Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

----- *** -----

TIỂU LUẬN
GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

PHÂN TÍCH VÀ TÁI HIỆN LẠI HỢP ĐỒNG


THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIỮA CÔNG TY TNHH SET (VIỆT NAM)
VÀ CÔNG TY ATSRO (HÀN QUỐC)

Nhóm thực hiện : Nhóm 5


Lớp tín chỉ : TMA302(GD2-HK1-2324)2.1
Giảng viên hướng dẫn : ThS Trần Bích Ngọc

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2023


BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

STT Họ và tên Mã sinh viên Phân công công việc Mức độ


hoàn thành
1 Phạm Ngọc Lý 2014610062 Nội dung chương I

2 Bùi Nguyên Mạnh 2114710048 Nội dung chương II

3 Phạm Vũ Hà My 2114730032 Nội dung chương II,


Biên tập
4 Nguyễn Thị Kim Ngân 2214110263 Nội dung chương III

5 Dương Thị Hồng Ngọc 1917710103 Nội dung chương IV

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ....6
1.1. Khái niệm.........................................................................................................................6
1.2. Đặc điểm..........................................................................................................................6
1.3. Điều kiện hiệu lực............................................................................................................6
1.4. Bố cục..............................................................................................................................7
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HỢP ĐỒNG...........................................................9
1. Tổng quan về hợp đồng.......................................................................................................9
1.1. Số hiệu và ngày tháng................................................................................................10
1.2. Chủ thể của hợp đồng................................................................................................10
1.3. Đối tượng của hợp đồng............................................................................................11
1.4. Hình thức của hợp đồng.............................................................................................12
1.5. Điều kiện thương mại................................................................................................12
2. Phân tích, nhận xét và đề xuất chỉnh sửa nội dung hợp đồng................................................13
2.1. Điều khoản 1: Hàng hóa - Quy cách - Số lượng - Giá cả..................................................13
2.2. Điều khoản 2: Bao bì và mã kí hiệu....................................................................................14
2.3. Điều khoản 3: Giao hàng....................................................................................................15
2.4. Điều khoản 4: Chất lượng...................................................................................................16
2.5. Điều khoản 5: Thanh toán...................................................................................................17
2.6. Điều khoản 6: Trọng tài......................................................................................................19
2.7. Điều khoản 7: Bất khả kháng..............................................................................................21
3. Nhận xét và đề xuất bổ sung..................................................................................................23
3.1. Nhận xét..........................................................................................................................23
3.2. Đề xuất bổ sung..............................................................................................................23
4. Đề xuất xây dựng hợp đồng chỉnh sửa..................................................................................25
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ VÀ CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN.....................29
1. Hóa đơn thương mại..........................................................................................................29
1.1. Cơ sở lý thuyết................................................................................................................29
1.2. Phân tích, nhận xét.........................................................................................................29
2. Phiếu đóng gói hàng hóa....................................................................................................31
2.1. Cơ sở lý thuyết...........................................................................................................31
2.2. Phân tích, nhận xét.....................................................................................................32
3. Vận đơn..................................................................................................................................33

3
3.1. Cơ sở lý thuyết................................................................................................................33
3.2. Phân tích, nhận xét..........................................................................................................35
4. Tờ khai hải quan....................................................................................................................37
4.1. Cơ sở lý thuyết................................................................................................................37
4.2. Phân tích, nhận xét..........................................................................................................38
CHƯƠNG IV. TÁI HIỆN LẠI QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CỦA DOANH
NGHIỆP........................................................................................................................................41
1. Xin phép nhập khẩu...........................................................................................................41
2. Thuê phương tiện vận tải...................................................................................................41
3. Bảo hiểm............................................................................................................................42
4. Nhận hàng..........................................................................................................................42
5. Thông quan nhập khẩu.......................................................................................................43
6. Kiểm tra, giám định chất lượng hàng hóa..........................................................................45
6.1. Kiểm tra chất lượng chuyên ngành............................................................................45
6.2. Giám định chất lượng hàng hóa.................................................................................46
7. Tiến hành thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán.........................................................................46
8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại..........................................................................................47
KẾT LUẬN....................................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................51
PHỤ LỤC......................................................................................................................................52

4
LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XXI mở ra những bước tiến đột phá của công nghệ, kỹ thuật và hơn hết là
sự mở rộng hợp tác toàn cầu góp phần đẩy nhanh quá trình giao dịch thương mại quốc tế.
Với xu thế phát triển và hội nhập toàn cầu của nền kinh tế thế giới hiện nay, Việt Nam
cũng đang từng bước đẩy mạnh hợp tác giao lưu, tạo nhiều cơ hội hợp tác với các quốc
gia trên toàn cầu. Không thể phủ nhận rằng, lĩnh vực xuất nhập khẩu có vai trò vô cùng
quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của đất nước: cải kiện cán cân thanh toán, ổn
định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát, tạo hiệu ứng lan toả thúc đẩy sản
xuất, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động và tạo động lực đổi mới sáng tạo
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Để hoạt động trao đổi hàng hoá được diễn ra thuận lợi, đòi hỏi phải có cơ sở pháp
lý nhất định cho các bên và hợp đồng ngoại thương là hình thức pháp lý cơ bản của trao
đổi hàng hóa quốc tế. Có thể nói rằng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là nội dung
không thể thiếu trong các hoạt động kinh doanh có yếu tố quốc tế. Việc tìm hiểu và nắm
rõ các nội dung, điều khoản của hợp đồng sẽ giúp việc giao kết hợp đồng diễn ra thuận
lợi, an toàn và hiệu quả, tránh được các tranh chấp không đáng có. Do tính chất quốc tế
của giao dịch, bên cạnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, giữa các bên cần phải có
các giấy tờ chứng từ liên quan khác phù hợp với các yêu cầu đã được thỏa thuận trong
hợp đồng.
Với mong muốn có thể hiểu rõ hơn thực tế quá trình giao dịch và thực hiện hợp
đồng cũng như những yêu cầu, điều khoản trong hợp đồng xuất khẩu hàng hóa và bộ
chứng từ đầy đủ cần có trong quá trình giao dịch hàng hóa giữa các bên tham gia, nhóm
chúng em đã chọn đề tài nghiên cứu: “PHÂN TÍCH VÀ TÁI HIỆN LẠI HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIỮA CÔNG TY TNHH SET (VIỆT NAM) VÀ CÔNG
TY ATSRO (HÀN QUỐC)”.
Bài nghiên cứu được chia thành 4 phần chính, cụ thể như sau:
 Chương I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ
 Chương II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HỢP ĐỒNG
 Chương III. PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ VÀ CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN
 Chương IV. TÁI HIỆN LẠI QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CỦA
DOANH NGHIỆP

5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (Hợp đồng ngoại thương) là sự thỏa thuận
giữa những đương sự có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau theo đó một bên gọi
là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là
bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, bên mua có nghĩa vụ
thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
1.2. Đặc điểm
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những đặc điểm sau:
Về chủ thể, chủ thể của quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có trụ sở
thương mại tại các vùng lãnh thổ khác nhau hoặc khu vực hải quan khác nhau. Đây là đặc
điểm quan trọng nhất của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Về đối tượng, đối tượng của hợp đồng là hàng hoá, có sự di chuyển từ khu vực
pháp lý này đến khu vực pháp lý khác. Thông thường, hàng hóa được di chuyển qua biên
giới quốc gia, tuy nhiên trong nhiều trường hợp hàng hóa không cần qua biên giới quốc
gia vẫn được xem là hoạt động mua bán quốc tế như hàng hóa đưa ra, đưa vào khu phi
thuế quan, kho bảo thuế, kho ngoại quan.
Về đồng tiền thanh toán, là ngoại tệ với một hoặc hai bên. Tuy nhiên cũng có
trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, ví dụ các doanh nghiệp
thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu EU dùng đồng euro làm đồng tiền chung.
Về nguồn luật điều chỉnh, nguồn luật điều chỉnh hợp đồng đa dạng, phức tạp. Hợp
đồng có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau như: Tập quán thương
mại quốc tế, án lệ, tiền lệ quốc gia, Công ước quốc tế,...
Về hình thức, hình thức của hợp đồng sẽ được quy định dựa trên hệ thống pháp
luật được dẫn chiếu trong hợp đồng, có thể có yêu cầu bắt buộc về hình thức như lập
thành văn bản, cũng có thể không có bất cứ yêu cầu nào về hình thức hợp đồng.
Về ngôn ngữ, ngôn ngữ của hợp đồng có thể là ngôn ngữ của một trong hai bên
hoặc cả hai bên với hợp đồng song ngữ, cũng có thể là một ngôn ngữ thứ ba có độ phổ
biến cao như tiếng Anh.
1.3. Điều kiện hiệu lực
Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm:
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.
Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định: Thương nhân Việt Nam bao gồm tổ chức kinh tế
được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên
và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành
nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không
cấm.

6
Đặc biệt, quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.
Điều 16 Luật Thương mại 2005 quy định: Thương nhân nước ngoài hoạt động thương
mại tại Việt Nam là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận. Thương nhân nước
ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam, thành lập tại Việt Nam
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy
định.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng là hàng hoá được mua bán dưới sự cho phép của
pháp luật. Nghị định 69/2018/NĐ–CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế về hàng hóa tự do xuất nhập khẩu, hàng xuất nhập khẩu
có điều kiện, hàng cấm xuất nhập khẩu. Trong đó, danh mục hàng xuất khẩu, nhập khẩu
phải đảm bảo các quy định có liên quan về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực
phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan Nhà nước chuyên
ngành trước khi thông quan. Đối với mặt hàng xuất nhập khẩu theo giấy phép, thương
nhân muốn xuất nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các Bộ, các Cơ
quan chuyên ngành.
Thứ ba, nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản chủ yếu mà pháp luật
Việt Nam hoặc nguồn luật dẫn chiếu trong hợp đồng quy định. Tại Việt Nam, Luật
Thương mại 1997 quy định nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải bao gồm
sáu điều kiện bắt buộc: tên hàng, số lượng, phẩm chất, giá cả, thanh toán, giao hàng. Tuy
nhiên, Luật Thương mại 2005 lại không có bất kì quy định bắt buộc nào. Bên cạnh đó,
Điều 402 Luật Dân sự 2005 ghi rõ: quy định tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể
thỏa thuận về những nội dung sau: đối tượng, số lượng, chất lượng giá cả, quyền và nghĩa
vụ các bên,... Trong một số Công ước Quốc tế như Công ước Viên 1980 cũng ghi rõ tại
Điều 14: quy định gồm có: chào hàng; hàng hóa; số lượng; giá cả. Điều 19: quy định bảy
yếu tố cấu thành thay đổi cơ bản: số lượng, giá cả, phẩm chất, thanh toán, giao hàng,
phạm vi trách nhiệm, giải quyết tranh chấp.
Thứ tư, hình thức của hợp đồng có thể bằng văn bản hoặc các hình thức khác có
giá trị tương đương văn bản. Khoản 2, Điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định: “Mua
bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Các hình thức khác đó có thể là telex,
fax, điện báo, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
1.4. Bố cục
Các bản hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế được phân loại theo nhiều
tiêu thức khác nhau với những mục đích riêng rẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, một bản
hợp đồng sẽ gồm các phần sau:
 Số hiệu hợp đồng
 Địa điểm ngày tháng ký hợp đồng

7
 Phần mở đầu
o Lý do căn cứ ký hợp đồng
o Tên địa chỉ các bên
o Tên và chức vụ của người đại diện
 Các định nghĩa
o Các điều khoản thỏa thuận
o Các điều kiện kỹ thuật thương phẩm học
o Các điều kiện tài chính
o Các điều kiện vận tải
o Điều kiện pháp lý
 Phần ký kết: Số bản của hợp đồng
o Chữ ký của các bên: Ghi rõ nơi ký hợp đồng, đại diện cho các bên, họ tên, chức
vụ, và chữ ký.

