Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH UEH


KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH TRỰC TUYẾN


KẾT THÚC HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

Giảng viên phụ trách : THS.Từ Vân Anh


Lớp : AD006
Mã lớp học phần : 22D1MAN50200306
Tên học phần : Quản trị diều hành
Họ và tên : Võ Thị Ngọc Uyên
Mã số sinh viên : 32101024384

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 6 năm 2022


Mục lục
CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ TỒN KHO THÀNH PHẨM NGÀNH HÀNG
THỰC PHẨM CỦA CÔNG TY QUỐC TẾ UNILEVER VIỆT NAM
I. Phân tích thực trạng quản trị tồn kho thành phẩm ngành hàng thực
phẩm của công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
2. Phân tích hoạt động quản trị tồn kho thành phẩm ngành hàng thực
phẩm của công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam
a) Phân loại ABC thành phẩm và phân bố các nguồn lực trong quản trị
tồn kho
b) Công tác kiểm kê tồn kho
c) Đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị tồn kho
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị tồn kho thành phẩm ngành
hàng thực phẩm của công ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam
4. Một số hạn chế trong hoạt động quản trị tồn kho thành phẩm ngành
hàng thực phẩm của công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam.
II. Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tồn kho thành phẩm ngành
hàng thực phẩm của công ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam
1. Hoàn thiện kỹ thuật phân loại ABC
2. Xác định mức tồn kho tối ưu
3. Hoàn thiện công tác quản lý kho
4. Nâng cao độ chính xác của dự báo nhu cầu tiêu thụ
5. Rút ngắn thời gian cung ứng và cải thiện độ tin cậy
III. Kết luận
B. Quản trị tồn kho thành phẩm ngành hàng thực phẩm của công ty
quốc tế Unilever Việt Nam
I. Phân tích thực trạng quản trị tồn kho thành phẩm ngành hàng thực
phẩm của công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
Unilever là một tập đoàn quốc tế của Anh và Hà Lan, là một tập đoàn
nổi tiếng thế giới về sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nhanh. Là một công
ty đa quốc gia, việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh trên thế
giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của
Unilever toàn cầu.
2. Phân tích hoạt động quản trị tồn kho thành phẩm ngành hàng
thực phẩm của công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam
a) Phân loại ABC thành phẩm và phân bố các nguồn lực trong quản
trị tồn kho
Kỹ thuật ABC là một kỹ thuật cơ bản và vô cùng hiệu quả trong quản
trị tồn kho. Hiện nay, ngành hàng thực phẩm của Unilever Việt Nam đã
áp dụng kỹ thuật này. Tuy nhiên việc áp dụng cần phải triệt để hơn các
vấn đề còn hạn chế trong việc áp dụng kỹ thuật ABC:
- Đối với thực phẩm thì phân loại ABC chỉ dựa vào doanh số là chưa
phù hợp vì hàng thực phẩm có hạn sử dụng ngắn. Theo đặc điểm kỹ thuật
ABC, nhiều trường hợp sản phẩm X thuộc loại B hoặc C nhưng sản phẩm
này có hạn sử dụng rất ngắn và thường xuyên bị hết hạn và như vậy X đã
vô tình bị loại bỏ ra khỏi danh mục những sản phẩm cần được tập trung
quản lý và rủi ro hết hạn sử dụng của X lại ngày càng cao hơn.
- Các phòng ban tại ngành hàng thực phẩm Unilever Việt Nam sau khi
phân loại ABC vẫn chưa thực sự quản lý các sản phẩm theo ABC, thời
gian và nguồn lực vẫn phân bố dàn trải khiến các phòng ban luôn trong
trạng thái quá tải và kết quả làm việc không được cao.
- Việc xác định ABC tại Unilever Việt Nam được thực hiện khá thủ
công, mất thời gian. Việc thiết lập tự động phân loại ABC bằng phần
mềm thích hợp là rất cần thiết, vừa giảm công việc cho nhân viên vừa
đảm bảo các sản phẩm luôn được cập nhật kịp thời.
b) Công tác kiểm kê tồn kho
Ngành hàng thực phẩm của unilever Việt Nam đang thực hiện rất tốt
phương pháp kiểm kê định kỳ chính thức (Priodic couting). Việc kiểm kê
định kỳ này đang được diễn ra rất tốt nhờ đóng góp của các phòng ban
quan trọng gồm: bộ phận quản lý kho, bộ phận kế toán, kiểm toán nội bộ
công ty.
