Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

NHÓM CÂU 2 ĐIỂM


Câu 1 (2 điểm)
Một văn bản có phần đặt vấn đề được viết như sau:
Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà cũng vừa
thật thống nhất như ở Inđônêxia. Sự đa dạng và thống nhất đó được biểu hiện trên
nhiều yếu tố: từ địa hình, khí hậu tới thành phần dân tộc, từ đời sống con người tới
lịch sử văn hóa.
a. Xác định chủ đề của văn bản.
- Ca ngợi sự đa dạng và thống nhất của Indonesia
- Chủ đề bộ phận:
- Indonesia là một đất nước vừa đa dạng vừa thống nhất
- Những yếu tố tạo nên sự đa dạng và thống nhất của Indonesia
 Sự đa dạng và thống nhất về địa hình, khí hậu
 Sự đa dạng thống nhất về thành phần dân tộc
 Sự đa dạng thống nhất về đời sống con người
 Sự đa dạng thống nhất về lịch sử văn hóa

b. Chọn biến đổi một câu của phần đặt vấn đề trên thành ít nhất 2 cách diễn đạt
khác nhau sao cho đảm bảo được hiệu quả diễn đạt.
- Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà cũng vừa
thật thống nhất như ở Indonesia.
 Có lẽ trên thế giới hiếm có nước nào như indo vừa đa dạng mà cũng vừa
thống nhất
 có lẽ hiếm có nước nào trên thế giới vừa đa dạng và cũng vừa thật thống
nhất như indonesia
 Indonesia là một trong số ít những quốc gia vừa đa dạng mà cũng vừa thống
nhất trên thế giới.
 Thật khó để có thể tìm một đất nước nào khác vừa thật đa dạng mà cũng
vừa thật thống nhất như “ xứ sở vạn đảo” Indonesia

Câu 2 (2 điểm)
Đây là một phần hồi tưởng của nhà quay phim Nguyễn Văn Nẫm, kể về 12
ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”:
Sáng 18/12/1972, Xưởng phim nhận được tin Mỹ sẽ đánh bằng không lực.
Chiều ngày 18/12, ông Lê Huân, lúc đó là giám đốc kiêm tổng chỉ huy ở địa chỉ
122 Hoàng Hoa Thám họp với anh em quay phim. (…) Anh em được mang máy
quay bên mình như các chiến sỹ. Riêng quay phim chính và phụ quay không ai
được đi sơ tán. (…) Mục tiêu của quay phim là trực 24/24. Nếu ở đâu có bom rơi
đạn nổ là tới đó ghi lại. Bởi Mỹ đánh Hà Nội không biết bao nhiêu lâu nên giám
đốc phân công cứ sáng nay điều đi trận địa này trong thành phố, sáng mai lại điều
đi trận địa khác. Anh em quay phim thay nhau khắp thành phố”
a. Hãy tóm tắt lại nội dung đoạn văn trên.
- Đây là một phần hồi tưởng của nhà quay phim NVN, kể về 12 ngày đêm”điện
biên phủ trên không”.
- Đoạn văn trên kể về cuộc hành trình ngày đêm quay phim của nhà quay phim
Nguyễn Văn Nẫm với anh em quay phim đầy khốc liệt tại Hà Nội vào tháng
12/1975 khi Mỹ đang tiến hành chiến dịch không kích đối với Việt Nam
b. Nêu chủ đề của đoạn văn bằng cách đặt cho đoạn văn một tiêu đề phù hợp.
- Chủ đề: Nhiệm vụ của xưởng phim trong những ngày tháng chiến tranh khốc
liệt.
- Title: Nhiệm vụ của xưởng phim thời chiến
Câu 3 (2 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà loài người đang xích lại gần nhau
và sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới. Không một sức mạnh nào có thể
cản trở được chiều hướng này. Không một dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển
nếu không đặt mình trong sự tiến bộ chung, nếu không tiếp thu những thành tựu trí
tuệ của nhân loại. Trên lĩnh vực văn hóa, sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa
Đông và Tây lại trở thành một vấn đề cấp thiết. Trong bối cảnh đó, việc đánh giá
lại vai trò của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng và ảnh hưởng của nó trong xã hội
ngày nay đang có một ý nghĩa đặc biệt.
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp)
a. Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau: thời đại, cản trở, tiếp thu.
- Thời đại = kỷ nguyên/ giai đoạn/ chu kì lịch sử
- Cản trở = ngăn cản/ kìm hãm/ gián đoạn / hạn chế/ trì hoãn
- Tiếp thu = học hỏi/ tiếp nhận/ lĩnh hội/ nắm bắt/ thu nhận…
b. Diễn đạt lại câu “Chúng ta đang sống trong một thời đại mà loài người đang
xích lại gần nhau và sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới” bằng ít nhất 3
cách khác nhau.
- Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà loài người đang dần gắn kết lại gần
nhau và sự giao lưu văn hóa đang diễn ra trên toàn thế giới.
 Chúng ta đang sống trong thời kì mà nhân nhân loại xích lại gần nhau và sự
giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới
 Chúng ta đang sống tại thời kì mà loài người đang sát lại gần nhau và sự
giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới
 Nhân loại đang sống trong thời đại ngày càng xích lại gần nhau và sự giao
lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới
 Trong kỷ nguyên số hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự gắn kết của các
dân tộc và văn hóa từ khắp nơi trên thế giới.
 Thời đại hiện tại đang chứng kiến sự gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa con
người và cuộc giao lưu văn hóa diễn ra trên quy mô toàn cầu.
 Trong thời đại hiện nay, sự liên kết và tương tác giữa các quốc gia và nền
văn hóa đã trở nên ngày càng phổ biến và sâu rộng.

