Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 39

CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

[Bài 1]. Một sợi dây dẫn thẳng dài l chuyển động với vận tốc v trong một từ trường đều cảm ứng từ B. Xác
định hiệu điện thế giữa hai đầu dây nếu góc giữa đoạn dây và cảm ứng từ bằng , góc giữa cảm
ứng từ và vận tốc v là  và góc giữa vận tốc và đoạn dây dẫn là . Áp dụng số với  = 300,  = 400,
 = 500, l = 0,5 m, v = 2 m/s và B = 0,5 mT.
[Bài 2]. Từ thông của từ trường B qua một chiếc vòng bằng kim loại thay đổi theo
thời gian. Do đó nó tạo nên một suất điện động 12 V trong vòng. Một vôn kế
được nối vào vòng như hình vẽ với 2 đầu cách nhau 1/4 vòng. Vôn kế sẽ chỉ
giá trị là bao nhiêu?
[Bài 3]. Bên trong hình trụ tròn, bán kính r là một từ trường đều lấp đầy và song
song với trục hình trụ. Một thanh kim loại MN dài 3 r, đặt thẳng góc với
từ trường, hai đầu M và N nằm trên chu vi hình tròn tiết diện ngang của hình
trụ. Từ trường biến đổi đều với tốc độ B/t = k. Hãy tìm độ lớn suất điện
động tạo ra trong thanh MN.
[Bài 4]. Hai vòng dây có cùng bán kính như nhau R và điện trở r, A

chuyển động tịnh tiến trên cùng mặt phẳng tiến về phía nhau R
 (1) (2)
α
(3) (4)
với cùng vận tốc, từ trường đều B hướng vào vuông góc với O1 O2
mặt phẳng hình vẽ. Tính lực tác dụng lên mỗi vòng dây tại thời
B


điểm mà vận tốc bằng v và góc  ; trong đó A, B là các điểm tiếp
3
xúc điện tốt, bỏ qua độ tự cảm của mạch điện.
[Bài 5]. Một cuộn dây phẳng bán kính r gồm n vòng đặt cách một dây dẫn thẳng dài
một đoạn l (r << l). Mặt phẳng của cuộn dây chứa dây dẫn. Mắc một vôn kế
vào dây dẫn còn hai đầu dây dẫn được nối đất. Số chỉ vôn kế bằng bao
nhiêu nếu cường độ dòng điện trong cuộn dây tăng đều từ 0 đến I0 trong
thời gian t0. Áp dụng số với n = 100, l = 100 cm, r = 2 cm, t0 = 5 s, I0 = 2 A.
[Bài 6]. Hai dây dẫn dài vô hạn song song đặt cách nhau một khoảng cách d
mang các dòng điện I bằng nhau nhưng ngược hướng nhau, trong đó I
với tốc độ dI/dt. Một vòng dây hình vuông có chiều dài một cạnh là d
nằm trong mặt phẳng của các dây dẫn và cách một trong hai sợi dây
song song một khoảng bằng d như trên hình.
a. Hãy tìm suất điện động cảm ứng trên vòng dây hình vuông.
b. Dòng điện cảm ứng theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ? Tại sao?
[Bài 7]. Một tấm dẫn điện được bẻ thành góc vuông, quay với vận tốc góc 
xung quanh đường gấp trong một từ trường đều B (xem hình vẽ).
Hướng của B vuông góc với trục quay. Cho biết điện trở của tấm
bằng R và kích thước của nó như cho trên hình vẽ. Bỏ qua hệ số tự
cảm của tấm, hãy tìm giá trị cực đại của dòng cảm ứng trong tấm.
Tấm được định hướng như thế nào khi đạt được giá trị cực đại ấy?

Trang 1
[Bài 8]. Bên cạnh một dây dẫn có dòng điện chạy qua biến thiên theo
thời gian như hình lưỡi cưa (xem hình vẽ), người ta đặt một
vòng dây kín. Hãy vẽ phác đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của
dòng điện cảm ứng trong vòng dây vào thời gian. Đồ thị này
sẽ thay đổi như thế nào, nếu như ta lắp thêm một điôt lí
tưởng vào:
a. mạch chứa dây dẫn.
b. vào vòng dây.
Biết rằng điôt lí tưởng không cho dòng điện đi theo một chiều và không có điện
trở đối với dòng điện chạy theo chiều ngược lại.
[Bài 9]. Một vòng dây tròn có bán kính R quay đều với tốc độ góc  quanh đường kính
PQ như trên hình. Tại tâm của vòng dây và nằm dọc theo đường kính này là
một nam châm nhỏ có mômen từ toàn phần là M. Suất điện động cảm ứng là
bao nhiêu giữa điểm P (hoặc Q) và một điểm ở giữa của vòng dây nối điểm P
và điểm Q?
[Bài 10]. Một lưỡng cực từ m được dịch chuyển từ xa vô hạn đến một
điểm trên trục của một vòng dây tròn dẫn điện hoàn hảo (điện
trở bằng 0), cố định, có bán kính b và độ tự cảm L. Tại vị trí
cuối cùng của nó, lưỡng cực này được định hướng dọc theo
trục của vòng dây và đặt cách tâm của vòng dây một khoảng cách z. Ban đầu, khi lưỡng cực này
còn ở rất xa, dòng điện trong vòng dây bằng không.
a. Hãy tính dòng điện trong vòng dây khi lưỡng cực này ở vị trí cuối cùng của nó.
b. Đối với các vị trí giống nhau, hãy tính lực giữa lưỡng cực và vòng dây.
[Bài 11]. Trong từ trường đều một electron chuyển động theo đường tròn có bán kính xác định. Hỏi bán kính
quỹ đạo sẽ tăng lên hay giảm đi khi cảm ứng từ của từ trường tăng lên chậm?
[Bài 12]. Một khung dây hình chữ nhật làm bằng dây dẫn có bán kính tiết diện r = 1mm. Khung có chiều dài
a = 10m rất lớn so với chiều rộng b = 10cm (a, b được đo từ khoảng cách các trục của khung dây).
Độ từ thẩm của môi trường  = 1. Bỏ qua từ trường bên trong dây dẫn. Hãy tìm độ tự cảm của
khung.
[Bài 13]. Trên một đĩa nằm ngang không dẫn điện có gắn một thanh kim loại mảnh
AC nằm dọc theo bán kính đĩa (H.4). Đĩa ở trong một từ trường đều có
cảm ứng từ B  102 (T ) và thực hiện một dao động xoắn điều hoà xung
quanh trục thẳng đứng đi qua tâm O của đĩa: φ(t )  φ0 sin ωt . Chiều dài
của thanh L= a + b, trong đó a  0,5mm và b  1,0mm . Hãy xác định hiệu
điện thế (h.đ.t.) cực đại giữa hai đầu A và C của thanh, nếu φ0  0,5rad
và ω  0,2rad / s.
[Bài 14]. Trong cùng một mặt phẳng với một dòng điện thẳng dài vô hạn I
cường độ I = 20A, người ta đặt hai thanh trượt kim loại song song
với dòng điện, cách dòng điện I một khoảng x0 = 1cm. Hai thanh x0
trượt cách nhau l = 0,5cm (hình vẽ). Một đoạn dây dẫn AB có chiều A
dài l được đặt tiếp xúc điện với hai thanh trượt. Tìm hiệu điện thế l
v
B
Trang 2
xuất hiện giữa hai đầu dây AB khi cho AB trượt tịnh tiến trên hai thanh với vận tốc không đổi v =
3m/s.
[Bài 15]. Một khung dây dẫn hình vuông abcd, cạnh dài ad = L, đặt cố định trong từ
trường đều, điện trở của cạnh ab là R, ba cạnh còn lại có điện trở rất nhỏ có thể
bỏ qua. Từ trường với cảm ứng từ B có phương thẳng góc với mặt phẳng hình vẽ
và đi vào trong. Đặt trên khung dây một đoạn dây dẫn PQ được làm bằng vật
liệu như cạnh ab. Cho dây PQ trượt từ ad hướng sang bc với vận tốc không đổi
v. Hỏi sau khi PQ trượt được một đoạn L/3 thì dòng điện qua đoạn dây aP là bao
nhiêu? Chiều của nó như thế nào?
[Bài 16]. Một tấm dẫn điện phẳng, mỏng, rất dài, độ rộng là L, điện trở
không đáng kể đặt nằm ngang theo phương trục x, aebcfd là dây
dẫn hình cung tròn, điện trở là 3R. Mặt phẳng của cung dây dẫn
thẳng góc với trục x. Hai đầu a và d của nó tiếp xúc với hai mặt
bên của tấm dẫn điện và có thể trượt tịnh tiến trên đó. Các cung ae
= eb = cf = fd và bằng 1/8 chu vi đường tròn, cung bc bằng 1/4 chu
vi đường tròn. Một vôn kế có kích thước rất nhỏ, điện trở trong Rg
= nR đặt tại tâm O của cung tròn. Bỏ qua điện trở của dây nối vôn kế với b và c. Toàn bộ thiết bị
đặt trong từ trường đều, cảm ứng từ B có phương thẳng đứng hướng lên. Hỏi khi tấm dẫn điện
phẳng đứng yên còn cung dây dẫn và vôn kế cùng chuyển động theo phương trục x với vận tốc v
không đổi thì:
a. Số chỉ của vôn kế là bao nhiêu?
b. Hiệu điện thế giữa điểm e và f bằng bao nhiêu?
[Bài 17]. Một thanh đồng trượt trên một đường ray không ma sát
trong một từ trường đều không đối B  B.z . Ở thời điểm t
= 0 thanh chuyển động theo hướng trục y với vận tốc v0.
a. Vận tốc của thanh sau đó là bao nhiêu nếu suất dẫn điện
và mật độ khối lượng của thanh lần lượt là σ và ρm.
b. Với đồng thì:   5.1017 s 1 và . Nếu B0 = 1 , tìm thời
gian kể từ lúc t = 0 cho đến khi thanh dừng lại.
c. Chứng minh rằng tỉ lệ giảm động năng của thanh trong một đơn vị thể tích bằng với nhiệt tỏa ra
trong một đơn vị thể tích.
[Bài 18]. Hai thanh ray kim loại đủ dài nằm trên mặt phẳng ngang, song
M
song với nhau cách nhau một đoạn d, hai đầu thanh nối với điện
trở thuần R. Thanh kim loại MN khối lượng m, chiều dài d, đặt
vuông góc và có thể trượt trên hai thanh ray với hệ số ma sát là . 
R d B0
 
Hệ được đặt trong một từ trường đều B0 hướng thẳng đứng từ v0
dưới lên. Ban đầu thanh MN cách điện trở một khoảng l. Truyền
 N
cho thanh MN một vận tốc ban đầu v0 nằm ngang hướng sang l

phải vuông góc với MN. Bỏ qua điện trở của hai thanh ray và
thanh MN. Tìm khoảng cách lớn nhất giữa thanh MN và R.

Trang 3
[Bài 19]. Hai thanh ray như nhau, bằng đồng, có điện trở trong không đáng kể đặt song song với nhau, cách
nhau một đoạn L, trong một từ trường đều B có chiều hướng xuống dưới. Các thanh hợp với phương
nằm ngang một góc  . Đặt lên
hai thanh ray, ở phía trên cao, một
thanh trượt có khối lượng m,
đường kính d sao cho thanh trượt
khi chuyển động luôn luôn vuông
góc với ray. Điện trở của phần
thanh trượt nằm giữa hai ray là R1
(bao gồm cả điện trở tiếp xúc giữa thanh trượt và hai thanh ray), hình vẽ.
a. Viết biểu thức của vận tốc dịch chuyển va của thanh trượt vào hiệu điện thế Ua xuất hiện giữa hai
đầu của thanh đo được trên von kế lí tưởng, hình a.
b. Người ta thay vôn kế bằng điện trở R2 = R1 và lại thả thanh trượt từ trên cao. Lần này thanh
trượt sẽ đạt đến vận tốc vb ổn định. Hãy viết biểu thức vận tốc này, hình b.
c. Sau đó người ta nối hai đầu dưới của ray với nguồn điện có hiệu điện thế Uc không đổi. Nếu ta
truyền cho thanh một vận tốc ban đầu theo hướng từ dưới lên thì sau đó thanh có vận tốc ổn
định vc. Hãy viết biểu thức tính cường độ dòng điện tổng cộng Itp đi ra từ nguồn theo các đại
lượng khác, hình c.
[Bài 20]. Hai thanh ray song song với nhau được đặt trong mặt phẳng
lập với mặt phẳng nằm ngang một góc  và được nối ngắn
mạch ở hai đầu dưới. Khoảng cách giữa hai thanh ray là L.
Một thanh dẫn có điện trở R và khối lượng m có thể trượt
không ma sát trên hai ray. Thanh này được nối với một sợi
dây mảnh không giãn vắt qua một ròng rọc cố định và đầu
kia của dây có treo một vật có khối lượng M. Đoạn dây giữa
thanh và ròng rọc nằm trong mặt phẳng chứa hai ray và song song với chúng. Hệ trên được đặt
trong một từ trường đều có cảm ứng từ B hướng thẳng đứng lên trên (xem hình vẽ). Ban đầu giữ
cho hệ đứng yên, rồi thả nhẹ ra. Bỏ qua điện trở của hai thanh ray. Hãy xác định:
a. Vận tốc ổn định của thanh.
b. Gia tốc của thanh ở thời điểm vận tốc của nó bằng một nửa vận tốc ổn định.
[Bài 21]. Trên mặt phẳng ngang trơn nhẵn, trong vùng có độ rộng L tồn tại một
từ trường đều hướng thẳng góc từ trên xuống dưới (hình vẽ). Bên
ngoài khu vực này có một khung dây dẫn hình vuông cạnh a (a < L),
khối lượng m bắt đầu chuyển động với vận tốc ban đầu v0 trên mặt
phẳng ngang theo hướng vuông góc với đường biên của từ trường, sau
khi vượt qua từ trường nó có vận tốc v < v0. Bỏ qua độ tự cảm của
khung dây. Hãy tính:
a. Nhiệt lượng tỏa ra trên khung dây trong quá trình này.
b. Vận tốc v’ khi khung dây nằm hoàn toàn trong từ trường.
v v
Q  m  v02  v 2 
1
v'  0
Đáp số: a. 2 ; b. 2

