BAOCAOBTLVATLI1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

MÔN HỌC: VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG A1

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN VẬT LÝ 1

ĐỀ TÀI 10 – NÉM XIÊN 43

VẼ QUỸ ĐẠO CHUYỂN ĐỘNG NÉM XIÊN TRONG TRỌNG TRƯỜNG


BỎ QUA LỰC CẢN VÀ XÁC ĐỊNH MỘT VÀI THÔNG SỐ LIÊN QUAN

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Thanh Trâm.

Lớp : L03

Nhóm: 10

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN VẬT LÝ 1

ĐỀ TÀI 10 – NÉM XIÊN 43

VẼ QUỸ ĐẠO CHUYỂN ĐỘNG NÉM XIÊN TRONG TRỌNG TRƯỜNG


BỎ QUA LỰC CẢN VÀ XÁC ĐỊNH MỘT VÀI THÔNG SỐ LIÊN QUAN

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Thanh Trâm.

Lớp : L03

Nhóm: 10

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA:

Lê Quang Tùng 2313812

Nguyễn Hữu Tuấn 2313747

Trần Hưng Tuấn 2313763

Vũ Quốc Tuấn 2313772

Đỗ Thanh Tuyền 2313776

Võ Trung Kiên 2311746

Nguyễn Thanh Ca 2310321


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023.
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận nói trên, nhóm chúng tôi đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ, giúp đỡ tận tình của thầy cô, anh chị em và bè bạn.

Ngoài ra, nhóm cũng xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến cô Nguyễn Xuân
Thanh Trâm, là giảng viên hướng dẫn cho đề tài này. Nhờ có cô hết lòng chỉ bảo mà
nhóm đã hoàn thành tiểu luận đúng tiến độ và giải quyết tốt những vướng mắc gặp
phải. Sự hướng dẫn của cô đã là kim chỉ nam cho mọi hành động của nhóm và phát
huy tối đa được mối quan hệ hỗ trợ giữa giáo viên và học sinh trong môi trường giáo
dục.

Lời cuối, xin một lần nữa gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy cô và mọi người đã
dành thời gian chỉ dẫn cho nhóm. Đây chính là niềm tin, nguồn động lực to lớn để
nhóm có thể đạt được kết quả này.
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i

MỤC LỤC.............................................................................................................ii

DANH MỤC HÌNH ẢNH...................................................................................iv

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU........................................................................................1

1.1. Lời mở đầu.................................................................................................1

1.2. Giới thiệu đề tài..........................................................................................1

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................2

2.1. Định nghĩa chuyển động ném xiên...........................................................2

2.2. Chuyển động ném xiên:.............................................................................2

2.2.1. Phương trình chuyển động của vật ném xiên:......................................2

2.2.2. Phương trình vận tốc của vật chuyển động ném xiên...........................3

2.3. Công thức ném xiên...................................................................................3

2.3.1. Thời gian chuyển động.........................................................................3

2.3.2. Độ cao cực đại......................................................................................3

2.3.3. Tầm ném xa..........................................................................................3

2.3.4. Các đại lượng........................................................................................3

2.3.5. Cách giải bài toán.................................................................................4

CHƯƠNG 3: MATLAB.......................................................................................6

3.1. Giới thiệu các lệnh matlab sử dụng.........................................................6

3.2. Giải bài toán bằng tay...............................................................................6

3.3. Sơ đồ khối giải bài toán.............................................................................7


3.4. Code Matlab...............................................................................................8

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN..........................................................9

4.1. Kết quả........................................................................................................9

4.2. Kết luận....................................................................................................10

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................11


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 . Chuyển động ném xiên..........................................................................2

Hình 2.2. Chuyển động của hòn đá........................................................................4

Hình 3.1. Sơ đồ khối...............................................................................................7

Hình 4.1. Kết quả chạy được từ cửa sổ command window....................................9

Hình 4.2. Kết quả quỹ đạo chuyển động của hòn đá..............................................9
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. Lời mở đầu

Vật lý đại cương A1 là môn học đại cương có tầm quan trọng đối với sinh viên
ĐH Bách Khoa TPHCM nói riêng và sinh viên các ngành khối khoa học kỹ thuật -
công nghệ nói chung. Do đó, việc dành cho môn học này một khối lượng thời gian
nhất định và thực hành là điều tất yếu để giúp cho sinh viên có được cơ sở vững chắc
về các môn KHTN và làm tiên đề để học tốt các môn khác trong chương trình đào tạo.