Câu 4 (2 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Cho dù thế nào chăng nữa, trong dòng chảy của sự phát triển đô thị hiện nay,
phố cổ Hà Nội vẫn cần giữ những nét cổ kính lãng mạn, trầm tư như vốn có. Đừng
phá đi không gian trên những con phố cổ.
a. Đoạn văn trên cần phải có sự liên kết với nội dung (hoặc những nội dung)
nào trước đó?
- Đoạn văn trên cần phải có sự liên kết với nội dung về sự tác động của sự phát triển
đô thị hiện nay đã một phần làm ảnh hưởng đến nét đẹp cổ xưa của con phố cổ Hà Nội
b. Hãy xác định chủ đề của văn bản có đoạn văn trên.
Chủ đề :
- Gìn giữ những con phố cổ ở Hà Nội
- phố cổ HN- nét đẹp cần gìn giữ
- Gìn giữ nét đẹp vốn có của nét đẹp Hà Nội.
- Việc bảo tồn và giữ gìn không gian phố cổ Hà Nội trong bối cảnh phát triển
đô thị hiện nay.
Câu 5 (2 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Chúng ta phải chống bệnh chủ quan, chống bệnh hẹp hòi, đồng thời cũng phải
chống thói ba hoa. Vì thói này cũng hại như hai bệnh kia. Vì ba thứ đó thường đi
với nhau. Vì thói ba hoa còn, tức là bệnh chủ quan và bệnh hẹp hòi cũng chưa khỏi
hẳn. (Dẫn theo X Y Z, “Sửa đổi lối làm việc, NXB Sự Thật, H. 1995)
Đoạn văn trên thuộc loại hình văn bản nào? Tại sao?
 Văn bản trên thuộc loại hình văn bản chính luận
 Vì đoạn văn trên thẻ hiện một thái độ rõ ràng và trực tiếp thái độ của tác giả.
Đoạn văn trên đã tuyên truyền, thuyết phục, động viên mọi người,phải
chống các căn bệnh. Về tính chất thì đoạn văn bản trên có tính lập luận, công
khai, truyền cảm, từ ngữ toàn dân có tính phổ cập cao.

NHÓM CÂU 3 ĐIỂM

Câu 6 (3 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà loài người đang xích lại gần nhau
và sự giao lưu văn hóa diễn ra trên toàn thế giới. Không một sức mạnh nào có thể
cản trở được chiều hướng này. Không một dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển
nếu không đặt mình trong sự tiến bộ chung, nếu không tiếp thu những thành tựu trí
tuệ của nhân loại. Trên lĩnh vực văn hóa, sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa
Đông và Tây lại trở thành một vấn đề cấp thiết. Trong bối cảnh đó, việc đánh giá
lại vai trò của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng và ảnh hưởng của nó trong xã hội
ngày nay đang có một ý nghĩa đặc biệt.
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp)
a. Nêu ý chính của đoạn văn trên.
Con người trên thế giới đang ngày xích lại gần nhau hơn và có sự giao lưu văn hóa
giữa các nước. Các dân tộc muốn tồn tại và phát triển cần đặt mình trong sự tiến bộ
chung. Trong bối cảnh đó, ý nghĩa của việc đánh giá lại vai trò của nho giáo trong lịch
sử và ảnh hưởng của nó trong xã hội
b. Chỉ rõ các biểu hiện liên kết nội dung và liên kết hình thức trong đoạn văn.
- Liên kết nội dung: Đoạn văn liên kết sự sống trong hiện tại với sự giao lưu
văn hóa toàn cầu. Nó cũng liên kết sự tiến bộ chung của loài người với trí tuệ của
nhân loại. Liên kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa đông và tây và đánh giá vai trò
của Nho Giáo trong lịch sử tư tưởng và ảnh hưởng của nó trong xã hội ngày nay
- Liên kết hình thức: Đoạn văn sử dụng phương thức lặp, các từ ngữ và cấu trúc
câu để tạo liên kết hình thức:
 Để kết nối ý kiến trái ngược dùng từ ngữ “ nhưng” ("Không một sức mạnh
nào có thể cản trở được chiều hướng này. Không một dân tộc nào có thể tồn
tại và phát triển...")
 Câu chuyển tiếp từ “ Trên lĩnh vực văn hóa” cũng tạo ra một liên kết hình
thức giữa các ý kiến
. + Phương thức lặp:
 Như lặp từ vựng “Không một sức mạnh nào có thể cản trở được chiều
hướng này. Không một dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển nếu
không đặt mình trong sự tiến bộ chung, nếu không tiếp thu những
thành tựu trí tuệ của nhân loại.”
“ Trên lĩnh vực văn hóa, sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa
Đông và Tây lại trở thành một vấn đề cấp thiết”
 Lặp ngữ pháp : “Không một sức mạnh nào có thể cản trở được chiều
hướng này. Không một dân tộc nào có thể tồn tại và phát triển nếu
không đặt mình trong sự tiến bộ chung, nếu không tiếp thu những
thành tựu trí tuệ của nhân loại.”