Trang 4
[Bài 22]. Trên mặt phẳng ngang trơn nhẵn, trong vùng có độ rộng b tồn tại một từ trường đều hướng thẳng
góc từ trên xuống dưới (hình vẽ), độ lớn của cảm ứng từ là B. Bên ngoài khu vực này có một
khung dây dẫn hình vuông cạnh a (a < b), khối lượng m bắt đầu chuyển động với vận tốc ban đầu
v0 trên mặt phẳng ngang theo hướng vuông góc với đường biên của từ trường. Khung dây làm bằng
chất siêu dẫn và có độ tự cảm là L.
a. Viết phương trình chuyển động của khung dây khi nó đi vào từ trường và khi nó đi ra khỏi từ
trường.
b. Tính vận tốc khung dây khi nó nằm hoàn toàn trong từ trường và khi nó ra khỏi từ trường.
c. Vận tốc ban đầu v0 phải thỏa điều kiện gì để khung dây có thể vượt qua được vùng có từ trường.
d. Tính cường độ dòng điện cực đại xuất hiện trong khung trong quá trình chuyển động của nó.
e. Tính tổng độ lớn điện lượng đã dịch chuyển trong khung dây tính từ khi nó vừa bắt đầu đi vào
từ trướng đến khi nó vừa ra khỏi từ trường.
[Bài 23]. Hai đường ray dẫn điện nằm ngang trơn nhẵn, song song, cách nhau
một khoảng L được đặt ở độ cao h so với mặt đất. Đầu bên trái của
hai đường ray được nối với tụ điện C đã nạp điện đến điện áp U1.
Đầu bên phải đặt một thanh kim loại có khối lượng m. Toàn bộ hệ
thống đặt trong từ trường đều, cảm ứng từ B hướng thẳng đứng lên
trên. Khi đóng khóa S thì thanh kim loại bị đẩy ra khỏi đường dẫn và
điện áp của tụ khi đó là U2. Bỏ qua độ tự cảm của mạch điện, cho gia tốc trọng trường là g. Tính
tầm xa của thanh kim loại rơi trên mặt đất.
CBL U1  U 2  2h
Đáp số: m g
[Bài 24]. Một khung dây dẫn abcd hình chữ nhật đặt trong mặt phẳng thẳng
đứng, cạnh ab dài l1 nằm ngang, cạnh bc dài l2, khung dây có khối
lượng m, điện trở R. Phía dưới khung dây có một khu vực từ trường
đều, cảm ứng từ B có phương thẳng góc với mặt phẳng khung (xem
hình). Biên của khuvực này là hai đường PP’ và QQ’ cùng song song
với ab. Khoảng cách giữa hai biên là H (H > l2). Thả khung dây rơi tự
do từ vị trí cạnh dc cách PP’ một khoảng h. Biết rằng sau khi cạnh dc
tiến vào từ trường đến một thời điểm nào đó trước khi cạnh ab đi qua
PP’ thì vận tốc của khung dây đã đạt được vận tốc cực đại. Từ lúc khung dây bắt đầu rơi xuống đến
khi cạnh dc vừa tới biên QQ’ thì công do lực Am-pe của từ trường tác dụng và khung dây sinh ra là
bao nhiêu?
[Bài 25]. Một vòng dây hình chữ nhật với các cạnh l và  tại t = 0 được buông
ra từ trạng thái đứng yên ở bên trên một miền trong đó có từ trường
B0 như tháy trên hình. Vòng dây có điện trở R, độ tự cảm L và khối
lượng m. Xét vòng dây trong thời gian mà đầu trên của nó còn nằm
trong vùng từ trường bằng không.
a. Giả thiết rằng độ tự cảm có thể bỏ qua nhưng điện trở thì không.
Hãy tìm dòng điện và tốc độ của vòng dây như một hàm của thời gian.
b. Giả thiết rằng điện trở có thể bỏ qua nhưng độ tự cảm thì không. Hãy tìm dòng điện và tốc độ
của vòng dây như một hàm của thời gian.

Trang 5
[Bài 26]. Một dây dẫn thẳng dài hướng theo chiều y nằm trong một từ trường
đều Bex. Khối lượng trên một đơn vị dài và điện trở trên một đơn vị dài
của dây dẫn lần lượt là  và . Sợi dây có thể coi như kéo dài đến mép
của từ trường, ở đó hai đầu của dây dẫn thẳng này được nối với nhau
bằng một dây dẫn hoàn hảo, không khối lượng và nằm ngoài từ trường.
Các hiệu ứng rìa có thể bỏ qua. Nếu dây dẫn thẳng được phép rơi dưới
ảnh hưởng của trọng lực (g = -gez) thì tốc độ cuối của nó là bao nhiêu
khi nó rơi qua từ trường?
[Bài 27]. Một hệ thống đường dẫn hai tầng gồm hai đường dẫn song song
trơn nhẵn cách nhau L, đặt nằm ngang, hai đường dẫn trên với
hai đường dẫn dưới nối với nhau qua hai đường dẫn nửa đường
tròn cách điện tuyệt đối, bán kính r đặt trong mặt phẳng thẳng
đứng (xem hình). Ở tầng trên có đặt một thanh kim loại ST, điện
trở R, khối lượng m. Cuối các đường dẫn dưới tại D và F có đặt
thanh kim loại AB giống thanh ST. Toàn bộ hệ thống được đặt trong từ trường đều thẳng đứng
hướng xuống dưới. Sau khi đóng khoa S, có điện lượng q đi qua thanh kim loại AB, thanh AB
trượt qua tầng dưới rồi trượt trên hai nửa đường tròn vừa đủ tới các điểm D’, F’ rồi trượt trên các
đường dẫn ở tầng trên. Cho rằng các đường dẫn đủ dài và điện trở của chúng nhỏ, không đáng kể.
a. Tính độ lớn của cảm ứng từ.
b. Hãy tìm dòng điện trong mạch kín tạo bởi hai thanh AB, ST và các đường dẫn tầng trên tại thời
điểm thanh AB vừa trượt lên vị trí D’, F’.
c. Tìm vận tốc trượt cuối cùng của hai thanh kim loại trên hai thanh dẫn ở tầng trên.
d. Trong khoảng thời gian từ lúc thanh AB bắt đầu trượt ở tầng trên đến khi có vận tốc cuối cùng,
trong mạch kín ở tầng trên có bao nhiêu năng lượng đã chuyển thành nội năng?
[Bài 28]. Cho mạch điện như hình vẽ, gồm nguồn điện có suất điện
động E, tụ điện có điện dung C, khoá S; MN và PQ là hai
đường ray dẫn điện trơn nhẵn song song nằm trên mặt phẳng
ngang, khoảng cách giữa chúng là L. Đường ray đặt trong từ
trường đều có cảm ứng từ B hướng thẳng góc với mặt phẳng
chứa hai thanh ray và có hướng đi vào trong mặt phẳng hình
vẽ. L1 và L2 là hai thanh nhỏ dẫn điện đặt trên hai thanh ray, khối lượng của chúng lần lượt là m1
và m2 (m1 < m2). Khi hai thanh nhỏ chuyển động, chúng luôn luôn tiếp xúc và thẳng góc với hai
thanh ray. Bỏ qua ma sát trong quá trình chuyển động, điện trở hai thanh nhỏ bằng nhau. Ban đầu
hai thanh đứng yên trên đường ray, khoá S đang ở vị trí 1. Đóng khóa S từ vị trí 1 sang vị trí 2. Hãy
xác định:
a. Vận tốc cuối cùng của hai thanh m1 và m2.
b. Nhiệt lượng tỏa ra trong toàn bộ quá trình.
[Bài 29]. Một khung dây kim loại, cứng, hình vuông và có điện trở không đáng kể
được đặt trên mặt bàn nằm ngang không có ma sát. Khung có khối lượng
m, chiều dài mỗi cạnh là a và có độ tự cảm là L. Khung dây và bàn được
đặt trong một từ trường không đều, đường sức từ thẳng đứng, có cảm ứng
từ thay đổi theo quy luật: B  x   B0 1  kx  , với B0 và k là các hằng số

Trang 6
dương đã biết. Ban đầu khung dây nằm yên và trong khung không có dòng điện. Ở thời điểm t = 0
người ta truyền cho khung vận tốc ban đầu v0 dọc theo trục Ox. Giả thiết khung không bị biến
dạng.
a. Viết phương trình chuyển động của khung.
b. Tìm khoảng thời gian ngắn nhất tmin kể từ thời điểm khung dây bắt đầu chuyển động đến khi
khung có vận tốc bằng không.
c. Tính điện lượng dịch chuyển trong khung trong khoảng thời gian tmin trên.
[Bài 30]. Một khung dây dẫn hình vuông chuyển động dọc theo trục Ox với
vận tốc v0 đi vào một vùng không gian vô hạn (x > 0) trong đó có
một từ trường không đều hướng theo trục Oz: Bz  x   B0 1   x 
trong đó B0 và  là các hằng số dương đã biết. Biết rằng hai cạnh
của khung luôn song song với trục Ox, cón mặt phẳng của khung
luôn vuông góc với trục Oz. Khung có khối lượng m, chiều dài
cạnh khung là b và có độ tự cảm rất bé, có thể bỏ qua. Cho biết  b  1 và khi khung vừa nằm
hoàn toàn trong từ trường thì nhiệt lượng tỏa ra trên khung khi đó đúng bằng nhiệt lượng tỏa ra trên
khung trong giai đoạn chuyển động tiếp theo.
a. Tính quãng đường lớn nhất mà khung đi được trong từ trường.
b. Tính điện trở của khung.
2 1
Đáp số: a.
s
 2b ; b. R 
 
2  2 B02b3
mv0
[Bài 31]. Trên mặt bàn phẳng nằm ngang đặt một khung dây dẫn
hình chữ nhật có các cạnh là a và b (hình vẽ). Khung được
đặt trong một từ trường có véctơ cảm ứng từ dọc theo trục
Oz chỉ phụ thuộc vào tọa độ x theo quy luật:
Bz  x   B0 1   x  , trong đó B0 và  là các hằng số dương
đã biết. Truyền cho khung một vận tốc v0 dọc theo trục Ox.
Bỏ qua độ tự cảm của khung dây, hãy xác định khoảng cách mà khung dây đi được cho đến khi
dừng lại hoàn toàn. Cho biết điện trở thuần của khung dây là R.
mRv0
smax 
 abB0 
2

Đáp số:
[Bài 32]. Một khung dây dẫn hình vuông cạnh a, có khối lượng m và điện trở R, được ném với vận tốc V0
theo phương ngang trong từ trường B có phương vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng xOy (mặt
phẳng khung dây trùng với xOy, Ox theo phương ngang, Oy thẳng đứng hướng xuống dưới). Độ
lớn của B biến thiên theo quy luật: B = B0 + ky (B0, k là hằng số). Sau một thời gian khung dây đạt
vận tốc không đổi V. Coi từ thông gửi qua khung được tính theo công thức   a 2 B (B là cảm ứng
từ tại tâm khung dây). Hãy tính V0.
[Bài 33]. Một từ trường không đều có véctơ cảm ứng từ B có các hình chiếu phụ thuộc vào các tọa độ trong
không gian theo quy luật sau: Bx  kx ; By  0 ; Bz  kz  B0 (trục Oz hướng thẳng đứng lên
trên; k và B0 là các hằng số dương cho trước). Một khung dây siêu dẫn được uốn thành hình vuông
cạnh d, không biến dạng, khối lượng m, độ tự cảm L, được đặt nằm ngang trong từ trường đó. Ban

Trang 7
đầu tâm của khung trùng với gốc tọa độ O và các cạnh song song với Ox, Oy. Người ta thả nhẹ
khung để nó chuyển động.
a. Viết phương trình chuyển động của khung.
b. Viết biểu thức cường độ dòng điện chạy trong khung.
[Bài 34]. Một vòng dây dẫn có diện tích A và điện trở toàn phần R được treo bằng một lò
xo xoắn có hằng số k trong một từ trường đều B = Bey. Vòng dây nằm trong mặt
phẳng yz ở vị trí cân bằng và có thể quay quanh trục z với mômen quán tính I
như thấy trên hình. Vòng dây được quay một góc nhỏ  ra khỏi vị trí cân bằng
và sau đó thả ra. Giả thiết rằng lò xo xoắn không dẫn điện và bỏ qua độ tự cảm
của vòng dây.
a. Viết phương trình chuyển động của vòng dây qua các thông số đã cho?
b. Phác họa sự chuyển động và đánh dấu tất cả các thang thời gian có liên quan trong trường hợp R
lớn.
[Bài 35]. Một ống dây đường kính d = 0,2mm có phủ một lớp sơn cách điện mỏng được quấn tạo thành một
ống dây có đường kính D = 5cm. Trong ống dây có dòng điện cường độ I0 =1A chạy qua. Ngắt
các đầu dây của ống dây khỏi nguồn, hãy xác định điện lượng chạy trong ống kể từ khi ngắt điện.
Cho biết điện trở suất của chất cấu tạo dây dẫn là  =1,7.10-8m, hằng số từ  0  4.107
[Bài 36]. Hai thanh kim loại song song, cùng nằm trong mặt phẳng
ngang, cách nhau một khoảng l, điện trở không đáng kể và có
một đầu nói vào điện trở R = 0,5 . Một đoạn dây dẫn CD,
chiều dài l, điện trở r = 0,3 , khối lượng m = 0,1 kg đặt nằm
trên và thẳng góc với hai thanh kim loại. Tất cả đặt trong một

từ trường đều có vectơ cảm ứng từ B thẳng đứng, hướng
xuống (xem hình vẽ).

Kéo dây CD bằng một lực F không đổi để đoạn dây chuyển động về phía phải. Khi dây CD trượt
không ma sát trên hai thanh kim loại với vận tốc đều v = 2 m/s thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện
trở R đo được 1V.
a. Tính F.

b. Bỏ lực kéo F , dây CD chuyển động chậm dần rồi dừng lại trên hai thanh kim loại. Tìm điện

lượng chuyển qua tiết diện thẳng của điện trở R từ lúc bỏ lực F đến lúc dây CD dừng hẳn.
[Bài 37]. Một khung dây dẫn có khối lượng m, chiều rộng X chiều dài D
được giữ đứng yên trong mặt phẳng thẳng đứng (xem hình vẽ).
Khung dây được đặt trong từ trường đều B vuông góc với mặt
phẳng của nó, nhưng ở phía dưới cạnh đáy không có từ trường. Ở
thời điểm t = 0 người ta thả khung. Vị trí cạnh đáy của khung được
xác định bởi tọa độ y(t).
a. Giả sử khung có điện trở R và độ tự cảm không đáng kể, chiều dài D đủ lớn sao cho khung đạt
vận tốc giới hạn trước khi ra khỏi từ trường. Tìm vận tốc giới hạn của khung và nhiệt lượng tỏa
ra từ lúc t = 0 đến khi cạnh trên của khung bắt đầu ra khỏi từ trường.

