You are on page 1of 197

SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG

DẠY HỌC

vectorstock.com/28062424

Ths Nguyễn Thanh Tú


eBook Collection

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG


DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU
THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ
CỦA HỌC SINH
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo


Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến


Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

A L
CI
FI
TRẦN THANH HÙNG

OF
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY

ƠN
HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN
NH
DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH
Y
QU

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN VẬT LÍ
M

Y
DẠ

ĐÀ NẴNG – NĂM 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

L
A
CI
FI
TRẦN THANH HÙNG

OF
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY
HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT

ƠN
TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN
DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH
NH

Ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí


Mã số: 8.14.01.11
Y
QU

LUẬN VĂN THẠC SĨ


M

Người hướng dẫn khoa học:


TS. QUÁCH NGUYỄN BẢO NGUYÊN

Y
DẠ

ĐÀ NẴNG – NĂM 2023


DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
III

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

L
Viết đầy đủ

A
STT Viết tắt

CI
1 BT Bài tập
2 BTVL Bài tập Vật lí

FI
3 DH Dạy học
4 ĐC Đối chứng

OF
1 GV Giáo viên
5 HS Học sinh
6 KNTTVCS Kết nối tri thức với cuộc sống
7 NL Năng lực

ƠN
Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên
8 NL THTGTNDGĐVL
dưới góc độ Vật lí của học sinh
9 NXB Nhà xuất bản
NH
10 THCS Trung học cơ sở
11 THPT Trung học phổ thông
12 TN Thực nghiệm
13 TNSP Thực nghiệm sư phạm
Y
QU
M

Y
DẠ
IV

MỤC LỤC

L
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................... I

A
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................II

CI
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... III

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ .............................................................................VII

FI
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..................................................................................................... IX

MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................1

OF
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................................ 1

2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................................... 2

3. Giả thuyết khoa học .................................................................................................................. 2

ƠN
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ....................................................................................................... 2

5. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................ 3

6. Phạm vi nghiên cứu đề tài ......................................................................................................... 3


NH
7. Phương pháp nghiên cứu đề tài ................................................................................................. 3

8. Những đóng góp của đề tài ........................................................................................................ 4

9. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................................... 4


Y

NỘI DUNG ......................................................................................................................................5


QU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG


BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU
THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH ........................................5
1.1. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh......................................... 5
M

1.1.1. Khái niệm năng lực .................................................................................................................................... 5


1.1.2. Khái niệm năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh ......................................... 6

1.1.3. Cấu trúc và biểu hiện hành vi năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh ........... 7
1.1.4. Đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh ........................................... 8
1.1.5. Các biện pháp phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh ................. 12

1.2. Bài tập vật lí ......................................................................................................................... 12


Y

1.2.1. Khái niệm bài tập vật lí ............................................................................................................................ 12


DẠ

1.2.2. Phân loại bài tập vật lí .............................................................................................................................. 13

1.3. Bài tập vật lí thực tiễn........................................................................................................... 18


1.3.1. Khái niệm ................................................................................................................................................. 18
V

1.3.2. Phân loại bài tập thực tiễn ........................................................................................................................ 19

L
1.4. Cách thức xây dựng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự
nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh ........................................................................................... 21

A
1.4.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới

CI
góc độ vật lí của học sinh ................................................................................................................................... 21
1.4.2. Quy trình xây dựng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc
độ vật lí của học sinh.......................................................................................................................................... 23

FI
1.4.3. Phương pháp giải bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc
độ vật lí của học sinh.......................................................................................................................................... 24

1.5. Quy trình sử dụng bài tập vật lí nhằm bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc

OF
độ vật lí của học sinh ................................................................................................................... 27

1.6. Thực trạng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh
trong dạy học Vật lí ở trường THPT hiện nay ............................................................................. 28

ƠN
1.6.1. Mục đích, đối tượng, phương pháp điều tra ............................................................................................. 28
1.6.2. Kết quả điều tra ........................................................................................................................................ 29

Kết luận chương 1 ....................................................................................................................... 35

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10
NH
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ
VẬT LÍ CỦA HỌC SINH ............................................................................................................36
2.1. Tổng quan nội dung phần “Động học” .................................................................................. 36
Y

2.1.1. Đặc điểm nội dung phần “Động học” ....................................................................................................... 36


2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung phần “Động học” ................................................................................................ 36
QU

2.1.3. Mục tiêu dạy học phần “Động học”.......................................................................................................... 38

2.2. Xây dựng bài tập phần “Động học” Vật lí 10 theo hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới
tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh....................................................................................... 41
2.2.1. Bài tập theo hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh ......... 41
M

2.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh thông qua các bài
tập....................................................................................................................................................................... 86

2.3. Thiết kế tiến trình dạy học theo hướng sử dụng bài tập vật lí trong dạy học phần “Động học”
Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh ..... 89
2.3.1. Thiết kế tiến trình dạy học “Bài 5. Tốc độ và vận tốc” ............................................................................ 89
2.3.2. Thiết kế tiến trình dạy học “Bài 10. Sự rơi tự do” ................................................................................. 108
Y

2.3.3. Thiết kế tiến trình dạy học “Bài tập chương II: Động học” ................................................................... 117
DẠ

Kết luận chương 2 ..................................................................................................................... 124

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................................126


VI

3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ............................................................... 126
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm....................................................................................................... 126

L
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ...................................................................................................... 126

A
3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm ............................................................... 126

CI
3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm...................................................................................................... 126
3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ............................................................................................................. 126

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................................... 126

FI
3.3.1. Công tác chuẩn bị ................................................................................................................................... 126
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm........................................................................................................................... 126

OF
3.4. Một số thuận lời và khó khăn khi thực nghiệm sư phạm .................................................... 127
3.4.1. Thuận lợi ................................................................................................................................................ 127
3.4.2. Khó khăn ................................................................................................................................................ 127
3.4.3. Cách khắc phục ...................................................................................................................................... 127

ƠN
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................................................ 127
3.5.1. Đánh giá định tính .................................................................................................................................. 127
3.5.2. Đánh giá định lượng ............................................................................................................................... 128
NH
Kết luận chương 3 ..................................................................................................................... 134

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................................135

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................137


Y

PHỤ LỤC ...................................................................................................................................PL1


QU
M

Y
DẠ
VII

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ

L
Số hiệu

A
bảng, biểu, Tên bảng, biểu đồ, đồ thị Trang

CI
đồ thị

Cấu trúc năng lực và chỉ số hành vi của năng lực tìm hiểu thế
Bảng 1.1 9

FI
giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí

Tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc

OF
Bảng 1.2 10
độ Vật lí

Sơ đồ 2.1 Cấu trúc chương “Động học” – Vật lí 10 KNTTVCS 39


Rubric đánh giá năng lực THTGTNDGVL cho HS của các bài

ƠN
Bảng 2.2 89
tập
Kết quả đánh giá định lượng NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới
Bảng 3.1 130
góc độ Vật lí của HS
NH
Bảng 3.2 Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra 131
Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất 132
Bảng 3.4 Bảng phân phối tần suất lũy tích 133
Bảng 3.5 Bảng tổng hợp các tham số thống kê 134
Y

Biểu đồ 1.3 Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích tiết BTVL 31
QU

Biểu đồ thể hiện phương án HS đưa ra khi được yêu cầu hoạt
Biểu đồ 1.4 động nhóm để đưa ra phương án kiểm chứng một sự vật, hiện 31
tượng hay một kiến thức vật lí
M

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ GV có yêu cầu HS đưa ra phương án


Biểu đồ 1.5 kiểm chứng một sự vật, hiện tượng hay một kiến thức vật lí 32

không?

Biểu đồ thể hiện mức độ vận dụng kiến thức vật lí vào thực
Biểu đồ 1.6 33
tiễn của HS
Y

Biểu đồ thể hiện mức độ cần thiết phải phát triển NL


DẠ

Biểu đồ 1.7 34
THTGTNDGĐVL cho HS
VIII

Mức độ đạt được các chỉ số hành vi của NL tìm hiểu thế giới
Biểu đồ 3.1 131

L
tự nhiên dưới góc độ Vật lí cho HS
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ biểu diễn mức phân bố điểm số đánh giá

A
132
Đồ thị 3.3 Đồ thị phân phối tần suất 133

CI
Đồ thị 3.4 Đồ thị phân phối tần suất lũy tích 134

FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
IX

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

L
Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang

A
Hình 2.1 Bài tập 3.1 44

CI
Hình 2.2 Bài tập 3.2 45
Hình 2.3 Bài tập 3.3 46

FI
Hình 2.4 Bài tập 3.4 47
Hình 2.5 Bài tập 3.8 51

OF
Hình 2.6 Bài tập 3.9 52
Hình 2.7 Bài tập 3.12 54
Hình 2.8 Bài tập 3.14 56

ƠN
Hình 2.9 Bài tập 3.18 60
Hình 2.10 Bài tập 2.4 65
NH
Hình 2.11 Bài tập 2.7 67
Hình 2.12 Bài tập 2.11 70
Hình 2.13 Bài tập 2.19 75
Hình 2.14 Bài tập 1.6 79
Y
QU
M

Y
DẠ
1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

L
Trong thời đại phát triển hiện nay, đổi mới giáo dục là việc làm vô cùng cần thiết

A
chính vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đang tiến hành cuộc cải cách giáo dục toàn

CI
diện, chương trình dạy học sẽ không chỉ chú trọng lý thuyết như trước đây mà cần phải đi
đôi với thực hành. Theo đó, ngoài những giờ học trên lớp, học sinh cần được trải nghiệm
thực tế để dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức hơn. Nếu như trước đây học sinh chỉ tiếp nhận kiến

FI
thức một chiều thì giờ đây các em cần nâng cao tinh thần tự học, tìm các câu hỏi, đặt vấn
đề và đưa ra kết luận với sự định hướng của giáo viên. Giáo dục lấy người học làm trung

OF
tâm, dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, giáo viên dựa trên
nhu cầu của học sinh sẽ gợi mở và định hướng chứ không đơn thuần là truyền đạt kiến thức
như trước đây. Điều này giúp học sinh tăng khả năng sáng tạo, dễ nhớ và dễ hiểu kiến thức
hơn trước đây, hướng tới đào tạo cho người học biết cách áp dụng được kiến thức đã học

ƠN
vào thực tiễn.
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí (Ban hành kèm theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
nêu ra: “Chương trình môn Vật lí coi trọng việc rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, kĩ
NH
năng đã học để tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp
ứng đòi hỏi của cuộc sống; vừa bảo đảm phát triển năng lực vật lí - biểu hiện của năng lực
khoa học tự nhiên, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp của học sinh”. [2]
Vai trò của môn vật lí nằm ở chỗ mô tả, giải thích các hiện tượng tự nhiên, tìm ra
Y

các mối quan hệ nhân quả và tiên đoán các hệ quả sẽ xảy ra từ nguyên nhân. Ngoài ra nó
QU

còn là tiền đề cho các ngành kỹ thuật, tác động vào vật chất tạo ra các sản phẩm phục vụ
cho nhu cầu lợi ích con người. Như vậy lĩnh hội thế giới tự nhiên không chỉ khám phá ra
các quy luật tự nhiên mà còn phải chủ động tác động vào đối tượng vật chất tạo ra các thiết
bị máy móc nhằm cải thiện điều kiện sống cho loài người. Vì vậy khi giảng dạy môn khoa
M

học vật lí, điều quan trọng là phải tạo điều kiện để cho học sinh kết nối tri thức đã lĩnh hội
để giải quyết vấn đề thực tiễn. Thực tế cho thấy, giảng dạy vật lí bậc THPT ở Việt Nam,

việc vận dụng kiến thức vật lí thường được thực hiện qua việc giải các bài tập. Tuy nhiên,
các bài tập thực tiễn trong sách giáo khoa và sách bài tập hiện nay chưa nhiều và đa dạng.
Nhiều bài tập vật lí còn xa rời thực tiễn cuộc sống và sản xuất, quá chú trọng đến các tính
toán phức tạp. Bên cạnh đó, qua tìm hiểu thực trạng dạy học vật lí ở THPT hiện nay cho
Y

thấy, những hiểu biết của học sinh về kiến thức vật lí thực tiễn còn nhiều hạn chế, họ thường
gặp khó khăn khi vận dụng kiến thức vật lí trong việc giải quyết tình huống thực tiễn, trong
DẠ

khi đó giáo viên lại ngại đưa bài tập thực tiễn vào trong mỗi bài học.
2

Bài tập vật lí chính là một trong những phương tiện rất quan trọng trong việc rèn
luyện năng lực, kĩ năng, thói quen vận dụng kiến thức đã thu nhận được để giải quyết

L
các vấn đề trong thực tiễn. Có thể xây dựng được rất nhiều bài tập yêu cầu học sinh phải

A
vận dụng kiến thức lí thuyết để giải thích các hiện tượng hoặc dự đoán các hiện tượng có

CI
thể xảy ra trong thực tiễn giúp học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực
cần thiết đồng thời kích thích lòng say mê học hỏi, hứng thú học tập.
Trên thực tế, đã có một số luận văn nghiên cứu về việc xây dựng hệ thống bài tập

FI
vật lí như: tác giả Nguyễn Thị Linh với đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong
dạy học chương “Tĩnh học vật rắn” – Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề

OF
của học sinh”, tác giả Võ Thị Bích Diễm với đề tài: “Xây dựng và sử dụng các bài tập thực
tiễn tích hợp liên môn trong dạy học phần “Nhiệt học” – Vật lí 10 THPT”, tác giả Trần
Xuân Kế với đề tài: “Sử dụng hệ thống bài tập vật lí chương “Các định luật bảo toàn” Vật
lí 10 nâng cao theo hướng phát triển tính tích cực và sáng tạo của học sinh”, hay của tác giả

ƠN
Đặng Thị Thu Thủy với đề tài: “Xây dựng và hướng dẫn HS lớp 10 THPT giải hệ thống
bài tập chương: “Động lực học chất điểm” – Vật lí 10 nâng cao theo hướng phát triển năng
lực giải quyết vấn đề”…Tuy nhiên, việc nghiên cứu về xây dựng và sử dụng hệ thống bài
tập vật lí thực tiễn nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
NH
cho học sinh hiện nay là một vấn đề mới, rất cần thiết và chưa có nhiều nghiên cứu.
Xuất phát từ những lí do trên, để góp phần đáp ứng nhu cầu đổi mới nội dung,
phương pháp giảng dạy môn học vật lí theo hướng kết nối tri thức gắn với thực tiễn tôi
quyết định chọn đề tài “Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học phần “Động học”
Y

– Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của
QU

học sinh” để làm đề tài nghiên cứu.


2. Mục tiêu của đề tài
Đề xuất được biện pháp, qui trình xây dựng và sử dụng bài tập theo định hướng phát
triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí và vận dụng vào dạy học phần
M

“Động học” Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật
lí của học sinh.

3. Giả thuyết khoa học


Nếu đề xuất được biện pháp, qui trình xây dựng và sử dụng bài tập theo định hướng
phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí và vận dụng vào dạy học
phần “Động học” Vật lí 10 thì sẽ phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ
Y

vật lí của học sinh, qua đó góp phần nâng cáo chất lượng học tập bộ môn Vật lí.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
DẠ

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực, năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc
độ vật lí của học sinh.
3

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về các bài tập phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự
nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh và khả năng hỗ trợ của nó trong phát triển năng lực

L
tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh.

A
- Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ

CI
vật lí của học sinh thông qua việc sử dụng các bài tập.
- Thiết kế tiến trình dạy học theo hướng sử dụng bài tập vật lí trong dạy học phần
“Động học” Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật

FI
lý của học sinh.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa

OF
học của đề tài và rút ra kết luận.
5. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy và học phần “Động học” Vật lí 10 theo định hướng phát triển năng
lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh thông qua việc xây dựng và

ƠN
sử dụng bài tập.
6. Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng và sử dụng bài tập theo định
hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí và vận dụng vào dạy
NH
học phần “Động học” Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới
góc độ vật lí của học sinh.
- Đối tượng khảo sát:
+ Bài tập có nội dung thực tiễn chương “Động học”- Vật lí 10.
Y

+ Học sinh lớp 10 Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến – Đà nẵng
QU

- Không gian: Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến – Đà Nẵng


- Thời gian: Năm học 2022-2023.
7. Phương pháp nghiên cứu đề tài
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
M

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
của học sinh.

- Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa và các tài liệu liên quan đến
phần “Động học” Vật lí 10.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của bài tập vật lí trong phần “Động học” Vật lí 10.
7.2. Phương pháp điều tra, quan sát
Y

- Tìm hiểu thực trạng về việc dạy học, giải bài tập theo hướng phát triển năng lực
DẠ

tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh thông qua dạy học phần “Động
học” Vật lí 10.
4

- Điều tra thực tế việc dạy học Vật lí ở các trường THPT như trao đổi trực tiếp với
giáo viên, học sinh, dự giờ, sử dụng phiếu điều tra về việc sử dụng các bài tập có nội dung

L
góp phần phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh.

A
- Phỏng vấn một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm.

CI
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành TNSP ở trường THPT để kiểm chứng giả thuyết khoa học, đánh giá tính
khả thi của kết quả nghiên cứu đề tài.

FI
7.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học xử lí các kết quả TNSP nhằm kiểm định

OF
giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng.
8. Những đóng góp của đề tài
- Đề xuất biện pháp và quy trình phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới

ƠN
góc độ vật lí của học sinh thông qua các bài tập vật lí.
- Xây dựng được bài tập vật lí phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc
độ vật lí của học sinh trong dạy học phần “Động học” Vật lí 10.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này.
NH
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ
Y

SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
QU

TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH
Chương 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT
LÍ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC”
M

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM



Y
DẠ
5

NỘI DUNG

L
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ

A
DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH

CI
1.1. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh
1.1.1. Khái niệm năng lực

FI
a) Khái niệm
Trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh, từ “năng lực” được sử dụng với nhiều nghĩa

OF
cụ thể, gắn với các lĩnh vực khác nhau, trong những tình huống và ngữ cảnh riêng biệt. Do
vậy, năng lực là vấn đề được nhiều nhà khoa học, trong nhiều lĩnh vực trên thế giới cũng
như Việt Nam quan tâm và có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực.

ƠN
Theo F.E. Weitnert (2001) cho rằng: “Năng lực là những khả năng và kĩ xảo học
được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng
về động cơ, xã hội… và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách
nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt.[15]
NH
Theo Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường: “Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức
hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng
hành động và trách nhiệm đạo đức”.[4]
Theo từ điển tiếng Việt, năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn
Y

có để thực hiện một hoạt động nào đó” hoặc “phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người
QU

khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.[5]
Tác giả Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “Năng lực là tổ hợp
những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt
động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động
M

đó”.[6]
Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào

tạo ban hành đã xác định: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ
tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các
kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí…thực hiện
Y

một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.[1]
DẠ

Có thể thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm năng lực, nhưng các khái
niệm đó đều xem năng lực là sự tổng hợp của các thành tố kiến thức, kĩ năng và thái độ.
6

Như vậy năng lực là sự tổng hợp hài hòa của kiến thức, kĩ năng và thái độ nhằm thực hiện
những yêu cầu của một hoạt động nhất định và đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra nhanh

L
chóng, có kết quả.

A
b) Phân loại

CI
Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành đã xác định: “Năng lực cốt lõi: là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng

FI
cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả. Năng lực cốt lõi gồm năng lực chung và
năng lực đặc thù”.
+ Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học

OF
và hoạt động giáo dục: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số

ƠN
môn học và hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực
khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.[1]
1.1.2. Khái niệm năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh
NH
Theo Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Phạm Xuân Quế, Dương
Xuân Quý – “Dạy học phát triển năng lực môn vật lí trung học phổ thông”, khái niệm năng
lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh được hiểu như sau:
- Thực hiện được hoạt động tìm hiểu một số sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi
Y

trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình.
QU

- Sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng
cứ, rút ra kết luận.[3]
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí (Ban hành kèm theo thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
M

yêu cầu cần đạt về năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí:
“Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống

và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra
các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận; biểu hiện cụ thể là:
- Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn
đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức, kinh nghiệm đã có
Y

và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.


DẠ

- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán;
xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.
7

- Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn
được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu);

L
lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.

A
- Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực

CI
nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham
số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích, rút ra được kết luận

FI
và điều chỉnh khi cần thiết.
- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng
để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu;

OF
hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do
người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu
một cách thuyết phục.

ƠN
- Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn
đề đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu,
hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp”. [2]
NH
Vậy năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí là việc HS có khả năng
nhận thức được vấn đề, đặt ra các giả thuyết và có khả năng giải quyết được các vấn đề,
hiện tượng Vật lí gần gũi trong thế giới tự nhiên khi gặp phải.
1.1.3. Cấu trúc và biểu hiện hành vi năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật
Y

lí của học sinh


QU

Qua tham khảo và nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến việc phát triển năng lực
tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh như: “Dạy học phát triển năng
lực môn vật lí trung học phổ thông” – của các tác giả Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên,
Tưởng Duy Hải, Phạm Xuân Quế, Dương Xuân Quý [3] ; luận văn thạc sĩ “Tổ chức hoạt
M

động trải nghiệm chủ đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” theo định hướng bồi dưỡng
năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí” của tác giả Võ Thị Thùy Liên [7] ;

“Yêu cầu cần đạt về năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí” - Dự thảo
Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí (Ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-
BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [2] - tôi đã
xây dựng cấu trúc năng lực và chỉ số hành vi của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới
Y

góc độ Vật lí thể hiện thông qua bảng sau:


DẠ
8

Bảng 1.1: Cấu trúc năng lực và chỉ số hành vi của năng lực tìm hiểu thế giới
tự nhiên dưới góc độ Vật lí

A L
Năng lực thành
Chỉ số hành vi
tố

CI
1. Đề xuất vấn 1.1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
đề liên quan 1.2. Phân tích bối cảnh vấn đề

FI
đến vật lí 1.3. Biểu đạt vấn đề đã đề xuất
2. Đưa ra phán 2.1. Phân tích vấn đề đã đề xuất

OF
đoán và xây 2.2. Đưa ra các dự đoán về nguyên nhân, hệ quả của vấn đề
dựng giả thuyết 2.3. Xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu
3.1. Xây dựng khung logic nội dung tìm hiểu về vấn đề
3.2. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của

ƠN
3. Lập kế hoạch
vấn đề đang tìm hiểu (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra
thực hiện
cứu tư liệu)
3.3. Lập kế hoạch triển khai tìm hiểu vấn đề
NH
4.1. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm,
4. Thực hiện kế điều tra
hoạch 4.2. Đánh giá và so sánh kết quả với giả thuyết
4.3. Giải thích, rút ra kết luận và điều chỉnh khi cần thiết
Y

5.1. Biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu thông qua ngôn ngữ, hình
QU

5. Viết, trình
vẽ, sơ đồ, biểu bảng…
bày báo cáo và
5.2. Viết báo cáo sau quá trình tìm hiểu
thảo luận
5.3. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được
6. Ra quyết 6.1. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
M

định và đề xuất
6.2. Đề xuất ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên
ý kiến để giải

cứu
quyết
1.1.4. Đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh
Các tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí được thể
Y

hiện thông qua bảng sau:


DẠ
9

Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí

L
Tiêu chí chất lượng
Năng lực

A
Chỉ số hành vi (Các mức độ)
thành tố
Mức 3 Mức 2 Mức 1

CI
Nhận ra và đặt Nhận ra được vấn Chưa nhận ra
được câu hỏi, đề và đặt được được vấn đề đang

FI
HV1.1. Nhận ra
phân tích được một số câu hỏi tìm hiểu
và đặt câu hỏi
câu hỏi thành câu
liên quan đến

OF
HV1. Đề hỏi bộ phận có
vấn đề
xuất vấn liên quan đến vấn
đề liên đề
quan đến HV1.2. Phân Phân tích cụ thể, Phân tích được Không phân tích

ƠN
vật lí tích bối cảnh vấn chi tiết bối cảnh một số chi tiết bối được bối cảnh vấn
đề vấn đề cảnh vấn đề đề
Biểu đạt được vấn Biểu đạt được vấn Không nêu được
NH
HV1.3. Biểu đạt
đề cần tìm hiểu đề cần tìm hiểu vấn đề cần tìm
vấn đề đã đề xuất
chính xác, cụ thể nhưng chưa cụ thể hiểu
HV2.1. Phân Phân tích được Phân tích được Chưa phân tích
tích vấn đề đã đề vấn đề cụ thể, ở vấn đề nhưng được vấn đề
Y

xuất nhiều khía cạnh chưa cụ thể


QU

khác nhau
HV2.
HV2.2. Đưa ra Đưa ra được các Đưa ra được các Chưa đưa ra được
Đưa ra
các dự đoán về dự đoán có căn cứ dự đoán có căn cứ các dự đoán hoặc
phán
nguyên nhân, hệ chính xác, rõ ràng. tương đối đầy đủ đưa ra được dự
M

đoán và
quả của vấn đề đoán nhưng chưa
xây dựng
có căn cứ rõ ràng

giả
HV2.3. Xây Xây dựng và phát Xây dựng và phát Không phát biểu
thuyết
dựng và phát biểu được giả biểu được giả được giả thuyết
biểu được giả thuyết chính xác, thuyết tương đối hoặc phát biểu lan
Y

thuyết cần tìm cách diễn đạt ngắn chính xác man, chưa có căn
DẠ

hiểu gọn, khoa học cứ


10

HV3.1. Xây Xây dựng được Xây dựng khung Chưa xây dựng

L
dựng khung khung logic nội logic nội dung tìm được khung logic
logic nội dung dung tìm hiểu về hiểu về vấn đề nội dung tìm hiểu

A
tìm hiểu về vấn vấn đề cụ thể, đầy tương đối đầy đủ vấn đề

CI
đề đủ, chính xác
HV3.2. Lựa Lựa chọn đúng và Lựa chọn được Chưa lụa chọn

FI
HV3. chọn phương tối ưu phương phương pháp được phương
Lập kế pháp thích hợp pháp kiểm tra để thích hợp để kiếm pháp để kiểm tra

OF
hoạch để kiếm tra tính kiểm tra tính đúng tra tính đúng đắn tính đúng đắn của
thực hiện đúng đắn của đắn cho từng vấn của vấn đề đang vấn đề hoặc lựa
vấn đề đang tìm đề tìm hiểu chọn ngẫu nhiên
hiểu (quan sát, không có căn cứ

ƠN
thực nghiệm,
điều tra, phỏng
vấn, tra cứu tư
NH
liệu)
HV3.3. Lập kế Lập được kế Lập được kế Không lập được
hoạch triển khai hoạch chi tiết và hoạch nhưng chưa kế hoạch
tìm hiểu vấn đề đầy đủ cụ thể
Y

HV4.1. Thu Thu thập, lưu giữ Thu thập, lưu giữ Thu thập, lưu giữ
QU

thập, lưu giữ được dữ liệu từ được dữ liệu từ được dữ liệu các
được dữ liệu từ kết quả tổng quan, kết quả tổng quan, phép đo thực
kết quả tổng thực nghiệm, điều thực nghiệm, điều nghiệm đơn giản
quan, thực tra về mối quan hệ tra về mối quan hệ đo trực tiếp
HV4.
M

nghiệm, điều tra nhiều biến nhanh nhân quả


Thực
chóng và chính
hiện kế

xác cao
hoạch
HV4.2. Đánh giá Đánh giá và so Đánh giá và so Chưa đánh và so
và so sánh kết sánh kết quả một sánh được kết quả sánh được kết quả
quả với giả cách chính xác, với giả thuyết với giả thuyết
Y

thuyết logic, cụ thể với


DẠ

giả thuyết
11

HV4.3. Giải Giải thích đầy đủ, Giải thích và rút ra Không giải thích

L
thích, rút ra kết logic, rút ra được được các kết luận và rút ra được kết
luận và điều các kết luận chính tương đối chính luận

A
chỉnh khi cần xác và một số điều xác khi thực hiền

CI
thiết chỉnh khi thực tìm hiểu vấn đề
hiền tìm hiểu vấn

FI
đề
HV5.1. Biểu đạt Biểu đạt quá trình Biểu đạt được quá Chưa biểu đạt

OF
quá trình và kết và kết quả tìm trình và kết quả được kết quả hoặc
quả tìm hiểu hiểu chính xác, tìm hiểu nhưng chỉ biểu đạt được
thông qua ngôn đầy đủ, logic bằng chưa đầy đủ một số bảng biểu
ngữ, hình vẽ, sơ nhiều hình thức số liệu đơn giản

ƠN
HV5.
đồ, biểu bảng… ngôn ngữ, hình vẽ,
Viết,
sơ đồ, biểu bảng,
trình bày
đồ thị
báo cáo
NH
HV5.2. Viết báo Viết báo cáo Viết được báo cáo Không viết được
và thảo
cáo sau quá trình đúng, đầy đủ, chi nhưng chưa đầy báo cáo
luận
tìm hiểu tiết đủ
HV5.3. Trình Trình bày lưu loát Trình bày được Không trình bày
Y

bày và bảo vệ kết và bảo vệ được kết nhưng chưa bảo được kết quả đã
QU

quả đã tìm hiểu quả đã tìm hiểu vệ được kết quả đã tìm hiểu được
được được tìm hiểu được
HV6.1. Đưa ra Đưa ra được Đưa ra quyết định Không đưa ra được
HV6. Ra được quyết định quyết định xử lí nhưng chưa xử lí quyết định
M

quyết xử lí cho vấn đề cho vấn đề đã tìm được


định và đã tìm hiểu hiểu

đề xuất ý HV6.2. Đề xuất Đưa ra Đưa ra khuyến Không đưa ra


kiến để ý kiến khuyến khuyến nghị vận nghị nhưng không được khuyến nghị
giải nghị vận dụng dụng được kết quả vận dụng được
Y

quyết kết quả tìm hiểu, tìm hiểu


nghiên cứu
DẠ
12

1.1.5. Các biện pháp phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí

L
của học sinh
Theo Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Phạm Xuân Quế, Dương

A
Xuân Quý – “Dạy học phát triển năng lực môn vật lí trung học phổ thông” [3], một số biện

CI
pháp phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh như sau:
- Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học có khả năng giúp học sinh phát triển

FI
năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh như dạy học giải quyết
vấn đề, dạy học dự án, dạy học trên cơ sở vấn đề.
- Xây dựng và sử dụng bài tập phát triển năng lực, đặc biệt quan tâm đến bài tập

OF
thực nghiệm và bài tập gắn với thực tiễn. Các bài tập này là cơ hội để người học thực hiện
các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch, quy nạp…Các tập phát triển
năng lực cần đảm bảo:

ƠN
+ Phong phú, đa dạng và xuyên suốt chương trình vật lí.
+ Có hệ thống, tính logic.
+ Khai thác đặc trưng, bản chất vật lí.
NH
+ Đòi hỏi cao ở người học (Buộc người học phải sử dụng các thao tác tư duy
một cách thành thạo).
- Thường xuyên tổ chức cho học sinh thực hiện các dự án, các hoạt động trải nghiệm.
Qua đó, sẽ phát triển ở học sinh:
Y

+ Các kĩ năng điều tra bao gồm: quan sát, tập hợp mẫu, tập hợp thông tin từ
các nguồn khác nhau để rút ra kết luận.
QU

+ Từ những thông tin thu thập có cơ sở để hiểu rõ, bổ sung cho những điều
học trong lí thuyết.
+ Tăng cường năng lực tham gia hoạt động trải nghiệm cá nhân, tập thể.
M

+ Tạo thói quen suy nghĩ độc lập, sáng tạo, tính kiên nhẫn khi học tập. [3]
1.2. Bài tập vật lí

1.2.1. Khái niệm bài tập vật lí


Theo Đỗ Hương Trà, Phạm Gia Phách (2009), Dạy học bài tập Vật lí ở THPT,
“Trong các tài liệu giáo khoa cũng như các tài liệu về phương pháp dạy học bộ môn, người
ta thường hiểu bài tập vật lí là những bài tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích
Y

chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng vật lí, hình thành các khái niệm, phát triển tư duy vật
DẠ

lí của học sinh và rèn kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn”.[8]
13

Theo X.E Camenetxki và V.P. Ôrêkhốp “trong thực tế dạy học, bài tập Vật lí
được hiểu là một vấn đề được đặt ra mà trong trường hợp tổng quát đòi hỏi những suy luận

L
logic những phép toán và thí nghiệm đựa trên cơ sở các định luật và các phương pháp Vật

A
lí …”.[9]

CI
Trong thực tế dạy học, người ta thường gọi một vấn đề không lớn, được giải quyết
nhờ những suy lí logic, những phép toán và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật và các

FI
phương pháp vật lí, vấn đề đó gọi là BTVL. Hiểu theo nghĩa rộng thì mỗi vấn đề xuất hiện
trong nghiên cứu tài liệu giáo khoa cũng chính là một bài tập đối với HS. Sự tư duy định
hướng một cách tích cực luôn luôn là việc giải bài tập.

OF
Từ một số khái niệm đã nêu trên, có thể hiểu BTVL là bao gồm những điều kiện và
yêu cầu đặt ra đòi hỏi người học phải sử dụng những kiến thức vật lí (đôi khi cả kiến thức
toán học) để giải đáp.

ƠN
1.2.2. Phân loại bài tập vật lí
Có nhiều cách phân loại BTVL như: theo nội dung, theo ý nghĩa mục đích, theo
chiều sâu của việc nghiên cứu vấn đề, theo phương thức giải, theo phương thức cho giả
NH
thiết, theo mức độ khó của nhận thức. Chúng tôi giới thiệu 3 cách phân loại như sau:
1.2.2.1. Phân loại theo nội dung
Các bài tập được sắp xếp theo các đề tài của tài liệu vật lí. Người ta phân biệt các
bài tập về cơ học, về vật lí phân tử, về điện học…Sự phân chia như vậy có tính chất qui
Y

ước. Bởi vì kiến thức sử dụng trong giả thiết của một bài tập thường không lấy từ một
QU

chương, một phần mà có thể tích hợp nhiều kiến thức các phần khác nhau của giáo trình
vật lí. Người ta còn phân biệt các bài tập nội dung trừu tượng, bài tập nội dung cụ thể.
Ví dụ về một bài tập có nội dung trừu tượng: “Phải dùng một lực như thế nào để có
thể kéo một vật có khối lượng là m trên mặt phẳng nghiêng có chiều dài là l và chiều cao
M

là h, bỏ qua lực ma sát. Áp lực do vật tác dụng lên mặt phẳng nghiêng là lực nào?
Nếu trong bài tập nói rõ mặt phẳng nghiêng dùng ở đây là mặt phẳng như thế nào, vật kéo

lên là cái gì, nó được kéo lên như thế nào... thì đó là một bài tập cụ thể”.
Nét nổi bật của những bài tập trừu tượng là bản chất vật lí nêu bật lên, nó được tách
ra và không lẫn lộn với các chi tiết không bản chất. Ưu điểm của bài tập cụ thể là tính trực
quan cao, gắn với thực tế.
Y

1.2.2.2. Phân loại bài tập theo phương thức cho điều kiện hoặc phương thức giải
DẠ

Có các dạng: bài tập định tính, bài tập thí nghiệm, bài tập tính toán, bài tập đồ thị
a. Bài tập định tính
14

Bài tập định tính là những bài tập khi giải, HS không cần phải thực hiện các phép
tính phức tạp khi cần thiết chỉ làm những phép tính đơn giản, có thể tính nhẩm được. Muốn

L
giải những bài tập định tính, HS phải thực hiện những phép suy luận lôgic, do đó phải hiểu

A
rõ bản chất (nội hàm) của các khái niệm, định luật vật lí và nhận biết được những biểu hiện

CI
của chúng trong những trường hợp cụ thể. Đa số các bài tập định tính yêu cầu HS giải thích
hoặc dự đoán một hiện tượng xảy ra trong những điều kiện xác định. Cũng có nhiều tài liệu

FI
gọi bài tập định tính là bài tập - câu hỏi.
Bài tập định tính có rất nhiều ưu điểm về mặt phương pháp học. Đưa được lí thuyết
vừa học lại gần với đời sống, thực tiễn xung quanh, các bài tập định tính làm tăng thêm ở

OF
HS hứng thú môn học, tạo điều kiện cho HS suy luận phát triển ngôn ngữ vật lí. Phương
pháp giải những bài tập định tính bao gồm việc xây dựng những suy lí lôgic dựa trên những
định luật vật lí nên bài tập định tính là phương tiện rất tốt để phát triển tư duy lôgic của HS.

ƠN
Việc giải các bài tập định tính rèn luyện cho HS hiểu rõ được bản chất của các hiện tượng
vật lí và những quy luật của chúng, dạy cho HS biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Giải
bài tập định tính rèn luyện cho HS thao tác tư duy phân tích, như vậy tạo cơ sở HS biết
NH
phân tích nội dung vật lí của một bài tập nói chung và bài tập tính toán nói riêng.
Bài tập định tính được sử dụng ưu tiên hàng đầu sau khi học xong lí thuyết, trong
khi luyện tập, ôn tập vật lí.
Có 3 mức độ về bài tập định tính:
Y

- Loại bài tập định tính đơn giản là loại bài tập HS chỉ cần áp dụng một định luật,
một qui tắc hay một phép suy luận lôgic là giải được.
QU

- Loại bài tập định tính tổng hợp là loại bài tập định tính khi giải HS phải áp dụng
một chuỗi các suy luận lôgic dựa trên cơ sở các định luật, quy tắc mới có thể giải được.
- Loại bài tập đinh tính sáng tạo là loại bài tập định tính giải nó đòi hỏi các phép suy
M

luận lôgic mới, không theo khuôn mẫu quen thuộc, mới có thể tìm ra phương án giải quyết
bài tập.

Bài tập định tính thường có hai dạng: Bài tập giải thích hiện tượng và bài tập dự
đoán hiện tượng.
b. Bài tập tính toán
Bài tập tính toán là những bài tập muốn giải chúng, ta phải thực hiện một loạt phép
Y

tính và kết quả thu được là đáp số định lượng, tìm giá trị một số đại lượng vật lí. Bài tập
DẠ

tính toán có thể chia làm hai loại:


15

- Bài tập tính toán tập dượt là những bài tập cơ bản, đơn giản, trong đó chỉ đề cập
đến một hiện tượng, một định luật và sử dụng một vài phép toán đơn giản. Nó có tác dụng

L
củng cố kiến thức cơ bản vừa học, giúp HS hiểu rõ ý nghĩa định luật và công thức biểu diễn,

A
sử dụng các đơn vị vật lí tương ứng và có thói quen cần thiết để giải bài tập phức tạp.

CI
- Bài tập tính toán tổng hợp là loại bài tập muốn giải nó thì phải vận dụng nhiều khái
niệm, định luật, dùng nhiều công thức. Kiến thức tích hợp nhiều nội dung kiến thức trong một

FI
chương, một phần hoặc các phần của tài liệu vật lí. Loại bài tập này giúp HS đào sâu, mở rộng
kiến thức, thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức vật lí với nhau, luyện tập phân tích những
hiện tượng phức tạp ra thành những phần đơn giản tuân theo một định luật xác định.