c. Đặt tiêu đề cho đoạn văn trên.


“Sự giao lưu văn hóa toàn cầu và vai trò của Nho giáo trong xã hội ngày nay”
Câu 7 (3 điểm)
Cho đoạn văn sau đây:
Ngay từ thế kỷ XI – XII, ở các bờ biển Pháp, Anh và Xcôtlen, người ta đã biết
lợi dụng thủy triều để làm chuyển động cối xay bột, thế mà chỉ mới hơn 30 năm trở
lại đây người ta mới tạo ra những trạm điện thủy triều. So với thủy điện trên sông,
điện thủy triều có một số điểm ưu việt. Điện sông còn có mùa khô, mùa cạn, thời
tiết tác động nên sản lượng điện không đều. Trong khi đó, thủy triều cho ta một
điện năng tương đối ổn định. Tất nhiên hoạt động của nhà máy điện dùng năng
lượng thủy triều cũng có những phức tạp riêng, vì thủy triều lại liên quan đến quy
luật vận hành của mặt trăng. Ngoài ra, sóng to, gió lớn, bão biển cũng ảnh hưởng
đến nguồn năng lượng này. Các nhà năng lượng học cũng tiên đoán một viễn cảnh
đẹp đối với ngành năng lượng thủy triều. Trong tương lai, điện thủy triều sẽ có một
vị trí đáng kể trong việc cung cấp điện năng.
(Đào Xuân Cường, Vũ Đình Lạt – Địa lý giải trí)
a. Hãy chỉ ra loại hình văn bản của đoạn văn.
- Loại hình văn bản: Khoa học
- Bởi vì:
b. Bằng cách vận dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hãy viết lại đoạn văn (gạch
chân các từ ngữ đã thay thế).
Ngay từ thế kỷ XI – XII, ở các bờ biển Pháp, Anh và Xcôtlen, (người ta) con
người đã biết (lợi dụng) tận dụng thủy triều để làm chuyển động cối xay bột,
thế mà chỉ mới hơn 30 năm trở lại đây Con người mới phát minh những trạm
điện thủy triều. So với thủy điện trên sông, điện thủy triều có một số (điểm ưu
việt) ưu điểm. Điện sông còn có mùa khô, mùa cạn, thời tiết tác động nên sản
lượng điện không đều. Trái lại thủy triều cho ta một điện năng tương đối ổn
định. Tất nhiên hoạt động của nhà máy điện dùng năng lượng thủy triều cũng
có những khó khăn riêng, vì thủy triều lại liên quan đến quy luật hoạt
động của mặt trăng. Bên cạnh đó, sóng to, gió lớn, bão biển cũng tác
động đến nguồn năng lượng này. Các nhà năng lượng học cũng (tiên đoán) dự
đoán một viễn cảnh đẹp đối với ngành năng lượng thủy triều. Trong tương lai,
điện thủy triều sẽ có một vị trí đáng kể trong việc cung cấp điện năng.
Câu 8 (3 điểm)
Hãy sắp xếp lại trật tự các câu sau để hoàn thành một đoạn văn chuẩn, giải thích
ngắn gọn về lý do sắp xếp đó:
a. Nói như vậy, có nghĩa là, một từ mới hay một thuật ngữ mới, khi được dùng
trên báo chí hay các chương trình phát thanh và truyền hình thì thường đã được
chuẩn hóa về mặt ngữ âm, cách viết, về mặt ngữ nghĩa, cảnh huống sử dụng.
b. Vai trò quan trọng khác của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc
phát triển ngôn ngữ là việc chuẩn hóa ngôn ngữ.
c. Hoặc có những từ trước đó công chúng dùng chưa đúng, phát âm hay viết
chưa đúng, nhưng nay qua các phương tiện thông tin đại chúng, họ đã tự sửa được
những sai sót đó.
d. Người nghe hay độc giả khi tiếp thu các từ mới này đã tiếp thu ngay dạng
chuẩn của nó và cách sử dụng.
(Phỏng theo Nguyễn Khuê – Chính sách ngôn ngữ ở Cộng hòa Philippin)
Sắp xếp: b-a-d-c
Giải thích:
 Câu chủ đề là câu thâu tóm toàn bộ tư tưởng nội dung của đoạn văn mang ý
nghĩa khái quát. Trong 4 câu trên chỉ có câu b là câu duy nhất đáp ứng được
tiêu chí này. Đoạn văn viết theo lối diễn dịch, xoay quanh chủ đề: vai trò của
việc chuẩn hóa ngôn ngữ
 Câu a tiếp nối để làm sáng tỏ, giải thích một cách dễ hiểu cho câu chủ đề.
 Lần lượt câu d, c là những lập luận kết cấu chặt chẽ để chứng minh bổ nghĩa
cho câu a