Trang 8
b. Giả sử khung được làm từ vật liệu siêu dẫn và có độ tự cảm L. Cũng giả thiết chiều dài D khá
lớn để khung không ra khỏi vùng từ trường. Chứng tỏ rằng khung sẽ dao động điều hòa. Tìm
chu kì dao động.
[Bài 38]. Trong mặt phẳng ngang có một hệ thống như
R0
hình 3. Nguồn điện không đổi có suất điện 1K 2
động E và điện trở trong r , tụ điện có điện
E, r
dung C và chưa tích điện, điện trở có giá trị R0 C B L
. Hai thanh ray kim loại nằm ngang đủ dài, cách
nhau đoạn L và được giữ cố định. Một thanh
dẫn có khối lượng m và điện trở R , có hai đầu Hình 3
luôn tựa lên hai thanh ray và vuông góc với hai thanh ray. Cả hệ thống được đặt trong từ trường
đều có đường sức từ hướng thẳng đứng xuống dưới, có độ lớn cảm ứng từ là B . Bỏ qua điện trở
của khóa K , dây nối, hai thanh ray, chỗ tiếp xúc và bỏ qua mọi ma sát.
a. Đóng K vào chốt 1 để tụ tích điện. Tìm biểu thức tính cường độ dòng điện trong mạch i theo
thời gian t và vẽ phác họa đồ thị mô tả sự phụ thuộc của cường độ dòng điện i theo thời gian t .
b. Khi hiệu điện thế của tụ C không thay đổi thì chuyển K sang chốt 2 để tụ C phóng điện. Tìm
biểu thức xác định tốc độ cực đại của thanh dẫn và điện tích cực tiểu của tụ điện.
[Bài 39]. Cho mạch điện như hình vẽ, T1 và T2 là hai
M N L
thanh ray kim loại được đặt trong mặt x A 0
T E
phẳng nằm ngang, song song và cách nhau 1 B
T
đoạn l, điện trở không đáng kể; AB là thanh B
2
kim loại đồng chất khối lượng m luôn tiếp P Q
xúc điện với hai thanh ray và lúc đầu được giữ nằm yên vuông góc với hai thanh ray. Nguồn điện
có suất điện động không đổi E, cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở thuần của mạch điện là R. Trong
vùng MNQP có một từ trường đều với vectơ cảm ứng từ B hướng thẳng đứng (xem hình vẽ). Bỏ
qua mọi ma sát và điện trở tiếp xúc . ở thời điểm t = 0 người ta thả nhẹ thanh AB.
1. Hãy mô tả các hiện tượng vật lý xảy ra trong mạch.
2. Thiết lập hệ thức giữa vận tốc của thanh AB với cường độ dòng điện và tốc độ biến thiên của
cường độ dòng điện trong mạch. Hãy đoán nhận các dạng năng lượng biến đổi trong mạch.
3. Tìm biểu thức của lực từ tác dụng vào thanh AB ở thời điểm t.
4. Viết phương trình chuyển động của thanh AB. Cho biết nghiệm của phương trình
y '' (t )  2ay' (t )  by(t )  0 (với a 2  b  0 ) có dạng :
 
y  y 0 exp (-a  a 2  b )t . Với y0 được xác định từ điều kiện ban đầu.
[Bài 40]. Trên mặt phẳng ngang trơn nhẵn, người ta đặt một khung dây kín hình chữ
nhật ABCD làm bằng kim loại, chiều dài các cạnh là a và b, khối lượng của
khung là m. Một dây dẫn thẳng  dài vô hạn đặt trong mặt phẳng ngang và
song song với cạnh AD của khung. Ban đầu trong dây dẫn  không có dòng
điện, sau đó người ta cho dòng điện tăng từ giá trị không đến giá trị ổn định I
trong thời gian vô cùng bé.
1. Bỏ qua độ tự cảm của khung dây, điện trở của nó là R.
a. Tính điện lượng chạy qua tiết diện thẳng của khung dây trong quá trình nói trên.

Trang 9
b. Tìm vận tốc v0 của khung dây ngay sau khi dòng điện trong dây dẫn đã ổn định.
2. Sau đó khung dây bắt đầu chuyển động với vận tốc ban đầu là v0 cho đến khi dừng lại lần đầu
tiên.
a. Tìm sự phụ thuộc của vận tốc khung dây vào thời gian chuyển động của nó.
b. Tìm thời điểm khung dây dừng lại lần đầu tiên và quãng đường đi được của nó đến lúc đó.
c. Tính điện lượng chạy qua tiết diện thẳng của khung dây trong quá trình nói trên.
d. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên khung dây trong quá trình nói trên.
3. Giải lại bài toán trên trong trường hợp khung dây làm bằng chất siêu dẫn còn độ tự cảm của nó
là L.
[Bài 41]. Một khung dây hình vuông làm từ dây kim loại có đường kính d0 đặt gần một dây dẫn thẳng dài
mang dòng điện I0 sao cho dây nằm trong mặt phẳng khung và song song với hai cạnh của khung.
Nếu ngắt dòng điện thì khung thu được xung lượng là P0. Khung dây sẽ thu được xung lượng là
bao nhiêu nếu dòng điện ban đầu trong dây là 3I0 và đường kính của dây làm khung là 2d0.
[Bài 42]. Cho hệ như hình vẽ, khung dây không điện trở ABDE có AB
song song DE được đặt nằm ngang. Tụ điện có điện dung C,
lò xo có độ cứng k. Đoạn dây chiều dài l có khối lượng
không đáng kể tiếp xúc với khung và có thể chuyển động
tịnh tiến dọc theo khung. Bỏ qua mọi ma sát và điện trở, bỏ
qua độ tự cảm của mạch điện. Hệ đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B vuông góc với mặt
khung. Tịnh tiến MN ra khỏi vị trí cân bằng rồi thả nhẹ. Chứng minh rằng MN dao động điều hòa.
Tính tần số góc của dao động.
[Bài 43]. Một thanh dẫn điện có khối lượng m, chiều dài l, được treo ở hai
đầu vào chất điện môi nhờ hai lò xo giống nhau có độ cứng k.
Thanh được đặt trong một từ trường có cảm ứng từ B vuông góc
với mặt phẳng chứa vật dẫn và các lò xo. Các đầu phía trên của
hai lò xo được nối vào hai bản của một tụ điện có điện dung C.
Người ta kéo thanh khỏi vị trí cân bằng trong mặt phẳng thẳng
đứng rồi buông nó ra. Chứng minh rằng thanh sẽ dao động điều hòa. Tính tần số góc của dao động.
Bỏ qua mọi điện trở và hiện tượng tự cảm.
[Bài 44]. Hai thanh kim loại đồng chất đứng yên trên hai thanh ray dẫn điện
song song nhau đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hai thanh kim loại
song song với nhau và vuông góc với hai thanh ray như hình vẽ.
Khoảng cách giữa hai thanh kim loại là l. Tại một thời điểm, người
ta thiết lập một từ trường đều có phương thẳng đứng hướng lên trên. Từ trường đạt đến giá trị ổn
định sau một thời gian rất nhỏ. Bỏ qua ma sát, điện trở của các thanh ray rất nhỏ so với điện trở của
các thanh kim loại. Tìm khoảng cách mới giữa hai thanh kim loại khi từ trường đã ổn định.
l
L
Đáp số: 2
D A
[Bài 45]. Hai thanh ray thẳng, dài, song song và cách đều nhau một khoảng
bằng ℓ, được đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Người ta đặt lên hai B v0

thanh ray này hai thanh kim loại khác: AB và CD, sao cho chúng
vuông góc với phương của hai thanh ray và cách nhau một khoảng C B

Trang 10
bằng d. Đường ray có điện trở không đáng kể, mỗi thanh AB và CD có khối lượng m và điện trở R;
hệ số ma sát giữa hai thanh AB và CD với hai thanh ray là rất nhỏ. Hệ thống được đặt trong từ
trường đều, cảm ứng từ B như hình vẽ. Ở thời điểm đầu, thanh CD đứng yên, thanh AB được
truyền vận tốc v 0 dọc theo phương của hai thanh ray như hình vẽ.
a. Sau khoảng thời gian rất lớn, khoảng cách giữa AB và CD bằng bao nhiêu?
b. Xác định lượng nhiệt tỏa ra sau khoảng thời gian đó.
[Bài 46]. Trên mặt bàn nằm ngang gắn một khung dây dẫn mảnh hình vuông cạnh a (H. 6). Trên khung nằm
một thanh có khối lượng M đặt song song với cạnh bên của khung và cách cạnh này một khoảng b
= a/4. Khung và thanh được làm từ cùng một loại dây dẫn có điện trở trên một đơn vị dài là ρ . Tại
một thời điểm nào đó người ta bật một từ trường có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng
khung. Hỏi thanh chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu sau thời gian thiết lập từ trường, nếu
giá trị của cảm ứng từ sau khi từ trường đã ổn định bằng B0 ? Bỏ qua sự dịch chuyển của thanh sau
khi từ trường đã ổn định và ma sát giữa trục và khung.
[Bài 47]. Trên mặt bàn nằm ngang có gắn một khung dây dẫn mảnh hình tam giác
đều cạnh a. Trên khung đặt một thanh kim loại song song với đáy tam giác,
điểm giữa của thanh trùng với điểm giữa của đường cao AC (H.10). Khung
và thanh được làm từ cùng một loại dây dẫn, có điện trở trên một đơn vị
chiều dài bằng  . Tại một thời điểm nào đó người ta bật một từ trường đều
có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng của khung. Hỏi sau thời
gian xác lập từ trường thanh có vận tốc bằng bao nhiêu, nếu độ lớn của cảm ứng từ sau khi từ
trường đã ổn định bằng B0 ? Cho biết khối lượng của thanh là M. Bỏ qua ma sát và độ dịch chuyển
của thanh trong thời gian thiết lập từ trường.
[Bài 48]. Súng trượt
Hai người yêu nhau, chàng trai ở P và cô gái ở Q. Hai nơi cách nhau bởi một hố sâu có bề rộng
w = 1000m. Sau khi được học về súng trượt ở lớp, chàng trai không đợi được bèn chế tạo một
thiết bị có thể đưa anh qua con hố. Anh chàng tạo ra một đường ray làm với phương ngang một góc
θ từ hai thanh kim loại có chiều dài như nhau, D = 35,0m đặt song song, cách nhau một khoảng
L = 2,00m. Đầu dưới của hai thanh được nối với nguồn điện một chiều 2424 V. Một thanh dẫn có
thể trượt không ma sát trên các ray để anh chàng có thể bám vào thanh một cách an toàn khi thanh
trượt.
Một kỹ sư lành nghề, bằng tất cả nổ lực, thiết kế một hệ thống tạo ra từ trường B = 10,0T vuông
góc với mặt phẳng chứa hai thanh ray. Khối lượng của người thanh niên là 70 kg. Khối lượng của
thanh trượt là 10 kg và điện trở của thanh là 1,0Ω.
Ngay khi vừa chế tạo và thử nghiệm thành công thiết bị trên, chàng trai nhận được điện thoại của
cô gái, cô buồn rầu kể rằng, cha của cô sẽ gã cô cho một gã giàu có nếu anh không đến được Q
trong thời gian 11 s sau cuộc gọi. Ngay sau đó, cô nàng cúp máy.
Ngay lập tức, chàng trai hành động và phóng mình qua con hố để đến Q. Bằng các bước sau, hãy
cho biết chàng trai có thể đạt được mục đích với thời gian trên hay không, và nếu có thì góc θ phải
bằng bao nhiêu?

Trang 11
a. Tính gia tốc của chàng trai khi trượt trên ray.
b. Tính thời gian: i) ts trượt trên ray, và ii) thời gian bay tf.
c. Vẽ đồ thị tổng thời gian T = t s + t f theo góc θ.
d. Bằng cách điều chỉnh các thông số của thiết bị, xác định khoảng góc mà anh cần thiết kế. Vẽ đồ
thị khác nếu thấy cần thiết.

Cho biết:
 Thời gian từ lúc kết thúc cuộc gọi đến khi hoàn tất việc chuẩn bị bay (lựa chọn góc θ phù hợp) là không
đáng kể. Do đó, thời gian chuyển động được tính từ thời điểm t = 0 khi thanh (mà chàng thanh niên đã
bám vào) bắt đầu chuyển động.
 Chàng trai có thể bắt đầu thực hiện chuyển động của mình tại một điểm bất kì khi thanh trượt trên các ray.
 Đầu trên của các ray và Q có cùng độ cao, và khoảng cách giữa hai điểm này là w = 1000m.
 Không đề cập tới sự an toàn khi đáp hoặc sốc điện có thể xảy ra.
 Bỏ qua điện trở của các ray, điện trở trong của nguồn điện, ma sát giữa thanh dẫn và các ray và sức cản
không khí.
 Lấy gia tốc rơi tự do là g = 10m/s 2 .
Một số chú ý toán học:
e−ax
 ∫ e−ax dx = − a
dx a
 Nghiệm của phương trình dt
= a + bx là x(t) = b (ebt − 1) + x(0)ebt

Trang 12
[Bài 49]. Một đoạn dây dẫn có tiết diện ngang S  1, 2mm2 điện trở suất
P
  1,7.10 m được uốn thành một cung tròn APQ có bán kính
8 . B

r  24cm . Hai đoạn dây dẫn thẳng OP và OQ cùng loại với dây dẫn trên,
A O Q
dây OQ cố định, dây OP quay quanh O và điểm P trượt tiếp xúc với cung
Hình 2
tròn. Hệ thống được đặt trong từ trường đều như hình 2. Độ lớn cảm ứng
từ B  0,15T . Tại thời điểm t 0  0 dây OP trùng OQ và nhận gia tốc góc γ không đổi. Sau thời
1
gian ( s) kể từ thời điểm t0 = 0 thì dòng điện cảm ứng qua mạch có giá trị cực đại.
3
a. Xác định giá trị γ và giá trị cực đại của dòng điện cảm ứng qua mạch.
b. Tính góc α khi dòng điện cảm ứng trong mạch có giá trị cực đại.
[Bài 50]. Một thanh kim loại khối lượng m có thể chuyển động quanh trục O
không ma sát như một con lắc. Đầu dưới của thanh tiếp xúc với một sợi
dây 1 – 2, được uốn thành cung tròn có bán kính b. Tâm của sợi dây này
gắn với điểm treo O qua một điện trở R. Tất cả cơ cấu này đặt trong một
từ trường đều B vuông góc với mặt phẳng chuyển động của thanh.
Khoảng cách từ điểm treo đến khối tâm C của thanh bằng a, momen
quán tính của thanh đối với trục đi qua C bằng I0. Bỏ qua mọi ma sát,
điện trở của thanh, của dây dẫn và điện trở ở các vị trí tiếp xúc, độ tự cảm của các dây dẫn.
a. Cho thanh lệch một góc 0 rất nhỏ so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ. Xác định tính chất
chuyển động của thanh và tìm các thông số đặc trưng cho chuyển động.
b. Giải lại câu a nếu thay điện trở R bằng tụ điện có điện dung C.
c. Giải lại câu a nếu thay điện trở R bằng cuộn cảm thuần có độ tự cảm L.
[Bài 51]. Một vành kim loại có 3 nan hoa kim loại có chiều dài r = 0,2m nằm trong
mặt phẳng thẳng đứng có thể quay quanh trục cố định nằm ngang trong
một từ trường đều (hình vẽ) có độ lớn cảm ứng từ B = 0,5T. giữa trục quay
và mép vành được nối với nhau qua một điện trở R = 0,15 nhờ hai tiếp
điểm trượt. Quấn một sợi dây mảnh, nhẹ, không giãn vào vành còn đầu kia
của dây treo một vật có khối lượng m = 20g. Ở thời điểm nào đó người ta
bắt đầu thả vật không vận tốc ban đầu. Bỏ qua mọi ma sát, điện trở của vành, các nan hoa và dây
nối. Bỏ qua độ tự cảm của mạch điện.
a. Tìm sự phụ thuộc vận tốc của vật và cường độ dòng điện trong mạch theo thời gian.
b. Tìm vận tốc cực đại của vật và cường độ dòng điện cực đại trong mạch.
[Bài 52]. Một vành cứng ghép bởi 10 điện trở R giống nhau: 5 điện trở mắc đều
nhau trên vành còn 5 điện trở bố trí đều tạo thành 5 nan hoa. Bán kính
vành bằng r0. Góc giữa hai nan hoa cạnh nhau bằng 720 (2/5). Bỏ qua
kích thước các điện trở. Vành quay quanh trục đi qua tâm và vuông góc
với mặt phẳng của nó trong một từ trường đều B song song với trục
quay và hướng vào trong. Vùng có từ trường có dạng hình quạt có đỉnh
ở tâm của vành và góc ở tâm bằng 720. Mômen quán tính của vành đối
với trục quay bằng I0. Ở thời điểm t vận tốc góc của vành là (t).
a. Vẽ và chỉ rõ hướng và độ lớn dòng điện qua mỗi điện trở. Biểu diễn các dòng đó theo dòng điện
nhỏ nhất I.
Trang 13
b. Xác định công suất tỏa nhiệt của vành.
c. Tìm gia tốc góc của vành và hướng của nó.
[Bài 53]. Xét một đĩa hoàn toàn dẫn điện bán kính r0 nằm trong một từ trường
không đổi B vuông góc với mặt phẳng của đĩa. Các điểm tiếp xúc
trượt nằm tại rìa C1 và tâm của đĩa C2. Hệ thống này gọi là máy phát
điện Faraday. Khi đĩa quay với vận tốc góc không đổi, nó sinh ra dòng
điện một chiều. Một moment quay được sinh ra do tải trọng M được
treo vào một sợi dây quấn quanh chu vi của đĩa.
a. Giải thích tại sao có dòng điện và viết biểu thức của dòng theo vận
tốc góc.
b. Nếu sợi dây rất dài thì hệ sẽ đạt đến vận tốc góc không đổi ωf . Tìm ωf và dòng điện tương ứng.
[Bài 54]. Một quả cầu nhỏ khối lượng m được treo vào
thanh kim loại mảnh có khối lượng không đáng  
l l
kể, chiều dài l, treo cố định ở O, có thể quay dễ C L

