Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 100

FROM SUE

THƯƠNG
HIỆU
ĐỊNH HÌNH VÀ XÂY DỰNG
PHONG CÁCH THƯƠNG HIỆU
THỜI TRANG
LỜI NÓI ĐẦU
FROM SUE

Chào bạn,
Mình biết là bạn đang rất nóng lòng muốn xem Tập tài liệu này là tổng hợp tất cả những kinh
đến trang tiếp theo để tìm ra những đáp án cho nghiệm mà Sue tích luỹ được trong suốt những
vấn đề mà bạn đang gặp phải trên hành trình năm trải nghiệm với kinh doanh thời trang. Dù
kinh doanh. Thế nhưng hãy nán lại ở những dòng thời gian làm việc trong ngành chỉ vài năm
đầu tiên này 1 chút nhé, để hiểu hơn về những gì nhưng đủ để Sue nhận ra sự thay đổi và biến
mà Sue muốn chia sẻ bên trong tập tài liệu này. động to lớn: những gì đã tồn tại, những gì mới mở
ra. Trong sự biến động không ngừng ấy, Sue nghĩ
Trước khi “dấn thân” vào con đường kinh doanh rằng nếu có thể chia sẻ một cách thức thời với
thời trang này, Sue là một người hoàn toàn những bạn đang mới tìm hiểu về ngành thì có lẽ
không có kinh nghiệm gì cả. Tất cả những gì Sue sẽ giúp ích được các bạn trong tương lai.
có được ngày hôm nay là quá trình mày mò, vừa
làm vừa học. Trong hành trình ấy, Sue phạm phải
rất nhiều sai lầm và mất kha khá tiền bạc để đúc
rút ra những điều rất nhỏ - nhưng lại là những
điều thế giới ngoài kia chẳng bao giờ cho mình
một cách miễn phí. 02
FROM SUE

Bên cạnh những kiến thức nền tảng, cơ bản nhất, Dưới đây là sơ lược về các phần để các bạn lựa
trong tập tài liệu này Sue sẽ chia sẻ với các bạn chọn cho phù hợp với định hướng hoặc theo
những mẹo, cách, phần mềm,... rất cụ thể mà Sue những kiến thức mà bạn đang cần nhất nhé!
sử dụng trong quá trình kinh doanh; đồng thời
dựa trên nhận định cá nhân phân tích những
thương hiệu lớn trên thế giới và cả những local
brand Việt Nam nổi tiếng đang làm để các bạn
có sự hình dung gần gũi, dễ hiểu. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG

Và Sue hi vọng sau khi có tập tài liệu này trong SẢN XUẤT SẢN PHẨM THỜI TRANG
tay thì bạn nên đọc và thực hành ngay nếu có
thể nhé, để không bị lỡ nhịp hay chậm 1 bước MARKETING TRONG THỜI TRANG
nào.
TÀI CHÍNH TRONG KINH DOANH
Để đầy đủ và toàn diện nhất, Sue chia tài liệu
thành 5 phần: Xây dựng thương hiệu thời trang; BẮT TAY VÀO KINH DOANH THỜI TRANG
Sản xuất sản phẩm thời trang; Marketing trong
ngành thời trang; Tài chính trong kinh doanh thời
trang; Xây dựng kế hoạch, quản lý vận hành và 03
thực hành kinh doanh thời trang.
FROM SUE

05 Thương hiệu là gì ?
13 Những hình mẫu để xây dựng thương hiệu
27 Những yếu tố quan trọng để xây dựng thương hiệu
28 Câu chuyện thương hiệu
33 Giá trị thương hiệu
37 Bộ nhận diện thương hiệu

MỤC LỤC
39 Điểm khác biệt độc nhất
42 Vị trí thương hiệu
43 Phân khúc khách hàng
45 Tông giọng thương hiệu
46 Cách xác định tệp khách hàng tiềm năng
51 Phân tích và đánh giá ý tưởng thương hiệu
53 Dạo quanh thị trường Local Brand Việt Nam
62 Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
80 Checklist bộ bao bì thương hiệu và dự trù kinh phí
87 Bắt tay vào xây dựng thương hiệu
FROM SUE

THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ ?
Có rất nhiều cách lý giải về thương hiệu,
nhưng với Sue, giải nghĩa đơn giản nhất thì
“thương hiệu” là cái hiệu để người ta thương.

Khác với “nhãn hiệu” là cái tên bạn mang đi đăng


ký chứng nhận và được công nhận quyền sở hữu;
là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ
cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh khác nhau, thì “thương hiệu” vượt trên
cả các dấu hiệu đó.

Thương hiệu là tất cả cảm nhận của khách hàng


về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, ghi dấu
ấn riêng của doanh nghiệp vào trong tâm trí
khách hàng. Ảnh Balenciaga
FROM SUE
NHỮNG GIAI ĐOẠN KHÁCH HÀNG NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU
FROM SUE

ĐỊNH HÌNH THƯƠNG HIỆU TRONG KINH DOANH THỜI TRANG


CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG ?

Ngày nay, thời trang ở trên 1 thế giới phẳng, ở


bất kỳ cửa hàng nào bạn cũng có thể bắt gặp Nếu bạn là 1 cô gái yêu sự ngọt ngào
một món đồ tương tự ở cửa hàng khác? Vậy đâu lãng mạn thì khi bước vào 1 cửa hàng
là lý do bạn mua chiếc áo sơmi trắng ở đây chứ với ánh sáng dịu nhẹ, bài trí trang nhã,
không phải ở kia? chắc chắn bạn sẽ có cảm tình hơn là 1
cửa hàng sáng choang với lối thiết kế
Đó là bởi sự định hình phong cách của thương hiện đại, mạnh mẽ rồi.

hiệu đó có điểm chạm với con người bạn.


Cửa hàng nào khiến bạn cảm thấy thoải mái để mua sắm?
Bạn sẽ chọn mua chiếc áo somi trắng nào ?
Bạn có nhận ra sản phẩm nào đến từ cửa hàng nào không ?
Vừa rồi là ví dụ đơn giản nhất để bạn
hiểu về sự định hình thương hiệu.

Mỗi thương hiệu mang một phong


cách, nét tính cách riêng sẽ tiếp cận
được những vị khách riêng.
FROM SUE

Ngay khi có ý định về một thương hiệu thời trang cho riêng mình thì hãy nghĩ tới điểm này đầu tiên.
Bạn muốn xây dựng thương hiệu đi theo dạng phong cách thế nào? Đây là điều sẽ đi cùng bạn và
con đường kinh doanh của bạn trong thời gian khá dài, ít nhất là 3-5 năm, hoặc thậm chí là 10 năm
đấy.

Hậu quả của việc nếu không định hình phong cách thương hiệu ngay từ đầu là càng đi xa bạn sẽ
càng không có 1 nền tảng để gắn kết giữa sản phẩm - hình ảnh - truyền thông - trải nghiệm mua
hàng.

Đừng lo nếu bạn chưa biết nên để thương hiệu của mình đi theo phong cách nào thì hãy dựa vào gợi
ý từ 12 nguyên mẫu tính cách được nhà tâm lý học người Thụy Sĩ – Carl Jung nghiên cứu ở phần sau.
FROM SUE

12 nguyên mẫu cá tính


Trên thế giới này, mỗi người đều mang một màu
sắc cá tính riêng, thế nhưng theo nghiên cứu của
Carl Jung thì có 12 loại cá tính chính tượng trưng
cho động lực cơ bản của con nguời. Mỗi nguyên
mẫu cá tính này sẽ thể hiện ra ngoài bằng suy
nghĩ, hành động khác nhau.