8
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HỢP ĐỒNG
I. Tổng quan về hợp đồng
Hợp đồng xuất nhập khẩu MARS15 (S07-0024BB) của Công ty TNHH
SET Việt Nam và Công ty TNHH ATSRO là một hợp đồng thương mại quốc tế
được lập bằng văn bản thể hiện ý chí tự nguyện của hai bên: bên bán đồng ý bán,
bên mua đồng ý mua, không có sự cưỡng bức, lừa dối hay nhầm lẫn.
Cấu trúc hợp đồng này được chia làm 3 phần gồm:
● Phần giới thiệu gồm:
1. Tiêu đề của hợp đồng
2. Số nghị quyết hợp đồng
3. Thời điểm ký kết hợp đồng
4. Tên và địa chỉ các bên tham gia
5. Thỏa thuận giữa các bên
● Các điều khoản, điều kiện gồm:
1. Hàng hóa - Quy cách - Số lượng - Giá cả
2. Bao bì và mã ký hiệu
3. Giao hàng
4. Chất lượng
5. Thanh toán
6. Trọng tài
7. Bất khả kháng
● Phần kết: Chữ ký các bên

9
1. Số hiệu và ngày tháng:

Số hiệu : TEAN20220524
Ngày tháng lập hợp đồng : 24/05/2022

2. Chủ thể của hợp đồng:


2.1. Bên bán
Tên người bán : Công ty TNHH ATSRO
204, 85, Migeumil-ro, Bundang-gu, Seongnam-si,
Địa chỉ :
Gyeonggi-do, Korea (R.O.K)
Người đại diện theo pháp luật : Ông YOON JONG WOOK
Chức vụ : Tổng Giám đốc
Quốc tịch : Hàn Quốc
Mã số thuế : 129-81-99012
Số điện thoại : +82 10 9396 4544
Tên tài khoản ngân hàng : ATSRO
Số tài khoản (USD) : 356268-11-003119
Tên ngân hàng : Kookmin Bank
Mã swift : CNZBKRSEXXX

2.2. Bên mua

Tên người mua : Công ty TNHH SET Việt Nam


Địa chỉ : Lô C5, Đường D1, Khu công nghiệp Châu Sơn,
10
Phường Châu Sơn, TP.Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam.
Người đại diện theo pháp luật : Ông AHN SANG SU
Chức vụ : Tổng Giám đốc
Quốc tịch : Hàn Quốc
Mã số thuế : 0700685380
Số điện thoại : +84 2263682569
- Theo Điều 6 Luật Thương mại 2005 và Nghị định 69/2018-NĐ-CP về quyền kinh
doanh xuất nhập khẩu thì cả hai chủ thể trong hợp đồng đều là chủ thể hợp pháp và
có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
- Chủ thể của hợp đồng có tư cách pháp lý và có trụ sở thương mại đặt tại hai
nước khác nhau: bên bán ở Hàn Quốc, bên mua ở Việt Nam.
3. Đối tượng của hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng : MARS15(S07- 0024BB)
Đặc điểm : Bản mạch Kt: 131 x 88 mm, điện áp 5 - 12V
Công dụng : Ông AHN SANG SU
+ Dùng cho sản xuất bản mạch, bo mạch
+ Nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng, giảm tổn
Chức vụ : thất
+ Đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững và bảo vệ
môi trường sinh thái

Nhận xét:
- Đối tượng của hợp đồng hợp pháp.
- Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm, không thuộc danh mục
nhập khẩu có điều kiện, là đối tượng được xin phép kinh doanh và được nhập khẩu khi
đăng ký kinh doanh với cơ quan thẩm quyền.

4. Hình thức của hợp đồng


- Đây là hợp đồng xuất nhập khẩu một văn bản do hai bên soạn thảo, có chữ ký và
đóng dấu xác nhận của hai bên.

11
Nhận xét:
Hợp đồng đáp ứng ứng đầy đủ một số điều kiện cơ bản của một hợp đồng ngoại thương:
+ Hình thức hợp đồng hợp pháp: Hợp đồng mua bán được soạn thảo văn bản rõ
ràng theo đúng pháp luật của Nhà nước.
+ Ký kết trên cơ sở tự nguyện, có chữ ký của hai bên.
+ Sử dụng ngôn ngữ phổ biến và thống nhất: Tiếng Anh.
5. Điều kiện thương mại
- Hợp đồng quy định giao dịch theo điều kiện FOB, tuy nhiên không dẫn chiếu
Incoterms phiên bản nào.
Nhận xét:
- Hợp đồng cần nêu rõ phiên bản Incoterms được dẫn chiếu.

II. Phân tích, nhận xét và đề xuất chỉnh sửa nội dung hợp đồng
1. Điều khoản 1: Hàng hóa - Quy cách - Số lượng - Giá cả

1.1. Hàng hóa


1.1.1 Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm, là đối
tượng được nhập khẩu và đăng ký kinh doanh với cơ quan thẩm quyền.
1.1.2 Hợp đồng chỉ ra những thông tin cơ bản về hàng hóa: loại hàng hóa, đơn giá.
1.1.3 Quy định rõ ràng về đơn giá, với đồng tiền tính giá là USD và số
lượng, với đơn vị tính PCS, dễ dàng cho người sử dụng. Tên hàng là đối tượng mua
bán của hợp đồng, có tác dụng hướng hướng dẫn các bên dựa vào đó để xác định
các mặt hàng cần mua bán - trao đổi. Đây là điều khoản quan trọng không thể thiếu
giúp cho các bên tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp sau này,
đồng thời dễ dàng phân biệt những sản phẩm khác cùng loại.
1.1.4 Trong hợp đồng tên hàng được quy định như sau: Tên hàng bao gồm
tên hàng + số hiệu.
Nhận xét:
1.1.5 Cách quy định này đúng, khá rõ ràng, hợp lý, dễ dàng cho việc kiểm
soát hàng hóa, xác định thuế suất nhập khẩu và thuận lợi cho quá trình thông quan.
1.1.6 Tuy nhiên, tên hàng chưa cụ thể, gây khó khăn và dễ hiểu lầm.
1.1.7 Chưa có mã HS
Đề xuất chỉnh sửa:
1.1.8 Tên hàng nên được nêu cụ thể
12
1.1.9 Bổ sung mã HS (mã HS của mặt hàng này là: 85371099)

1.2. Số lượng
Điều khoản số lượng là một điều khoản quan trọng, trong điều khoản này các bên
sẽ xác định rõ số lượng của hàng hóa được mua bán, giao dịch. Do vậy, trong hợp đồng
cần phải thể hiện rõ số lượng hàng hóa được mua bán, đặc biệt cần thống nhất về đơn vị
tính số lượng, cách ghi số lượng vì ở mỗi quốc gia, mỗi thị trường sử dụng một hệ đo
lường khác nhau.
Điều khoản số lượng được quy định trong hợp đồng như sau:
- Đơn vị tính: Pieces
- Số lượng được giao dịch trong hợp đồng: 30,000
Nhận xét:
- Số lượng được thể hiện rõ ràng theo phương pháp quy định chính xác, cụ thể
số lượng hàng hóa

1.3. Giá cả
Giá cả trong hợp đồng ngoại thương bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan bên
ngoài. Đồng tiền trong hợp đồng thương mại quốc tế phải là đồng tiền tự do chuyển đổi
và có xu hướng ổn định về mặt giá trị.
Một vài phương pháp thường được áp dụng để quy định giá:
● Giá cố định
● Giá linh hoạt
● Giá quy định sau
● Giá trượt
Điều khoản về giá cả được quy định trong hợp đồng cụ thể như sau:
- Đơn vị tiền tệ: USD
- Giá được tính theo giá FOB
- Giá bán: 0.8970 USD/pcs
- Tổng giá trị hàng hóa: 26,910.00 USD
Nhận xét:
- Đồng tiền tính giá là đồng tiền USD - đồng tiền mạnh, tự do chuyển đổi, được sử
dụng phổ biến, thuận tiện cho việc thanh toán.
- Tổng giá trị hàng hóa không được thể hiện “Bằng chữ” biểu thị giá tiền của mặt
hàng, dẫn đến có thể gây nhầm lẫn về dấu ngăn cách giữa phần nguyên và phần thập phân
của số là dấu chấm hay dấu phẩy.
Đề xuất chỉnh sửa: Tổng giá trị hàng hóa nên được thể hiện cả bằng chữ và số để
tránh gây nhầm lẫn.

2. Điều khoản 2: Bao bì và mã kí hiệu


13
14
Điều khoản bao bì được quy định trong hợp đồng cụ thể như sau: “The
commodities shall be packed on seller’s option, however the Seller’s packing shall not
be lower than the international market standard.”, tức là các mặt hàng sẽ được đóng gói
theo lựa chọn của người bán, tuy nhiên việc đóng gói của người bán sẽ không thấp hơn
tiêu chuẩn thị trường quốc tế.

Nhận xét:

- Điều khoản chưa đầy đủ, chi tiết do chưa đề cập đến khối lượng, kích thước, có
khả năng dẫn đến trường hợp chất lượng hàng hóa bị ảnh hưởng do chất lượng, cấu tạo
của bao bì; thiếu phương pháp cung cấp bao bì và phương pháp xác định giá trị bao bì.

- Hợp đồng chưa đề cập đến việc đánh dấu hàng hóa.

Đề xuất chỉnh sửa:

- Bổ sung các thông tin về khối lượng, kích thước, phương pháp xác định giá trị
bao bì cũng như kiểm tra quá trình đóng gói.

- Nên bổ sung nội dung người bán phải đảm bảo hàng hóa đều được đánh dấu để
giúp nhận biết dễ dàng.

3. Điều khoản 3: Giao hàng

Điều khoản giao hàng trong hợp đồng được quy định như sau:

- Điều kiện giao hàng: FOB

- Chuyển tải: được phép

15
- Vận chuyển từng phần: được phép

- Cảng bốc hàng: Thượng Hải, Trung Quốc

- Cảng đến: Hải Phòng, Việt Nam

Nhận xét:

- Hợp đồng đã nêu rõ điều kiện, địa điểm giao hàng. Với điều kiện FOB, người
mua có lợi hơn do chỉ phải chi trả cước phí và chỉ chịu rủi ro kể từ khi nhận hàng (khi
người bán hoàn thành việc giao hàng).

- Tuy nhiên, chưa nêu rõ thời gian giao hàng

Đề xuất chỉnh sửa: Thời gian giao hàng cần ghi cụ thể.

4. Điều khoản 4: Chất lượng

Đây là điều khoản quan trọng trong hợp đồng mua mua bán hàng hóa quốc tế.
Điều khoản này nói lên tính chính xác về mặt chất của hợp đồng, vì vậy cần được quy
định cụ thể để tránh tranh chấp khi thực hiện hợp đồng.

Có nhiều cách quy định phẩm chất, chất lượng trong hợp đồng như: quy định chất
lượng dựa vào hàng thật (dựa vào mẫu hàng, xem hàng trước, hiện trạng hàng hóa) hoặc
dựa vào thuyết minh (dựa vào phẩm cấp hay tiêu chuẩn kỹ thuật, dung trọng hàng hóa,
chỉ tiêu đại khái quen dùng...).

Điều khoản chất lượng trong hợp đồng được quy định như sau: “The seller will be
deducted money in the case not good material detected.”, tức là người bán sẽ bị trừ tiền
trong trường hợp phát hiện chất liệu không tốt.

Nhận xét:

- Điều khoản chưa quy định rõ về chất lượng và phẩm chất hàng hóa.

