Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ 1 HOÁ 12

Câu 1: Metyl axetat có công thức là


A. CH3COOCH3. B. HCOOCH3. C. HCOOC2H5. D. CH3COOC2H5.
Câu 2: Este CH3COOC2H5 có tên gọi là
A. vinyl fomat. B. etyl axetat. C. metyl axetat. D. metyl acrylat.
Câu 3: Chất nào sau đây là chất béo?
A. Etyl fomat. B. Etyl axetat. C. Tripanmitin. D. Etyl acrylat.
Câu 4: Saccarozơ có nhiều trong cây mía, công thức phân tử của saccarozơ là
A. C12H24O11. B. C6H12O6. C. (C6H10O5)n. D. C12H22O11.
Câu 5: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Sobitol. B. Glucozơ. C. Xenlulozơ. D. Saccarozơ.
Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?
A. CH3NH2. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. CH3OH.
Câu 7: Chất nào sau đây là tripeptit?
A. Ala-Ala-Gly. B. Ala-Gly. C. Ala-Ala. D. Gly-Ala-Gly-Ala.
Câu 8: Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện dung dịch màu
A. đen. B. tím. C. đỏ. D. vàng.
Câu 9: Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp tạo polime?
A. C2H5NH2. B. C2H5OH. C. CH2=CHCl. D. CH3Cl.
Câu 10: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Polietilen. B. Tơ tằm. C. Nilon-6,6 D. Tơ axetat.
Câu 11: Tên gọi của polime có công thức -(CH2 – CH2)-n là
A. polietilen. B. polistiren.
C. poli(vinyl clorua). D. polietilen.
Câu 12: Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Al. B. Ag. C. Cu. D. Fe.
Câu 13: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?
A. Hg. B. Al. C. Zn. D. Ag.
Câu 14: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính khử. B. tính bazơ. C. tính axit. D. tính oxi hóa.
Câu 15: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. AgNO3. B. CuSO4. C. HCl. D. MgCl2.
Câu 16: Kim loại nào sau đây không phản ứng với nước ở điều kiện thường?
A. Ca. B. Na. C. Ag. D. Ba.
Câu 17: Etyl propionat có mùi dứa, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Etyl propionat
được điều chế từ axit và ancol nào sau đây?
A. C2H5COOH, C2H5OH. B. C2H5COOH, CH3OH.
C. CH3COOH, CH3OH. D. CH3COOH, C2H5OH.
Câu 18: Khi thủy phân tristearin trong môi trường axit, thu được sản phẩm là
A. axit oleic và glixerol. B. axit panmitic và etanol.
C. axit stearic và glixerol. D. axit panmitic và glixerol.
Câu 19: Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại
monosaccarit là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 20:Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
A. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH.
B. H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH.
C. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.
D. H2NCH2CH2CONHCH2COOH.
Câu 21: Trong hợp chất sau đây có mấy liên kết peptit
H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH2-CH2-COOH
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 22:Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?
A. Ala-Gly. B. Ala-Gly-Gly. C. Ala-Ala-Gly-Gly. D. Gly-Ala-Gly.
Câu 23 : Chất nào dưới đây tạo phức màu tím với Cu(OH)2?
A. Gly-Val. B. Ala-Gly-Val. C. Glucozơ. D. metylamin.
Câu 24: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do
A. phản ứng thủy phân của protein. B. phản ứng màu của protein.
C. sự đông tụ của lipit. D. sự đông tụ của protein do nhiệt độ.
Câu 25: Alanin có công thức cấu tạo là
A. C6H5NH2. B. H2NCH2COOH. C. CH3CH(NH2)COOH. D. H2NCH2CH2COOH.
Câu 26: Công thức phân tử của axit glutamic là
A. C H NO .
5 9 4 B. C H N O .
6 14 2 2 C. C H O N.
5 8 4 5 D. C H NO .
11 2