Các bạn có thể tìm từ khoá “12 nguyên mẫu cá tính


Carl Jung” trên Google để đoc kỹ hơn.

Trong phần này mình muốn nói tới việc sử dụng


những nguyên mẫu cá tính này để định hình và xây
dựng nên một thương hiệu thời trang có cá tính,
linh hồn như một thực thể con người.

12 nguyên mẫu cá tính theo Carl Jung


FROM SUE
1. The Innocent – Hình mẫu ngây thơ

Mục tiêu: Đem lại cảm giác hạnh phúc


Đặc điểm: Là hình mẫu phấn đấu cho sự tốt đẹp, tinh khiết, tươi trẻ, lạc quan, đơn giản, lãng mạn
Những thương hiệu gắn với tính cách này đều thể hiện sự dịu dàng, nữ tính, bay bổng,...

Dear Jose Veo's


FROM SUE
2. The Regular Guy – Người bình thường

Mục tiêu: Để có sự kết nối với người khác


Đặc điểm: Thân thiện, hỗ trợ, trung thành, người có thể ở bên cạnh chia sẻ, tính kết nối.
Các thương hiệu đi theo hình mẫu này đều có đặc điểm trở thành 1 phần của cộng đồng.

SSSuttter Coolmate
FROM SUE
3. The Caregiver – Người chăm sóc

Mục tiêu: Quan tâm và bảo vệ người xung quanh


Đặc điểm: Chăm sóc, nuôi dưỡng, vị tha, hào phóng, từ bi.
Những thương hiệu đi theo hình mẫu này thường thể hiện không khí ấm áp, gần gũi, gắn mình với thiên nhiên.

Tủ nhà mây Xéo xọ


4. The Creator – Người khởi tạo FROM SUE

Mục tiêu: Tạo dựng những điều có giá trị bền vững và ý nghĩa lâu dài.
Đặc điểm: Sáng tạo, giàu trí tưởng tượng, tính nghệ thuật, tính khởi nghiệp. Các thương hiệu
theo hình mẫu này thường hướng tới sự độc đáo trong quá trình sản xuất hay những loại chất
liệu họ sáng tạo ra, trở thành nguồn cảm hứng cho sự phát triển lâu dài.

TimTay Môi điên


5. The Sage – Người khôn ngoan FROM SUE

Mục tiêu: Giúp thế giới có thêm trí tuệ và hiểu biết
Đặc điểm: Kiến thức, trí tuệ, sự hiểu biết, chu đáo, khả năng phân tích, cố vấn, đáng tin cậy.
Thương hiệu đi theo hình mẫu này thường xây dựng hình tượng chỉn chu với những trang phục
mang tính kinh điển.

Remmy Torano
FROM SUE
6. The Jester – Chú hề

Mục tiêu: Mang tới niềm vui cho mọi người


Đặc điểm: Vui vẻ, hài hước, tinh nghịch. Những thương hiệu đi theo phong cách này thường có
những thiết kế vui nhộn, trẻ trung, thể hiện sự hài hước.

BOO BOO
FROM SUE
7. The Ruler – Người kiểm soát

Mục tiêu: Kiểm soát, thiết lập trật tự từ sự hỗn loạn


Đặc điểm: Lãnh đạo, tính trách nhiệm, khả năng tổ chức, quản lý mô hình, quản trị viên. Thường
thấy ở những thương hiệu tập trung vào dòng thời trang công sở, Menswear,...

Caffeine Studio WEPHOBIA


FROM SUE
8. The Hero – Người hùng

Mục tiêu: Giúp ích cho xã hội, thế giới


Đặc điểm: Can đảm, táo bạo, đáng kính, mạnh mẽ, tự tin, và truyền cảm hứng. Hình ảnh nổi bật
của những thương hiệu đi theo dòng sản phẩm thể thao

Delta Sports Nike


FROM SUE
9. The Outlaw – Người ngoài vòng pháp luật

Mục tiêu: Phá vỡ các quy luật, tranh đấu


Đặc điểm: Nổi loạn, mang tính biểu tượng, hoang dã, mở đường cho sự thay đổi.
Thường thấy ở những thương hiệu trẻ dành cho giới trẻ

ZuneZX Dirty Coin


FROM SUE
10. The Explorer – Người khai phá

Mục tiêu: Tìm kiếm những trải nghiệm mới


Đặc điểm: Không ngừng nghỉ, phiêu lưu, đầy tham vọng, tính cá nhân, độc lập, tiên phong.
Thường thấy ở các thương hiệu về du lịch khám phá

Timberland Dr. Martens


FROM SUE
11. The Magician – Ảo Thuật Gia

Mục tiêu: Biến ước mơ trở thành hiện thực, tạo ra những điều đặc biệt
Đặc điểm: Mơ mộng, lôi cuốn, giàu trí tưởng tượng, tính lý tưởng, tinh thần. Thường thấy ở các
thương hiệu đồ trẻ em hoặc vận dụng trong những thương hiệu váy cưới hay cosplay

K's closet Calla Bridal


12. The Lover – Tình nhân FROM SUE

Mục tiêu: Tạo sự thân mật, truyền cảm hứng cho tình yêu
Đặc điểm: Đam mê, gợi cảm, thân mật, lãng mạn, ấm áp, cam kết, lý tưởng.
Được sử dụng khá nhiều bởi các thương hiệu thời trang nữ tại Việt Nam; thể hiện đam mê, sắc
đẹp, sự nữ tính và tràn đầy cảm xúc.

Lane JT Must Have


FROM SUE

Tổng kết
Thực chất trong quá trình phát triển và phụ thuộc vào yếu tố kinh doanh, mỗi thương hiệu
sẽ là tổng hoà của 2-3 nét tính cách trong 12 nguyên mẫu trên, để tạo thành 1 tổng thể.
Nhưng ở bước đầu khởi sự, hãy chọn ra cho mình 1 nét tính cách rõ ràng nhất để tập trung
xây dựng, tao sự thuận lợi cho việc tìm ra sản phẩm phù hợp và marketing đúng cách.

Ở phần ví dụ trước, mọi người cũng thấy có khá nhiều hình mẫu cá tính mà ít thương hiệu
ở Việt Nam sử dụng để xây dựng hình ảnh: ví dụ như hình mẫu anh hùng hay nhà ảo thuật.
Nếu như có thể dựa vào những hình ảnh này, kết hợp với việc lựa chọn ra được dòng sản
phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam thì khả năng thu hút khách hàng của thương hiệu
sẽ cao hơn đó.