+ Chưa mô tả về quy cách, thông số kỹ thuật, ...

16
+ Chưa đề cập vấn đề kiểm tra chất lượng hay giấy chứng nhận bao gồm: chứng
nhận xuất xứ, bảng phân tích, ...

Kiến nghị sửa đổi và bổ sung:

- Nên nêu rõ tình trạng, đặc điểm chất lượng của hàng hóa.

- Nêu rõ những yêu cầu về mặt kỹ thuật, thuận tiện cho bên bán chuẩn bị hàng và

bên mua kiểm tra hàng hóa.

5. Điều khoản 5: Thanh toán

Điều khoản thanh toán là điều khoản liên quan mật thiết tới lợi ích của bên mua và
bên bán. Trong một điều khoản thanh toán sẽ gồm các nội dung: đồng tiền thanh toán,
phương thức thanh toán. Thời gian thanh toán, chứng từ thanh toán...

Trong điều khoản thanh toán, hợp đồng phải nêu được một số yếu tố sau:

- Đồng tiền thanh toán: được quyết định dựa trên thỏa thuận của các bên trong hợp
đồng, hoặc theo tập quán thương mại; thông thường đồng tiền được sử dụng để thanh
toán sẽ là dòng tiền giao dịch của nước có vị thế thương mại cao hơn.

- Phương thức thanh toán: một vài phương thức thanh toán mà doanh nghiệp hay
sử dụng là thanh toán bằng L/C, nhờ thu kèm chứng từ, chuyển tiền T/T...

- Thời hạn thanh toán: Hai bên có thể thỏa thuận trả trước (ứng trước, CWO,...),
trả ngay CAD,...), hoặc trả sau.

- Thời hạn thực hiện thủ tục thanh toán

- Thời hạn hiệu lực của thanh toán

- Các bên liên quan

- Bộ chứng từ thanh toán

Phân tích điều khoản

17
- Phương thức thanh toán: Việc thanh toán được thực hiện bằng phương thức
thanh toán bằng điện (Telegraphic Transfer)

- Tên người thụ hưởng: ATSRO

- Tài khoản thụ hưởng: 356268-11-003119

- Ngân hàng thụ hưởng: Kookmin Bank

- Mã Swift: CZNBKRSEXXX

- Thời hạn thanh toán: Thanh toán trong vòng 65 ngày kể từ ngày cuối tháng của
ngày mà vận đơn được phát hành.

- Đồng tiền thanh toán: USD

- Người bán có thể được thanh toán ngay cả khi hàng chưa đến nhà máy của người
mua.

Nhận xét

* Ưu điểm

- Điều khoản quy định rõ ràng về tên người thụ hưởng, ngân hàng thụ hưởng, số
tiền phải thanh toán, giúp người mua dễ dàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán

- Điều khoản thanh toán đã quy định đầy đủ và rõ ràng về cách thức chuyển tiền
(chuyển tiền điện tử).

- Người mua sẽ thanh toán bằng điện (Telegraphic Transfer) trong vòng 65 ngày
kể từ ngày cuối tháng ngày mà vận đơn được phát hành.

- Phương thức này tiết kiệm chi phí vì chỉ mất phí chuyển tiền

- Người bán có thể được thanh toán ngay cả khi hàng chưa đến nhà máy của người
mua., giảm rủi ro cho bên bán khi sử dụng phương thức thanh toán T/T trả sau.

* Nhược điểm

- Điều khoản thanh toán còn thiếu quy định rõ về bộ chứng từ thanh toán, chưa
quy định rõ người thụ hưởng phải có nghĩa vụ xuất trình bộ chứng từ phù hợp như thế
nào với người mua

18
- Hai bên chưa quy định rõ những điều khoản, điều kiện đối với trường hợp khi có
rủi ro xảy ra (bên xuất khẩu không giao hàng đúng hạn, đúng hàng,...) do đó nếu có rủi ro
xảy ra thì hai bên sẽ không có cơ sở để giải quyết tranh chấp.

- Người bán cũng chịu rủi ro lớn nhất vì việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của
người mua. Do đó, nếu dùng phương thức thanh toán này quyền lợi của tổ chức xuất khẩu
sẽ không đảm bảo

Đề xuất chỉnh sửa

- Bổ sung thêm thời hạn chuyển tiền và quy định về hình phạt khi thanh toán muộn.

- Bổ sung những chứng từ thanh toán cần thiết.

6. Điều khoản 6: Trọng tài

Điều khoản trọng tài là một điều khoản quan trọng được sử dụng trong các hợp
đồng, trong đó yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ không thông qua
thủ tục trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là “ nền móng” của tổ tụng trọng tài. Đây là yếu tố
không thể thiếu giữa các bên nếu muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Tranh chấp
là sự mâu thuẫn hoặc bất đồng về những yêu cầu hay quyền lợi, sự đòi hỏi về yêu cầu hay
quyền lợi từ một bên được đáp lại bởi một yêu cầu hay lập luận trái ngược từ bên kia.

Phân tích điều khoản


“This Agreement shall be governed by Viet Nam law. In case of any disputes
among the parties cannot be solved or settled through mutual discussion between the
parties, the dispute shall be referred to and finally resolved by arbitration in Vietnam in
accordance with the arbitration. Rules of Vietnam International Arbitration center
(VIAC) for the time being in force, which rules are deemed incorporated by reference
into this Clause. The tribunal shall consist of one arbitrator to be appointed by the
Chairman of the VIAC and the of icial language of the arbitration shall be English. The
parties hereto shall continue to perform their obligations under this Agreement save for
the matters in dispute.”
Dịch:

19
“Thỏa thuận này sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp có
bất kỳ tranh chấp nào giữa các bên không thể giải quyết hoặc giải quyết thông qua các
bên thảo luận giữa các bên, tranh chấp sẽ được đưa ra và giải quyết cuối cùng bằng trọng
tài tại Việt Nam theo quy định của trọng tài. Các quy tắc của Trung tâm Trọng tài Quốc
tế Việt Nam (VIAC) hiện đang có hiệu lực, mà các quy tắc này được coi là hợp nhất bằng
cách dẫn chiếu đến khoản này. Hội đồng trọng tài sẽ bao gồm một trọng tài viên do Chủ
tịch VIAC chỉ định và ngôn ngữ chính thức của trọng tài sẽ là Tiếng Anh. Các bên theo
đây sẽ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Thỏa thuận này trừ các vấn đề đang
tranh chấp.”
Nhận xét
* Ưu điểm:
 Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) là người giải quyết cuối cùng theo
quy định của trọng tài.
 Chỉ định rõ ngôn ngữ chính thức của trọng tài sẽ là Tiếng Anh.
 Điều khoản nêu ra rõ ràng những nội dung như: cơ quan phán quyết, luật áp dụng,
thành viên hội đồng trọng tài.
* Nhược điểm:
 Hợp đồng chưa nêu rõ điều khoản điều chỉnh hợp đồng là INCOTERMS bao nhiêu
 Điều khoản chưa nêu ra được nội dung thanh toán phí trọng tài, địa điểm và thời
gian tổ chức trọng tài.
 Điều khoản chưa quy định thời gian và cách thức tự giải quyết tranh chấp trước
khi đưa ra hội đồng trọng tài.

Đề xuất chỉnh sửa


Nên bổ sung thêm:
- Trình tự tiến hành trọng tài
- Chấp hành tài quyết
- Chi phí pháp lý

20
7. Điều khoản 7: Bất khả kháng

Theo khoản 1, điều 161, “Bộ luật dân sự 2015”, quy định như sau: “ Sự kiện bất
khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước và không thể
khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
Ý nghĩa của điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng thương mại quốc tế: Để giải
phóng một hay các bên ra khỏi các trách nhiệm pháp lý hay các nghĩa vụ khi các sự kiện
hay tình huống bất thường ngoài tầm kiểm soát của các bên.
Thể thức chứng minh của bên gặp bất khả kháng: gồm 2 điểm
 Sự tồn tại của trường hợp bất khả kháng
 Quan hệ nhân quả giữa nó và hành vi vi phạm hợp đồng
Do hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được tiến hành ký kết và thực hiện giữa
các thương nhân ở các nước khác nhau, thậm chí ở rất xa nhau. Cho nên, để tránh việc
một bên đưa ra các sự kiện minh chứng giả tạo, người ta đòi họ phải đưa ra được những
bằng chứng xác thực. Công ước Viên 1980 không quy định các biện pháp, cách thức
chứng minh cho trường hợp gặp bất khả kháng. Nên trong thực tiễn thì các bên thường
quy định trong hợp đồng về việc chứng minh bất khả kháng là một giấy chứng nhận của
Phòng thương mại tại quốc gia nơi xảy ra sự kiện hoặc là xác nhận của một cơ quan nào
đó có thẩm quyền của Nhà Nước.
Cách giải quyết khi gặp trường hợp bất khả kháng:
 Kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng một khoảng thời gian tương ứng
với thời gian cần thiết để khắc phục trường hợp bất khả kháng
 Miễn giảm một phần trách nhiệm thực hiện hợp đồng
 Hủy hợp đồng
Phân tích điều khoản
Điều khoản Bất khả kháng trong hợp đồng được quy định như sau:
“In the event that either party is prevented from performing, or is unable to
perform, any of its obligation under this Agreement due to any cause beyond the
reasonable control of party evoking this provision, the ef ected party’s performance shall
be excused and the time for performance shall be extended for the period of delay or
inability to perform due

21
to such occurrence. The af ected party shall notify the other by telephone, fax or
electronic mail within ten (10) days of such occurrence together with supporting
documents evidencing such occurrence. In the event that a party’s performance is
prevented or delayed for more than sixty (60) days, then the other party may terminate
this Agreement upon delivery of written notice to the non-party. It shall include acts of
God, Fire, casualty, flood, war of public utilities injunction or any act, exercise,
assertion or requirement of
governmental authority, epidemic, destruction of production facilities, riots, insurrection,
terrorist activity, inability to produce or use material, labor, equipment, transportation
or energy, or any other cause beyond the reasonable control of the party invoking This
Agreement is made in Two(2) originals with One(1) set for each party. This Agreement
comes into force from the signing date first written above.”
Dịch:
“Trong trường hợp một trong hai bên bị ngăn cản thực hiện hoặc không thể thực
hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của mình theo Thỏa thuận này do bất kỳ nguyên nhân nào ngoài
tầm kiểm soát hợp lý của bên viện dẫn điều khoản này, việc thực hiện của bên bị ảnh
hưởng sẽ được miễn và thời gian thực hiện sẽ được gia hạn trong khoảng thời gian chậm
trễ hoặc không có khả năng thực hiện do sự cố đó. Bên bị ảnh hưởng sẽ thông báo cho
bên kia qua điện thoại, fax hoặc thư điện tử trong vòng mười (10) ngày kể từ ngày xảy ra
sự cố đó cùng với các tài liệu hỗ trợ chứng minh sự cố đó. Trong trường hợp đó việc thực
hiện của một bên bị cản trở hoặc trì hoãn trong hơn sáu mươi (60) ngày, thì bên kia có thể
chấm dứt Thỏa thuận này khi chuyển giao thông báo bằng văn bản cho bên không tham
gia. Nó sẽ bao gồm các thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, lũ lụt, chiến tranh. của lệnh cấm
tiện ích công
cộng hoặc bất kỳ hành động, thực thi, khẳng định hoặc yêu cầu của chính quyền, dịch
bệnh, phá hủy cơ sở sản xuất, bạo loạn, nổi dậy, hoạt động khủng bố, mất khả năng để
sản xuất hoặc sử dụng vật liệu, lao động, thiết bị, vận chuyển hoặc năng lượng, hoặc bất
kỳ nguyên nhân nào khác nằm ngoài tầm kiểm soát hợp lý của bên viện dẫn. Thỏa thuận
này được lập thành hai (2) bản gốc với một (1) bản được lập cho mỗi bên. Hiệp định này
có hiệu lực kể từ ngày ký được ghi đầu tiên ở trên.”
Nhận xét
* Ưu điểm
- Hợp đồng nêu ra một số trường hợp phổ biến được xem là bất khả kháng.
- Hợp đồng quy định rõ ràng về thời gian và phương tiện thông báo cho bên đối tác.
* Nhược điểm:
- Chưa có quy định về việc cơ quan có thẩm quyền nào sẽ xem xét và đưa ra kết
luận về sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện hợp đồng của
hai bên.