dàng quanh O. Trong quá trình chuyển động quả m B+ m B+


cầu luôn tiếp xúc không ma sát với vòng tròn
kim loại. Hệ thống đặt trong từ trường đều có B vuông góc với mặt phẳng mạch điện. Bỏ qua điện
trở dây. Chứng minh m dao động điều hòa. Tìm chu kì dao động T trong hai trường hợp (hình vẽ).
[Bài 55]. Hình bên là sơ đồ một mẫu động cơ điện đơn giản. Một vòng dây dẫn
D
hình tròn tâm C bán kính l nằm ngang cố định trong một từ trường đều A
B
thẳng đứng có cảm ứng từ B . Một thanh kim loại CD dài l, khối lượng C
m có thể quay quanh trục thẳng đứng đi qua C, đầu kia của thanh kim R
loại trượt có ma sát trên vòng tròn. Một nguồn điện suất điện động E
E
nối vào tâm C và điểm A trên vòng tròn qua điện trở R. Chọn mốc tính
thời gian là khi vừa nối nguồn. Tìm biểu thức của vận tốc góc ω của thanh kim loại theo thời gian.
Biết lực ma sát tác dụng lên thanh kim loại có momen cản là αl2ω trong đó α là hằng số. Bỏ qua
các điện trở trong của nguồn, điện trở của thanh kim loại, vòng dây và chỗ
tiếp xúc.
[Bài 56]. Một thanh kim loại có chiều dài l nằm ngang, có thể quay quanh trục thẳng
đứng đi qua một đầu. Đầu kia của thanh được tựa trên một vòng dây dẫn nằm
ngang có bán kính l. Vòng dây được nối với trục quay (dẫn điện) qua một
điện trở thuần R. Hệ được đặt trong một từ trường đều B hướng thẳng đứng
xuống dưới (xem hình vẽ). Hỏi lực cần thiết tác dụng vào thanh để nó quay
với vận tốc góc không đổi . Bỏ qua điện trở của vòng, trục quay, các dây nối
và ma sát. Áp dụng số với B = 0,8 T; l = 0,5 m;  = 10 rad/s.
[Bài 57]. Một thanh kim loại OA khối lượng m, chiều dài a, có thể quay tự do quanh
trục thẳng đứng Oz. Đầu A của thanh tựa trên một vòng kim loại hình
tròn, tâm O, bán kính a, đặt cố định nằm ngang. Đầu O của thanh và một
điểm của vòng kim loại được nối với điện trở R, tụ điện C, khóa K và
nguồn điện E, tạo thành mạch điện như hình vẽ. Hệ thống được đặt trong từ
trường đều không đổi, có véctơ cảm ứng từ B hướng thẳng đứng lên trên.
Điện trở của thanh OA và của vòng dây, điện trở của khóa K và các dây

Trang 14
nối, điện trở tại các điểm tiếp xúc và điện trở của nguồn E là nhỏ, không đáng kể so với R. Bỏ qua
hiện tượng tự cảm, mọi ma sát và lực cản không khí. Ban đầu khóa K mở, tụ điện C chưa tích điện
và thanh OA nằm yên. Tại thời điểm t = 0, đóng khóa K.
1. Thiết lập hệ thức giữa tốc độ góc của thanh OA và điện tích q của tụ điện sau khi đóng khóa K.
2. Giả thiết nguồn E là nguồn không đổi có suất điện động E0.
a. Tìm biểu thức của  và q theo thời gian t.
b. Tình  và q sau thời gian đủ lớn. Khi đó hiệu điện thế trên tụ có bằng E0 hay không? Tại sao?
Tìm nhiệt lượng tổng cộng tỏa ra trên điện trở R.
3. Giả thiết nguồn E là nguồn điện xoay chiều có điện áp e  E0 cos 0t 

a. Tìm biểu thức cường độ dòng điện i  t  và tốc độ góc   t  .


b. Tính cường độ dòng điện và tốc độ góc của thanh sau thời gian đủ lớn.
Cho biết:
1 2
 Momen quán tính của thanh OA đối với trục quay Oz là ma .
3
dx
 Nghiệm của phương trình vi phân  ay  F ( với y = y(x) và a là hằng số) có dạng:
dy
d
+ Nếu F = d = hằng số thì: y  x   Ae ax  .
a
+ Nếu F = dcos(bx) (d, b là hằng số) thì:

y  x   Ae ax 
d
a  b2
2  b sin  bx   a cos  bx  
[Bài 58]. Động cơ dùng từ tự động
Một đĩa kim loại có bán kính a được gắn vào một thanh nhỏ đang quay với vận tốc góc ω không
đổi bên trong một cuộn solenoid dài có độ tự cảm L, hai đầu cuộn dây được nối điện với đĩa quay
bằng hai chổi quét như hình vẽ. Điện trở tổng cộng của mạch điện là R. Một rung động nhỏ của từ
trường làm xuất hiện suất điện động giữa hai cực P, Q.
a. Viết phương trình vi phân cho cường độ dòng điện i(t) chạy trong
mạch. Kết quả được biểu diễn theo L, R và suất điện động ε giữa
hai điện cực P và Q.
b. Tính mật độ từ trường B theo i, N, l và độ thẩm từ chân không μ0 .
Bỏ qua từ trường tạo bởi đĩa và trục quay.
c. Tính suất điện động cảm ứng ε theo μ0 , N, a, l, i và vận tốc góc ω.
d. Giải phương trình để tìm dòng điện i(t) tại thời điểm t theo i(0) và
các thông số khác.
e. Để duy trì tốc độ góc không đổi ω, giá trị của momen lực tác dụng
lên trục quay tại thời điểm t phải bằng bao nhiêu?

[Bài 59]. Xác định tần số dao động bé của đĩa kim loại có khối lượng m, bề dày d, bán
kính R (R >> d) được treo trên một lò xo có độ cứng K trong một từ trường đều
cảm ứng từ B có hướng nằm ngang song song với mặt đĩa.

Trang 15
[Bài 60]. Cho cơ hệ như hình vẽ. Ròng rọc có dạng một đĩa kim loại tròn đặc, đồng chất,
bán kính R, có thể quay không ma sát quanh trục quay O nằm ngang. Kim loại B O
dùng để chế tạo ròng rọc có khối lượng riêng  và điện dẫn suất . Vật treo có
cùng khối lượng với ròng rọc và được gắn chặt vào đầu dây. Cơ hệ được đặt g
trong từ trường đều B có phương nằm ngang và vuông góc mặt ròng rọc (hình
vẽ). Dây không bị trượt trên mặt ròng rọc, bỏ qua khối lượng dây và dây không
bị giãn. Ban đầu, người giữ cho dây căng và vật treo đứng yên. Sau đó thả nhẹ, để vật treo chuyển
động với vận tốc ban đầu bằng không. Giả thiết rằng sự phân bố các điện tích trên đĩa kim loại khi
đĩa chuyển động xảy ra trong thời gian rất nhỏ, xem như tức thời. Tìm tốc độ góc của ròng rọc tại
thời điểm t và từ đó suy ra tốc độ góc ổn định của ròng rọc.
[Bài 61]. Cho một ống trụ bán kính R có chiều dài L rất lớn, đặt nằm ngang, có thể quay tự do quanh trục
ống trụ với momen quán tính I. Vật liệu chế tạo ống là chất cách điện và không từ tính. Một sợi dây
không khối lượng quấn quanh ống trụ và treo vật có khối lượng m. Tại thời điểm t = 0, vật m được
thả rơi từ trạng thái đứng yên.
a. Xác định gia tốc góc và động năng của hệ sau khi vật m rơi được một đoạn h.
b. Một lượng điện tích Q có khối lương không đáng kể được phân bố đều trên bề mặt ống trụ trước
khi thả vật m. hãy xác định gia tốc góc và động năng của hệ sau khi vật m rơi được một đoạn h.
c. Tính độ chênh lệch động năng của hệ giữa hai trường hợp Q  0 và Q  0 . Hãy cho biết tại sao
có sự chênh lệch này?
[Bài 62]. Một hình trụ tròn đặc, đồng chất có chiều dài vô cùng lớn so với bán kính đáy R của
nó. Hình trụ tích điện đều với mật độ điện tích khối  > 0 và có khối lượng riêng D.
Hình trụ này có thể quay không qua sát quanh trục quay cố định trùng với trục của nó.
a. Giả sử tại một thời điểm nào đó, tốc độ góc tức thời của hình trụ là . Xác định từ
trường bên trong hình trụ và trên bề mặt bên ngoài hình trụ. L  R
b. Ban đầu hình trụ đứng yên, người ta tác dụng một xung lực có phương tiếp tuyến
bề mặt hình trụ và vuông góc với trục hình trụ. Nếu hình trụ không tích điện thì tốc
độ góc của nó sau khi tác dụng xung lực là 0. Tính tốc độ góc của hình trụ sau khi
tác dụng xung lực nếu như nó được tích điện đều với mật độ điện tích khối .
[Bài 63]. Một vòng dây dẫn mảnh hình tròn có mặt phẳng vòng dây vuông góc với từ trường đều B. Bán
kính vòng dây là a, độ tự cảm và điện trở của nó tương ứng là L và R.
a. Người ta lật rất nhanh vòng dây một góc 1800, tính cường độ dòng điện xuất hiện trong vỏng
dây ngay sau khi lật.
b. Tính nhiệt lượng tỏa ra trong vòng dây sau đó.
c. Tính điện lượng di chuyển trong vòng dây sau đó.
[Bài 64]. Một vòng dây bằng kim loại có khối lượng m, điện trở R và bán kính r quay xung quanh trục thẳng
đứng đi qua đường kính trong một từ trường đều B nằm ngang. Vận tốc góc ban đầu là 0. Bỏ qua
độ tự cảm của vòng.
a. Tìm sự phụ thuộc của vận tốc góc vào thời gian chuyển động của vòng.
b. Tính công suất tỏa nhiệt trung bình trên vòng.

Trang 16
[Bài 65]. Hai vòng dây siêu dẫn giống nhau được đặt đồng trục xa nhau, mặt phẳng hai vòng dây vuông góc
với trục chung của hai vòng, mỗi vòng dây có độ tự cảm L, dòng điện có cường độ i1 cùng chiều
chạy qua. Cho hai vòng dây tịnh tiến lại gần nhau.
a. Tìm cường độ dòng điện trong mỗi vòng khi chúng sát nhau.
b. So sánh năng lượng trước và sau của hệ.
[Bài 66]. Một vòng dây tròn siêu dẫn có khối lượng m, bán kính r và tiết diện S. Vòng dây ban đầu được đặt
trong một từ trường đều B có các đường sức từ song song với mặt phẳng vòng dây. Sau đó người
ta quay vòng dây đi một góc 900 để các đường sức từ vuông góc mặt phẳng vòng dây. Bỏ qua tác
dụng trọng lực. Biết vòng dây có độ tự cảm L. Hãy tìm dòng điện cảm ứng qua vòng dây khi:
a. Bỏ qua tương tác của electron.
b. Xét đến tính chất quán tính của electron. Biết mật độ electron của vòng dây là n.
[Bài 67]. Một dây dẫn thẳng dài và một vòng dây siêu dẫn nhỏ và mảnh nằm cố định trong cùng một mặt
phẳng. Đường kính của vòng d = 1 cm, tâm vòng đặt cách dây dẫn thẳng một đoạn H = 1 m, độ tự
cảm của vòng L = 10 H. Cho một dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng, có cường độ tăng từ 0 đến I
= 10 A. Xác định cường độ dòng điện ổn định chạy trong vòng dây. Xác định lực tác dụng lên vòng
dây khi đó.
[Bài 68]. Một vòng dây mảnh bằng đồng đang quay quanh một đường kính đặt thẳng đứng của vòng, trong
từ trường của Trái đất. Cảm ứng từ tại điểm đặt vòng có giá trị 44,5 mT và làm một góc 640 so với
mặt phẳng nằm ngang. Cho khối lượng riêng của đồng là 8,90.103 kg và điện trở của vòng dây là
1,70.10-8 Wm. Tính thời gian để vận tốc góc của vòng dây giảm đi một nửa. Cho rằng thời gian này
lớn hơn rất nhiều so với một chu kì quay của vòng. Bỏ qua ma sát, hiện tượng tự cảm.
[Bài 69]. Trong một từ trường đồng nhất biến đổi theo thời gian theo quy luật B = B0cost người ta đặt một
vòng dây dẫn nhỏ bán kính r. Biết điện trở vòng dây là R và hệ số tự cảm là L, B tạo với mặt phẳng
của vòng dây một góc . Tính mômen trung bình của lực từ tác dụng lên vòng.
[Bài 70]. Một ống kim loại hình trụ rỗng, tiết diện là một hình vành khăn có bán kính trong và ngoài lần lượt
là R1 = 12 cm; R2 = 14 cm, trụ có chiều cao 10 cm. Ống được đặt trong một từ trường đều có cảm
ứng từ B hướng dọc theo trục ống. Tìm cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trong ống khi cảm
ứng từ có độ lớn tăng tỉ lệ với thời gian t theo quy luật: B = kt, với k = 10-3 T/s. Cho biết điện trở
suất của kim loại làm ống là  = 1,2.107 m.
[Bài 71]. Một hình trụ đồng chất bán kính R , chiều cao h được đặt trong một từ
Rx x
trường đều có cảm ứng B song song với trục đối xứng xx ' của hình trụ. Tại

thời điểm t 0  0 hình trụ đứng yên, cảm ứng từ bằng không. Sau đó cảm ứng
từ tăng đều từ 0 đến B0 trong khoảng thời gian từ t 0 đến  . hx
a. Giả thiết hình trụ được làm bằng chất dẫn điện có điện trở suất  và được ’

giữ cố định. Hãy tìm cường độ dòng điện và công suất toả nhiệt của dòng
x’’
điện cảm ứng chạy trong hình trụ. ’x’
b. Giả thiết hình trụ là chất điện môi có khối lượng m , điện tích q phân bố đều và có thể quay
không ma sát quanh trục đối xứng xx ' của nó. Trục quay cố định. Lúc
đầu hình trụ đứng yên. Hãy xác định vận tốc góc của hình trụ tại thời
điểm  .