Tuy nhiên hoạt động kiểm kê này tốn nhiều thời gian và công sức, đòi
hỏi toàn bộ hệ thống phải tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh vì
đòi hỏi toàn bộ hệ thống kho phải tạm ngừng hoạt động trong 2 đến 3
ngày để tiến hành kiểm kê. Vì thế phương pháp này không giúp được
nhiều trong việc điều chỉnh số liệu tồn kho và hạn sử dụng thực tế của
ngành hàng thực phẩm. Phương pháp kiểm kê chu kỳ là phương pháp có
thể giúp hoàn thiện khả năng quản lý tồn kho và hạn sử dụng thì chưa
được thực hiện.
c) Đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị tồn kho
Quản trị hàng tồn kho là một hoạt động quan trọng nó có thể đem lại sự
ổn định và khả năng cạnh tranh cao cho doanh nghiệp nếu được thực hiện
tốt. Hiệu quả của hoạt động quản trị hàng tồn kho.
 Số ngày tồn kho của ngành hàng thực phẩm Unilever Việt Nam
Số ngày tồn kho phản ánh mức tồn kho của công ty cao hay thấp và
cho thấy lượng hàng tồn kho có thể đáp ứng được bao nhiêu ngày bán
hàng.
Chi phí tồn kho thành phẩm luôn cao hơn chi phí tồn kho của các loại
bao bì, nguyên vật liệu. Để giảm tồn kho thì các công ty thường ưu tiên
giữ tồn kho của bao bì, nguyên vật liệu. Tuy nhiên, để chuyển từ nguyên
liệu và bao bì thành thành phẩm luôn phải mất một khoảng thời gian nên
việc giữ một lượng hàng tồn kho thành phẩm nhất định đối với hàng tiêu
dùng danh là điều bắt buộc.
Việc giữ tồn kho cao đi đôi với việc công ty phải chịu nhiều chi phí
hơn cho hoạt động quản trị hàng tồn kho, nhưng việc giữ tồn kho thấp
cũng có nhiều nhược điểm như việc khả năng linh động trong các tình
huống khác nhau của công ty thấp từ đó dẫn đến rủi ro mất doanh thu
hoặc mất khách hàng vào tay đối thủ. Vì vậy tồn kho nên được giữ ở một
mức hợp lý để tránh gây lãng phí và cũng không quá thấp để dẫn đến tình
trạng cháy hàng.
Thông qua số liệu phân tích của công ty từ năm 2011 đến năm 2012, số
ngày tồn kho của ngành hàng thực phẩm có xu hướng tăng từ khoản cuối
năm 2011 và cao hơn nhiều so với mức trung bình của công ty. Điều này
vô cùng vô lý, khi chỉ số tồn kho cao nhưng chỉ số dịch vụ khách hàng
CCFOT của ngành hàng thực phẩm lại thấp. Nguyên nhân chính của vấn
đề này là việc xác định mức tồn kho giữa các sản phẩm của ngành hàng
thực phẩm chưa hợp lý. Các sản phẩm có mức biến động cao và thời gian
cung ứng dài được tồn kho ít và ngược lại các sản phẩm không cần giữ
nhiều tồn kho thì lại được tồn kho ở mức cao.
Việc cải thiện hoạt động quản trị tồn kho nguyên vật liệu của ngành
hàng thực phẩm không có vấn đề gì đặc biệt. Điều này cho thấy việc cải
thiện hoạt động quản trị hàng tồn kho của ngành hàng thực phẩm cần phải
tập trung chủ yếu vào vấn đề quản trị tồn kho thành phẩm.
 Chỉ số dịch vụ khách hàng - CCFOT
CCFOT thể hiện sự nhanh chóng và đúng hạn của công ty và là phương
thức phổ biến nhất hiện nay trong việc xác định mức độ đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Chỉ số CCFOT giúp công ty:
- Thống nhất cách đo lường chất lượng dịch vụ toàn thể công ty.