Câu 27: Amino axit (X) có phân tử khối bằng 146. Tên gọi của (X) là
A. Alanin. B. Lysin. C. Glyxin. D. Valin.
Câu 28: Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. Alanin. B. Phenol. C. Anilin. D. Vinylaxetat.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
B. Phân tử khối của amino axit có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH luôn luôn là một số lẻ.
C. Dung dịch CH3NH2 làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
D. Ở điều kiện thường, có 3 amin no, mạch hở, đơn chức tồn tại trạng thái khí
Câu 30: Alanin là tên gọi của α-amino axit có phân tử khối bằng
A. 103. B. 117. C. 75. D. 89.
Câu 31: Chất nào sau đây không phải là polime?
A. Chất béo. B. Xenlulozơ. C. Poli(vinyl clorua). D. Polibuta-1,3-đien.
Câu 32: Polime nào sau đây có thành phần hóa học gồm các nguyên tố C, H và O?
A. Poli(vinyl clorua). B. Poliacrilonitrin. C. Poli(metyl metacrylat). D. Polietilen.
Câu 33: Loại polime nào sau đây khi đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO2 và H2O?
A. Tơ tằm. B. Tơ olon. C. Nilon-6,6. D. Polietilen.
Câu 34: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
A. Amilozơ. B. Poli(vinyl clorua). C. Polietilen. D. Amilopectin.
Câu 35: Loại polime có chứa nguyên tố halogen là
A. PE. B. PVC. C. cao su buna. D. tơ olon.
Câu 36: Polime nào sau đây khi đốt cháy không sinh ra N2?
A. Tơ axetat. B. Tơ tằm. C. Tơ nilon–6,6. D. Tơ olon.
Câu 37: Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3,
thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X là
A. C2H4. B. CO2. C. HCl. D. CH4.
Câu 38: Công thức phân tử của cao su thiên nhiên là
A. (C2H4)n. B. (C4H8)n. C. (C4H6)n. D. (C5H8)n.
Câu 39: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim. D.
Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.
Câu 40: Kim loại có các tính chất vật lí chung là
A. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.
B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.
D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.
Câu 41: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hóa duy nhất trong các hợp chất.
D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.
Câu 42: Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Au. B. Ag. C. Al. D. Cu.
Câu 43: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất
lỏng. Kim loại X là
A. W. B. Cr. C. Pb. D. Hg.
Câu 44: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Na. B. Li. C. Hg. D. K.
Câu 45: Kim loại nào sau đây có tính dẫn nhiệt tốt nhất?
A. Cu. B. Ag. C. Au. D. Al.
Câu 46: Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất?
A. Cr. B. Al. C. Ag. D. Fe.
Câu 47: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Cr. B. Ag. C. W. D. Fe.
Câu 48: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là
A. Hg. B. Cs. C. Al. D. Li.
Câu 49: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân
rồi gom lại là
A. vôi sống. B. cát. C. muối ăn. D. lưu huỳnh.
Câu 50: Cho 0,1 mol H2NCH2COOH phản ứng với dung dịch NaOH dư. Khối lượng NaOH tham gia phản ứng là
A. 8 gam. B. 6 gam. C. 4 gam. D. 16 gam.
Câu 51: Số tripeptit tối đa được tạo ra từ hỗn hợp Gly, Ala, Val là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 6.
Câu 52: Số đipeptit tối đa được tạo ra từ hỗn hợp lysin và alanin là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 53: Polime trong dãy nào sau đây đều thuộc loại tơ nhân tạo?
A. tơ nilon-6,6 và tơ nilon-6. B. tơ tằm và tơ visco.
C. tơ visco và tơ nilon-6,6. D. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat.
Câu 54: Dãy kim loại nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện?
A. Al < Fe< Cu < Ag. B. Al < Ag < Cu < Fe.
C. Fe < Cu < Al < Ag. D. Fe < Al < Cu < Ag.
Câu 55: Hòa tan hoàn toàn m gam Mg bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít H2 (đktc) Giá trị của m là
A. 2,4. B. 1,2. C. 4,8. D. 3,6.
Câu 56: Cho 12 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng, thu được 3,36
lít H2 (đktc), dung dịch X và m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 6,4. B. 3,2. C. 3,6. D. 2,8.
Câu 57: Cho 2,52 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 loãng, thu được 6,84 gam muối sunfat trung
hòa. Kim loại M là
A. Fe. B. Ca. C. Zn. D. Mg.
Câu 58: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Glucozơ có phản ứng thủy phân.
B. Etyl acrylat có phản ứng tráng bạc.
C. Đipeptit Ala-Ala có phản ứng màu biure.
D. Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn.
Câu 59: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kim loại Fe có tính khử yếu hơn kim loại Ag.
B. Kim loại Cu tan được trong dung dịch FeCl2.
C. Độ cứng của kim loại Al cao hơn kim loại Cr.
D. Tính dẫn nhiệt của bạc tốt hơn đồng.

PHẦN TỰ LUẬN
Dạng 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Mg, Fe, Zn, Cu, Al trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch HCl dư.
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Dạng 2:
1.Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozo với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thu được 5,4g Ag. Tính m?
2.Đun nóng dung dịch chứa m gam fructozo với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thu được 37,8g Ag. Tính m?
3. Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO 3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu
được là bao nhiêu.
4. Để tráng một tấm gương, người ta phải dùng 5,4 gam glucozơ, biết hiệu suất phản ứng đạt 95%. Tính khối lượng
bạc bám trên tấm gương.

Dạng 3: Dạng bài tập cho hỗn hợp X 2 kim loaị tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, tính thành pần mỗi kim loại

You might also like