22
- Chưa có quy định về thời hạn gửi bằng chứng bất khả kháng cho bên không bị ảnh
hưởng
- Chưa có quy định về việc phân chia thiệt hại cho hai bên và nguồn luật áp dụng.
Đề xuất chỉnh sửa
- Bổ sung vào hợp đồng: “ Bằng chứng bất khả kháng sẽ được Phòng Thương mại
tương ứng tại quốc gia của bên bán hoặc tại quốc gia của bên mua xem xét và đưa ra kết
luận trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu. Quá thời hạn trên, trường
hợp bất khả kháng sẽ không được xem xét”
- Quy định rõ khi sự kiện bất khả kháng xảy ra, chi phí phát sinh, thiệt hại sẽ được
phân chia cho hai bên như thế nào, áp dụng luật nào.

III. Nhận xét và đề xuất bổ sung


1. Nhận xét
Hợp đồng giao dịch giữa Công ty TNHH SET Việt Nam và Công ty TNHH ATSRO
là một hợp đồng thương mại rõ ràng, hợp pháp, được soạn thảo đầy đủ các thông tin cơ
bản để giao dịch hàng hóa quốc tế. Theo bản hợp đồng, hai bên đều có quyền và nghĩa
vụ như nhau trong quá trình thực hiện giao dịch thương mại thông qua hợp đồng, đảm
bảo nguyên tắc công bằng, thiện chí trong giao dịch.
Ngôn ngữ hợp đồng: Tiếng Anh - ngôn ngữ quốc tế, phù hợp với khả năng của hai
bên.
Tuy nhiên, trong vài điều khoản vẫn còn thiếu một số quy định cần bổ sung giúp cho
hợp đồng được minh bạch, tránh những rủi ro, mâu thuẫn không đáng có.
2. Đề xuất bổ sung
2.1. Khiếu nại:
Bổ sung thêm điều khoản khiếu nại để nâng cao ý thức và ràng buộc trách nhiệm
của các bên trong việc tuân thủ hợp đồng, đồng thời cũng giúp giải quyết những thiệt hại
có thể xảy ra khi thực hiện giao dịch.
Điều khoản khiếu nại trong một hợp đồng thường có 4 thông tin. Thông tin quan
trọng nhất trong điều khoản khiếu nại là thời hạn khiếu nại và 3 thông tin còn lại là quyền
và nghĩa vụ của các bên, thể thức khiếu nại, cách thức giải quyết khiếu nại thì có thể
chiếu theo pháp luật.
Thời hạn khiếu nại có thể tính từ khi giao nhận hàng hay từ khi đưa hàng vào sử
dụng tùy vào sự thống nhất của 2 bên. Đối với hàng có bảo hành thì thời hạn khiếu nại
nằm trong thời hạn bảo hành, nếu thời hạn bảo hành đã hết thì thời hạn khiếu nại có thể
thêm 30 ngày tính từ khi hết thời hạn bảo hành, nhưng với điều kiện các khuyết tật phải
được phát hiện trong thời hạn bảo hành. Thời hạn khiếu nại về số lượng bao giờ cũng
ngắn hơn thời hạn khiếu nại về chất lượng.

23
Trong trường hợp các bên không quy định thời hạn khiếu nại thì thời hạn đó có thể
được quyết định theo Luật Thương mại các nước có liên quan.
Người đi khiếu nại phải viết đơn khiếu nại bao gồm 2 vấn đề chính: lý do đi khiếu
nại và yêu cầu của người khiếu nại, gửi đơn khiếu nại kèm các tài liệu chứng minh: biên
bản giám định, chứng từ hàng hóa, chứng từ bảo hiểm, chứng từ vận tải, ...tài liệu chứng
minh, tính toán mức độ tổn thất.
Khi khiếu nại, hai bên cần có nghĩa vụ và trách nhiệm sau:
- Bên mua khi đi khiếu nại phải có trách nhiệm: Giữ nguyên tình trạng hàng hóa, bảo
quản cẩn thận, mời các bên có liên quan đến lập các biên bản cần thiết (Biên bản giám
định, biên bản đổ vỡ, biên bản hư hỏng mất mát,...) Gửi đơn khiếu nại đúng thời hạn đã
thỏa thuận.
- Bên bán khi bị khiếu nại phải: Kiểm tra hồ sơ khiếu nại, kiểm tra hàng hóa, khẩn
trương trả lời đơn khiếu
- Khi bị khiếu nại bên bán có thể chọn một trong các cách giải quyết sau tùy vào nhu
cầu của người:
 Giao tiếp hàng hóa bị thiếu
 Nhận lại hàng hóa hư hỏng và thay thế bằng hàng hóa mới (Thường được áp
dụng khi mua bán nguyên vật liệu, máy móc thiết bị.)
 Giảm giá hàng và khấu trừ tiền hàng một thức tương ứng với tổn thất của
hàng bị khiếu nại. Trường hợp này chỉ áp dụng với hàng hóa xuất nhập
khẩu.
2.2. Bảo hành
Vì hàng hóa là linh kiện điện tử cho nên điều khoản bảo hành nên được bổ sung
trong hợp đồng. Điều khoản Bảo hành cần phải có những nội dung sau: thời gian bảo
hành, phạm vi bảo hành và trách nhiệm của các bên. Phạm vi bảo hành rộng hay hẹp là
tùy thuộc vào hàng hóa, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.
Thời gian bảo hành thường được các bên quy định theo các mốc sau: tính kể từ khi
giao hàng hoặc từ khi sử dụng hàng hóa. Trong mua bán quốc tế người ta có thể áp dụng
kết hợp cả hai cách trên.
Người bán có trách nhiệm hướng dẫn người mua sử dụng hàng hóa chịu trách
nhiệm và chi phí sửa chữa, thay thế hàng hóa khi hỏng hóc hoặc thay thế bằng hàng hóa
mới. Người mua có trách nhiệm sử dụng hàng hóa theo đúng hướng dẫn, khi phát hiện
hàng hóa có hỏng hóc phải báo ngay cho người bán biết, không được tự ý sửa chữa và
phải bảo quản, giữ gìn hàng hóa cẩn thận không cho hỏng hóc thêm. Trong trường hợp
quá thời hạn quy định, người bán không kịp khắc phục, người mua có thể sửa chữa với chi
phí người bán chịu. Người mua có quyền yêu cầu người bán giảm giá hàng hóa hoặc thay
thế hàng hóa mới.

24
2.3. Điều khoản chung
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc
tất cả các điều khoản và điều kiện.
Bất kỳ điều khoản sửa đổi và/hoặc bổ sung nào đối với các điều kiện này chỉ có
hiệu lực nếu được lập thành văn bản và được xác nhận hợp lệ bởi hai bên.
Hợp đồng này được lập thành 02 bản bằng tiếng Anh, mỗi bên giữ 01 bản.

IV. Đề xuất xây dựng hợp đồng chỉnh sửa

SALES CONTRACT
No: TEAN20220524

This Sales Contract (“ Agreement”) is made on 2022/05/24 between:


Party A: SET VINA CO., LTD
(Hereinafter refer to as “Company”)
Address: Slot C5, D1 Street, Chau Son Industrial Park, Phu Ly City, Ha Nam Province,
Vietnam
Representative: AHN SANG SU
Position: General Director
Nationality: Korean
VAT Code: 0700685380
TEL: +84 2263 682 569
Party B: ATSRO CO., LTD
(Hereinafter refer to as “Seller”)
Address: 204, 85, Migeumil-ro, Bundang-gu, Seognam-si, Gyeonggi-do, Korea(R.O.K)
Representative: YOON JONG KOOK
Position: General Director

25
Nationality: Korean
VAT Code: 129-81-99012
Tel: +82 10 9396 4544
Beneficiary name: ATSRO
Account No (USD): 356268-11-003119
Name of bank: Kookmin Bank
Swift code: CZNBKRSEXXX
Both parties have agreed to conclude this Agreement on the terms and conditions as
follows:
I. COMMODITY, SPECIFICATION, QUANTITY AND PRICE
1. Commodity description

2. Total value: USD 26,910.00 (In words: US $ twenty six thousand nine hundred ten
dollar only)
3. Term of delivery: FOB Shanghai, China Incoterms 2020
4. HS Code: 85371099
II. PACKING AND MARKING
- The commodities shall be packed on seller’s option, however the Seller’s packing shall
not be lower than the international market standard.
- The seller must ensure that the goods are all marked for easy identification.
III. SHIPMENT
- Time of shipment: not later than JUN 30.2022. Buyer to give seller at least 5 days
preadvice of vessel arrival at loading port
- Transshipment: allowed
- Partial shipment: allowed
- Port of loading: Shanghai, China
- Port of destination: Hai Phong, Viet Nam
IV. QUALITY
- 100% brand new
- The seller will be deducted money in the case not good material detected.
V. PAYMENT TERM
- T/T (within 65 days from end of month of B/L date)
- If agreed, the Seller can be paid even prior to the delivery to the Company’s factory.
-Beneficiary name: ATSRO

26
-Account No (USD): 356268-11-003119
-Name of bank: Kookmin Bank
-Swift code : CZNBKRSEXXX
-The seller provides documents:
+Bill of Lading
+Commercial invoice
+Certificate of Quality
+Packing list
+Certificate of Origin
VI. CLAIM
- According to Vietnam law: 3 months for volume, quantity; 6 months for quality from
delivery date. 6 months from the expiration of the warranty period.
- Buyer needs to keep the goods in their original condition.
VII. WARRANTY
- Warranty period is 6 months from the date of delivery.
- The seller is responsible for instructing the buyer to use the goods responsible for and
cost to repair, replace the goods when damaged or replace with new goods. The buyer is
responsible for using the goods according to the instructions, when detecting damaged
goods, he must immediately notify the seller, not to repair it himself, and must preserve
and keep the goods carefully so as not to damage them. more choking. In case the seller is
not able to fix it within the prescribed time limit, the buyer can repair it at the seller's
expense. The buyer has the right to ask the seller to reduce the price of the goods or to
replace the goods with new ones.
VIII. ARBITRATION
This Agreement shall be governed by Viet Nam law. In case of any disputes among the
parties cannot be solved or settled through mutual discussion between the parties, the
dispute shall be referred to and finally resolved by arbitration in Vietnam in accordance
with the arbitration Rules of Vietnam International Arbitration center (VIAC) for the time
being in force, which rules are deemed incorporated by reference into this Clause. The
tribunal shall consist of one arbitrator to be appointed by the Chairman of the VIAC and
the official language of the arbitration shall be English. The parties hereto shall continue
to perform their obligations under this Agreement save for the matters in dispute.
-The feed for the arbitration and other charge will be born by the losing side.
IX. FORCE- MAJEURE
In the event that either party is prevented from performing, or is unable to perform, any
of its obligation under this Agreement due to any cause beyond the reasonable control of
party evoking this provision, the effected party’s performance shall be excused and the
time for

27
performance shall be extended for the period of delay or inability to perform due to such
occurrence. The affected party shall notify the other by telephone, fax or electronic mail
within ten (10) days of such occurrence together with supporting documents evidencing
such occurrence. In the event that a party’s performance is prevented or delayed for more
than sixty (60) days, then the other party may terminate this Agreement upon delivery of
written notice to the non- party. It shall include acts of God, Fire, casualty, flood, war
of
public utilities injunction or any act, exercise, assertion or requirement of governmental
authority, epidemic, destruction of production facilities, riots, insurrection, terrorist
activity, inability to produce or use material, labor, equipment, transportation or energy,
or any other cause beyond the reasonable control of the party invoking. This Agreement
is made in Two (2) originals with One (1) set for each party. This Agreement comes into
force from the signing date first written above.
- Evidence of force majeure will be reviewed by the respective Chamber of Commerce in
the country of the seller or in the country of the buyer and will make a conclusion within
07 working days from the date of receipt of the request. Past the above time limit, force
majeure will not be considered.
- If the damage is incurred, it will be divided according to the provisions of Vietnam
law.
X. GENERAL CONDITIONS
- This Contract comes into effect from the date of signing and both parties undertake to
execute strictly all the terms and conditions.
- Any amendment and/or additional clause to these conditions shall be valid only if made
in writing and duly confirmed by two parties.
- This Contract is made in English language 02 copies of which 01 copy retained by each
party.