Câu 9 (3 điểm)
Sau đây là phần kết thúc của một văn bản:
Không phải cả Châu Âu muốn thắt chặt kiểm soát biên giới. Sự kiện “đóng
cửa” biên giới từng phần ngay trong những ngày tuyết rơi dày này tại Cựu lục địa
dường như chỉ là một giải pháp tình thế trong cơn khẩn cấp. Dòng người di cư đổ
vào châu Âu đang vượt lên trên khả năng kiểm soát của từng quốc gia đơn lẻ. Đây
là lý do EU buộc phải để một số quốc gia tham gia Schengen (Hiệp ước về tự do đi
lại Schengen) tái kiểm soát biên giới trong hai năm như một cách bảo vệ một Châu
Âu không biên giới”
(Dẫn theo Hà Nội Mới, thứ 5, ngày 28 tháng 1 năm 2016)
a. Xác định chủ đề của văn bản có phần kết thúc như trên. Từ chủ đề vừa xác
định, anh/ chị hãy đặt tiêu đề cho văn bản.
- Chủ đề: Nguyên nhân cả Châu Âu muốn thắt chặt việc kiểm soát biên giới.
- Title của văn bản: Đóng cửa biên giới, châu Âu ngoảnh mặt làm ngơ
b. Hãy tìm từ, ngữ có thể thay thế cho các từ/ cụm từ sau: thắt chặt, đóng cửa,
cơn khẩn cấp, vượt lên khả năng kiểm soát.
- Các từ ngữ có thể thay thế:
+ Thắt chặt = tăng cường
+ Đóng cửa = khép lại, đóng lại dần, chặn, không cho người di cư vào
+ Cơn khẩn cấp = tình huống khẩn cấp/ cơn nguy cấp/ lúc bấp bênh
+ Vượt lên khả năng kiểm soát = đi quá kiểm soát/ vượt quá tầm kiểm soát
Câu 10 (3 điểm)
Hãy phát hiện lỗi và chữa lại đoạn văn sau bằng các cách khác nhau:
Với bộ răng khỏe cứng, loài nhện này có thể cắn thủng cả giầy da. Thế nhưng
mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất.
Hiện nay, người ta đang thử tìm cách bắt chúng để điều trị cho những người bị nó
cắn.
1. Lỗi thay thế, từ "nó" trong câu 2 không thể thay thế cho loài nhện.

Với bộ răng khoẻ cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện
pháp chống lại chúng vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất. Hiện nay,
người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó
cắn.