Cùng với đó, có những hình mẫu mà rất nhiều thương hiệu đã dựa vào để sử dụng như
hình mẫu ngây thơ hay người chăm sóc hoặc người tình. Nếu bạn cũng muốn dùng những
hình mẫu tính cách này thì hãy cân nhắc thật kỹ và nghiên cứu đối thủ trước khi đầu tư
nhé.
FROM SUE

NHỮNG YẾU TỐ
QUAN TRỌNG ĐỂ
Câu chuyện Giá trị Bộ nhận diện
XÂY DỰNG
thương hiệu thương hiệu thương hiệu
THƯƠNG HIỆU
THỜI TRANG

Điểm khác biệt Vị trí Phân khúc Tông giọng


độc nhất thương hiệu khách hàng thương hiệu
FROM SUE
1, Câu chuyện thương hiệu
Mỗi thương hiệu đều nên có cho mình 1 câu Câu chuyện thương hiệu sẽ gắn kết nhãn hàng
chuyện - câu chuyện mà khi ai đó hỏi “lý do bạn với khách hàng qua nhiều năm. Ví dụ đơn giản để
có thương hiệu này là gì”. Đó nên là 1 câu chuyện mọi người dễ hiểu thì thương hiệu Chanel hiện tại
truyền động lực, truyền cảm hứng, xuất phát từ 1 dù đã trải qua rất nhiều đời giám đốc sáng tạo
mục đích muốn giải quyết 1 vấn đề cho khách rồi, nhưng ai ai cũng đều nhớ tới câu chuyện về sự
hàng của bạn. Đây chính là cách để bạn có chất đấu tranh cho nữ quyền của người phụ nữ sáng
liệu để làm PR - MKT cho chính thương hiệu, sản lập nên thương hiệu - Coco Chanel. Từ đó, thương
phẩm của mình. hiệu Chanel gắn liền với nét nữ tính thanh lịch
nhưng chứa đựng đầy sự mạnh mẽ và tự do.
Nói 1 cách suồng sã thì ai làm kinh doanh cũng là
để kiếm tiền, mang về lợi nhuận. Thế nhưng nếu
bạn tuyên bố điều ấy với cả thế giới thì liệu khách
hàng có muốn bỏ tiền ra để cho bạn thu về hay
không? Hay về lâu dài, mục đích bạn tiếp tục xây
dựng và duy trì thương hiệu có làm bạn thoả
mãn trong tâm hồn hay không? Hãy suy nghĩ kỹ
về lý do và mục đích bạn thực sự muốn khi bắt
tay vào làm thương hiệu nhé.
túi 2.55 ra mắt tháng 2 năm 1955: một thời điểm đáng nhớ

Coco Gabrielle Chanel có thể được coi là người phụ nữ đầu tiên mang
tiếng nói bình đẳng giới thông qua thời trang. Bà cho ra đời chiếc túi
2.55 kinh điển với mục đích giải phóng đôi tay nữ giới thoát khỏi
những vướng bận cuộc sống.

Sự xuất hiện chiếc áo khoác Bouncle làm bằng vải tweed của thương
hiệu Pháp giúp phái nữ khẳng định sự tự do, phóng khoáng thoát
khỏi kiểu trang phục gò bó. Coco Chanel phần nào thay đổi nhìn
nhận về vai trò người phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ.
FROM SUE

Sự thật là, đa số chúng ta không phải là thiên tài Câu chuyện đầu tiên: mình là 1 kẻ ngoại đạo với
để kiến tạo lên một trào lưu và ghi danh mình thời trang, học 1 ngành hoàn toàn khác, không
vào lịch sử thời trang như Chanel. Nhưng chúng liên quan gì đến thời trang hay kinh doanh cả.
ta vẫn có thể tạo dựng nên một câu chuyện cho Mình bước chân vào ngành thời trang khi chưa
mình và kể cho khách hàng của mình bằng 1 biết gì về nó bởi 1 sự tình cờ, rồi bắt đầu tự tìm
trong 2 cách, hoặc cả 2: hiểu, mày mò mọi thứ để xây dựng nên Caffeine
Studio. Từng bước vừa học vừa làm, chỉ với niềm
Sử dụng câu chuyện từ founder - người sáng yêu thích nho nhỏ ban đầu, thời trang nay vừa là
lập lên thương hiệu công việc vừa là đam mê mình theo đuổi.
Câu chuyện về lý do/ mục đích/ sự tình cờ để Caffeine Studio trở thành bằng chứng cho việc
có thương hiệu dám hành động, dám làm thì sẽ đạt được kết quả
của những cô gái, những người phụ nữ thời nay.
Dưới đây là 2 câu chuyện thật của mình, và mình
dùng chúng làm chất liệu để tiếp tục xây dựng
hình ảnh, kể chúng với khách hàng và truyền
thông trong nhiều chiến dịch.
FROM SUE

Câu chuyện thứ 2, là chuyện về cái tên thương hiệu đồng


hành cùng mình trong suốt chặng đường kinh doanh mấy
năm qua. Chuyện này bắt nguồn từ việc mình và co-
founder trong quá trình tìm hiểu, xây dựng thương hiệu,
chúng mình muốn tiếp cận đến đối tượng khách hàng là
dân văn phòng, những người rất say mê, nhiệt huyết với
công việc. Cái tên Caffeine đến từ một buổi đêm khi bọn
mình đang ngồi làm việc online, lúc đó đã muộn rồi, cả 2
đều buồn ngủ nhưng vẫn còn rất nhiều việc cần giải quyết,
thế là 2 người cùng đi pha cà phê để uống. Đột nhiên bọn
mình nghĩ, những người cũng say mê làm việc như vậy thì
họ thường sẽ uống cafe để tiếp tục làm việc. Sáng hôm sau
họ vẫn phải thức dậy sớm để đi làm thì 1 bộ quần áo đẹp sẽ
làm cho họ cảm thấy tự tin, hứng thú với công việc hơn, bắt
đầu 1 ngày mới tràn đầy hứng khởi như được tiếp thêm 1 ly
cafe vậy. Và mình đã tiếp cận với khách hàng từ những
ngày đầu bằng câu chuyện này.
FROM SUE

Có rất nhiều cách để bạn kể cho khách hàng


nghe về câu chuyện thương hiệu của mình. Khi
mà thương hiệu của bạn có câu chuyện như vậy
sẽ làm cho khách hàng cảm thấy hứng thú hơn.
Giống như khi bạn biết về tiểu sử của 1 người nào
đó, họ đã trải qua những khó khăn gì, hoàn cảnh
của họ ra sao, con đường họ đi như thế nào thì họ
sẽ trở nên đặc biệt hơn trong tâm trí bạn.

Hiểu được khách hàng của mình là ai để mang


đến 1 câu chuyện phù hợp cũng là một trong
những điểm quan trọng mà bạn cần lưu ý khi xây
dựng thương hiệu. Nhưng dù kể câu chuyện nào
thì bạn cũng cần phải chân thành, chính sự chân
thành làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn,
Đừng gọi đây là 1 chiếc giày mà hãy
thu hút khách hàng hơn.
kể về câu chuyện tình yêu của cô gái
mang chiếc giày ấy
FROM SUE

2, GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU


Định hướng rõ ràng Giá trị mà thương hiệu có thể
đem tới cho khách hàng sẽ giúp mọi bộ phận vận
hành thương hiệu có cái nhìn toàn cảnh và thống
nhất cho quá trình phát triển lâu dài, cũng như để
khách hàng ghi nhớ thương hiệu.

Ví dụ bạn định hướng thương hiệu của mình


mang lại cho người mặc sự thoải mái, dễ chịu thì
hãy bám sát vào giá trị này trong vòng ít nhất là
3 năm.