Party A Party B
SET VINA CO., LTD ATSRO CO., LTD
Position: General Director Position: General Director
Name: AHN SANG SU Name: YOON JONG WOOK

28
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ VÀ CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN
1. Hóa đơn thương mại
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Khái niệm
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) là loại chứng từ thương mại cơ bản
của thanh toán, do người bán phát hành cho người mua, trong đó có chi phí mà người
mua (người nhập khẩu) phải trả cho nhà cung cấp (người xuất khẩu). Theo Cục quản lý
thương mại quốc tế (ITA), hóa đơn thương mại là một tài liệu cần thiết cho quá trình
thông quan xuất khẩu và nhập khẩu. Ở nước người mua, hóa đơn thương mại còn sử dụng
để tính thuế nhập khẩu và thuế.
1.1.2 Vai trò, chức năng
Giống như hầu hết các loại hóa đơn, hóa đơn thương mại có chức năng cơ bản
cũng như chính nhất là chức năng thanh toán giữa người bán và người mua, là căn cứ để
bên bán đòi tiền bên mua một cách hợp pháp. Vì đây là một loại chứng từ có giá trị pháp
lý, ghi nhận số tiền thanh toán vì vậy để đảm bảo, hóa đơn thương mại bắt buộc phải
được trình bày chính xác, minh bạch và rõ ràng đặc biệt như: số tiền cần thanh toán; các
thông tin liên quan đến hàng hóa; điều kiện thanh toán,… Ngoài chức năng chính là chức
năng thanh toán, hóa đơn thương mại còn đóng vai trò cơ sở cho việc tính toán thuế xuất
nhập khẩu hay cơ sở để đối chiếu thông tin với các loại chứng từ khác.
1.1.3 Nội dung
Một hóa đơn thương mại có thể bao gồm các nội dung chính như sau:
 Người mua
 Người bán
 Số Invoice, ngày Invoice
 Phương thức thanh toán
 Thông tin hàng hóa, tổng số tiền
 Các điều kiện Incoterms
 Một số thông tin khác: Cảng xếp hàng/dỡ hàng, chuyên chở hàng như thế nào,…
1.2. Phân tích, nhận xét
Nội dung

29
 Người bán: Công ty TNHH ATSRO, 204; 85 đường Migeumil, quận Bundang,
thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc
 Người mua: Công ty TNHH SET VINA, Lô C5, Đường D1, Khu Công nghiệp
Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, Việt Nam
 Số Invoice: TEAN20220524
 Ngày Invoice: 24/5/2022
Thông tin hàng hóa

Printed Circuited Board (Bảng mạch in)


Mã Mô tả hàng hóa Số lượng/Đơn vị Giá đơn vị Tổng
1 MARS15(S07-0024BB) 30,000 mảnh US$ 0.897 US$ 26.910
Tổng 30,000 US$ 26.910
 Điều kiện Incoterms: FOB SHANGHAI

30
 Điều kiện thanh toán: trong vòng 60 ngày
 Một số thông tin khác:
+ Giao hàng: Đường biển
+ Tên tàu: HARRIER 2222S
Nhận xét
 Các thông tin về hàng hóa trùng khớp với các giấy tờ có liên quan, đơn giá được
thực hiện theo đúng hợp đồng ký kết giữa 2 bên
 Tuy nhiên, hợp đồng thương mại trên còn thiếu một số thông tin quan trọng
 Chỉ đưa ra điều kiện thanh toán nhưng chưa đưa ra phương thức thanh toán
 Nên chỉ rõ năm ấn bản điều kiện Incoterms
 Có thể ghi chi tiết các thông tin liên quan đến hàng hóa, phần mô tả hàng hóa chưa
chỉ rõ các thông tin
2. Phiếu đóng gói hàng hóa
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm
Theo Cục quản lý thương mại quốc tế, phiếu đóng gói hàng hóa liệt kê các thành
phần bên trong mỗi gói hàng (hộp, pallet, v.v.). bao gồm trọng lượng, kích thước và danh
sách chi tiết hàng hóa trong mỗi gói. Phiếu đóng gói nên được đặt trong thùng carton
hoặc bao bì và có thể được đính kèm bên ngoài của bao bì với một bản sao bên trong.
Thông thường, phiếu đóng gói được lập thành ba bản:
 Một bản để trong kiện hàng, trong điều kiện người mua cần thiết kiểm tra, đối
chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán gửi
 Một bản kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác lập thành bộ chứng
từ xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng
 Bản còn lại được lập làm hồ sơ lưu trữ
2.1.2 Vai trò
Phiếu đóng gói hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình buôn bán xuất
nhập khẩu của hàng hóa, được các công ty giao nhận vận tải sử dụng để xác định trọng
lượng và chi phí vận chuyển. Chức năng chính của phiếu đóng gói là cung cấp những
thông tin cần thiết của hàng hóa như số lượng, đặc tính, đóng gói, phương thức đóng
gói,.. Từ đó có thể tính toán được một số phần như:
 Sắp xếp kho chứa hàng
 Bố trí phương tiện vận tải
 Bốc dỡ hàng hóa bằng tay hay bằng máy chuyên dụng
 Mặt hàng có bị kiềm hóa hay không
2.1.3 Nội dung
Phiếu đóng gói hàng hóa có những nội dung chính có thể được đề cập đến như sau:

31
 Thông tin người mua/người bán
 Thông tin hãng vận tải/số chuyến vận tải
 Thông tin hàng hóa: số lượng, trọng lượng, số kiện, đặc tính,..
 Số hiệu hợp đồng
 Điều kiện giao hàng
2.2. Phân tích, nhận xét

Nội dung

 Người bán: Công ty TNHH ATSRO, 204; 85 đường Migeumil, quận Bundang,
thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc
 Người mua: Công ty TNHH SET VINA, Lô C5, Đường D1, Khu Công nghiệp
Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, Việt Nam
 Số hợp đồng: TEAN20220524
 Ngày lập hợp đồng: 24/5/2022
 Ngày khởi hành: 20/6/2022
 Tên tàu: Harrier 2222S
 Cảng bốc hàng: Shanghai, Trung quốc
 Cảng đến: Hải Phòng, Việt Nam
 Thông tin hàng hóa

32
Bảng mạch in
Số lượng Số lượng Trọng lượng Trọng lượng Thể
Mô tả
(mảnh) (thùng) tịnh tổng tích
MARS15(S07- 30,000 30 378.00 kg 393.00 kg 0.42
0024BB)
Tổng gói: 1 pallets

Nhận xét
 Thông tin của phiếu đóng gói phù hợp, chính xác khi đối chiếu với vận đơn, hóa
đơn thương mại.
 Trình bày khá đầy đủ các thông tin cần thiết, có tên, số điện thoại, số fax đề phòng
các trường hợp hỏng hóc hay trường hợp bất khả kháng
 Tuy nhiên, phiếu đóng gói cũng cần bổ sung một số thông tin như sau để có thể
cung cấp đầy đủ hơn:
 Mô tả chi tiết hàng hóa, chất lượng hàng hóa
 Thêm tiêu chuẩn đóng gói
 Giống như hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói cũng không đưa ra phương thức
thanh toán
 Cần bổ sung thêm điều kiện giao hàng

3. Vận đơn
3.1. Cơ sở lý thuyết
Khái niệm: Vận đơn (Bill of Lading hay viết tắt là B/L) là chứng từ chuyên chở
hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở lập,
ký và cấp cho cho người gửi sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi được
nhận để chở.

33
Vai trò: Vận đơn có vai trò quan trọng trong vận tải biển, vì chứng từ này có có 3
chức năng thiết yếu như sau:
- Vận đơn là biên lai hàng hóa, do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền của
người vận tải ký. Đây là chức năng sơ khai của vận đơn. Trước đây, các thương gia
thường hành trình cùng hàng hóa của mình trên tàu đến chợ để bán hàng theo phương
thức mặt đối mặt. Vào thời đó, không cần đến vận đơn. Tuy nhiên khi thương mại phát
triển, và các thương gia có thể gửi hàng cho đại lý của mình ở nước ngoài để bán hàng tại
đó. Khi đó, hàng được xếp lên tàu đưa tới cảng đích; người gửi hàng đòi hỏi biên lai xác
nhận thuyền trưởng đã thực nhận hàng, và giữ biên lai đó cho đến khi hàng được giao cho
người nhận hàng tại cảng dỡ.
- Vận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển và
người gửi hàng. Thường thì người gửi hàng và người vận chuyển có thỏa thuận (hợp
đồng vận chuyển) trước khi hàng hóa được xếp lên tàu, và vận đơn được phát hành. Và
khi vận đơn được phát hành, nó là bằng chứng đầy đủ về hợp đồng vận tải hàng hóa ghi
trong vận đơn.
- Vận đơn là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa ghi trên chứng từ này. Đây là chức
năng hay đặc tính quan trọng nhất của vận đơn trong thương mại quốc tế hiện nay.
“Chứng từ sở hữu” là chứng cho phép người chủ hợp lệ có quyền sở hữu đối với hàng
hóa. Quyền sở hữu này có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn (đối với
loại vận đơn có thể chuyển nhượng, chi tiết trong phần dưới đây).
Nội dung của 1 vận đơn thường bao gồm:
● Bên phát hành vận đơn
● Tên, địa chỉ người gửi hàng (Shipper)
● Tên, địa chỉ người nhận hàng (Consigne)
● Được thông báo tới (notify)
● Số vận đơn (BL No)
● Nơi lấy hàng (Place of Receipt)
● Tên tàu (Ocean Vessel)
● Cảng bốc hàng (Port of Loading)
● Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)
● Nơi nhận hàng (Place of Delivery)
● Số thùng
● Mô tả hàng hóa
● Trọng lượng thô (Gross weight)
● Ngày rời cảng (On board)
● Chi phí cảng (CFS)
● Cước phí vận chuyển (Freight and charges)
● Cước phí trả tại (Freight payable)

34
● Số bản vận đơn (Number of original BL)
● Thời gian, địa điểm phát hành vận đơn
3.2. Phân tích, nhận xét

Nội dung

35
ATSRO CO.,LTD PPSE2205458
204, 85, MIGEUMIL-RO, BUNDANG-GU, SEONGNAM-SI,
GYEONGGI-DO, KOREA(R.O.K)
CONTACT PERSON : (82)10 9396 4544
FAX : (82) 31 726 9981 ATTN : JANG SEUNG GYU

SET VINA CO.,LTD


SLOT C5, D1 STREET, CHAU SON INDUSTRIAL PARK,
CHAU SON WARD, PHU LY CITY, HA NAM PROVINCE,
VIETNAM TEL : (84)0973 406 930
FAX : 84 (0226)388-5569 ATTN : NGUYEN THI MO