OF
c. Bài tập thí nghiệm
Bài tập thí nghiệm là loại bài tập yêu cầu xác định một đại lượng vật lí, cho biết dụng
cụ và vật liệu để sử dụng, yêu cầu HS giải bài tập hoàn toàn theo con đường thực nghiệm

ƠN
hoặc là bài tập đòi hỏi phải làm thí nghiệm để kiểm chứng lời giải lí thuyết. Các bài tập thí
nghiệm ở trường phổ thông thường các dụng cụ thiết bị thí nghiệm có thể khai thác ở phòng
thí nghiệm trong nhà trường hoặc HS sử dụng các thiết bị tự làm. Bài tập thí nghiệm có thể
NH
là dạng bài tập thí nghiệm định tính hoặc dạng bài tập thí nghiệm định lượng. Ta có thể
chuyển từ một bài tập định tính hoặc một bài tập tính toán thành một bài tập thí nghiệm.
Ví dụ về bài tập thí nghiệm:
“Cầm đầu trên của một sợi dây cao su có quả nặng buộc ở đầu dưới. Sợi dây cao
Y

su dãn ra hay co lại, nếu ta đột ngột nâng lên cao hay hạ tay xuống thấp? Hãy làm thí
nghiệm kiểm tra dự đoán.
QU

Cho một khối gỗ hình hộp chữ nhật và một tấm ván phẳng, xác định hệ số ma sát
giữa khối gỗ và tấm ván đó”.
Bài tập thí nghiệm giúp HS phát triển trí tuệ, kĩ thuật tổng hợp, đặc biệt bồi dưỡng
M

năng lực thực nghiệm và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lí thuyết và thực tiễn.
Hoạt động giải bài tập thí nghiệm luôn gây được hứng thú lớn đối với HS, lôi cuốn

được sự chú ý của HS vào các vấn đề bài tập yêu cầu, phát huy tính tích cực tìm tòi, khám
phá và sáng tạo. Những số liệu khởi đầu về mặt lí thuyết của bài tập sẽ được kiểm tra tính
đúng đắn thông qua các kết quả thu được bằng con đường thực nghiệm.
d. Bài tập đồ thị
Y

Bài tập đồ thị là những bài tập trong đó đối tượng nghiên cứu là những đồ thị biểu
DẠ

diễn sự phụ thuộc giữa các đại lượng vật lí. Nó đòi hỏi HS phải biểu diễn quá trình diễn
biến của các hiện tượng nêu trong bài tập bằng đồ thị.
16

Đồ thị là một hình thức biểu đạt mối quan hệ giữa các đại lượng vật lí, tương đương
với cách biểu đạt bằng lời hay công thức. Nhiều khi, nhờ vẽ được đồ thị chính xác, đồ thị

L
biểu diễn số liệu thực nghiệm mà ta có thể tìm được định luật vật lí mới (đồ thị là một dạng

A
mô hình sử dụng nghiên cứu vật lí vào trong dạy học vật lí). Bởi vậy, các bài tập sử dụng

CI
đồ thị hoặc xây dựng đồ thị có vị trí quan trọng trong dạy học vật lí.
Các bài tập đồ thị thường có 2 dạng:

FI
- Dạng 1: Giả thiết cho đồ thị, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa các đại lượng, thì
phải “đọc đồ thị” đòi hỏi phải thông hiểu đồ thị đó, phân tích đặc điểm của sự phụ thuộc
trên từng phần của nó. Nếu sử dụng tỉ lệ xích phải làm sao để có thể xác định được đại

OF
lượng cần tìm theo đồ thị (giá trị trên trục tung, trục hoành, diện tích giới hạn bởi các tọa
độ tương ứng và đồ thị...)
- Dạng 2: Từ thông tin giả thiết của bài toán cần phải vẽ đồ thị để giải bài tập. Nếu

ƠN
không cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa các đại lượng thì phải vẽ đồ thị theo giả thiết
của bài tập hoặc theo các giá trị lấy từ các bảng riêng. Muốn vậy, cho HS vẽ các trục tọa
độ, chọn tỉ lệ xích nhất định cho chúng, lập các bảng và sau đó chấm vào mặt phẳng giới
NH
hạn bởi các trục tọa độ các điểm có hoành độ và tung độ tương ứng. Nối các điểm đó lại
với nhau ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc các đại lượng vật lí và sau đó khảo sát như
trong dạng 1.
1.2.2.3. Phân loại bài tập theo mức độ nhận thức
Y

Ta có thể chia bài tập vật lí làm hai loại: Bài tập nhận biết, thông hiểu, vận dụng,
phân tích, tổng hợp, đánh giá
QU

a. Bài tập nhận biết


Mục tiêu của loại bài tập này là để kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ liệu, số liệu,
các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm…
M

Việc trả lời các bài tập này giúp HS ôn lại được những gì đã học, đã đọc hoặc đã trải
qua.

Ví dụ: Chuyển động nào sau đây coi như là chuyển động rơi tự do:
+ Một chiếc lá đang rơi
+ Một viên đá được thả rơi từ tầng 4 một tòa nhà
+ Một chiếc lông chim đang rơi
Y

b. Bài tập thông hiểu


DẠ

Mục tiêu của loại bài tập này là để kiểm tra cách HS liên hệ, kết nối các dữ liệu, số
liệu, tên tuổi, địa điểm, các định nghĩa…
17

Việc trả lời các bài tập này cho thấy HS có khả năng diễn tả bằng lời nói, nêu ra
được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang học.

L
Ví dụ:

A
1. Hãy tính vận tốc của vật khi biết cụ thể độ dài quãng đường đi được và thời gian

CI
để đi hết quãng đường đó.
2. Hãy xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình chia độ.

FI
c. Bài tập vận dụng
Mục tiêu của loại bài tập này là để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ liệu, các khái
niệm, các quy luật, các phương pháp…vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể để giải quyết vấn

OF
đề đặt ra.
Việc trả lời các bài tập áp dụng này cho thấy HS có khả năng hiểu được các quy luật,
các khái niệm… có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết, vận dụng các phương án

ƠN
vào thực tiễn. Khi đặt câu hỏi các bài tập này cần tạo ra những tình huống mới khác với
điều kiện đã học trong bài học.
Ví dụ:
NH
1. Làm thế nào để đo chiều cao của một tòa nhà mà không cần dùng thước?
2. Hãy nêu cách đo gia tốc rơi tự do của một hòn đá thả rơi từ tầng 4 của một tòa
nhà?
d. Bài tập phân tích
Y

Mục tiêu của loại bài tập này là để kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ
đó đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm.
QU

Việc trả lời bài tập này cho thấy HS có khả năng tìm ra được mối quan hệ mới, tự
diễn giải hoặc đưa ra kết luận. Việc đặt câu hỏi phân tích trong bài tập này đòi hỏi HS phải
giải thích được các nguyên nhân từ thực tế. Các câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải
M

(thể hiện sáng tạo)


Ví dụ:

1. Từ kết quả thí nghiệm, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa độ lớn của lực kéo với
độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng
2. Hãy chứng minh cái đinh vít là 1 dạng của mặt phẳng nghiêng.
e. Bài tập tổng hợp
Y

Mục tiêu của bài tập loại này là để kiểm tra xem HS có thể đưa ra những dự đoán,
DẠ

giải quyết vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
18

Bài tập tổng hợp thúc đẩy sự sáng tạo của HS, các em phải tìm ra những nhân tố và
ý tưởng mới để có thể bổ sung, cho nội dung. Để trả lời câu hỏi tổng hợp khiến HS phải:

L
dự đoán, giải quyết vấn đề và đưa ra các câu trả lời sáng tạo. Cần nói rõ cho HS biết rõ rằng

A
các em có thể tự do đưa ra những ý tưởng, giải pháp mang tính sáng tạo, tưởng tượng của

CI
riêng mình. GV cần lưu ý rằng câu hỏi loại này đòi hỏi một thời gian chuẩn bị khá dài, vì
vậy hãy để cho HS có đủ thời gian tìm ra câu trả lời.

FI
Ví dụ:
1. Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho những gia đình sống bên
cạnh đường giao thông lớn có nhiều loại xe cộ qua lại

OF
2. Hãy tìm cách xác định thể tích của vật thấm nước (những viên phấn) bằng bình
chia độ.
f. Bài tập đánh giá

ƠN
Mục tiêu của loại bài tập này là kiểm tra xem HS có thể đóng góp ý kiến và đánh giá
các ý tưởng, giải pháp…dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra.
Ví dụ: Theo em trong 2 phương pháp đo thể tích bằng bình chia độ và bằng bình
NH
tràn thì phương pháp nào cho kết quả chính xác hơn?
Nhìn từ góc độ lý luận và phương pháp dạy học thì việc phân loại bài tập vật lí
còn nhiều quan điểm khác nhau, như cách phân loại ở trên cũng chỉ có tính tương đối.
1.3. Bài tập vật lí thực tiễn
Y

Có nhiều cách phân loại bài tập vật lí, mỗi cách phân loại có những ưu và nhược
QU

điểm nhất định. Tuy nhiên trong giới hạn phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài được
trình bày ở phần Mở đầu. Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu đối với bài tập có nội
dung thực tế.
1.3.1. Khái niệm
M

Bài tập vật lí có nội dung thực tiễn hay bài tập vật lí gắn với thực tiễn là bài tập liên
quan trực tiếp tới các vấn đề thực tế đời sống của học sinh, nội dung bài tập có thể xuất

phát từ các hiện tượng thiên nhiên, các kĩ thuật sản xuất, lao động và sinh hoạt hàng ngày
xung quanh học sinh.
Đối với các bài tập có nội dung thực tiễn, học sinh không những phải vận dụng linh
hoạt các kiến thức vật lí về khái niệm, đại lượng, quy luật, định luật vật lí một cách nhuần
Y

nhuyễn, mà còn phải biết vận dụng tốt những kiến thức đó vào giải quyết những vấn đề vật
DẠ

lí đặt ra trong thực tiễn cuốc sống. Các bài tập có nội dung thực tiễn tạo nhiều cơ hội cho
học sinh trong việc vận dụng khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận logic để tìm ra các
19

phương án, dự đoán, giải thích cho các hiện tượng, quy luật trong thực tiễn, từ đó rèn luyện
kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn.

A L
1.3.2. Phân loại bài tập thực tiễn
a. Bài tập định tính có nội dung thực tiễn

CI
Bài tập định tính vật lí xuất hiện trên các sách báo từ rất nhiều năm trước đây với các
tên gọi khác nhau như: câu hỏi thực hành, câu hỏi để lĩnh hội, bài tập logic, bài tập miệng, câu

FI
hỏi kiểm tra…Ngày nay, người ta gọi chung cho dạng bài tập này là bài tập định tính.
Bài tập định tính có nội dung thực tiễn là bài tập mà khi giải học sinh không cần phải

OF
thực hiện những phép tính toán phức tạp (có thể là các phép tính toán đơn giản, có thể tính
nhẩm được), mà phải thực hiện những suy luận logic dựa trên nền tảng kiến thức về khái
niệm, định luật, quy luật vật lí để giải quyết các vấn đề vật lí thực tiễn trong đời sống. Đa
số các bài tập định tính yêu cầu học sinh giải thích hoặc dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra trong

ƠN
một điều kiện xác định. Bài tập vật lí định tính nhờ đưa được lý thuyết vật lí lại gần hơn
với các hiện tượng của đời sống thực tế xung quanh mà khiến các em học sinh tăng thêm
hứng thú khám phá và khả năng quan sát hiện tượng, sự vật. Học sinh cần lập luận, tư duy
NH
logic để tìm tòi các vấn đề và tình huống trong thực tế để từ đó liên hệ với các kiến thức
vật lí đã học, tìm ra câu trả lời cho hiện tượng, quy luật thực tiễn đáp ứng đúng được bản
chất vật lí của chúng. Các bài tập định tính đi sâu vào nghiên cứu lý thuyết nên được ưu
tiên sử dụng trong các kì ôn tập lý thuyết, các kì kiểm tra liên quan đến tư duy logic, suy
Y

luận và đánh giá mức độ vận dụng kiến thức vật lí vào các hiện tượng thực tiễn cuộc sống
QU

của học sinh. Ví dụ: Vì sao khi pha nước chanh, người ta thường làm cho đường tan trong
nước rồi mới bỏ đá lạnh vào, chứ lại không bỏ đá lạnh vào trước rồi bỏ đường vào sau?
Một số bài tập định tính có nội dung thực tiễn có thể chuyển thành một dạng của bài
tập thí nghiệm, cụ thể là khi giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng thí nghiệm để kiểm tra sự
M

đúng đắn của dự đoán kết quả hiện tượng, lời giải thu được bằng con đường suy luận từ lý
thuyết, hay kiểm tra tính đúng đắn của sự dự đoán kết quả hiện tượng.

b. Bài tập định lượng có nội dung thực tiễn


Loại bài tập định lượng có nội dung thực tiễn phải bao gồm được các vấn đề có liên
quan trực tiếp đến thực tế đời sống, các hiện tượng thiên nhiên, các quy luật vật lí gần gũi
với lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của học sinh. Nhưng vì lí do giúp dễ dàng cụ
Y

thể hóa các hiện tượng vật lí ngoài đời sống vào bài tập định lượng để các em học sinh dễ
DẠ

tính toán, các bài tập định lượng có nội dung thực tiễn sẽ thường bao gồm các vấn đề thực
tiễn được thu hẹp và đơn giản hóa đi nhiều so với thực tế.
20

Có thể chia bài tập định lượng có nội dung thực tiễn thành hai loại: Bài tập tập dượt

L
và bài tập tổng hợp.
+ Bài tập định lượng có nội dung thực tiễn tập dượt: Là những bài tập cơ bản, đơn

A
giản, trong đó chỉ bao gồm các phép tính toán và biến đổi rất đơn giản. Đây là các bài tập

CI
có nhiệm vụ củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học. Giáo viên có thể đưa ra các bài tập định
lượng có nội dung thực tiễn tập dượt làm nhiệm vụ học tập cho học sinh trong các trường

FI
hợp giúp học sinh hiểu rõ công thức, định luật vừa học, biểu diễn và sử dụng đúng đơn vị
vật lí của một số đại lượng, đồng thời liên hệ và vận dụng những bài tập đơn giản đó vào
các hiện tượng vật lí thực tiễn, làm cơ sở để giải các bài tập vật lí phức tạp hơn.

OF
+ Bài tập định lượng có nội dung thực tiễn tổng hợp: Là bài tập mà học sinh cần vận
dụng tổng hợp nhiều kiến thức vật lí như khái niệm, định luật khác nhau và nắm rõ các kiến
thức vật lí ngoài thực tiễn đời sống để giải đáp được yêu cầu bài toán đưa ra. Loại bài tập

ƠN
này thường bao gồm lượng kiến thức từ hơn một hoặc nhiều bài học gộp lại, không chỉ giúp
học sinh đơn thuần ghi nhớ và vận dụng nhuần nhuyễn các kiến thức của từng bài học, mà
còn giúp học sinh nhận thấy được mối liên hệ giữa các phần kiến thức vật lí với nhau. Học
NH
sinh khi giải các bài tập định lượng có nội dung thực tiễn tổng hợp sẽ phải rèn luyện kĩ năng
phân tích hiện tượng thức tiễn phức tạp thành nhiều phần kiến thức đơn giản hơn tuân theo
các định luật vật lí đã được học, rồi từ đó lại tổng hợp các phần kiến thức nhỏ lại để giải
quyết cả một hiện tượng thực tế phức tạp.
Y

Các bài tập định lượng thường yêu cầu học sinh chú trọng về tính toán toán học, tuy
nhiên bản chất của các công thức đó lại mang ý nghĩa vật lí và mục đích của các bài tập
QU

định lượng là để học sinh hiểu rõ hơn về các định luật cũng như quy luật vật lí. Chính vì
thế giáo viên khi hướng dẫn học sinh giải bài tập định lượng cần lưu ý tránh để các em giải
bài tập một cách máy móc nhớ công thức, phải để các em phân tích được bản chất vật lý từ
M

bài tập, từ đó tìm được định lí và công thức áp dụng thích hợp.
c. Bài tập thí nghiệm có nội dung thực tiễn

Bài tập thí nghiệm có nội dung thực tiễn là dạng bài tập yêu cầu học sinh phải làm
thí nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của các lời giải suy luận từ lý thuyết hoặc lấy số
liệu nhằm phục vụ cho việc giải bài tập có nội dung thực tiễn.
Những thí nghiệm này thường là những thí nghiệm vật lí đơn giản, học sinh có thể
Y

tự tìm hoặc tự chế tạo được các dụng cụ thí nghiệm tại nhà, dễ dàng tiến hành thí nghiệm
DẠ

cũng như phân tích kết quả thu được. Tuy nhiên học sinh phải tới phòng thí nghiệm chuyên
dụng để làm thí nghiệm đối với những thí nghiệm có yêu cầu cao, ví dụ các thí nghiệm có
21

điều kiện thí nghiệm đặc biệt, dụng cụ thí nghiệm phức tạp, thí nghiệm cần giáo viên hướng
dẫn để đảm bảo an toàn cũng như chất lượng kết quả thu hoạch được.

L
Bài tập thí nghiệm có nội dung thực tiễn có thể có dạng định tính hoặc định lượng.

A
Từ các thí nghiệm, học sinh có thể dễ dàng lấy được các kết quả thí nghiệm dưới dạng số

CI
liệu, tuy nhiên bản chất vật lí và sự giải thích các hiện tượng thí nghiệm xảy ra lại bị học
sinh xem nhẹ. Chính vì thế giáo viên khi dạy các bài tập thí nghiệm có nội dung thực tiễn

FI
cần chú ý học sinh đi sâu vào các định luật, quy luật vật lí để giải thích, làm rõ các hiện
tượng vật lí thực tế.

OF
1.4. Cách thức xây dựng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu
thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh
1.4.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu
thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh

ƠN
Để xây dựng được BTVL theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự
nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh đạt được hiệu quả và mục tiêu dạy học, cần xây dựng
BTVL dựa vào các nguyên tắc sau:
NH
a. Bài tập phải bám sát chương trình dạy học và thực hiện mục tiêu bài học
BTVL là phương tiện dạy học để giáo viên giúp học sinh củng cố, khắc sâu và nâng
cao các kiến thức đã học, chính vì vậy chúng phải bám sát với kiến thức trong chương trình
giảng dạy. Khi xây dựng BTVL phải đảm bảo bài tập phù hợp với ý đồ về mặt phương pháp
Y

dạy học của giáo viên, phục vụ công việc giảng dạy để đạt được mục tiêu bài dạy. Kiến
QU

thức trong mỗi bài tập phải đúng cấu trúc NL THTGTNDGĐVL và kiến thức giảng dạy
trong nhà trường, phải nằm trong hệ thống kiến thức được quy định ở mỗi bài, mỗi chương,
mỗi phần.
Ngoài ra giáo viên khi xây dựng BTVL phải xác định đúng vị trí của của các bài tập
M

trong tiến trình dạy học để mỗi bài tập đáp ứng được yêu cầu mục tiêu dạy học đề ra và đạt
được hiệu quả giảng dạy tốt nhất.

b. Bài tập phải đảm bảo tính kiến thức chính xác, khoa học đúng đắn
BTVL được xây dựng không chỉ nhằm củng cố và khắc sâu các kiến thức được học,
mà còn phát triển và bồi dưỡng các năng lực cần thiết ở người học, đặc biệt ở đây là NL
THTGTNDGĐVL chính vì vậy yêu cầu quan trọng đối với BT là phải chứa đựng những
Y

kiến thức cơ bản, đảm bảo tính chính xác, khoa học. Các kiến thức được sử dụng trong BT
DẠ

phải có cơ sở khoa học chính xác, được xây dựng dựa trên nghiên cứu khoa học đúng đắn.
22

Khi xây dựng BTVL phải diễn đạt các bài tập bằng ngôn ngữ chính xác cả về ngữ

L
pháp và nội dung khoa học. Vì Việt Nam có rất nhiều vùng miền và mỗi miền lại sử dụng
ngôn ngữ không giống nhau, nên khi sử dụng ngôn ngữ cần chú ý sử dụng ngôn ngữ toàn

A
dân, đúng chuẩn quy định của Bộ giáo dục, không nên sử dụng ngôn ngữ có tính địa phương

CI
để tránh khiến học sinh không hiểu bài tập hoặc hiểu không trọn vẹn bài tập.
Nếu thể hiện các BTVL thông qua hình ảnh, đồ thị, bảng biểu hay video, clip thì

FI
phải làm cho nội dung bài tập được toát lên một cách chính xác và khoa học. Nội dung và
diễn biến hiện tượng phải được diễn tả nhanh chóng và rõ ràng, những dữ kiện cốt lõi hay
những câu hỏi mang tính quan trọng phải được thể hiện rõ để học sinh không bị rối và mất

OF
tập trung trong quá trình làm bài tập.
c. Bài tập phải đảm bảo tính thực tiễn và bám sát cấu trúc NL THTGTNDGĐVL của HS
BTVL phải xây dựng có tính thực tiễn, bám sát cấu trúc năng lực THTGTNDGĐVL

ƠN
của HS các dạng như:
+ Các bài tập tình huống để HS đề xuất được các vấn đề liên quan đến vật lí, đưa ra
phán đoán và xây dựng giả thuyết.
NH
+ Các bài tập thực nghiệm để kiểm chứng một kiến thức vật lí nào đó.
+ Các bài tập đặt vấn đề cho HS làm sao đưa ra được các phương án kiểm chứng
được tính đúng đắn của các sự vật, hiện tượng, các kiến thức vật lí qua đó HS phát triển
được các thành tố NL THTGTNDGĐVL như: Đề xuất được các vấn đề liên quan đến vật
Y

lí; Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết; Lập kế hoạch thực hiện; Thực hiện kế hoạch;
Viết, trình bày báo cáo và thảo luận; Ra quyết định và đề xuất ý kiến để giải quyết
QU

d. Bài tập phải có tính hệ thống và sư phạm


BTVL phải đảm bảo được tính hệ thống, các bài tập phải có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau và gắn chặt với mục tiêu, yêu cầu của bài học, phục vụ cho tiến trình dạy học và
M

góp phần phát triển các năng lực thiết yếu của học sinh, đặc biệt là NL THTGTNDGĐVL.
Mỗi BT sẽ có nhiệm vụ phát triển một kĩ năng, hành vi năng lực nhất định của học

sinh, chính vì vậy xây dựng BT phải đảm bảo tính hệ thống, bao phủ được toàn bộ các kĩ
năng phát triển cần thiết để đảm bảo hiệu quả đồng bộ của bài tập. Tuy nhiên, với số lượng
bài tập cho mỗi giờ lên lớp không quá nhiều, giáo viên phải chú ý đảm bảo được sự cân
bằng giữa các loại bài tập đáp ứng đầy đủ các chỉ số hành vi, các mức độ đánh giá của NL
Y

THTGTNDGĐVL.
DẠ

Hệ thống bài tập phải đa dạng, phong phú, có loại đơn giản, nâng cao hay sáng tạo
ở nhiều mức độ khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo tính vừa sức với học sinh. Các bài tập
23

phải thể hiện được mức độ khó tăng dần nhưng không vượt quá giới hạn yêu cầu về kiến
thức của chương trình.

L
1.4.2. Quy trình xây dựng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế

A
giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh

CI
Đối với việc xây dựng và khai thác các BTVL cho một giờ học trên lớp hay một
phần kiến thức, xuất phát từ những yêu cầu và nguyên tắc của BTVL như đã trình bày ở

FI
trên, chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng hệ thống bài tập như sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật

OF
lí của học sinh.
Trước khi tiến hành xây dựng bài tập, cần căn cứ vào mục tiêu NL
THTGTNDGĐVL, nội dung chương trình và sách giáo khoa để phân tích nội dung kiến
thức của từng phần, từng bài học. Trong đó, cần phân tích rõ mục tiêu bài học, nội dung và

ƠN
kiến thức trong từng đơn vị bài học, từng chương cụ thể ứng với phần đó, xác định mối liên
hệ giữa các đơn vị kiến thức và chỉ ra những kiến thức liên quán đến NL THTGTNDGĐVL.
- Bước 2: Xác định nội dung học tập, hiện tượng bối cảnh, các tình huống thực
NH
tiễn.
Xác định được cấu trúc của hệ thống BTVL, xác định được chức năng, nhiệm vụ và
nội dung của từng loại bài tập cụ thể trong tiến trình dạy học. Chỉ rõ từng BTVL sẽ phục
vụ rèn luyện và phát triển kĩ năng nào của học sinh, áp dụng các bài tập đó trong những
Y

hoạt động dạy học và trong những tình huống sư phạm nào, từ đó phân bổ và xác định số
QU

lượng các BTVL cho từng bài học và cho cả phần.


Chú ý tới trình độ nhận thức, học lực, điều kiện hoàn cảnh của từng vùng, từng lớp
học sinh để lựa chọn và xác định kiến thức phù hợp với người học, để hệ thống BTVL đạt
hiệu quả như mong muốn.
M

- Bước 3: Tìm hiểu, nghiên cứu thực tế, thu thập thông tin có liên quan đến bài
tập cần xây dựng.

Để tiến hành xây dựng, soạn thảo BTVL đạt được hiệu quả, giáo viên cần phải tìm
hiểu, đọc và tham khảo nhiều tài liệu, sách bài tập, báo... đã được biên soạn. Số lượng thông
tin và tài liệu giáo viên thu thập được sẽ quyết định tới hiệu quả xây dựng và soạn thảo bài
tập, giáo viên thu thập và tham khảo được càng nhiều thông tin và tài liệu thì quá trình xây
Y

dựng và soạn thảo sẽ càng nhanh chóng và đạt chất lượng cao hơn. Giáo viên có thể sử
DẠ

dụng các nguồn thông tin sau để xây dựng và soạn thảo bài tập có nội dung thực tiễn:
24

+ Xây dựng và soạn thảo dựa trên các bài tập đã được biên soạn và giới thiệu trong

L
sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, các tài liệu tập huấn...có nguồn gốc từ các
nhà xuất bản uy tín trong nước và nước ngoài.

A
+ Xây dựng và soạn thảo dựa trên kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn liên quan đến

CI
nội dung bài học và phần học của giáo viên.
+ Xây dựng và soạn thảo dựa trên các kênh thông tin đại chúng, mạng xã hội,

FI
internet, báo...
- Bước 4: Tiến hành soạn bài tập.
Giáo viên xây dựng và biên soạn từng BTVL và xây dựng các phương án giải cho

OF
từng loại bài tập cụ thể. Sau đó, giáo viên tiến hành phân bố, lựa chọn từng bài tập theo
nhiệm vụ, chức năng của chúng để tạo thành một hệ thống bài tập có nội dung hoàn chỉnh.
- Bước 5: Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung.

ƠN
Sau khi đã tiến hành xây dựng và biên soạn được hệ thống BTVL, giáo viên cần đưa
hệ thống bài tập đó vào quá trình dạy học trên lớp để kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả
của chúng.
NH
Giáo viên cần rà soát lại hệ thống BTVL sử dụng trong quá trình dạy học đã đảm
bảo được sự cân đối về số lượng, nội dung kiến thức, chức năng, nhiệm vụ đối với từng bài
học, từng mức độ yêu cầu để phát triển được NL THTGTNDGĐVL. Giáo viên nên chú ý
tới sự cân đối về mức độ khó của các loại bài tập từ đơn giản, nâng cao tới sáng tạo trong
Y

phân phối bài tập ở từng giờ dạy học.


Sau khi điều chỉnh và khắc phục các lỗi của hệ thống BTVL đã xây dựng và biên
QU

soạn, giáo viên có thể tiến hành phát triển và bổ sung để hệ thống BTVL hoàn hảo và có
tính cập nhật cao hơn nữa.
1.4.3. Phương pháp giải bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế
M

giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh


Xuất phát từ phân loại có thể thấy các BTVL rất đa dạng, phong phú và tương ứng

với mỗi loại bài tập lại có một phương pháp giải bài tập khác nhau. Để hướng dẫn cho học
sinh phương pháp giải BTVL nhằm giúp học sinh tự rèn luyện được kĩ năng giải bài tập, tư
duy logic, khoa học yêu cầu giáo viên phải xây dựng được phương pháp giải thật chặt chẽ,
chính xác và phù hợp với từng điều kiện học sinh. Sau đây là bốn bước giải nói chung một
Y

bài tập vật lí:


DẠ

- Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài


25

Đối với bất kì loại bài tập vật lí, đọc và tìm hiểu kĩ đề bài luôn là bước phải thực
hiện đầu tiên và là bước vô cùng quan trọng. Học sinh cần đọc đề bài và nhận biết được các

L
thuật ngữ được nhắc đến trong đề bài, xây dựng được giả thuyết (những yếu tố điều kiện)

A
mà bài tập đã cho, xác định được kết luận (yếu tố cần tìm) mà bài tập yêu cầu.

CI
Đối với các bài tập định tính, học sinh phải tìm hiểu kĩ đề bài để xác định được giả
thuyết, kết luận của bài tập dưới dạng câu chữ, tóm tắt gọn lại những điều kiện và yêu cầu

FI
cốt lõi, quan trọng để từ đó các công đoạn giải bài tập sau đó được nhanh chóng. Đối với
các bài tập định lượng, học sinh phải xác định và ghi lại được giả thuyết và kết luận của bài
tập dưới dạng kí hiệu quy ước nếu có. Giáo viên cần chú ý cho học sinh các đại lượng có

OF
trong bài tập về đơn vị, kí hiệu, trị số, để từ đó tóm tắt bài tập ngắn gọn và chính xác nhất.
Cụ thể, hoạt động của học sinh trong bước này gồm các giai đoạn sau:
+ Đọc kĩ đề bài, xác định được ý nghĩa các thuật ngữ vật lí được cho trong đề bài.

ƠN
+ Tóm tắt đầu bài và kí hiệu các đại lượng theo quy ước.
+ Quy chuẩn hệ thống đơn vị đo của các đại lượng.
+ Vẽ hình mô tả lại diễn biến hiện tượng vật lí (nếu cần).
NH
- Bước 2: Phân tích hiện tượng và xác định mối quan hệ giữa các đại lượng
Sau khi đọc và tìm hiều kĩ đề bài, học sinh cần phân tích các hiện tượng hoặc tình
huống vật lí thực tiễn trong bài tập đó có liên quan đến những đơn vị kiến thức vật lí nào
đã được học. Các hiện tượng vật lí thực tiễn đó có thể liên quan đến một hoặc nhiều đơn vị
Y

kiến thức, học sinh cần phân tích và xác định rõ chúng liên quan đến cụ thể phần kiến thức
nào, học sinh có thể huy động kiến thức từ các định nghĩa, định lí, định luật, qui tắc vật
QU

lí...đã được học trong chương trình trước đó hoặc thông qua trao đổi với bạn bè, giáo viên.
Sau khi xác định được phần kiến thức vật lí liên quan, học sinh phải xây dựng và thiết lập
được mối quan hệ giữa các đại lượng đó trong từng giai đoạn của hiện tượng đã cho.
M

Cụ thể hoạt động của học sinh trong bước này bao gồm các giai đoạn sau:
+ Xác định các hiện tượng và tình huống vật lí thực tiễn trong đề bài có liên quan

tới đơn vị kiến thức vật lí nào đã học.


+ Nhận xét bản chất vật lí của hiện tượng vật lí đã cho, từ đó tìm ra định lí, định luật,
công thức vật lí tương ứng.
+ Thiết lập mối liên hệ giữa các đại lượng vật lí trong từng giai đoạn diễn biến tụ thể
Y

của hiện tượng vật lí đã cho.


DẠ

+ Xác định mối liên hệ cơ bản và hướng tư duy logic giữa đại lượng đã cho và đại
lượng cần tìm.
26

- Bước 3: Lập luận giải và tính toán kết quả


Công việc chính của bước này là từ việc xác định hướng tư duy logic từ đại lượng

L
bài tập đã cho đi tới giải quyết và tìm được đại lượng mà bài tập cần tìm. Đối chiếu các

A
hiện tượng vật lí đã cho, xác định các định luật, định lí, quy tắc, công thức vật lí có liên

CI
quan để xác lập mối liên hệ cụ thể giữa các đại lượng, từ đó vận dụng giải quyết từng yêu
cầu của bài tập.

FI
+ Đối với bài tập định tính: Dựa vào bản chất của hiện tượng vật lí và kiến thức vật
lí đã có, tiến hành suy luận logic để giải thích và dự đoán các hiện tượng vật lí theo yêu cầu
của bài tập từ giả thuyết vật lí đã cho.

OF
+ Đối với bài tập định lượng: Dựa vào các kiến thức vật lí đã có, tiến hành áp dụng
công thức vật lí phù hợp với từng đại lượng, biến đổi và tính toán từ các dữ liệu giả thuyết
ra được kết quả cần tìm. Trong quá trình biến đổi tính toán cần chú ý thứ nguyên của các

ƠN
đại lượng, các công thức toán học bổ trợ và kĩ năng biến đổi công thức toán thành thạo.
+ Đối với bài tập thí nghiệm: Dựa vào kiến thức vật lí đã có, tiến hành tổ chức làm
thí nghiệm theo yêu cầu của bài tập, quan sát diễn biến hiện tượng xảy ra, ghi chép lại quá
NH
trình thí nghiệm, tính toán kết quả và vẽ đồ thị theo yêu cầu. Trong quá trình giải bài tập
thí nghiệm cần chú ý đến điều kiện phòng thí nghiệm, các thiết bị và yêu cầu về an toàn đối
với người làm thí nghiệm để tránh các sai sót đáng tiếc.
- Bước 4: Nhận xét và chính xác hóa lời giải
Y

Nhận xét và chính xác hóa lời giải là bước cuối cùng của việc giải một bài tập vật lí.
Trong bước này, học sinh cần tiến hành đánh giá, nhận xét kết quả tìm ra được sau khi thực
QU

hiện hoàn tất ba bước trên để phát hiện và khắc phục sai sót nếu có. Nếu kết quả của bài tập
học sinh giải ra mắc lỗi sai, học sinh sẽ phải thực hiện lại từ chỗ sai hoặc làm lại từ bước
đầu tiên để đạt được kết quả chính xác mong muốn. Nếu kết quả của học sinh đã chính xác,
M

giáo viên nên cho học sinh rút ra nhận xét để quá trình giải bài tập vật lí được hoàn thiện:
+ Ý nghĩa vật lí và giá trị thực tiễn của kết quả thu được.

+ Hiệu quả và tính tối ưu của phương pháp giải bài tập này và các phương pháp giải
khác.
+ Tính ứng dụng của bài tập trong thực tiễn đời sống và tính phát triển của bài tập
trong tương lai.
Y
DẠ
27

1.5. Quy trình sử dụng bài tập vật lí nhằm bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự
nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh

L
Quá trình sử dụng BTVL nhằm bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới

A
góc độ vật lí của học sinh là một quá trình lâu dài, tuần tự và thận trọng. Giáo viên phải xác

CI
định được ý nghĩa của từng bước trong quá trình, từ việc giúp học sinh nhận thức được tầm
quan trọng của NL THTGTNDGĐVL, đến hướng dẫn, rèn luyện, giúp học sinh phát triển

FI
NL THTGTNDGĐVL thông qua các BTVL. Việc bồi dưỡng NL THTGTNDGĐVL phải
đi từ cơ bản đến phức tạp, từ dễ đến khó và phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng
đối tượng học sinh.

OF
Dưới đây là quy trình chung trong sử dụng bài tập vật lí nhằm bồi dưỡng NL
THTGTNDGĐVL của học sinh:
Bước 1: Xác định nội dung, mục tiêu kiến thức cần dạy theo đúng yêu cầu cần đạt

ƠN
trong chương trình.
- Đối với từng phần, từng chương phải xác định được nội dung, mục tiêu kiến thức
của từng bài học để lựa chọn được phương pháp dạy học và các dạng bài tập phù hợp cho
NH
từng bài học.
Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học là sử dụng BTVL nhằm phát triển NL
THTGTNDGĐVL của học sinh.
- Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học thích hợp để sử dụng hiệu quả hệ thống
Y

BTVL đã xây dựng trong dạy học vật lí nhằm phát triển NL THTGTNDGĐVL của HS.
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá, điều tra thực tiễn NL THTGTNDGĐVL
QU

của học sinh và khả năng sử dụng BTVL trong quá trình học tập.
- Lập kế hoạch kiểm tra cụ thể và có từng bước rõ ràng.
- Xây dựng các phương án đánh giá, tiêu chí đánh giá NL THTGTNDGĐVL của
M

học sinh.
- Điều tra thực trạng việc dạy và học của GV và HS trong việc sử dụng BTVL nhằm

phát triển NL THTGTNDGĐVL và khả năng sử dụng BTVL trong quá trình học tập.
Bước 4: Lập kế hoạch sử dụng các BTVL đã soạn thảo trong dạy học vật lí.
- Lập kế hoạch sử dụng các BTVL theo trình tự các bước rõ ràng, tiêu chí cụ thể
như: BTVL sử dụng trong bài nào? Đánh giá được thành tố năng lực gì? Sử dụng dạy học
Y

trong khâu nào, phần nào trong khi giảng dạy?


DẠ

Bước 5: Thiết kế các tiến trình dạy học có sử dụng hệ thống BTVL đã soạn thảo
nhằm bồi dưỡng NL THTGTNDGĐVL của học sinh.
28

- Xác định hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu
kiến thức, kĩ năng.

L
- Xác định các nhiệm vụ học tập của học sinh, hoạt động của giáo viên, sử dụng các

A
BTVL trong các nhiệm vụ học tập một cách hệ thống và hợp lí.

CI
- Xác định được những hành vi NL THTGTNDGĐVL nào được bồi dưỡng, phát
triển sau mỗi nhiệm vụ học tập và mỗi tiến trình dạy học.

FI
Bước 6: Triển khai dạy học theo các tiến trình dạy học đã thiết kế.
- Tiến hành thực nghiệm dạy học theo hướng sử dụng BTVL nhằm phát triển NL
THTGTNDGĐVL của học sinh.

OF
Bước 7: Đánh giá kết quả hoạt động dạy học, điều chỉnh, cải thiện lại hệ thống bài
tập nếu cần thiết. Đề xuất các phương án nhằm nâng cao và phát triển NL
THTGTNDGĐVL của học sinh.

ƠN
- Đánh giá kết quả hoạt động dạy học thông quá các phiếu đánh giá mức độ vận dụng
NL THTGTNDGĐVL của học sinh và đưa ra kết luận sử dụng BTVL có phát triển được
NL THTGTNDGĐVL của học sinh hay không.
NH
- Từ kinh nghiệm dạy học và quá trình thực nghiệm đề xuất thêm các phương án
nhằm nâng cao và phát triển NL THTGTNDGĐVL của học sinh ngoài việc sử dụng BTVL.
1.6. Thực trạng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của
học sinh trong dạy học Vật lí ở trường THPT hiện nay
Y

1.6.1. Mục đích, đối tượng, phương pháp điều tra


QU

a) Mục đích
- Đánh giá về thực trạng sử dụng BTVL để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự
nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh ở trường THPT.
- Tổng hợp, phân tích kết quả điều tra, tìm hiểu những khó khăn và sai lầm mà HS
M

thường mắc phải khi giải BT chương “Động học” - Vật lí 10, từ đó tìm hiểu những nguyên
nhân dẫn đến những sai lầm đó của HS. Từ đó, đề xuất phương hướng khắc phục.

b) Đối tượng điều tra


- Để tìm hiểu về thực trạng việc tổ chức dạy học sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn
nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh cho HS
ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát GV và HS ở trường THCS &
Y

THPT Nguyễn Khuyến và một số trường tại thành phố Đà Nẵng. Hình thức khảo sát: Điều
DẠ

tra 2 lớp 10/1 (SS: 44), và 10/2 (SS: 44) và 20 giáo viên vật lí các trường THPT trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
29

+ Điều tra GV: Trao đổi trực tiếp, dự giờ tiết học, dùng phiếu điều tra.
+ Điều tra HS: Trao đổi trực tiếp, quan sát hoạt động trong lớp học, dùng phiếu điều

L
tra, khảo sát.

A
c) Phương pháp điều tra

CI
- Giảng dạy lớp 10/1 và 10/2 và theo dõi vở ghi chép của HS trong chương này.
- Khảo sát năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh thông

FI
qua hệ thống bài tập đối với 2 lớp 10/1 và 10/2 (trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến -
TP. Đà Nẵng) và khảo sát GV về tình hình dạy học có sử dụng BT có nội dung thực tiễn và
phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh cho HS thông

OF
qua phiếu khảo sát, trao đổi trực tiếp và dự giờ tiết dạy.
1.6.2. Kết quả điều tra
1.6.2.1. Kết quả điều tra HS

ƠN
Câu 1: Em có thích học tiết BTVL ở trên lớp không?
Mức độ Số ý kiến Tỉ lệ (%)
Rất thích 8 9.10
Thích 15 17.04
NH
Bình thường 54 61.36
Không thích 11 12.50

Mức độ
Y
QU

12,5 9,1
Rất thích
17,04 Thích
Bình thường
Không thích
M

61,36

Biểu đồ 1.3. Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích tiết BTVL
* Nhận xét: Từ biểu đồ cho thấy đa phần (61.36%) HS cảm thấy bình thường khi
Y

học tiết bài tập vật lí. Điều đó cho thấy các em HS xem giờ học tiết BTVL như những giờ
làm bài tập khác trên lớp học.
DẠ
30

Câu 2: Khi thầy (cô) yêu cầu hoạt động nhóm để đưa ra phương án kiểm chứng một sự vật,
hiện tượng hay một kiến thức vật lí em thường làm gì?

L
Phương án Số ý kiến Tỉ lệ (%)

A
Tích cực suy nghĩ phân tích vấn đề, đưa ra các ý kiến
15 17.05

CI
đóng góp để giải quyết vấn đề
Suy nghĩ đưa ra được một vài ý kiến 25 28.40
Ngồi lắng nghe không dám đưa ra ý kiến

FI
45 51.14
Ngồi chơi, không quan tâm 3 3.41

OF
Các phương án
3,14
Tích cực suy nghĩ phân tích
vấn đề, đưa ra các ý kiến
17,05 đóng góp để giải quyết vấn

ƠN
đề
Suy nghĩ đưa ra được một
vài ý kiến
51,14 28,4
NH
Ngồi lắng nghe không dám
đưa ra ý kiến
Ngồi chơi, không quan tâm

Biểu đồ 1.4. Biểu đồ thể hiện phương án HS đưa ra khi được yêu cầu hoạt động nhóm để
đưa ra phương án kiểm chứng một sự vật, hiện tượng hay một kiến thức vật lí
Y

* Nhận xét: Số em ngồi lắng nghe và không dám đưa ra ý kiến chiếm 51.14%. Sở dĩ
QU

tỉ lệ cao như vậy một phần là do HS rụt rè, thụ động trong học tập, phần còn lại là do vấn
đề đưa ra chưa thật sự thu hút các em HS phải chú ý đến hoặc các em ỷ lại GV chưa tích
cực suy nghĩ tìm tòi để đưa ra các phương án giải quyết.
Câu 3: Thầy (cô) có thường yêu cầu em đưa ra phương án kiểm chứng một sự vật, hiện
M

tượng hay một kiến thức vật lí không?