- Là một quy trình phân tích nguyên nhân sâu xa của vấn đề gặp phải
thông qua việc hiểu và phân tích tổn thất từ đó đề ra kế hoạch phát triển
phù hợp giúp giảm bớt tổn thất cho công ty.
- Hình thành ý thức trách nhiệm đối với những tổn thất của dịch vụ của
từng cá nhân và phòng ban.
- Là công cụ nhất quán trong nội bộ công ty và linh hoạt áp dụng với
khách hàng bằng cách thống nhất với khách hàng về những chỉ tiêu quan
trọng (KPI) cần đạt được.
Từ năm 2009 đến năm 2012, tình hình dịch vụ khách hàng của ngành
hàng thực phẩm đang có chiều hướng xấu đi. Do một số nguyên nhân
sau:
- Do thiếu hàng
- Các khách hàng của công ty thường có thời hạn thanh toán là khoản 1
tuần sau khi nhận hàng, mỗi khách hàng có một hạng mức tín dụng nhất
định, khi vượt hạng mức đó thì công ty không giao hàng nửa.
- Các lỗi liên quan đến quản lý đơn đặt hàng như gõ nhầm số lượng,
nhầm mã hàng,…
- Do quản lý kho và vận tải
- Các lý do bất khả kháng
Nguyên nhân thiếu hàng thường chiếm tỷ lệ cao nhất, nó xảy ra do nhu
cầu khách hàng tăng đột biến và lượng tồn kho không đủ đáp ứng. Cho ta
thấy việc xác định tồn kho an toàn của công ty còn kém hiệu quả. Do đó
việc cải thiện việc xác định số lượng tồn kho an toàn hiệu quả là việc hết
sức cần thiết đối với ngành hàng thực phẩm của Unilever.
 Lãng phí trong quản trị tồn kho
Lãng phí trong doanh nghiệp là vấn đề cần được quan tâm và giảm
thiểu. Nó xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau và một phần lớn trong
số đó đến từ hàng tồn kho.
Unilever sử dụng SLOB (tổng giá trị hủy hàng) để đánh giá mức lãng
phí của các ngành hàng trong việc quản lý tồn kho. Các nguyên nhân
thường gặp khiến thành phẩm không còn sử dụng được nửa thường là:
- Hàng bị hết 50% hạn sử dụng
- Bị hư hỏng trong kho
- Hết vòng đời sản phẩm nhưng vẫn còn tồn kho cần phải tiêu hủy.
Nguyên nhân hết hạn sử dụng và hàng hết vòng đời sản phẩm chiếm tỉ
lệ cao nhất trong các nguyên nhân còn lại. Lượng tồn kho cao dẫn đến hết
hạn sử dụng hoặc hàng bị tồn đọng nhiều sau khi tung ra sản phẩm thay
thế. Đối với ngành hàng thực phẩm nguyên nhân chính đến từ hàng bị
hết hạn sử dụng. Vì thế ngành hàng thực phẩm là ngành hàng có SLOB
cao nhất. Để cải thiện SLOB, hiện tại công ty đã thực hiện kiểm tra và
báo cáo hạn sử dụng hàng tuần. Khi có dấu hiệu hết hạn, bộ phận phòng
kế hoạch sẽ kết hợp với bộ phận bán hàng để đẩy hàng ra mau hơn, tuy
nhiên đây chỉ là một giải pháp tình huống về lâu dài giải pháp này sẽ ảnh
hưởng nhiều đến hình ảnh công ty.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị tồn kho thành phẩm
ngành hàng thực phẩm của công ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt
Nam
Có 6 yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác quản trị
tồn kho:
- Độ sai lệch của dự báo nhu cầu tiêu thụ: Độ sai lệch dự báo đã có
nhiều cải thiện qua các năm 2011 và 2012. Trong điều kiện các yếu tố
khác nhau đều như nhau, các sản phẩm có mức sai lệch dự báo cao sẽ cần
phải có tồn kho cao hơn các sản phẩm ít sai lệch để bù đắp cho những
biến động của các sản phẩm có dự báo sai nhiều.