Sự phát triển của toán tin ra đời đã hỗ trợ rất lớn trong quá trình phát triển của
các môn học vật lý. Việc ứng dụng tin học trong quá trình giải thích các cơ sở dữ liệu
của vật lý, giải các bài toán vật lý đã làm cho thời gian bỏ ra được rút ngắn lại và mang
hiệu quả cao hơn. Như ta đã biết, phần mềm ứng dụng Matlab đã giải quyết được các
vấn đề đó. Vì thế việc tìm hiểu matlab và ứng dụng matlab trong việc thực hành môn
học vật lý đại cương A1 rất quan trọng và có tính cấp thiết cao.

Ở bài tập lớn này, nhóm thực hiện nội dung “Vẽ quỹ đạo chuyển động ném xiên
trong trọng trường bỏ qua lực cản và xác định một vài thông số liên quan” thông qua
phần mềm Matlab. Đây là bài toán được ứng dụng cao, thường gặp nhiều trong lĩnh
vực như thể thao (ném lao, bòng chày) hay lĩnh vực quân sự (ném lựu đạn, pháo binh).
Bên cạnh đó, tính các thông số khác như bán kính cong của quỹ đạo. Đây là bài toán
quan trọng và phổ biến trong chương Động học chất điểm.

1.2. Giới thiệu đề tài

Đề bài: Một hòn đá được ném xiên lên từ mặt đất với vận tốc v 0=15 m/s , có
phương hợp 30󠇯° với phương ngang. Lấy g = 9,8 m/s󠇯2 . Tính bán kính quỹ đạo tại vị trí
chạm đất. Vẽ quỹ đạo của vật. Bỏ qua mọi lực cản của không khí.

Thông qua bài toán mô tả chuyển động ném xiên của hòn đá, chúng em sử dụng
công cụ Matlab để xác định bán kính quỹ đạo tại vị trí chạm và vẽ quỹ đạo chuyển
động của vật.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Định nghĩa chuyển động ném xiên

Chuyển động ném xiên là một loại chuyển động của vật trong trọng trường,
trong đó vật được ném với một góc ném so với mặt phẳng ngang và một vận tốc ban
đầu.

Khi vật được ném, nó sẽ di chuyển theo một quỹ đạo parabol với đỉnh là vị trí
ban đầu của vật và chạm đất tại một điểm nào đó sau một thời gian di chuyển.

Trong quá trình di chuyển, vật sẽ bị tác động bởi trọng lực, tạo ra một gia tốc
hướng xuống. Gia tốc này sẽ làm thay đổi vận tốc và hướng di chuyển của vật theo
quỹ đạo parabol.

Chọn hệ trục tọa độ Oxy, gốc tọa độ vật ném O, chuyển động ném xiên sẽ như
hình vẽ:

Hình 2.1 . Chuyển động ném xiên.

Chuyển động ném xiên được ứng dụng rộng rãi trong các môn thể thao như
bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, quần vợt, và cầu lông.

2.2. Chuyển động ném xiên:

2.2.1. Phương trình chuyển động của vật ném xiên:

x=v x .t=( v 0 cos α ) t

1 2
- Đi lên: y=v 0 sin α t− g t
2
1 2
- Đi xuống: y= g t
2
- Quỹ đạo đi lên: : y=
( −g
2
2 v cos α
0
2
) 2
x + x tan α

- Quỹ đạo đi xuống: y=


( 2
g
2 v cos α
0
2
)x
2

=> Quỹ đạo chuyển động ném xiên cũng là đường parabol.