Mức độ

Số ý kiến Tỉ lệ (%)
Thường xuyên 10 11.36
Thỉnh thoảng 18 20.45
Rất ít 54 61.37
Y

Không khi nào 6 6.82


DẠ
31

Mức độ

L
6,82

A
11,36 Thường
xuyên

CI
20,45 Thỉnh thoảng
61,37

FI
OF
Biểu đồ 1.5. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ GV có yêu cầu HS đưa ra phương án kiểm chứng một
sự vật, hiện tượng hay một kiến thức vật lí không?
* Nhận xét: Từ biểu đồ cho thấy thông thường GV chưa có liên hệ nhiều kiến thực

ƠN
vật lí với thực tế và chưa yêu cầu HS tự tìm tòi, nghiên cứu đưa ra các phương án để tìm
hiểu, kiểm chứng các sự vật, hiện tượng, các kiến thức vật lí. Do vậy cần chú trọng hơn
trong dạy học để phát triển năng lực THTGTNDGĐVL của HS.
Câu 4: Em có thường xuyên vận dụng kiến thức vật lí đã học vào trong thực tiễn cuộc sống
NH
không?
Mức độ Số ý kiến Tỉ lệ (%)
Rất thường xuyên 2 2.28
Y

Thường xuyên 15 17.04


QU

Thỉnh thoảng 37 42.04


Không bao giờ 34 38.64

Mức độ
M

2,29
2,28

Rất thường xuyên


17,04 Thường xuyên


Thỉnh thoảng
Không bao giờ
42,04
Y
DẠ

Biểu đồ 1.6. Biểu đồ thể hiện mức độ vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của HS
32

* Nhận xét: Tỉ lệ HS vận dụng kiến thức vật lí vào thực tế cuộc sống rất ít, HS sau
khi học xong kiến thức trên lớp chỉ để giải bài tập và làm bài kiểm tra. Do vậy việc xây

L
dựng các bài tập để HS phát triển NL THTGTNDGĐVL của HS là cần thiết.

A
Câu 5: “Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh là thực hiện

CI
được hoạt động tìm hiểu một số sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi trong đời sống và
trong thế giới tự nhiên theo tiến trình: Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí; Đưa ra phán

FI
đoán và xây dựng giả thuyết; Lập kế hoạch thực hiện; Thực hiện kế hoạch; Viết, trình bày
báo cáo và thảo luận; Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp - để kiểm tra các dự đoán,
lí giải các chứng cứ, rút ra kết luận về kiến thức vật lí đang tìm hiểu”. Em thấy có cần thiết

OF
phải phát triển NL THTGTNDGĐVL không?
Mức độ Số ý kiến Tỉ lệ (%)
Rất cần thiết 10 11.36

ƠN
Cần thiết 26 29.54
Bình thường 46 52.27
Không cần thiết 6 6.83
NH
Mức độ
Y

11,36
Rất cần thiết
QU

38,64
29,54 Cần thiết
Bình thường
Không cần thiết
M

52,27

Biểu đồ 1.7. Biểu đồ thể hiện mức độ cần thiết phải phát triển NL THTGTNDGĐVL
cho HS
* Nhận xét: Từ biểu đồ cho thấy việc dạy học phát triển NL THTGTNDGĐVL cho
Y

HS là điều cần thiết bởi vì HS chưa thấy được tầm quan trọng của việc phát triển NL
THTGTNDGĐVL cho chính bản thân HS.
DẠ
33

1.6.3.2. Kết quả tham khảo ý kiến của GV


Câu 1. Thầy (cô) có thường dạy theo phương pháp thực nghiệm không?

L
Phương án Số ý kiến Tỉ lệ (%)

A
Có 12 60

CI
Không 8 40
Câu 2. Thầy (cô) có thường cập nhật các kiến thức thực tế liên quan đến bài học không?
Mức độ Số ý kiến Tỉ lệ (%)

FI
Không bao giờ 0 0
Thỉnh thoảng 2 10.0

OF
Thường xuyên 10 50.0
Tùy thuộc vào từng bài 5 25.0
Bài nào cũng sử dụng 3 15.0
Câu 3. Khi dạy theo hướng phát triển năng lực của HS. Thầy (cô) thường gặp phải những

ƠN
khó khăn gì? (có thể chọn nhiều phương án)
Phương án Số ý kiến Tỉ lệ (%)
Tốn nhiều thời gian đầu tư 15 75.0
Cập nhật và liên hệ học sinh thường xuyên 4 20.0
NH
Ảnh hưởng đến kết quả học tập 1 5.0
Câu 4. Khả năng của HS trong việc sử dụng kiến thức vật lí đã học vào thực tiễn?
Phương án Số ý kiến Tỉ lệ (%)
Yếu 2 10.0
Y

Trung bình 14 70.0


Khá 4 20.0
QU

Tốt 0 0
Câu 5. Kỹ năng giải bài tập vật lí của HS?
Phương án Số ý kiến Tỉ lệ (%)
Yếu 9 45.0
M

Trung bình 6 30.0


Khá 5 25.0

Tốt 0 0.0
Câu 6. Thầy (cô) đánh giá tầm quan trọng của việc dạy học phát triển năng lực
THTGTNDGĐVL của HS hiện nay như thế nào?
Mức độ Số ý kiến Tỉ lệ (%)
Y

Rất quan trọng 16 80.0


DẠ

Quan trọng 4 20.0


Bình thường 0 0.0
Không quan trọng 0 0.0
34

Câu 7. Khi dạy chương “Động học”, Thầy (cô) có thường liên hệ kiến thức thực tế khi dạy

L
học không?
Phương án Số ý kiến Tỉ lệ (%)

A
Chưa bao giờ 0 0.0

CI
Rất ít 1 5.0
Tùy từng bài 16 80.0
Tất cả các bài 3 15.0

FI
Câu 8. Khi tổ chức DH chương “Động học”, thầy (cô) nhận thấy HS có thái độ thế nào?
Phương án Số ý kiến Tỉ lệ (%)

OF
Hào hứng 3 15.0
Tích cực 5 25.0
Bình thường 9 45.0
Không tích cực 3 15.0
Câu 9. Những phương pháp thường được thầy (cô) sử dụng khi tổ chức DH chương “Động

ƠN
học” là? (có thể chọn nhiều phương án)
Phương án Số ý kiến Tỉ lệ (%)
PP Thuyết trình 13 65.0
NH
PP Thực nghiệm 17 85.0
PP Giải quyết vấn đề 16 80.0
PP Đàm thoại 12 60.0
Phương pháp khác: ……… 3 15.0
Y

Câu 10. Theo thầy (cô) những kết quả nào đánh giá HS được phát triển năng lực
THTGTNDGĐVL của HS?
QU

Phương án Số ý kiến Tỉ lệ (%)


HS vận dụng được kiến thức ngay tại lớp 11 55.0
HS tự phát hiện được vấn đề, đặt được các câu hỏi liên quan
5 25.0
M

đến vấn đề đang tìm hiểu và đưa ra được hướng giải quyết
HS tự thực hiện được các thí nghiệm 2 10.0

Hs tự nghiên cứu và báo cáo được các chủ đề liên quan đến
2 10.0
môn học
Nhận xét về kết quả khảo sát
Y

Căn cứ vào kết quả điều tra chúng tôi thấy rằng:
GV đánh giá cao tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học theo định hướng nhằm
DẠ

phát triển NL THTGTNDGĐVL cho HS. Các hình thức mà GV thường tổ chức cho HS
phát hiện vấn đề đó là học lí thuyết và làm bài tập. GV luôn thay đổi phương pháp dạy học
35

theo hướng tích cực để phù hợp với hoạt động học tập của HS giúp HS tiếp thu kiến thức
một cách dễ dàng và triệt để. Tuy nhiên hiệu quả của việc dạy học theo định hướng này là

L
chưa cao do một số nguyên nhân như: tỉ lệ HS tham gia còn chưa cao, việc tổ chức học tập

A
theo phương pháp này mất nhiều thời gian hơn do đó mà một số GV cũng còn ngần ngại

CI
khi tổ chức dạy học theo phương pháp này.
GV có lưu tâm đến việc tổ chức dạy học theo phương pháp nhằm phát triển NL

FI
THTGTNDGĐVL cho HS nhưng việc tổ chức này còn diễn ra chưa nhiều. Đối với những
HS thuộc diện khá giỏi thì các em có hứng thú khi học tập theo phương pháp này. Tuy
nhiên vẫn còn một phần lớn HS còn có thái độ học tập không đúng đắn, các em không

OF
những không chịu suy nghĩ mà còn dường như không thích học theo phương pháp này. Do
đó mà sự tham gia của HS chưa đạt đến mức độ như mong muốn.
Kết luận chương 1

ƠN
Trong chương 1, chúng tôi đã tổng hợp và phân tích các kiến thức về cở lí luận của
năng lực THTGTNDGĐVL của HS và cách thức xây dựng bài tập vật lí nhằm phát triển
năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh, cụ thể như sau:
NH
- Khái niệm năng lực; khái niệm, cấu trúc, các thành tố cơ bản, tiêu chí đánh giá
năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh.
- Khái niệm và phân loại BTVL
- Khái niệm và phân loại BTVL có nội dung thực tiễn
Y

- Cách thức xây dựng BTVL nhằm phát triển NL THTGTNDGĐVL của HS: Nguyên
tắc xây dựng, quy trình xây dựng, phương pháp giải.
QU

- Quy trình sử dụng BTVL nhằm phát triển NL THTGTNDGĐVL của HS


Chúng tôi cũng đã điều tra được thực trạng dạy học phát triển NL THTGTNDGĐVL
cho HS và việc áp dụng BTVL để phát triển NL THTGTNDGĐVL cho HS.
M

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng để sử dụng BTVL định hướng
phát triển NL GQVĐ cho HS cần phải:

- Bổ sung công cụ kiểm tra đánh giá NL THTGTNDGĐVL vào dạy học
- Thống nhất quy trình dạy học theo hướng phát triển NL THTGTNDGĐVL cho HS
Từ cơ sở lí luận về NL THTGTNDGĐVL của HS, chúng tôi xây dựng các bài tập
nhằm phát triển NL THTGTNDGĐVL cho HS ở chương 2.
Y
DẠ
36

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT
LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI

L
GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH

A
2.1. Tổng quan nội dung phần “Động học”

CI
2.1.1. Đặc điểm nội dung phần “Động học”
“Động học” là nội dung thuộc chương II, chương trình Vật lí 10 THPT bộ sách

FI
KNTTVCS (trong phạm vi luận văn đang nghiên cứu bộ sách Vật lí 10 THPT - Kết nối tri
thức với cuộc sống), “Động học” là phần vật lí nghiên cứu chuyển động của vật mà không

OF
đề cập đến tác dụng của lực lên chuyển động và trình bày các khái niệm liên quan đến
chuyển động của các vật như:
+ Chất điểm, độ dịch chuyển, quãng đường đi được, tốc độ và vận tốc.
+ Chuyển động biến đổi, gia tốc.

ƠN
+ Chuyển động thẳng biến đổi đều: chuyển động nhanh dần đều và chuyển động
chậm dần đều.
+ Sự rơi tự do.
NH
+ Chuyển động ném: chuyển động ném ngang và chuyển động ném xiên.
Đây là phần khởi đầu kiến thức của chương trình Vật lí THPT nên phần “Động học”
là tiền đề, là nền tảng để nghiên cứu các phần tiếp theo khác trong chương trình vật lí phổ
thông như: dao động điều hòa, dao động điện từ…
Y

Phần lớn các kiến thức phần “Động học” gắn liền với thực tiễn nên có nhiều ứng
QU

dụng trong đời sống kĩ thuật. Động học là nghiên cứu đặc trưng của chuyển động và các
dạng chuyển động khác nhau. Đó là chuyển động của các thiên thể trên bầu trời, chuyển
động của xe ô tô đi trên đường, chuyển động khi ta đi bộ, chuyển động của lá rơi…
Hệ thống bài tập của phần “Động học” phù hợp với trình độ, cấp độ khác nhau của
M

mỗi HS được trình bày đa dạng, phong phú.


2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung phần “Động học”

Từ mục tiêu về yêu cầu cần đạt có thể tóm gọn nội dung phần “Động học” bởi sơ đồ
cấu trúc sau:
Y
DẠ
37

L
ĐỘ DỊCH CHUYỂN (𝒅 = 𝒗. 𝒕) VÀ
QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC (𝒔 = 𝒗. 𝒕)

A
CI
𝒔 ∆𝒔
TỐC ĐỘ (𝒗 = 𝒕 hoặc 𝒗 = ) VÀ
∆𝒕
ĐẶC ĐIỂM CỦA 𝒅 ∆𝒅
VẬN TỐC (𝒗 = 𝒕 hoặc 𝒗 = )

FI
CHUYỂN ĐỘNG ∆𝒕

OF
ĐỒ THỊ DỊCH CHUYỂN –
THỜI GIAN (𝒅 = 𝒅𝟎 + 𝒗𝒕)

THỰC HÀNH: ĐO TỐC ĐỘ CỦA

ƠN
VẬT CHUYỂN ĐỘNG
CHUYỂN ĐỘNG
BIẾN ĐỔI.
CHUYỂN ĐỘNG NHANH DẦN
(𝒗𝒕 = 𝒗𝟎 + 𝒂. 𝒕
ĐỀU (𝒂. 𝒗 > 𝟎)
NH
𝟏
ĐỘNG 𝒅 = 𝒗𝟎 . 𝒕 + 𝒂. 𝒕𝟐
𝟐
HỌC 𝟐 𝟐
𝒗𝒕 − 𝒗𝟎 = 𝟐. 𝒂. 𝒅) CHUYỂN ĐỘNG CHẬM DẦN ĐỀU
ሬԦ
∆𝒗
ሬԦ =
GIA TỐC ( 𝒂 ) (𝒂. 𝒗 < 𝟎)
Y

∆𝒕
QU

SỰ RƠI TỰ DO THỰC HÀNH: ĐO GIA TỐC RƠI


( 𝒂 = 𝒈 = 𝒄𝒐𝒏𝒔𝒕 ; TỰ DO
𝒗 = 𝒈. 𝒕 ;
M

𝟏 𝒗𝟐
𝒅 = 𝒔 = 𝟐 𝒈𝒕𝟐 = 𝒈𝒕 ) CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG

𝟐.𝑯
(Tầm xa: 𝑳 = 𝒗𝟎 . 𝒕 = 𝒗𝟎 ට )
𝒈

CHUYỂN ĐỘNG
NÉM CHUYỂN ĐỘNG NÉM XIÊN
Y

𝒗𝟎 𝟐 .𝒔𝒊𝒏𝟐 𝜶
(Tầm cao: 𝑯 =
DẠ

𝟐.𝒈
𝒗𝟎 𝟐 .𝒔𝒊𝒏𝟐𝜶
Tầm xa: 𝑳 = )
𝒈

Sơ đồ 2.1. Cấu trúc chương “Động học” – Vật lí 10 KNTTVCS


38

2.1.3. Mục tiêu dạy học phần “Động học”

L
Nội dung Yêu cầu cần đạt
- Lập luận để rút ra được công thức tính tốc độ trung bình, định nghĩa được

A
tốc độ theo một phương.

CI
- Từ hình ảnh hoặc ví dụ thực tiễn, định nghĩa được độ dịch chuyển.
- So sánh được quãng đường đi được và độ dịch chuyển.

FI
- Dựa vào định nghĩa tốc độ theo một phương và độ dịch chuyển, rút ra
được công thức tính và định nghĩa được vận tốc.
Mô tả

OF
- Thực hiện thí nghiệm (hoặc dựa trên số liệu cho trước), vẽ được đồ thị độ
chuyển
dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng.
động
- Tính được tốc độ từ độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian.
- Xác định được độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp.

ƠN
- Vận dụng được công thức tính tốc độ, vận tốc.
- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện
phương án, đo được tốc độ bằng dụng cụ thực hành.
NH
- Mô tả được một vài phương pháp đo tốc độ thông dụng và đánh giá được ưu,
nhược điểm của chúng.
– Thực hiện thí nghiệm và lập luận dựa vào sự biến đổi vận tốc trong chuyển
động thẳng, rút ra được công thức tính gia tốc; nêu được ý nghĩa, đơn vị
Y

của gia tốc.


QU

- Thực hiện thí nghiệm (hoặc dựa trên số liệu cho trước), vẽ được đồ thị
vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng.
- Vận dụng đồ thị vận tốc – thời gian để tính được độ dịch chuyển và gia
Chuyển tốc trong một số trường hợp đơn giản.
M

động biến - Rút ra được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều (không
đổi được dùng tích phân).

- Vận dụng được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Mô tả và giải thích được chuyển động khi vật có vận tốc không đổi theo
một phương và có gia tốc không đổi theo phương vuông góc với phương
này.
Y

- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện
DẠ

phương án, đo được gia tốc rơi tự do bằng dụng cụ thực hành.
39

- Thực hiện được dự án hay đề tài nghiên cứu tìm điều kiện ném vật trong

L
không khí ở độ cao nào đó để đạt độ cao hoặc tầm xa lớn nhất.
Từ yêu cầu cần đạt, ta có mục tiêu dạy học cụ thể của từng bài học như sau:

A
2.1.3.1. BÀI 4: ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC

CI
- Từ hình ảnh hoặc ví dụ thực tiễn, định nghĩa được độ dịch chuyển
- Phân biệt được quãng đường và độ dịch chuyển

FI
- Xác định được độ dịch chuyển tổng hợp
- Giải được bài toán xác định quãng đường, độ dịch chuyển

OF
- Xác định được vị trí của một địa điểm trên bản đồ
2.1.3.2. BÀI 5: TỐC ĐỘ VÀ VẬN TỐC
- Trình bày được các khái niệm: tốc độ trung bình, tốc độ tức thời, vận tốc trung bình, vận
tốc tức thời

ƠN
- Lập luận để rút ra được công thức tính tốc độ trung bình, định nghĩa được tốc độ theo một
phương.
- Dựa vào định nghĩa tốc độ theo một phương rút ra được công thức tính và định nghĩa
NH
được vận tốc
- Phân biệt được khái niệm tốc độ và vận tốc
- Vận dụng được công thức tính tốc độ và vận tốc
- Em có thể tự xác định được tốc độ chuyển động của mình trong một số trường hợp đơn
Y

giản
- Sử dụng đúng các thuật ngữ tốc độ và vận tốc trong các tình huống khác nhau
QU

- Biết cách tổng hợp hai vận tốc cùng phương và hai vận tốc có phương vuông góc với nhau
2.1.3.3. BÀI 6: THỰC HÀNH: ĐO TỐC ĐỘ CỦA VẬT CHUYỂN ĐỘNG
- Thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án đo được tốc độ
M

trung bình và tốc độ tức thời chuyển động của viên bi thép bằng đồng hồ đo thời gian hiện
số và cổng quang điện.

2.1.3.4. BÀI 7: ĐỒ THỊ ĐỘ DỊCH CHUYỂN – THỜI GIAN


- Mô tả được chuyển động từ đồ thị của chuyển động.
- Vẽ được các đồ thị của chuyển động từ các số liệu đặc trưng.
- Đọc và phân tích số liệu từ đồ thị.
Y

- Xây dựng các loại đồ thị từ số liệu cho phép.


DẠ

2.1.3.5. BÀI 8: CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI GIA TỐC


- Bước đầu phân biệt được chuyển động biến đổi đều.
40

- Biết cách viết biểu thức gia tốc.


- Tìm được ví dụ về chuyển động nhanh dần và chậm dần.

L
- Phát biểu được định nghĩa gia tốc, công thức tính gia tốc và đon vị gia tốc.

A
- Phân biệt được chuyển động nhanh dần và chậm dần.

CI
- Giải được các bài toán về gia tốc.
2.1.3.6. BÀI 9: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

FI
- Nêu được vận tốc tức thời là gì.
- Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần đều, chậm dần đều).
- Nêu được đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong

OF
chuyển động thẳng chậm dần đều.
- Viết được công thức tính gia tốc của một chuyển động biến đổi.
- Viết được công thức tính vận tốc vt = v0 + at và vận dụng được các công thức này.

ƠN
1
- Viết được phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều x = x0 + v0t + at2.
2
1
- Vận dụng được các công thức : s = v0t + at2, 𝑣𝑡2 − 𝑣02 = 2as.
2
- Vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động biến đổi đều.
NH
- Nêu được sự rơi tự do là gì.
- Viết được các công thức tính vận tốc và quãng đường đi của chuyển động rơi tự do.
- Nêu được đặc điểm về gia tốc rơi tự do.
- Bước đầu giải được bài toán đơn giản về chuyển động biến đổi đều.
Y

- Biết cách viết biểu thức vận tốc từ đồ thị vận tốc – thời gian và ngược lại.
QU

2.1.3.7. BÀI 10: SỰ RƠI TỰ DO


- Tính được g và sai số của phép đo g dựa vào số liệu đo đạt.
- Thực hiện một số thí nghiệm biết yếu tố ảnh hưởng đến sự rơi tự do.
- Biết được thế nào là sự rơi tự do.
M

- Nêu được đặc điểm của sự rơi tự do.


- Vận dụng làm một số bài tập về rơi tự do.

2.1.3.8. BÀI 11: THỰC HÀNH ĐO GIA TỐC RƠI TỰ DO


- Phát biểu được định nghĩa về phép đo các đại lượng vật lí. Phân biệt phép đo trực tiếp và
phép đo gián tiếp.
Y

- Hiểu được tính năng và nguyên tắc hoạt động của đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng
DẠ

quang điện.
41

- Vẽ được đồ thị mô tả sự thay đổi vận tốc rơi của vật theo thời gian t và quãng đường đi s

L
theo t2.
- Củng cố kiến thức về chuyển động dưới tác dụng của trọng trường

A
- Thông qua việc vận dụng sẽ ôn lại nhiều kiến thức có liên quan đến mỗi phương án TN.

CI
- Biết cách xác định sai số dụng cụ, sai số ngẫu nhiên.
- Biết tính sai số của phép đo trực tiếp, sai số phép đo gián tiếp.

FI
- Biết cách viết đúng kết quả phép đo, với số các chữ số có nghĩa cần thiết.
- Bước đầu làm quen với việc phân tích các phương án thí nghiệm, cách dự đoán quy luật
và lựa chọn phương án thí nghiệm và tạo tiền đề cho việc hình thành khả năng sáng tạo các

OF
phương án thí nghiệm khả thi.
- Nâng cao kĩ năng làm thí nghiệm, thu thập số liệu, sử lý và phân tích số liệu, vẽ đồ thị,
viết kết quả hợp lý và lập báo cáo thí nghiệm đúng thời gian.

ƠN
- Rèn luyện năng lực tư duy thực nghiệm; biết phân tích ưu nhược điểm của các phương án
TN và chọn ra phương án tối ưu để tiến hành thí nghiệm; khả năng làm việc theo nhóm
- Tính được g và sai số của phép đo g dựa vào số liệu đo đạt.
NH
2.1.3.9. BÀI 12: CHUYỂN ĐỘNG NÉM
- Phân tích chuyển động thành phàn và ứng dụng vào thực tế.
- Biết cách phân tích các loại chuyển động.
- Vận dụng phân tích các thành phàn của lực.
Y

- Viết được phương trình cảu chuyển động thành phần.


- Ứng dụng kiến thức vào thực tế.
QU

2.2. Xây dựng bài tập phần “Động học” Vật lí 10 theo hướng phát triển năng lực tìm
hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh.
2.2.1. Bài tập theo hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật
M

lí của học sinh


Qua tham khảo một số tài liệu chúng tôi xây dựng được hệ thống bài tập phần “Động

học” vật lí 10 nhằm phát triển triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
của học sinh như sau:
2.2.1.1. Bài tập vận dụng mức 3 khung năng lực THTGTNDGĐVL của HS
Y
DẠ
42

Bài tập 3.1: Trong một buổi tập luyện của đội tuyển Việt Nam, hai cầu thủ Công Phượng
và Văn Toàn đứng tại vị trí C và V trước một bức tường thẳng đứng như hình vẽ (Hình

L
2.1). Công Phượng đứng cách tường 20m, Văn Toàn đứng cách tường 10m. Công Phượng

A
đá quả bóng lăn trên sân về phía bức tường. Sau khi phản xạ, bóng sẽ chuyển động đến chỗ

CI
Văn Toàn đang đứng. Coi sự phản xạ của quả bóng
khi va chạm vào bức tường giống như hiện tượng

FI
phản xạ của tia sáng trên gương phẳng. Cho AB =
30m, Em hãy xác định:
a) Góc tạo bởi phương chuyển động của quả bóng và

OF
bức tường.
b) Tính quãng đường bóng lăn từ Công Phượng đến
chân Văn Toàn.

ƠN
Hình 2.1
- Lời giải:
a) Góc tạo bởi phương của quả bóng và bức ’
NH
tường
+ Vì sự phản xạ của quả bóng khi va chạm vào
bức tường giống hệt như hiện tượng phản xạ
của tia sáng trên gương phẳng nên ta vẽ được
Y

đường truyền bóng như hình dưới


QU

𝐴𝑀
+ Từ hình vẽ ta có: ∆𝐴𝐶𝑀 ~∆𝐵𝑉𝑀 => =
𝐵𝑀
𝐴𝐶 20
=
𝐵𝑉 10
M

+ Mà AM + BM = AB = 30 (m) => AM = 20 (m); BM = 10 (m)


̂ = 𝐵𝑀𝑉
+ Do ∆𝐴𝐶𝑀 cân nên 𝐴𝑀𝐶 ̂ = 45°

b) Quãng đường bóng lăn là: CM + MV = C’M + MV = C’V


+ Tam giác NC’V vuông tại N, C’N = AB = 30 (m); NV = CA + VB = 30 (m)
+ Suy ra: (C’V)2 = (C’N)2 + (NV)2 => C’V = √(𝐶 ′ 𝑁)2 + (𝑁𝑉)2
Y

+ Thay số ta được: C’V = √302 + 302 = 30√2 (m)


DẠ

- Năng lực hình thành:


+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
43

+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất


+ HV3. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm

L
hiểu

A
+ HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra

CI
+ HV5. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu

FI
- Bài dạy áp dụng: Bài 4. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được
Bài tập 3.2: Bạn An xuất phát từ A tới bờ sông để lấy nước rồi từ đó mang nước đến B. A
cách bờ sông một khoảng AM = 60m; B cách bờ sông một khoảng BN = 300m. Khúc sông

OF
MN dài 480m và coi là thẳng. Từ A và B tới bất kì điểm nào của bờ sông MN đều có thể
đi theo các đường thẳng (Hình 2.2). Hỏi muốn quãng đường cần đi là ngắn nhất thì bạn An
phải đi theo con đường như thế nào và tính chiều dài quãng đường ấy?

ƠN
NH

Hình 2.2
Y

- Lời giải:
QU
M

+ Giả sử A đi theo đường AIB. Gọi B’ là điểm đối xứng của B qua bãi sông.
+ Ta có: AIB = AI + IB = AI + IB’ = AIB’.
Y

+ Để AIB ngắn nhất thì 3 điểm A, I, B’ thẳng hàng. Lúc đó I ≡ J


DẠ

+ Dựa vào hình vẽ ta có:


AP = MN = 480m; B’P = B’N + NP = 360m
44

Xét ∆𝐴𝑃𝐵′ vuông tại P => 𝐴𝐵′ = √𝐴𝑃2 + 𝐵′𝑃2 = 600𝑚 (mặt khác AB’ = AJ + JB)

L
Vậy quãng đường An cần đi ngắn nhất là: AB’ = 600m
- Năng lực hình thành:

A
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề

CI
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
+ HV3. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm

FI
hiểu
+ HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra

OF
+ HV5. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
- Bài dạy áp dụng: Bài 4. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được
Bài tập 3.3: Một ca nô chạy ngang qua một dòng sông, xuất phát từ A. Nếu động cơ ca nô

ƠN
đẩy ca nô theo hướng AB thì sau 100s, nó cập bờ bên kia ở điểm C cách B 200m. Nếu động
cơ ca nô đẩy ca nô theo hướng AD thì nó sẽ cập bờ bên kia tại đúng điểm B. Tìm:
NH
Y
QU

Hình 2.3
a) Vận tốc của dòng nước so với bờ sông.
b) Vận tốc của ca nô so với dòng nước.
c) Chiều rộng của sông.
M

- Lời giải:
a) Nếu gọi:

𝑣1,2 là vận tốc của ca nô so với dòng nước.


+ ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣2,3 là vận tốc của dòng nước so với bờ sông.
+ ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣1,3 là vận tốc của ca nô so với bờ sông.
+ ሬሬሬሬሬሬԦ
Y

Khi mũi ca nô hướng về B (hình 2.3a) thì:


DẠ

𝑣1,3 = ሬሬሬሬሬሬԦ
ሬሬሬሬሬሬԦ 𝑣1,2 + ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣2,3
𝐴𝐵 Hình 2.3a
Với: 𝑣1,2 = (1)
𝑡
45

𝐵𝐶 200

L
𝑣2,3 = = = 2 (m/s).
𝑡 100

A
b) Khi mũi ca nô hướng về D (hình 2.3b) thì:
ሬሬሬሬሬሬሬሬԦ ሬሬሬሬሬሬሬሬԦ ሬሬሬሬሬሬሬሬԦ

CI
𝑣′1,3 = 𝑣′ 1,2 + 𝑣′2,3

Với: 𝑣′1,2 = 𝑣1,2 và 𝑣′2,3 = 𝑣2,3 = 2 (m/s)


Vì 𝑣′1,2 là cạnh huyền của tam giác vuông có một góc là

FI
300 nên 𝑣′1,2 = 2𝑣′2,3 = 2𝑣2,3 = 4 (m/s).
c) Từ (1) rút ra: 𝐴𝐵 = 𝑣1,2 . 𝑡 = 400 𝑚.

OF
Hình 2.3b

- Năng lực hình thành:


+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề

ƠN
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
+ HV3. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm
hiểu
+ HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra
NH
+ HV5. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
- Bài dạy áp dụng: Bài 5. Tốc độ và vận tốc
Y

Bài tập 3.4: Một tàu ngầm đang lặn xuống theo phương thẳng đứng với vận tốc không đổi,
tàu phát tín hiệu siêu âm theo phương thẳng đứng xuống đáy biển. Nếu coi thời gian tín
QU

hiệu đi từ tàu xuống đáy biển là t1, thời gian tín hiệu phản hồi từ đáy biển tới tàu là t2, vận
tốc của siêu âm trong nước biển là u và đáy biển nằm ngang. Tính vận tốc lặn v của tàu
theo u, t1, t2.
- Lời giải:
M

Cách 1:

Trong thời gian (t1 + t2), con tàu đã lặn sâu được một đoạn:
𝑑
𝑑 = 𝑣 (𝑡1 + 𝑡2 ) => 𝑣 = (1)
𝑡1 +𝑡2

Trong thời gian t1, tín hiệu phát truyền được một đoạn d2
Y

= ut2.
Vì d = d1 – d2 = u(t1 – t2) (2)
DẠ

𝑡1 −𝑡2
Từ (1) và (2) => 𝑣 =𝑢 Hình 2.4
𝑡1 +𝑡2
46

Cách 2:
Độ dịch chuyển của tàu khi phát tín hiệu âm tới khi nhận được tín hiệu là:

L
𝑑
𝑑Ԧ = 𝑣Ԧ (𝑡1 + 𝑡2 ) => 𝑣 =

A
(1)
𝑡1 +𝑡2

CI
Độ dịch chuyển của tín hiệu âm từ khi được phát ra từ tàu tới khi phản hồi về tàu là
ሬሬሬԦ
𝑑′ = ሬሬሬሬԦ
𝑑1 + ሬሬሬሬԦ
𝑑2 , trong đó ሬሬሬሬԦ
𝑑1 là độ dịch chuyển của tín hiệu phát: ሬሬሬሬԦ ሬԦ. 𝑡1 ; ሬሬሬሬԦ
𝑑1 = 𝑢 𝑑2 là độ dịch

FI
chuyển của tín hiệu phản hồi: ሬሬሬሬԦ ሬԦ. 𝑡2 (dấu “ – ” vì tín hiệu phản hồi chuyển động
𝑑2 = −𝑢
ngược chiều với tín hiệu phát ).

OF
𝑑 ′ = 𝑢𝑡1 − 𝑢𝑡2 => 𝑑 ′ = 𝑢(𝑡1 − 𝑡2 ) (2)
𝑡1 −𝑡2
Từ (1) và (2) => 𝑣 =𝑢
𝑡1 +𝑡2
- Năng lực hình thành:

ƠN
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
+ HV3. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm
NH
hiểu
+ HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra
+ HV5. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
Y

- Bài dạy áp dụng: Bài 5. Tốc độ và vận tốc


Bài tập 3.5: Khi ngồi trên tàu, xe đạng chạy trong mưa ta thấy các giọt mưa rơi xiên và đập
QU

vào mặt ta. Hay ngồi trong ôtô có cửa kính thì ta thấy các giọt mưa rơi xiên đập vào cửa
kính theo những đường cong kể cả khi trời lặng gió. Tại sao lại có hiện tượng vô lí trên?
- Lời giải:
M

+ Thực ra chẳng có gì là vô lí cả, mà mà do ta đã so sánh chúng trong hai hệ qui chiếu


khác nhau nên mới có sự lẫn lộn đó. Trong hệ qui chiếu gắn với mặt đất thì các giọt mưa là

rơi thẳng đứng khi trời lặng gió. Còn trong hệ qui chiếu của những người quan sát thấy hiện
tượng giọt mưa rơi xiên là hệ qui chiếu gắn liền với xe đang chuyển động với vận tốc v theo
phương ngang. Do đó, hệ này sẽ chuyển động với vận tốc −𝑣Ԧ so với hệ gắn mặt đất.
+ Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau thì khác
Y

nhau. Vận tốc có tính tương đối. Vận tốc của giọt mưa là sự tổng hợp của vận tốc hai chuyển
DẠ

động: chuyển động thẳng đứng với vận tốc u tăng dần theo thời gian có gia tốc g và một
chuyển động theo phương ngang với vận tốc −𝑣Ԧ nên vận tốc tổng hợp: ሬሬሬሬሬԦ
𝑣𝑡ℎ = 𝑢ሬԦ − 𝑣Ԧ . Vận
47

v
𝑣𝑡ℎ tại mỗi thời điểm có phương hợp với phương thẳng đứng một góc: tg =
tốc ሬሬሬሬሬԦ . Chính
u

L
vì vậy, người ngồi trong xe thấy mưa rơi xiên.

A
Cách giải khác:

CI
+ Khi các hệ quy chiếu khác nhau thì tính chất chuyển động không giống nhau, cùng
thời gian khi ta thuộc hệ quy chiếu này mà xét đến vật thì khi đứng ở hệ quy chiếu khác thi
không thể sử dụng tích chất chuyển cũ được.

FI
+ Khi không có gió, những giọt mưa rơi theo phương thẳng đứng so với đất, nhưng
lại rơi theo phương xiên đối với người lái xe máy.

OF
Gọi v md , v nd , vmn là vận tốc của giọt mưa, vận tốc của người so với đất, vận tốc của
giọt mưa so với người đi xe.
vmn = vmd + vdn

ƠN
Ta thấy nếu so với người giọt mưa sẽ rơi thì giọt mưa sẽ rơi theo phương xiên.
- Năng lực hình thành:
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
NH
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
+ HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
- Bài dạy áp dụng: Bài 5. Tốc độ và vận tốc
Y

Bài tập 3.6: Hai ôtô chuyển động cùng hướng trên một đường thẳng. Khi ôtô thứ nhất vượt
qua ôtô thứ hai, người ngồi trên ôtô thứ nhất thấy ôtô thứ hai dường như chạy giật lùi. Hãy
QU

giải thích tại sao?


- Lời giải:
Hai ô tô chuyển động cùng hướng tức là vecto vận tốc xe thứ nhất 𝑣
ሬሬሬԦ1 cùng phương,
M

𝑣2 của xe thứ hai trên một đường thẳng. Ôtô thứ nhất vượt qua ôtô thứ hai
cùng chiều với ሬሬሬሬሬԦ
tức là ôtô một chuyển động nhanh hơn ô tô hai.

Do ôtô thứ nhất chuyển động nhanh hơn so với ôtô thứ hai nên khoảng cách từ ôtô
thứ nhất đến ôtô thứ hai ngày càng tăng. Người ngồi trên ôtô thứ nhất đứng yên so so với
ôtô thứ nhất và ô tô thứ nhất mỗi lúc càng xa ô tô thứ hai. Người quan sát và ô tô thứ hai
thuộc hai hệ quy chiếu khác nhau tính tương đối đã gây nên cảm giác đó.
Y

Chuyển động có tính tương đối. Để biểu diễn tính tương đối của chuyển động, cần
DẠ

xét chuyển động trong các quan hệ quán tính khác nhau chuyển động đối với nhau, kết quả
48

của nó là định lí cộng vận tốc và x1 , x2 và y , y2 ... nên người trên ô tô thứ nhất thấy ôtô thứ
1

L
hai ngày càng lùi ra xa so với người đó.

A
- Năng lực hình thành:
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề

CI
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
+ HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra

FI
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
- Bài dạy áp dụng: Bài 5. Tốc độ và vận tốc

OF
Bài tập 3.7: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
a. Làm thế nào đo được quãng đường đi được của vật trong một khoảng thời gian hoặc
ngược lại?
b. Thiết kế các phương án đo tốc độ và so sánh ưu, nhược điểm của các phương án đó.

ƠN
- Lời giải:
a. Để đo được quãng đường đi được của vật chuyển động trong một khoảng thời gian, ta
cho xe chuyển động trên một máng thẳng có độ chia quãng đường trên máng
NH
+ Để đo thời gian di chuyển của vật trên một quãng đường, ta sử dụng đồng hồ bấm giây
để đo
b. Các phương án đo tốc độ
Phương án 1: Tạo một máng thẳng có độ chia các vạch trên máng, dùng đồng hồ bấm giây
Y

để đo thời gian
QU

Phương án 2: Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số


So sánh:
Ưu điểm Nhược điểm
Sai số cao, do khi bắt đầu vật di chuyển
M

Phương án 1 Dễ thiết kế, ít tốn chi phí hay khi vật kết thúc thì tay ta bấm đồng
hồ thì sẽ không được chính xác

Sai số thấp, kết quả đo chính


Phương án 2 Chi phí cao
xác hơn phương án 1
- Năng lực hình thành:
Y

+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề


+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
DẠ

+ HV3. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm
hiểu
49

+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu


- Bài dạy áp dụng: Bài 6. Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động

L
Bài tập 3.8: Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian (hình 2.5) của một người đang bơi trong

A
một bể bơi dài 50 m. Đồ thị này cho biết những gì về chuyển đông của người đó?

CI
FI
OF
Hình 2.5
ƠN
a. Trong 25 giây đầu mỗi giây người đó bơi được bao nhiêu mét? Tính vận tốc của người
đó ra m/s
NH
b. Từ giây nào đến giây nào người đó không bơi?
c. Từ giây 35 đến giây 60 người đó bơi theo chiều nào?
d. Trong 20 giây cuối cùng, mỗi giây người đó bơi được bao nhiêu mét? Tính vận tốc của
Y

người đó ra m/s.
e. Xác định độ dịch chuyển và vận tốc của người đó khi bơi từ B đến C.
QU

f. Xác định độ dịch chuyển và vận tốc của người đó trong cả quá trình bơi.
- Lời giải:
50
a. Trong 25 giây đầu, người đó bơi theo chiều dương, mỗi giây người đó bơi được: = 2m
25
M

d 50
Vận tốc của người đó là v = = = 2m / s
t 25

b. Từ giây 25 đến giây 35 người đó không bơi.


c. Từ giây 35 đến giây 60 người đó bơi ngược lại.
d. Trong 20 giây cuối, người đó bơi theo chiều âm, mỗi giây người đó bơi được:
Y

25 − 45
= 1m
20
DẠ

d 25 − 45
Vận tốc của người đó là v = = = −1 m / s .
t 20
50

e. Khi bơi từ B đến C:


+ Độ dịch chuyển của người đó là: 25 – 50 = - 25 m.

L
d 25 − 50

A
+ Vận tốc của người đó là: v = = = −1 m / s
t 60 − 35

CI
f. Xét cả quá trình bơi:
+ Độ dịch chuyển của người đó là: 25 – 0 = 25 m.
d 25 − 0 5

FI
+ Vận tốc của người đó là: v = = = m/s.
t 60 12
- Năng lực hình thành:

OF
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
- Bài dạy áp dụng: Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian

ƠN
Bài tập 3.9: Dựa vào đồ thị hình 2.6, hãy xác định:
NH
Y
QU

Hình 2.6
a. Vận tốc của mỗi chuyển động.
b. Phương trình độ dịch chuyển – thời gian của mỗi chuyển động.
M

c. Vị trí và thời điểm các chuyển động gặp nhau.


- Lời giải:

a. Vận tốc của mỗi chuyển động


d 2 − d1 180 − 0
Đồ thị (I): v1 = = = 60km / h
t2 − t1 3−0
Y

d 2 − d1 0 − 180
Đồ thị (II): v2 = = = −60km / h
t2 − t1 3−0
DẠ

d 2 − d1 60 − 0
Đồ thị (III): v3 = = = 20km / h
t2 − t1 3−0
51

b. Phương trình độ dịch chuyển – thời gian của mỗi chuyển động
d1 =60t ( km ) ; d 2 =180 − 60t ( km ) ; d 3 =20t ( km ).