Có thể trong quá trình vận hành, có đôi lúc bạn


cảm thấy muốn thay đổi vì nhiều nguyên do,
nhưng hãy nhớ lại thời điểm mới bắt đầu và cố
gắng giữ gìn sự đồng nhất bởi đó là mục đích cao
Doanh nghiệp của bạn là cơ thể
cả khiến bạn bắt đầu và cũng là lý do khách
Thương hiệu của bạn là tâm hồn
hàng đến với bạn, ở lại với bạn.
FROM SUE

Trong suốt nhiều năm, tôn chỉ của UNIQLO vẫn là


Đem lại sự thoải mái cho người mặc
FROM SUE

Những sản phẩm của Uniqlo luôn đi theo giá trị cốt lõi từ những ngày đầu:
Đem lại sự thoải mái cho người mặc
FROM SUE

Chất liệu của Uniqlo sử dụng tuân theo Giá trị cốt lõi về sự bền vững
Đem lại sự thoải mái cho người mặc
3, BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
Là sự thể hiện phong cách, câu chuyện và giá trị cốt lõi
thương hiệu qua hình ảnh, logo, phông chữ, màu sắc, đóng
gói sản phẩm, đồng phục, con người,... để khách hàng nhận
biết cụ thể.
FROM SUE

Những bộ nhận diện thể hiện phong cách khác nhau của những thương hiệu khác nhau
4, ĐIỂM KHÁC BIỆT ĐỘC NHẤT
Đây là điểm để phân biệt bạn với đối thủ, là điểm mà bạn phục vụ khách hàng tốt nhất nhưng đối
thủ chưa (hoặc không) làm được. Điểm này có thể là ở chất liệu, thiết kế độc đáo hoặc dịch vụ đặc
biệt mà bạn có thể làm cho khách hàng.

Dior cung cấp dịch vụ thêu tên riêng lên chiếc túi Book Tote
FROM SUE

Dù là thương hiệu thời trang đương đại mới ra mắt không lâu nhưng Jacquemus đã gây
bão giới mộ điệu với thiết kế túi super mini, tạo thành trào lưu thời trang mới.
FROM SUE

Hoạ tiết độc quyền của các thương hiệu mà đối thủ không thể bắt chước
5, VỊ TRÍ THƯƠNG HIỆU
Đặt mình vào bản đồ các thương hiệu đang có trên thị trường để xem mình đang ở đâu, đối thủ của
mình có những ai, họ đang làm gì, họ có những điểm mạnh thế nào,... ?
GIÁ CAO

CHẤT LƯỢNG THẤP CHẤT LƯỢNG CAO

GIÁ RẺ
Bạn đang ở đâu trên tấm bản đồ này ?
6, PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG
Quyết định bạn sẽ bán hàng cho ai trong suốt cuộc hành trình kinh doanh - là nền tảng quan trọng
nhất trong việc xây dựng thương hiệu lâu dài.

Trong quá trình kinh doanh, có thể sẽ có rất nhiều khách hàng từ nhiều nơi, độ tuổi khác nhau, lối
sống khác nhau tới tham quan cửa hàng của bạn. Thế nhưng, đâu mới là những khách hàng tiềm
năng luôn sẵn lòng mua những sản phẩm của bạn, luôn mong chờ những sản phẩm mới được ra
mắt và quay trở lại với thương hiệu của bạn nhiều nhất?

Hãy nghiên cứu kỹ những khách hàng tiềm năng đó và học từ họ để đưa ra được những chiến lược
kinh doanh đúng đắn.

Trong thời gian chuẩn bị xây


dựng thương hiệu, hãy hình dung
về khách hàng của mình bao gồm
thói quen, phong cách, sở thích,
lối sống, độ tuổi, trình độ, nơi ở...
càng chi tiết càng tốt.
FROM SUE

Hãy hình dung đâu là vị khách sẽ mua sản phẩm từ thương hiệu của bạn ?
FROM SUE
7, TÔNG GIỌNG THƯƠNG HIỆU
Chọn lựa 1 lối viết, cách thể hiện
để tiếp cận khách hàng thông
qua các bài quảng cáo, những
nội dung trên mạng xã hội (chữ
viết, lời nói,...). Đôi khi khách hàng
không thể nhớ hết những thông
điệp thương hiệu truyền tải
nhưng thông qua cảm nhận, họ
sẽ nhớ được cảm giác mà thương
hiệu mang tới.

Cách vận dụng ngôn từ của mỗi


thương hiệu nên mang đậm dấu
ấn riêng.
FROM SUE

CÁCH XÁC ĐỊNH TẬP KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

Làm thế nào để xác định được tập khách hàng 1, Chọn ra tập khách hàng mà có sự tương đồng
mục tiêu cho riêng bạn? với bạn ở điểm nào đó hoặc bạn rất muốn làm
việc cùng họ. Hãy viết ra khoảng 3-5 kiểu đối
Việc xác định được tập khách hàng mục tiêu sẽ tượng mà bạn có thể nghĩ ra ngay lúc này.
giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn trong việc
nhập hàng gì về bán, bán như thế nào, làm nội Ví dụ:
dung truyền thông ra sao... Những mẹ bỉm sữa, những nhân viên văn phòng,
những bà nội trợ đã có con trong tuổi đi học,...
Đây chính là tiền đề vững chắc cho việc kinh
doanh lâu dài. Trong phần này mình chia sẻ 1 số
cách để mỗi người đều có thể tự xác định được
tập khách hàng mục tiêu của mình nhé:
(Hãy lấy giấy bút và ghi luôn những ý tưởng đến
với bạn sau mỗi câu hỏi nhé, chắc chắn khi làm
xong phần này bạn sẽ có hình dung rõ ràng hơn
về hình ảnh những vị khách hàng của mình đấy)
FROM SUE

2, Chọn lại 1 tập khách nhất định trong những tập 3, Mô tả kỹ hơn chân dung khách hàng của mình
bạn vừa viết xuống
Hãy lọc ra ít nhất 50 người bạn bè, người quen
Đừng chọn “tham” quá nhé, 1 là tốt nhất. Có thể của mình có hình tượng tương đồng với tập khách
trong vòng bạn bè của bạn có đầy đủ những hàng đang muốn hướng tới và tìm hiểu sâu hơn
người trên, nhưng hãy nhớ là mình không thể những thói quen của họ (có thể tự làm hoặc làm 1
phục vụ hết tất cả được, chọn ra 1 ngách bạn tự bảng hỏi rồi nhờ mọi người điền nhé). Và đây là 1
tin nhất để làm cho tốt đã. số câu hỏi cơ bản nhất:
insight
khách hàng
Nếu sau này muốn mở rộng tập khách hàng thì * Độ tuổi đang ở tầm nào : 18 - 22, 22 - 26, 27 - 31,
có thể thêm vào những dòng sản phẩm mới được 32 - 36,…
mà (nhưng đó là câu chuyện về sau). * Đang sinh sống, làm việc ở đâu ?
* Tình trạng hôn nhân? Độc thân/ Kết hôn…
* Phong cách sống? Đơn giản/ Thích mua sắm…
* Hay sử dụng sản phẩm thế nào? Thích thương
hiệu/ Thích rẻ,…
* Thói quen, sở thích khi rảnh rỗi
* Thói quen mua sắm ? Online/ Offline
* Khi mua hàng sẽ dùng ngân sách mua như
nào?…
FROM SUE

Tuỳ mỗi ngành hàng, mỗi sản phẩm thì mọi người 1 cô gái trong độ tuổi 27 - 31 tuổi, có thu nhập ổn
hãy tự nghĩ thêm câu hỏi và phát triển sâu hơn định và chưa lấy chồng.
nhé. Lưu ý là câu hỏi phải có mục đích để bạn tự
đưa ra được kết luận chứ đừng hỏi suông nha. Cô ấy thích mua sắm: sắm sửa cho bản thân và
chăm sóc ngôi nhà của mình. Hầu hết sản phẩm
Dưới đây là ví dụ cho 1 mô tả chân dung khách cô ấy mua đều là sản phẩm có tên tuổi, thương
hàng sau khi hoàn thành khảo sát: hiệu. Những sản phẩm giá rẻ cũng mua nhưng
phải được bạn bè hoặc người có uy tín giới thiệu.