Trang 17
[Bài 72]. Điện tích phân bố đều trên bề mặt của một khối trụ đặc dài không dẫn điện bán kính R với mật độ
mặt . Khối trục có thể quay không ma sát quanh trục đối xứng của nó. Một từ trường ngoài có
cảm ứng từ B hướng dọc theo trục khối trụ. Xác định vận tốc góc của khối trụ sau khi ngắt từ
trường ngoài. Biết khối lượng riêng của trụ là .
[Bài 73]. Một thanh nhẹ cách điện nằm ngang, chiều dài L có thể quay quanh trục quay thẳng đứng đi qua
trung điểm của nó. Ở hai đầu thanh người ta gắn hai quả cầu nhỏ, mỗi quả có khối lượng m và
mang điện tích q. Hệ được đặt vào từ trường đều của một nam châm hình trụ có cảm ứng từ B0.
Đường kính của cực từ là d < L và trục của nó trùng với trục quay của thanh (xem hình vẽ). Cảm
ứng từ giảm đều đến giá trị bằng không. Tìm vận tốc của các quả cầu và vận tốc góc của thanh ở
thời điểm cảm ứng từ bằng không.
[Bài 74]. Một dây cáp điện đặt vuông góc với một mặt bàn rộng. Trên mặt
bàn, cách đường cáp một khoảng l có đặt dựng đứng một đồng xu
mỏng bằng nhôm sao cho dây cáp nằm trong mặt phẳng đáy của
đồng xu. Đồng xu như một đĩa đồng nhất có bán kính R và độ dày
h. Kích thước của đồng xu được coi là nhỏ so với khoảng cách đến
sợi cáp. Một dòng điện bắt đầu chạy trong dây cáp và tăng nhanh từ
0 đến giá trị cực đại I0 và sau đó được giữ ổn định.
1. Vận tốc cực đại mà đồng xu nhận được sau thời gian dòng điện tăng là bao nhiêu?
2. Đồng xu lăn được quãng đường là bao nhiêu? Hãy khảo sát quãng đường này nếu l = 50 cm.
Khối lượng riêng của nhôm là , điện trở suất là  được coi là không đổi. Có thể sử dụng công
x n 1
 x dn  với mọi n  – 1.
n
thức
n 1
Lưu ý: Giả sử một vòng dây nhỏ mang dòng điện nằm trong một từ trường
không đồng nhất thì tổng các lực tác dụng lên vòng dây có thể xác định theo
B
công thức: F  IS , trong đó I là dòng điện chạy trong vòng dây, S là diện
x
tích của vòng, B là thành phần véctơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng
vòng dây.
[Bài 75]. Từ trường đối xứng trụ
1. Hãy chứng minh rằng không thể có từ trường tăng theo trục Oz nếu từ trường này chỉ có thành
r dBz
phần Bz. Xét một hình trụ nhỏ có chứa các đường sức từ, chứng mình rằng Br  .
2 dz
2. Một vòng dây tròn điện trở R, bán kính r, khối lượng m rơi vào từ trường không đều, có các
đường sức từ đối xứng qua trục của một hình trụ. Tâm của vòng dây tròn nằm trên trục hình trụ
còn mặt phẳng vòng dây vuông góc với các đường sức từ. Cảm ứng từ biến thiên dọc theo trục
 dB 
Oz   0  . Bỏ qua độ tự cảm của vòng dây.
 dz 
a. Viết phương trình biểu thị chuyển động rơi của vòng dây trong từ trường.
b. Tìm vận tốc của vòng dây phụ thuộc thời gian.
3. Giải lại câu 2 nếu như vòng dây làm bằng chất siêu dẫn và có độ tự cảm L và Bz  B0 1  ah 
[Bài 76]. Một dây dẫn bằng đồng, tiết diện đều được uốn thành một vòng tròn đường kính d = 40cm. Thả
vòng rơi trong một từ trường đối xứng trục có cảm ứng từ B biến thiên theo độ cao theo quy luật:

Trang 18
Bz  B0 1  ah  . Tâm của vòng dây tròn nằm trên trục hình trụ còn mặt phẳng vòng dây vuông góc
với các đường sức từ. Cho biết khối lượng riêng và điện trở suất của đồng lần lượt là D và , gia
tốc trọng trường là g.
a. Viết phương trình biểu thị chuyển động rơi của vòng dây trong từ trường.
b. Tìm vận tốc của vòng dây phụ thuộc thời gian.
[Bài 77]. Một vòng tròn được làm bởi dây dẫn có đường kính d,
điện trở suất ρ và mật độ khối lượng ρm rơi từ độ cao rất
lớn h trong một từ trường với thành phần Bz  B0 (1  kz )
với k là hằng số nào đó. Vòng tròn với đường kính D luôn
song song mặt phẳng x-y. Bỏ qua lực cản không khí. Tìm
vận tốc cuối cùng của vòng.
[Bài 78]. Một vành tích điện đều bán kính R với mật độ điện tích dài là , chuyển động đồng trục với một từ
trường đối xứng trục với vận tốc v. Thành phần theo bán kính của vectơ cảm ứng từ tại điểm cách
trục một khoảng r là Br. Hãy xác định mômen lực tác dụng lên vành. Chứng minh rằng số gia của
mômen xung lượng của vành tỉ lệ với số gia từ thông qua vành đó.
Đáp số: Mômen của lực Ampe M = 2R2Brv
[Bài 79]. Từ độ cao h so với mặt phẳng ngang có một chiếc vòng mảnh không dẫn điện khối lượng m và bán
kính R tích điện đều q. Vào thời điểm t = 0 vòng bắt đầu rơi xuống không vận tốc đầu và mặt
phẳng của vòng luôn nằm ngang trong suốt quá trình rơi. Khi vòng bắt đầu rơi thì người ta làm
xuất hiện một từ trường có trục đối xứng trùng với trục của vòng. Ở trong vùng mà vòng rơi thì từ
trường là đều, hướng thẳng đứng và cảm ứng từ thay đổi phụ thuộc vào thời gian theo quy luật B =
kt2, trong đó k có giá trị không đổi đã biết. Bỏ qua lực cản không khí. Khi rơi chạm vào mặt phẳng
thì vòng nhanh chóng dừng chuyển động và dính vào mặt phẳng. Tìm nhiệt lượng tỏa ra trong hệ
đã cho.
[Bài 80]. Hiệu ứng Stewart-Tolman
Năm 1917, Stewart và Tolman phát hiện ra một dòng điện truyền qua một cuộn dây quấn quanh
hình trụ đang quay quanh trục của nó với gia tốc góc không đổi. Xét một lượng lớn các vòng dây,
với bán kính r mỗi vòng, được làm từ một sởi dây kim loại mảnh có điện trở R. Các vòng dây được
đặt vào bên trong một ống thuỷ tinh hình trụ rất dài theo cách giống nhau, bên trong là chân không.
Các vòng dây được dán cố định vào hình trụ. số vòng dây trên mỗi đơn vị chiều dài dọc theo trục
đối xứng là n. Mặt phẳng chứa các vòng dây vuông góc với trục đối xứng của hình trụ. Tại một
thời điểm nào đó, trụ bắt đầu quay quanh trục của nó với gia tốc α. Xác định giá trị của từ trường
tại tâm của trụ (sau một thời gian dài). Biết khối lượng và điện tích của electron lần lượt là m và e.
[Bài 81]. Gần cực bắc của một thanh nhiễm từ (nam châm vĩnh cửu) đặt thẳng đứng ta đặt một
cuộn dây dẹt có khối lượng m = 10g. Cuộn dây có thể tự do dịch chuyển theo trục
thẳng đứng z. Nếu buộc cuộn dây dao động điều hòa xung quanh vị trí đó với biên độ
A = 5 mm và tần số f = 50 Hz, thì ở hai đầu để hở của nó sẽ xuất hiện một hiệu điện
thế biến thiên với biên độ U0 = 1 V. Hỏi cần phải cho đi qua cuộn dây một dòng điện
không đổi (cả về độ lớn và chiều) như thế nào để cuộn dây treo lơ lửng ở vị trí xuất
phát?
[Bài 82]. Gần cực bắc của một thanh nhiễm từ đặt thẳng đứng có một cuộn dây tròn mảnh, khối lượng m =
10g. Cuộn dây có thể dịch chuyển tự do dọc theo trục thẳng đứng Oz. Người ta cho vòng dây này

Trang 19
dao động gần cực đó theo quy luật điều hòa với biên độ A = 5 mm và tần số f = 50 Hz. Khi đó ở
hai đầu để hở của cuộn dây xuất hiện một s.đ.đ. biến thiên với biên độ E0 = 1V. Hỏi phải cho dòng
điện không đổi có cường độ I0 bằng bao nhiêu đi qua cuộn dây để nó treo ở vị trí ban đầu?
[Bài 83]. Phía trên của một hình trụ solenoit đặt thẳng đứng có một tấm bìa
D
cứng nằm ngang trên đó đặt một vòng tròn nhỏ siêu dẫn làm từ
C
dây kim loại có đường kính tiết diện dây là d1, đường kính vòng
là D (d1 << D). Nối solenoit với nguồn và tụ điện (hình 4), K
đóng khóa K thì vòng sẽ nẩy lên khi hiệu điện thế U  U0 (U0 là +
U
hiệu điện thế xác định). Thay vòng trên bằng vòng siêu dẫn khác _
(Hình 4)
cùng kim loại trên và cùng đường kính D còn đường kính tiết
diện dây là d2. Hỏi hiệu điện thế nguồn điện là bao nhiêu để khi đóng khóa K thì vòng vừa được
 1,4D 
thay nẩy lên. Biết độ tự cảm của vòng là L = kD.ln   (k là hằng số). Điện trở thuần của
 d 
solenoit và dây nối được bỏ qua.
[Bài 84]. Một màng đàn hồi M mỏng, hình tròn, không nhiễm từ được
kẹp chặt nằm ngang bằng một vành tròn kim loại V có bán kính
trong rM = 10 cm. Giữa màng M có gắn một ống dây dẫn dẹt C
có N = 100 vòng, bán kính r = 1 cm. Ống dây có khối lượng m
= 60 g, điện trở R = 4  và độ tự cảm nhỏ không đáng kể. Một
nam châm vĩnh cửu đặt thẳng đứng tạo ra ở vùng ống dây dao
động một từ trường B đối xứng trụ có trục đối xứng trùng với
trục 0z của ống dây (gốc 0 tại vị trí cân bằng của ống dây).
Thành phần Bz trên trục của B có độ lớn phụ thuộc tọa độ z theo hệ thức Bz = B0(1 - z) với B0 =
0,8 T,  = 100 m-1. Hệ ống dây và màng M có thể dao động với tần số riêng f0 = 30 Hz. Khi dao
động, hệ chịu tác dụng của lực cản Fc có cường độ tỉ lệ thuận với tốc độ tức thời v của ống dây:
20S
Fc  v , trong đó  = 7/5 là chỉ số đọan nhiệt, 0 = 1,0.105 Pa là áp suất khí quyển, S =  rM2
va
là diện tích dao động của màng M, va = 333 m/s là tốc độ âm trong không khí.
1. Tìm thành phần Br của từ trường B theo phương vuông góc với trục 0z tại các điểm cách trục 0z
một khoảng r trong vùng ống dây dao động, coi Br không phụ thuộc vào z trong vùng này. Từ
đó suy ra lực từ tác dụng lên ống dây khi cho dòng điện không đổi cường độ 0,15 A chạy trong
ống dây.
2. Đặt vào ống dây điện áp e = E0cost với E0 = 1 V, ống dây dao động với biên độ nhỏ.
a. Tìm biên độ dao động ổn định A của ống dây theo .
b. Thay đổi thì hiện tượng cộng hưởng có thể xảy ra không? Phác họa đường biểu diễn sự phụ
thuộc của A vào.
c. Viết biểu thức biểu diễn li độ dao động z của ống dây theo thời gian ứng với
tần số góc  = 2f0 khi dao động đã ổn định.
[Bài 85]. Một ống dây thẳng đứng gồm N vòng dây quấn một lượt, sít nhau. Độ cao của
ống là H và bán kính của nó là a. Tại trục của ống dây đặt một thanh mảnh, hình
tròn bán kính b (b << a). Lồng qua thanh là một vòng dây dẫn có bán kính hơi lớn
hơn bán kính của thanh một chút. Vòng dây có điện trở R, độ tự cảm L, khối

Trang 20
lượng m và có thể trượt không ma sát trên thanh. Nếu cho một dòng điện xoay chiều (tần số  và
biên độ I0) chạy qua ống dây thì vòng dây sẽ được nâng lên bên trên ống dây. Trong các phần từ 1)
đến 4) coi rằng có dòng điện một chiều, cường độ I chạy qua ống dây.
1. Tìm độ lớn cảm ứng từ tạo bởi 1 vòng của ống dây tại một điểm nằm trên trục của vòng theo
khoảng cách từ điểm đó đến tâm của vòng.
2. Tìm sự phụ thuộc của cảm ứng từ B của ống dây tại một điểm vào khoảng cách h từ điểm đó
đến ống dây (xem hình vẽ).
3. Coi h << a << H, biểu diễn hệ thức vừa tìm được của cảm ứng từ dưới dạng gần đúng B = B0(1
+ h). Tìm giá trị các hằng số B0 và .
Trong các phần dưới dây, ta sẽ sử dụng biểu thức gần đúng ở phần 3.
4. Tìm thành phần nằm ngang của cảm ứng từ tại điểm có độ cao h và ở cách trục của ống một
khoảng cách nhỏ.
Dưới dây ta sẽ coi rằng dòng điện chạy qua ống dây là xoay chiều tần số  và biên độ I0.
5. Giả sử vòng dây đang ở độ cao h. Tìm độ lớn cường độ dòng điện trong vòng dây và độ lệch
pha của nó với dòng điện trong ống dây.
6. Tìm lực trung bình của từ trường tác dụng lên vòng dây.
7. Coi độ cao nâng lên của vòng dây là nhỏ so với độ cao của ống dây, hãy chứng minh rằng sự
phụ thuộc của độ cao nâng lên của vòng dây vào cường độ dòng điện trong ống dây có dạng: h =
B
A– . Hãy xác định các tham số A và B.
I 02
[Bài 86]. Một quả cầu hoàn toàn dẫn điện với bán kính R chuyển động với
vận tốc không đổi: V  V .x(v  c) trong một từ trường đều
B  B0 y . Tìm mật độ điện tích mặt cảm ứng trên quả cầu theo
bậc nhỏ nhất của v/c.
[Bài 87]. PHÉP ĐO CHÍNH XÁC CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐIỆN HỌC
Sự phát triển của khoa học và kỉ thuật trong suốt thế kỉ XIX đặt ra nhu cầu về một hệ chuẩn các đại
lượng điện học. Các đơn vị mới được thiết lập dựa trên các chuẩn chiều dài, khối lượng và thời
gian được thiết lập từ sau Cách mạng Pháp. Các thí nghiệm được thực hiện để xác định các đơn vị
này được tiến hành từ năm 1861 đến năm 1912. Ta nghiên cứu ba trong số đó.
I – Định nghĩa ohm (Kelvin)
Một cuộn dây tròn gồm N vòng dây, bán kính a và điện trở tổng cộng R quay với vận tốc góc
không đổi ω quanh một đường kính đặt thẳng đứng trong một từ trường đều nằm ngang có cường
độ ⃗⃗⃗⃗
B0 = B0 i.