L
c. Khi chuyển động ( I ) và ( II ) gặp nhau d1 = d2  t = 1, 5h

A
Vị trí gặp nhau cách điểm khởi hành của ( I ) đoạn 90 km.

CI
Khi chuyển động ( II ) và ( III ) gặp nhau d 2 = d3  t = 2h15 phut

FI
Vị trí gặp nhau cách điểm khởi hành của ( III ) đoạn 45 km.
- Năng lực hình thành:

OF
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
- Bài dạy áp dụng: Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian

ƠN
Bài tập 3.10: Một quả bóng tennis đang bay với vận tốc 25 m/s theo hướng đông thì chạm
vào tường chắn và bay trở lại với vận tốc 15 m/s theo hướng tây. Thời gian và chạm giữa
tường và bóng là 0,05 s.
NH
a) Tính sự thay đổi tốc độ của quả bóng.
b) Tính sự thay đổi vận tốc của quả bóng.
c) Tính gia tốc của quả bóng trong thời gian tiếp xúc với tường.
- Lời giải:
Y

a) Sự thay đổi tốc độ của quả bóng là:


QU

v1 = 25 m/s; v2 = 15 m/s => ∆𝑣 = 𝑣1 − 𝑣2 = 25 − 15 = 10 m/s.


b) Chọn chiều dương theo hướng từ tây sang đông.
Ta có:
1 = 25 m/s (theo hướng đông) => v1 = 25 m/s.
ሬሬሬԦ|
|𝑣
M

2 = 15 m/s (theo hướng tây) => v2 = -15 m/s.


ሬሬሬሬԦ|
|𝑣
Sự thay đổi vận tốc của quả bóng là:

∆v = v2 – v1 = -15 – 25 = -40 m/s.


c) Gia tốc của quả bóng trong thời gian tiếp xúc với tường là:
∆𝑣 −40
𝑎= = = −800 (m/s2)
∆𝑡 0,05
Y

- Năng lực hình thành:


DẠ

+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề


+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
52

+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu


- Bài dạy áp dụng: Bài 8. Chuyển động biến đổi. Gia tốc

L
Bài tập 3.11: Một vật chuyển động biến đổi đều, đi được 10m trong 5s đầu và 10m nữa

A
trong 3s tiếp theo. Quãng đường vật sẽ đi được trong 2s tiếp theo nữa bằng bao nhiêu?

CI
- Lời giải:
Gọi v0 là vận tốc đầu của vật.
Quãng đường vật đi được sau 5s đầu là

FI
𝑎𝑡 2 25
𝑠5 = 𝑣0 𝑡 + = 5𝑣0 + 𝑎. = 10 ⇒ 2𝑣0 + 5𝑎 = 4 (1)
2 2

OF
Quãng đường vật đi được sau 8s đầu là:
64
𝑠8 = 8𝑣0 + 𝑎. = 20 ⇒ 2𝑣0 + 8𝑎 = 5 (2)
2
7 1
(1) và (2) ⇒ 𝑣0 = 𝑚/𝑠; 𝑎 = 𝑚/𝑠 2
6 3

ƠN
Quãng đường vật đi được sau 10s đầu là:
100 7 1
𝑠10 = 10𝑣0 + 𝑎. = 10. + 50. = 28,3𝑚
2 6 3
Vậy quãng đường vật đi được trong 2s cuối là:
𝑠 = 𝑠10 − 𝑠8 = 28,3 − 20 = 8,3𝑚
NH
- Năng lực hình thành:
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
- Bài dạy áp dụng: Bài 9. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
Y

Bài tập 3.12: Đồ thị vận tốc - thời gian trong Hình 2.7 là của một xe bus và một xe máy
QU

chạy cùng chiều trên một đường thẳng. Xe bus đang đứng yên, bắt đầu chuyển động thì xe
máy đi tới.
M

Y

Hình 2.7
a) Tính gia tốc của xe bus trong 4 s đầu và trong 4 s tiếp theo.
DẠ

b) Khi nào thì xe bus bắt đầu chạy nhanh hơn xe máy?
c) Khi nào thì xe bus đuổi kịp xe máy?
53

d) Xe máy đi được bao nhiêu mét thì bị xe bus đuổi kịp?


e) Tính vận tốc trung bình của xe bus trong 8 s đầu.

L
- Lời giải:

A
∆𝑣1 8−0 8
a) Gia tốc của xe bus trong 4s đầu là: 𝑎1 = = = = 2 m/s2.

CI
∆𝑡1 4−0 4
∆𝑣2 12−8 4
Gia tốc của xe bus trong 4s tiếp theo là: 𝑎2 = = = = 1 m/s2.
∆𝑡2 8−4 4

b) Từ đồ thị ta thấy sau giây thứ 4 thì đồ thị xe bus ở phí trên đồ thị xe máy

FI
=> Vận tốc của xe bus lớn hơn vận tốc của xe máy.
c) Gọi thời điểm hai xe gặp nhau là t.

OF
Đối với xe máy:
Trong 8 s đầu: dm = vmtm = 8.8 = 56 m.
Độ dịch chuyển của xe máy trong thời gian t là: dm = vmt = 8t

ƠN
Đối với xe bus:
1 1
Trong 4 s đầu: 𝑑1 = 𝑣01 𝑡1 + 𝑎1 𝑡 21 = 0 + . 2. 42 = 16 m
2 2
1 2 1
Trong 4 s tiếp theo: 𝑑2 = 𝑣02 𝑡2 + 𝑎2 𝑡 2 = 8.4 + . 1. 42 = 40 m
NH
2 2
=> Trong 8 s đầu xe bus đi được d1 + d2 = 56 m.
=> Trong 8 s đầu hai xe chưa gặp nhau.
Độ dịch chuyển của xe bus trong thời gian t là:
db = 56 + v3(t – 8) = 56 + 12(t -8) = 12t – 40.
Y

Hai xe gặp nhau khi dm = db


QU

⬄ 8t = 12t – 40 => t = 10 s.
Vậy hai xe gặp nhau tại thời điểm t = 10 s.
d) Với t = 10 s => dm = 80 m
Vậy xe bus đuổi kịp khi xe máy chạy được 80 m.
M

∆𝑑 𝑑1 +𝑑2 16+40
e) Vận tốc trung bình của xe bus trong 8 s đầu là: 𝑣𝑡𝑏 = = = = 7 (m/s)
∆𝑡 𝑡1 +𝑡2 80

- Năng lực hình thành:


+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
Y

- Bài dạy áp dụng: Bài 9. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
DẠ

Bài tập 3.13: Một học sinh thử tính vận tốc khi chạm đất của một hạt mưa rơi từ một đám
mây ở độ cao 1000 mét so với mặt đất. Bạn đó rất ngạc nhiên vì sau khi áp dụng công thức
54

về sự rơi tự do: v2= 2gh thì đã tìm thấy vận tốc của hạt mưa lúc chạm đất là v = 141 (m/s),
tức là bằng vận tốc của viên đạn bắn ra khỏi nòng súng! Học sinh đó thắc mắc: Tại sao hạt

L
mưa rơi từ trên trời cao xuống đất lại không sát thương muôn loài, nếu như nó có vận tốc

A
như đạn! Bạn có thể giải đáp được thắc mắc này không?

CI
- Lời giải:
+ Trong trường hợp này học sinh tính vận tốc hạt mưa rơi trong điều kiện lý tưởng

FI
vì ngoài thực tế hạt mưa chịu ảnh hưởng từ môi trường cụ thể hơn là lực cản của không khí.
+ Một vật rơi tự do thì vận tốc được tính bởi công thức v = 2 gh .Nếu vật đạt được

OF
vận tốc 121m/s thì có tính sát thương cao. Hạt mưa rơi trong không khí luôn chịu tác dụng
của lực cản không khí, nó nhanh chóng đạt vận tốc giới hạn và rơi đều tới mặt đất với vận
tốc đó (có độ lớn khoảng 7m/s với những hạt mưa có bán kính 1,5 mm). Vì vậy hạt mưa
chỉ gây cảm giác rát da mà thôi.

ƠN
- Năng lực hình thành:
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
NH
+ HV3. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm
hiểu
+ HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra
+ HV5. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được
Y

+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu


QU

- Bài dạy áp dụng: Bài 10. Sự rơi tự do


Bài tập 3.14: Trong khí quyển, hạt mưa to hay hạt mưa nhỏ (hình 2.8) rơi nhanh hơn?
M

Y
DẠ

Hình 2.8
55

- Lời giải

L
Mội vật đều rơi như nhau nếu là rơi tự do, hạt mưa rơi trong khí quyển có sức cản

A
của không khí. Lực cản của không khí đáng kể so với khối lượng của nó nếu hạt mưa là hạt
nhỏ. Vậy hạt mưa to rơi nhanh hơn.

CI
- Năng lực hình thành:
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề

FI
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu

OF
- Bài dạy áp dụng: Bài 10. Sự rơi tự do
Bài tập 3.15: Thả một hòn đá rơi không vận tốc ban đầu từ miệng một cái hang sâu xuống
đến đáy. Sau 4 s kể từ lúc bắt đầu thả thì nghe tiếng hòn đá chạm vào đáy. Biết tốc độ truyền

ƠN
âm trong không khí là 330 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính chiều sâu của hang?
- Lời giải:
Gọi h là chiều sâu của hang. Thời gian từ lúc thả đến lúc hòn đá chạm đáy hang là:
NH
1 2 2ℎ
ℎ= 𝑔𝑡 ⇒ 𝑡1 = √
2 𝑔
Thời gian âm truyền từ đáy hang đến miệng hang là:

𝑡2 =
Y

𝑣𝑎𝑚
QU

Theo đề bài ta có phương trình:

2ℎ ℎ
𝑡1 + 𝑡2 = 4 ⇒ √ + = 4 ⇒ ℎ = 70,3(𝑚)
9,8 330
- Năng lực hình thành:
M

+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề


+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất

+ HV3. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm
hiểu
+ HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra
Y

+ HV5. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được


DẠ

+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu


- Bài dạy áp dụng: Bài 10. Sự rơi tự do
56

Bài tập 3.16: Một vật rơi tự do từ đỉnh một toà nhà cao 80m, tại nơi có gia tốc trọng trường

L
g = 10m / s 2 . Quãng đường vật rơi được trong giây thứ 3 bằng bao nhiêu?

A
- Lời giải:
n2
Quãng đường vật rơi được sau n giây là: sn = g

CI
2
( n − 1)
2

Quãng đường vật rơi được sau n − 1 giây là: sn −1 =g

FI
2
8
Vậy quãng đường vật rơi được trong giây thứ n là: sn − sn −1 = (2n − 1)

OF
2
10
Thay n = 3 vào ta có: s3 = (2.3 − 1) = 25m
2
- Năng lực hình thành:

ƠN
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
- Bi dạy áp dụng: Bài 10. Sự rơi tự do
Bài tập 3.17: Một học sinh làm thí nghiệm xác định đo gia tốc rơi tự do của vật vật và được
NH
bảng số liệu như sau
Quãng Lần đo thời gian
đường (m) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
Y

0,4 0,285 0,286 0,284 0,285 0,286


QU

0,6 0,349 0,351 0,348 0,349 0,350


0,8 0,404 0,405 0,403 0,404 0,403
1,0 0,451 0,452 0,452 0,451 0,450
1,2 0,494 0,495 0,494 0,494 0,493
M

a) Hãy tính giá trị trung bình, sai số tuyệt đối trung bình và viết kết quả của phép đo.
b) Dựa vào bảng số liệu vẽ đồ thị mô tả mối quan hệ s và t2 trên hệ toạ độ (s; t2). Nhận xét

chung về dạng của đồ thị mô tả mối quan hệ s và t2 rồi rút ra kết luận về tính chất của
chuyển động rơi tự do?
- Lời giải:
a) Xử lí kết quả với phép đo khi chọn quãng đường s = 0,4 m
Y

Quãng Lần đo thời gian


DẠ

đường (m) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5


0,4 0,285 0,286 0,284 0,285 0,286
57

2s 2.0, 4
Gia tốc trong lần đo thứ nhất: g1 = 2
= 2
= 9,849 m/s2

L
t1 0, 285

A
2s 2.0, 4
Gia tốc trong lần đo thứ hai: g 2 = 2
= 2
= 9,780 m/s2
t2 0, 286

CI
2s 2.0, 4
Gia tốc trong lần đo thứ ba: g3 = 2
= 2
= 9,919 m/s2
t3 0, 284

FI
2s 2.0, 4
Gia tốc trong lần đo thứ tư: g 4 = 2
= 2
= 9,849 m/s2
t4 0, 285

OF
2s 2.0, 4
Gia tốc trong lần đo thứ năm: g5 = 2
= 2 = 9,780 m/s
2
t5 0, 286
Giá trị trung bình:
g1 + g 2 + g3 + g 4 + g 5 9,849 + 9, 780 + 9,919 + 9,849 + 9,870
g= =

ƠN
=9,835 m/s2
5 5
Sai số tuyệt đối trong các lần đo:
g1 = g − g1 = 9,835 − 9,849 = 0,014 m/s2
NH
g 2 = g − g 2 = 9,835 − 9, 780 =0,055 m/s2

g3 = g − g 3 = 9,835 − 9,919 = 0,084 m/s2

g 4 = g − g 4 = 9,835 − 9,849 = 0,014 m/s2


Y

g 5 = g − g 5 = 9,835 − 9, 780 =0,055 m/s2


QU

g1 + g 2 + g3 + g 4 + g5


Sai số tuyệt đối trung bình: g = = 0, 044 m/s2
5
Kết quả: g = g  g = 9,835  0,044 (m/s2)
M

Ứng với các quãng đường khác thực hiện phép tính tương tự.
b) Vẽ đồ thị mô tả mối quan hệ s và t2

Y
DẠ
58

Quãng đường (m) Lần đo thời gian t2 (s2)

L
Lần 1

A
0,4 0,285 0,081
0,6 0,349 0,122

CI
0,8 0,404 0,163
1,0 0,451 0,203

FI
1,2 0,494 0,244
Đồ thị mô tả mối quan hệ s và t2

OF
ƠN
NH
Nhận xét về dạng đồ thị trên: có dạng một đường thẳng hướng lên chứng tỏ s và t2 có mối
quan hệ tỉ lệ thuận với nhau.
- Năng lực hình thành:
Y

+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề


QU

+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất


+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
- Bài dạy áp dụng: Bài 11. Thực hành đo gia tốc rơi tự do
Bài tập 3.18: Một diễn viên biểu diễn mô tô bay đang phóng xe trên mặt dốc nằm nghiêng
M

30 0 để bay qua các ô tô như trong hình 2.9. Biết vận tốc của xe mô tô khi rời khỏi đỉnh dốc
là 14 𝑚/𝑠. Chiều cao của ô tô bằng chiều cao của dốc là 1,6𝑚, chiều dài của ô tô là 3,2 𝑚.

Lấy 𝑔 = 10 𝑚/𝑠 2 .
a) Tính thời gian từ khi xe rời đỉnh dốc tới khi đạt độ cao cực đại.
b) Mô tô có thể bay qua được nhiều nhất là bao nhiêu ô tô?
Y
DẠ

Hình 2.9
59

- Lời giải:
a) Chọn hệ quy chiếu Oxy như hình vẽ

L
Thời điểm ban đầu

A
Chiếu lên trục ox có

CI
x 0 = 0; v 0x = v 0 cos  = 7 3 ( m / s )

Chiếu lên trục oy có

FI
y0 = 1,6 ( m ) ; v0y = v0 sin  = 7 ( m / s )

Xét tại thời điểm t có a x = 0;a y = −g

OF
Chiếu lên trục ox có
v x = 7 3 ( m / s ) ; x = 7 3t ( m )

Chiếu lên trục Oy có

ƠN
v y = 7 − 10t ( m / s ) ; y = 1,6 + 7t − 5t 2 ( m )

Khi lên đến độ cao max thì: v y = 0  0 = 7 − 10t  t = 0,7 ( s )


b)
NH
t = 1, 6 ( s )
Khi vật chạm đất thì y = 0  1, 6 + 7t − 5t 2 = 0  
t = −0, 2 ( s )  0 ( loai )
Tầm bay xa nhất của mô tô là L = xmax = 7 3t = 7 3.1, 6  19, 4 ( m )
Y

19, 4
  6,1
QU

3, 2
Mô tô có thể bay qua 6 xe ô tô
- Năng lực hình thành:
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
M

+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất


+ HV3. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm

hiểu
+ HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra
+ HV5. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
Y

- Bài dạy áp dụng: Bài 12. Chuyển động ném


DẠ

Bài tập 3.19: Một cầu thủ bóng rổ cao 2 𝑚 đứng cách xa rổ 10 𝑚 theo phương nằm ngang
để tập ném bóng vào rổ. Biết miệng rổ ở độ cao 3,05 𝑚. Hỏi người đó phải ném bóng từ độ
60

cao ngang đầu với vận tốc theo phương 450 có độ lớn bao nhiêu để bóng đi vào rổ? Lấy

L
g = 9,8 m / s 2 .

A
- Lời giải:

CI
FI
OF
Chọn hệ quy chiếu Oxy như hình vẽ

ƠN
Thời điểm ban đầu
Chiếu lên trục ox có
x 0 = 0; v0x = v0 cos  ( m / s )
NH
Chiếu lên trục oy có
y0 = 2 ( m ) ; v0y = v0 sin  ( m / s )

Xét tại thời điểm t có a x = 0;a y = −g


Y

Chiếu lên trục ox có


x
v x = v 0 cos  ( m / s ) ; x = v 0 cos t ( m )  t =
QU

v 0 cos 
Chiếu lên trục Oy có
v y = v0 sin  − 10t ( m / s ) ; y = 2 + v0 sin t − 5t 2 ( m )
M

Để bóng vào rổ thì


10
x = 10 ( m )  t =

v0 cos 
2
10  10 
y = 3, 05 = 2 + v0 sin  − 5 
v0 cos   v0 cos  
 v0 = 10,57 ( m / s )
Y

- Năng lực hình thành:


DẠ

+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề


+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
61

+ HV3. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm

L
hiểu
+ HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra

A
+ HV5. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được

CI
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
- Bài dạy áp dụng: Bài 12. Chuyển động ném

FI
2.2.1.2. Bài tập vận dụng mức 2 khung năng lực THTGTNDGĐVL của HS
Bài tập 2.1: Bạn Bình bơi từ bờ này sang bờ kia của một con sông rộng 30m theo hướng
vuông góc với bờ sông. Do nước sông chảy mạnh nên quãng đường bạn Bình bơi gấp 2 lần

OF
so với khi bơi trong bể bơi.
a) Hãy xác định độ dịch chuyển của Bình khi bơi sang bờ bên kìa.
b) Vị trí điểm tới cách điểm đối diện với điểm khởi hành của Bình là bao nhiêu mét?

ƠN
- Lời giải: NH
Y
QU

a) Gọi O là điểm khởi hành, A là điểm đối diện bên kia bờ sông, B là điểm tới của bạn Bình
khi bơi.
Từ hình vẽ, ta có:
M

Độ dịch chuyển của bạn Bình là: d = OB = 2OA = 2.30 = 60m


𝑂𝐴 1
Hợp với phương của bờ sông một góc 𝛼 với: 𝑠𝑖𝑛𝛼 = =

=> 𝛼 = 30°
𝑂𝐵 2
b) Vị trí điểm tới cách điểm đối diện với điểm khởi hành của bạn Bình là:
𝐴𝐵 = 𝑂𝐵. 𝑐𝑜𝑠𝛼 = 60. 𝑐𝑜𝑠30° = 30√3 𝑚
Y

- Năng lực hình thành:


+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
DẠ

+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất


62

+ HV3. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm

L
hiểu
+ HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra

A
+ HV5. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được

CI
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
- Bài dạy áp dụng: Bài 4. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

FI
Bài tập 2.2: Em của An chơi trò tìm kho báu ở ngoài vườn với các bạn của mình. Em của
An giấu kho báu của mình là một chiếc vòng nhựa vào trong một chiếc giày rồi viết mật
thư tìm kho báu như sau: Bắt đầu từ gốc cây ổi, đi 10 bước về phía bắc, sau đó đi 4 bước

OF
về phía tây, 15 bước về phía nam, 5 bước về phía đông và 5 bước về phía bắc là tới chỗ
giấu kho báu.
a) Hãy tính quãng đường phải đi (theo bước) để tìm ra kho báu.

ƠN
b) Tính độ dịch chuyển (theo bước) để tìm ra kho báu. Vị trí cất dấu kho báu.
- Lời giải:
NH
Y
QU
M

Bài toán được giải quyết theo hướng tính độ dịch chuyển tổng hợp.
a) Quãng đường đi được: S = 10 + 4 + 15 + 5 + 5 = 49 (bước)
b) Độ dịch chuyển tới kho báu: d = (10 + (- 4) + (- 15) + 5 + 5 = 1 (bước). Độ dịch chuyển
có hướng về phía Đông.
Y

Vậy vị trí kho báu cách gốc cây ổi 1 bước về phía Đông.
DẠ

- Năng lực hình thành:


+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
63

+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất


+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu

L
- Bài dạy áp dụng: Bài 4. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

A
Bài tập 2.3: Một con kiến chuyển động từ điểm A đến điểm B rồi lại quay lại điểm C (C là

CI
điểm chính giữa AB). Biết Ab bằng 100 cm. Hãy xác định độ dịch chuyển và quãng đường
của con kiến khi:

FI
a) Nó đi từ A đến B.
b) Nó đi từ A đến B rồi về C.
- Lời giải:

OF
+ Chọn trục Ox trùng với AB, gốc O trùng với A, chiều dương hướng từ A đến B.
+ Theo đề ra ta có: xA = 0, xC = 50 cm, xB = 100 cm.
a) Ta có hình vẽ:

ƠN
NH
+ Độ dịch chuyển của con kiến khi đi từ A đến B là: ∆𝑥𝐴𝐵 = 𝑥𝐵 − 𝑥𝐴 = 100 𝑐𝑚
+ Quang đường khi con kiến đi từ A đến B: sAB = AB = 100 cm.
b) Ta có hình vẽ:
Y
QU

+ Độ dịch chuyển của con kiến khi đi từ A đến B rồi về C là:


M

∆𝑥𝐴𝐵𝐶 = 𝑥𝐶 − 𝑥𝐴 = 50 𝑐𝑚
+ Quang đường khi con kiến đi từ A đến B rồi về C là:

sABC = AB + BC = 100 + 50 = 150 cm.


- Năng lực hình thành:
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
Y

- Bài dạy áp dụng: Bài 4. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được


DẠ
64

Bài tập 2.4: Một người chèo thuyền qua sông với vận tốc 7,2 km/h theo hướng ሬሬሬሬሬԦ
𝐴𝐵 vuông

L
góc với bờ sông. Do nước chảy nên thuyền đã bị đưa xuôi theo dòng chảy xuống phía hạ
lưu một đoạn BC = 100 m. Độ rộng của dòng sông là AB = 400 m.

A
a) Tính thời gian thuyền qua sông.

CI
b) Hãy tính vận tốc của dòng nước chảy đối với bờ sôn
- Lời giải:

FI
Gọi (1): thuyền ; (2): dòng nước ; (3): bờ B C
Suy ra: v12 : vận tốc của thuyền đối với dòng nước

OF
v 23 : vận tốc của dòng nước đối với bờ
v13 : vận tốc của thuyền đối với bờ
a) Ta có: v13 = v12 + v23

ƠN
Nhận thấy: Nếu nhân 2 vế của công thức cộng vận A
tốc trên với thời gian chuyển động t thì ta thu được: 𝑡. ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣13 =
Hình 2.10
𝑡. ሬሬሬሬሬሬԦ 𝑣23 ↔ ሬሬሬሬሬԦ
𝑣12 + 𝑡. ሬሬሬሬሬሬԦ 𝐴𝐶 = ሬሬሬሬሬԦ
𝐴𝐵 + ሬሬሬሬሬԦ
𝐵𝐶
NH
AB 400
Do đó, thời gian thuyền qua sông: t = = = 200 s
v12 2
BC 100
b) Vận tốc của dòng nước: v23 = = = 0,5 m/s
t 200
Y

- Năng lực hình thành:


+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
QU

+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất


+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
- Bài dạy áp dụng: Bài 5. Tốc độ và vận tốc
Bài tập 2.5: Một người nông dân điều khiển xuồng máy đi từ bến sông A đến bến B rồi từ
M

bến B quay về bến. Hai bến sông cách nhau 14km được coi là trên một đường thẳng. Biết

vận tốc của xuồng khi nước không chảy là 19,8km/h và vận tốc của dòng nước so với bờ
sông là 1,5m/s. Tìm thời gian chuyển động của xuồng.
- Lời giải:
Gọi:
Y

+ v13 là vận tốc của xuồng với bờ


DẠ

+ v23 là vận tốc của nước với bờ, với v23 = 19,8km / h = 5,5m / s
+ v12 là vận tốc của xuồng so với dòng nước, với v12 = 1,5m / s
65

S 14000
+ Khi xuôi dòng: v13 = v12 + v23 = 7m/s  t1 = = = 2000s

L
v13 7
S 14000

A
+ Khi ngược dòng: v’13 = v12 - v23 = 4m/s  t 2 = = = 3500s
v 13/ 4

CI
Vậy thời gian chuyển động của xuồng: t = t1 + t’ = 5500s.
- Năng lực hình thành:

FI
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất

OF
+ HV3. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm
hiểu
+ HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra
+ HV5. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được

ƠN
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
- Bài dạy áp dụng: Bài 5. Tốc độ và vận tốc
Bài tập 2.6: Tiến hành thí nghiệm đo tốc độ tức thời của viên bi thép người ta thu được kết
NH
quả cho ở bảng dưới đây:
Đường kính viên bi 0,02m
Thời gian Lần 1 Lần 2 Lần 3
t (s) 0,033 0,032 0,031
Y

a. Tính giá trị trung bình của phép đo thời gian


QU

b. Tính sai số và viết kết quả phép đo


- Lời giải:
𝑡1 +𝑡2 +𝑡3 0,033+0,032+0,031
a. Giá trị trung bình của phép đo thời gian là: 𝑡 = = = 0,032 𝑠
3 3
b. Sai số tuyệt đối trong các lần đo:
M

∆𝑡1 = |𝑡1 − 𝑡̅| = 0,001 𝑠; ∆𝑡2 = |𝑡2 − 𝑡̅| = 0,000 𝑠; ∆𝑡3 = |𝑡3 − 𝑡̅| = 0,001 𝑠;
𝑡 + 𝑡 + 𝑡
𝑡 = 1 2 3 = 0,001 𝑠
Sai số tuyệt đối trung bình: ̅̅̅

Kết quả: t = 𝑡 ± 𝛥𝑡 = 0,032 ± 0,001𝑠


- Năng lực hình thành:
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
Y

+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất


DẠ

+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu


- Bài dạy áp dụng: Bài 6. Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động
66

Bài tập 2.7: Hình 2.11 đồ thị độ dịch chuyển của ba vật chuyển động

A L
CI
FI
OF
Hình 2.11
a. Vật nào chuyển động thẳng đều, vật nào chuyển động không đều?
b. Tính vận tốc của vật ( I ) và ( II ) .

ƠN
c. Lập phương trình độ dịch chuyển – thời gian của vật ( I ) và ( II ) .
d. Xác định vị trí và thời điểm vật ( I ) gặp vật ( II ) .
- Lời giải:
NH
a. ( I ) và ( II ) chuyển động thẳng đều vì có đồ thị độ dịch chuyển - thời gian là đường thẳng.

( III ) là chuyển động thẳng không đều vì đồ thị độ dịch chuyển - thời gian là đường cong.
40 −40
b. v(I) = = 10 m/s; v(II) = = −5 m/s .
Y

4 8
c. d(I) = 10t; d(II) = 40 − 5t .
QU

d. ( I ) và ( II ) gặp nhau tại điểm M.


t M = 2,67 s; d M = 26,7 m cách điểm khởi hành của (I).

- Năng lực hình thành:


M

+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề


+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất


+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
- Bài dạy áp dụng: Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian
Bài tập 2.8: Chuyến xe buýt 01 khởi hành lúc 7h từ bến xe Mĩ Đình theo hướng từ Tây
Y

sang Đông với tốc độ trung bình là 54 km/h. 7h30’ một người đi xa đạp cùng chiều với xe
DẠ

buýt với tốc độ trung bình 12 km/h từ điểm cách bến 90km. Coi chuyển động của xe và
67

người là chuyển động thẳng đều. Gốc tọa độ trùng với bến xe, gốc thời gian là lúc xe buýt
01 xuất phát, chiều dương là chiều chuyển động của hai xe.

L
a) Sau bao lâu kể từ lúc xuất phát hai xe gặp nhau?

A
b) Xác định độ dịch chuyển từ lúc xuất phát đến khi gặp nhau?

CI
c) Sau bao lâu kể từ khi gặp xe buýt 01 người đi xe đạp gặp xe buýt số 02 biết xe 02 chuyển
động cùng vận tốc và khởi hành sau xe 01 thời gian là 40 phút.

FI
- Lời giải:
Chọn trục tọa độ Ox có O trùng với bến, chiều dương hướng từ Tây sang Đông.

OF
ƠN
Áp dụng công thức x = x 0 + v(t − t 0 )
+ Phương trình chuyển động của xe bus 01 là:
x1 = x 01 + v1 (t − t 0 ) = 54(t − 7)(km)
NH
+ Phương trình chuyển động của người đi xe đạp là :
x 2 = x 02 + v2 (t − t 0 − 0,5) = 90 + 12(t − 7,5)(km)
a) Khi xe buýt 01 và xe đạp gặp nhau ta có x1 = x 2  54(t − 7) = 90 + 12(t − 7,5)  t = 9(h)
Y

Vậy hai xe gặp nhau lúc 9h.


QU

b) Độ dịch chuyển của xe bus 01 đến khi gặp nhau là d1 = v1 (t − 7) = 54.(9 − 7) = 108(km)
Xe buýt 01 dịch chuyển so với bến 108km ( Đông)
Độ dịch chuyển của xe đạp đến khi gặp nhau là d 2 = v2 (t − 7,5) = 12(9 − 7,5) = 18(km)
Người đi xe đạp dịch chuyển so với vị trí xuất phát 18km ( Đông)
M

2 2
c) Phương trình chuyển động của xe bus 02 là x 3 = x 03 + v(t − 7 − ) = 54(t − 7 − )
3 3

23 69
Khi xe đạp và xe buýt 02 gặp nhau ta có x 2 = x 3  90 + 12(t − 7,5) = 54(t − )  t = (h)
3 7
69 6
Vậy sau khi gặp xe 01 một khoảng thời gian là t = − 9 = (h) thì người đi xe đạp gặp xe
Y

7 7
buýt số 02
DẠ

- Năng lực hình thành:


+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
68

+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất


+ HV3. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm

L
hiểu

A
+ HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra

CI
+ HV5. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu

FI
- Bài dạy áp dụng: Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian
Bài tập 2.9: Đồ thị vận tốc thời gian nào sau đây mô tả chuyển động có độ lớn của gia tốc
là lớn nhất?

OF
ƠN
NH
- Lời giải:
Chọn đáp án D. Vì:
Độ lớn của gia tốc được xác định bằng độ biến thiên của vận tốc trong thời gian ∆t:
∆𝑣
Y

𝑎=
∆𝑡
QU

Vì vậy độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ biến thiên vận tốc. Tức là độ biến thiên vận
tốc càng lớn thì gia tốc càng lớn và ngược lại.
Quan sát lần lượt các đồ thị ta thấy đồ thị D vận tốc có độ biến thiên lớn nhất.
- Năng lực hình thành:
M

+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề


+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất

+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu


- Bài dạy áp dụng: Bài 8. Chuyển động biến đổi. Gia tốc
Bài tập 2.10: Tàu hỏa đang chuyển động với vận tốc 60 km/h thì bị hãm phanh chuyển
động chậm dần đều. Sau khi đi thêm được 450 m thì vận tốc của tàu chỉ còn 15 km/h. Quãng
Y

đường tàu còn đi thêm được đến khi dừng hẳn bằng bao nhiêu?
DẠ

- Lời giải
69

50 25
60km / h = m / s;15km / h = m/s
3 6

L
Sử dụng công thức v2 = v02 + 2as

A
Giai đoạn tàu chuyển động từ vận tốc 60 km/h giảm xuống còn 15 km/h:

CI
2 2
 50   25  125
  =   + 2.450.a  a = m / s2
 3  6  36.12

FI
Gia đoạn tàu chuyển động từ 15 km/h tới khi dừng lại hẳn:
 −125 
2
 25  625 6.36
0 =   + 2
2
 s1  s1 = . = 30m .

OF
 6   36.12  36 125
- Năng lực hình thành:
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất

ƠN
+ HV3. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm
hiểu
+ HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra
NH
+ HV5. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
- Bài dạy áp dụng: Bài 9. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
Bài tập 2.11: Hình 2.12 là đồ thị vận tốc - thời gian của ba chuyển động thẳng biến đổi
Y

đều.
QU

a) Viết công thức tính vận tốc và độ dịch chuyển của mỗi chuyển động.
b) Tính độ dịch chuyển của chuyển động (III).
M

Y
DẠ

Hình 2.12
- Lời giải:
70

a) Áp dụng:

L
Biểu thức tính vận tốc: 𝑣 = 𝑣0 + 𝑎𝑡
1
Biểu thức tính độ dịch chuyển: 𝑑 = 𝑣0 𝑡 + 𝑎𝑡 2

A
2
Vật 1:

CI
∆𝑣1 4−2
+ Gia tốc = độ dốc của đồ thị = 𝑎1 = = = 0,1 (m/s2)
∆𝑡1 20−0

+ 𝑣1 = 𝑣0 + 𝑎1 𝑡 = 2 + 0,1𝑡

FI
1
+ 𝑑1 = 𝑣0 𝑡 + 𝑎1 𝑡 2 = 2𝑡 + 0,05𝑡 2
2

OF
Vật 2:
∆𝑣2 2−0
+ 𝑎2 = = = 0,1 (m/s2)
∆𝑡2 20−0

+ 𝑣2 = 𝑣0 + 𝑎2 𝑡 = 0,1𝑡

ƠN
1
+ 𝑑2 = 𝑣0 𝑡 + 𝑎2 𝑡 2 = 0,05𝑡 2
2
Vật 3:
∆𝑣3 0−4
+ 𝑎3 = = = − 0,2 (m/s2)
∆𝑡3 20−0
NH
+ 𝑣3 = 𝑣0 + 𝑎3 𝑡 = 4 − 0,2𝑡
1
+ 𝑑3 = 𝑣0 𝑡 + 𝑎3 𝑡 2 = 4 − 0,1𝑡 2
2
b) Độ dịch chuyển của chuyển động (III):
Y

𝑑3 = 4 − 0,1𝑡 2 = 4.20 − 0,1. 202 = 40 (𝑚)


- Năng lực hình thành:
QU

+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề


+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
- Bài dạy áp dụng: Bài 9. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
M

Bài tập 2.12: Một máy bay có vận tốc khi tiếp đất là 100 m/s. Để giảm vận tốc sau khi tiếp

đất, máy bay chỉ có thể có gia tốc đạt độ lớn cực đại là 4 m/s2.
a) Tính thời gian ngắn nhất để máy bay dừng hẳn kể từ khi tiếp đất.
b) Máy bay này có thể hạ cánh an toàn ở sân bay có đường bay dài 1 km.
hay không?
Y

- Lời giải:
DẠ

a) Theo dữ liệu bài toán ta có: v0 = 100 m/s; a = -4 m/s2


Ta có phương trình vận tốc của máy bay là:
71

𝑣 = 𝑣0 + 𝑎𝑡 = 100 – 4t (m/s).

L
Máy bay dừng hẳn khi v = 0 ⬄ 100 – 4t = 0 => t = −100−4= 25 s.
b) Ta có phương trình độ dịch chuyển của máy bay là:

A
1
𝑑 = 𝑣0 𝑡 + 𝑎𝑡 2 = 100t – 2𝑡 2 (m).

CI
2
Sau 25 s máy bay dịch chuyển thêm: d = 100.25 – 2.252 = 1250 m = 1,25 km.
Vậy máy bay không thể hạ cánh an toàn trên sân bay có đường bay dài 1 km.

FI
- Năng lực hình thành:
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề

OF
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
+ HV3. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm
hiểu
+ HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra

ƠN
+ HV5. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
- Bài dạy áp dụng: Bài 9. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
NH
Bài tập 2.13: Cầu thủ Văn Toàn đá một quả bóng với tốc độ ban đầu v0 đi lên theo phương
thẳng đứng cho thủ môn Văn Lâm ở tầng trên. Sau khi đá được 2s Văn Lâm giơ tay ra bắt
được quả bóng lúc này độ cao của quả bóng so với lúc đầu ném là 4 m. Lấy g = 10 m/s2.
Giá trị v0 bằng bao nhiêu?
Y

- Lời giải:
QU

Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ, chiều dương hướng lên.
Phương trình chuyển động của quả bóng là:
1
𝑦 = 𝑦0 + 𝑣0 𝑡 + 𝑎𝑡 2 ⇒ 𝑦 = 𝑣0 𝑡 − 0,5𝑔𝑡 2
2
M

1
⇒ 4 = 𝑣0 . 2 − . 10. 22
2
⇒ 𝑣0 = 12 (𝑚/𝑠)

- Năng lực hình thành:


+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
Y

- Bài dạy áp dụng: Bài 10. Sự rơi tự do


Bài tập 2.14: Một người thợ xây ném một viên gạch theo phương thẳng đứng với tốc độ
DẠ

ban đầu v0 cho một người khác ở trên tầng cao 4m. Người này chỉ việc giơ tay ngang ra
72

là bắt được viên gạch. Lấy g = 9,8 m/s2. Nếu vận tốc viên gạch lúc người kia bắt được là

L
bằng 0 thì v0 bằng bao nhiêu?
- Lời giải:

A
CI
FI
OF
𝑚
Áp dụng công thức: 𝑣 2 − 𝑣02 = −2𝑔𝑠 ⇒ 0 − 𝑣02 = −2.9,8.4 ⇒ 𝑣0 = 8,85 ( )
𝑠
- Năng lực hình thành:
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề

ƠN
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
- Bài dạy áp dụng: Bài 10. Sự rơi tự do
Bài tập 2.15: Một hòn đá thả rơi tự do, vận tốc của nó sau khi rơi được một quãng đường
NH
h bằng  . Để vận tốc của vật khi chạm đất là 2 thì điểm thả rơi phải cách đất một khoảng
H bằng bao nhiêu h?
- Lời giải:
Y
QU
M

Giả sử vật rơi từ điểm A, khi đến B nó có vận tốc  , khi chạm đất tại điểm C vận tốc của
vật là 2 

Xét vật rơi quãng đường AB:


 2 = 0 + 2gh (1)
Xét vật rơi quãng đường AC:
Y

( 2 ) = 0 + 2gH (2)
2
DẠ

Từ (1) và (2) ta có H = 4h
- Năng lực hình thành:
73

+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề


+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất

L
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu

A
- Bài dạy áp dụng: Bài 10. Sự rơi tự do

CI
Bài tập 2.16: Một học sinh muốn xác định gia tốc rơi tự do g bằng cách thả rơi một quả
bóng từ độ cao h và dùng đồng hồ để bấm thời gian rơi t của quả bóng. Sau đó, thông qua

FI
1
quá trình tìm hiểu, bạn sử dụng công thức h = g.t 2 để xác định g. Hãy nêu ít nhất 2 giải
2
pháp giúp bạn học sinh đó làm giảm sai số trong quá trình thực nghiệm để thu đươc kết quả

OF
gần đúng nhất.
- Lời giải:
Một số giải pháp phù hợp: hạn chế sự tác động của lực cản không khí, thả rơi quả bóng ở

ƠN
nhiệt độ cao khác nhau, sử dụng đồng hồ có độ nhạy cao, thao tác bấm đồng hồ dứt khoát.
- Năng lực hình thành:
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
NH
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
- Bài dạy áp dụng: Bài 11. Thực hành: Đo gia tốc rơi tự do
Bài tập 2.17: Bi A có khối lượng lớn gấp 4 lần bi B. Tại cùng một lúc và ở cùng một độ
Y

cao, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương nằm ngang. Nếu coi sức cản của
không khí là không đáng kể thì
QU

A. bi A rơi chạm đất trước bi B.


B. bi A rơi chạm đất sau bi B.
C. cả hai bi đều rơi chạm đất cùng một lúc với vận tốc bằng nhau.
D. cả hai bi đều rơi chạm đất cùng một lúc với vận tốc khác nhau.
M

- Lời giải:

Chọn đáp án D. Vì:


Chuyển động của vật bị ném ngang được phân tích thành 2 chuyển động thành phần là
chuyển động theo phương thẳng đứng và chuyển động theo phương nằm ngang.
Trong đó:
Y

+ Nếu bỏ qua sức cản không khí thì chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng của
DẠ

vật là chuyển động rơi tự do với vận tốc ban đầu bằng 0. Do đó thời gian rơi của vật bị ném
ngang chỉ phụ thuộc đồ cao h của vật bị ném, không phụ thuộc vận tốc ném. Nên nếu từ
74

cùng một độ cao, đồng thời ném ngang các vật khác nhau với các vận tốc khác nhau thì
chúng đều rơi xuống đất cùng một lúc.

