Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ

Câu 1: Người ta thường phân hoạt động thanh toán quốc tế thành lĩnh vực nào?

A. Thanh toán quốc tế trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch)
B. Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch)
C. Thanh toán trong nội thương
D. Cả hoạt động thanh toán quốc tế trong ngoại thương và hoạt động thanh toán phi
ngoại thương (cả thanh toán mậu dịch và phi mậu dịch)

Câu 2: Hàng hóa xuất nhập khẩu được chuyên chở từ nước này sang nước khác bằng
phương tiện vận tải nào?

A. Đường biển, đường bộ


B. Đường bộ, đường biển, đường sắt
C. Đường biển, hàng không, đường bộ, đường sắt
D. Đường biển, hàng không, đường bộ, đường sắt, đường sông

Câu 3: Tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế là đồng tiền nào?

A. Đồng tiền của nước người mua


B. Đồng tiền của nước người bán
C. Đồng tiền của nước người mua, của nước người bán hoặc đồng tiền của nước thứ
ba
D. Đồng tiền của nước thứ ba

Câu 4: Tại sao phải thực hiện thanh toán quốc tế?

A. Vì còn sản xuất và lưu thông hàng hoá


B. Vì còn lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ
C. Vì các quốc gia có chế độ tiền tệ khác nhau
D. Vì các quan hệ kinh tế – xã hội giữa các nước phải thanh toán bằng tiền

Câu 5: Thanh toán quốc tế chịu sự điều chỉnh của:

A. Pháp luật quốc gia


B. Văn bản pháp lý quốc tế
C. Các tập quán quốc tế do phòng thương mại quốc tế banh hành
D. Cả Pháp luật quốc gia, văn bản pháp lý quốc tế, các tập quán quốc tế do phòng
thương mại quốc tế ban hành

Câu 6: Các phương tiện được sử dụng trong thanh toán quốc tế
A. Hối phiếu, kỳ phiếu, séc
B. Hối phiếu
C. Kỳ phiếu
D. Séc

Câu 7: : Phương tiện thanh toán có nhiều tiện ích, tiết kiệm tiền mặt, an toàn đơn giản
linh hoạt

A. Hối phiếu

B. Lệnh phiếu

C. Séc

D. Thẻ

Câu 8: Thanh toán quốc tế trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) là gì?

A. Thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu


B. Thanh toán các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài
C. Thanh toán các hoạt động không mang tính chất thương mại
D. Thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung
ứng cho nước ngoài

Câu 9: Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch) là gì?

A. Thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu


B. Thanh toán các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài
C. Thanh toán các hoạt động không mang tính chất thương mại
D. Thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung
ứng cho nước ngoài

Câu 10: Hoạt động thanh toán quốc tế chịu sự ảnh hưởng của

A. Tỷ giá hối đoái


B. Dự trữ quốc gia
C. Cả tỷ giá hối đoái và dự trữ quốc gia
D. Không chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và dự trữ quốc gia

Câu 11: Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng:

A. Luật quốc tế
B. Luật quốc gia của nước thứ ba
C. Luật của quốc tế hoặc luật của nước người xuất hay nước người nhập
D. Luật quốc tế hoặc luật quốc gia của nước thứ ba hoặc luật của nước người xuất
hay nước người nhập do các bên thoải thuận thông qua con đường trọng tài hay tòa án

Câu 12: Khi đàm phán hợp đồng xuất khẩu, người xuất khẩu thường chọn loại tiền tệ
nào?

A. Tiền tự do chuyển đổi


B. Đồng tiền của nước thứ ba
C. Đồng tiền của nước xuất khẩu
D. Đồng tiền của nước nhập khẩu

Câu 13: Quy định về điều kiện thời gian thanh toán trong hợp đồng mua bán quốc tế.

A. Trả tiền trước và trả tiền sau


B. Trả tiền trước, trả tiền sau và trả tiền ngay
C. Trả tiền trước và trả tiền ngay
D. Trả tiền ngay và trả tiền sau

Câu 14: Trình tự ưu tiên về tính pháp lý theo thứ tự giảm dần sẽ là:

A. Công ước và luật quốc tế, Hiệp định đa biên và song biên, Luật quốc gia, Thông lệ
và tập quán quốc tế.
B. Thông lệ và tập quán quốc tế, Luật quốc gia, Hiệp định đa biên và song biên, Công
ước và luật quốc tế.
C. Hiệp định đa biên và song biên, Công ước và luật quốc tế, Luật quốc gia, Thông lệ
và tập quán quốc tế.
D. Luật quốc gia, Công ước và luật quốc tế, Hiệp định đa biên và song biên, Thông lệ
và tập quán quốc tế.