Trang 21
1. Tính suất điện động ε xuất hiện trong cuộn dây, và công suất trung bình 〈P〉 để duy trì chuyển
động của vòng dây. Bỏ qua hiện tượng tự cảm.
Một kim nam châm nhỏ được đặt tại tâm vòng dây như hình F-1. Nó có thể quay tự do một cách
chậm chạp quanh trục Z trong một mặt phẳng nằm ngang, nhưng không thể theo kịp tốc độ quay
của vòng dây.
2. Khi trạng thái cân bằng được thiết lập, kim nam châm làm với ⃗⃗⃗⃗
B0 một góc θ nhỏ. Tính điện trở
của vòng dây theo góc này và các thông số khác của hệ thống.
Ngài Kelvin đã dùng phương pháp này vào những năm 1860 để thiết lập chuẩn tuyệt đối cho
ohm. Để tránh chuyển động quay của vòng dây, Lorenz đề nghị sử dụng một phương án khác
được tiến hành bởi Ngài Rayleigh và Ms. Sidwick, mà chúng ta sẽ phân tích dưới đây
II – Định nghĩa ohm (Rayleigh, Sidwick)
Thí nghiệm được bố trí như trong hình F-2. Hai đĩa kim loại giống nhau có cùng bán kính b
được gắn vào một thanh thẳng SS’. Một mô-tơ quay với vận tốc góc ω, được điều chỉnh để đo
R. Hai cuộn dây giống nhau C và C’ (có bán kính a và N vòng dây mỗi cuộn) bao quanh hai đĩa.
Chúng được bố trí sao cho dòng điện I truyền qua chúng theo hai chiều ngược nhau. Toàn bộ hệ
thống dùng để đo điện trở R.

3. Giả sử rằng dòng điện I truyền qua các cuộn dây C và C’ tạo ra một từ trường đồng nhất B
quanh các đĩa D và D’, bằng với từ trường ở tâm cuộn dây. Tính suất điện động cảm ứng giữa
hai tiếp điểm 1 và 4 với các đĩa, biết rằng khoảng cách giữa các cuộn dây rất lớn so với bán kính
của các cuộn và a ≫ b.
Các đĩa được nối vào mạch điện thông qua các chỗi quét 1 và 4. Điện kế G đo dòng điện qua
mạch 1-2-3-4.
4. Điện trở R được xác định khi G chỉ giá trị 0. Tính R theo các thông số của hệ thống.

Trang 22
III – Định nghĩa ampere
Cho một dòng điện chạy qua hai vật dẫn và đo lực tương tác giữa chúng có thể xác định chính
xác cường độ của dòng điện này. Thí nghiệm ‘Cân bằng dòng điện’ được thiết lập bởi Ngài
Kelvin vào năm 1882 khai thác phương án này. Sáu cuộn dây giống nhau C1 , C2 , … , C6 có cùng
bán kính a, được mắc nối tiếp nhau như hình F-3. Giữ cố định các cuộn C1 , C3 , C4 và C6 trên hai
mặt phẳng nằm ngang cách nhau một đoạn nhỏ 2h. Cuộn C2 và C5 được giữ bởi các cánh tay
đòn có cùng chiều dài d, và khi cân bằng, chúng cách đều hai mặt phẳng chứa các cuộn còn lại.

Dòng điện I chạy trong các cuộn dây khác nhau có chiều sao cho lực từ tác dụng lên C2 hướng
lên, trong khi lực từ tác dụng lên C5 hướng xuống dưới. Một trọng vật có khối lượng m, đặt cách
trục quay một đoạn x để thiết lập lại cân bằng khi có dòng điện chạy qua mạch.
5. Tính lực tác dụng lên C2 do tương tác từ với C1 . Để đơn giản, giả sử rằng lực tác dụng lên mỗi
đơn vị chiều dài giống với tương tác từ của hai dòng điện thẳng song song, dài vô hạn.
6. Dòng điện I được đo khi cân bằng được thiết lập. tính giá trị của I theo các thông số vật lý của
hệ thống. Kích thước của thí nghiệm cho phép bỏ qua hiệ tượng hỗ cảm giữa các cuộn dây bên
trái và bên phải.
Gọi M là khối lượng của đòn bẫy (không kể đến trọng vật m trên đây), G là khối tâm và l là
khoảng cách ̅̅̅̅
OG.
7. Cân bằng là bền với những dịch chuyển nhỏ δz của C2 và −δz của C5 . Tính giá trị cực đại δzmax
để cho đòn bẫy trở lại vị trí cân bằng khi được thả ra.
Cho biết:
Giá trị trung bình 〈X〉 của một đại lượng X(t) trong một hệ chuyển động tuần hoàn với chu kì T là
1 T
〈X〉 = ∫0 X(t)dt
T
2π 2π 2π
Có thể sử dụng các tích phân sau: ∫0 sinxdx = ∫0 cosxdx = ∫0 sinxcosxdx = 0 ,
2π 2π xn+1
∫0 sin2 xdx = ∫0 cos2 xdx = π, và ∫ x n dx = n+1
1 1
Với β ≪ 1, ta có 1±β ≈ 1 ∓ β + β2 và 1±β2 ≈ 1 ∓ β2
Với θ nhỏ, ta có sinθ ≈ tanθ.

Trang 23
[Bài 88]. Nghịch lí Shockley-James
Năm 1905, Albert Eisntein đã đề xuất lí thuyết tương đối hẹp để giải quyết sự không phù hợp giữa
cơ học Newton và thuyết điện từ của Maxwell. Hiểu biết thuyết tương đối dẫn đến việc giải quyết
nhiều điều tưởng như nghịch lí. Bây giờ, ta tập trung thảo luận về sự truyền của sóng điện từ.
Trong bài toán này, ta giải quyết nghịch lí thuộc một loại khác. Với một hệ điện tích khá đơn giản
do W. Shockley và R. P. James đề xuất năm 1967, để hiểu được sự bảo toàn động lượng, cần phải
phân tích cẩn thận theo quan điểm lí thuyết tương đối. Nếu một điện tích điểm được đặt ở gần một
nam châm có từ độ biến thiên theo thời gian, thì sẽ có lực do điện trường cảm ứng tác dụng lên
điện tích, nhưng không có tác dụng ngược lại lên nam châm, mà ta có thể thấy được. Quá trình có
thể xảy ra đủ chậm để cho mọi bức xạ điện từ (và động lượng do bức xạ điện từ mang đi) được bỏ
qua. Như vậy, dường như chúng ta có một khẩu đại bác không giật.
Trong cách phân tích của chúng ta, ta sẽ chứng minh rằng trong cơ học tương đối tính, một vật thể
phức tạp có thể có động lượng khác không, mà vẫn ở trạng thái dừng.
Phần I: Hiểu được xung lực tác dụng lên một điện tích điểm
Xét một vòng dây có dòng điện I1 chạy qua, bán kính r, và một vòng dây thứ hai lớn hơn, có bán
kính R ≫ r đồng tâm với vòng dây thứ nhất và nằm trong cùng mặt phẳng.
a. Một dòng điện I2 chạy qua vòng dây thứ 2 (vòng dây lớn) gây ra từ thông ΦB1 ở vòng dây 1.
Hãy tìm tỉ số M21 = ΦB1 /I2 . Nó được gọi là hệ số hỗ cảm.
b. Cho rằng M12 = ΦB2 /I1 = M21, hãy tìm suất điện động cảm ứng toàn phần ε2 trong vòng
dây lớn, được gây nên bởi sự biến thiên İ1 = dI1 /dt của dòng điện trong vòng dây nhỏ. Bỏ
qua dòng điện trong vòng dây lớn. Gợi ý: độ lớn của suất điện động cảm ứng bằng tốc độ
biên thiên của từ thông qua vòng dây.
c. Suất điện động tìm được trong phần (b) là do thành phần tiếp tuyến của điện trường cảm ứng
gây nên. Hãy tìm biểu thức cho điện trường tiếp tuyến E ở điểm nằm trên vòng dây lớn, có
bán kính R, theo tốc độ biến thiên İ1 của dòng điện.

𝑟
𝑅
𝑄

Hình 1: Một vòng dây điện và một điện tích điểm 𝐐.


Bây giờ, ta bỏ vòng dây lớn đi, và thay vào đó, ta đặt một điện tích điểm Q có khối lượng khác
không, tại điểm cách tâm vòng dây nhỏ một khoảng R, trong mặt phẳng vòng dây, như thấy ở Hình
1. Có thể giả thiết rằng điện tích dịch chuyển rất ít trong các khoảng thời gian ta đang xét.
d. Tìm xung lực tiếp tuyến toàn phần Δp mà điện tích điểm nhận được khi dòng điện trong vòng
dây nhỏ thay đổi từ giá trị ban đầu I1 = I đến giá trị cuối cùng I1 = 0.
Phần II: Hiểu được sự giật của vòng dây
Bây giờ, ta sẽ hiểu nguồn gốc sự giật của vòng dây, bằng cách dùng một vòng dây có hình dạng
khác.
e. Xét một ống rỗng có thành ống bằng vật liệu cách điện, không nhiễm điện, có độ dài l và diện
tích tiết diện A, trong đó có dòng điện với cường độ I. Dòng điện được gây bởi các hạt mang
điện có khối lượng nghỉ m và điện tích q phân bố đều trong ống với mật độ hạt n. Giả thiết rằng
các hạt mang điện đều chuyển động dọc theo ống với cùng vận tốc. Hãy tìm động lượng toàn
phần p của các hạt mang điện trong ống, có kể đến các hiệu ứng của Thuyết Tương đối Hẹp.

Trang 24
f. Xét một vòng hình vuông mang dòng điện, có cạnh l. Cách vòng một khoảng ≫ l , có một điện
tích điểm Q; xem Hình 2. Vòng mang dòng điện I. Ta sẽ mô hình hoá vòng dây có dòng điện
này như một ống không mang điện, như ở phần (e). Các hạt mang điện có thể chuyển động tự do
bên trong vòng, va chạm đàn hồi với thành ống ở các góc và đi theo vòng. Bỏ qua mọi tương tác
giữa các hạt mang điện. Ta cũng giả thiết rằng tất cả các hạt mang điện ở trên cùng một cạnh
của vòng hình vuông đều chuyển động với cùng một vận tốc. Ta giả thiết vòng dây đủ nặng và
chuyển động của nó có thể bỏ qua. Hãy tính động lượng toàn phần phid của các hạt mang điện
trong vòng . Nó được gọi là “động lượng ẩn”..

𝑅 𝑄
𝑙

Hình 2: Vòng hình vuông có dòng điện cùng với điện tích điểm 𝐐.
Khi dòng điện dừng lại, động lượng này được truyền cho vòng, và vòng nhận được xung lực có giá
trị bằng xung lực mà điện tích Q nhận được, nhưng trái dấu. Đấy chính là sự giật còn thiếu, mà ta
đang tìm kiếm (chú ý rằng ở trạng thái đầu, có cả động lượng của trường điện từ; điều này là quan
trọng để có sự bảo toàn của động lượng toàn phần của toàn bộ hệ thống).
Phần III: Tóm tắt các kết quả
g. Vòng dây thường được đặc trưng bởi mômen từ µ = IS, trong đó I là cường độ dòng điện và S
là diện tích của vòng dây. Hãy biểu thị kết quả ở phần (d) theo µ, r, R và Q. Tương tự, biểu thị
kết quả của phần (f) theo µ, l, R và Q. Chú ý rằng hằng số điện và hằng số từ liên hệ với nhau:
4πk 1
= = c2
µ0 ε0 µ0
trong đó c là tốc độ ánh sáng.
h. Trong một mô hình thực tế hơn, vòng là một dây dẫn điện, và điện trường của điện tích điểm Q
không đi vào được bên trong dây dẫn. Ta giả thiết rằng dòng điện vẫn được gây bởi các hạt
mang điện bên trong dây. Hãy quyết định xem mỗi câu sau đây là đúng hay sai, và khoanh một
vòng tròn vào lựa chọn đúng ở Answer Form (Giấy trả lời). Chú ý: Em có thể bỏ không trả lời
cho một câu nào đó, nhưng nếu em trả lời sai, em sẽ không được điểm cho toàn bộ phần (h).
1. Động lượng của vòng dây bằng không.
2. Vì rằng dòng điện toàn phần trong vòng dây biến thiên từ I đến không, các hạt mang điện
chuyển động chậm dần, gây nên dòng điện cảm ứng trong dây dẫn. Do có dòng điện cảm ứng
này, mà điện tích điểm Q không thu được xung lực.
3. Các điện tích trên bề mặt dây dẫn, do điện tích bên ngoài gây nên, sẽ tác dụng một lực điện
khi dòng điện biến đổi từ I đến không. Vì vậy, vòng dây sẽ nhận được cùng một xung lực như
tìm thấy ở phần (f).
B 
Hai đĩa tròn giống nhau R1 và R2, mỗi đĩa có  R2
R1
bán kính a, khối lượng m, chúng có thể quay tự do
không ma sát xung quanh trục đi qua tâm của chúng 02
01
và vuông góc mặt đĩa, tất cả đặt trong một từ trường
đều có cảm ứng từ B vuông góc với các mặt đĩa. C
Nhờ hệ thống tiếp điểm mà tâm và mép các đĩa nối
qua một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ
điện có điện dung C (bỏ qua điện trở thuần của L
mạch, và ma sát ổ trục). Tại thời điểm ban đầu t = 0,

Trang 25
đĩa R1 quay với tốc độ góc 0 còn đĩa R2 đứng yên (hình vẽ). Xác định biểu thức dòng điện qua
cuộn dây và điện áp của tụ theo thời gian.
Ba 2 0
DS 2
(1 cos t )
2 LC
Một khung dây dẫn có khối lượng m, chiều rộng X chiều dài D được giữ đứng
x
yên trong mặt phẳng thẳng đứng (xem hình vẽ). Khung dây được đặt trong từ trường
đều B vuông góc với mặt phẳng của nó, nhưng ở phía dưới cạnh đáy không có từ
B
trường. Ở thời điểm t =0 người ta thả khung. Vị trí cạnh đáy của khung được xác định g
bởi toạ độ y(t). D
v(t)
a) Giả sử khung có điện trở R và độ tự cảm không đáng kể, chiều dài D đủ lớn sao cho
khung đạt vận tốc giới hạn trước khi ra khỏi từ trường. Tìm vận tốc giới hạn của khung và nhiệt lượng toả ra từ lúc t
= 0 đến khi cạnh trên của khung bắt đầu ra khỏi từ trường.

b) Giả sử khung được làm từ vật liệu siêu dẫn và có độ tự cảm L. Cũng giả thiết chiều dài D khá lớn để khung
không ra khỏi vùng từ trường.