L
+ Còn chuyển động thành phần theo phương nằm ngang là chuyển động thẳng đều với vận

A
tốc vx = v0.

CI
Vì vậy, bi A và bi B sẽ rơi chạm đất cùng lúc nhưng với vận tốc khác nhau.
- Năng lực hình thành:

FI
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
- Bài dạy áp dụng: Bài 12. Chuyển động ném

OF
Bài tập 2.18: Một quả cầu được ném theo phương ngang từ độ cao 80 m so với mặt đất
với v0 = 30 m / s . Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s 2 . Xác định
a. Thời gian chuyển động của vật.

ƠN
b. Tầm bay xa của vật.
c. Vận tốc chạm đất của vật có độ lớn và hợp với phương ngang góc bao nhiêu?
- Lời giải:
NH
2h 2.80
a. Khi vật chạm đất: t = = = 4 s.
g 10
b. Khi đó: L = d x max = v0 t = 30.4 = 120 m.
c. Vận tốc chạm đất của vật.
Y

v y = gt = 10.4 = 40 m / s
QU

 v = v 2y + v 2x = 40 2 + 30 2 = 50 m / s

vy 40 4
tan  = = =   = 300
vx 30 3
M

Vận tốc trước khi chạm đất có độ lớn là 50 m/s, hướng xuống dưới 300 so với phương ngang.
- Năng lực hình thành:

- Năng lực hình thành:


+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
Y

+ HV3. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm
hiểu
DẠ

+ HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra
+ HV5. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được
75

+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu


- Bài dạy áp dụng: Bài 12. Chuyển động ném

L
Bài tập 2.19: Một vận động viên sút một quả bóng bầu dục ba lần theo các quỹ đạo a,b và

A
c như hình 2.13. Quỹ đạo nào tương ứng với thời gian chuyển động trong không khí của

CI
quả bóng là lâu nhất nếu bỏ qua mọi lực cản.

FI
OF
ƠN
Hình 2.13
A. (a). B. (b). C. (c). D. Cả ba trường hợp có thời gian chuyển động như nhau.
- Lời giải:
NH
v02 sin 2  2v sin 
Độ cao cực đại giống nhau h max = nên thời gian rơi t = 0 sẽ như nhau
2g g
- Năng lực hình thành:
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
Y

+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất


QU

+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu


- Bài dạy áp dụng: Bài 12. Chuyển động ném
2.2.1.3. Bài tập vận dụng mức 1 khung năng lực THTGTNDGĐVL của HS
Bài tập 1.1: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật
M

A. chuyển động tròn.


B. chuyển động thẳng và không đổi chiều.

C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần.


D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần.
- Lời giải:
Y

Chọn đáp án B
DẠ

A sai vì khi vật chuyển động tròn, quãng đường đi được có độ lớn khác 0 còn độ dịch
chuyển có độ lớn bằng 0.
76

B đúng vì khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều thì độ dịch chuyển cũng chính là
quãng đường đã đi.

L
C, D sai vì khi vật chuyển động thẳng và có sự đổi chiều thì độ lớn độ dịch chuyển và độ

A
lớn quãng đường đi được sẽ khác nhau.

CI
- Năng lực hình thành:
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất

FI
- Bài dạy áp dụng: Bài 4. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được
Bài tập 1.2: Hai anh em bơi trong bể bơi thiếu niên có chiều dài 25m. Hai anh em xuất phát
từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi thì người em dừng lại nghỉ, còn người anh bơi tiếp về đầu bể

OF
mới nghỉ.
a) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của hai anh em
b) Từ bài tập này, hãy cho biết sự khác nhau giữa quãng đường đi được và độ dịch chuyển.

ƠN
- Lời giải: NH

a)
Y

- Quãng đường bơi được của anh là: 𝑠𝑎 = 25.2 = 50𝑚


QU

- Quãng đường bơi được của em là: 𝑠𝑒 = 25𝑚


- Độ dịch chuyển của anh là: 𝑑𝑎 = 25 + (−25) = 0𝑚
- Độ dịch chuyển của em là: 𝑑𝑒 = 25𝑚
b)
M

- Trường hợp chuyển động thẳng không đổi chiều chuyển động thì: 𝑠 = 𝑑
- Trường hợp chuyển động thẳng có đổi chiều chuyển động thì: 𝑠 ≠ 𝑑

- Năng lực hình thành:


+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
Y

- Bài dạy áp dụng: Bài 4. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được


Bài tập 1.3: Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho
DẠ

A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.


B. sự thay đổi hướng của chuyển động.
77

C. khả năng duy trì chuyển động của vật.


D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian.

L
- Trả lời:

A
Đáp án: A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.

CI
- Năng lực hình thành:
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất

FI
- Bài dạy áp dụng: Bài 5. Tốc độ và vận tốc
Bài tập 1.4: Vận tốc tức thời là
A. vận tốc của một vật chuyển động rất nhanh.

OF
B. vận tốc của một vật được tính rất nhanh.
C. vận tốc tại một thời điểm trong quá trình chuyển động.
D. vận tốc của vật trong một quãng đường rất ngắn.

ƠN
- Trả lời:
Đáp án: C. vận tốc tại một thời điểm trong quá trình chuyển động.
- Năng lực hình thành:
NH
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
- Bài dạy áp dụng: Bài 5. Tốc độ và vận tốc
Bài tập 1.5: Một con kiến bò quanh miệng của một cái chén (Hình 2.9) được 1 vòng hết
Y

3s. Bán kính của miệng chén là 3 cm.


QU
M

Hình 2.9

a) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của kiến.


Y

b) Tính tốc độ trung bình và vận tốc trung bình của con kiến ra cm/s.
DẠ

- Lời giải:
a) Khi con kiến bò quanh miệng chén 1 vòng thì đi được quãng đường:
78

s = chu vi hình tròn = 2 R = 2 .3 = 6 cm.

L
Vì vị trí đầu và vị trí cuối trùng nhau nên độ dịch chuyển d = 0 .
s 6

A
b) Tốc độ trung bình: vtb = = = 2 ( cm / s )
t 3

CI
d
Vận tốc trung bình: v = = 0.
t
- Năng lực hình thành:

FI
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất

OF
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
- Bài dạy áp dụng: Bài 5. Tốc độ và vận tốc
Bài tập 1.6: Hãy tính quãng đường đi được, độ dịch chuyển, tốc độ, vận tốc của bạn A khi

ƠN
đi từ nhà đến trường và khi đi từ trường đến siêu thị (Hình 2.14). Coi chuyển động của bạn
A là chuyển động đều và biết cứ 100 m bạn A đi hết 25s.
NH
Y
QU

Hình 2.14
- Lời giải:
+ Chọn chiều dương là chiều chuyển động từ nhà đến trường.
+ Khi đi từ nhà đến trường: d = s = 1000 ( m )
M

+ Cứ 100 m bạn A đi hết 25s thì 1000 m bạn A đi hết 250s: Tốc độ=vận tốc=
v = 1000 : 250 = 4 ( m / s )

+ Khi đi từ trường đến siêu thị: s = 200 ( m ) ;d = −200 ( m )


s 200 d −200
+ Tốc độ v = = = 4 ( m / s ) ; vận tốc v = = = −4 ( m / s )
Y

t 2.25 t 2.25
- Năng lực hình thành:
DẠ

+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề


+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
79

+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu


- Bài dạy áp dụng: Bài 5. Tốc độ và vận tốc

L
Bài tập 1.7: Nêu các yếu tố gây sai số và cách làm giảm sai số khi làm thí nghiệm đo tốc

A
độ chuyển động của vật.

CI
- Lời giải:
Các yếu tố có thể gây sai số:

FI
- Sai số của các dụng cụ đo.
- Thao tác bấm công tắc của người không dứt khoát.
- Cách đo, đọc giá trị quãng đường, đường kính viên bi của người làm thực hành chưa chính

OF
xác.
- Các yếu tố khách quan như gió, …
Cách để làm giảm sai số

ƠN
- Tiến hành đo nhiều lần và lấy giá trị trung bình của các lần đo.
- Tắt hết quạt, điều hòa khi tiến hành thí nghiệm.
- Năng lực hình thành:
NH
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
- Bài dạy áp dụng: Bài 6. Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động
Bài tập 1.8: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo theo trục Ox có dạng
Y

x = −10 + 60t (x đo bằng km, t đo bằng h). Gốc thời gian là lúc xuất phát.
a) Chất điểm đó xuất phát từ vị trí nào, với vận tốc bằng bao nhiêu, theo chiều nào ?
QU

b) Tính độ dịch chuyển khi chất điểm chuyển động được 2h.
c) Vật có tọa độ x = 80km tại thời điểm nào, tính quãng đường xe đi được.
- Lời giải:
M

a) Tại thời điểm xuất phát t = 0  x 0 = −10(km)


Vậy chất điểm xuất phát từ vị trí cách gốc tọa độ 10km về phần âm của trục Ox, chuyển

động với v = 60km / h Vì v  0 nên vật chuyển động theo chiều dương của trục Ox.
b) Vì gốc thời gian là lúc xuất phát nên khi chất điểm chuyển động được 2h
 t = 2  x = −10 + 60.2 = 110(km)
Độ dịch chuyển của vật từ là d = x − x 0 = 110 − (−10) = 120(km)
Y

c) Vật có tọa độ x = 80  −10 + 60t = 80  t = 1,5(h) là


DẠ

Quãng đường vật đi được là s = v.t = 60.1,5 = 90(km)


- Năng lực hình thành:
80

+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề


+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất

L
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu

A
- Bài dạy áp dụng: Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian

CI
Bài tập 1.9: Dựa vào đồ thị ở hình bên xác định:

FI
OF
a) Vận tốc của mỗi chuyển động.
ƠN
b) Phương trình độ dịch chuyển của mỗi chuyển động.
NH
- Lời giải:
d 2 − d1
a) Vận dụng công thức v = chọn thời điểm t1 = 0 , t 2 = 3h
t 2 − t1
Y

d 2 − d1 180 − 0
ta có: Vận tốc của vật 1. v1 = = = 60(km / h)
t 2 − t1 3−0
QU

d 2 − d1 60 − 0
Vận tốc của vật 2. v 2 = = = 20(km / h)
t 2 − t1 3−0
d − d0
b) Từ công thức v = ; chọn t 0 = 0  d = d 0 + v.t
t − t0
M

Ta có:

+ Với vật 1. d1 = 60t(km)


+ Với vật 2. d 2 = 20t(km)
- Năng lực hình thành:
Y

+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề


+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
DẠ

+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu


- Bài dạy áp dụng: Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian
81

Bài tập 1.10: Bạn An bơi dọc theo chiều dài 50m của bể bơi từ Đông sang Tây mất 20s rồi
bơi ngược lại từ Tây về Đông mất 25s. Chọn gốc tọa độ trùng vị trí xuất phát, chiều dương

L
hướng từ Đông sang Tây.

A
a) Tính quãng đường, độ dịch chuyển, vận tốc trung bình của người đó khi bơi từ Đông

CI
sang Tây.
b) Tính quãng đường, độ dịch chuyển, vận tốc trung bình của người đó khi bơi từ Tây về

FI
Đông.
c) Tính quãng đường, độ dịch chuyển, tốc độ trung bình, vận tốc trung bình trong cả quá

OF
trình.
- Lời giải:
Chọn trục tọa độ Ox có O trùng vị trí xuất phát, chiều dương hướng từ Đông sang Tây như
hình vẽ.

ƠN
NH
a) Khi bơi từ Đông sang Tây
Quãng đường bơi được là s = 50(m)
Vì vật chuyển động theo chiều dương nên ta có độ dịch chuyển là d1 = s = 50(m)
Y

d1 50
Vận tốc trung bình là v1 = = = 2,5(m / s)
t 20
QU

b) Khi bơi từ Tây về Đông


Quãng đường bơi được là s = 50(m)
Vì vật chuyển động theo chiều âm nên ta có độ dịch chuyển là d 2 = −s = −50(m)
d 2 −50
M

Vận tốc trung bình là v 2 = = = −2(m / s)


t 25

c) Trong cả quá trình bơi


Quãng đường bơi được là s = 100(m)
Vì vật bơi về vị trí xuất phát nên độ dịch chuyển là d = 0
s 100 20
Y

Tốc độ trung bình là  = = = (m / s)


t 20 + 25 9
DẠ

d
Vận tốc trung bình là v = =0
t
- Năng lực hình thành:
82

+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề


+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất

L
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu

A
- Bài dạy áp dụng: Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian

CI
Bài tập 1.11: Bạn Châu và bạn Mai cùng xuất phát tại nhà bạn Châu để cùng đi học đến
trường theo hướng Nam – Bắc, khoảng cách từ nhà bạn Châu đến trường là 15km hai bạn

FI
chuyển động thẳng đều với vận tốc không đổi. Bạn Châu xuất phát sớm hơn bạn Mai 30
phút. Tốc độ của bạn Châu là 5km/h và của bạn Mai là 10km/h. Chọn mốc tính độ dịch
chuyển tại nhà bạn Châu, chiều dương theo hướng Nam – Bắc. Chọn mốc tính thời gian

OF
( t0 = 0 ) là lúc bạn Châu xuất phát.
a. Viết phương trình độ dịch chuyển của mỗi bạn
b. Xác định thời điểm và vị trí hai bạn gặp nhau

ƠN
- Lời giải:
a. Phương trình chuyển động của mỗi bạn
- Bạn Châu: d1 = v1 (t − t0 ) = 5t
NH
- Bạn Mai: d 2 = v2 (t − t0 ) = 10(t − 0,5)
b. Khi hai bạn gặp nhau: d1 = d2 . Suy ra 5t = 10(t − 0,5)  t = 1h
vị trí hai bạn gặp nhau khi hai bạn có độ dịch chuyển d1 = d 2 = 5.1 = 5km , cách nha bạn Châu
Y

5km
- Năng lực hình thành:
QU

+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề


+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
+ HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
- Bài dạy áp dụng: Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian
M

Bài tập 1.12: Chuyển động nào sau đây là chuyển động biến đổi?

A. Chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.


B. Chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.
C. Chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian.
D. Chuyển động tròn đều.
Y

- Lời giải:
DẠ

Chọn đáp án D. Vì:


83

A, B sai vì chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian là chuyển
động đều.

L
C sai vì chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian thì vật đang ở trạng thái

A
đứng yên.

CI
D đúng vì chuyển động tròn đều vận tốc tuy có độ lớn không đổi nhưng hướng luôn thay
đổi nên chuyển động này có gia tốc và cũng là chuyển động biến đổi.

FI
- Năng lực hình thành:
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
- Bài dạy áp dụng: Bài 8. Chuyển động biến đổi. Gia tốc

OF
Bài tập 1.13: Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Viên bi lăn xuống trên máng nghiêng.
B. Vật rơi từ trên cao xuống đất.

ƠN
C. Hòn đá bị ném theo phương nằm ngang.
D. Quả bóng được ném lên theo phương thẳng đứng.
- Lời giải:
NH
Chọn đáp án: C. Vì:
A. là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
B. là chuyển động rơi tự do và cũng là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
C. là chuyển động ném theo phương ngang có quỹ đạo không phải là đường thẳng và có sự
Y

kết hợp của nhiều loại chuyển động.


D. là chuyển động chậm dần đều.
QU

- Năng lực hình thành:


+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
- Bài dạy áp dụng: Bài 9. Chuyển động thẳng biến đổi đều
M

Bài tập 1.14: Chuyển động thẳng chậm dần đều có tính chất nào sau đây?
A. Độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.

B. Vận tốc giảm đều theo thời gian.


C. Gia tốc giảm đều theo thời gian.
D. Cả 3 tính chất trên.
- Lời giải:
Y

Chọn đáp án B. Vì:


DẠ

A. sai vì chuyển động chậm dần nhưng độ dịch chuyển vẫn tăng chứ không phải giảm đều
theo thời gian.
84

B. đúng vì chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và
vận tốc giảm đều theo thời gian.

L
C sai vì trong chuyển động chậm dần đều gia tốc có độ lớn, hướng không đổi theo thời

A
gian.

CI
- Năng lực hình thành:
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất

FI
- Bài dạy áp dụng: Bài 9. Chuyển động thẳng biến đổi đều
Bài tập 1.15: Sức cản của không khí
A. Làm cho vật nặng rơi nhanh, vật nhẹ rơi chậm.

OF
B. Làm cho các vật rơi nhanh, chậm khác nhau.
C. Làm cho vật rơi chậm dần.
D. Không ảnh hưởng gì đến sự rơi của các vật.

ƠN
- Lời giải:
Đáp án: C. Làm cho vật rơi chậm dần.
Vì: Sức cản không khí làm cản trở chuyển động của vật.
NH
- Năng lực hình thành:
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
- Bài dạy áp dụng: Bài 10. Sự rơi tự do
Y

Bài tập 1.16: Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi?
QU

A. Một cái lá cây rụng. B. Một sợi chỉ.


C. Một chiếc khăn tay. D. Một mẩu phấn
- Lời giải:
Đáp án: D. Một mẩu phấn
M

Vì: Một cái lá cây rụng, một sợi chỉ, một chiếc khăn tay có trọng lượng nhỏ và chịu ảnh
hưởng nhiều của lực cản không khí nên không coi là rơi tự do. Một mẩu phấn khi rơi chịu

lực cản không khí không đáng kể nên được coi là rơi tự do.
- Năng lực hình thành:
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
Y

- Bài dạy áp dụng: Bài 10. Sự rơi tự do


DẠ

Bài tập 1.17: Trong các phép đo dưới đây, đâu là phép đo trực tiếp?
(1) Dùng thước đo chiều cao.
85

(2) Dùng đồng hồ đo thời gian.


(3) Đo gia tốc rơi tự do.

L
(4) Đo vận tốc của vật khi chạm đất.

A
A. (1), (2). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (2), (4).

CI
- Lời giải:
Đáp án: A. (1), (2).

FI
- Năng lực hình thành:
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất

OF
- Bài dạy áp dụng: Bài 11. Thực hành: Đo gia tốc rơi tự do
Bài tập 1.18: Trong chuyển động của vật được ném xiên từ mặt đất thì đại lượng nào sau
đây không đổi?

ƠN
A. Gia tốc của vật.
B. Độ cao của vật
C. Khoảng cách theo phương nằm ngang từ điểm vật được ném tới vật.
NH
D. Vận tốc của vật.
- Lời giải:
Chọn đáp án A. Vì:
Trong các đại lượng trên chỉ có gia tốc của vật là không đổi và bằng gia tốc trọng trường g.
Y

- Năng lực hình thành:


+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
QU

+ HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất


- Bài dạy áp dụng: Bài 12. Chuyển động ném.
Bài tập 1.19: Quỹ đạo của chuyển động ném ngang là
M

A. một đường elip. B. một đường thẳng. C. một đường hyperbol. D. một đường parabol.
- Lời giải:

Đáp án D. một đường parabol.


- Năng lực hình thành:
+ HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
- Bài dạy áp dụng: Bài 12. Chuyển động ném
Y
DẠ
86

2.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học

L
sinh thông qua các bài tập
Từ việc xây dựng bài tập theo khung năng lực lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới

A
góc độ vật lí của học sinh, chúng tôi xây dựng được bảng tiêu chí đánh giá như sau:

CI
Mức độ
Năng lực thành tố (Mức 3 – 3 điểm
Bài tập Bài dạy sử dụng

FI
và chỉ số hành vi Mức 2 – 2 điểm
Mức 1 – 1 điểm)

OF
HV1, HV2, HV3, Bài 4. Độ dịch chuyển và
Bài tập 3.1 Mức 3 – 3 điểm
HV4, HV5, HV6 quãng đường đi được
HV1, HV2, HV3, Bài 4. Độ dịch chuyển và
Bài tập 3.2 Mức 3 – 3 điểm
HV4, HV5, HV6 quãng đường đi được

ƠN
HV1, HV2, HV3,
Bài tập 3.3 Mức 3 – 3 điểm Bài 5. Tốc độ và vận tốc
HV4, HV5, HV6
HV1, HV2, HV3,
Bài tập 3.4 Mức 3 – 3 điểm Bài 5. Tốc độ và vận tốc
NH
HV4, HV5, HV6
HV1, HV2, HV4,
Bài tập 3.5 Mức 3 – 3 điểm Bài 5. Tốc độ và vận tốc
HV6
HV1, HV2, HV4,
Bài tập 3.6 Mức 3 – 3 điểm Bài 5. Tốc độ và vận tốc
Y

HV6
QU

HV1, HV2, HV3, Bài 6. Thực hành: Đo tốc độ


Bài tập 3.7 Mức 3 – 3 điểm
HV6 của vật chuyển động
Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển –
Bài tập 3.8 HV1, HV2, HV6 Mức 3 – 3 điểm
thời gian
M

Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển –


Bài tập 3.9 HV1, HV2, HV6 Mức 3 – 3 điểm
thời gian

Bài 8. Chuyển động biến đổi.


Bài tập 3.10 HV1, HV2, HV6 Mức 3 – 3 điểm
Gia tốc
Bài 9. Chuyển động thẳng biến
Y

Bài tập 3.11 HV1, HV2 Mức 3 – 3 điểm đổi đều.


DẠ

Bài 9. Chuyển động thẳng biến


Bài tập 3.12 HV1, HV2, HV6 Mức 3 – 3 điểm
đổi đều.
87

HV1, HV2, HV3,


Bài tập 3.13 Mức 3 – 3 điểm Bài 10. Sự rơi tự do

L
HV4, HV5, HV6
Bài tập 3.14 Mức 3 – 3 điểm Bài 10. Sự rơi tự do

A
HV1, HV2, HV6
HV1, HV2, HV3,
Bài tập 3.15 Mức 3 – 3 điểm Bài 10. Sự rơi tự do

CI
HV4, HV5, HV6
Bài tập 3.16 HV1, HV2 Mức 3 – 3 điểm Bài 10. Sự rơi tự do

FI
Bài 11. Thực hành đo gia tốc
Bài tập 3.17 HV1, HV2, HV6 Mức 3 – 3 điểm
rơi tự do

OF
HV1, HV2, HV3,
Bài tập 3.18 Mức 3 – 3 điểm Bài 12. Chuyển động ném
HV4, HV5, HV6
HV1, HV2, HV3,
Bài tập 3.19 Mức 3 – 3 điểm Bài 12. Chuyển động ném
HV4, HV5, HV6

ƠN
HV1, HV2, HV3, Bài 4. Độ dịch chuyển và
Bài tập 2.1 Mức 2 – 2 điểm
HV4, HV5, HV6 quãng đường đi được
Bài 4. Độ dịch chuyển và
Bài tập 2.2 HV1, HV2, HV6 Mức 2 – 2 điểm
NH
quãng đường đi được
Bài 4. Độ dịch chuyển và
Bài tập 2.3 HV1, HV2 Mức 2 – 2 điểm
quãng đường đi được
Bài tập 2.4 HV1, HV2, HV6 Mức 2 – 2 điểm Bài 5. Tốc độ và vận tốc
Y

HV1, HV2, HV3,


Bài tập 2.5 Mức 2 – 2 điểm Bài 5. Tốc độ và vận tốc
QU

HV4, HV5, HV6


Bài 6. Thực hành: Đo tốc độ
Bài tập 2.6 HV1, HV2, HV6 Mức 2 – 2 điểm
của vật chuyển động
Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển –
Bài tập 2.7 Mức 2 – 2 điểm
M

HV1, HV2, HV6


thời gian
HV1, HV2, HV3, Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển –

Bài tập 2.8 Mức 2 – 2 điểm


HV4, HV5, HV6 thời gian
Bài 8. Chuyển động biến đổi.
Bài tập 2.9 HV1, HV2, HV6 Mức 2 – 2 điểm
Gia tốc
Y

HV1, HV2, HV3, Bài 9. Chuyển động thẳng biến


Bài tập 2.10 Mức 2 – 2 điểm
đổi đều.
DẠ

HV4, HV5, HV6


88

Bài 9. Chuyển động thẳng biến


Bài tập 2.11 HV1, HV2, HV6 Mức 2 – 2 điểm

L
đổi đều.
Bài 9. Chuyển động thẳng biến

A
HV1, HV2, HV3,
Bài tập 2.12 Mức 2 – 2 điểm
HV4, HV5, HV6 đổi đều.

CI
Bài tập 2.13 HV1, HV2 Mức 2 – 2 điểm Bài 10. Sự rơi tự do
Bài tập 2.14 HV1, HV2 Mức 2 – 2 điểm Bài 10. Sự rơi tự do

FI
Bài tập 2.15 HV1, HV2, HV6 Mức 2 – 2 điểm Bài 10. Sự rơi tự do
Bài 11. Thực hành: Đo gia tốc
Bài tập 2.16 HV1, HV2, HV6 Mức 2 – 2 điểm

OF
rơi tự do
Bài tập 2.17 HV1, HV2 Mức 2 – 2 điểm Bài 12. Chuyển động ném
HV1, HV2, HV3,
Bài tập 2.18 Mức 2 – 2 điểm Bài 12. Chuyển động ném
HV4, HV5, HV6

ƠN
Bài tập 2.19 HV1, HV2, HV6 Mức 2 – 2 điểm Bài 12. Chuyển động ném
Bài 4. Độ dịch chuyển và
Bài tập 1.1 HV2 Mức 1 – 1 điểm
quãng đường đi được
NH
Bài 4. Độ dịch chuyển và
Bài tập 1.2 HV1, HV2 Mức 1 – 1 điểm
quãng đường đi được
Bài tập 1.3 HV2 Mức 1 – 1 điểm Bài 5. Tốc độ và vận tốc
Bài tập 1.4 HV1, HV2 Mức 1 – 1 điểm Bài 5. Tốc độ và vận tốc
Y

Bài tập 1.5 HV1, HV2, HV6 Mức 1 – 1 điểm Bài 5. Tốc độ và vận tốc
QU

Bài tập 1.6 HV1, HV2, HV6 Mức 1 – 1 điểm Bài 5. Tốc độ và vận tốc
Bài 6. Thực hành: Đo tốc độ
Bài tập 1.7 HV1, HV2 Mức 1 – 1 điểm
của vật chuyển động
Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển –
Bài tập 1.8 Mức 1 – 1 điểm
M

HV1, HV2, HV6


thời gian
Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển –

Bài tập 1.9 HV1, HV2, HV6 Mức 1 – 1 điểm


thời gian
Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển –
Bài tập 1.10 HV1, HV2, HV6 Mức 1 – 1 điểm
thời gian
Y

Bài 7. Đồ thị độ dịch chuyển –


Bài tập 1.11 HV1, HV2, HV6 Mức 1 – 1 điểm
thời gian
DẠ
89

Bài 8. Chuyển động biến đổi.


Bài tập 1.12 HV2 Mức 1 – 1 điểm

L
Gia tốc
Bài 9. Chuyển động thẳng biến

A
Bài tập 1.13 HV2 Mức 1 – 1 điểm
đổi đều

CI
Bài 9. Chuyển động thẳng biến
Bài tập 1.14 HV2 Mức 1 – 1 điểm
đổi đều

FI
Bài tập 1.15 HV1, HV2 Mức 1 – 1 điểm Bài 10. Sự rơi tự do
Bài tập 1.16 HV1, HV2 Mức 1 – 1 điểm Bài 10. Sự rơi tự do

OF
Bài 11. Thực hành: Đo gia tốc
Bài tập 1.17 HV1, HV2 Mức 1 – 1 điểm
rơi tự do
Bài tập 1.18 HV1, HV2 Mức 1 – 1 điểm Bài 12. Chuyển động ném.
Bài tập 1.19 HV1 Mức 1 – 1 điểm Bài 12. Chuyển động ném

ƠN
Bảng 2.2. Rubric đánh giá năng lực THTGTNDGĐVL cho HS của các bài tập
2.3. Thiết kế tiến trình dạy học theo hướng sử dụng bài tập vật lí trong dạy học phần
“Động học” Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ
NH
vật lí của học sinh
2.3.1. Thiết kế tiến trình dạy học “Bài 5. Tốc độ và vận tốc”
TÊN BÀI DẠY: BÀI 5: TỐC ĐỘ VÀ VẬN TỐC
Môn học: Vật lí
Y

Thời gian thực hiện: 2 tiết


QU

I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.
M

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.


- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực thực nghiệm.


- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh
b. Năng lực đặc thù môn học
Y

- Trình bày được các khái niệm: tốc độ trung bình, tốc độ tức thời, vận tốc trung bình, vận
DẠ

tốc tức thời


- Lập luận để rút ra được công thức tính tốc độ trung bình, định nghĩa được tốc độ theo một
phương.
90

- Dựa vào định nghĩa tốc độ theo một phương rút ra được công thức tính và định nghĩa
được vận tốc

L
- Phân biệt được khái niệm tốc độ và vận tốc

A
- Vận dụng được công thức tính tốc độ và vận tốc

CI
- Em có thể tự xác định được tốc độ chuyển động của mình trong một số trường hợp đơn
giản

FI
- Sử dụng đúng các thuật ngữ tốc độ và vận tốc trong các tình huống khác nhau
- Biết cách tổng hợp hai vận tốc cùng phương và hai vận tốc có phương vuông góc với nhau

OF
2. Phẩm chất
- Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lý.
- Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.

ƠN
- Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.
3. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
NH
- HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
Y

- Dụng cụ chụp hoạt nghiệm.


- Các hình ảnh sử dụng trong bài học.
QU

- Máy chiếu (nếu có)


2. Học sinh
- SGK, vở ghi, giấy nháp, bút, thước kẻ.
M

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


1. Bảng tóm tắt tiến trình dạy học

Có thể mô tả chuổi hoạt động dạy học và dự kiến thời gian như sau:
Phương pháp, kĩ
Phương án
Tên hoạt động cụ thể Nội dung kiến thức thuật, hình thức
đánh giá
tổ chức
Y

Hoạt động 1. Khởi động (10 phút)


DẠ

Hình thành kiến thức


91

Hoạt động 2.1. Tốc độ Tốc độ trung bình và tốc Làm việc cá nhân

L
(25 phút) độ tức thời + nhóm
Hoạt động 2.1. Vận tốc - Vận tốc trung bình và Làm việc cá nhân

A
(25 phút) vận tốc tức thời. + nhóm
- Tổng hợp vận tốc.

CI
Hoạt động 3. Luyện tập Các bài tập luyện tập, câu Làm việc cá nhân Phiếu học
(15 phút) hỏi lí thuyết + nhóm tập của

FI
nhóm
Hoạt động 4. Vận Bài tập tổng hợp, bài tập Làm việc cá nhân Phiếu học

OF
dụng, mở rộng (15 có nội dung thực tiễn + nhóm tập của
phút) nhóm

2. Các hoạt động cụ thể

ƠN
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu
- GV tiếp nhận quan niệm sẵn có của HS về vận tốc để giúp các em sau khi học xong bài
này sẽ có được hiểu biết đúng đắn và đầy đủ hơn về khái niệm vận tốc.
NH
b. Nội dung
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu bài học.
- Từ đó yêu cầu HS chỉ ra sự khác nhau giữa hai khái niệm này.
c. Sản phẩm
Y

- Bước đầu HS đưa ra ý kiến của bản thân về hai khái niệm vận tốc và tốc độ.
QU

d. Tổ chức thực hiện


Các bước Nội dung thực hiện
thực hiện
Bước 1: GV - GV gợi mở quan niệm sẵn có của HS về tốc độ và vận tốc: “Ở cấp THCS,
M

giao nhiệm các em đã được học về tốc độ, biết cách tính tốc độ trung bình nhưng chưa

vụ được học khái niệm vận tốc. Tuy nhiên chắc là các em đã không ít lần
nghe nói đến vận tốc. Vậy hãy trả lời câu hỏi phần mở đầu bài học theo
suy nghĩ và sự hiểu biết của em.”
CH: Trong đời sống, tốc độ và vận tốc là hai đại lượng đều dùng để mô tả
Y

sự nhanh chậm của chuyển động. Em đã từng sử dụng hai đại lượng này
DẠ

trong những trường hợp cụ thể nào?


92

- GV hỏi thêm: “Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa hai khái niệm vận tốc

L
và tốc độ?”
Bước 2: HS - HS vận dụng những hiểu biết sẵn có để trả lời câu hỏi mà GV đưa ra.

A
thực hiện

CI
nhiệm vụ
Bước 3: Báo - GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.

FI
cáo, thảo - HS trả lời câu hỏi mở đầu: Em đã từng sử dụng hai đại lượng này khi
luận nói:

OF
+ Xe máy đi với tốc độ 40 km/h.
+ Ô tô chạy với tốc độ 120 km/h.
+ Máy bay đang bay theo hướng Nam với vận tốc 190m/s
Bước 4: GV - GV tiếp nhận câu trả lời, yêu cầu HS sau khi học xong bài học sẽ quay

ƠN
kết luận lại xác nhận lại cách sử dụng 2 thuật ngữ tốc độ và vận tốc như là của các
nhận định bạn đã đúng chưa.
- GV dẫn dắt HS vào bài: “Hầu hết các em sẽ sử dụng 2 đại lượng đó trong
NH
những tình huống như vậy nhưng lại không dám chắc là việc sử dụng như
vậy đã đúng hay chưa. Vậy nên để các em hiểu đúng và đầy đủ hơn về tốc
độ và vận tốc thì hôm nay chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu Bài 5. Tốc độ và
vận tốc.”
Y

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức


QU

Hoạt động 2.1. Tốc độ (thời gian 25 phút)


a. Mục tiêu
- HS nhận biết và hiểu được về tốc độ trung bình và tốc độ tức thời.
b. Nội dung
M

- GV dùng các ví dụ thực tế để giúp HS hiểu được về tốc độ trung bình và tốc độ tức thời.
- GV không đưa ra định nghĩa chính thức cũng như không nêu rõ khái niệm tốc độ tức thời.

- GV yêu cầu HS đọc sách phần này và trả lời câu hỏi
- HS thực hiện yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm học tập
I. TỐC ĐỘ
Y

1. Tốc độ trung bình


DẠ

Trả lời:
Để xác định độ nhanh hay chậm của một chuyển động, người ta đã dùng 2 cách:
93

+ So sánh quãng đường đi được trong cùng một thời gian


+ So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường bằng việc hoàn thành hoạt động

L
HD.

A
- Cách 1: So sánh quãng đường đi được trong cùng một thời gian.

CI
- Quãng đường vận động viên chạy được trong 1s ở mỗi cự li là:
+ Cự li 100 m:

FI
100
s1 = ≈ 10,02m
9,98
+ Cự li 200 m:

OF
200
s2 = ≈ 10,03m
19,94
+ Cự li 400 m:
400
s3 = ≈ 9,21m
43,45

ƠN
Trong cùng 1s, quãng đường vận động viên chạy được ở cự li 200 m lớn nhất.
⇒ Vận động viên chạy nhanh nhất ở cự li 200 m.
- Cách 2: So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường.
NH
- Thời gian để vận động viên chạy quãng đường 100 m ở mỗi cự li là:
+ Cự li 100 m: t1 = 9,98s
19,94
+ Cự li 200 m: t 2 = ≈ 9,97s
2
43,45
Y

+ Cự li 400 m: t 3 = ≈ 10,68s
4
Với cùng quãng đường 100 m, thời gian vận động viên chạy ở cự li 200 m ngắn nhất.
QU

⇒ Vận động viên chạy nhanh nhất ở cự li 200 m.


⇒ Kết luận:
- Người ta thường dùng quãng đường đi được trong cùng một đơn vị thời gian để xác định
M

độ nhanh, chậm của chuyện động. Đại lượng này gọi là tốc độ trung bình của chuyển động
(gọi tắt là tốc độ trung bình), kí hiệu là v

- Công thức tính:


Quãng đường đi được
Tốc độ trung bình =
Thời gian
s
v = (5.1a)
Y

t
Từ công thức trên, ta suy ra:
DẠ

+ Quãng đường đi được: s = v.t


s
+ Thời gian đi: t =
v
94

Chú ý:
Nếu gọi quãng đường đi được từ thời điểm ban đầu đến thời điểm t1 là s1 , đến thời điểm

L
t 2 là s2 thì:

A
- Thời gian đi là: ∆t = t 2 − t1

CI
- Quãng đường đi được trong thời gian ∆t là: ∆s = s2 − s1
- Tốc độ trung bình của chuyển động

FI
Trả lời:
CH1. Tốc độ này được gọi là tốc độ trung bình vì đó là tốc độ xét trên quãng đường đủ lớn,

OF
trong khoảng thời gian đủ dài. Hơn nữa trên cả quãng đường này, có lúc vật đi với tốc độ
cao hơn, có lúc lại đi với tốc độ thấp hơn, nên đây chỉ là tốc độ đại diện cho cả quá trình
chuyển động nhanh hay chậm trên quãng đường.
CH2. Tốc độ trung bình của nữ vận động viên tại các giải thi đấu là:

ƠN
- Giải điền kinh quốc gia 2016:
s1 100
v1 = = ≈ 8,59m/s ≈ 30,92 km/s
t1 11,64

- Giải SEA Games 29 (2017):


NH
s2 100
v2 = = ≈ 8,65m/s ≈ 31,14 km/s
t2 11,56

- Giải SEA Games 30 (2019):


s3 100
v3 = = ≈ 8,67m/s ≈ 31,21 km/s
t3 11,54
Y

2. Tốc độ tức thời.


QU

Trả lời:
a. Thời gian xe máy đi từ nhà đến trường là:
∆t = 7h30 - 7h = 30 phút = 0,5h
- Tốc độ trung bình của xe máy chở A khi đi từ nhà đến trường:
M

∆s 15
v= = = 30 (km/h)
∆t 0,5

b. Theo đề bài ta có:


- Sau 5 phút kể từ khi xuất phát, xe đạt tốc độ 30 km/h.
- Sau 10 phút nữa, xe tăng tốc lên thêm 15 km/h.
⇒ Tốc độ của xe vào lúc 7 giờ 15 phút là: v1 = 15 + 30 = 45 km/h
Y

- Xe dừng trước cổng trường lúc 7 giờ 30 phút.


DẠ

⇒ Tốc độ của xe lúc 7 giờ 30 phút là: v2 = 0 km/h


95

- Cả 2 tốc độ này đều là tốc độ tức thời vì lúc này bố bạn A đang đọc số chỉ của tốc kế trên

L
xe máy.
Trả lời:

A
Phân biệt tốc độ trung bình và tốc độ tức thời:

CI
+ Tốc độ trung bình là giá trị bình quân trên cả quãng đường đi.
+ Tốc độ tức thời là giá trị tại một thời điểm xác định.

FI
⇒ Kết luận: Ta có thể thấy tốc độ tức thời là tốc độ trung bình trên một đoạn đường rất
ngắn.
d. Tổ chức hoạt động

OF
Các Nội dung thực hiện
bước
thực hiện

ƠN
Bước 1: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tốc độ trung bình
GV giao - GV yêu cầu HS đọc sách và cho biết về hai cách xác định độ nhanh chậm của
nhiệm vụ chuyển động:
NH
“Khái niệm đầu tiên mà chúng ta sẽ làm quen trong bài hôm nay là tốc độ trung
bình. Trước khi đi đến khái niệm, các em hãy cho biết: Để xác định độ nhanh
hay chậm của một chuyển động, người ta đã dùng những cách nào?
- GV chia lớp thành những nhóm 5-6 người để thảo luận về hoạt động của mục
Y

này:
QU

HD. Một vận động viên Nam Phi đã lập kỉ lục thế giới về chạy ba cự li: 100m,
200m và 400m (bảng 5.1). Hãy dùng hai cách trên để xác định vận động viên
này chạy nhanh nhất ở cự li nào?
M

Y

- Sau khi HS hoàn thành xong phần hoạt động, GV đưa ra khái niệm và công
thức tính tốc độ trung bình của chuyển động.
DẠ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2 trang 26 SGK.


96

CH1. Tại sao tốc độ này (5.1b) được gọi là tốc độ trung bình?

L
CH2. Hãy tính tốc độ trung bình ra đơn vị m/s và km/h của nữ vận động viên tại
một số giải thi đấu dựa vào bảng 5.2

A
CI
FI
OF
ƠN
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tốc độ tức thời.
NH
- GV đưa ra một số ví dụ :
+ Khi đạp xe đến trường em có để ý rằng có lúc thì mình đi nhanh hơn, có lúc
thì đi chậm hơn? Tốc độ đạp xe của em tại những thời điểm như vậy được gọi là
tốc độ tức thời.
Y

+ Xe máy xuất phát lúc 8h, đến lúc 8h10’, xe đạt tốc độ 40km/h (dựa vào số chỉ
QU

trên tốc kế của xe), lúc 8h20’, kim chỉ của tốc kế hiển thị 30km/h → Tốc độ hiển
thị trên tốc kế lúc 8h10’ và 8h20’ được gọi là tốc độ tức thời.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục này.
CH. Bố bạn A đưa A đi học bằng xe máy vào lúc 7h. Sau 5 phút, xe đạt tốc độ
M

30 km/h, sau 10 phút nữa tăng tốc độ lên thêm 15 km/h. Gần đến trường, xe giảm
dần tốc độ và dừng trước cổng trường lúc 7h30.

a. Tính tốc độ trung bình của xe máy chở A khi đi từ nhà đến trường. Biết quãng
đường từ nhà đến trường là 15 km.
b. Tính tốc độ của xe vào lúc 7h15 phút. và 7h30 phút. tốc độ này là tốc độ gì.
Y

- GV yêu cầu HS phân biệt tốc độ trung bình và tốc độ tức thời.
+ Dựa vào kiến thức em đã đọc ở SGK và qua việc trả lời câu hỏi trên, em hãy
DẠ

phân biệt tốc độ trung bình và tốc độ tức thời?


