phát, nhập khẩu, GDP và tỷ giá
hối đoái đến cán cân thương mại của 5 quốc gia thuộc ASEAN từ năm 2000-2019. Nhóm
tác giả đã đưa ra kết luận rằng thông qua kết quả phân tích có thể thấy rằng lạm phát có
tác động tiêu cực đến cán cân thương mại. Điều kiện này có thể được phát biểu rằng
trong một khoảng thời gian dài, khi lạm phát tăng sẽ có tác động làm tăng giá cả hàng
hóa trong nước gây những ảnh hưởng bất lợi đến xuất khẩu trong nước. Song, GDP cũng
ảnh hưởng đến cán cân thương mại của một quốc gia. Nghiên cứu cho thấy rằng GDP có
một mối quan hệ tích cực đáng kể với cán cân thương mại trong ASEAN-5. GDP bao
gồm sản lượng sản xuất trong các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế một quốc gia sẽ
ảnh hưởng đến hiệu suất của cán cân thương mại. Khi có sự dư thừa sản lượng sản xuất,
quốc gia sẽ có tiềm năng trong xuất khẩu, phần dư thừa này có thể trở thành hàng hóa
xuất khẩu góp phần làm tăng cán cân thương mại quốc gia. Về tỷ giá hối đoái, kết quả
của bài nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái có tác động tích cực đến cán cân thương
mại đối với các nước ASEAN-5. Điều này phù hợp với khung lý thuyết Mundell-
Flemming rằng tỷ giá hối đoái có mối quan hệ một chiều với cán cân thương mại, việc
tăng tỷ giá sẽ khiến cho hàng hóa trong nước có sức cạnh tranh hơn và giá trị hàng hóa
trên thị trường xuất khẩu sẽ tăng cao gây ra cán cân thương mại thặng dư. Bài nghiên cứu
sử dụng các mô hình sau:
Common Effect Model

Fix Effect Model

Random Effect Model

Trong đó
TB (US$): cán cân thương mại
GDP (US$): Tổng sản phẩm quốc nội
INF (%): Lạm phát đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng
IM (US$): Nhập khẩu
ER (US$): Tỷ giá hối đoái

: Hằng số

: Tham số
: Sai số
Trong bài nghiên cứu về "Tác động của tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng kinh tế lên cán
cân thương mại tại các nước Đông Á: Tiếp cận bằng phương pháp dữ liệu bảng" (Tran
Trong Nguyen, 2020), nhóm tác giả đã đưa ra rằng ảnh hưởng của kinh tế đến cán cân
thương mại là tiêu cực nhưng không đáng kể. Cụ thể, sự gia tăng hiệu quả kinh tế sẽ
không tác động đến cán cân thương mại trong trường hợp các nước Đông Á. Thể hiện
trong số liệu thống kê mô tả, các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
hơn các nước phát triển, tuy nhiên cán cân thương mại lại xấu đi. Các nước phát triển có
thể làm kinh doanh ở các nước phát triển để khai thác lao động giá rẻ và quy mô thị
trường lớn hơn. Ngược lại, tỷ giá hối đoái có tác động tích cực đến cán cân thương mại
các nước Đông Á. Có thể kết luận rằng tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố kinh tế
vĩ mô quan trong để thúc đẩy thương mại Đông Á. Phát hiện này cũng được tìm thấy
trong các nghiên cứu khác ở quá khứ như bài nghiên cứu của Elahi et al. (2016) về 15
nước đang phát triển trên thế giới. Bài nghiên cứu đã sử dụng các mô hình pooled OLS,
mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để phân tích tác
động của các yếu tố như tiêu thụ năng lượng (ENERGY), tăng trưởng kinh tế (GROW),
xuất khẩu (EXPORT) và tỷ giá hối đoái (EXR) lên cán cân thương mại. Bài nghiên cứu
sử dụng hai mô hình sau
Fixed Effect Model:

Random Effect Model:

You might also like