Câu 15: Trả tiền trước là:

A. Người mua trả tiền cho người bán khi chưa nhận được hàng
B. Người mua trả tiền trước khi người bán sản xuất hàng
C. Sau khi kí hợp đồng hoặc sau khi bên XK chấp nhận đơn đặt hàng của bên NK thì
trước khi nhận được hàng hoặc người bán sản xuất hàng bên NK đã trả cho bên XK toàn
bộ hay một số phần tiền hàng.
D. Người mua thanh toán toàn bộ tiền hàng trước khi được giao hàng

Cấu 16: Trả tiền sau là:

A. Người mua trả tiền cho người bán khi người bán đã giao hàng
B. Người mua trả tiền cho người bán khi người bán đã sản xuất xong hàng
C. Người mua trả tiền cho người bán khi đã nhận được hàng tại cảng
D. Người mua trả tiền cho người bán khi chưa nhận được hàng

Cấu 17: Mục đích của việc trả tiền hàng trước là:

A. Cấp tín dụng cho người xuất khẩu


B. Đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của người nhập khẩu
C. Giá hàng hóa mua trên hợp đồng trả tiền trước thường thấp hơn giá hàng trả tiền
ngay.
D. Cả cấp tín dụng cho người xuất khẩu, đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của người
nhập khẩu và giá hàng hóa mua trên hợp đồng trả tiền trước thường thấp hơn giá hàng trả
tiền ngay.

Câu 18: Trong các phương thức thanh toán, phương thức nào đảm bảo quyền lợi hơn
cho người xuất khẩu?

A. Phương thức bảo lãnh, thư tín dụng chứng từ, phương thức chuyển tiền
B. Phương thức tín dụng chứng từ, phương thức thư ủy thác mua, phương thức nhờ
thu trơn
C. Phương thức bảo lãnh, tín dụng chứng từ và phương thức ủy thác mua
D. Phương thức tín dụng chứng từ, phương thức ghi sổ

Câu 19: Phương thức đảm bảo quyền lợi cho nhà nhập khẩu?

A. Phương thức chuyển tiền, ghi sổ và nhờ thu trơn


B. Phương thức bảo lãnh, ghi sổ, phương thức chuyển tiền
C. Phương thức tín dụng chứng từ, phương thức thư ủy thác mua, phương thức nhờ
thu trơn
D. Phương thức bảo lãnh, tín dụng chứng từ và nhờ thu trơn.

Câu 20: Trong thanh toán quốc tế người ta thường quan tâm đến điều kiện nào

A. Điều kiện tiền tệ


B. Điều kiện giao hàng
C. Điều kiện thanh toán
D. Điều kiện tiền tệ và điều kiện giao hàng

Câu 21: NH nước A muốn trả tiền cho NH nước B nhưng giữa 2 NH này chưa thiết
lập quan hệ đại lí hỏi việc thanh tóan có thể thực hiện đc ko?

A. Được thanh toán qua trung gian bên thứ 3


B. Không thực hiện được thanh toán

C. Tùy thuộc NH A

D. Tùy thuộc NH B

Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng

A. Hoạt động ngoại thương là cơ sở, TTQT là phái sinh


B. Hoạt động TTQT gắn với hoạt động của NHTM
C. Hoạt động TTQT mang nhiều rủi ro
D. Tiền mặt không được sử dụng trong TTQT

Câu 23: Kết luận sai về đặc điểm của TTQT

A. Ngôn ngữ chủ yếu trong thanh toán quốc tế là tiếng anh
B. Hoạt động TTQT chỉ chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái
C. TTQT chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập quán quốc tế
D. Hoạt động TTQT được thực hiện chủ yếu qua hệ thống NH

Câu 24: Loại rủi ro nào không phải là rủi ro trong thanh toán quốc tế

A. Rủi ro đạo đức


B. Rủi ro tác nghiệp
C. Rủi ro ngoại hối
D. Rủi ro thanh khoản

Câu 25: Nguyên nhân nào dẫn đến rủi ro thương mại trong TTQT

A. Do khoảng cách về địa lý dẫn đến việc hai bên xuất – nhập khẩu thiếu thông tin
về nhau.
B. Do sự thiếu hiểu biết của hai bên về pháp luật thương mại quốc tế cũng như
pháp luật thương mại của hai nước.
C. Bên xuất khẩu không nắm được khả năng thanh toán của bên nhập khẩu. Bên
nhập khẩu không nắm được khả năng thực hiện hợp đồng của bên xuất khẩu.
D. Cả 3 phương án đều đúng