- GV nêu lên mối quan hệ giữa tốc độ tức thời và tốc độ trung bình.
97

Bước 2: - HS thực hiện nhiệm vụ

L
HS thực
hiện

A
nhiệm vụ

CI
Bước 3: - GV mời đại diện 1 bạn của bất kì của một nhóm nào đó trình bày câu trả lời
Báo cáo, cho hoạt động ở nhiệm vụ 1.

FI
thảo luận - HS lên bảng trình bày các câu hỏi trong SGK
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

OF
Bước 4: - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV kết
luận nhận
định

ƠN
Hoạt động 2.2. Vận tốc (thời gian 25 phút)
a. Mục tiêu
- HS phân biệt hai khái niệm tốc độ và vận tốc, vận tốc trung bình và vận tốc tức thời.
NH
- Biết cách tổng hợp vận tốc.
b. Nội dung
- GV cho HS tự đọc phần độc hiểu của mục II và hướng dẫn các em thảo luận về vận tốc
trung bình, vận tốc tức thời và cách tổng hợp vận tốc.
Y

c. Sản phẩm
QU

II. VẬN TỐC


1. Vận tốc trung bình.
Trả lời:
Sự khác nhau giữa vận tốc và tốc độ là:
M

+ Tốc độ đại diện cho độ nhanh chậm của chuyển động, là một đại lượng vô hướng.
+ Vận tốc là một đại lượng có hướng. Nó đại diện cho tốc độ nhanh chậm lẫn hướng của

chuyển động.
Trả lời:
Phải nghiên cứu yếu tố là hướng trong một chuyển động là vì:
+ Nếu chỉ biết tốc độ và thời gian của chuyển động thì ta chưa thể xác định vị trí của vật.
Y

+ Còn khi biết thêm hướng của chuyển động thì ta sẽ xác định được vị trí của vật.
DẠ

Trả lời:
CH1: Đổi 3 phút = 0,05 h
98

Quãng đường người đó đi được trong 3 phút là:

L
s = v. t = 30.0,05 = 1,5 km
⇒ Sau 3 phút đi với vận tốc 30 km/h theo hướng Bắc thì người đó đi đến vị trí E.

A
Trả lời:

CI
CH2. Chọn c vì vận tốc là độ dịch chuyển của vật trong một đơn vị thời gian.
→ Kết luận:

FI
Trong vật lý, người ta dùng thương số của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển để xác
định độ nhanh chậm của chuyển động theo một hướng xác định. Đại lượng này được gọi là
vận tốc trung bình, kí hiệu là v

OF
𝑑Ԧ
𝑣Ԧ = (5.2a)
𝑡
∆𝑑
Có thể viết: v = (5.2b)
∆𝑡

ƠN
Trong đó: ∆𝑑 là độ dịch chuyển trong thời gian ∆𝑡
Phân tích:
- Vì độ dịch chuyển là một đại lượng vecto nên dựa vào công thức 5.2a, thì vận tốc cũng là
NH
một đại lượng vectơ
- Đặc điểm của vecto vận tốc:
+ Gốc nằm trên vật chuyển động.
+ Hướng là hướng của độ dịch chuyển.
Y

+ Độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc.


Trả lời:
QU

CH. Đổi 6 phút = 360 s; 4 phút = 240 s.


- Tốc độ trung bình của bạn A khi đi từ nhà đến trường là:
𝑠 𝑠𝐴𝐵 + 𝑠𝐵𝐶 400+600
𝑣= = = = 1,17 m/s
𝑡 𝑡𝐴𝐵+ 𝑡𝐵𝐶 360+240
M

- Vận tốc trung bình của bạn A khi đi từ nhà đến trường là:
𝑑 𝐴𝐶 √𝐴𝐵2 + 𝐵𝐶 2 √4002 + 3002

= 𝑣== = = 0,83 𝑚/𝑠


𝑡 𝑡 𝑡𝐴𝐵 + 𝑡𝐵𝐶 360 + 240
2. Vận tốc tức thời
Vận tốc tức thời là vận tốc tại một thời điểm xác định, được kí hiệu là ሬሬሬԦ
vt
Y

ሬԦ
∆d
vt =
ሬሬሬԦ với ∆t rất nhỏ.
∆t
DẠ

3. Tổng hợp vận tốc.


a. Tổng hợp hai vận tốc cùng phương.
99

Lời giải bài tập ví dụ:


a. Hành khách này tham gia 2 chuyển động:

L
+ Chuyển động 1m/s so với đoàn tàu.

A
+ Chuyển động do tàu kéo đi (chuyển động kéo theo), có vận tốc bằng vận tốc của tàu so

CI
với mặt đường.
→ Chuyển động của hành khách so với mặt đường là tổng hợp của 2 chuyển động trên.

FI
b. Nếu gọi ሬሬሬሬሬԦ, v23 lần lượt là vận tốc của hành khách so với tàu và của tàu so với mặt
v12 ሬሬሬሬሬԦ
đường. v
ሬԦ là vận tốc của hành khách so với mặt đường. Khi đó, ta có:

OF
ሬԦ = ሬሬሬሬሬԦ
v v12 + ሬሬሬሬሬԦ
v23
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của đoàn tàu.
Vì 2 chuyển động thành phần trên là chuyển động thẳng, cùng hướng với hướng chuyển
động của đoàn tàu nên:

ƠN
v = 1 + 10 = 11 m/s.
Hướng của vận tốc là hướng của đoàn tàu chạy.
Trả lời:
NH
Tương tự như bài tập ví dụ, ta có:
Hành khách đi về phía cuối đoàn tàu nên sẽ ngược hướng với hướng của đoàn tàu chạy →
v12 mang dấu âm.
→ Vận tốc của hành khách với mặt đường trong trường hợp này là:
Y

v = -1 + 10 = 9 m/s
QU

b. Tổng hợp hai vận tốc vuông góc với nhau.


Trả lời:
CH1.
Nếu gọi ሬሬሬሬሬԦ, v23 lần lượt là vận tốc của máy bay so với gió và của gió so với đường bay.
v12 ሬሬሬሬሬԦ
M

ሬԦ là vận tốc của máy bay so với đường bay. Khi đó, ta có:
v
ሬԦ = ሬሬሬሬሬԦ
v v12 + ሬሬሬሬሬԦ
v23 .

Ta có giản đồ vecto như sau:


Y
DẠ
100

Từ giản đồ vecto trên ta suy ra:

L
+ 𝑣 = √v12 2 + v23 2 = √2002 + 202 = 201 𝑚/𝑠

A
v23 20
+ 𝑠𝑖𝑛𝛼 = = = 0,099
v13 201

CI
→ α = 84,29o
Vậy vận tốc của máy bay lúc này là 201 m/s theo hướng 84,29o Đông – Bắc.
Trả lời:

FI
CH2.
Nếu gọi ሬሬሬԦ, v2 lần lượt là vận tốc của gió theo hướng bắc và vận tốc của máy bay theo
v1 ሬሬሬԦ

OF
phương ngang.
Vận tốc tổng hợp của máy bay lúc này là:
ሬԦ = ሬሬሬԦ
v v1 + ሬሬሬԦ
v2 .

ƠN
Ta có giản đồ vecto như sau: NH
Dựa vào dữ liệu của bài thì:
𝑣1 = 7,5 và 𝑣 = 15 → 𝑣 = 2𝑣1
̂ = 60o → Tam giác ABC vuông ở C→ 𝛼 = 30o
Góc 𝐶𝐴𝐵
Y

Điều này chứng tỏ ሬሬሬԦ


v2 vuông góc với ሬሬሬԦ
v1 và có hướng Đông, tức là người lái phải luôn
QU

hướng máy bay về hướng Đông


→ Kết luận:
1. Các em phải phân biệt được hai thuật ngữ vận tốc trung bình, vận tốc tức thời và nhớ
được công thức tính của chúng.
M

2. Để giải được bài toán yêu cầu tổng hợp vận tốc của chuyển động, ta cần phải xác định
được:

+ Hướng của các vận tốc


+ Chọn chiều dương của chuyển động
+ Vẽ được giản đồ vectơ
Y

d. Tổ chức hoạt động


Các bước thực hiện Nội dung thực hiện
DẠ

Bước 1: GV giao nhiệm Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu vận tốc trung bình
vụ
101

- GV cho HS tự đọc phần đọc hiểu SGK mục 1, hướng dẫn HS

L
thảo luận để phân biệt được tốc độ và vận tốc.
+ “Qua những gì tìm hiểu được ở phần này, em hãy cho biết vận

A
tốc và tốc độ khác nhau như thế nào?”

CI
+ “Theo em, tại sao phải nghiên cứu yếu tố là hướng trong một
chuyển động?”

FI
- GV yêu cầu trả lời câu hỏi trong phần này.
“Qua những kiến thức mà GV cung cấp ở trên, em hãy trả lời
câu hỏi sau:”

OF
CH1. Một người đi xe máy qua ngã tư (Hình 5.1) với tốc độ
trung bình 30 km/h theo hướng Bắc. Sau 3 phút người đó đi
đến vị trí nào trên hình?

ƠN
NH
Y

CH2. Theo em, biểu thức nào sau đây xác định giá trị vận tốc?
QU

Tại sao?
s d
A. B. v.t C. D. d.t
t t
- GV đưa ra khái niệm vận tốc trung bình.
M

- GV phân tích đại lượng vecto vận tốc.


“Như đã nói ở trên, vận tốc là một đại lượng có hướng hay còn

gọi là đại lượng vecto. Chúng ta hãy cùng đi phân tích và tìm
hiểu đặc điểm của vecto vận tốc nhé.”
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
CH. Bạn A đi học từ nhà đến trường theo lộ trình ABC (Hình
Y

5.2). Biết bạn A đi đoạn đường AB = 400 m hết 6 phút, đoạn


DẠ

đường BC = 300 m hết 4 phút. Xác định tốc độ trung bình và


vận tốc trung bình của bạn A khi đi từ nhà đến trường.
102

A L
CI
FI
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vận tốc tức thời.

OF
- GV dẫn dắt: “Giống như tốc độ sẽ có tốc độ trung bình, tốc độ
tức thời thì vận tốc cũng sẽ có vận tốc trung bình và vận tốc tức
thời. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm vận tốc tức thời
nhé.”

ƠN
- GV giới thiệu khái niệm vận tốc tức thời.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về cách tổng hợp hai vận tốc cùng
phương.
NH
- GV dẫn dắt vào nội dung mới: “Ở bài 4, chúng ta đã biết cách
tổng hợp độ dịch chuyển của chuyển động. Ở bài này chúng ta
sẽ đi tìm hiểu cách tổng hợp vận tốc. Chúng ta đi vào mục a,
tổng hợp hai vận tốc cùng phương.”
Y

- GV trình bày lời giải của bài tập ví dụ để giúp HS dễ hiểu hơn.
QU

Bài tập ví dụ: Trên đoàn tàu đang chạy thẳng với vận tốc trung
bình 36km/h so với mặt đường. Một hành khách đi về phía đầu
tàu với vận tốc 1m/s so với mặt sàn tàu (hình 5.3)
a) Hành khách này tham gia mấy chuyển động?
M

b) Làm cách nào để xác định được vận tốc của hành khách đối
với mặt đường.

Y
DẠ
103

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1.

L
CH1. Hãy xác định vận tốc của hành khách với mặt đường nếu
người này chuyển động về cuối đoàn tàu với vận tốc có cùng độ

A
lớn 1 m/s.

CI
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu cách tổng hợp hai vận tốc vuông góc
với nhau.

FI
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- GV yêu cầu HS tự đọc bài tập ví dụ về hiểu tổng hợp hai vận
tốc vuông góc với nhau trong SGK, rồi trả lời câu hỏi.

OF
+ Nhóm 1,2: Trả lời câu hỏi 1
+ Nhóm 3,4: Trả lời câu hỏi 2
CH1. Một máy bay đang bay theo hướng Bắc với vận tốc 200

ƠN
m/s thì bị gió từ hướng Tây thổi vào với vận tốc 20 m/s. Xác
định vận tốc tổng hợp của máy bay lúc này.
CH2. Một người lái máy bay thể thao đang tập bay ngang. Khi
NH
bay từ A đến B thì vận tốc tổng hợp của máy bay là 15 m/s
theo hướng 60o Đông – Bắc và vận tốc của gió là 7,5 m/s theo
hướng Bắc.
Hãy chứng minh rằng khi bay từ A đến B thì người lái phải
Y

luôn hướng máy bay về hướng Đông.


- GV rút ra kết luận.
QU

Bước 2: HS thực hiện - HS theo dõi SGK, tự đọc phần đọc hiểu và làm theo yêu cầu
nhiệm vụ của GV.
- HS chăm chú nghe giảng, liên tưởng đến các tình huống sử
M

dụng thuật ngữ vận tốc trung bình, vận tốc tức thời trong thực
tế.

- Thảo luận nhóm để tìm câu trả lời cho câu hỏi theo yêu cầu
của giáo viên.
Bước 3: Báo cáo, thảo - GV mời 2 bạn HS đại diện cho nhóm 1 và nhóm 3 lên bảng
luận trình bày lời giải cho CH1 và CH2.
Y

- GV mời HS khác ở nhóm 2 và 4 nhận xét, bổ sung ý kiến.


DẠ
104

Bước 4: GV kết luận - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện

L
nhận định tập.
Hoạt động 3. Luyện tập (thời gian 15 phút)

A
a. Mục tiêu

CI
- Thông qua hệ thống câu hỏi trong phiếu học tập số 1 giúp HS củng cố lại kiến thức.
b. Nội dung

FI
- HS suy nghĩ trả lời những câu hỏi trong phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

OF
Câu 1: (Bài tập 1.4) Vận tốc tức thời là
A. vận tốc của một vật chuyển động rất nhanh.
B. vận tốc của một vật được tính rất nhanh.
C. vận tốc tại một thời điểm trong quá trình chuyển động.

ƠN
D. vận tốc của vật trong một quãng đường rất ngắn.
Câu 2: (Bài tập 1.5) Một con kiến bò quanh miệng của một cái chén (Hình 2.9) được 1
vòng hết 3s. Bán kính của miệng chén là 3 cm.
NH
Y
QU

Hình 2.9
M

a) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của kiến.


b) Tính tốc độ trung bình và vận tốc trung bình của con kiến ra cm/s.

Câu 3: (Bài tập 2.5) Một người nông dân điều khiển xuồng máy đi từ bến sông A đến
bến B rồi từ bến B quay về bến. Hai bến sông cách nhau 14km được coi là trên một đường
thẳng. Biết vận tốc của xuồng khi nước không chảy là 19,8km/h và vận tốc của dòng
Y

nước so với bờ sông là 1,5m/s. Tìm thời gian chuyển động của xuồng.
c. Sản phẩm
DẠ

- HS tổng hợp kiến thức và hoàn thành phiếu học tập số 1.


105

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

L
Câu 1: (Bài tập 1.4)

A
- Trả lời: Đáp án: C. vận tốc tại một thời điểm trong quá trình chuyển động.
Câu 2: (Bài tập 1.5)

CI
- Trả lời:
a) Khi con kiến bò quanh miệng chén 1 vòng thì đi được quãng đường:

FI
s = chu vi hình tròn = 2 R = 2 .3 = 6 cm.
Vì vị trí đầu và vị trí cuối trùng nhau nên độ dịch chuyển d = 0 .

OF
s 6
b) Tốc độ trung bình: vtb = = = 2 ( cm / s )
t 3
d
Vận tốc trung bình: v = = 0.
t

ƠN
Câu 3:
- Trả lời:
Gọi:
NH
+ v13 là vận tốc của xuồng với bờ
+ v23 là vận tốc của nước với bờ, với v23 = 19,8km / h = 5,5m / s
+ v12 là vận tốc của xuồng so với dòng nước, với v12 = 1,5m / s
S 14000
Y

+ Khi xuôi dòng: v13 = v12 + v23 = 7m/s  t1 = = = 2000s


v13 7
QU

S 14000
+ Khi ngược dòng: v’13 = v12 - v23 = 4m/s  t 2 = = = 3500s
v 13/ 4

Vậy thời gian chuyển động của xuồng: t = t1 + t’ = 5500s.


M

d. Tổ chức thực hiện


Các bước thực hiện Nội dung thực hiện


Bước 1: GV giao - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm và làm phiếu học tập số 1
nhiệm vụ
Bước 2: HS thực - HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1
Y

hiện nhiệm vụ
DẠ

Bước 3: Báo cáo, - HS báo cáo kết quả phiếu học tập số 1
thảo luận
106

Bước 4: GV kết luận - GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS.

L
nhận định
Hoạt động 4. Vận dụng (thời gian 15 phút)

A
a. Mục tiêu

CI
- Vận dụng kiến thức đã học về tốc độ và vận tốc vào những tình huống thực tế.
b. Nội dung

FI
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

OF
Câu 1: (Bài tập 3.5) Khi ngồi trên tàu, xe đang chạy trong mưa ta thấy các giọt mưa rơi
xiên và đập vào mặt ta. Hay ngồi trong ôtô có cửa kính thì ta thấy các giọt mưa rơi xiên
đập vào cửa kính theo những đường cong kể cả khi trời lặng gió. Tại sao lại có hiện tượng
vô lí trên?

ƠN
Câu 2: (Bài tập 3.6) Hai ôtô chuyển động cùng hướng trên một đường thẳng. Khi ôtô
thứ nhất vượt qua ôtô thứ hai, người ngồi trên ôtô thứ nhất thấy ôtô thứ hai dường như
chạy giật lùi. Hãy giải thích tại sao?
NH
c. Sản phẩm học tập
- HS nắm vững và vận dụng kiến thức về tốc độ và vận tốc trả lời các câu hỏi phiếu học tập
số 2 vào tình huống thực tế.

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


Y

Câu 1: (Bài tập 3.5)


QU

+ Thực ra chẳng có gì là vô lí cả, mà mà do ta đã so sánh chúng trong hai hệ qui


chiếu khác nhau nên mới có sự lẫn lộn đó. Trong hệ qui chiếu gắn với mặt đất thì các giọt
mưa là rơi thẳng đứng khi trời lặng gió. Còn trong hệ qui chiếu của những người quan
sát thấy hiện tượng giọt mưa rơi xiên là hệ qui chiếu gắn liền với xe đang chuyển động
M

với vận tốc v theo phương ngang. Do đó, hệ này sẽ chuyển động với vận tốc −𝑣Ԧ so với

hệ gắn mặt đất.


+ Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau thì khác
nhau. Vận tốc có tính tương đối. Vận tốc của giọt mưa là sự tổng hợp của vận tốc hai
chuyển động: chuyển động thẳng đứng với vận tốc u tăng dần theo thời gian có gia tốc g
Y

và một chuyển động theo phương ngang với vận tốc −𝑣Ԧ nên vận tốc tổng hợp: ሬሬሬሬሬԦ
𝑣𝑡ℎ =
DẠ
107

𝑢 𝑣𝑡ℎ tại mỗi thời điểm có phương hợp với phương thẳng đứng một góc:
ሬԦ − 𝑣Ԧ . Vận tốc ሬሬሬሬሬԦ

L
v
tg = . Chính vì vậy, người ngồi trong xe thấy mưa rơi xiên.
u

A
Cách giải khác:

CI
+ Khi các hệ quy chiếu khác nhau thì tính chất chuyển động không giống nhau,
cùng thời gian khi ta thuộc hệ quy chiếu này mà xét đến vật thì khi đứng ở hệ quy chiếu
khác thi không thể sử dụng tích chất chuyển cũ được.

FI
+ Khi không có gió, những giọt mưa rơi theo phương thẳng đứng so với đất, nhưng
lại rơi theo phương xiên đối với người lái xe máy.

OF
Gọi v md , v nd , vmn là vận tốc của giọt mưa, vận tốc của người so với đất, vận tốc của
giọt mưa so với người đi xe.
vmn = vmd + vdn

ƠN
Ta thấy nếu so với người giọt mưa sẽ rơi thì giọt mưa sẽ rơi theo phương xiên.
Câu 2: (Bài tập 3.6)
Hai ô tô chuyển động cùng hướng tức là vecto vận tốc xe thứ nhất 𝑣
ሬሬሬԦ1 cùng phương,
NH
𝑣2 của xe thứ hai trên một đường thẳng. Ôtô thứ nhất vượt qua ôtô thứ
cùng chiều với ሬሬሬሬሬԦ
hai tức là ôtô một chuyển động nhanh hơn ô tô hai.
Do ôtô thứ nhất chuyển động nhanh hơn so với ôtô thứ hai nên khoảng cách từ ôtô
thứ nhất đến ôtô thứ hai ngày càng tăng. Người ngồi trên ôtô thứ nhất đứng yên so so với
Y

ôtô thứ nhất và ô tô thứ nhất mỗi lúc càng xa ô tô thứ hai. Người quan sát và ô tô thứ hai
thuộc hai hệ quy chiếu khác nhau tính tương đối đã gây nên cảm giác đó.
QU

Chuyển động có tính tương đối. Để biểu diễn tính tương đối của chuyển động, cần
xét chuyển động trong các quan hệ quán tính khác nhau chuyển động đối với nhau, kết
quả của nó là định lí cộng vận tốc và x1 , x2 và y , y2 ... nên người trên ô tô thứ nhất thấy ôtô
1
M

thứ hai ngày càng lùi ra xa so với người đó.


d. Tổ chức thực hiện

Các bước thực hiện Nội dung thực hiện


Bước 1: GV giao - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi phiếu học
nhiệm vụ tập số 2.
Y
DẠ

Bước 2: HS thực hiện - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời phiếu học tập số 2.
nhiệm vụ
108

Bước 3: Báo cáo, thảo - HS báo cáo kết quả phiếu học tập số 2

L
luận
Bước 4: GV kết luận - GV nhận xét, đánh giá và tổng quan lại kiến thức bài học.

A
nhận định - Hướng dẫn về nhà

CI
+ Xem lại kiến thức đã học ở bài 5
+ Xem trước nội dung Bài 6: Thực hành đo tốc độ của vật

FI
chuyển động
2.3.2. Thiết kế tiến trình dạy học “Bài 10. Sự rơi tự do”

OF
TÊN BÀI DẠY: BÀI 10: SỰ RƠI TỰ DO
Môn học: Vật lí
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực

ƠN
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
NH
b. Năng lực đặc thù môn học
- Tính được g và sai số của phép đo g dựa vào số liệu đo đạt.
- Thực hiện một số thí nghiệm biết yếu tố ảnh hưởng đến sự rơi tự do.
- Biết được thế nào là sự rơi tự do.
Y

- Nêu được đặc điểm của sự rơi tự do.


QU

- Vận dụng làm một số bài tập về rơi tự do.


2. Phẩm chất
- Có thái độ hứng thú trong học tập.
- Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
M

- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.


3. Năng lực định hướng và hình thành cho học sinh

- HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề


- HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
- HV3. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm
Y

hiểu
- HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra
DẠ

- HV5. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được


- HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
109

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

L
a. Giáo viên
- Máy chiếu, bộ thí nghiệm ống Newton hoặc video thí nghiệm sự rơi trong ống Newton.

A
- Một số dụng cụ TN đơn giản: Viên bi sắt, bi thủy tinh, tờ giấy, chiếc lá, ...

CI
b. Học sinh
- Giấy bút, đọc trước bài ở nhà.

FI
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Bảng tóm tắt tiến trình dạy học
Có thể mô tả chuổi hoạt động dạy học và dự kiến thời gian như sau:

OF
Phương pháp, kĩ
Phương án
Tên hoạt động cụ thể Nội dung kiến thức thuật, hình thức
đánh giá
tổ chức

ƠN
Hoạt động 1. Khởi động (5 phút)
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Tìm Sự rơi của các vật trong - Giải quyết vấn Phiếu học
NH
hiểu sự rơi của các vật không khí đề theo con đường tập của
trong không khí (10 thực nghiệm nhóm
phút) - Làm việc theo
nhóm
Y

Hoạt động 2.1. Tìm - Vận tốc trung bình và Làm việc theo Phiếu học
hiểu sự rơi của vật vận tốc tức thời.
QU

nhóm tập của


- Tổng hợp vận tốc.
trong chân không (10 nhóm
phút)
Hoạt động 2.3. Tìm Đặc điểm của sự rơi tự do Làm việc theo Phiếu học
M

hiểu về đặc điểm của nhóm tập của


sự rơi tự do (10 phút) nhóm

Hoạt động 3. Luyện Các bài tập luyện tập, câu Làm việc cá nhân Phiếu học
tập (5 phút) hỏi lí thuyết + nhóm tập của
nhóm
Hoạt động 4. Vận Bài tập tổng hợp, bài tập Làm việc cá nhân Phiếu học
Y

dụng, mở rộng (5 phút) có nội dung thực tiễn + nhóm tập của
DẠ

nhóm
110

2. Các hoạt động cụ thể


Hoạt động 1: Mở đầu (thời gian 5 phút)

L
a. Mục tiêu

A
- Làm xuất hiện tình huống có vấn đề, mâu thuẩn với quan niệm sẵn có của HS về sự rơi

CI
nhanh, chậm của các vật, kích thích sự tò mò và mong muốn khám phá kiến thức khoa học
đúng đắn của HS.

FI
b. Nội dung
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
- Sau đó, cho HS quan sát video (hoặc hình ảnh) về nhà du hành vũ trụ đã thực hiện thí

OF
nghiệm trên Mặt Trăng, từ đó HS thấy được sự mâu thuẩn trong tư duy.
c. Sản phẩm
- Bước đầu HS đưa ra ý kiến của bản thân về sự rơi của các vật và nhận thức được vấn đề

ƠN
cần nghiên cứu trong bài.
d. Tổ chức thực hiện
Các bước thực hiện Nội dung thực hiện
NH
Bước 1: GV giao - GV cầm 1 viên bi sắt và 1 chiếc lá, hỏi HS: Nếu thả rơi cùng lúc
nhiệm vụ viên bi và tờ giấy thì theo em, vật nào sẽ rơi nhanh hơn? Tại sao?
- GV thực hiện thí nghiệm trên cho HS quan sát và thảo luận kết
quả trong 2 trường hợp: tờ giấy phẳng và vo tròn.
Y

Bước 2: HS thực hiện - HS trả lời câu hỏi theo hiểu biết sẵn có của mình: Viên bi sắt
QU

nhiệm vụ nặng hơn nên sẽ rơi nhanh hơn.


- Sau khi quan sát 2 thí nghiệm thì HS băn khoăn, tò mò về kết
quả: Không phải lúc nào vật nặng cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
Bước 3: Báo cáo, thảo - Đại diện HS trả lời theo hiểu biết của mình.
M

luận - Tiếp tục thảo luận, tìm cách giải thích sự mâu thuẩn trên.
Bước 4: GV kết luận - GV: Để có thể giải thích kết quả thí nghiệm, chúng ta cần nghiên

nhận định cứu về sự rơi tự do.


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu sự rơi của các vật trong không khí (thời gian 10 phút)
Y

a. Mục tiêu
- Học sinh tìm hiểu sự rơi của các vật trong không khí và giải thích được tại sao các vật lại
DẠ

rơi nhanh chậm khác nhau.


b. Nội dung
111

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên.

L
c. Sản phẩm
- Học sinh hiểu được thế nào là sự rơi tự do.

A
- Sự rơi nhanh hay chậm của các vật là do lực cản của môi trường chứ không phải do nặng

CI
hay nhẹ.
d. Tổ chức thực hiện

FI
Các bước thực hiện Nội dung thực hiện
Bước 1: GV giao - GV nêu câu hỏi: Các em có đồng ý quan điểm cho rằng vật nặng

OF
nhiệm vụ vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ hay không? Em có dự đoán nào
về nguyên nhân làm các vật rơi nhanh chậm khác nhau không?
- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 thí nghiệm
như SGK và trả lời câu hỏi tương ứng với TN.

ƠN
Bước 2: HS thực hiện - HS trả lời câu hỏi của GV và đưa ra dự đoán: Sự rơi nhanh chậm
nhiệm vụ của các vật do khối lượng, lực cản không khí...
- Các nhóm tiến hành hoạt động làm thí nghiệm, quan sát kết quả
NH
và tìm tòi để giải thích kết quả thí nghiệm.
Bước 3: Báo cáo, thảo - Thành viên trong nhóm trình bày kết quả và trả lời câu hỏi:
luận TN 1: Viên bi rơi nhanh hơn chiếc lá vì lực cản của không khí lên
viên bi không đáng kể so với trọng lực tác dụng lên nó nên viên
Y

bi rơi nhanh, còn lực cản của không khí lên chiếc lá lại đáng kể
QU

so với trọng lực tác dụng lên nó nên chiếc lá rơi chậm hơn.
TN 2: 2 tờ giấy nặng như nhau nhưng tờ giấy phẳng chịu lực cản
của không khí lớn hơn nên rơi chậm hơn.
TN 3: Lực cản của không khí tác dụng lên 2 viên bị (nặng khác
M

nhau) đều không đáng kể so với trọng lực tác dụng lên chúng nên
chúng rơi nhanh như nhau.

- Các nhóm thảo luận, phản biện kết quả của nhóm bạn.
Bước 4: GV kết luận - GV nhận xét hoạt động của các nhóm, chốt lại các kết luận cho
nhận định mỗi thí nghiệm.
- Kết luận về sự rơi của các vật trong không khí: Sự rơi nhanh
Y

hay chậm của các vật là do lực cản của không khí lên các vật.
DẠ

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu sự rơi của vật trong chân không (thời gian 10 phút)
112

a. Mục tiêu
- Hình thành cho HS định nghĩa về sự rơi tự do

L
b. Nội dung

A
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên

CI
c. Sản phẩm
- HS hiểu được thế nào là sự rơi tự do

FI
d. Tổ chức thực hiện
Các bước thực hiện Nội dung thực hiện

OF
Bước 1: GV giao - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, nếu loại bỏ được sức cản
nhiệm vụ của không khí thì các vật sẽ rơi như thế nào?
- GV cho 3 nhóm quan sát thí nghiệm với ống Newton và yêu cầu
HS mô tả, giải thích kết quả thí nghiệm trong 2 ống: ống không

ƠN
khí và ống chân không.
Bước 2: HS thực hiện - HS dự đoán và đưa ra câu trả lời.
nhiệm vụ - Các nhóm quan sát, mô tả kết quả thí nghiệm, thảo luận nhóm
NH
để giải thích.
Bước 3: Báo cáo, thảo - Đại diện nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
luận - Các nhóm thảo luận, cho ý kiến.
Bước 4: GV kết luận - GV nhận xét kết quả các nhóm và chốt lại nhận định: Trong
Y

nhận định chân không mọi vật (nặng, nhẹ khác nhau) sẽ rơi nhanh như nhau.
QU

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về đặc điểm của sự rơi tự do (thời gian 10 phút)
a. Mục tiêu
- Nắm được đặc điểm của sự rơi tự do
- Viết được công thức tính vận tốc, quãng đường trong chuyển động rơi tự do
M

b. Nội dung
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên

c. Sản phẩm
- Học sinh hiểu được các đặc điểm của sự rơi tự do: phương rơi, chiều rơi, tính chất rơi, các
công thức tính toán.
Y

d. Tổ chức thực hiện


DẠ
113

Các bước thực Nội dung thực hiện

L
hiện
Bước 1: GV giao - HS trả lời câu hỏi: Thế nào là sự rơi tự do? Nêu đặc điểm về

A
nhiệm vụ phương, chiều của chuyển động rơi tự do?

CI
- HS hoạt động nhóm, căn cứ vào số liệu ở bảng 10.1, hãy chứng
tỏ rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều? Viết công thức của

FI
sự rơi tự do? Tính gia tốc của chuyển động rơi tự do.
Bước 2: HS thực - HS suy nghĩ, trả lời về sự rơi tự do, quan sát hình ảnh rơi tự do

OF
hiện nhiệm vụ để đưa ra đặc điểm về phương, chiều của chuyển động rơi tự do.
- Các nhóm thực hiện tính toán, xử lí số liệu để xem chúng có
thỏa mãn công thức chuyển động nhanh dần đều không. Nếu thỏa
mãn thì tiến hành viết các công thức của chuyển động nhanh dần

ƠN
đều áp dụng cho rơi tự do.
- Thực hiện tính toán giá trị gia tốc của vật rơi tự do.
Bước 3: Báo cáo, - Các cá nhân HS nêu định nghĩa và phương chiều của chuyển
NH
thảo luận động rơi tự do:
+ Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
+ Chuyển động rơi tự do có phương thẳng đứng, chiều từ trên
xuống dưới.
Y

- Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động:


QU

+ Số liệu ở bảng 10.1 cho thấy quãng đường rơi tỉ lệ với bình
phương thời gian rơi, thỏa mãn công thức quãng đường đi trong
chuyển động nhanh dần đều nên rơi tự do là chuyển động thẳng
nhanh dần đều.
M

+ Giá trị gia tốc rơi tự do: 9,8 m/s2


1
+ Công thức rơi tự do: Vận tốc: v = gt; Quãng đường: s = gt2

2
- Thảo luận về các kết quả để đi đến thống nhất.
Bước 4: GV kết - GV nhận xét hoạt động của các cá nhân HS và các nhóm.
luận nhận định - Kết luận về sự rơi tự do và đặc điểm của chuyển động rơi tự do.
Y

Hoạt động 3: Luyện tập (thời gian 5 phút)


DẠ

a. Mục tiêu
114

- Củng cố và hiểu sâu hơn về các khái niệm cơ bản của chuyển động thẳng biến đổi đều, sự
rơi tự do.

L
- Vận dụng được các công thức vào việc giải bài tập.

A
- Nắm được sự tương đồng cũng như những điểm khác biệt giữa chuyển động thẳng nhanh

CI
dần đều và chậm dần đều.
b. Nội dung

FI
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c. Sản phẩm
- Kiến thức được hệ thống và hiểu sâu hơn các định nghĩa.

OF
d. Tổ chức thực hiện
Các bước thực Nội dung thực hiện
hiện

ƠN
Bước 1: GV giao - HS trả lời câu hỏi: Thế nào là sự rơi tự do? Nêu đặc điểm về
nhiệm vụ phương, chiều của chuyển động rơi tự do?
- GV giao bài tập, yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bài tập vận
NH
dụng:
Bài tập: Một vật rơi tự do từ độ cao 80m so với mặt đất. Lấy
g=10m/s2
a. Tính thời gian rơi của vật
Y

b.Tính tốc độ ngay trước khi chạm đất của vật


c. Tính quãng đường rơi của vật trong giây đầu tiên và trong giây
QU

cuối cùng
- HS hoạt động nhóm, căn cứ vào số liệu ở bảng 10.1, hãy chứng tỏ
rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều? Viết công thức của sự rơi
M

tự do? Tính gia tốc của chuyển động rơi tự do.


Bước 2: HS thực - HS thảo luận, vận dụng công thức rơi tự do để tìm thời gian rơi,

hiện nhiệm vụ tốc độ, quãng đường...


Bước 3: Báo cáo, - HS báo cáo kết quả:
thảo luận 1
a. Thời gian rơi của vật: Từ hệ thức: S = gt2 suy ra:
2
Y

2𝑆
t =ට = 4s
DẠ

b. Tốc độ chạm đất của vật: v = gt = 40m/s


115

c. Quãng đường vật rơi được trong giây đầu tiên:

L
1
S1 = g𝑡12 = 5 m
2

A
Quãng đường vật rơi được trong giây cuối cùng:

CI
1
S2 =S - 𝑔𝑡22 , với t2 = 3 s  S2 = 35 m
2
- Thảo luận về các kết quả khác biệt, các cách giải quyết nhiệm vụ

FI
khác nhau.
Bước 4: GV kết - GV nhận xét hoạt động của HS, động viên, khích lệ HS và chốt lại

OF
luận nhận định kết quả chính xác.
Hoạt động 4: Vận dụng ( thời gian 5 phút)
a. Mục tiêu
- Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với

ƠN
cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.
b. Nội dung
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân
NH
- HS làm phiếu học tập số 3.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3


Câu 1: (Bài tập 3.14) Trong khí quyển, hạt mưa to hay hạt mưa nhỏ (hình 2.8) rơi nhanh
Y

hơn?
QU
M

Hình 2.8
Câu 2: (Bài tập 3.13) Một học sinh thử tính vận tốc khi chạm đất của một hạt mưa rơi
từ một đám mây ở độ cao 1000 mét so với mặt đất. Bạn đó rất ngạc nhiên vì sau khi áp
dụng công thức về sự rơi tự do: v2= 2gh thì đã tìm thấy vận tốc của hạt mưa lúc chạm đất
Y

là v = 141 (m/s), tức là bằng vận tốc của viên đạn bắn ra khỏi nòng súng! Học sinh đó
DẠ

thắc mắc: Tại sao hạt mưa rơi từ trên trời cao xuống đất lại không sát thương muôn loài,
nếu như nó có vận tốc như đạn! Bạn có thể giải đáp được thắc mắc này không?
116

Câu 3: Em hãy đề xuất phương án đo chiều cao của một tòa nhà cao tầng mà không cần

L
sử dụng dụng cụ đo chiều dài chỉ với chiếc đồng hồ.

A
c. Sản phẩm
- HS biết cách đo chiều cao của một tòa nhà.

CI
- HS hoàn thành phiếu học tập số 3.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

FI
Câu 1: (Bài tập 3.14)
- Trả lời:

OF
Mội vật đều rơi như nhau nếu là rơi tự do, hạt mưa rơi trong khí quyển có sức cản
của không khí. Lực cản của không khí đáng kể so với khối lượng của nó nếu hạt mưa là
hạt nhỏ. Vậy hạt mưa to rơi nhanh hơn.

ƠN
Câu 2: (Bài tập 3.13)
- Trả lời:
+ Trong trường hợp này học sinh tính vận tốc hạt mưa rơi trong điều kiện lý tưởng
vì ngoài thực tế hạt mưa chịu ảnh hưởng từ môi trường cụ thể hơn là lực cản của không
NH
khí.
+ Một vật rơi tự do thì vận tốc được tính bởi công thức v = 2 gh .Nếu vật đạt được
vận tốc 121m/s thì có tính sát thương cao. Hạt mưa rơi trong không khí luôn chịu tác
Y

dụng của lực cản không khí, nó nhanh chóng đạt vận tốc giới hạn và rơi đều tới mặt đất
với vận tốc đó (có độ lớn khoảng 7m/s với những hạt mưa có bán kính 1,5 mm). Vì vậy
QU

hạt mưa chỉ gây cảm giác rát da mà thôi.


Câu 3:
- Trả lời: HS vận dụng sự rơi tự do và công thức để có thể đưa ra phương án đo hợp lí.
VD: Thả một hòn đá từ tầng 3 một tòa nhà, sử dụng đồng hồ bấm dây để đo được thời
M

gian hòn đá rơi từ tầng 3 tòa nhà đến lúc chạm đất.

1
Áp dụng công thức: 𝑠 = ℎ = 𝑔𝑡 2 để tính chiều cao của tòa nhà.
2

d. Tổ chức thực hiện


Các bước thực hiện Nội dung thực hiện
Y

Bước 1: GV giao nhiệm - HS trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3
DẠ

vụ
117

Bước 2: HS thực hiện - HS trả lời câu 1, câu 2 trong phiếu học tập số 3

L
nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà trả lời câu 3 trong phiếu học
tập, vận dụng sự rơi tự do và công thức để có thể đưa ra

A
phương án đo hợp lí.

CI
Bước 3: Báo cáo, thảo - HS báo cáo kết quả câu 1, câu 2.
luận - HS báo cáo kết quả câu 3 (tiết sau).

FI
Bước 4: GV kết luận - GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS.
nhận định - GV đánh giá, cho điểm HS đưa ra được phương án hợp lí ở

OF
câu 3.

2.3.3. Thiết kế tiến trình dạy học “Bài tập chương II: Động học”
TÊN BÀI DẠY: BÀI TẬP CHƯƠNG II: ĐỘNG HỌC
Môn học: Vật lí

ƠN
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung
NH
- Năng lực tự học.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù môn học
- Nắm được kiến thức, nội dung chương II: Động học
Y

- Vận dụng làm một số bài tập chương II: Động học
QU

2. Phẩm chất
- Có thái độ hứng thú trong học tập.
- Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.
M

3. Năng lực định hướng và hình thành cho học sinh


- HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề


- HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất
- HV3. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm
hiểu
Y

- HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra
DẠ

- HV5. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được


- HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
118

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

L
a. Giáo viên
- Hệ thống bài tập chương II: Động học.

A
- Phiếu học tập.