Với mức thu nhập hàng tháng, cô ấy có thể mua


sắm quần áo mỹ phẩm tầm 1-2 triệu/ món đồ mà
không phải suy nghĩ nếu như đã thích. Thường thì
cô ấy mặc đồ không quá cầu kỳ, nhưng đều là
những món đồ chất lượng, sử dụng được trong
nhiều dịp và dễ mix n match….

Gần đây cô ấy thường mua sản phẩm trên các


sàn thương mại điện tử thay vì tới cửa hàng
offline như trước kia.
Bức tranh về cuộc sống của cô gái như trong bảng mô tả
Những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sở thích của cô ấy
FROM SUE
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ Ý TƯỞNG THƯƠNG HIỆU
Nghiên cứu những thương hiệu có cùng phong cách hoặc cùng mức giá đối với mình để biết về tổng quan
thị trường cũng như để phân tích, đánh giá ý tưởng của chính mình và tránh những sai lầm chủ quan.

Khi bạn ra mắt thương hiệu hoặc có 1 sản phẩm mới hãy cân nhắc cả 3 yếu tố: Bạn - Khách hàng - Đối
thủ.
Nhìn vào sơ đồ phân tích này để biết rằng:
- Điều khách hàng muốn rất nhiều nhưng bạn sẽ không thể
đáp ứng hết toàn bộ.
- Điều bạn có thể làm rất nhiều nhưng chưa chắc khách
KHÁCH HÀNG MUỐN
hàng đã cần, hoặc đối thủ của bạn cũng đang làm tốt.

Bạn nên:
- Tập trung phục vụ khách hàng điều họ muốn và đó là điều
bạn làm tốt nhất, đối thủ khó cạnh tranh.
BẠN LÀM TỐT ĐỐI THỦ - Cân nhắc rủi ro khi cạnh tranh với đối thủ những mảng mà
LÀM TỐT cả 2 đều muốn hoặc đang làm vì phân khúc này rất khốc
liệt.
- Đừng bỏ công sức vào những thứ khách hàng không cần
vì như vậy chỉ lãng phí ngân sách mà thôi.
FROM SUE
ĐỐI THỦ CỦA BẠN LÀ AI ?
Như đã nói ở phần trước, khách hàng của bạn muốn rất nhiều thứ, nên đối thủ của bạn cũng sẽ có rất
nhiều. Đừng nghĩ rằng đối thủ của bạn chỉ là những thương hiệu có cùng phong cách, cùng mức giá; thậm
chí cả những thương hiệu cùng phong cách khác mức giá, hay khác phong cách cùng mức giá cũng có thể
trở thành đối thủ nếu bạn không thể giữ chân khách hàng.

Hãy xem xét 5 đối thủ cạnh tranh mạnh nhất mà bạn có thể nghĩ tới vào hiện tại. Đối thủ này không chỉ là
các local brand mà còn cả những thương hiệu nước ngoài, hay những sản phẩm bình dân đại trà khác.
Miễn là 1 đối thủ mà bạn nghĩ rằng khách hàng của bạn sẽ tới đó mua hàng. Viết tên của họ vào biểu mẫu
dưới đây, cùng với thị trường ngách và giá trị mà họ cung cấp cho khách hàng. Có một khoảng trống thừa
ở phía dưới để bạn điền vào doanh nghiệp của mình và so sánh.
FROM SUE
DẠO QUANH THỊ TRƯỜNG LOCAL BRAND VIỆT NAM
Hãy cùng dạo quanh thị trường Local Brand Việt Nam để nắm bắt những gì người đi trước, và sau này có
thể trở thành đối thủ của bạn, xem họ đang làm những gì.

Ở phần trên mình đã nêu ra 12 nguyên mẫu cá tính của Carl Jung để bạn có thể dựa vào và xây dựng tính
cách thương hiệu khi khởi đầu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển mỗi 1 thương hiệu có thể bao gồm trong
nó nhiều nét tính cách để thể hiện ra bên ngoài thành hình hài cụ thể. Nên ở phần này mình đặt các thương
hiệu vào 5 nhóm tính cách thể hiện ra bên ngoài rõ ràng nhất.
FROM SUE

Xéo Xọ MADELEN by LEN Tủ nhà Mây Lá in hoa


Điểm qua 1 số Local Brand Việt Nam ở nhóm tính cách “Chân Thành”
FROM SUE

20 Again Momoco Lép LIBE


Điểm qua 1 số Local Brand Việt Nam ở nhóm tính cách “Nhiệt Thành”
FROM SUE

Caffeine Studio Mono Talk Wephobia HOBB


Điểm qua 1 số Local Brand Việt Nam ở nhóm tính cách “Cạnh tranh"
FROM SUE

Lobbter Lane JT The Maven CHATS


Điểm qua 1 số Local Brand Việt Nam ở nhóm tính cách “Tinh tế"
FROM SUE

Zune ZX Dirty Coin Headless ClownZ


Điểm qua 1 số Local Brand Việt Nam ở nhóm tính cách “Thử thách"
FROM SUE
MIÊU TẢ THƯƠNG HIỆU
Dùng 3 ngữ để mô tả nhanh - ngắn gọn - dễ giải thích - dễ nhớ về tính cách thương hiệu của bạn. Đây là
cách nhanh và dễ nhất để nói cho cả thế giới về những gì bạn đang làm, cũng như để khách hàng nhớ đến
bạn nhanh nhất.

Lưu ý: chỉ dùng 3 từ khoá để miêu tả về thương hiệu, điều này giúp định hướng mọi hoạt động sáng tạo nội
dung, hình ảnh của thương hiệu không bị lệch lạc trong quá trình truyền thông, phát triển và cả trong suy
nghĩ của khách hàng.

Từ khoá mô tả Hermes:
Thủ công, lịch sử, chất lượng
Từ khoá mô tả Nike:
Bền bỉ, dẫn đầu, đổi mới

Từ khoá mô tả Uniqlo:
Bền vững, đa dụng, cơ bản.
FROM SUE

Dưới đây là bảng gợi ý những từ khoá bạn có thể sử dụng cho việc mô tả tính cách thương hiệu

An toàn Đam mê Kỳ lạ Nữ tính Thoải mái


Ấm áp Đáng kinh ngạc Lãng mạn Phi giới tính Thông minh
Bền vững Đẳng cấp Lịch sử Phiêu lưu Thơ mộng
Bí ẩn Đắt đỏ Lộng lẫy Quyền lực Thời thượng
Cạnh tranh Độc lập Mạnh mẽ Quyến rũ Thủ công
Cao cấp Độc quyền Nam tính Sáng tạo Tiện lợi
Cân bằng Đồng bộ Năng động Sang trọng Tinh tế
Chân thành Đơn giản Năng lượng Táo bạo Tinh thần
Chất lượng Giá rẻ Ngầu Tạo cảm hứng Tối giản
Chỉn chu Hài hước Nghiêm túc Thách thức Trầm tĩnh
Cổ điển Hiện đại Nhiệt huyết Thanh lịch Trẻ trung
Dân tộc Hoài cổ Nhiệt tình Thay đổi Trong sáng
Dễ thương Hoành tráng Nhiều chức năng Thân thiện Trưởng thành
Dũng cảm Khám phá Nữ quyền Thiên nhiên Tự do
Vui vẻ
FROM SUE
THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là điều


cần thiết để gây ấn tượng với khách hàng
từ ánh nhìn đầu tiên.