2.2.2. Phương trình vận tốc của vật chuyển động ném xiên

- Theo phương Ox: v x =v 0 cos α

- Theo phương Oy (đi lên): v y =v 0 sin α −¿

- Theo phương Oy (đi xuống): v y =¿

vx
- Liên hệ giữa vx và vy: tan α =
vy

- Độ lớn của vận tốc tại vị trí bất kì: v=√ v 2x + v 2y

2.3. Công thức ném xiên

2.3.1. Thời gian chuyển động

v 0 . sinα
- Thời gian vật đạt độ cao cực đại: t1 =
g

- Thời gian vật từ độ cao cực đại đến khi chạm đất: t2=
√ 2.( H+ h)
g

- Thời gian của chuyển động ném xiên: t = t1 + t2

2.3.2. Độ cao cực đại


2 2
v . sin α
H= 0 +h
2g

2.3.3. Tầm ném xa


2
v 0 . sin 2α 2.(H +h)
L= + v 0 cos α .
2g g

2.3.4. Các đại lượng

- H: là độ cao cực đại (đơn vị m).


- L: là tầm ném xa của vật (đơn vị m).

- Α: là góc ném hay góc hợp bởi véc tơ vận tốc v0 và phương phang (đơn vị độ).

- v 0: là vận tốc ban đầu của vật bị ném (đơn vị m/s).

- h: là độ cao của vật so với vị trí ném - nếu vật ném tại mặt đất thì h = 0 (đơn vị
m).

- t: là thời gian của chuyển động (đơn vị s).

- g: là gia tốc (g thường lấy bằng 9.8 m/ s2 hoặc 10 m/ s2 tùy đề bài).

2.3.5. Cách giải bài toán

Hình 2.2. Chuyển động của hòn đá.


Giả sử một hòn đá được ném xiên lên từ mặt đất với vận tốc đầu v o và hợp với
phương ngang một góc α .

- Vectơ vị trí được xác định bởi:

1 2
r⃗ =⃗r o + ⃗v o t + ⃗g t
2

- Ta chọn một hệ trục tọa độ như hình vẽ với gốc O là điểm mà hòn đá bắt đầu
1 2
chuyển động (r⃗0 =0 ¿, suy ra: r⃗ =⃗v o t+ ⃗g t
2

- Chuyển động của hòn đá có thể được phân tích thành hai chuyển động hình
chiếu trên Ox và Oy:

+ Chuyển động hình chiếu trên Ox:


Vì a x =g x =0 => chuyển động hình chiếu trên Ox là chuyển động thẳng đều với

v ox=v o cosα

=> x=( v o cosα ) t (1)

+ Chuyển động hình chiếu trên Oy:

Vì a y =−g=const => chuyển động hình chiếu trên Oy là chuyển động thẳng biến
đổi đều.

Với: v oy =v 0 sinα => v y =−¿+ v o sinα

−1 2
Và y= g t + ( v o sinα ) t (2)
2

Từ (1) và (2) ta suy ra phương trình quỹ đạo của hòn đá:

g 2
y= 2 2
x + ( tgα ) x
2 v cos α
o

Vậy: Hòn đá có quỹ đạo là một parabol

v o sinα
Khi hòn đá đạt đến độ cao cực đại, v y =0 và t=
g
2 2 2
(v o sinα ) 1 ( v o sinα ) v o sin α
Vậy: h max=v o sinα − =
g 2 g 2g
2 v o sinα
 Hòn đá chạm đất khi y=0 => t= , lúc đó:
g
2
2 v o sinα v o sin 2 α
 Tầm xa của hòn đá: R=( v o cosα ) =
g g
 Vận tốc của hòn đá:

v cđ =v o

 Gia tốc pháp tuyến của hòn đá tại vị trí tiếp đất:

a n=gcosα

 Bán kính quỹ đạo chuyển động của hòn đá:


2 2
v cđ vo
R= =
an gcosα
Hàm Ý nghĩa

Disp Hiển thị ra màn hình

Input = (…) Nhập giá trị cho biến

X = [ …] Tạo mảng giá trị

Cosd Tính giá trị cos theo độ

Tand Tính giá trị tan theo độ

Plot(x,y) Vẽ đồ thị

Title Đặt tên cho đồ thị

Lable Đặt tên cho trục số

Grid on Tạo ô lưới cho đồ thị

Clear all Xóa các biến, hàm, tập tin

CHƯƠNG 3: MATLAB

3.1. Giới thiệu các lệnh matlab sử dụng


3.2. Giải bài toán bằng tay

Đề bài: Một hòn đá được ném xiên lên từ mặt đất với vận tốc v 0 là15 (m/s), có
phương hợp 30󠇯° với phương ngang. Lấy g = 9,8 m/s󠇯2 . Tính bán kính quỹ đạo tại vị trí
chạm đất. Vẽ quỹ đạo của vật. Bỏ qua mọi lực cản của không khí.