CI
b. Học sinh
- Ôn lại nội dung kiến thức chương II: Động học.

FI
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Bảng tóm tắt tiến trình dạy học
Có thể mô tả chuổi hoạt động dạy học và dự kiến thời gian như sau:

OF
Phương pháp,
Phương án
Tên hoạt động cụ thể Nội dung kiến thức kĩ thuật, hình
đánh giá
thức tổ chức

ƠN
Hoạt động 1. Khởi động (5 phút)
Vận dụng kiến thức đã học giải các bài tập chương II
Hoạt động 2.1. Bài tập - Dạy học theo
NH
các đặc điểm của Bài tập vận dụng các đặc trạm Phiếu học
chuyển động (20 phút) điểm của chuyển động - Làm việc cá tập
nhân + nhóm
Hoạt động 2.2. Bài tập - Dạy học theo
Y

chuyển động thẳng Bài tập vận dụng chuyển trạm Phiếu học
QU

biến đổi đều (20 phút) động thẳng biến đổi đều - Làm việc cá tập
nhân + nhóm
Hoạt động 2.3. Bài tập - Dạy học theo
sự rơi tự do (20 phút) Bài tập vận dụng sự rơi tự trạm Phiếu học
M

do - Làm việc cá tập


nhân + nhóm

Hoạt động 2.4. Bài tập - Dạy học theo


chuyển động ném (20 Bài tập vận dụng chuyển trạm Phiếu học
phút) động ném - Làm việc cá tập
Y

nhân + nhóm
Hoạt động 3. Củng cố GV củng cố lại kiến thức
DẠ

(5 phút) chương bằng sơ đồ tư duy

2. Các hoạt động cụ thể


119

Hoạt động 1. Khởi động (5 phút)


a. Mục tiêu

L
- HS nêu được một số công thức tính: độ dịch chuyển, quãng đường, tốc độ, vận tốc, gia

A
tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều, sự rơi tự do, chuyển động ném.

CI
b. Nội dung
- HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm của GV đưa ra.

FI
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1. Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều được tính theo công thức
v − v0 v + v0

OF
v 2 − v02 v 2 + v 02
A. a = . B. a = . C. a = . D. a = .
t − t0 t + t0 t − t0 t − t0
Câu 2. Công thức liên hệ giữa vận tốc 𝑣, gia tốc 𝑎 và quãng đường đi được 𝑠 trong chuyển
động thẳng biến đổi đều là
A. v + v0 = 2as . B. v + v0 = 2as. C. v − v0 = 2as .

ƠN
D. v2 − v02 = 2as.
2 2

Câu 3. Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất, vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất

h 2h gh
A. v = 2 gh . B. v = C. v = D. v =
NH
. . .
2g g 2
Câu 4. Tầm xa ( L ) của vật chuyển động ném ngang được xác định bằng biểu thức
h
A. L = xmax = v0 2 gh . B. L = xmax = v0 .
g
Y

2h h
C. L = xmax = v0 . D. L = xmax = v0 .
QU

g 2g
Câu 5. Một vật được ném xiên lên từ mặt đất với vận tốc v0 và góc ném α thì tầm bay
xa có biểu thức nào khi ném xiên vật hợp với phương ngang một góc a từ mặt đất.
v0 2 𝑠𝑖𝑛 2𝛼 v0 2 𝑠𝑖𝑛 𝛼 2v0 2 𝑠𝑖𝑛 2𝛼 2v0 2 𝑠𝑖𝑛 𝛼
A. 𝐿 = B. 𝐿 = C. 𝐿 = D. 𝐿 =
𝑔 𝑔 𝑔 𝑔
M

c. Sản phẩm

- HS trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm GV đưa ra và nắm được một số công thức tính:
độ dịch chuyển, quãng đường, tốc độ, vận tốc, gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều,
sự rơi tự do, chuyển động ném.
Y

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4


DẠ

Câu 1: Đáp án A
Câu 2: Đáp án D
120

Câu 3: Đáp án A

L
Câu 4: Đáp án C

A
Câu 5: Đáp án A

CI
d. Tổ chức thực hiện
Các bước thực hiện Nội dung thực hiện

FI
Bước 1: GV giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời phiếu học tập số 4.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học

OF
tập số 4.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS báo cáo kết quả.
Bước 4: GV kết luận nhận định - GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS.
Hoạt động 2. Vận dụng kiến thức đã học giải các bài tập chương II

ƠN
- GV tổ chức dạy học theo trạm xoay vòng.
- Trước khi tiến hành các hoạt động, GV thông báo nội quy chung như sau:
NỘI QUY HOẠT ĐỘNG
NH
1. Quy định về xoay vòng trạm:
- Chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10 thành viên.
- Các nhóm lựa chọn trạm bắt đầu theo số thứ tự (nhóm 1 - trạm 1, nhóm 2 - trạm 2, nhóm
3 - trạm 3, nhóm 4 - trạm 4).
Y

- Các trạm được phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:


QU

+ Trạm 1: Bài tập các đặc điểm của chuyển động


+ Trạm 2: Bài tập chuyển động thẳng biến đổi đều
+ Trạm 3: Bài tập sự rơi tự do
+ Trạm 4: Bài tập chuyển động ném
M

- Khi hết thời gian quy định tại một trạm, nhóm phải chuyển sang trạm khác để thực hiện.
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở 4 trạm đã đề ra, nhóm trưởng tổng hợp các phiếu học

tập và nộp lại cho GV.


2. Các thành viên trong nhóm đều phải tham gia vào hoạt động học tập, không ỷ lại
các thành viên khác.
Y

3. Nếu HS gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ có thể tham khảo ý kiến của các
DẠ

bạn trong nhóm hoặc hỏi GV.


4. Tất cả các hoạt động diễn ra trong lớp học đều phải trật tự, tôn trọng lẫn nhau.
121

5. Đánh giá theo khung đánh giá năng lực của từng bài tập.

L
+ Mức 3: 3 điểm
+ Mức 2: 2 điểm

A
+ Mức 1: 1 điểm

CI
- Các bước tiến hành:
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10 HS phân về 4 trạm và trả lời các câu hỏi

FI
trong PHT của trạm mình đang nghiên cứu.
Bước 2: Các nhóm xoay vòng theo trạm để hoàn thành bài tập của 4 trạm theo yêu cầu; HS

OF
thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Đại diện một số nhóm HS báo cáo kết quả.
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở 4 trạm học tập. GV cho HS tiến hành báo cáo kết quả hoạt
động ở 4 trạm.

ƠN
Bước 4: GV đánh giá quá trình hoạt động của các nhóm, đánh giá sản phẩm của các cá
nhân, các nhóm qua phiếu học tập
- Hoạt động cụ thể các trạm như sau:
NH
Hoạt động 2.1. Bài tập các đặc điểm của chuyển động (20 phút)
+ Trạm 1: Bài tập các đặc điểm của chuyển động
a. Mục tiêu
- Nắm được các đặc điểm của chuyển động: độ dịch chuyển, quãng đường, tốc độ, vận tốc.
Y

- Vận dụng giải bài tập.


QU

b. Nội dung
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân và theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 5.
- Phiếu học tập số 5 (Phụ lục 3)
c. Sản phẩm
M

- Học sinh vận dụng kiến thức các đặc điểm của chuyển động hoàn thành được các bài tập
vận dụng ở phiếu học tập số 5.

- Đáp án phiếu học tập số 5 (Phụ lục 4)


d. Tổ chức thực hiện
Các bước thực hiện Nội dung thực hiện
Y

- HS hoạt động cá nhân và theo nhóm làm các bài tập vận
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
dụng trong phiếu học tập số 5.
DẠ
122

Bước 2: HS thực hiện - HS hoàn thành phiếu học tập số 5.

L
nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận

A
- HS báo cáo kết quả.
Bước 4: GV kết luận nhận - GV nhận xét kết quả của các cá nhân HS và các nhóm.

CI
định
Hoạt động 2.2. Bài tập chuyển động thẳng biến đổi đều (20 phút)

FI
+ Trạm 2: Bài tập chuyển động thẳng biến đổi đều
a. Mục tiêu

OF
- Nắm được các đặc điểm của chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Vận dụng giải bài tập.
b. Nội dung
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân và theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 5.

ƠN
- Phiếu học tập số 6 (Phụ lục 5)
c. Sản phẩm
- Học sinh vận dụng kiến thức các đặc điểm của chuyển động hoàn thành được các bài tập
NH
vận dụng ở phiếu học tập số 5.
- Đáp án phiếu học tập số 6 (Phụ lục 6)
d. Tổ chức thực hiện
Các bước thực hiện Nội dung thực hiện
Y

- HS hoạt động cá nhân và theo nhóm làm các bài tập


Bước 1: GV giao nhiệm vụ
QU

vận dụng trong phiếu học tập số 6.


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS hoàn thành phiếu học tập số 6.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét kết quả của các cá nhân HS và các
Bước 4: GV kết luận nhận định
M

nhóm.
Hoạt động 2.3. Bài tập sự rơi tự do (20 phút)

+ Trạm 3: Bài tập sự rơi tự do


a. Mục tiêu
- Nắm được các đặc điểm của sự rơi tự do.
Y

- Vận dụng giải bài tập.


b. Nội dung
DẠ

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân và theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 6.
- Phiếu học tập số 7 (Phụ lục 7)
123

c. Sản phẩm
- Học sinh vận dụng kiến thức các đặc điểm của chuyển động hoàn thành được các bài tập

L
vận dụng ở phiếu học tập số 7.

A
- Đáp án phiếu học tập số 7 (Phụ lục 8)

CI
d. Tổ chức thực hiện
Các bước thực hiện Nội dung thực hiện

FI
- HS hoạt động cá nhân và theo nhóm làm các bài tập
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
vận dụng trong phiếu học tập số 7.

OF
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS hoàn thành phiếu học tập số 7.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét kết quả của các cá nhân HS và các
Bước 4: GV kết luận nhận định
nhóm.

ƠN
Hoạt động 2.4. Bài tập chuyển động ném (20 phút)
+ Trạm 4: Bài tập chuyển động ném
a. Mục tiêu
NH
- Nắm được các đặc điểm của chuyển động ném.
- Vận dụng giải bài tập.
b. Nội dung
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân và theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 8.
Y

- Phiếu học tập số 8 (Phụ lục 9)


QU

c. Sản phẩm
- Học sinh vận dụng kiến thức các đặc điểm của chuyển động hoàn thành được các bài tập
vận dụng ở phiếu học tập số 8.
- Đáp án phiếu học tập số 8 (Phụ lục 10)
M

d. Tổ chức thực hiện


Các bước thực hiện Nội dung thực hiện

- HS hoạt động cá nhân và theo nhóm làm các bài tập


Bước 1: GV giao nhiệm vụ
vận dụng trong phiếu học tập số 8.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS hoàn thành phiếu học tập số 8.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Y

- HS báo cáo kết quả.


- GV nhận xét kết quả của các cá nhân HS và các
DẠ

Bước 4: GV kết luận nhận định


nhóm.
124

Hoạt động 3. Củng cố (5 phút)


- GV nêu và chiếu cho HS xem nội dung chương II thông qua sơ đồ tư duy “Bảng 2.1. Sơ

L
đồ cấu trúc chương “Động học” – Vật lí 10 KNTTVCS”

A
- HS ghi nhận và nắm kiến thức, tự hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy của riêng mình.

CI
Kết luận chương 2
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã được trình bày trong chương 1, chương 2 chúng

FI
tôi đã tập trung vào xây dựng và sử dụng bài tập dạy học theo hướng phát triển NL
THTGTNDGĐVL cho HS trong dạy học phần “Động học” Vật lí 10. Cụ thể, kết quả đạt

OF
được như sau:
- Trình bày được đặc điểm, cấu trúc nội dung của phần “Động học”, trên cở sở đó
làm rõ được những đặc điểm thuận lợi cho việc phát triển NL THTGTNDGĐVL cho HS ở

ƠN
phần nội dung kiến thức này, làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung và thiết kế tiến trình
dạy học các bài học cụ thể.
- Căn cứ vào đặc điểm nội dung kiến thức của phần Động học và quy trình sử dụng
NH
bài tập và thiết kế bài học theo hướng phát triển NL THTGTNDGĐVL cho HS đã được đề
xuất trong chương 1, luận văn đã thiết kế được một số giáo án theo hướng phát triển NL
THTGTNDGĐVL cho HS ở một số bài trong phần “Động học” Vật lí 10. Các giáo án
Y

chúng tôi đã soạn theo hướng nghiên cứu:


QU

+ Tốc độ và vận tốc


+ Sự rơi tự do
+ Ôn tập chương II: Động học
Để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của quy trình dạy học mà đề tài đã xây dựng,
M

các giáo án trên sẽ được sử dụng vào dạy học ở các trường THTP trong phần TNSP.

Để dạy một tiết học có sử dụng bài tập đạt hiệu quả GV cần phải có những biện pháp
sư phạm như tạo ra môi trường thuận lợi để HS có điều kiện sáng tạo, biết cách khuyến
khích HS tự lực làm việc và khả năng sáng tạo, biết cách đặt câu hỏi sao cho HS bộc lộ
Y

được khả năng phát hiện vấn đề mới. Đặc biệt là khả năng phân tích, đánh giá tìm ra các
DẠ

phương án tìm hiểu được kiến thức vật lí đang học. Ngoài ra khả năng thuyết trình của HS
cũng được phát triển đáng kể khi bảo vệ ý kiến của cá nhân hoặc của nhóm HS trước lớp.
125

Đồng thời từ những giáo án đã xây dựng giúp GV đánh giá HS phát triển được các kỹ năng

L
của dạy học phát triển NL THTGTNDGĐVL của HS.

A
CI
FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
126

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

L
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm

A
Mục đích của TNSP là kiểm chứng lại giả thuyết khoa học: Nếu dựa trên cơ sở lí

CI
luận về việc dạy học Vật lí, cơ sở lí luận về dạy học phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự
nhiên dưới góc độ Vật lí phần “Động học”, soạn thảo hệ thống bài tập và sử dụng nó trong

FI
dạy học nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh.
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
- Thu thập số liệu, xử lý kết quả TN để đánh giá hiệu quả của vấn đề nghiên cứu.

OF
- Đánh giá NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí cho HS qua các tiêu chí
và đánh giá kiến thức qua các bài kiểm tra.
3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm

ƠN
3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm
- Đối tượng thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong học
kỳ I năm học 2022-2023 ở lớp 10/1 và 10/2 của trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến,
NH
Thành phố Đà Nẵng.
3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành thực nghiệm giảng dạy một số bài thuộc phần “Động học”, Vật lí 10.
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Y

3.3.1. Công tác chuẩn bị


QU

- Kế hoạch bài dạy.


- Gặp ban giảm hiệu nhà trường trao đổi về mục đích thực nghiệm và xin phép triển
khai kế hoạch thực nghiệm.
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm
M

- Trong quá trình tiến hành TNSP giáo án thực nghiệm được viết cho lớp 10/1 và
10/2, tôi đã tiến hành ghi chép, quan sát HS sau mỗi giờ thực nghiệm và tiến hành kiểm tra

tương ứng với giáo án sau mỗi giờ dạy.


- Dựa vào diễn biến giờ học, kết quả theo dõi hoạt động các nhóm và phiếu học tập
thu được trong quá trình thực nghiệm chúng tôi phân tích, rút kinh nghiệm và sơ bộ đánh
giá tính khả thi của tiến trình đã đề xuất.
Y

- Sau mỗi tiết học, chúng tôi trao đổi với các GV dự giờ lớp và HS để lắng nghe ý
DẠ

kiến đóng góp, từ đó rút kinh nghiệm cho các bài dạy khác cũng như cho đề tài nghiên cứu.
127

3.4. Một số thuận lời và khó khăn khi thực nghiệm sư phạm

L
3.4.1. Thuận lợi
- Nhà trường tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất cho quá trính thực nghiệm

A
sư phạm.

CI
- Các em học sinh rất năng động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
3.4.2. Khó khăn

FI
- Phương pháp tổ chức dạy học theo trạm còn khá mới với HS nên cũng hạn chế hiệu
quả của buổi học.
- Do đầu vào thấp nên khả năng tiếp thu kiến thức cũng như thực hiện các nhiệm vụ

OF
còn hạn chế.
- Học sinh không có thói quen tự học, tự nghiên cứu.
3.4.3. Cách khắc phục

ƠN
- GV giới thiệu kĩ về phương pháp tổ chức dạy học trạm cho HS.
- GV chuẩn bị phiếu hỗ trợ ở những mức độ khác nhau cho mỗi nhiệm vụ để những
đối tượng HS khác nhau có thể sử dụng một cách phù hợp.
NH
- GV luôn quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.5.1. Đánh giá định tính
Từ TNSP của hai nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số nhận
Y

định cụ thể như sau:


a. Đối với lớp đối chứng
QU

- Mục tiêu dạy học ít chú trọng đến việc sử dụng bài tập theo định hướng phát triển
năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí cho HS.
- Tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung
M

kiến thức đã học.


- Học sinh tiếp cận kiến thức một cách thụ động chủ yếu là nghe giảng và làm các

bài tập trong sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
- Các em học sinh yếu gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát hiện vấn đề cũng như
đề xuất giải pháp.
- Trong các hoạt động nhóm, chỉ một số ít HS tích cực tham gia giải quyết các vấn
Y

đề GV đưa ra.
DẠ

- HS ít có cơ hội đưa ra ý kiến. Chỉ trả lời câu hỏi GV đưa ra.
128

- HS giải các bài tập trong SGK và các bài tập GV đưa ra. Hầu hết các bài tập ít

L
mang tính thực tế.
- Lớp học khá trầm, một vài em còn làm việc riêng trong lớp.

A
b. Đối với lớp thực nghiệm

CI
- HS trong lớp thể hiện thái độ tích cực và hứng thú trước những bài tập phát triển
năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí. Các em đã chủ động trao đổi, thể

FI
hiện ý kiến cá nhân trước các vấn đề đặt ra trước thầy cô và bạn bè.
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của HS ngày càng được
nâng cao qua từng tiết dạy, điều này được thể hiện rõ qua các chỉ số hành vi mà của các em

OF
như khả năng diễn đạt lại tình huống, đề xuất giải pháp … trước những bài tập phát triển
năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí.
- HS dần dần làm quen với quy trình để giải quyết vấn đề, biết sắp xếp các việc làm

ƠN
một cách hợp lý và khoa học.
- Về tính tích cực, chủ động và tự giác: Các thành viên ở các nhóm nhanh chóng biết
phân chia nhiệm vụ và hoạt động rất tốt.
NH
- Hứng thú, chú ý, tốc độ học tập nhanh: Các thành viên ở các nhóm rất hứng thú, tự
lực khi được trực tiếp thảo luận khá sôi nổi, hăng hái đưa ra ý kiến của mình, HS tự tin hơn
trong giao tiếp và ứng xử, tích cực thảo luận.
- Khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống cũng được nâng cao: 70%
Y

học sinh có thể thực hiện được bài tập vận dụng khi kết thúc bài học.
- Hăng hái tham gia vào hoạt động học tập, không khí học tập thoải mái hơn: Học
QU

sinh không còn tình trạng làm việc riêng mà thay vào đó tích cực tìm hiểu tài liệu cũng như
trao đổi với bạn bè, 60% học sinh ngạc nhiên khi phát hiện các kiến thức các em học trái
ngược với suy nghĩ của các em trước đó từ đó sự hứng thú của các em với kiến thức mới
M

cũng được tăng lên.


Như vậy, nếu tiếp tục sử dụng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm

hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí cho HS theo quy trình đã đề xuất thì năng lực tìm
hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của HS sẽ được bồi dưỡng dần dần và hoàn thiện
qua quá trình rèn luyện của mình.
3.5.2. Đánh giá định lượng
Y

3.5.2.1. Đánh giá định lượng các tiêu chí của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên
DẠ

dưới góc độ Vật lí của học sinh


129

Để đánh giá mức độ các chỉ số hành vi của năng lực THTGTNDGĐVL, tôi tiến hành
thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong học kỳ I năm học 2022-2023 với 88 HS ở lớp

L
10/1 và 10/2 của trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến, Thành phố Đà Nẵng dựa trên

A
bảng 1.1 ở chương 1 và dự kiến đánh giá xây dựng ở chương 2 đối với từng bài tập. Bên

CI
cạnh đó, trong suốt quá trình học tập, GV tiến hành trợ giúp, căn cứ vào kết quả hoạt động
của các nhóm (phiếu học tập và ý kiến trao đổi của HS) kết hợp thường xuyên quan sát,

FI
đưa ra nhận định và đánh giá mức độ đạt được về mỗi thành tố năng lực của năng lực
THTGTNDGĐVL ở từng HS qua mỗi buổi, chúng tôi đã lựa chọn 6 chỉ số hành vi để thu
được kết quả đánh giá theo bảng sau:

OF
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá định lượng NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc
độ Vật lí cho HS
Kết quả đạt được

ƠN
Chỉ số hành vi Mức
Số lượng Phần trăm
HV1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến M3 20 22.73%
vấn đề M2 45 51.14%
NH
M1 23 26.13%
HV2. Phân tích vấn đề đã đề xuất M3 18 20.45%
M2 58 65.91%
M1 12 13.64%
Y

HV3. Lựa chọn phương pháp thích hợp để M3 24 27.27%


QU

kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang M2 41 46.59%


tìm hiểu M1 23 26.14%
HV4. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ M3 18 20.45%
kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra M2 50 56.82%
M

M1 20 22.71%
HV5. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm M3 17 19.32%

hiểu được M2 32 36.36%


M1 39 44.32%
HV6. Đưa ra được quyết định xử lí cho M3 15 17.05%
Y

vấn đề đã tìm hiểu M2 38 43.18%


DẠ

M1 35 39.77%
Từ kết quả vẽ được sơ đồ sau:
130

70

L
60

A
50

CI
40
Học sinh

30

FI
20

10

OF
0
M3 M2 M1 M3 M2 M1 M3 M2 M1 M3 M2 M1 M3 M2 M1 M3 M2 M1
HV1. HV2. HV3. HV4. HV5. HV6.

ƠN
Biểu đồ 3.1 Mức độ đạt được các chỉ số hành vi của NL tìm hiểu thế giới tự
nhiên dưới góc độ Vật lí cho HS
Nhận xét:
- Dựa vào đồ thị ta thấy đa số học sinh có mức năng lực ở mức 1,2; ở mức độ 3 thì
NH
ít hơn nhiều.
- Hành vi HV1, HV2, HV3, HV4 có mức 2 cao nhất.
- Hành vi HV5, HV6 có mức 3 cao nhất.
3.5.2.2. Đánh giá định lượng thông qua các bài kiểm tra
Y

Để biết việc tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng phát triển NL tìm hiểu thế
QU

giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí cho HS thì kết quả học tập của HS có cao hơn so với
phương pháp dạy học truyền thống hay không, luận văn tiến hành so sánh và đánh giá một
cách cụ thể hơn về mức độ hiểu bài cũng như khả năng vận dụng kiến thức của HS để giải
quyết các vấn đề cụ thể bằng cách cho HS ở nhóm ĐC và TN làm một bài kiểm tra 45 phút,
M

trong đó có sử dụng bài tập phát triển năng lực.


Sau đây tôi xin trình bày chi tiết việc xử lí kết quả:

Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra
̅̅̅𝒊 )
Điểm số (𝑿
Nhóm Số HS
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Y

ĐC 88 0 0 0 3 5 17 25 24 12 2 0
DẠ

TN 88 0 0 0 0 2 11 18 34 17 6 0
131

40

L
35

A
30

25

CI
20

15

FI
10

OF
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC TNg

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ biểu diễn mức phân bố điểm số đánh giá

ƠN
- Từ bản thống kê điểm số các bài kiểm tra ta lập bảng phân phối tần suất. Tần suất là
𝑛𝑖
số % HS đạt điểm Xi được tính theo công thức: 𝑃𝑖 = 100%
𝑛

- Trong đó: pi là tần suất, ni là số HS đạt điểm xi, n là tổng số HS tham gia đánh giá.
NH
Số Số % HS đạt mức điểm Xi
Nhóm
HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 88 0 0 0 3.01 5.68 19.32 28.41 27.27 13.64 2.27 0
Y

TN 88 0 0 0 0 2.27 12.50 20.45 38.64 19.32 6.82 0


QU

Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất


45
40
35
M

30
25

20
15
10
5
0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Y

ĐC TNg
DẠ

Đồ thị 3.3: Đồ thị phân phối tần suất


132

Ngoài ra, đề tài cũng tính tần suất lũy tích để biết tần suất của tất cả Xi kể từ một giá
trị nào đó trở xuống (hoặc trở lên). Các giá trị là sự cộng dồn tần suất từ dưới lên (hoặc từ

L
trên xuống). Kết quả tính thể hiện ở Bảng 3.4 và Đồ thị 3.4.

A
Số Số % HS đạt mức điểm Xi

CI
Nhóm
HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 88 0 0 0 3.01 8.69 28.01 56.42 83.69 97.73 100 100

FI
TN 88 0 0 0 0 2.27 14.77 35.22 73.86 93.18 100 100

OF
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất lũy tích
120

100

ƠN
80

60
NH
40

20

0
Y

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC TNg
QU

Đồ thị 3.4: Đồ thị phân phối tần suất lũy tích


Tổng số
Nhóm ̅
𝑿 𝑺𝟐 S V% ̅±𝒎
𝑿=𝑿
HS
M

ĐC 88 6.205 1.728 1.315 21.193 6.205±0,015


TN 88 6.807 1.353 1.163 17.085 6.807±0,013

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số thống kê


Dựa vào những tham số tính toán ở trên, đặc biệt từ bảng các tham số thống kê đồ thị
Y

phân phối tần suất và phân phối lũy tích có thể rút ra kết luận sơ bộ sau:
- Điểm trung bình của các bài kiểm tra của HS ở lớp TN (6.807) cao hơn so với HS ở
DẠ

lớp ĐC (6.205).
- Đường lũy tích ứng với lớp TN nằm phía dưới và về phía bên phải đường lũy tích
133

ứng với lớp ĐC.

L
Như vậy, kết quả học tập nói chung và khả năng hiểu, vận dụng kiến thức vào việc giải
quyết các các bài tập cụ thể của nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC.

A
3.5.2.3. Các tham số sử dụng

CI
- Giá trị trung bình cộng: là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu, được
∑𝑓 𝑋
tính theo công thức: ̅
𝑋 = 𝑖 𝑖 (1)

FI
𝑛

Trong đó: fi là số HS đạt điểm Xi; Xi là điểm số; n là số HS dự kiểm tra.


- Phương sai: dùng để chỉ độ lệch bình phương trung bình của các giá trị thu được

OF
∑ 𝑓𝑖 (𝑋𝑖 −𝑋̅)2
trong mẫu, được tính theo công thức: 𝑆 2 = (2)
𝑛−1

- Độ lệch chuẩn S: cho biết độ phân tán quanh giá trị 𝑋̅ được tính theo công thức:

ƠN
∑ 𝑓𝑖 (𝑋𝑖 −𝑋̅)
𝑆=ට (3)
𝑛−1

- Hệ số biến thiên: Cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu, tính theo công
thức:
NH
𝑆
𝑉 = ̅ 100% (4)
𝑋
𝑆
- Sai số tiêu chuẩn: 𝑚 = (5)
𝑛

- Đại lượng t trong phép kiểm định t-test nhằm kiểm định sự khác nhau giữa hai điểm
Y

trung bình bài kiểm tra 1 tiết của hai nhóm ĐC (đối chứng) và TN (thực nghiệm) với các
QU

giả thiết thống kê:


Giả thuyết H0: sự khác nhau giữa 𝑋̅𝑇𝑁𝑔 và 𝑋̅Đ𝐶 là không có ý nghĩa.
Giả thuyết H1: điểm trung bình 𝑋̅𝑇𝑁𝑔 lớn hơn 𝑋̅Đ𝐶 một cách có ý nghĩa.
M

Để kiểm định giả thuyết, đại lượng kiểm định t được xác định theo công thức:

2 2
𝑋̅𝑇𝑁𝑔 −𝑋̅Đ𝐶 𝑛𝑇𝑁𝑔 .𝑛Đ𝐶 (𝑛𝑇𝑁𝑔 −1)𝑆𝑇𝑁𝑔 +(𝑛Đ𝐶 −1)𝑆Đ𝐶
𝑡= ට𝑛 (6), với 𝑆𝑃 = √ (7)
𝑆𝑝 𝑇𝑁𝑔 +𝑛Đ𝐶 𝑛𝑇𝑁𝑔 +𝑛Đ𝐶−2

Sau khi tính được t, ta so sánh t với giá trị tới hạn 𝑡𝛼 tra trong bảng Studen [13]. ứng
với mức ý nghĩa α và bậc tự do 𝑓 = 𝑛 𝑇𝑁𝑔 + 𝑛Đ𝐶 − 2, nếu:
Y

𝑡 ≥ 𝑡𝛼 thì bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1.
DẠ

𝑡 ≤ 𝑡𝛼 thì bác bỏ giả thiết H1, chấp nhận giả thiết H0.
134

Kết luận chương 3


Qua quá trình TNSP, quan sát thực tiễn diễn biến quá trình DH, trao đổi với HS và

L
GV ở trường TNSP và từ việc phân tích xử lí các kết quả nhận được về mặt định tính và

A
định lượng, tôi đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết ban đầu đưa ra về hiệu quả của đề tài

CI
thông qua các kết quả thu được từ việc TNSP, tôi rút ra kết luận:
- Mức độ của chỉ số hành vi của NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí

FI
cho HS có sự tăng lên rõ rệt.
- Kết quả học tập của lớp TN cao hơn nhóm ĐC, số lượng HS khá, giỏi của nhóm
TN cao hơn nhóm ĐC, số HS yếu, kém của nhóm TN thấp hơn số HS yếu, kém của nhóm

OF
ĐC.
- HS có nhiều cơ hội bộc lộ được suy nghĩ của mình. Điều đó giúp các em biết được
những chỗ sai của mình để khắc phục, giúp các em có cách nhìn nhận đúng đắn nhất về

ƠN
kiến thức mình học. Các em có tinh thần học tập sôi nổi, tự lực suy nghĩ để giải quyết vấn
đề. Kết hợp với việc trao đổi, thảo luận trong nhóm, trong lớp làm cho các em tiếp thu kiến
thức một cách vững chắc.
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
135

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

L
1. Kết luận
Từ kết quả thu được của luận văn, đối chiếu với giả thuyết nghiên cứu, chúng tôi

A
giải quyết được các vấn đề lí luận và thực tiễn sau:

CI
- Chương 1: Bổ sung và làm sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng
và sử dụng bài tập phần “Động học” – Vật lí 10 theo hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế

FI
giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh. Đồng thời xây dựng bộ công cụ đánh giá
năng lực THTGTNDGĐVL của học sinh.
- Chương 2: Xây dựng mục tiêu chung, xây dựng bài tập phần “Động học” - Vật lí

OF
10 và thiết kế một số phương án dạy học có sử dụng các bài tập đã soạn thảo nhằm phát
triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh.
- Chương 3: Quá trình thực nghiệm sư phạm đã cho phép rút ra những đánh giá sơ

ƠN
bộ về hiệu quả của bài tập phần “Động học” - Vật lí 10 đã xây dựng và các phương án dạy
học có sử dụng các bài tập đã soạn thảo nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên
dưới góc độ vật lí của học sinh đã thiết kế.
NH
- Phương pháp dạy học GQVĐ và dạy học theo trạm là phương pháp học tập hiệu
quả đáp ứng được mục tiêu đào tạo con người mới cho xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài, chúng tôi đã tham khảo và chắt lọc những ý tưởng cốt lõi của phương pháp sao
cho phù hợp với điều kiện học tập của trường THPT của chúng ta hiện nay.
Y

- Kết quả nổi bật và đáng mừng nhất, đó là tinh thần thái độ học tập của HS được
thay đổi rõ rệt. Các em luôn hăng hái tham gia vào các hoạt động học tập, làm việc nhóm,
QU

học được cách ứng xử với bạn bè và luôn có những ý tưởng độc đáo trong cách giải quyết.
Các em sử dụng kiến thức đã học để giải quyết những tình huống xảy ra trong thực tiễn,
giảm bớt sự căng thẳng trong các tiết học bằng phương pháp dạy học truyền thống. Như
M

vậy, việc sử dụng các bài tập mà chúng tôi xây dựng đã góp phần phát triển năng lực
THTGTNDGĐVL của người học, đáp ứng các mục tiêu giáo dục trong thời kì đổi mới.

- Các phương án thử nghiệm về cách đánh giá HS không những đánh giá được kết
quả của HS mà còn đánh giá được quá trình học tập của HS và bước đầu thấy được năng
lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh phát triển.
2. Những khó khăn khi nghiên cứu đề tài
Y

- Việc xây dựng và sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực THTGTNDGĐVL của
DẠ

HS cho học sinh đòi hỏi GV không chỉ nắm vững kiến thức trong chương trình học mà còn
phải am hiểu những vấn đề, chắt lọc, lựa chọn xây dựng được các bài tập phù hợp với năng
136

lực của từng học sinh, liên kết được với các hiện tượng thực tiễn trong đời sống, lựa chọn
phương pháp dạy học phù hợp.

L
- Để đánh giá năng lực của học sinh không thể diễn ra trong một vài tiết học cần phải

A
được thực hiện trong suốt quá trình dạy và học.

CI
3. Kiến nghị
- Nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình tự học, tự nghiên

FI
cứu của HS như trang thiết bị sách, tài liệu tham khảo trong thư viện, các đồ dùng thí
nghiệm,...
- Nên lồng ghép các bài tập có nội dung thực tiễn trong các bài học như vậy sẽ gây

OF
được hứng thú, kích thích tính tò mò của HS đồng thời đảm bảo có thể phân loại HS.
- Cách đánh giá HS được sử dụng trong luận văn có thể làm tài liệu tham khảo. Để
việc đánh giá được chính xác và toàn diện hơn cần được tiếp tục nghiên cứu và thực nghiệm

ƠN
nhiều hơn.
Vì điều kiện thời gian, nên số lượng bài soạn và thực nghiệm sư phạm còn ít. Do đó,
việc đánh giá hiệu quả luận văn chưa thực sự khái quát, tổng thể. Nhưng kết quả nghiên
NH
cứu của đề tài tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp tục mở rộng đề tài sang các phần khác của
chương trình vật lí THPT.
Y
QU
M

Y
DẠ
137

TÀI LIỆU THAM KHẢO

L
I. Tiếng Việt
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình

A
[1]
tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12

CI
năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí (Ban

FI
hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

OF
[3] Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Phạm Xuân Quế, Dương Xuân
Quý (2019), Dạy học phát triển năng lực môn vật lí trung học phổ thông.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung

ƠN
học phổ thông môn Vật lí, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[5] Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lí học đại cương, NXB Giáo
NH
[6]
dục, Hà Nội.
[7] Võ Thị Thùy Liên (2022), Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Vật lí với giáo
dục bảo vệ môi trường” theo định hướng bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự
Y

nhiên dưới góc độ vật lí, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng.
QU

[8] Đỗ Hương Trà, Phạm Gia Phách (2016), Dạy học bài tập Vật lí, NXB Đại học Sư
phạm.
[9] V. Ôkôn (1976), Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục, Hà Nội
[10] Vũ Văn Hùng, Bùi Gia Thịnh, Phạm Kim Chung, Tô Giang, Nguyễn Xuân Quang,
M

Nguyễn Văn Thụ (2022), Sách giáo khoa Vật lí 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc

sống, NXB Giáo dục Việt Nam


[11] Phạm Kim Chung, Tô Quang, Nguyễn Xuân Quang, Bùi Gia Thịnh (2022), Để học
tốt Vật lí 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam
Y

[12] Bùi Gia Thịnh, Tô Giang, Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Văn Thụ (2022), Bài tập
DẠ

Vật lí bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam.
138

[13] https://www.facebook.com/groups/299257004355186 (Nhóm facebook: “Tài liệu

L
vật lí CT DGPT 2018”)

A
[14] https://dethi.violet.vn/present/cau-hoi-dinh-tinh-vat-li-10-7218214.html (Thư viện
trực tuyến Violet, Đinh Văn Đô, “Câu hỏi định tính Vật lí 10”)

CI
II. Tiếng nước ngoài
[15] Weinert F. E. (2001), Vergleichende Leistungsmessung in Schulen –

FI
eineumstrittene Selbstverstondlichkeit, In F. E. Weinert (eds), Leistungsmessung

OF
in Schulen, Weinheim und Basejl: Beltz Verlag

ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
PL1

PHỤ LỤC

L
PHỤ LỤC 1
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA HỌC SINH

A
Trường: ……………….…………………………….......

CI
Họ và tên: ……………………………… Lớp: ………...

FI
Xin em vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau. Đánh dấu x vào ô
lựa chọn ở cột ý kiến.

OF
Câu 1: Em có thích học tiết bài tập vật lí ở trên lớp không?
☐ Rất thích ☐ Thích ☐Bình thường ☐Không thích

☐Rất không thích

ƠN
Câu 2: Khi thầy cô yêu cầu hoạt động nhóm để đưa ra phương án kiểm chứng một sự vật,
hiện tượng hay một kiến thức vật lí em thường làm gì?
☐ Tích cực suy nghĩ phân tích vấn đề, đưa ra các ý kiến đóng góp để giải quyết
NH
vấn đề
☐ Suy nghĩ đưa ra được một vài ý kiến

☐ Ngồi lắng nghe không dám đưa ra ý kiến


Y

☐ Ngồi chơi, không quan tâm.


QU

Câu 3: Thầy (cô) có thường yêu cầu em đưa ra phương án kiểm chứng một sự vật, hiện
tượng hay một kiến thức vật lí không?
☐ Thường xuyên ☐ Thỉnh thoảng ☐Rất ít khi ☐Không khi nào
M

Câu 4: Em có thường xuyên vận dụng kiến thức vật lí đã học vào trong thực tiễn cuộc sống

không?
☐ Rất thường xuyên ☐ Thường xuyên ☐Thỉnh thoảng ☐Không khi nào
Câu 5: “Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh là thực hiện
Y

được hoạt động tìm hiểu một số sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi trong đời sống và
DẠ

trong thế giới tự nhiên theo tiến trình: Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí; Đưa ra phán
đoán và xây dựng giả thuyết; Lập kế hoạch thực hiện; Thực hiện kế hoạch; Viết, trình bày
PL2

báo cáo và thảo luận; Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp - để kiểm tra các dự đoán,

L
lí giải các chứng cứ, rút ra kết luận về kiến thức vật lí đang tìm hiểu”. Em thấy có cần thiết

A
phải phát triển NL THTGTNDGĐVL không?
☐ Rất cần thiết ☐ Cần thiết ☐Bình thường ☐Không cần thiết

CI
FI
Cảm ơn sự hợp tác của em!

OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
PL3

PHỤ LỤC 2

L
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN

A
Thông tin cá nhân (phần này có thể không ghi)
Họ và tên GV: …………………………………………….…………………

CI
Trình độ chuyên môn:
☐ Cao đẳng ☐ Đại học ☐ Thạc sĩ ☐ Tiến sĩ

FI
Số năm giảng dạy…………

OF
Công tác tại Trường THCS ………………………………………………
Để có cơ sở nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy bộ môn vật lí,
nhóm nghiên cứu chúng tôi kính mong quý thầy (cô) đang giảng dạy bộ môn vật lí vui lòng

ƠN
đọc kỹ phiếu điều tra và đánh dấu (x) vào ô mà quý thầy (cô) cho là hợp lý nhất.
Câu 1: Thầy (cô) có thường dạy theo phương pháp thực nghiệm không?
☐ Có ☐Không có
NH
Câu 2: Thầy (cô) có thường cập nhật các kiến thức thực tế liên quan đến bài học không?
☐Không bao giờ ☐Thỉnh thoảng ☐Thường xuyên
☐Tùy thuộc vào từng bài ☐Bài nào cũng sử dụng
Y

Câu 3: Khi dạy theo hướng phát triển năng lực của HS. Thầy (cô) thường gặp phải những
QU

khó khăn gì? (có thể chọn nhiều phương án)


☐Tốn nhiều thời gian đầu tư
☐Cập nhật và liên hệ học sinh thường xuyên
M

☐Ảnh hưởng đến kết quả học tập


Câu 4: Khả năng của HS trong việc sử dụng kiến thức vật lí đã học vào thực tiễn?

☐Yếu ☐Trung bình ☐Khá ☐Tốt


Câu 5: Kỹ năng giải bài tập vật lí của HS?
☐Yếu ☐Trung bình ☐Khá ☐Tốt
Y

Câu 6: Thầy (cô) đánh giá tầm quan trọng của việc dạy học phát triển năng lực
DẠ

THTGTNDGĐVL của HS hiện nay như thế nào?


PL4

☐ Rất quan trọng ☐ Quan trọng ☐ Bình thường ☐ Không quan trọng

L
Câu 7: Khi dạy chương “Động học”, Thầy (cô) có thường liên hệ kiến thức thực tế khi học

A
bài mới không?

CI
☐Chưa bao giờ ☐Rất ít khi ☐Tùy từng bài ☐Tất cả các bài
Câu 8: Khi tổ chức DH chương “Động học”, thầy (cô) nhận thấy HS có thái độ thế nào?