Câu 26: Khi nào xuất hiện rủi ro tín dụng trong TTQT

A. Khi nhà nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh của mình bị vỡ nợ, phá sản mất
khả năng thanh toán
B. Nhà xuất khẩu cố ý giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng hoặc không giao
hàng
C. Ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán vì một số lý do nào đó
D. Khi nhà nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh của mình bị vỡ nợ, phá sản mất
khả năng thanh toán và ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán vì một số lý do nào
đó
Câu 27: Rủi ro đạo đức xảy ra khi nào
A. Nhà xuất khẩu cố ý giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng hoặc không giao
hàng
B. Khi nhà nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh của mình bị vỡ nợ, phá sản mất
khả năng thanh toán
C. Xảy ra trong trường hợp có tranh chấp, hay khiếu kiện giữa các bên tham gia
thanh toán
D. Ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán vì một số lý do nào đó
Câu 28: Rủi ro quốc gia là gì
A. Là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh tế, về chính sách quản
lý ngoại hối – ngoại thương của 1 quốc gia
B. Xảy ra trong trường hợp có tranh chấp, hay khiếu kiện giữa các bên tham gia
thanh toán
C. Là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa
vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi người khác
D. Là những rủi ro sai sót kĩ thuật do chính các bên tham gia gây nên

Câu 29: Rủi ro tác nghiệp là gì

A. Là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa
vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi người khác
B. Là những rủi ro sai sót kĩ thuật do chính các bên tham gia gây nên, rủi ro này được
thể hiện trong việc lập các hồ sơ chứng từ không hoàn hảo, không đáp ứng đầy đủ các
điều khoản và điều kiện của L/C hoặc hành động không đúng theo UCP-600 và các thông
lệ tập quán quốc tế khác.
C. Xảy ra trong trường hợp có tranh chấp, hay khiếu kiện giữa các bên tham gia
thanh toán
D. Là những rủi ro sai sót kĩ thuật do chính các bên tham gia gây nên

Câu 30: Rủi ro thanh toán bao gồm những rủi ro gì

A. Rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức , rủi ro quốc gia


B. Rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối
C. Rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức, rủi ro quốc gia, rủi ro pháp lý, rủi ro ngoại hối, rủi
ro tác nghiệp
D. Rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức, rủi ro ngoại hối

Câu 31: Khi một quốc gia phá giá đồng tiền nước mình thì sẽ có tác dụng
A. Khuyến khích xuất khẩu
B. Khuyến khích nhập khẩu
C. Khuyến khích du lịch ra nước ngoài
D. Khuyến khích luồng vốn ra…
Câu 32: Cầu ngoại hối (Demand for currencies): những khoản tiền phải chi trả cho
bên ngoài như
A. Thanh toán nhập khẩu
B. Nhận đầu tư từ bên ngoài
C. Đi vay
D.Huy động từ nhà đầu tư nước ngoài
Câu 33: Đối tượng tham gia thị trường hối đoái :
A. Ngân hàng trung ương
B. Ngân hàng thương mại
C. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
D. Ngân hàng trung ương, Ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân
hàng, các công ty, nhà môi giới
Câu 34: Đa phần khách hàng ở Việt Nam hiện tại thường sử dụng các giao dịch ngoại
tệ nhằm mục đích gì?
A. Thanh toán, phòng ngừa rủi ro, đầu cơ và kinh doanh chênh lệch giá.
B. Thanh toán, phòng ngừa rủi ro và đầu cơ.
C. Thanh toán và phòng ngừa rủi ro.
D. Thanh toán.
Câu 35: Biện pháp hành chính nhà nước áp dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái có
tác dụng tiêu cực là:
A. Trong nền kinh tế quốc dân có thể xuất hiện những hiện tượng tiêu cực như
buôn lậu, móc ngoặc, hối lộ..
B. Có thể gặp phải biện pháp trả đũa, quan hệ quốc tế căng thẳng
C. Trong nền kinh tế quốc dân có thể xuất hiện những hiện tượng tiêu cực như
buôn lậu, móc ngoặc, hối lộ, có thể gặp phải biện pháp trả đũa, quan hệ quốc tế căng
thẳng
D. Không có tác dụng tiêu cực

You might also like