SAME AS CONSIGNEE

SHANGHAI, CHINA

HARRIER 2222S SHANGHAI, CHINA

HAIPHONG, VIETNAM HAIPHONG, VIETNAM

30 CTNS 393.00KGS 0.420CBM


N/M
SAID TO CONTAIN :
30CTNS(1PLT)
PRINTED CIRCUIT BOARD
HS CODE : 8537

ON BOARD DATE
JUN.10,2022

CFS/CFS "FREIGHT COLLECT"


SAY : THIRTY(30) CARTONS ONLY

FREIGHT COLLECT AS ARRANGED

DESTINATION
THREE / 3 INCHON, KOREA JUN.10,2022
P&C SCM HORSENET HANOI COMPANY
16 FLOOR, NO.8 TON THAT THUYET, MY DINH 2 WARD,
NAM TU LIEM DISTRICT, HANOI, VIETNAM
TEL:84 24 3204 5457

36
● Bên phát hành vận đơn: High-End Shipping Company, Ltd
● Tên, địa chỉ người gửi hàng (Shipper): Công ty TNHH ATSRO, 204,85 đường
Migeumil, quận Bundang, thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc
● Tên, địa chỉ người nhận hàng: Công ty TNHH SET VINA (Seoul Electronic &
Telecom COMPANY, LTD) Lô C5, Đường D1, Khu công nghiệp Châu Sơn, Thành phố
Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam, Việt Nam.
● Được thông báo tới (notify): Như tên, địa chỉ người nhận hàng
● Số vận đơn (BL No): PPSE2205458
● Nơi lấy hàng (Place of Receipt): Thượng Hải, Trung Quốc
● Tên tàu (Ocean Vessel): HARRIER 2222S
● Cảng bốc hàng (Port of Loading): Thượng Hải, Trung Quốc
● Cảng dỡ hàng (Port of Discharge) : Hải Phòng, Việt Nam
● Nơi nhận hàng (Place of Delivery): Hải Phòng, Việt Nam
● Số thùng: 30 cartons
● Mô tả hàng hóa: 30 thùng bảng mạch in
● Trọng lượng thô (Gross weight): 393kg
● Thể tích: 0,420m3
● Ngày rời cảng (On board): 10/06/2022
● Chi phí cảng (CFS): Thu cước phí
● Cước phí vận chuyển (Freight and charges): thu cước vận chuyển như đã sắp xếp.
● Cước phí trả tại (Freight payable): Nơi nhận hàng
● Số bản vận đơn (Number of original BL): 3
● Thời gian, địa điểm phát hành vận đơn: Incheon, Hàn Quốc, ngày 10/6/2022

Nhận xét
Công ty đã chọn được 1 hãng tàu lớn trong khu vực, có uy tín trong lĩnh vực giao
nhận hàng hóa, vì vậy sẽ dễ dàng có được chi phí giao hàng hợp lý cùng với chất lượng
và thời gian giao hàng được đảm bảo.
4. Tờ khai hải quan
4.1. Cơ sở lý thuyết
Khái niệm: Tờ khai hải quan là một loại văn bản, mà người chủ hàng hóa phải kê
khai đầy đủ các thông tin chi tiết và rõ ràng cho bên lực lượng kiểm soát, khi xuất nhập
khẩu hàng hóa ra vào lãnh thổ Việt Nam.
Vai trò:
- Tờ khai hải quan cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản liên quan đến các loại
hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm thông tin về sản phẩm, tên hàng, mã hàng, số lượng,
các loại giấy phép kèm theo cũng như các giấy tờ thông tin về mã hiệu đơn hàng, mã số
thuế,..

37
- Giúp cơ quan có thẩm quyền nắm chắc thông tin của các loại hàng hóa đi vào
hay đi ra cửa khẩu, từ đó có thể kiểm soát chặt chẽ và thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế
của người dân một cách nhanh chóng và hiện đại hơn.
- Một loại bằng chứng hiệu quả để có thể nâng cao các hiệu lực quản lý của nhà
nước: Nếu như trong quá trình thông quan và kiểm tra hàng hóa hay trong vòng 5 năm có
các khúc mắc, tranh chấp liên quan đến hàng hóa hải quan thì có thể lấy tờ khai hải quan
làm căn cứ để xét xử.

4.2. Phân tích, nhận xét


Nội dung

38
<IMP> 1/3

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan)


Số tờ khai
104786697260 Số tờ khai đầu tiên / 0478669726
Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng
Mã phân loại kiểm tra 1 Mã loại hình E11 3 [ 4 ] Mã số hàng hóa đại diện của tờ khai 8537
Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận tờ khai CCHQHANAM Mã bộ phận xử lý tờ khai 00
Ngày đăng ký 17/06/2022 09:59:52 Ngày thay đổi đăng ký Thời hạn tái nhập/ tái xuất
Người nhập
khẩu
Mã 0700685380
Tên Công ty TNHH SET Việt Nam

Mã bưu chính (+84)43


Địa chỉ Lô C5, Đường D1, Khu công nghiệp Châu Sơn, Phuờng Châu Sơn,TP. Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam

Số điện thoại 02263.858.595


Người ủy thác nhập khẩu

Tên

Người xuất khẩu



Tên ATSRO CO.,LTD
Mã bưu chính
204, 85, MIGEUMIL-RO, BUNDANG-GU, SEONGNAM-SI,
Địa chỉ
Mã nước KR
Người ủy thác xuất khẩu
Đại lý Hải quan Mã nhân viên Hải quan
Số vận đơn Địa điểm lưu kho 03CEC01 VAN TAI DUYEN HAI
1 100622PPSE2205458 Địa điểm dỡ hàng VNDNH DINH VU NAM HAI
2 Địa điểm xếp hàng CNSHA SHANGHAI
3 Phương tiện vận chuyển
4 9999 HARRIER 2222S
5 Ngày hàng đến 17/06/2022
Số lượng 30 PK Ký hiệu và số hiệu
Tổng trọng lượng hàng (Gross) 393 KGM
Số lượng container
Ngày được phép nhập kho đầu tiên
Mã văn bản pháp quy khác MO
Số hóa đơn A - TEAN20220524
Số tiếp nhận hóa đơn điện tử
Ngày phát hành 24/05/2022
Phương thức thanh toán KC
Tổng trị giá hóa đơn A - FOB - USD - 26.910
Tổng trị giá tính thuế 620.773.650
Tổng hệ số phân bổ trị giá 26.910 -
Mã kết quả kiểm tra nội dung
Giấy phép nhập khẩu
1 - 2 - 3 -
4 - 5 -
Mã phân loại khai trị giá 6
Khai trị giá tổng hợp - - -
Các khoản điều chỉnh
Phí vận chuyển A - USD - 40
Phí bảo hiểm D - - -
Mã tên Mã phân loại Trị giá khoản điều chỉnh Tổng hệ số phân bổ
1 N - AD - USD - 5
2 - - -
3 - - -
4 - - -
5 - - -
Chi tiết khai trị giá
10062022#& phuong thuc thanh toan :TT,phí lss:5$

Tên sắc thuế Tổng tiền thuế Số dòng tổng


1 VND Tổng tiền thuế phải nộp VND
2 VND Số tiền bảo lãnh VND
3 VND Tỷ giá tính thuế USD - 23.030
4 VND -
5 VND -
6 VND Mã xác định thời hạn nộp thuế D Người nộp thuế 1
Mã lý do đề nghị BP Phân loại nộp thuế A
Tổng số trang của tờ khai 3 Tổng số dòng hàng của tờ khai 1

39
● Số tờ khai: 104786697260
● Loại hình: nguyên liệu, vật từ từ nước ngoài về để sản xuất hàng hóa cho doanh nghiệp.
● Phân luồng tờ khai hải quan: luồng 1 - Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và
miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
● Mã hàng hóa đại diện: 8537 - Bảng, panel, giá đỡ, bàn, tủ và các loại hộp và đế khác.
● Cơ quan tiếp nhận tờ khai: Cảng Hải Phòng, Việt Nam
● Bộ phận xử lý tờ khai: Đội thủ tục hàng hóa XNK
● Ngày khai báo: 17/06/2022
● Người nhập khẩu
o Mã người nhập khẩu: 0700685380
o Tên người nhập khẩu: Công ty TNHH SET Vietnam (Seoul Electronic & Telecom
Company, Ltd)
o Mã bưu chính: (+84)43
o Số điện thoại người nhập khẩu: 02263.858.595
o Địa chỉ: Lô C5, Đường D1, Khu công nghiệp Châu Sơn, Phường Châu Sơn,TP.Phủ Lý,
Tỉnh Hà Nam
● Người xuất khẩu
o Tên người xuất khẩu: ATSRO CO.,LTD (Công ty TNHH ATSRO)
o Địa chỉ: 204,85 đường Migeumil, quận Bundang, thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi,
Hàn Quốc
o Mã nước: KR
● Số vận đơn: 100622PPSE2205458
● Số lượng: 30 thùng
● Tổng trọng lượng hàng (Gross): 393 KG
● Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến: 03CEC01
● Phương tiện vận chuyển: 9999 HARRIER 2222S
● Ngày hàng đến: 17/06/2022

Nhận xét
- Tờ khai hải quan tương đối đầy đủ các thông tin cần thiết.
- Thông tin về hàng hóa, các chủ thể, giá cả đều khớp với hợp đồng 2 bên đã ký
kết và các giấy tờ liên quan.

40
CHƯƠNG IV. TÁI HIỆN LẠI QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CỦA
DOANH NGHIỆP
1. Xin phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép
mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó, tùy vào quy định pháp luật quốc
gia, điều ước quốc tế mà điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu khác nhau tùy quốc gia. Tại
Việt Nam, cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
là Bộ Công Thương. Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản
lý nhập khẩu. Vì thế sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy phép
nhập khẩu để thực hiện hợp đồng đó.
Tuy nhiên không phải mặt hàng nào cũng phải xin phép nhập khẩu. Tùy theo từng
quy định của từng quốc gia và tùy từng giai đoạn mà số lượng các mặt hàng phải xin
phép nhập khẩu cũng khác nhau. Nếu mặt hàng nằm trong diện phải xin phép nhập khẩu
của quốc gia đó, đơn vị kinh doanh bắt buộc phải xin phép mới có thể thực hiện được hợp
đồng nhập khẩu.
Sản phẩm nhập khẩu của công ty TNHH SET VINA (Seoul Electronic & Telecom
COMPANY, LTD) là bảng mạch in hàng mới 100% hiệu Komatsu, có mã HS là 8537 -
Bảng, panel, giá đỡ, bàn, tủ và các loại hộp và đế khác. Trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu
có ghi rõ là hàng mới 100% hoàn toàn không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu hay
nhập khẩu có điều kiện trong: phần II, Phụ lục I, Nghị định 187/2013/NĐ-CP nêu rõ các
mặt hàng cấm nhập khẩu là hàng điện tử và hàng hóa công nghệ thông tin đã qua sử
dụng; điều 2, thông tư 18/2014/TT-BTTTT quy định thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến
điện là thiết bị hoàn chỉnh, có đặc tính kỹ thuật, có thể hoạt động động lập mới phải có
giấy phép nhập khẩu. Các loại linh kiện, phụ kiện của các thiết bị này không cần giấy
phép nhập khẩu và Mục b, khoản 2, điều 3, Thông tư 31/2015/TT-BTTTT quy định: Linh
kiện, cụm linh kiện, phụ tùng của các sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cũng
bị cấm nhập khẩu.