FI
☐Hào hứng ☐Tích cực ☐Bình thường ☐Không tích cực
Câu 9: Những phương pháp thường được thầy (cô) sử dụng khi tổ chức DH chương “Động

OF
học” là? (có thể chọn nhiều phương án)
☐PP Thuyết trình ☐PP Thực nghiệm ☐PP Giải quyết vấn đề
☐PP Đàm thoại ☐Phương pháp khác: ………

ƠN
Câu 10: Theo thầy (cô) những kết quả nào đánh giá HS được phát triển năng lực
THTGTNDGĐVL của HS?
☐ HS vận dụng được kiến thức ngay tại lớp
NH
☐ HS tự phát hiện được vấn đề và GQVĐ đã nêu
☐ HS tự thực hiện được các thí nghiệm
☐ Hs tự nghiên cứu và báo cáo được các chủ đề liên quan đến môn học
Y

Cảm ơn ý kiến đóng góp của quý thầy, cô!


QU
M

Y
DẠ
PL5

PHỤ LỤC 3

L
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

A
BÀI TẬP CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUYỂN ĐỘNG

CI
Họ và tên: ........................................................................................................................
Trường: ............................................................................. Lớp: ...................................

FI
NỘI DUNG BÀI TẬP
Câu 1: (Bài tập 1.3) Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho

OF
A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.
B. sự thay đổi hướng của chuyển động.
C. khả năng duy trì chuyển động của vật.

ƠN
D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian.
Trả lời:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
NH
..........................................................................................................................................
Câu 2: (Bài tập 1.1) Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng
nhau khi vật
A. chuyển động tròn.
Y

B. chuyển động thẳng và không đổi chiều.


QU

C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần.


D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần.
Trả lời:
..........................................................................................................................................
M

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
Câu 3: (Bài tập 2.2) Em của An chơi trò tìm kho báu ở ngoài vườn với các bạn của mình.
Em của An giấu kho báu của mình là một chiếc vòng nhựa vào trong một chiếc giày rồi
viết mật thư tìm kho báu như sau: Bắt đầu từ gốc cây ổi, đi 10 bước về phía bắc, sau đó
Y

đi 4 bước về phía tây, 15 bước về phía nam, 5 bước về phía đông và 5 bước về phía bắc
DẠ

là tới chỗ giấu kho báu.


a) Hãy tính quãng đường phải đi (theo bước) để tìm ra kho báu.
PL6

b) Tính độ dịch chuyển (theo bước) để tìm ra kho báu. Vị trí cất dấu kho báu.

L
Trả lời:
..........................................................................................................................................

A
..........................................................................................................................................

CI
..........................................................................................................................................
Câu 4: (Bài tập 2.4) Một người chèo thuyền qua sông với vận tốc 7,2 km/h theo hướng

FI
ሬሬሬሬሬԦ
𝐴𝐵 vuông góc với bờ sông. Do nước chảy nên thuyền đã bị đưa xuôi theo dòng chảy
xuống phía hạ lưu một đoạn BC = 100 m. Độ rộng của dòng sông là AB = 400 m.

OF
a) Tính thời gian thuyền qua sông.
b) Hãy tính vận tốc của dòng nước chảy đối với bờ sông
Trả lời:
..........................................................................................................................................

ƠN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 5: (Bài tập 3.1) Trong một buổi tập luyện của đội tuyển Việt Nam, hai cầu thủ Công
NH
Phượng và Văn Toàn đứng tại vị trí C và V trước một bức tường thẳng đứng như hình vẽ
(Hình 2.1). Công Phượng đứng cách tường 20m, Văn Toàn đứng cách tường 10m. Công
Phượng đá quả bóng lăn trên sân về phía bức tường. Sau khi phản xạ, bóng sẽ chuyển
động đến chỗ Văn Toàn đang đứng. Coi sự phản xạ của quả bóng khi va chạm vào bức
Y

tường giống như hiện tượng phản xạ của tia sáng trên gương phẳng. Cho AB = 30m, Em
QU

hãy xác định:


a) Góc tạo bởi phương chuyển động của quả bóng và bức tường.
b) Tính quãng đường bóng lăn từ Công Phượng đến chân Văn Toàn.
M

Y
DẠ

Hình 2.1
Trả lời:
PL7

..........................................................................................................................................

L
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

A
Câu 6: (Bài tập 3.3) Một ca nô chạy ngang qua một dòng sông, xuất phát từ A. Nếu động

CI
cơ ca nô đẩy ca nô theo hướng AB thì sau 100s, nó cập bờ bên kia ở điểm C cách B 200m.
Nếu động cơ ca nô đẩy ca nô theo hướng AD thì nó sẽ cập bờ bên kia tại đúng điểm B.

FI
Tìm:

OF
a) Vận tốc của dòng nước so với bờ sông. ƠN
Hình 2.3
NH
b) Vận tốc của ca nô so với dòng nước.
c) Chiều rộng của sông.
Trả lời:
..........................................................................................................................................
Y

..........................................................................................................................................
QU

..........................................................................................................................................
M

Y
DẠ
PL8

PHỤ LỤC 4

L
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

A
BÀI TẬP CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUYỂN ĐỘNG

CI
Họ và tên: ........................................................................................................................
Trường: ............................................................................. Lớp: ...................................

FI
NỘI DUNG BÀI TẬP
Câu 1: (Bài tập 1.3)

OF
Trả lời:
Đáp án: A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.
Câu 2:

ƠN
Trả lời:
Chọn đáp án B
A sai vì khi vật chuyển động tròn, quãng đường đi được có độ lớn khác 0 còn độ dịch
chuyển có độ lớn bằng 0.
NH
B đúng vì khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều thì độ dịch chuyển cũng chính
là quãng đường đã đi.
C, D sai vì khi vật chuyển động thẳng và có sự đổi chiều thì độ lớn độ dịch chuyển và độ
lớn quãng đường đi được sẽ khác nhau.
Y

Câu 3: (Bài tập 2.2)


QU

Trả lời:
M

Y
DẠ

Bài toán được giải quyết theo hướng tính độ dịch chuyển tổng hợp.
a) Quãng đường đi được: S = 10 + 4 + 15 + 5 + 5 = 49 (bước)
PL9

b) Độ dịch chuyển tới kho báu: d = (10 + (- 4) + (- 15) + 5 + 5 = 1 (bước). Độ dịch chuyển

L
có hướng về phía Đông.
Vậy vị trí kho báu cách gốc cây ổi 1 bước về phía Đông.

A
Câu 4: (Bài tập 2.4)

CI
Trả lời:
Gọi (1): thuyền ; (2): dòng nước ; (3): bờ

FI
B C
Suy ra: v12 : vận tốc của thuyền đối với dòng nước
v 23 : vận tốc của dòng nước đối với bờ

OF
v13 : vận tốc của thuyền đối với bờ
a) Ta có: v13 = v12 + v23
Nhận thấy: Nếu nhân 2 vế của công thức cộng vận tốc
A

ƠN
trên với thời gian chuyển động t thì ta thu được:
𝑡. ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣13 = 𝑡. ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣12 + 𝑡. 𝑣
ሬሬሬሬሬሬԦ ሬሬሬሬሬԦ ሬሬሬሬሬԦ ሬሬሬሬሬԦ Hình 2.10
23 ↔ 𝐴𝐶 = 𝐴𝐵 + 𝐵𝐶
AB 400
Do đó, thời gian thuyền qua sông: t = = = 200 s
NH
v12 2
BC 100
b) Vận tốc của dòng nước: v23 = = = 0,5 m/s
t 200
Câu 5: (Bài tập 3.1)
Y

Trả lời:
a) Góc tạo bởi phương của quả bóng và bức tường ’
QU

+ Vì sự phản xạ của quả bóng khi va chạm vào bức


tường giống hệt như hiện tượng phản xạ của tia sáng
trên gương phẳng nên ta vẽ được đường truyền bóng
như hình dưới
M

+ Từ hình vẽ ta có: ∆𝐴𝐶𝑀 ~∆𝐵𝑉𝑀


𝐴𝑀 𝐴𝐶 20
=> = =
𝐵𝑀 𝐵𝑉 10
+ Mà AM + BM = AB = 30 (m) => AM = 20 (m); BM = 10 (m)
Y

̂ = 𝐵𝑀𝑉
+ Do ∆𝐴𝐶𝑀 cân nên 𝐴𝑀𝐶 ̂ = 45°
b) Quãng đường bóng lăn là: CM + MV = C’M + MV = C’V
DẠ

+ Tam giác NC’V vuông tại N, C’N = AB = 30 (m); NV = CA + VB = 30 (m)


PL10

+ Suy ra: (C’V)2 = (C’N)2 + (NV)2 => C’V = √(𝐶 ′ 𝑁)2 + (𝑁𝑉)2

L
+ Thay số ta được: C’V = √302 + 302 = 30√2 (m)

A
Câu 6: (Bài tập 3.3)
Trả lời:

CI
a) Nếu gọi:
𝑣1,2 là vận tốc của ca nô so với dòng nước.
+ ሬሬሬሬሬሬԦ

FI
𝑣2,3 là vận tốc của dòng nước so với bờ sông.
+ ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣1,3 là vận tốc của ca nô so với bờ sông.
+ ሬሬሬሬሬሬԦ

OF
Khi mũi ca nô hướng về B (hình 2.3a) thì: Hình 2.3a
𝑣1,3 = ሬሬሬሬሬሬԦ
ሬሬሬሬሬሬԦ 𝑣1,2 + ሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣2,3
𝐴𝐵
Với: 𝑣1,2 = (1)
𝑡

ƠN
𝐵𝐶 200
𝑣2,3 = = = 2 (m/s).
𝑡 100
b) Khi mũi ca nô hướng về D (hình 2.3b) thì:
NH
ሬሬሬሬሬሬሬሬԦ
𝑣′1,3 = 𝑣′ሬሬሬሬሬሬሬሬԦ ሬሬሬሬሬሬሬሬԦ
1,2 + 𝑣′2,3

Với: 𝑣′1,2 = 𝑣1,2 và 𝑣′2,3 = 𝑣2,3 = 2 (m/s)


Vì 𝑣′1,2 là cạnh huyền của tam giác vuông có một góc
Y

là 300 nên
Hình 2.3b
𝑣′1,2 = 2𝑣′2,3 = 2𝑣2,3 = 4 (m/s).
QU

c) Từ (1) rút ra: 𝐴𝐵 = 𝑣1,2 . 𝑡 = 400 𝑚.


M

Y
DẠ
PL11

PHỤ LỤC 5

L
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6

A
BÀI TẬP CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

CI
Họ và tên: ........................................................................................................................
Trường: ............................................................................. Lớp: ...................................

FI
NỘI DUNG BÀI TẬP
Câu 1: (Bài tập 1.12) Chuyển động nào sau đây là chuyển động biến đổi?

OF
A. Chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.
B. Chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.
C. Chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian.

ƠN
D. Chuyển động tròn đều.
Trả lời:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
NH
..........................................................................................................................................
Câu 2: (Bài tập 1.13) Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động thẳng biến
đổi đều?
A. Viên bi lăn xuống trên máng nghiêng.
Y

B. Vật rơi từ trên cao xuống đất.


QU

C. Hòn đá bị ném theo phương nằm ngang.


D. Quả bóng được ném lên theo phương thẳng đứng.
Trả lời:
..........................................................................................................................................
M

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
Câu 3: (Bài tập 2.11) Hình 2.12 là đồ thị vận tốc - thời gian của ba chuyển động thẳng
biến đổi đều.
a) Viết công thức tính vận tốc và độ dịch chuyển của mỗi chuyển động.
Y

b) Tính độ dịch chuyển của chuyển động (III).


DẠ
PL12

A L
CI
FI
OF
Hình 2.12
Trả lời:
..........................................................................................................................................

ƠN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 4: (Bài tập 2.12) Một máy bay có vận tốc khi tiếp đất là 100 m/s. Để giảm vận tốc
sau khi tiếp đất, máy bay chỉ có thể có gia tốc đạt độ lớn cực đại là 4 m/s2.
NH
a) Tính thời gian ngắn nhất để máy bay dừng hẳn kể từ khi tiếp đất.
b) Máy bay này có thể hạ cánh an toàn ở sân bay có đường bay dài 1 km.
hay không?
Y

Trả lời:
..........................................................................................................................................
QU

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 5: (Bài tập 3.11) Một vật chuyển động biến đổi đều, đi được 10m trong 5s đầu và
10m nữa trong 3s tiếp theo. Quãng đường vật sẽ đi được trong 2s tiếp theo nữa bằng bao
M

nhiêu?

Trả lời:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Y

Câu 6: (Bài tập 3.12) Đồ thị vận tốc - thời gian trong Hình 2.7 là của một xe bus và một
DẠ

xe máy chạy cùng chiều trên một đường thẳng. Xe bus đang đứng yên, bắt đầu chuyển
động thì xe máy đi tới.
PL13

A L
CI
FI
Hình 2.7
Trả lời:

OF
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
PL14

PHỤ LỤC 6

L
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6

A
BÀI TẬP CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

CI
Họ và tên: ........................................................................................................................
Trường: ............................................................................. Lớp: ...................................

FI
NỘI DUNG BÀI TẬP
Câu 1: (Bài tập 1.12)

OF
Trả lời:
Chọn đáp án D. Vì:
A, B sai vì chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian là

ƠN
chuyển động đều.
C sai vì chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian thì vật đang ở trạng thái
đứng yên.
D đúng vì chuyển động tròn đều vận tốc tuy có độ lớn không đổi nhưng hướng luôn thay
NH
đổi nên chuyển động này có gia tốc và cũng là chuyển động biến đổi.
Câu 2: (Bài tập 1.13)
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Vì:
Y

A. là chuyển động thẳng nhanh dần đều.


QU

B. là chuyển động rơi tự do và cũng là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
C. là chuyển động ném theo phương ngang có quỹ đạo không phải là đường thẳng và có
sự kết hợp của nhiều loại chuyển động.
D. là chuyển động chậm dần đều.
M

Câu 3: (Bài tập 2.11)


Trả lời:
a) Áp dụng:
Biểu thức tính vận tốc: 𝑣 = 𝑣0 + 𝑎𝑡
1
Biểu thức tính độ dịch chuyển: 𝑑 = 𝑣0 𝑡 + 𝑎𝑡 2
Y

2
Vật 1:
DẠ

∆𝑣1 4−2
+ Gia tốc = độ dốc của đồ thị = 𝑎1 = = = 0,1 (m/s2)
∆𝑡1 20−0
PL15

+ 𝑣1 = 𝑣0 + 𝑎1 𝑡 = 2 + 0,1𝑡

L
1
+ 𝑑1 = 𝑣0 𝑡 + 𝑎1 𝑡 2 = 2𝑡 + 0,05𝑡 2
2

A
Vật 2:
∆𝑣2 2−0

CI
+ 𝑎2 = = = 0,1 (m/s2)
∆𝑡2 20−0

+ 𝑣2 = 𝑣0 + 𝑎2 𝑡 = 0,1𝑡
1

FI
+ 𝑑2 = 𝑣0 𝑡 + 𝑎2 𝑡 2 = 0,05𝑡 2
2
Vật 3:

OF
∆𝑣3 0−4
+ 𝑎3 = = = − 0,2 (m/s2)
∆𝑡3 20−0

+ 𝑣3 = 𝑣0 + 𝑎3 𝑡 = 4 − 0,2𝑡
1
+ 𝑑3 = 𝑣0 𝑡 + 𝑎3 𝑡 2 = 4 − 0,1𝑡 2
2

ƠN
b) Độ dịch chuyển của chuyển động (III):
𝑑3 = 4 − 0,1𝑡 2 = 4.20 − 0,1. 202 = 40 (𝑚)
Câu 4: (Bài tập 2.12)
NH
Trả lời:
a) Theo dữ liệu bài toán ta có: v0 = 100 m/s; a = -4 m/s2
Ta có phương trình vận tốc của máy bay là:
𝑣 = 𝑣0 + 𝑎𝑡 = 100 – 4t (m/s).
Y

Máy bay dừng hẳn khi v = 0 ⬄ 100 – 4t = 0 => t = −100−4= 25 s.


QU

b) Ta có phương trình độ dịch chuyển của máy bay là:


1
𝑑 = 𝑣0 𝑡 + 𝑎𝑡 2 = 100t – 2𝑡 2 (m).
2
Sau 25 s máy bay dịch chuyển thêm: d = 100.25 – 2.252 = 1250 m = 1,25 km.
Vậy máy bay không thể hạ cánh an toàn trên sân bay có đường bay dài 1 km.
M

Câu 5: (Bài tập 3.11)


Trả lời:

Gọi v0 là vận tốc đầu của vật.


Quãng đường vật đi được sau 5s đầu là
𝑎𝑡 2 25
𝑠5 = 𝑣0 𝑡 + = 5𝑣0 + 𝑎. = 10 ⇒ 2𝑣0 + 5𝑎 = 4 (1)
Y

2 2
Quãng đường vật đi được sau 8s đầu là:
DẠ

64
𝑠8 = 8𝑣0 + 𝑎. = 20 ⇒ 2𝑣0 + 8𝑎 = 5 (2)
2
PL16

7 1
(1) và (2) ⇒ 𝑣0 = 𝑚/𝑠; 𝑎 = 𝑚/𝑠 2
6 3

L
Quãng đường vật đi được sau 10s đầu là:

A
100 7 1
𝑠10 = 10𝑣0 + 𝑎. = 10. + 50. = 28,3𝑚
2 6 3

CI
Vậy quãng đường vật đi được trong 2s cuối là:
𝑠 = 𝑠10 − 𝑠8 = 28,3 − 20 = 8,3𝑚
Câu 6: (Bài tập 3.12)

FI
Trả lời:
∆𝑣1 8−0 8
a) Gia tốc của xe bus trong 4s đầu là: 𝑎1 = = = = 2 m/s2.

OF
∆𝑡1 4−0 4
∆𝑣2 12−8 4
Gia tốc của xe bus trong 4s tiếp theo là: 𝑎2 = = = = 1 m/s2.
∆𝑡2 8−4 4

b) Từ đồ thị ta thấy sau giây thứ 4 thì đồ thị xe bus ở phí trên đồ thị xe máy

ƠN
=> Vận tốc của xe bus lớn hơn vận tốc của xe máy.
c) Gọi thời điểm hai xe gặp nhau là t.
Đối với xe máy:
Trong 8 s đầu: dm = vmtm = 8.8 = 56 m.
NH
Độ dịch chuyển của xe máy trong thời gian t là: dm = vmt = 8t
Đối với xe bus:
1 1
Trong 4 s đầu: 𝑑1 = 𝑣01 𝑡1 + 𝑎1 𝑡 21 = 0 + . 2. 42 = 16 m
2 2
Y

1 2 1
Trong 4 s tiếp theo: 𝑑2 = 𝑣02 𝑡2 + 𝑎2 𝑡 2 = 8.4 + . 1. 42 = 40 m
2 2
QU

=> Trong 8 s đầu xe bus đi được d1 + d2 = 56 m.


=> Trong 8 s đầu hai xe chưa gặp nhau.
Độ dịch chuyển của xe bus trong thời gian t là:
db = 56 + v3(t – 8) = 56 + 12(t -8) = 12t – 40.
M

Hai xe gặp nhau khi dm = db


⬄ 8t = 12t – 40 => t = 10 s.

Vậy hai xe gặp nhau tại thời điểm t = 10 s.


d) Với t = 10 s => dm = 80 m
Vậy xe bus đuổi kịp khi xe máy chạy được 80 m.
Y

∆𝑑 𝑑1 +𝑑2 16+40
e) Vận tốc trung bình của xe bus trong 8 s đầu là: 𝑣𝑡𝑏 = = = = 7 (m/s)
∆𝑡 𝑡1 +𝑡2 80
DẠ
PL17

PHỤ LỤC 7

L
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7

A
BÀI TẬP SỰ RƠI TỰ DO

CI
Họ và tên: ........................................................................................................................
Trường: ............................................................................. Lớp: ...................................

FI
NỘI DUNG BÀI TẬP
Câu 1: (Bài tập 1.15) Sức cản của không khí

OF
A. Làm cho vật nặng rơi nhanh, vật nhẹ rơi chậm.
B. Làm cho các vật rơi nhanh, chậm khác nhau.
C. Làm cho vật rơi chậm dần.

ƠN
D. Không ảnh hưởng gì đến sự rơi của các vật.
Trả lời:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
NH
..........................................................................................................................................
Câu 2: (Bài tập 1.16) Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu
được thả rơi?
Y

A. Một cái lá cây rụng. B. Một sợi chỉ.


C. Một chiếc khăn tay. D. Một mẩu phấn
QU

Trả lời:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
M

Câu 3: (Bài tập 2.13) Cầu thủ Văn Toàn đá một quả bóng với tốc độ ban đầu v0 đi lên
theo phương thẳng đứng cho thủ môn Văn Lâm ở tầng trên. Sau khi đá được 2s Văn Lâm

giơ tay ra bắt được quả bóng lúc này độ cao của quả bóng so với lúc đầu ném là 4 m. Lấy
g = 10 m/s2. Giá trị v0 bằng bao nhiêu?
Trả lời:
Y

..........................................................................................................................................
DẠ

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
PL18

Câu 4: (Bài tập 2.15) Một hòn đá thả rơi tự do, vận tốc của nó sau khi rơi được một
quãng đường h bằng  . Để vận tốc của vật khi chạm đất là 2 thì điểm thả rơi phải cách

L
đất một khoảng H bằng bao nhiêu h?

A
Trả lời:

CI
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

FI
..........................................................................................................................................
Câu 5: (Bài tập 3.15) Thả một hòn đá rơi không vận tốc ban đầu từ miệng một cái hang
sâu xuống đến đáy. Sau 4 s kể từ lúc bắt đầu thả thì nghe tiếng hòn đá chạm vào đáy. Biết

OF
tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính chiều sâu của hang?
Trả lời:
..........................................................................................................................................

ƠN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 6: (Bài tập 3.16) Một vật rơi tự do từ đỉnh một toà nhà cao 80m, tại nơi có gia tốc
NH
trọng trường g = 10m / s 2 . Quãng đường vật rơi được trong giây thứ 3 bằng bao nhiêu?
Trả lời:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Y

..........................................................................................................................................
QU
M

Y
DẠ
PL19

PHỤ LỤC 8

L
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7

A
BÀI TẬP SỰ RƠI TỰ DO

CI
Họ và tên: ........................................................................................................................
Trường: ............................................................................. Lớp: ...................................

FI
NỘI DUNG BÀI TẬP
Câu 1: (Bài tập 1.15)

OF
Trả lời:
Đáp án: C. Làm cho vật rơi chậm dần.
Vì: Sức cản không khí làm cản trở chuyển động của vật.

ƠN
Câu 2: (Bài tập 1.16)
Trả lời:
Đáp án: D. Một mẩu phấn
Vì: Một cái lá cây rụng, một sợi chỉ, một chiếc khăn tay có trọng lượng nhỏ và chịu ảnh
NH
hưởng nhiều của lực cản không khí nên không coi là rơi tự do. Một mẩu phấn khi rơi chịu
lực cản không khí không đáng kể nên được coi là rơi tự do.
Câu 3: (Bài tập 2.13)
Y

Trả lời:
Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ, chiều dương hướng lên.
QU

Phương trình chuyển động của quả bóng là:


1
𝑦 = 𝑦0 + 𝑣0 𝑡 + 𝑎𝑡 2 ⇒ 𝑦 = 𝑣0 𝑡 − 0,5𝑔𝑡 2
2
1
⇒ 4 = 𝑣0 . 2 − . 10. 22
M

2
⇒ 𝑣0 = 12 (𝑚/𝑠)
Câu 4: (Bài tập 2.15)

Trả lời:
Y
DẠ
PL20

A L
CI
Giả sử vật rơi từ điểm A, khi đến B nó có vận tốc  , khi chạm đất tại điểm C vận tốc của

FI
vật là 2 
Xét vật rơi quãng đường AB:

OF
 2 = 0 + 2gh (1)
Xét vật rơi quãng đường AC:
( 2 ) = 0 + 2gH (2)
2

ƠN
Từ (1) và (2) ta có H = 4h
Câu 5: (Bài tập 3.15)
Trả lời:
NH
Gọi h là chiều sâu của hang. Thời gian từ lúc thả đến lúc hòn đá chạm đáy hang là:

1 2 2ℎ
ℎ= 𝑔𝑡 ⇒ 𝑡1 = √
2 𝑔
Y

Thời gian âm truyền từ đáy hang đến miệng hang là:



QU

𝑡2 =
𝑣𝑎𝑚
Theo đề bài ta có phương trình:

2ℎ ℎ
𝑡1 + 𝑡2 = 4 ⇒ √ + = 4 ⇒ ℎ = 70,3(𝑚)
M

9,8 330
Câu 6: (Bài tập 3.16)

Trả lời:
n2
Quãng đường vật rơi được sau n giây là: sn = g
2
Y

( n − 1)
2

Quãng đường vật rơi được sau n − 1 giây là: sn −1 =g


DẠ

2
PL21

8
Vậy quãng đường vật rơi được trong giây thứ n là: sn − sn −1 = (2n − 1)

L
2
10
Thay n = 3 vào ta có: s3 = (2.3 − 1) = 25m

A
2

CI
FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
PL22

PHỤ LỤC 9

L
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8

A
BÀI TẬP CHUYỂN ĐỘNG NÉM

CI
Họ và tên: ........................................................................................................................
Trường: ............................................................................. Lớp: ...................................

FI
NỘI DUNG BÀI TẬP
Câu 1: (Bài tập 1.18) Trong chuyển động của vật được ném xiên từ mặt đất thì đại lượng

OF
nào sau
đây không đổi?
Trả lời:

ƠN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 2: (Bài tập 1.19) Quỹ đạo của chuyển động ném ngang là
NH
A. một đường elip. B. một đường thẳng. C. một đường hyperbol. D. một đường parabol.
Trả lời:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Y

..........................................................................................................................................
QU

Câu 3: (Bài tập 2.19) Một vận động viên sút một quả bóng bầu dục ba lần theo các quỹ
đạo a,b và c như hình 2.13. Quỹ đạo nào tương ứng với thời gian chuyển động trong
không khí của quả bóng là lâu nhất nếu bỏ qua mọi lực cản. Chọn đáp án đúng và giải
thích?
M

Y
DẠ

Hình 2.13
PL23

A. (a). B. (b). C. (c). D. Cả ba trường hợp có thời gian chuyển động như

L
nhau.
Trả lời:

A
..........................................................................................................................................

CI
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

FI
Câu 4: (Bài tập 2.18) Một quả cầu được ném theo phương ngang từ độ cao 80 m so với
mặt đất với v0 = 30 m / s . Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s 2 . Xác định

OF
a. Thời gian chuyển động của vật.
b. Tầm bay xa của vật.
c. Vận tốc chạm đất của vật có độ lớn và hợp với phương ngang góc bao nhiêu?
Trả lời:

ƠN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
NH
Câu 5: (Bài tập 3.19) Một cầu thủ bóng rổ cao 2 𝑚 đứng cách xa rổ 10 𝑚 theo phương
nằm ngang để tập ném bóng vào rổ. Biết miệng rổ ở độ cao 3,05 𝑚. Hỏi người đó phải
ném bóng từ độ cao ngang đầu với vận tốc theo phương 450 có độ lớn bao nhiêu để bóng
đi vào rổ? Lấy g = 9,8 m / s 2 .
Y

Trả lời:
QU

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 6: (Bài tập 3.18) Một diễn viên biểu diễn mô tô bay đang phóng xe trên mặt dốc
M

nằm nghiêng 30 0 để bay qua các ô tô như trong hình 2.9. Biết vận tốc của xe mô tô khi
rời khỏi đỉnh dốc là 14 𝑚/𝑠. Chiều cao của ô tô bằng chiều cao của dốc là 1,6𝑚, chiều

dài của ô tô là 3,2 𝑚. Lấy 𝑔 = 10 𝑚/𝑠 2 .


a) Tính thời gian từ khi xe rời đỉnh dốc tới khi đạt độ cao cực đại.
b) Mô tô có thể bay qua được nhiều nhất là bao nhiêu ô tô?
Y
DẠ

Hình 2.9
PL24

L
Trả lời:
..........................................................................................................................................

A
..........................................................................................................................................

CI
..........................................................................................................................................

FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
PL25

PHỤ LỤC 10

L
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8

A
BÀI TẬP CHUYỂN ĐỘNG NÉM

CI
Họ và tên: ........................................................................................................................
Trường: ............................................................................. Lớp: ...................................

FI
NỘI DUNG BÀI TẬP
Câu 1: (Bài tập 1.18)

OF
Trả lời:
Chọn đáp án A. Vì:
Trong các đại lượng trên chỉ có gia tốc của vật là không đổi và bằng gia tốc trọng trường

ƠN
g.
Câu 2: (Bài tập 1.19)
Trả lời:
- Lời giải:
NH
Đáp án D. một đường parabol.
Câu 3: (Bài tập 2.19)
Trả lời:
Chọn đáp án D. Vì:
Y

v02 sin 2  2v sin 


Độ cao cực đại giống nhau h max = nên thời gian rơi t = 0
QU

sẽ như nhau
2g g
Câu 4: (Bài tập 2.18)
Trả lời:
2h 2.80
M

a. Khi vật chạm đất: t = = = 4 s.


g 10
b. Khi đó: L = d x max = v0 t = 30.4 = 120 m.

c. Vận tốc chạm đất của vật.


v y = gt = 10.4 = 40 m / s
Y

 v = v 2y + v 2x = 40 2 + 30 2 = 50 m / s
DẠ

vy 40 4
tan  = = =   = 300
vx 30 3
PL26

Vận tốc trước khi chạm đất có độ lớn là 50 m/s, hướng xuống dưới 300 so với phương

L
ngang.
Câu 5: (Bài tập 3.19)

A
Trả lời:

CI
FI
OF
Chọn hệ quy chiếu Oxy như hình vẽ
Thời điểm ban đầu ƠN
NH
Chiếu lên trục ox có
x 0 = 0; v0x = v0 cos  ( m / s )
Chiếu lên trục oy có
y0 = 2 ( m ) ; v0y = v0 sin  ( m / s )
Y

Xét tại thời điểm t có a x = 0;a y = −g


QU

Chiếu lên trục ox có


x
v x = v 0 cos  ( m / s ) ; x = v 0 cos t ( m )  t =
v 0 cos 
M

Chiếu lên trục Oy có


v y = v0 sin  − 10t ( m / s ) ; y = 2 + v0 sin t − 5t 2 ( m )

Để bóng vào rổ thì


10
x = 10 ( m )  t =
v0 cos 
Y

2
10  10 
y = 3, 05 = 2 + v0 sin  − 5 
v0 cos   v0 cos  
DẠ

 v0 = 10,57 ( m / s )
PL27

Câu 6: (Bài tập 3.18)

L
Trả lời:
a) Chọn hệ quy chiếu Oxy như hình vẽ

A
Thời điểm ban đầu

CI
Chiếu lên trục ox có
x 0 = 0; v 0x = v 0 cos  = 7 3 ( m / s )

FI
Chiếu lên trục oy có
y0 = 1,6 ( m ) ; v0y = v0 sin  = 7 ( m / s )

OF
Xét tại thời điểm t có a x = 0;a y = −g
Chiếu lên trục ox có
v x = 7 3 ( m / s ) ; x = 7 3t ( m )

ƠN
Chiếu lên trục Oy có
v y = 7 − 10t ( m / s ) ; y = 1,6 + 7t − 5t 2 ( m )

Khi lên đến độ cao max thì: v y = 0  0 = 7 − 10t  t = 0,7 ( s )


NH
b)
t = 1, 6 ( s )
Khi vật chạm đất thì y = 0  1, 6 + 7t − 5t 2 = 0  
t = −0, 2 ( s )  0 ( loai )
Y

Tầm bay xa nhất của mô tô là L = xmax = 7 3t = 7 3.1, 6  19, 4 ( m )


QU

19, 4
  6,1
3, 2
Mô tô có thể bay qua 6 xe ô tô
M

Y
DẠ
PL28

PHỤ LỤC 11: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

A L
CI
FI
OF
ƠN
NH
Học sinh hoạt động nhóm
Y
QU
M

Y
DẠ

Các nhóm thảo luận làm các bài tập trong PHT
PL29

Kết quả phiếu học tập nhóm

LA
CI
FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
PL30

Kết quả phiếu học tập cá nhân

L
Phiếu học tập số 5

A
CI
FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
PL31

Phiếu học tập số 7

LA
CI
FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
D~I HOC DA. NANG CONGHoA xA HOI CHiJ NGHiA vier NAM
TRUONGD~IHQCSUPH~ DQc I~p - T1}' do - H~nh pht'ic

L
S6: Jj!J IQD-DHSP Da N{mg, ngay1~ thang.3 ndm 2022

IA
QUYETDINH
v~vi~c giao d~ tai va tnich nhi~m hmmg d~n lu~n van thac si

C
HI:eU TRUONG TRUONG D~I HQC SU PH~M - DHDN

FI
Can cu Nghi dinh s6 321CP ngay 041411994cua Chinh phu vJ viec thanli lap Dai
hoc Da Nang;

OF
Can cu Nghi quyet s6 08INQ-HDDH ngay 121712021cua H6i dong Dai hoc Da
Nang vJ viec ban hanh. Quy chi t6 chtec va hoat d6ng cua Dai hoc Da Nang va Nghi
quyit s6 13INQ-HDDH ngay 071912021cua H6i d6ng Dai hoc Da Nang vJ viec sua d6i,
b6 sung mot s6 dieu cua Quy chi t6 chuc va hoat d<5ngcua Dai h9C Da Nang;

ƠN
Can etc Nghi quyet s6 12INQ-HDT ngay 081612021 cua H<5id6ng truang Truong
Dai h9C Su pham vJ viec ban hanh Quy chi t6 chuc va hoat d6ng cua Truong Dai hoc
Su phqm - Dqi h9CDa Nang;
NH
Can cu Thong tu s6 15120141TT-BGDDT ngay 151512014cua B<5Giao d~c va Dao
tqo vJ vi?c ban hanh Quy chi dao tqo trinh d<5thqc sf;
Can cit Quyit dinh s6 1060IQD-DHSP ngay 0111112016cila Hi?u truang TruOng
Dqi h9CSu phqm - Dqi h(JcDa Nang vJ vi?c ban hanh Quy dinh dao tqo trinh d<5thqc s~·
Can cu TO'trinh ngay 121312022clla Khoa V~t Iy vJ vi?c dJ nghi giao dJ tai lu~n van
Y

thqc sf cho h9C vien cao h9C nganh Li lu~n va phuong phap dqy h9C b<5mon (chuyen
QU

nganh V~t If) khoa 42;


Xet dJ nghi clla TruO'ngphong Phong Dao tqo.
QUYETDINH:
Di~u 1. Giao cho 12 hQc vien cao hQc nganh Li lu~n va phuang phap d~y hQc b<)
M

mon (chuyen nganh V~t ly) khoa 4216p K42.PPGDVL.Ol thl,rchi~n d~ tai lu~n van th~c si
(co danh sach kem theo).

Di~u 2. HQc vien va nguai hu6ng dftn co ten (y Di~u 1 dugc huang cac quy~n 19i
va thl,TChi~n nhi~m V\l dung theo Quy ch~ dao t~o trinh d<)th~c si do B<) Giao d"I,lC
va Dao t~o ban hanh va Quy dinh v~ dao t~o trinh d<)th~c si cua Truang D~i hQc
Su ph~m - B~i hQc Ba N~ng.
Y
DẠ

No'i n"{in:
- Nhu Di~u 3 (d~ th"c hi~n);
- Ban Gifun hi~u (d~ bi~t);
- Luu: VT, DTc:::nv--

PGS. 'IS. Luu Trang


DAI HOC DA NANG CQNG HoA XA HQI cnu NGHiA Vl¢T NAM
TRUONGD~IHQCSUPH~M Dqc l~p - T.., do - H~nh phuc

AL
DANH SACH HOC.. VIEN DUaC GIAO DE TAl LuAN VAN THAC st ..
.
NGANH r.t LuAN vA PHUONG PHAp DAY HOC . BO. MON .
(CHUYEN NGANH V~T L y) LOP K42.PPGDVL.Ol

CI
(Kern theo Quyit dinh s60J3 IQD-DHSP ngaydK thang 3 nam 2022
cua Hieu trutmg Truong Dai h9C Su pham - Dai h9C Da Nang)

FI
STT HQ va ten Ten d~ titi Giao vien hurmg d~n

To chirc hoat d<)ng giao due STEM

OF
TS. TrAn Thj Ngoc Anh
ve H6ngAn thea huang b6i dirong nang hrc giai
1 (Truong Dai hoc Sir pham -
quyet v~n d~ trong day hoc phan
D~i hoc Hu~)
"Di~n hoc" V~t 11u
Boi du6ng nang hrc tv hoc cua hoc
TS. TrAn Thj Ngoc Anh
2 Huynh Thi Ngoc Anh
ƠN
sinh trong day hoc chuang "Song co
va Song am" - V~t li 12 voi su h6 tro
cua phieu hoc t~p tnrc tuyen
(Tnrong Dai hoc Sir pham -
D~i hoc Hu~) r!5! ~
~L TRl
V~n d\lng mo hinh lap hQCdao nguqc f)~l
PGS.TS.NguyfuBOO Hoang-rn~
NH
'Le Thi NgQc Anh trong d~y hQc phAn "D<)ng Ivc hQc" - SUI
3 (Truerng D~i hQc S~ ph~rr ~
V~t Ii 10 phM tri~n nang Ivc v~t Iicua
D~i hQc Bit Nang) :1
hQc sinh
~
To chfrc d~y hQc kham pha phan "Ba
dinh lu~t Newton v~ chuy~n d<)ng"- TS. Nguy€n Thj ThuAn
4 Nguy~n Gia Bao
V~t Ii 10 nh~m b6i du6ng nang Ivc (TruerngB~ihQCThuda HilNQi)
Y

V~t Ii cua hQc sinh


QU

To chfrc d~y hQc phan "Dong di~n,


TS. Nguy€n Thj Thufin
5 Nguy~n Thi H~ng m~ch di~n" - V~t Ii 11 huang phM
(TruerngD~ihQCThli do HilNQi)
tri~n nang Ivc v~t Ii cua hQc sinh

To chfrc d~y hQc chu de STEM nQi


TS. UThanhHuy
dung "Lvc trong deri s6ng" - Khoa
M

6 D6 Thi Thu Hi~u (Truerng D~i hQc Su ph~m -


hQc tv nhien 6 thea huang phM tri~n
D~i hQc Dit NAng)
nang Ivc sang t~o cua hQc sinh

Xay dvng vil st'rd\lng bili t~p tiep c~n


PISA trong d~y hQc n<)idung "Lvc
Hil Thj Hi~u PGS.TS. NguySn Thj Nhj
7 trong deri s6ng" - KHTN 6 huang
(Truerng D~i hQcVinh)
phM tri~n nang Ivc khoa hQc tv nhien
cua hQc sinh
Y

Xay dvng vil st'r d\lng bili t~p trong


DẠ

d~y hQc phfin "DQng hQc" - V~t Ii 10 TS. Quach Nguy€n Bao Nguyen
8 Trfin Thanh Hung nh~m pMt tri~n nang Ivc tim hi~u th~ (Tnierng D~i hQc Su ph~m -
giai tv nhien duai goc dQ v~t Ii cua D~i hQcHu~)
hQc sinh

"1Jt:::--
STT HQ va ten Ten d~ tai Giao vien hmmg d§n

Boi duong nang 19c sang tao cua hoc

AL
TS. U Thanh Huy
9 Bui Thi Thu Huang sinh thong qua t6 chirc day hoc chu
(Tnrong Dai hoc Su pham -
d~ STEM "San xuit va su dung an
Dai hoc Da N~ng)
toan dien" - V~t li 12

CI
To chirc day hoc chuang "Dao d(>ng
PGS.TS. Ngtl)fu BOOHoangThanh
co" - V~t li 12 thee mo hinh day hoc
10 VO Thi HUOng (Truong Dai hoc Sir pham -
B - learning huang phat trien nang
Dai hoc Da N~ng)

FI
19c v~t li cua hoc sinh

V~n dung me hinh B-Iearning to


chirc day hoc chuang "Dien tich. TS. Quach Nguy~nBao Nguyen

OF
11 i.e Thi Phuoc Dien tnrong" - V~t li 11 thee huang (Truong D~i hoc Su pham - .
phat trien nang hrc hop tac cua hoc D~i hoc Hu~)
sinh.

Xay dung va su dl,lng thi nghi~rn

12 Nguy€n ThiPhuongThao
ƠN
trong d~y hQc n(>idung "Dao d(>ng"
va "S6ng" - V~t Ii 11 (CTGDPT
2018) nhllrn phitt tri~n nang 19c v~t Ii
cua hQc sinh .
TS. Phung Vi~t Hai
(Truang D~i hQc Su ph~m -
D~i h9C Da N~ng)
NH
An dinh danh sach nay c6 12 ( rnuai hai) hQc vien
Y
QU

PGS. TS. Llfu Trang


M

Y
DẠ
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L

You might also like