Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nguyễn Quang Sáng là một trong những tác giả văn học tiêu biểu của Việt Nam.

Ông là người đã để lại dấu ấn đậm nét trong văn học dân tộc qua những tác phẩm
đầy tình cảm và sâu sắc. Phong cách sáng tác của ông luôn luôn đặt con người và
cảnh sắc thiên nhiên là hai chủ đề chính. Một điểm đặc biệt của lời văn của
Nguyễn Quang Sáng chính là sự mộc mạc, dễ hiểu nhưng lại mang trong mình
những giá trị chân thực về cuộc sống, con người và xã hội. Ông cũng là một tác giả
có khả năng lồng ghép các giá trị nhân văn một cách khéo léo và tạo nên sự sâu sắc
và ý nghĩa đặc biệt trong từng tác phẩm của mình. Và Bài học tuổi thơ là một tác
phẩm viết vào mùa thu năm 1990, còn cậu học trò trong câu chuyện khi đó học lớp
6, 11 tuổi, mồ côi ba từ khi lọt lòng mẹ do ba đã hy sinh trên chiến trường biên
giới.
Truyện ngắn "Bài học tuổi thơ" là câu chuyện của cậu bé Nguyễn Quang Dũng -
người con của Nguyễn Quang Sáng đã kể cho ba mình về câu chuyện bài luận văn
có đề là: "Trò hãy tả buổi làm việc ban đêm của bố". Câu chuyện kể về một cậu
học trò bị điểm 0 khi bỏ giấy trắng trong khi bài tập làm luận văn với đề bài "Trò
hãy tả buổi làm việc ban đêm của bố" với lý do vì em không còn ba bởi ba em đã
hy sinh trên chiến trường biên giới. Qua đó chính tác giả đã có những suy ngẫm về
câu chuyện của con trai mình. Tác phẩm này không chỉ đưa người đọc trở lại ký ức
tuổi thơ mà còn mang đến cho chúng ta những bài học quý giá về sự trung thực và
tình cảm gia đình. Sự trung thực và tình cảm gia đình là những vấn đề sẽ mãi
không bao giờ phai mờ theo thời gian. Sự trung thực chính là đức tính cần có ở
mỗi con người trong mọi hoàn cảnh và tình cảm gia đình là một thứ tình cảm
trường tồn không bao giờ bị vùi lấp từ đó đã thấy được những giá trị nhân văn mà
Nguyễn Quang Sáng muốn gửi đến cho độc giả thông qua câu chuyện thật nhiều ý
nghĩa.
Bài học tuổi thơ có cấu trức điển hình của một truyện ngắn. Toàn bộ câu chuyện
được diễn ra trong thời gian ngắn có lẽ chỉ nằm trong khaongr thời gian tác giả hòi
tưởng lại câu chuyện. Câu chuyện không được kể theo trình tự thời gian. Truyện
mở đầu bằng một đoạn văn mà tác giả và con trai của ông nói chuyện với nhau về
chuyện có bạn của đứa con trai Nguyễn Quang Sáng còn thua cả ông khi làm văn
được 0 điểm. Rồi từ đó, mạch truyện hồi cố những chi tiết trong quá khứ khi tác
giả suy tưởng về thời thơ ấu của ông học văn như thế nào thông qua cuốn sách”
nhà văn học văn” rồi mới bắt đầu hồi tưởng về sự việc bạn của con trai bị 0 điểm
văn. Cách tổ chức mạch truyện phá vỡ trật tự sự kiện như vậy chính là một đặc
trưng nổi bật cyar nghệ thuật tự sự hiện đại so với truyền thống.
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất- xưng tôi đặt điểm nhìn vào người kể
chuyện- tác giả kết hợp với điểm nhìn thời gian khi tác giả hồi tưởng lại caau
chuyện con trai kể cho mình nghe. Tình huống truyện đơn giản chỉ xoay quanh
dòng hồi tưởng của chính tác giả về câu chuyện của con trai kể cho mình nhưng
mạch truyện với trình tự không nhất định khi xen vào giữa câu chuyện ấy là chính
câu chuyện của ông thời còn đi học từ đó tạo nên được cuộc so sánh đầy thú vị của
ông và bạn học của con trai cùng bị điểm kém nhưng lại ở hai haonf cảnh khác
nhau. Tác giả đã đưa ra lời tâm sự của chính mình để bày tỏ sự đồng cảm với cậu
bé được 0 điểm trong câu chuyện . Chi tiết đặc sắc nhất trong truyện có lẽ chính là
nhuengx lời tâm sự của tác giả ở đoạn kết truyện: "Chuyện của đứa học trò bị bài
văn 0 điểm đã để lại trong tôi một nỗi đau. Em bị 0 điểm, nhưng với tôi, người viết
văn là một bài học, bài học trung thực. Sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt.
Giữa những dòng chữ bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trắng trung
thực trên bàn viết". đối với câu chuyện đây chính là một kết thúc giúp chúng đồng
cảm hơn với cậu bé trong trong câu chuyện khi có một hoàn cảnh đặc biệt như thế.
Bên cạnh đó, tác giả cho rằng, sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt, và việc
truyền đạt giá trị văn học cần phải được thực hiện một cách trung thực và chân
thành.
Tác giả đã khéo léo kết hợp giữa câu chuyện của đứa trẻ bị không điểm với ký ức
của người cha để tạo nên một thông điệp sâu sắc về tình cảm gia đình và giá trị của
sự trung thực.

You might also like