 Sửa: thay"nó "bằng "chúng"

2. Lỗi lạc chủ đề, câu thiếu sự liên kết. Câu đầu tiên đang nói về đặc điểm của hàm
răng loài nhện, câu thứ 2 đã chuyển luôn sang biện pháp.
3. Có thể sửa lại như sau: “Với bộ răng khỏe cứng, loài nhện này có thể cắn thủng
cả da dầy. Dạo gần đây chúng xuất hiện ngày càng nhiều, ảnh hưởng lớn đến đời
sống con người. Không chỉ …đồ vật mà chúng còn tấn công cả con người. Thế
nhưng mọi biện pháp chống lại chúng vẫn chưa có hiệu quả vì chúng sống sâu
dưới mặt đất. Hiện nay, người ta đang thử tìm nhiều loại cách khác nhay để điều trị
cho những người bị nó cắn.”
4. Lỗi thiếu sự chuyên nghiệp và dùng từ không đúng về nghĩa
Sửa “Với nọng độc của mình loài nhện có thể gây chết người. Chính vì vậy các nhà
khoa học đang tìm phương pháp điều trị cho người bị cắn dựa trên mức độ độc
trong răng của chúng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong việc nghiên cứu
chúng vì đặc thù sống sâu dưới đất”

Câu 11 (3 điểm)
Hãy chỉ ra lỗi và chữa lại đoạn văn sau bằng các cách khác nhau:
Muốn bảo vệ môi trường, trước hết, ta phải hiểu môi trường là gì. Môi
trường là mọi thứ bao quanh ta. Nó gồm hai loại: môi trường trong cơ thể và môi
trường ngoài cơ thể.
- Lỗi mâu thuẫn về ý, câu chủ đề chưa rõ, ( lỗi diễn đạt về câu)
Sửa: “ Để bảo vệ môi trường, trước tiên, chúng ta cần phải hiểu môi trường là gì.
Môi trường bao gồm tất cả những gì xung quanh chúng ta. Môi trường có hai loại:
môi trường bên trong cơ thể và môi trường bên ngoài cơ thể”

Câu 12 (3 điểm)
Chỉ ra lỗi và chữa lại đoạn văn sau bằng các cách khác nhau:
Không có máu, trái tim của muôn loài sẽ ngừng đập. Thế giới hoang vu,
lạnh cóng vì cái chết hãi hùng sẽ ngự trị muôn đời. Vì thế, máu – tình yêu và sự
sống là sự thật không thể tách rời. Vì thế, hiến máu nhân đạo luôn là một nghĩa cử
cao đẹp.
- Chủ đề đoạn văn nằm cuối câu: nói về hiến máu nhân đạo, phía trên nói về sự
sống và vai trò của máu
→ Thiếu hụt chủ đề, thiếu sự chuyển tiếp: câu 1 nói sự sống, câu 2 vai trò của máu
với sự sống, câu 3 nói về máu tình yêu và sự sống, vậy là thiếu hụt chủ đề dẫn đến
thiếu sự chuyển tiếp
Ngoài ra còn có lỗi về dùng câu, lỗi về dùng từ, lỗi mâu thuẫn về ý:
Sửa: “Trái tim muôn loài sẽ ngừng đập nếu không có máu. Thế giới sẽ trở
nên hoang vu, lạnh cóng vì cái chết hãi hùng sẽ ngự trị muôn nơi. Máu như biểu
tượng của tình yêu và sự sống, hai thứ không thể tách rời trong cuộc sống của
chúng ta. Vì thế, hiến máu nhân đạo được coi là nghĩa cử cao đẹp, không chỉ là
tình yêu trao đi để gắn kết con người ta với nhau mà còn là hành động cứu sống
lẫn nhau”

NHÓM CÂU 5 ĐIỂM

Câu 13 (5 điểm)
Thầy giáo Lê Trung Dũng (Văn Chấn – Yên Bái) chia sẻ: “Điều quan trọng
nhất không phải là kết quả mà là mình đã nỗ lực để đạt kết quả đó”
(Nguồn: dantri.net)
Lập đề cương sơ lược cho văn bản về nội dung trên. Chọn một thành tố
trong đề cương để viết thành một văn bản hoàn chỉnh trong khoảng 20 câu.
- Đề cương sơ lược cho văn bản về nội dung trích dẫn trên:
A. Giới thiệu:
- Ngắn gọn trình bày về câu chia sẻ của Thầy giáo Lê Trung Dũng.
- Đưa ra tình huống hoặc ví dụ cụ thể để minh họa ý nghĩa của câu chia sẻ.
B. Bàn luận vấn đề
Triển khai:
- Tường thuật câu chia sẻ của Thầy giáo Lê Trung Dũng.
- Thảo luận về ý nghĩa sâu xa của câu chia sẻ và tầm quan trọng của việc nỗ lực.
Ví dụ cụ thể: Đưa ra một ví dụ cụ thể trong cuộc sống thực để làm rõ ý nghĩa của việc nỗ
lực và kết quả.
Ảnh hưởng và mở rộng:
- Trình bày về cách câu chia sẻ này có thể ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống và thành
công của mỗi người.
- Đưa ra gợi mở về việc áp dụng ý nghĩa của câu chia sẻ này trong cuộc sống hàng ngày
và đề xuất một số hướng thực hiện.
C. Kết luận:Tóm tắt ý chính của văn bản.
- Đưa ra nhận định cuối cùng về sự quan trọng của việc nỗ lực và nhấn mạnh lại ý nghĩa
của câu chia sẻ của Thầy giáo Lê Trung Dũng.