2. Thuê phương tiện vận tải


Theo hợp đồng với điều kiện cơ sở giao hàng FOB, người thuê tàu là bên mua:
Công ty TNHH SET Việt Nam. Hợp đồng vận tải được người mua ký với hãng tàu -
Công ty TNHH HIGH-END Shipping để vận chuyển hàng hóa từ địa điểm giao hàng đến
địa điểm được chỉ định tại cảng đến đã thỏa thuận trong Hợp đồng mua bán.
Người mua có nghĩa vụ thuê tàu phù hợp và chi trả chi phí vận chuyển chặng
chính. Sau khi ký kết hợp đồng, xác định thời gian, phía SET Việt Nam thông báo cho
công ty ATSRO về thời gian, địa điểm tàu đi, tàu đến, hãng tàu và phương thức liên lạc
với hãng tàu để có thể kịp thời chuẩn bị và chủ động trong việc vận chuyển.
Theo vận đơn B/L số hiệu PPSE2205458, hàng được vận chuyển bằng tàu chuyên

41
chở container có trọng tải lớn:
+ Tên tàu: 9999 HARRIER 2222S
+ Ngày xếp hàng lên tàu: 10/06/2022
+ Cảng bốc hàng: Thượng Hải,Trung Quốc
+ Cảng dỡ hàng: Hải Phòng, Việt Nam
Hãng tàu có trách nhiệm kiểm đếm, sắp xếp, niêm phong container và vận chuyển
đến cảng quy định. Các khoản này đã được tính trong chi phí vận chuyển mà Công ty
TNHH SET Việt Nam đã chi trả.
3. Bảo hiểm
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là sự cam kết bồi thường của đơn vị bảo hiểm
đối với hàng hóa nếu chẳng may hàng hóa gặp những thiệt hại, mất mát, rủi ro trong quá
trình vận chuyển. Vai trò của bảo hiểm hàng hóa: Giúp các doanh nghiệp ổn định được
hoạt động kinh doanh và đảm bảo được sự uy tín của mình. Loại bảo hiểm này có giá trị
đối với tất cả các loại hình vận chuyển như: vận chuyển qua đường bộ, qua đường thủy,
qua đường sắt và đường hàng không. Phạm vi vận chuyển trên toàn quốc và trên cả thế
giới.
Dẫn chiếu theo FOB (Incoterms 2020) thì cả bên bán là công ty Công ty TNHH
ATSRO, Hàn Quốc và Công ty TNHH SET VINA (Seoul Electronic & Telecom
COMPANY, LTD), Việt Nam đều không có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa cho mỗi
bên. Người mua là Công ty TNHH SET VINA (Seoul Electronic & Telecom
COMPANY, LTD), Việt Nam không mua bảo hiểm vì thời gian giao hàng không quá
dài, giá trị hàng không lớn, hai công ty là đối tác tin cậy, công ty sẵn sàng chịu rủi ro nếu
có trong quá trình vận chuyển.
4. Nhận hàng
Luật thương mại Việt Nam đã chỉ rõ: việc giao nhận hàng hóa được xem là một
hành vi thương mại. Theo quy định này, người cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá sẽ
nhận hàng từ người gửi, tổ chức quá trình vận chuyển và lưu trữ, xử lý các thủ tục giấy tờ
và thực hiện các dịch vụ khác liên quan để giao hàng đến người nhận theo yêu cầu và sự
uỷ thác của chủ hàng, nhà vận chuyển hoặc các bên liên quan khác.
Trước khi tàu cập bến vài ngày, Công ty TNHH SET Việt Nam sẽ được thông báo
về hàng hóa sắp đến với các thông tin như tên nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, số hiệu
container, seal, tên tàu, số chuyến, mô tả hàng hóa và thời gian dự kiến tàu cập bến.
Thông báo này cũng sẽ bao gồm các phụ phí liên quan từ hãng tàu như phí chứng từ DOC
free, phí vệ sinh container, phụ phí nhiên liệu, và các khoản phí khác.
Vào thời điểm hàng hóa được vận chuyển đến cảng Hải Phòng, Việt Nam, công ty
vận chuyển (HIGH-END Shipping) sẽ có trách nhiệm gửi thông báo về thời gian đến cửa

42
hàng (Arrival Notice), để công ty TNHH SET Việt Nam có thể chuẩn bị sẵn sàng để tiếp
nhận và dỡ hàng, cùng việc sắp xếp các giấy tờ và phương tiện nhận hàng.
Sau khi nhận được giấy thông báo hàng đến, công ty TNHH SET Việt Nam sẽ tiến
hành kiểm tra các thông tin như số vận đơn, tên tàu, tên hàng hóa, số lượng bao bì, ngày
hàng đến, cảng xuất phát, cảng đích, số container và seal, cùng các chi phí liên quan,
nhằm đảm bảo rằng chúng khớp chính xác với báo giá ban đầu.
Khi đã xác định đúng thông tin như báo giá ban đầu từ hãng tàu, sử dụng vận đơn
gốc có chứa chữ ký của ngân hàng, giấy giới thiệu, giấy báo hàng đến và chứng minh thư
nhân dân của người đại diện lấy lệnh giao hàng để tiến hành việc chuyển tiền và yêu cầu
cấp lệnh giao hàng (D/O - Delivery Order).
Sau khi nhận được lệnh giao hàng, tiến hành kiểm tra số lượng hàng hóa theo
Packing list và thông báo lại cho bên bán trong trường hợp phát hiện bất kỳ thiếu hàng,
hư hỏng hay tổn thất nào xảy ra trong thời gian quy định.
5. Thông quan nhập khẩu
Công ty TNHH SET Việt Nam sẽ thực hiện các thủ tục thông quan nhập khẩu
hàng hóa, và quy trình này bao gồm ba bước chính: khai báo hải quan, xuất trình hàng
hóa và thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 1: Khai báo hải quan

Khai báo hải quan là quá trình cần thiết tại các cửa khẩu, cảng hàng không, và
cảng biển để cho phép hàng hóa và phương tiện vận tải được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc
nhập cảnh qua biên giới quốc gia. Công ty SET thực hiện các bước khai báo hải quan như
sau:

Chuẩn bị hồ sơ hải quan bao gồm:

 Tờ khai hải quan: 2 bản chính.


 Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ pháp lý tương đương: 1 bản sao.
 Hóa đơn thương mại: 1 bản chính và 1 bản sao.
 Vận đơn: 1 bản sao được chụp từ bản gốc hoặc 1 bản chính của các vận đơn có ghi
chữ "copy".
 Chứng từ xuất xứ hàng hóa.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ trên, công ty SET tiến hành khai báo hải quan
cho việc nhập khẩu mặt hàng bản mạch in. Khi tờ khai hoàn tất và truyền đi, hệ thống sẽ
tự động cấp số tờ khai nếu thông tin là chính xác và đầy đủ.

43
Và khi hoàn tất việc khai báo tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả
phân luồng tờ khai là luồng xanh. Nếu có luồng tờ khai xanh, công ty sẽ in tờ khai và
mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để tiến hành mở tờ khai.

Top of Form

Bước 2: Xuất trình hàng hóa

Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra hàng hóa để quyết định liệu hàng có được
thông quan hay không. Kiểm tra này dựa trên hai yếu tố chính: kiểm tra hồ sơ hải quan và
kiểm tra thực tế hàng hóa. Theo quy định của Việt Nam, quá trình thông quan hàng hóa
nhập khẩu vào Việt Nam được chia thành ba mức (1), (2), (3), tương ứng với ba luồng
kiểm tra: xanh, vàng và đỏ.

 Mức (1) = luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng
hóa.
 Mức (2) = luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
 Mức (3) = luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa. Kiểm tra
thực tế có thể bao gồm việc kiểm tra không quá 5% lô hàng, kiểm tra 10% lô hàng
hoặc kiểm tra toàn bộ lô hàng.

Bản mạch in nhập khẩu thuộc luồng 1, do đó nó được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ
và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

Khi nhận được quyết định thông quan, chủ hàng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính
và đưa hàng về cơ sở của mình.

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính: lệ phí và thuế quan

Trong quá trình nhập khẩu, công ty TNHH SET Việt Nam phải đối mặt với các
khoản chi phí và thuế liên quan. Cụ thể như sau:

Chi phí: Bao gồm lệ phí tờ khai, lệ phí kiểm hóa, và các khoản phí khác.

Thuế quan: Bao gồm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế nhập khẩu: Có thể được miễn, giảm hoặc không chịu thuế nhập khẩu đối với
hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan.

Thuế GTGT: Cũng có thể được miễn, giảm hoặc không chịu thuế giá trị gia tăng do
hàng mua bán giữa nước ngoài với khu phi thuế quan hoặc giữa các khu phi thuế quan.

44
Sau khi hải quan kiểm soát giấy tờ và hàng hóa, cơ quan hải quan sẽ đưa ra các quyết
định cho phép mặt hàng được nhập khẩu qua biên giới. Điều này có nghĩa là hàng hóa
của công ty TNHH SET Việt Nam đã được thông quan.

Khi công ty đã thực hiện khai báo hải quan, nộp lệ phí hải quan và hoàn tất các thủ tục
cần thiết, tờ khai hải quan sẽ được đóng dấu "Đã làm thủ tục Hải quan" và trả lại cho
công ty.

6. Kiểm tra, giám định chất lượng hàng hóa


6.1. Kiểm tra chất lượng chuyên ngành

Việc kiểm tra chất lượng chuyên ngành là một quy trình quan trọng và cần thiết
trong việc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam qua các cửa khẩu. Để chuẩn bị đầy đủ giấy
tờ thông quan nhập khẩu cho một số loại hàng hóa, quy định này đã được quy định trong
Nghị định 69/2018/NĐ-CP, do Chính phủ ban hành vào ngày 15/05/2018. Nghị định này
liệt kê danh mục các đối tượng hàng hóa cần được kiểm tra chất lượng chuyên ngành, và
các Bộ (như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công
nghệ, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Bộ Giao thông vận tải, Bộ
Công an và Bộ Công thương) sẽ đảm nhận trách nhiệm kiểm tra cho từng danh mục hàng
hóa mà họ quản lý.

Theo Quyết định số: 1182/QĐ-BCT năm 2021, mặt hàng có mã HS 8537.10.99
nằm trong DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÓ KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN
TOÀN,
và việc kiểm tra chất lượng của loại hàng này thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công
thương.

Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

 Giấy đăng ký kiểm tra về chất lượng của hàng hóa (theo mẫu): 1 bản chính.
 Các chứng chỉ, chứng nhận về chất lượng hàng hóa, sản phẩm: 1 bản sao công
chứng và xác nhận của đơn vị nhập sản phẩm, hàng hóa.
 Hóa đơn (Commercial Invoice).
 Vận đơn (Bill of Lading).
 Tờ khai của hàng hóa nhập khẩu.
 Giấy chứng nhận về xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa (Certificate of Origin).
 Bản mô tả hoặc hình ảnh sản phẩm, hàng hóa.
45
 Mẫu mã sản phẩm, hàng hóa có dấu hợp quy hoặc nhãn phụ.
 Bản sao hợp đồng (Sales Contract) cũng danh mục hàng hóa theo hợp đồng
(Packing List).
 Các giấy tờ liên quan đến thông tin của doanh nghiệp như Giấy chứng nhận đăng
ký hoạt động kinh doanh, giấy chứng nhận mã số thuế, và các giấy tờ khác.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký của hàng hoá Công ty TNHH SET Việt Nam nộp hồ sơ
cho Bộ Công Thương để tiến hành kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa.

Bước 3: Chờ kết quả kiểm tra Cơ quan thẩm quyền xác nhận bản mạch MASR15 đạt
tiêu chuẩn kiểm tra chuyên ngành.