Chứng tỏ rằng khung sẽ dao động điều hoà. Tìm chu kỳ dao động.

Một hình trụ tròn (C) dài l, bán kính R (R<< l), làm bằng vật liệu có điện trở suất phụ thuộc vào khoảng cách
1
 r2  B
tới trục theo công thức   0 1  2 
, trong đó 0
 2R 

là hằng số. Đặt vào hai đầu hình trụ một hiệu điện thế không đổi U.

1- Tìm cường độ dòng điện chạy qua hình trụ.

2- Tìm cảm ứng từ tại điểm M cách trục hình trụ đoạn x.

3- Ngắt hình trụ khỏi nguồn, sau đó đưa vào trong một từ trường đồng nhất hướng dọc theo trục của hình
trụ và biến đổi theo thời gian theo quy luật B = kt. Xác định cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trong hình trụ.

Một dây dẫn được uốn cong thành một đường parabol y=kx2 (như hình
vẽ). Thanh MN dẫn điện, lúc đầu trùng với trục Ox, bắt đầu chuyển động song
song với chính nó với gia tốc a. Hãy tính suất điện động cảm ứng xuất hiện
trong khung MNOM nếu đặt hệ trong từ trường đều B vuông góc với mặt
phẳng khung dây.

Áp dụng: B = 0.03T; k = 2; a = 0,01m/s; y = 0,5m

1. Một vòng dây siêu dẫn có bán kính R = 3 cm được đưa vào trong từ trường không đều của một cuộn dây.
Đồng thời tại một điểm A nào đó, cường độ dòng điện trong vòng dây là IA = 10A. Biết rằng khi dịch chuyển
vòng dây một khoảng l = 1 cm thì dòng điện trong nó giảm 1%. Xác định lực do từ trường của cuộn dây tác
dụng lên vòng dây siêu dẫn tại điểm A. Biết độ từ cảm của vòng dây được tính theo công thức L = 0R/2 với
0 là hằng số từ.
0, 010 RIA2
ĐS: FA   5, 9.106 H
2l

Trang 26
Một khung dây dẫn hình vuông cạnh a và một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện l nằm trong cùng mặt phẳng. Hệ số
tự cảm và điện trở của khung dây tương ứng là L và R. Quay khung dây một góc 1800 quanh trục 00’ trùng với một
cạnhh của khung và cách dây dẫn thẳng dài một đoạn b. Tìm điện lượng chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong
khung

Bài toán 3. Máy phát điện từ thuỷ động (MHD) [IPHO 2001 – TURKEY]

Một ống plastic hình hộp có bề rộng 𝑤 và độ cao ℎ, với mặt trên kín, chứa đầy thuỷ ngân với điện trở suất 𝜌. Một tua-
bin lái dòng chất lỏng này với vận tốc không đổi 𝑣0 , tạo ra áp suất 𝑃 trong toàn khối chất lỏng. Hai thành đối diện của
ống có chiều dài 𝐿 được làm từ đồng.

Chuyển động của chất lỏng thực rất phức tạp. Để đơn giản, ta chấp nhận các giả thiết sau:

- Mặc dù chất lỏng là nhớt, tốc độ của chúng là như nhau xét trên toàn khối.
- Tốc độ của khối chất lỏng tỉ lệ với tổng ngoại lực tác dụng lên hệ.
- Chất lỏng không nén được.
- Các thành có khả năng tích điện do điện trường ngoài và một từ trường đều B có phương thẳng đứng
trong miền không gian chứa hộp. Trong hình vẽ, các véc-tơ đơn vị 𝑥̂, 𝑦̂, 𝑧̂ sẽ tham gia vào bài toán.
a) [2,0 điểm] Tính lực do từ trường tác dụng lên dòng chất lỏng theo L, B, h,W, 𝜌 và vận tốc 𝑣.
b) [3,0 điểm] Tính vận tốc 𝑣 của dòng chất lỏng sau khi thiết lập từ trường theo 𝑣0 , P, L, B và 𝜌.
c) [2,0 điểm] Tính công suất của tua-bin để tăng tốc khối chất lỏng từ giá trị ban đầu 𝑣0 .
d) [3,0 điểm] Lúc này từ trường đã không còn và thuỷ ngân được thay bằng nước với vận tốc 𝑣0 . Một sóng điện
từ với tần số xác định truyền theo tiết diện của dòng chất lỏng mà dòng này truyền theo chiều dài L. Hệ số
khúc xạ của nước là 𝑛 và 𝑣0 ≪ 𝑐. Tính độ lệch pha giữa sóng vào và sóng ra do tác động của chuyển động của
dòng chất lỏng.

Trang 27
Bài 170*: 1 ống dây solenoid chiều dài L, số vòng dây trên 1 met chiều dài ống là n, diện tích mặt cắt vuông
góc với trục ống (tiết diện ống) là S . Ống được cấu tạo từ vật liệu siêu dẫn. Xác định dung kháng của ống
dây? Chú ý: Người ta thường hay nhắc tới các ống dây solenoid về cảm kháng của nó. Nhưng thực sự nó
vẫn có dung kháng. Vậy dung kháng của nó được định nghĩa là gì?

Bài 2. Điện từ (5 điểm) z


Một khung dây dẫn cứng hình vuông, tâm O, cạnh a, khối B
lượng m, độ tự cảm L, được giữ nằm trong mặt phẳng nằm ngang
xOy, các cạnh của khung song song với các trục Ox và Oy (Hình
vẽ). Khung được đặt trong một từ trường không đều B có các O y
thành phần biến thiên theo tọa độ Bx  0; By  1y; Bz  2 z.
Tại thời điểm t = 0, người ta buông khung. Biết rằng trong quá
trình chuyển động mặt phẳng của khung luôn vuông góc với trục
x
Oz. Bỏ qua sức cản không khí.

1. Giả sử xem điện trở của khung bằng không. Tìm biểu thức phụ thuộc thời gian t của cường
độ dòng điện i trong khung. Tìm giá trị cực đại của i.
2. Thực tế khung có điện trở R. Tìm biểu thức phụ thuộc thời gian của cường độ dòng điện i
trong khung.

Bài 4: (5 điểm)

Cho dây dẫn thẳng dài vô hạn và khung dẫn hình vuông
B
cạnh a. Ban đầu dây dẫn đi qua một đỉnh của khung như v M
a
hình vẽ. Sau đó cho khung dây chạy với vận tốc v không đổi
sang trái theo phương vuông góc với dây dẫn. Từ trường
a
v N
đều B, phương vuông góc với mặt phẳng khung có chiều
như hình vẽ. Cho điện trở trên một đơn vị chiều dài của
khung và của dây dẫn là r = 100 /m, a = 0,1 m, v = 0,24 m/s,

B = 10-4 T. Chọn thời điểm t = 0 là lúc khung bắt đầu chuyển động từ vị trí nét liền trên hình
vẽ. Trong quá trình khung chuyển động có dòng điện i qua dây dẫn.

a. Lập hàm i (t ) và vẽ đồ thị

b. Tìm tổng điện lượng Q qua dây dẫn thẳng dài

Trang 28
c. Vẽ đồ thị biểu diễn lực từ tác dụng vào dây dẫn theo thời gian

Bài 2 (5 điểm).
Một hình trụ tròn, dài l, bán kính R (R<< l), làm bằng vật liệu có điện trở suất phụ thuộc vào B
1
 r2 
khoảng cách tới trục theo công thức   0 1  2 
, trong đó ρ0 là hằng số. Đặt vào hai đầu
 2R 
hình trụ một hiệu điện thế không đổi U.
a. Tìm cường độ dòng điện chạy qua hình trụ.
b. Tìm cảm ứng từ tại điểm M cách trục hình trụ đoạn x.
c. Ngắt hình trụ khỏi nguồn, sau đó đưa vào trong một từ trường đồng nhất hướng dọc theo trục
của hình trụ và biến đổi theo thời gian theo quy luật B=kt như hình vẽ (hình 1). Xác định
cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trong hình trụ.
Câu 4 (4 điểm): Dao động Hình 1
1. (1,5đ) Chứng minh rằng một khung dây siêu dẫn, kín, chuyển động trong từ trường bất kì thì từ
thông qua khung đó luôn không đổi.
2. (2,5đ)Một khung dây dẫn hình vuông siêu dẫn, có khối lượng m và
cạnh a nằm trong mặt phẳng ngang trong một từ trường không đều,
 Bx  .x

có giá trị cảm ứng từ biến thiên theo quy luật:  By  0

 Bz  .z  B0
Cho độ tự cảm của khung dây là L. Tại thời điểm t = 0 thì tâm của khung
dây trùng với gốc tọa độ, và các cạnh của nó song song với các trục tọa độ
Ox, Oy, dòng điện trong khung bằng không và nó được thả ra không vận tốc đầu.
Chứng minh khung dao động điều hòa và viết phương trình dao động.

Câu 4 (4,0 điểm).

Một xi lanh rỗng chiều dài l, bán kính trong r, bề dày d


(l r d) làm bằng vật liệu có điện trở xuất (Hình 4).
Một dòng điện biến đổi theo thời gian chạy theo phương r
I
tiếp tuyến và phân bố đều dọc theo chiều dài trên xi lanh. Xi
lanh được giữ cố định.

a) Xác định cảm ứng từ B trong xinh lanh khi dòng


điện có giá trị I.
l
b) Tìm suất điện động cảm ứng trong xi lanh theo tốc Hình 4
độ biên thiên của cường độ dòng điện dI/dt.
c) Lúc t = 0 dòng điện có giá trị I0. Tìm cường độ dòng điện tại thời điểm t.

Bài 2 ( 5,0 điểm):

Trang 29
Cho một vòng dây nằm ngang bán bính R có dòng điện không đổi I
chạy qua. Dọc theo trục của vòng đây có một vòng nhỏ bán kính r, khối
lượng m, điện trở R0 ở tại độ cao z. Với z >> R.

a) Chứng minh rằng từ trường gây ra bởi vòng dây tại vị trí z
a
được xác định bởi B z , với a là hằng số. Tìm a ?
z3

b) Vòng nhỏ được thả từ độ cao z khá lớn chuyển động của vòng nhẫn ổn định trong
thời gian rất ngắn, (Vòng nhẫn chuyển động đều ) bỏ qua mọi sức cản không khí.Tính
vận tốc tại độ cao z

Bài 8

Trong một từ trường đồng nhất biến đổi theo thời gian B = B0cost người ta đặt
một vòng dây dẫn nhỏ đồng chất bán kính r. Biết điện trở vòng dây là R và hệ số tự cảm là
L, B tạo với mặt phẳng một góc . Tính mô men trung bình của lực từ tác dụng lên vòng.

Biện luận kết quả thu được. n


B = B0cost
Bài giải
Từ thông qua vòng

 = r2cos.B0.cost

Từ thông tổng cộng qua vòng t =  + LI

Sức điện động cảm ứng:


dt d dI dI
    L   0 Sin t  L (Voi  0  r 2 cos .B 0 .)
dt dt dt dt

dI
  RI   0 Sint  RI  L
dt

nghiệm của phương trình có dạng: I ( t )  ASin(t  ) ; thay vào ta có :

 0Sint  AR.Sin(t  )  ALCos(t  )

  AR cos   LASin
áp dụng điều kiện ban đầu có  0
0  ARSin  LACos

0 L 0
A ; tg  vËy I  Sin(t  )
R 2  L2 2 R L2 2  R 2

Trang 30
 c -  0 Sin(t  )
(Chú ý: có thể coi dòng trong vòng là dòng xoay chiều i   )
Z R L
2 2 2

Mô men M= ISB.Sin

M  M y thay c¸c gi¸ trÞ vµo cã :


y n B
M  M 0 Sin(t  ).Cost trong đó
B 02  2 r 4  sin  cos  
M0 
R 2  L2  2
x
T

1 2
2 I
Theo công thức: M tb 
T  M( y)dt ;
T
(T 

)
_
2

1 2
B0 2 r 4 3 L cos 
M tb 
2
M 0 Sin  T
cos 2 tdt  M tb 
2( 2 L2  R 2 )
sin 
_
2

q1 q3 i i
 Từ (1) và (2)  L1i1'    Li1"  1  3  i1  i3  CLi1" (5)
C1 C3 C C
...........................................................................................