Thành tố được chọn: Ý nghĩa của việc nỗ lực và sự quan trọng của việc không chỉ tập
trung vào kết quả.
Trong cuộc sống, ý nghĩa của việc nỗ lực và sự quan trọng của việc không chỉ tập trung vào kết
quả được thể hiện rõ qua câu chia sẻ của Thầy giáo Lê Trung Dũng. Khi ta đặt trọng tâm vào quá trình nỗ
lực, ta tạo ra một tinh thần kiên nhẫn, kiên trì và sẵn sàng vượt qua khó khăn. Thực tế, việc nỗ lực chính
là chìa khóa để vượt qua trở ngại và đạt được thành công thực sự. Một người chỉ có thể biết thực sự đánh
giá mình khi đã trải qua một quá trình nỗ lực và cống hiến không ngừng. Kết quả cuối cùng chỉ là một
phần của hành trình, nhưng việc ta học hỏi, phát triển và vượt qua bản thân trong quá trình đó mới thật sự
quan trọng. Hiểu rõ điều này, ta không chỉ tập trung vào thành tích bên ngoài, mà còn chú trọng đến sự
trưởng thành và phát triển cá nhân. Việc nỗ lực không chỉ đem lại thành công, mà còn đem lại sự tự tin,
kiến thức và kỹ năng mới. Thế giới luôn trân trọng những người có tinh thần nỗ lực và không ngừng học
hỏi, bởi họ biết rằng kết quả sẽ đến một ngày, nhưng hành trình nỗ lực là những gì định hình con người và
đem lại giá trị thực sự. Vì vậy, hãy không ngừng nỗ lực và hướng tới sự trưởng thành, bởi đó là chìa khóa
của thành công thực sự trong cuộc sống.