- Mức dịch vụ khách hàng CCFOT: Chỉ số CCFOT đi cùng chiều với
mức tồn kho, khi tồn kho càng cao thì chỉ số CCFOT cũng cao vì khi tồn
kho cao thì rủi ro hết hàng thấp. Tại Unilever đặc biệt là ngành hàng thực
phẩm thì chỉ tiêu CCFOT được đặt ra luôn cao hơn so với năm trước. Từ
đó cải thiện được việc phục vụ khách hàng, tăng độ hài lòng của khách
hàng từ đó tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
- Thời gian cung ứng: Mỗi loại sản phẩm khác nhau có thời gian cung
ứng khác nhau trong đó chia ra 2 nhóm hàng là sản xuất trong nước
(trung bình 2 tuần cho khu vực miền Nam và 3 tuần đối với khu vực miền
Bắc và miền Trung) và hàng nhập khẩu ( khoảng từ 9 đến 13 tuần tùy
theo nước xuất khẩu). Thường thì việc quản lý hàng tồn kho của hàng
nhập khẩu phức tạp hơn sản phẩm trong nước vì hàng nhập khấu phải có
mức tồn kho cao hơn do nhu cầu biến động cao mà khả năng phản ứng thì
thấp.
- Hạn sử dụng: Đa số ngành hàng thực phẩm có hạn sử dụng từ 1 năm
trở xuống.
+)Tồn kho thực phẩm quá cao thì đi kèm với nó là rủi ro hết hạn
cao và dẫn đến lãng phí cao. Vì thế, tồn kho thực phẩm không
được quá cao vì rủi ro hết hạn sử dụng cao sẽ dẫn đến lãng phí cao.
+)Quản lý xuất nhập hàng cũng phải rất chính xác. Phương pháp
FEFO là phù hợp nhất đối với ngành hàng thực phẩm, quy trình
suất nhập hàng FEFO rất khó thực hiện vì đòi hỏi hạn sử dụng phải
theo dõi chính xác và đảo liên tục vì hạn sử dụng rất ngắn.
- Độ tin cậy cung ứng: Độ tin cậy cung ứng càng cao thì rủi ro thiếu
hàng sẽ càng thấp; chính vì vậy, mức tồn kho cũng có thể giữ thấp hơn
khi độ tin cậy cung ứng thấp. Độ tin cậy cung ứng dduwwocj thông báo
cho các nhà cung cấp và nhà máy để từ đó các nhà cung cấp và nhà máy
có thể tìm hiểu nguyên nhân và nâng cao độ tin cậy nếu như độ tin cậy
vẫn chưa đạt yêu cầu.
4. Một số hạn chế trong hoạt động quản trị tồn kho thành phẩm
ngành hàng thực phẩm của công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt
Nam
- Chưa áp dụng được kỹ thuật ABC một cách hiệu quả, kết quả phân
loại chưa thể hiện được mức độ quan trọng của các sản phẩm, đặc biệt là
yếu tố hạn sử dụng. Đặc biệt kết quả của phân loại ABC chưa được sử
dụng trong hoạt động quản trị tồn kho hằng ngày và việc phân loại ABC
còn tốn nhiều thời gian và chưa được cập nhật.
- Xác định mức tồn kho tối ưu cho các sản phẩm chưa tốt điều này dẫn
đến loại hàng cần thì không có trong khi loại hàng không cần thì lại dư
thừa gây lãng phí đặc biệt là ở ngành thực phẩm vì hàng hết hạn sử dụng
và tốn chi phí lưu kho.
- Công tác quản lý kho của ngành hàng thực phẩm chưa hiệu quả, năng
lực quản lý kho còn yếu kém.
II. Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tồn kho thành phẩm
ngành hàng thực phẩm của công ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt
Nam
1. Hoàn thiện kỹ thuật phân loại ABC
Giúp ngành hàng thực phẩm xác định được mức độ quan trọng của
từng loại sản phẩm, có chiến lược quản trị hàng tồn kho cho các loại sản
phẩm một cách phù hợp. Giảm áp lực về nhân sự, thời gian và chi phí
đem lại hiệu quả quản trị tồn kho cao hơn so với việc quản lý đồng đều và
dàn trải cho tất cả sản phẩm. Công ty tận dụng hệ thống sẵn có để thực
hiện việc phân tích ABC tự động để tránh việc tính toán ABC bằng tay
gây mất thời gian.