Bài 9 xxxxxxxxxxxxx xxxxx


Trên bề mặt ngang nhẵn đặt một cái X
X

vòng mảnh không dãn có khối lượng m X


X
mà dọc theo nó có điện tích Q phân bố
d dFi X
đều. X
r
Vòng nằm trong từ trường ngoài đồng X
X
nhất với cảm ứng từ bằng B0 và có
X
hướng vuông góc với mặt phẳng vòng. X

Tìm vận tốc góc của sự quay vòng sau X


X

khi ngắt từ trường. xxxxxxxxxxxxx xxxxx


X
X

Bài giải x
x

Cách1: X
* Gọi r là bán kính vòng. Sự giảm của B0 Xtới 0 xảy ra sau khi ngắt ở thời điểm
nào đó là B(t) . Từ trường thay đổi theo thời gian
X
sinh ra điện trường Xxoáy mà các
đường sức của nó ở trên hình vẽ được biểu diễn bởi các đường tròn, một trong các
đường sức dọc theo vòng. Giả sử tại thời điểm ta xét độ lớn của cường độ điện
trường xoáy trên đường sức từ là E (t)
* Công do điện trường xoáy thực hiện để dịch chuyển một đơn vị điện tích dọc
theo vòng tròn bằng SĐĐ cảm ứng
d dB(t ) r dB(t )
 cư = 2rE (t )-  r 2  E( t )   
dt dt 2 dt

Trang 31
* Trên mỗi một yếu tố chiều dài của vòng tích điện chịu tác dụng của một lực
có hướng tiếp xúc với đường tròn có bán kính r và bằng
Q Q dB
dFJ  E X ( t )  rd    rd J ; Lực tổng hợp tác dụng lên vòng ờ thời điểm đã cho
2r 4 dt
N
Qr dB ( t ) N Qr dB ( t )
bằng: F   dFJ      d J   
J 1 4 dt J 1 2 dt

Sau thời gian t nhỏ, xung lượng của lực tác dụng lên vòng dọc theo đường
tròn gây ra sự thay đổi xung lượng của vòng.
F Qr
F. t = mV. Từ đó thu được V  t   B ( do B '( t )  t  B )
m 2m
v Q QB 0
    B ;     0  B  0  B 0  B 0 ; Ta có:  
r 2m 2m
Cách 2:

Khi từ trường biến đổi sẽ sinh ra điện trường. Cường độ điện trường này hướng vào
c- 1 
vòng trên từng điểm của vòng: E   
2R 2R t

Ta chia vòng có chu vi L thành từng đoạn Li với điện tích phân bố trên Li là :
Q m
Q i   L i và có khối lượng mi  .Li
2R 2 R

Q.L i 1 
Lực điện trường tác dụng vào Li là: Fi  Qi .E   
2R 2R t

Fi Q 
 a  
m i 2Rm t

Phương trình này chỉ ra rằng độ lớn của gia tốc không phụ thuộc vào Li

Trong thời gian t vận tốc của các đoạn nhỏ Li sẽ biến thiên một lượng
Q QS QR
V  a i t      B   B
2Rm 2Rm 2m

Cho đến thời điểm mà cảm ứng từ biến thiên đến B0 thì vận tốc của Li đạt đến
QRB 0 V QB 0
V   V  ;  
2m R 2m

............................................................................

Bài 10

R
Điện tích phân bố đều trên bề mặt bên của một khối trụ đặc dài
không dẫn điện bán kính r với mật độ mặt . Khối trục có thể quay
h
quanh một trục không ma sát. Một từ trường ngoài có cảm ứng

Trang 32
từ B n hướng dọc theo trục khối trụ. Xác định vận tốc góc () của khối trụ sau khi ngắt từ
trường ngoài. Biết khối lượng riêng của trụ là . Xét trường hợp: a. h<<r b. h>>r

Bài giải
+ Khi ngắt từ trường ngoài, từ trường qua mặt trụ biến thiên gây ra một điện trường xoáy
trên mặt trụ, điện trường này làm các điện tích trên mặt trụ chuyển động thành các dòng điện
tròn. Mặt khác từ trường tác dụng lực vào các điện tích chuyển động, các lực này tiếp tuyến
với mặt trụ gây ra các mô men lực làm trụ quay.

+ Xét tại thời điểm cảm ứng từ có giá trị Bt và khối trụ có vận tốc góc t.

+ Điện tích của tụ là: q = 2rh.  dòng điện do các điện tích chuyển động tạo ra là:
q qt
I   I  .hrt
T 2

a. Cảm ứng từ ở tâm trụ do dòng điện coi là tròn ( vì h<<r) gây ra là:

Bđ  0 I  0 .hrt  0 .ht


2r 2r 2

+ Vì cảm ứng từ này có chiều chống lại cảm ứng từ ngoài ( theo Lenxơ) nên cảm ứng từ tổng
S .dB
hợp là: B = Bđ + Bn thay đổi theo thời gian gây ra suất điện động cảm ứng: c -  
dt

+ Cường độ điện trường tác dụng lên các điện tích là:

  r 2 dB rdB
E  
2 r 2 r.dt 2dt

+ Mô men lực tác dụng lên trụ là:

r 2 dB
M  Eqr    2 rh  J .
2 dt
dB 1 2 dt   hdt 1 2
M   r 3 h  mr   r 3 h dBn  0   r h. r 2 d t
dt 2 dt 2 2
 2 dBn 
 h0 2 dt  r. dt  2 dBn  (r.  h0 2 )dt 

2 B
Tích phân 2 vế củ a phư ơ ng trình trên ta có  
(h0  r  )
a. Nếu h>>r: Coi dòng điện trên mặt trụ như trên một ống dây có dòng điện trên dây là i =
I I 2 B
 => Bd  0 r =>  
N h (20 2 r   )
dh

Bài 12

Trang 33
I
Một bản kim loại hình tròn khối lượng m, bán +
kính R chiều dày d (d << R) rơi thẳng đứng xuống B + F
dưới trong một từ trường đều có cảm ứng từ B song
+
song với mặt khối kim loại (HV). Xác định gia tốc rơi
của khối kim loại. + g
P
+
+

Bài giải Ft

Do có bề dầy nên khi rơi bản kim loại cắt các v

đường sức từ  Các Electron trong kim loại do tác


dụng của lực Loren di chuyển sang phải làm mặt phải
tích điện âm, mặt trái tích điện dương. Khi cân bằng có:
c
Bve  e    Bvd ( v là vận tốc rơi tức thời của đĩa). Bản kim loại coi như một tụ điện có
d
 0 S  0 R 2
C 
d d

Các Electron di chuyển coi như có dòng I (hình vẽ)

dq Cd c dv
I   CBd  CBda  Ft  BId  CB 2 d 2 a
dt dt dt
g g
P  Ft  ma  mg  CB 2 d 2 a  ma  a  
B d R  0
2 2 2
B dR 2
2
1 1
dm m

c
* Chú ý: e là lực điện trường
d

..............................................................................

Bài 13 R
Một khung dây hình vuông quay quanh một 
I
cạnh, cạnh có chiều dài r. Khung dây đặt cách một
V
dòng điện chạy vô hạn I một khoảng R. Hỏi tại vị trí 
nào của khung thì vôn kế chỉ giá trị max (khung quay
r a
đều với vận tốc )
2rR
Đáp số: Cos 
r  R2
2

Bài giải:
Trang 34
+ Xét tại thời điểm nào đó cạnh song song của khung cách dây dẫn một khoảng là a, khung
quay một góc là  so với đường nối trục của khung với dây dẫn (như hình vẽ) ta có:

a 2  R 2  r 2  2Rr.Cos Vi phân hai vế ta có: 2ada  2Rr.Sind (1)

0 I
+ Cảm ứng từ tại ví trí đó là: B 
2a

0 I
+ Độ biến thiên của từ thông trong thời gian dt là: d  Bds    da
2a

Trên khung dây xuất hiện một xuất điện động cảm ứng:

da
d  0 Ir da
E c-     (2) ; thay (1) vào (2) ta có: r I
dt 2dt a
 0 Ir RrSin d  0 I Rr 2 d  0 I Rr 2
E c-      Sin   E c-   Sin   a
2 a2 dt 2 a 2 dt 2 a 2
 IRr 2 Sin
thay a 2  R 2  r 2  2Rr.Cos  E c -  0   2 2
2 R  r  2Rr.Cos

Sin
Số chỉ của vôn kế khi Ecư cực đại, khi cực đại khi
R  r  2Rr.Cos
2 2

 Sin  
 2   0  Cos ( R 2  r 2  2 Rr.Cos )  2 RrSin2  0
 R  r  2 Rr.Cos 
2

2 Rr
 Cos ( R 2  r 2 )  2 Rr( Sin2  Cos 2 )  Cos 
R  r2
2

Vậy khi khung quay có vị trí góc  thoả mãn


2Rr
  ar cos thì vôn kế chỉ giá trị cực đại.
R  r2
2

.....................................................................

Bài 14
>
Một lò xo xoắn chiều dài  tiết diện S, có N vòng, x 
d là đường kính, sợi dây treo một đầu trên cố định, đầu
E
dưới treo một vật khối lượng m.

Trang 35 m
Xác định độ dãn x của lò xo khi cho một dòng điện
có cường độ I chạy qua lò xo. Lò xo có độ cứng k tuân
theo định luật Húc ( (x  ); là điện trở suất của dây.

Bài giải
+ Khi dòng điện chạy qua các vòng dây của các ống dây  có lực tác dụng

Xét một ống dây dài có độ tự cảm L nối với nguồn có sức điện động là E. Gọi điện trở của
E
mạch là r thì dòng điện ổn định trong ống là : i  (1)
r

+ ống dây biến dạng chậm  từ thông qua ống dây biến thiên vì cuộn cảm L của cuộn dây
biến thiên  xuất hiện dòng điện cảm ứng
Ec 1 d
i  i c  
r r dt

Công của nguồn sinh ra giảm đi một lượng là:


E
Eidt  E(i  i)dt  Eidt  d  id
r

Năng lượng dòng điện giảm  d  ri2 dt  r(i  i)2 dt  2ri.idt  2id

+ Trong suốt thời gian biến thiên từ thông   năng lượng được thêm là:

W  2id  id  id  i(iL 2  iL1 )  i 2 L trong thời gian đó năng lượng từ trường tăng một
1 1 1
lượng là: ( LI 2 )  i 2 ( L2  L1 )  i 2 L  WB
2 2 2

+ Phần năng lượng còn lại chuyển thành công nén các vòng dây
1 1
A  (W  WB )  i 2 (L 2  L 1 )  i 2 L
2 2

+ Độ dài ống dây thay đổi một đoạn   A  F ( theo định luật Húc)
N
mặt khác: L   0 n 2 V   0 ( ) 2 .S ( V là thể tích ống dây, n là số vòng trên một đơn vị dàI

của ống)

N2 1 2 N2
 L  . 0 S    i . 0 S    F l
2 2 2

i 2 . 0 SN 2 i 2 . 0 SN 2
 F   Kx  x  (2)
2 2 2K 2

Thay i từ phương trình (1) vào (2) suy ra x

Cách giải khác:


Trang 36
0 N 2S  N 2S d d(Li)
L    Li  0  i  Et / c    
  dt dt

Khi có dòng điện (i) qua lò xo, trên lò xo xuất hiện một lực lạ có xu hướng kéo lò xo trở lại
vị trí ban đầu
1 1 d(Li) 1 1 d
d(q.E t / c )  Fl ¹ .d  idt   Fl ¹  d   dLi 2  Fl ¹  d    0 N 2 Si 2 ( 2 )  Fl ¹ d
2 2 dt 2 2 
Có: (cách
 0 N Si
2 2
 Fl ¹   Kx  x.
2 2
giải khác)
E
+ Ban đầu mg  K (1) dòng điện ổn định I 
R

J 2 1 0 N 2
+ Cuộn dây có: W  L   SI 2
2 2 

1  0 N 2 SI 2 d
+ Giả sử lò xo giãn   dW  
2 2

+ Trong vòng dây xuất hiện một lực lạ kéo các vòng lo xo lại với nhau(có thể giải thích được
bằng lực tác dụng của các vòng dây có dòng điện cùng chiều)

FLa d  dw (vì công của lực lạ là công âm)

1  0 N 2 SI 2 1  0 N 2 SI 2
FLa d    d  FLa  
2 2 2 2
FLa  K(x  )  mg  FLa  Kx  x

Bài 12: Hai dây dẫn dài, mỗi dây có điện trở R=0,41 a
c
 được uốn thành hai đường ray nằm trong mặt v2
phẳng ngang như hình vẽ. Hai ray phía bên phải Ft
ic
cách nhau l1=0,6m và nằm trong từ trường có cảm
ứng từ B1=0,8T, hướng từ dưới lên. Hai thanh ray d b

bên trái cách nhau khoảng l2=0,5m và nằm trong từ


trường B2=0,5T, hướng từ trên xuống.

Hai thanh kim loại nhẵn ab điện trở r1=0,41  và cd


điện trở r2=0,16  được đặt nằm trên các ray như
hình vẽ, mọi ma sát đều không đáng kể.

1. Tác dụng một lực kéo để ab chuyển động sang phải với vận tốc đều v1=10m/s; khi đó cd cũng
chịu tác dụng một ngoại lực và chuyển động sang trái với vận tốc đều v2=8m/s. Hãy tìm:

a. Độ lớn ngoại lực tác dụng lên cd, biết lực này nằm trong mặt phẳng ngang?

b. Hiệu điện thế giữa hai đầu c và d?


Trang 37
c. Công suất điện của mạch trên?

2. Nếu không có ngoại lực tác dụng vào cd thì nó sẽ chuyển động như thế nào?

c a
Lời giải: v2
Ft

1. Sđđ cảm ứng xuất hiện trên hai thanh: ic

d b
. Trên ab: e1 = l1v1B1 = 4,8 (V)

. Trên cd: e2 = l2v2B2 = 2V < e1

 ic có chiều như hình vẽ.

e1  e2
iC = = 2,5 (A)
2 R r1  r2

a) Lực từ tác dụng lên cd: F2 = il2B2 = 0,625 (N) = Fk2 (Vì cd chuyển động đều)

b) ucd = -e2-ir2 = -2,4 (V)

c) Công suất điện của cả mạch là: P = i2Rtđ = 7 (W)

2/ Nếu không có ngoại lực tác dụng vào cd.

Ngay khi ab chuyển động thì có dòng điện chạy qua cd theo chiều d-c  có lực từ tác dụng lên cd
theo chiều hướng vào mạch điện, do đó cd sẽ chuyển động và lại xuất hiện trên cd một suất điện
động cảm ứng e2 có cực (+) nối với đầu c.

Xét tại thời điểm t, vận tốc của cd là v2, gia tốc là a.

e1  e2 vl B v l B
i= = 11 1 2 2 2
2 R r1  r2 2 R r1  r2

v1l1B1  v2l2 B2 m.(2 R  r1  r2 ) dv2


 Ft=ma=il2B2= .l2B2  =v1l1B1 -l2B2v2
2 R r1  r2 l2 B2 dt

Từ đó có thể tính quãng đường mà thanh đi được sau khoảng thời gian t =... hoặc tính v2.

@ Chú ý: Giải phương trình vi phân bậc nhất.

x’ – kx = 0
x t
dx dx dx x
= kx  = kdt  x x = k t dt  ln x0 = k(t-t0)  x = xo e 0
k (t t )
dt x o o

+ Trở lại bài toán:

m.(2 R  r1  r2 ) dv2 m.(2 R  r1  r2 )


=v1l1B1 -l2B2v2 (với k= - )
l2 B2 dt l22 B22

Trang 38
 dx
Đặt : B1l1v1- B2l2v2 = x  dx = -B2l2dv2  dv2=
B2l2

m.(2 R  r1  r2 ) dx B22l22
Vậy: - . =x (Đặt k= - )
l22 B22 dt m(2 R  r1  r2 )

 x =xo e kt (tại t=0 thì: v2=0 nên x0 = B1l1v1

Do đó: x = B1l1v1. e kt  v = B1v1l1(1- e kt )

* Tính quãng đường:

m.(2 R  r1  r2 ) dv2
Từ : =v1l1B1 -l2B2v2
l2 B2 dt

m.(2 R  r1  r2 )
 dv2 = v1l1B1dt -l2B2v2dt = v1l1B1dt -l2Bds
l2 B2

m.(2 R  r1  r2 )
Tích phân hai vế được: .v2 = v1l1B1.t -l2B.s  s = ....
l2 B2

Trang 39

You might also like