3 yếu tố quan trọng nhất của bộ nhận diện


thương hiệu là:
- Logo
- Bảng màu thuơng hiệu
- Phông chữ thương hiệu

Trong thời gian đầu xây dựng thương hiệu,


nếu chưa có quá nhiều ngân sách cho việc
thuê đối tác chuyên nghiệp, bạn vẫn có thể
tự làm bộ nhận diện tối giản nếu nắm bắt
được những nguyên tắc cơ bản sau đây:
1, Tên thương hiệu FROM SUE
FROM SUE
NHỮNG LƯU Ý
Chọn tên ngắn gọn, dễ đọc, dễ phát âm, dễ nhớ
Tránh chọn tên trùng với thương hiệu đã có trên thị trường
Kiểm tra tên website (domain name) tại đây: https://www.domain.com
Đăng ký bảo hộ sớm nhất có thể

MỘT SỐ CÁCH KIỂM TRA TÊN THƯƠNG HIỆU

Kiểm tra tên miền website có Kiểm tra tên với Google để Nếu dùng tên thương hiệu
còn sẵn sàng không. Nên xem có thương hiệu nào đã tiếng nước ngoài thì hãy
chọn các đuôi .com .net .vn để từng sử dụng tên này hay check từ điển xem tên đó có ý
tạo uy tín chưa, hoặc đối thủ nào có tên nghĩa lóng không tốt nào
tương tự như vậy không. không.
FROM SUE
2, Logo thương hiệu

Có rất nhiều loại logo, nhưng mình


chia ngắn gọn logo thành 2 loại:
Logo dạng chữ và Logo dạng biểu
tượng
FROM SUE

Với thời điểm ban đầu khởi nghiệp, kinh nghiệm của mình là sử dụng logo dạng chữ bởi: dễ dàng tự thiết kế
được và giúp khách hàng nhớ tới tên thương hiệu hơn. Nếu sử dụng ngay logo biểu tượng lên các ấn phẩm
hoặc thiết kế thì khách hàng có thể sẽ không biết bạn là ai (trừ khi bạn có ngân sách lớn tạo độ phủ mạnh
lên toàn bộ tệp khách hàng trong thời gian ngắn).
Cách các thương hiệu lớn sử dụng logo chữ lên ấn phẩm truyền thông
Các Local Brand Việt Nam sử dụng logo chữ lên ấn phẩm truyền thông
FROM SUE

Một vài lưu ý khi chọn phông chữ cho logo


dạng chữ:

Sử dụng những phông chữ có nét không


quá mảnh, vì nếu nét mảnh sẽ bị mất nét
khi thu nhỏ logo.

Khoảng cách giữa các chữ vừa phải,


không để quá dính vào nhau.

Sử dụng phần mềm Photoshop hoặc


trang web https://www.canva.com để
tạo logo dạng file .png không nền, loại
hình ảnh này dùng để thêm logo vào các
ấn phẩm truyền thông khá tiện lợi.

Bên cạnh đây là 1 số phông chữ tham


khảo để các bạn lựa chọn cho phù hợp
với tính cách thương hiệu mình.
FROM SUE
Sự khác biệt khi để logo font chữ đậm, rõ nét và logo chữ mảnh, bay bổng. Khi sử dụng lên ấn phẩm truyền
thông, đặc biệt là dùng online với độ hiển thị nhỏ, thì font chữ thẳng đậm sẽ dễ nhìn, dễ nhận biết hơn
FROM SUE

Nếu các bạn muốn tìm 1 phông chữ giống với


1 thương hiệu nào đó thì hãy sử dụng công cụ:
https://www.myfonts.com/WhatTheFont/
Ở đây bạn có thể tìm các loại phông theo
danh mục.

Hoặc sử dụng App Find my font trên điện


thoại để nhận diện, tìm font tương tự chỉ
bằng cách nhận diện hình ảnh.
3,Bảng màu thương hiệu
Lựa chọn cho thương hiệu 1 bảng màu
phù hợp để dùng cho các ấn phẩm
truyền thông, tone màu xuyên suốt và
cả cho việc in ấn, trang trí nữa.

Mỗi màu sắc mang trong nó 1 ý nghĩa


riêng và bạn cần có những màu sắc
luôn đi cùng, luôn được nhấn mạnh với
thương hiệu, cũng giống như logo vậy.

Không nhất thiết bạn phải chọn những


màu sắc đã quá phổ thông và được
nhiều nhãn hàng tiêu dùng khác lựa
chọn, nhưng màu sắc đó phải phù hợp
với tính cách thương hiệu bạn và hãy
chắc chắn rằng chúng có thể đi cùng
bạn trong quãng thời gian dài.
FROM SUE

Mẹo tìm ra màu chủ đạo từ 1 bức ảnh:

Tìm 1 bức ảnh có màu sắc chủ đạo mà bạn thích rồi up lên canva.com Trang web sẽ tự đề xuất cho bạn dải
màu phù hợp trong bức ảnh đó, việc của bạn chỉ còn là lựa chọn ra 3 màu bạn thấy phù hợp nhất với thương
hiệu của mình mà thôi.
4,Phông chữ thương hiệu
Ngoài phông chữ cho Logo thì bạn còn cần
những phông chữ khác dùng để thiết kế các ấn
phẩm truyền thông như: Banner, poster, các bài
sale, các thông báo,...

Khác với phông chữ Logo với 1 vài nguyên tắc


mình đã liệt kê ở trên, thì phông chữ dùng cho
ấn phẩm bạn có thể lựa chọn thoải mái hơn. Lưu
ý: Không kết hợp quá 3 phông chữ trong cùng 1
thiết kế.

Mỗi loại font chữ cũng sẽ có tác động đến nhận


thức và suy nghĩ của người xem khác nhau, vì
vậy bạn cần hiểu rõ loại font nào mang đến
hiệu ứng thế nào để lựa chọn cho phù hợp. Đồng
thời cũng lựa chọn cố định 1 vài loại font dùng
lâu dài chứ không nên thay đổi quá nhiều trong
thời gian ngắn.
FROM SUE

Font Serif Font Sans-Serif


Trong các loại font chữ thì Font Serif thường Font Sans-Serif được biết đến như font chữ
được biết đến là font có chân ở các phần chính không chân trái, ngược với kiểu Font Serif. Sans-
của các chữ cái. Do nhìn kiểu cách của chữ khá Serif được cho là kiểu thiết kế phong cách hiện
cổ điển, mẫu thiết kế này sẽ là những lựa chọn đại và rõ ràng, nhấn mạnh vào tính dễ nhìn, dễ
tuyệt vời cho những dự án truyền thống. Font đọc được dùng phổ biến ở các câu tiêu đề, các ấn
Serif là một trong những lựa chọn cho các ấn phẩm truyền thông, bộ nhận diện thương hiệu,….
phẩm in ấn như tạp chí, báo giấy.
FROM SUE