2. Xác định mức tồn kho tối ưu
Giúp hợp lý hóa mức tồn kho của các sản phẩm thông qua việc cân
nhắc giữa các yếu tố: độ lệch chuẩn chênh lệch giữa dự báo và nhu cầu
thực tế, độ lệch của thời gian cung ứng, mức dịch vụ khách hàng CCFOT
và hạn sử dụng của sản phẩm. Nhân viên kế hoạch cập nhật hàng tồn kho
vào hệ thống SAP để hệ thống lên kế hoạch đặt hàng theo mức tồn kho
tối ưu.
3. Hoàn thiện công tác quản lý kho
Là một phần không thể thiếu để hoàn thiện công tác quản trị tồn kho
thành phẩm ngành hàng thực phẩm tại Unilever Việt Nam. Đặc biệt, khả
năng quản lý hoạt động xuất nhập hàng tốt giúp giảm thiểu trường hợp
hàng bị thất thoát, lãng quên trong kho, giảm rủi ro hàng bị hết hạn góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Để thực hoàn thiện công
tác quản lý kho, công ty đã thực hiện việc xây dựng mã hóa sản phẩm phù
hợp, thực hiện triệt để FEFO, áp dụng kiểm kê theo chu kỳ để phát hiện
sớm và điều chỉnh kịp thời, xây dựng và đào tạo nhân sự quản ý kho
thành phẩm ngành hàng thực phẩm.
4. Nâng cao độ chính xác của dự báo nhu cầu tiêu thụ
Giúp làm giảm độ lệch chuẩn giữa nhu cầu thực tế và dự báo, qua đó
giúp làm giảm tồn kho tối ưu. Các sản phẩm nhập khẩu cần được tập
trung nhiều hơn trong việc cải thiện độ chính xác của dự báo. Khi khả
năng dự báo càng cao, thì công tác quản trị tồn kho càng ổn định, nhân
viên kế hoạch chủ động được trong hoạt động quản trị tồn kho.
5. Rút ngắn thời gian cung ứng và cải thiện độ tin
Đối với các nhà cung ứng có uy tín, có năng lực cao thì lượng tồn kho
có thể giữ thấp; với các nhà cung ứng không ổn định thì lượng tồn kho sẽ
phải cao. Để cải thiện thời gian cung ứng và độ tin cậy cung ứng cần áp
dụng quản trị quan hệ với nhà cung ứng. Cần phải thực hiện những cuộc
họp định kỳ hàng tháng giữa nhân viên nhập khẩu với nhà cung cấp thông
qua hệ thống “cuộc họp hội nghị”. Từ đó trao đổi thông tin một cách
minh bạch và thường xuyên giữa hai bên trên tinh thần xây dựng và đôi
bên cùng có lợi.
III. Kết luận
Quản trị tồn kho là một công việc không hề dễ dàng và đặc biệt là quản
trị tồn kho thành phẩm ngành hàng thực phẩm, một ngành hàng có hạn sử
dụng ngắn (đa phần các loại sản phẩm có hạn sử dụng dưới 1 năm) và
Unilever còn là một tập đoàn đa quốc gia, các loại thành phẩm ngành
hàng thực phẩm của công ty quốc tế Unilever Việt Nam được nhập khẩu
từ nước ngoài có thời gian vận chuyển dài…. Đòi hỏi công ty phải quản
lý hàng tồn kho một cách hiệu quả và phải không ngừng cải tiến cà cập
nhập các giải pháp quản lý hàng tồn kho. Mặc dù trước đây công ty có
khá nhiều hạn chế trong việc quản lý tồn kho thành phẩm ngành hàng
thực phẩm như: áp dụng kỹ thuật phân loại ABC chưa triệt để: công tác
xác định mức tồn kho tối ưu chưa khoa học, còn mang tính cảm tính;
công tác quản lý kho còn nhiều bất cập; cuối cùng là các yếu tố về quản
lý kho chưa được kiểm soát tốt. Công ty đã nhận ra những hạn chế của
mình, áp dụng lý thuyết về quản lý tồn kho và đã đưa ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác quản trị tồn kho và thực tế nó đã đem lại hiệu
quả, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty lên đáng kể

You might also like