Câu 14 (5 điểm)
Lập đề cương sơ lược cho chủ đề sau:
Bàn về hiện tượng “lẩu” văn hóa trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Trình bày quan điểm của anh/ chị qua một bài viết ngắn khoảng 25 câu theo
phương thức lập luận so sánh.
Lập đề cương sơ lược cho chủ đề sau:
Bàn về hiện tượng “lẩu” văn hóa trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Trình bày quan điểm của anh/ chị qua một bài viết ngắn khoảng 25 câu theo
phương thức lập luận so sánh.
Đề cương sơ lược
A. Đặt vấn đề: dẫn dắt vào vấn đề và thể hiện thái độ bàn luận
B. Giải quyết vấn đề
1. Giải thích:
1.1 văn hóa là gì
1.2 lẩu văn hóa là gì
1.3 ý nghĩa câu nói là gì
2. bình luận
2.1 thực trạng hỗn tạp văn hóa VN
2.2 nguyên nhân của tình trạng
2.3 tác động của lẩu văn hóa
2.4 hệ quả để lại
3. mở rộng vấn đề
3.1 tính hai mặt của việc đan xen văn hóa
3.2 giải pháp, bài học “ hòa nhập nhưng k hòa tan”
C. kết thúc vấn đề: khẳng định tính cấp thiết của vấn đề và nhấn mạnh bài
học rút ra
Trả lời:
Đề cương sơ lược cho chủ đề "Bàn về hiện tượng 'lẩu' văn hóa trong xã hội Việt Nam hiện nay"
và viết một bài viết ngắn khoảng 25 câu theo phương pháp lập luận so sánh:
I. Giới thiệu:
-Trình bày về sự phổ biến của hiện tượng "lẩu" văn hóa trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Đặt vấn đề và trình bày mục tiêu của bài viết: so sánh giữa "lẩu" văn hóa và văn hóa truyền
thống.
II. Phân tích "lẩu" văn hóa:
 Định nghĩa và giải thích hiện tượng "lẩu" văn hóa.
 Liệt kê các ví dụ cụ thể về những biểu hiện của "lẩu" văn hóa trong xã hội Việt Nam.
 Trình bày những hậu quả tiêu cực của "lẩu" văn hóa đối với cá nhân và xã hội.
III. Phân tích văn hóa truyền thống:
 Định nghĩa và giải thích văn hóa truyền thống.
 Liệt kê các ví dụ cụ thể về những giá trị và phẩm chất tích cực trong văn hóa truyền
thống của Việt Nam.
 Trình bày những lợi ích và vai trò của văn hóa truyền thống trong việc duy trì đạo đức và
sự gắn kết trong xã hội.
IV. So sánh "lẩu" văn hóa và văn hóa truyền thống:
 Đưa ra các điểm tương đồng và khác biệt giữa hai loại văn hóa này.
 Phân tích tác động của "lẩu" văn hóa đối với sự đồng nhất và ổn định của xã hội so
với văn hóa truyền thống.
 Nêu ra quan điểm cá nhân về sự ưu tiên và khuyến khích phát triển văn hóa truyền
thống trong xã hội Việt Nam.
V. Kết luận:
Tóm tắt lại quan điểm cá nhân và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát triển
văn hóa truyền thống đồng thời phê phán hiện tưởng “ lẩu” văn hóa
 Khuyến nghị một số biện pháp để đối phó với hiện tượng "lẩu" văn hóa và tạo điều kiện
cho sự phát triển bền vững của văn hóa truyền thống.
Viết đoạn văn:
Hiện tượng "lẩu" văn hóa đã trở nên phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện nay. Tuy
nhiên, để có một cuộc sống văn minh và phát triển, ta cần so sánh "lẩu" văn hóa với văn hóa
truyền thống.
"Lẩu" văn hóa thể hiện sự thiếu tôn trọng và chú trọng vào hình thức hơn nội dung. Nó
xuất hiện qua những hiện tượng như tôn vinh hình ảnh cá nhân, sự hào nhoáng và việc ưu
tiên giá trị vật chất. Trái ngược lại, văn hóa truyền thống tôn vinh giá trị về đạo đức, sự gắn
kết và lòng biết ơn.
"Lẩu" văn hóa gây ra những hậu quả tiêu cực cho cá nhân và xã hội. Nó tạo ra
một môi trường cạnh tranh và không lành mạnh, làm mất đi sự đồng lòng và sự chia
sẻ. Trong khi đó, văn hóa truyền thống giúp xây dựng lòng tin, sự chia sẻ và sự đồng cảm,
tạo ra một môi trường sống hài hòa và gắn kết.
So sánh giữa "lẩu" văn hóa và văn hóa truyền thống, ta thấy rằng sự ưu tiên và
khuyến khích phát triển văn hóa truyền thống là cần thiết. Văn hóa truyền thống mang đến
những giá trị đích thực, góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Để đạt được
điều này, ta cần tăng cường giáo dục văn hóa và gìn giữ những phẩm chất truyền thống
của dân tộc. Và đặc biệt phê phán những hiện tượng “lâu” văn hóa ích kỉ, gây thiệt hại
đến xã hội và con người
Trên hết, việc so sánh giữa "lẩu" văn hóa và văn hóa truyền thống giúp ta nhận thức rõ
về tầm quan trọng của việc gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống. Đó chính là cơ sở
để xây dựng một xã hội văn minh, đoàn kết và phát triển bền vững.