Bên cạnh Serif và San Serif là 2 loại fonts được dùng nhiều trong các tiêu đề bài viết, ấn phẩm
truyền thông thì những loại fonts dưới đây cũng giúp phối hợp, làm fonts chữ văn bản,... để bổ trợ
cho các thiết kế
Slab Serifs: sự cổ điển, mộc mạc, nam tính
Script: sự tinh tế, nữ tính, có tính trang trí ứng dụng, thanh lịch
Display: sự vui mắt, mới lạ
FROM SUE

Khi tạo thiết kế phối hợp các fonts chữ, cần chú ý các
điểm chính sau để ấn phẩm mang lại hiệu ứng tốt nhất:

Kết hợp font chữ có chân và font chữ không có chân


Tạo sự tương phản giữa các font chữ
Tránh phối hợp những font chữ giống nhau
Tránh kết hợp những font chữ cùng một họ
Chú ý khoảng cách giữa các kí tự
Hạn chế số lượng font chữ trong cùng một thiết kế
Cách các Local Brand Việt Nam sử dụng phông chữ cho hoạt động truyền thông
CHECKLIST BỘ BAO BÌ THƯƠNG HIỆU FROM SUE

(PACKAGING CHECKLIST)

Bao bì là 1 phần quan trọng của công việc Mác dệt (mác cổ, mác sườn...)
xây dựng thương hiệu, nó thể hiện hữu hình Care labels (HDSD may đính bên trong)
câu chuyện và cốt lõi của thương hiệu để Hang tags (thẻ bài tag treo)
khách hàng có thể nhìn thấy, sờ thấy, cảm Túi giấy
nhận được. Hãy đầu tư để bao bì giúp bạn Túi shipping
truyền tải những thông điệp MKT. Hộp đựng
Giấy pellure bọc đồ
Đầu tư những bao bì, dụng cụ mang dấu ấn Dây ribbon
thương hiệu là 1 khoản cần thiết nhưng sẽ Business card
tốn kha khá chi phí ban đầu, bởi các nhà in Thank you card
thường không in với số lượng nhỏ. Voucher
Membership card
Dưới đây là bảng checklist tất cả những Sticker
loại bao bì, sản phẩm, thiết kế để nhận diện Móc treo khắc logo
thương hiệu mà bạn có thể sử hữu. Đồng phục nhân viên
FROM SUE

Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, bạn không thể đầu tư tất cả mọi thứ được, dưới đây là danh sách những thứ
mà mình thấy cần thiết phải có, những thứ có thể lựa chọn thay thể với chi phí thấp và bảng giá, nơi mua
tham khảo mà mình đã lưu lại được trong quá trình làm việc :

Hộp đựng sản phẩm carton: kích cỡ 20 x 30 x 6 (cm) vừa 1 áo hoặc 1 váy nhỏ, kích cỡ 25 x 35 x 8 (cm)
vừa 1 áo hoặc 1 váy lớn, kích cỡ 20 x 25 x 6 (cm) vừa 1 áo thun hoặc chân váy ngắn...
Giá mua: 2800 - 4000/ hộp, có thể mua 100-200 hộp/ lần tại Shopee hoặc các tiệm bán hộp Carton
FROM SUE

Túi giấy đựng sản phẩm đặt in chất liệu Ivory Mác cổ áo có nhiều loại dạng ruy-băng, mác
hoặc C300 cho túi độ cứng lớn, hoăc có thể dệt, mác cao su,... và rất nhiều chất liệu khác.
chọn chất liệu mềm mỏng hơn. Kích thước Số lượng làm các xưởng thường nhận ít nhất
thông thường khoảng 25 x 35 x 12 (cm) túi nhỏ là 5000 chiếc/ lần. Giá thành giao động: 350-
hoặc 30 x 40 x 15 (cm) túi lớn. 600 đồng/ chiếc.
Giá tiền: tuỳ chất liệu và màu sắc cũng như phụ
kiện đi kèm giao động từ 5000 - 15000/ túi, số
lượng in các nhà in nhận làm từ 500 - 1000 túi/
lần, nếu làm ít thì đơn giá sẽ đắt hơn do mất
chi phí làm phôi túi.
FROM SUE

Tag treo áo có đục lỗ tuỳ thiết kế đặt in số lượng min 500-1000c/ lần, giá thành giao động khoảng 300
- 700đ/ bộ
Business card ghi tên và địa chỉ, thông tin liên lạc thương hiệu, đặt in số lượng min 500-1000c/ lần, giá
thành giao động khoảng 300đ/ chiếc
Thiệp cảm ơn tuỳ thiết kế đặt in số lượng min 500-1000c/ lần, giá thành giao động khoảng 600-700đ/
chiếc
Voucher quà tặng, phiếu giảm giá tuỳ thiết kế đặt in số lượng min 500-1000c/ lần, giá thành giao động
khoảng 600-700đ/ chiếc
Tem decan dán sẵn đường kính 5-7cm, đặt in số lượng 2000-3000c/ lần, giá thành giao động khoảng
400-700đ/ chiếc
Dây treo tag quần áo, mua tại các cửa hàng bán phụ liệu may mặc hoặc trên shopee, 1 túi 1000 chiếc
giá khoảng 70.000-100.000/ túi tuỳ loại
Giấy Pelure bọc quần áo, mua tại các cửa hàng bán giấy craft, hộp carton hoặc shopee, giá giao động
120.000 -150.000/kg có thể tự cắt theo kích thước hoặc mua lẻ với giá 1000- 1500/ tờ
Túi shipping bag bọc ngoài hộp đề phòng trong lúc vận chuyển bị ướt hộp, bảo vệ sản phẩm tốt hơn,
có thể mua trên shopee với giá 60.000/ 100 túi kích cỡ 20 x 30cm

Lưu ý: các thông số và con số trên chỉ mang tính chất tham khảo, hãy check kỹ lại với đơn vị cung cấp của
bạn trước khi mua nhé.
FROM SUE

BẢNG DỰ TRÙ KINH PHÍ CHO BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CƠ BẢN

STT Hạng mục Đơn vị Đơn giá


1 Túi giấy (số lượng min 1000 chiếc/ lần) chiếc 5.000 - 15.000
2 Hộp giấy (số lượng 100 - 1000 chiếc/lần) chiếc 3.000 - 15.000
3 Giấy bọc đồ kg 150.000 - 200.000
4 Business Card ( số lượng 1000-2000 chiếc) chiếc 500 - 1.000
5 Thank you Card (slg 1000 - 2000 chiếc) chiếc 500 - 1.000
6 Tag treo áo (slg 2000 - 3000 chiếc) chiếc 500 - 1.000
7 Tem decal (slg 2000 - 3000 chiếc) chiếc 500 - 1.000
8 Mác cổ dệt (slg 3000 - 5000 chiếc) chiếc 300 - 700
9 Túi shipping bag (slg 5000-10000) chiếc 2000 - 4000
FROM SUE

Một bộ nhận diện thương hiệu bao gồm đầy đủ những


phần như: Logo, phông chữ, bảng màu, cách sử dụng,...
như mình đã nếu ở phần trên nếu được thiết kế bởi 1
designer chuyên nghiệp thì chi phí sẽ khoảng 8.000.000
- 15.000.000.