6.2. Giám định chất lượng hàng hóa

Công an giao thông tại các cảng và ga có trách nhiệm kiểm tra niêm phong hàng
hóa khi nó về đến cửa khẩu và chưa được bốc dỡ ra khỏi phương tiện vận tải. Việc lập
biên bản giám định dưới tàu chỉ xảy ra nếu phát hiện có dấu hiệu hàng hóa có thể bị tổn
thất hoặc không được sắp xếp theo lô, kiện.

Doanh nghiệp nhập khẩu, với tư cách là bên đứng tên trong vận đơn, phải lập dự
kháng và ngay lập tức mời công ty giám định khi nghi ngờ hoặc phát hiện hàng hóa bị tổn
thất. Mục đích của việc giám định là xác định số lượng và chất lượng hàng hóa bị tổn
thất, cũng như tìm ra nguyên nhân gây ra tổn thất. Các công việc để mời công ty giám
định bao gồm ký hợp đồng với công ty giám định, nộp các chứng từ liên quan, xuất trình
hàng hóa để công ty giám định lấy mẫu kiểm tra và trả phí dịch vụ giám định.

Đối với Công ty SET Việt Nam, không phát hiện tổn thất bên ngoài bao bì và hàng
hóa đã được sắp xếp theo kiện. Do đó, doanh nghiệp không thuê công ty giám định.
Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu này không cần phải qua khâu kiểm dịch (vì nó là mặt hàng
linh kiện điện tử mới 100%).

7. Tiến hành thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán


- Hình thức thanh toán:
+ Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer) hay phương thức thanh toán T/T. Đây là
phương thức thanh toán theo đó ngân hàng thực hiện chuyển một số tiền nhất định cho
người hưởng lợi bằng phương tiện chuyển tiền (điện Swift/telex) trên cơ sở chỉ dẫn của
người trả tiền.

46
+ Chuyển tiền sau (TT after shipment): do nhà nhập khẩu thanh toán tiền cho nhà xuất
khẩu sau khi nhận hàng.
Hai bên thỏa thuận thanh toán trong vòng 65 ngày tính từ ngày cuối tháng của ngày trên
vận đơn B/L, người bán có thể được thanh toán ngay cả khi hàng chưa đến nhà máy của
người mua.
- Quy trình thanh toán:
+ Công ty ATSRO giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho công ty SET
+ Công ty TNHH SET Việt Nam viết giấy yêu cầu chuyển tiền (lệnh chuyển tiền) gửi đến
ngân hàng đại diện mình đề nghị chuyển tiền cho Công ty TNHH ATSRO
+ Sau khi xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ và khả năng thanh toán của bên mua (Công ty
TNHH SET Việt Nam), ngân hàng sẽ chuyển tiền cho bên thụ hưởng, ra lệnh cho ngân
hàng đại lý ở nước ngoài (Ngân hàng Kookmin) chuyển tiền cho Công ty ATSRO và gửi
giấy nợ, đồng thời thông báo cho bên nhập khẩu (Công ty TNHH SET Việt Nam) biết
lệnh chuyển tiền của họ đã được chấp thuận.
+ Ngân hàng đại lý (Ngân hàng Kookmin) báo cáo lại cho người bán và chuyển
tiền cho Công ty TNHH ATSRO.
Sau khi chuyển tiền thành công, ngân hàng của người bán ghi có và báo có cho người
bán. Ngân hàng của bên mua sau khi chuyển tiền, ghi nợ, báo nợ cho bên mua.

8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại


Khiếu nại là việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp
đồng bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các giải pháp mang tính
pháp lý, thỏa mãn hay không thỏa mãn các yêu cầu của các bên khiếu nại.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên nhập khẩu cần phải khiếu nại nhanh
chóng để tránh bỏ lỡ thời gian khiếu nại khi gặp các trường hợp như hàng bị tổn thất, bên
xuất khẩu không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện chưa đúng nghĩa vụ
quy định trong hợp đồng (giao hàng chậm, giao thiếu hàng...). Trước hết, người nhập
khẩu cần xác định đúng đối tượng bị khiếu nại. Đó là người xuất khẩu nếu chất lượng
hàng không đúng cam kết trong hợp đồng, số lượng hàng hóa không đủ, bao bì sai quy
định... Người bị khiếu nại có thể là người vận chuyển khi hàng hóa bị tổn thất trong quá
trình vận chuyển hoặc có lỗi của bên vận chuyển. Ngoài ra, người mua có thể khiếu nại
công ty bảo hiểm nếu họ đã mua bảo hiểm và chứng minh được rủi ro nằm trong phạm vi
bảo hiểm chi trả. Trong tình huống không xác định được đối tượng bị khiếu nại, bên nhập
khẩu nên dựa vào thời hạn của người bị khiếu nại để quyết định khiếu nại ai trước, từ đó
tận dụng được triệt để quyền khiếu nại của mình. Tuy nhiên, người nhập khẩu cũng có
thể bị người xuất khẩu khiếu nại khi thanh toán chậm, không thanh toán, hoặc không thực
hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng. Sau khi quyết định khiếu nại, người mua
cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: đơn khiếu

47
nại, các chứng từ có liên quan (hàng hóa, vận tải, bảo hiểm...), chứng từ pháp lý ban đầu,
chứng thư giám định, bản tính toán tổn thất, yêu cầu bồi thường, biên lai gửi hồ sơ khiếu
nại, biên lai bưu điện chứng nhận đã giao hồ sơ khiếu nại cho những người liên quan.
Khi tranh chấp, khiếu nại xảy ra, 2 bên cần thỏa thuận và tìm ra giải pháp giải
quyết vấn đề sao cho đôi bên cùng có lợi cũng như giữ gìn mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Nếu như không đạt được mong muốn thì sẽ có sự can thiệp của bên thứ 3 hoặc đưa ra
trọng tài kinh tế hoặc giải quyết ở toà án nếu như trong hợp đồng quy định. Phán quyết
họ đưa ra sẽ là phán quyết cuối cùng và buộc 2 bên phải tuân theo.

* Quy trình khiếu nại (trường hợp bên nhập khẩu khiếu nại)
- Đối với người khiếu nại
Khi nhận hàng hoá và kiểm tra hàng hoá nhập khẩu đạt yêu cầu thì coi như kết thúc việc
tổ chức nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên nếu có những phát sinh về việc thiếu hàng, hàng
bị hỏng hay hàng hoá cần thay thế trong thời gian bảo hành thì việc khiếu nại sẽ được tiến
hành khi phát hiện ra sự việc. Nghiệp vụ khiếu nại sẽ được thực hiện như sau:
+ Bước 1: Xác minh và kiểm tra những phát sinh về hàng hoá.
+ Bước 2: Lập thư khiếu nại và củng cố các chứng cứ.
+ Bước 3: Gửi thư khiếu nại và chứng cứ cho nhà cung cấp, thương thảo các giải
pháp xử lý và khắc phục.
+ Bước 4: Ký xác nhận các thỏa ước, phụ lục hợp đồng và giám sát các giải pháp
xử lý sự cố của nhà cung cấp.
+ Bước 5: Thanh quyết toán các chi phí phát sinh và thanh lý hợp đồng.
Các chứng cứ chứng minh những phát sinh thiếu hụt, hỏng hóc hàng hóa,... chính là các
biên bản đã được lập trong khi tiến hành các nghiệp vụ nhận và kiểm tra hàng hoá.
- Đối với người bị khiếu nại
Khi bị khiếu nại, người xuất khẩu thực hiện các công việc sau:
+ Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ khiếu nại để xác định rõ lý do khiếu nại, mức độ thiệt hại,
giá trị bị khiếu nại.
+ Bước 2: Trả lời khiếu nại nhanh chóng, nghiêm túc, thận trọng, giải quyết có tình có lý.
+ Bước 3: Trong trường hợp giải quyết khiếu nại bằng con đường thương lượng không
thành công, hai bên đưa nhau ra trọng tài, tòa án kinh tế, thì người xuất khẩu cần: Nghiên
cứu kĩ đơn kiện; thuê luật sư, lựa chọn trọng tài; chuẩn bị đầy đủ chứng cứ; tạo mọi điều
kiện để luật sư, trọng tài viên thu thập chứng cứ; cử người tham gia tranh luận tại trọng
tài, tòa án; chấp hành nghiêm chỉnh phán quyết
- Trọng tài
Tùy thuộc hợp đồng quy định lựa chọn trọng tài vụ việc hay trọng tài quy chế. Nếu
hợp đồng không quy định, hai bên thỏa thuận với nhau về tổ chức trọng tài (nếu là

48
trọng tài quy chế) hoặc cách thức chọn trọng tài (nếu là trọng tài vụ việc).

* Tổng kết
Trong hợp đồng giữa Công ty SET Việt Nam và Công ty ATSRO, hợp đồng quy
định Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) sẽ giải quyết khi 2 bên không đạt
được thỏa thuận hòa giải nếu xảy ra khiếu nại, tranh chấp. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện hợp đồng, cả 2 bên không xảy ra bất cứ tranh chấp nào dẫn đến khiếu nại. Cả 2 bên
đều tuân thủ đúng hợp đồng, Công ty ATSRO hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ giao hàng, còn
Công ty SET Việt Nam đã nhận được đầy đủ số lượng hàng hóa và hài lòng về chất
lượng. Như vậy, Công ty SET Việt Nam đã nhập khẩu thành công.

49
KẾT LUẬN

Việt Nam một quốc gia đang phát triển với nhiều tiềm năng phát triển quốc tế. Để
nắm bắt và tận dụng được tiềm năng này thì hoạt động ngoại thương phải được chú trọng
và kiểm soát kỹ càng. Các giao dịch quốc tế không chỉ giúp cho nền kinh tế của đất nước
phát triển và còn phát triển mối quan hệ giữa các quốc gia khác. Mặc dù nền hội nhập
quốc tế đã mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia trên toàn thế giới nhưng nó cũng
thường dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bởi
vậy mà mỗi một bản hợp đồng đều phải được xét duyệt kỹ lưỡng từng quy trình, điều
khoản và sợ phù hợp của các chứng từ. Đối với những công ty kinh doanh xuất nhập khẩu
và những lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu, việc có những kiến thức chuyên sâu và
hiểu rõ về những quy định, điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế là vô cùng cần
thiết.
Thông qua việc phân tích, nhận xét hợp đồng giao dịch và bộ chứng từ giữa Công
ty TNHH SET Việt Nam và Công ty TNHH ATSRO Hàn Quốc, nhóm chúng em đã có
cơ hội tận dụng được kiến thức của môn học trong trường hợp thực tiễn và từ đó có thêm
cái nhìn thực tế vào việc soạn thảo, thỏa thuận, thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế
và các chứng từ liên quan.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Th.S Trần Bích Ngọc– giảng viên bộ môn
“Giao dịch thương mại quốc tế”, Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của chúng em trong quá trình nghiên cứu đề tài. Do
còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, bài tiểu luận của nhóm không tránh khỏi những
thiếu sót, vì vậy, nhóm chúng em rất mong nhận được những nhận xét và góp ý của thầy
để bài nghiên cứu được hoàn thiện thêm.

50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế - Trường Đại học Ngoại Thương, NXB
Giáo dục, 2002
2. NGHỊ ĐỊNH SỐ 187/2013/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT, NHẬP KHẨU SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÃ QUA SỬ
DỤNG; 29 tháng 10 năm 2015
3. NGHỊ ĐỊNH SỐ 187/2013/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI VIỆC CẤP
GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THIẾT BỊ PHÁT, THU-PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN
ĐIỆN;
26 tháng 11/2014

51
PHỤ LỤC

Hình 1: Hợp đồng thương mại

52
Hình 2: Phiếu đóng gói hàng hoá

53
Hình 3: Hoá đơn thương mại

54
Hình 4: Tờ khai hải quan

55

You might also like