GIẢI

 Gia tốc pháp tuyến của hòn đá tại vị trí tiếp đất

a n=gcosα = 9,8cos(30) = 8,49 (m/ s2 ¿

 Bán kính quỹ đạo chuyển động của hòn đá


2
v c đ 15 2
R= = =26 , 5(m)
an 8 , 49

 Phương trình chuyển động:


- Chuyển động hình chiếu trên Ox:

x=( v o cosα ) t (1)

- Chuyển động hình chiếu trên Oy:


−1 2
y= g t + ( v o sinα ) t (2)
2

Từ (1) và (2) ta suy ra phương trình quỹ đạo của hòn đá:

g 2 −9 ,8 2
y= 2 2
x + ( tgα ) x = 2 2
x + (tg(30))x
2 v cos α
o 2. 15 cos (30)

 Tầm xa của hòn đá:


2
2 v o sinα v o sin 2 α 152 sin 60
R=( v o cosα ) = = =19 , 9(m)
g g 9,8
3.3. Sơ đồ khối giải bài toán

Hình 3.3. Sơ đồ khối.

3.4. Code Matlab

disp('Chọn chiều dương hương lên')


disp('Chọn gốc tọa độ tại mặt đất')
vo = input('Nhập vận tốc ban đầu(m/s): ');
a = input('Nhập góc ném(độ): ');
g = 9.8;
an = g*cosd(a);
r = vo^2/an;
disp('Bán kính quỹ đạo khi vật chạm đất là :');
disp(r);
xmax =(vo^2)*sind(2*a)/g;
x = 0:0.5:xmax+0.5;
y = x*tand(a)-(0.5*g*(x.^2))/((vo^2)*(cosd(a)^2));
plot(x,y);
title('Qũy đạo của vật');
xlabel('Trục ox');
ylabel('Trục oy');
grid on
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN

4.1. Kết quả

- Cách thực hiện :

Bước 1: Nhập vận tốc ban đầu v 0=15 (m/s)

Bước 2: Nhập góc ném : 30°

- Hình 4.1 chỉ ra bán kính quỹ đạo tại vị trí chạm là: R=26.511 (m).

Hình 4.4. Kết quả chạy được từ cửa sổ command window.

- Hình 4.2 chỉ ra quỹ đạo chuyển động của chất điểm:

Hình 4.5. Kết quả quỹ đạo chuyển động của hòn đá.
- Như vậy khi chọn vận tốc ban đầu là 15 (m/s), góc ném là 30° thì ta sẽ có bán
kính quỹ đạo khi vật chạm đất là 26,511 (m).

4.2. Kết luận.

Nhóm 10 đã hoàn thành bài toán của giáo viên giao với đề tài “Vẽ quỹ đạo
chuyển động ném xiên trong trọng trường bỏ qua lực cản và xác định một vài thông số
liên quan”.

Kết quả đồ thị quỹ đạo đạt được trên Matlab theo đúng với dự tính.

Kết quả bán kính quỹ đạo tại vị trí chạm đất đúng với tính toán trên giấy dựa trên
cơ sở lý thuyết đã học.

Với MATLAB, ta đã tính toán được bán kính cong của vật tại thời điểm chạm đất
và vẽ được quỹ đạo của vật trong không gian Oxy. Với công cụ này, chúng ta có thể
giải quyết bài toán phức tạp một cách nhanh chóng và chính xác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] A. L. Garcia and C. Penland, MATLAB Projects for Scientists and Engineers,
Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ, 1996. Truy cập

http://www.algarcia.org/fishbane/fishbane.html.

[2] Giáo trình vật lí đại cương A1, Trường đại học Bách Khoa – ĐHQG TP HCM,
2009. [3] Phạm Thị Ngọc Yến, Lê Hữu Tình, “Cơ sở Matlab và ứng dụng”, NXB
Khoa học & Kỹ thuật.

You might also like