Tuy nhiên, với giai đoạn đầu khi chưa có quá nhiều kinh
phí để đầu tư thì bạn có thể dùng cách tự tạo ra 1 bộ
nhận diện theo hướng đơn giản nhất có thể với:
Moodboard xuyên suốt thể hiện nguồn cảm hứng
của thương hiệu
Logo chữ tên thương hiệu
Bộ phông sử dụng
Bảng màu thương hiệu
Sử dụng trang web Canva.com mock-up bộ nhận
diện lên 1 số sản phẩm để hình dung tổng quan. Khi
tới phần in ấn, chất liệu sử dụng thì hãy tham khảo
thêm ý kiến của nhà in bới họ có kinh nghiệm làm
việc chuyên môn hơn mình.
Tự tạo bộ nhận diện đơn giản qua các yếu tố: logo, bảng màu,
bảng fonts và moodboard ý tưởng
FROM SUE

BẮT TAY VÀO XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

Cảm ơn các bạn đã cùng mình đi qua những kiến thức nền tảng nhất về định nghĩa Xây dựng thương hiệu.
Giờ đây là lúc cùng nhìn lại toàn bộ và bắt tay vào công việc chứ không chỉ dừng lại ở lý thuyết nữa.

Xây dựng thương hiệu không phải là bạn hoàn thành những bước nghiên cứu và tạo dựng, set-up ban đầu
là xong. Mà nó sẽ theo chân chúng ta trong suốt cuộc hành trình dài. Chỉ cần doanh nghiệp đang tồn tại
và phát triển, thì công việc Xây dựng thương hiệu vẫn phải được củng cố và tiếp diễn.

Nhưng nếu bạn không bắt đầu từ những bước nhỏ nhất bây giờ thì sẽ chẳng bao giờ có bước phía sau cả.
Nên nếu bạn đã đọc tới những dòng này rồi thì hãy bắt tay vào làm luôn nhé.

Dưới đây là danh sách những việc cần làm ở giai đoạn đầu khởi sự với chi phí 0đ hoặc những chi phí rất
thấp mà bạn có thể thực hiện ngay bây giờ, ngay tại nơi bạn đang ngồi đọc trang tài liệu này.

Hãy thực hiện luôn rồi nhìn lại những kiến thức ở những trang trước để đánh giá lại tổng quan những công
việc mình đã thực hiện cũng như suy nghĩ kỹ hơn, định hình rõ hơn. Mình đoán rằng sau 2-3 lần chỉnh sửa
thì bạn sẽ nhìn ra hình hài, cốt lõi thương hiệu bạn đang muốn xây dựng một cách rõ ràng hơn đấy.
CHECKLIST
Mục tiêu thương hiệu rõ ràng

Giá trị thương hiệu

Phong cách thương hiệu

Câu chuyện thương hiệu

Điểm khác biệt độc nhất

Vị trí thương hiệu và đối thủ cạnh tranh

Tập khách hàng mục tiêu

Tông giọng thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu


FROM SUE

BRAND GUIDELINES

Nếu bạn đã làm được hết những việc ở checklist trang trước rồi nhưng chưa biết cách sắp xếp như thế
nào để có thể truyền đạt cho đội ngũ của mình được rõ ràng, để tất cả mọi người cùng có chung 1 tầm
nhìn, 1 quan điểm. Vậy thì bạn có thể tham khảo những trang phía sau đây.

Đây là 1 phần Bảng hướng dẫn sử dụng thương hiệu (brand guidelines) của Caffeine Studio, là tài liệu
nội bộ của thương hiệu mình trước giờ chưa từng công khai bên ngoài. Nên hi vọng mọi người sử dụng
như 1 bước tham khảo để hướng dẫn cho nội bộ của mọi người thôi chứ không đăng lại ra ngoài trên bất
kỳ nền tảng mạng xã hội nào nhé.

Phần tài liệu về Thương hiệu tới đây cũng đã kết thúc, Sue hi vọng rằng tất cả những gì Sue chia sẻ sẽ
một phần nào đó có ích cho mọi người trên hành trình kinh doanh có lẽ sẽ rất dài sau này.

From Sue with love ~


BRAND STORY
Caffeine Studio được thành lập năm 2017, là thương hiệu
thời trang nữ hướng tới đối tượng khách hàng là dân văn
phòng đang đi làm và yêu thích thời trang hiện đại.

Lấy cảm hứng từ cuộc sống thành thị bận rộn, tinh thần
xuyên suốt của thương hiệu hướng tới sự hiện đại, tối giản
nhưng vẫn thời thượng để bắt kịp nhịp sống luôn thay đổi.
Những sản phẩm của Caffeine Studio được thiết kế và sản
xuất với quy trình nội bộ khép kín để tạo ra những sản
phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Sản phẩm chủ đạo của
Caffeine là những thiết kế áo, váy, chân váy dễ mặc, dễ
phối cho việc đi làm, đi chơi thường ngày. Những bộ sưu
tập được ra mắt theo mùa với tần suất 2-3 tháng/BST.
BRAND SLOGAN

#BeAddictive #WearCaffeine
Mặc đồ Caffeine và trở nên thu hút

Thiết kế hiện đại, tối giản và chất


lượng để sử dụng lâu dài
TẦM NHÌN VÀ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

Trở thành thương hiệu thời trang


bền vững với những thiết kế có thể
sử dụng lâu dài qua nhiều mùa,
nhiều năm mà không bị lỗi mốt.

Mang đến cho khách hàng những


bộ đồ luôn hợp thời trong nhiều
hoàn cảnh với chất lượng cao. Giúp
khách hàng giảm bớt những món
đồ không cần thiết trong tủ quần
áo.
KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU

Nữ giới từ 25-35 tuổi, đang đi làm và có thu nhập ổn định. Khách hàng theo đuổi
phong cách thời thượng, hiện đại nhưng yêu thích sự đơn giản, không quá cầu kỳ.
PHÂN KHÚC THƯƠNG HIỆU

Phân khúc giá tầm trung với tập khách hàng mục tiêu, giá trị sản phẩm trung bình
500-700k/ sản phẩm áo hoặc chân váy, dòng sản phẩm basic giá 300-400k/ sp,
dòng sản phẩm váy cao cấp giá 800-1200k/ váy. Các thiết kế Premium đi tiệc, lễ
hội, áo khoác 1500-2200k/ sp.
BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

#FFFFF #00000 #FFC2AF

Bao gồm Logo, Phông chữ và Bảng màu thương hiệu


TÔNG GIỌNG THƯƠNG HIỆU
Tông giọng trang trọng, chuyên nghiệp,
lịch sự.
Không sử dụng từ ngữ quá thân mật,
suồng sã.
Phong cách viết bài gãy gọn, đề cập tới
các vấn đề chuyên môn như: màu sắc,
chất liệu, cách phối mix đồ giữa các sản
phẩm. Cấu trúc bài viết theo chuẩn, luôn
đặt link và thông tin thương hiệu, thông
tin sản phẩm rõ ràng.
Tông giọng giao tiếp lịch sự, lễ phép,
luôn trả lời gãy gọn, chính xác và đầy
đủ tất cả các vấn đề, yêu cầu từ phía
khách hàng.
THIẾT KẾ PACKAGING
SỬ DỤNG LOGO LÊN ẤN PHẨM TRUYỀN THÔNG
SỬ DỤNG FONT CHỮ LÊN ẤN PHẨM TRUYỀN THÔNG
THANK YOU

You might also like