Câu 15 (5 điểm)
Lập đề cương chi tiết cho văn bản có tiêu đề như sau:
Rộng mở cánh cửa hội nhập: Tận dụng để bứt phá
Triển khai một ý trong đề cương thành đoạn văn dài 20 câu theo phương
thức lập luận phản đề.
A.Đặt vấn đề : Thực trạng về tình hình hội nhập của Việt Nam, làm thế nào để tận dụng những
lợi thế, những cơ hội đó để bứt phá và phát triển
B. Giải quyết vấn đề
1. Giải thích
Hội nhập là gì: Là quá trình liên kết, gắn kết giữa các chủ thể quốc tế với nhau thông
qua việc tham gia các tổ chức, cơ chế hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của mỗi
chủ thể, nhằm tạo thành tập hợp sức mạnh tập hợp giải quyết những vấn đề chung mà các bên
cùng quan tâm, bao gồm các lĩnh vực khác của đời sống xã hội
2. Lý do để bứt phá
2.1. Khoa học kĩ thuật phát triển
Sự phát triển của KHKT công nghệ và nền kinh tế thị trường dẫn đến những sự phát
triển sự mới mẻ trong quan hệ sản xuất
2.2. Điều kiện phát triển
Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền có điều kiện phát triển không giống nhau, đòi hỏi các quốc
gia mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy quá trình hội
nhập quốc tế
2.3. Những khó khăn
Các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính đến những chuyển biến về kinh tế trên phạm vi
toàn cầu, đồng thời quá trình xã hội hóa và phân công lao động ở mức cao đã vượt khỏi phạm
vi biên giới quốc gia dẫn đến việc hợp tác ngày càng sâu sắc giữa các quốc gia theo hình thức
song phương, tiểu khu vực, khu vực toàn cầu trong những mối quan hệ hợp tác
3. Tác động của hội nhập
3.1. Tác động tích cực
- Tạo điều kiện và tăng cường phát triển có quan hệ thương mại, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc
thiết lập và phát triển quan hệ song phương, khu vực và đa phương.
- Hình thức cơ cấu kinh tế quốc tế mới, những ưu thế về quy mô, nguồn lực phát triển,
tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư, gia tăng phúc lợi xã hội
- Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu KHCN, đổi mới cơ cấu và cơ
chế quản lý nền kinh tế, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến
- Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với luật
pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập quốc tế.
3.2. Tác động tiêu cực
- Tạo sức ép giữa các thành viên khi tham gia hội nhập
- Tạo ra 1 số thách thức với quyền lực nhà nước
- Tăng nguy cơ bản sắc dân tộc,văn hóa truyền thống bị xói mòn, lấn át bởi văn hóa
nước ngoài
- Gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia,dịch bệnh, di
dân, nhập cư bất hợp pháp
4. Bài học kinh nghiệm cần rút ra khi hội nhập quốc tế
C. Kết thúc vấn đề
Khẳng định sự cần thiết của hội nhập quốc tế trong hoàn cảnh hiện nay, nhấn mạnh
những bài học kn cần rút ra
Trả lời:
Đề cương chi tiết cho văn bản có tiêu đề "Rộng mở cánh cửa hội nhập: Tận dụng để bứt phá"
và triển khai một ý trong đề cương thành đoạn văn dài 20 câu theo phương pháp lập luận phản
đề:
I. Giới thiệu:
 Nhắc đến ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rộng mở cánh cửa hội nhập trong xã hội
hiện đại.
 Trình bày mục tiêu của bài viết: phản đối và bàn luận về các quan điểm phản đối hội
nhập.
II. Phản đề: Quan điểm phản đối hội nhập:
Trình bày các quan điểm phản đối hội nhập như sợ mất đặc trưng văn hóa, sự phụ thuộc và bị
áp đặt từ bên ngoài.
Liệt kê các ví dụ cụ thể về những hậu quả tiêu cực của hội nhập đối với người dân và nền kinh
tế.
III. Phản bác phản đề: Tận dụng để bứt phá:
Đưa ra các lập luận phản bác với các quan điểm phản đối hội nhập.
Trình bày những lợi ích và tiềm năng mà việc rộng mở cánh cửa hội nhập mang lại cho đất
nước và con người.
Liệt kê các ví dụ thành công về tận dụng hội nhập để bứt phá và phát triển.
IV. Phân tích tầm quan trọng của sự bứt phá:
Trình bày những lợi ích và tầm quan trọng của việc bứt phá và phát triển trong bối cảnh hội
nhập.
Liệt kê các yếu tố quan trọng như tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống, và thúc
đẩy sự tiến bộ của xã hội.
V. Kết luận:
Tóm tắt lại quan điểm phản đối hội nhập và lập luận phản bác.
Đưa ra quan điểm cá nhân về sự ưu tiên và tận dụng cơ hội hội nhập để bứt phá và phát triển.
Khuyến nghị sự cân nhắc và sự linh hoạt trong việc rộng mở cánh cửa hội nhập, đồng thời tận
dụng và bứt phá để đưa đất nước đi vào một tương lai tươi sáng và phát triển bền vững.
Phản đề: Quan điểm phản đối hội nhập
Hiện nay, có một số người cho rằng việc rộng mở cánh cửa hội nhập có những hậu quả tiêu
cực đối với đất nước và con người. Theo quan điểm này, hội nhập có thể dẫn đến mất mát đặc
trưng văn hóa, với sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây áp lực lên văn hoá truyền thống.
Họ cảm thấy lo ngại rằng giá trị văn hóa truyền thống đang bị suy thoái và thậm chí biến mất
dưới sự tác động của văn hóa đa quốc gia. Điều này có thể làm mất đi nhận thức về bản sắc
dân tộc và làm suy yếu lòng tự hào dân tộc.
Một quan điểm phản đối khác liên quan đến sự phụ thuộc và bị áp đặt từ bên ngoài. Các nhà
phản đối cho rằng việc rộng mở cánh cửa hội nhập làm cho đất nước trở nên phụ thuộc vào
các quốc gia và tổ chức quốc tế. Họ cho rằng sự phụ thuộc này gây ra sự mất độc lập và tự chủ
của đất nước, vì chính sách và quyết định quan trọng đều được quyết định từ bên ngoài. Điều
này có thể làm mất đi sự tự do và quyền lựa chọn của người dân, khi họ phải tuân thủ các quy
tắc và yêu cầu của các tổ chức và quốc gia khác.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào một góc độ khác, chúng ta có thể nhận thấy rằng việc rộng mở cánh
cửa hội nhập cũng mang lại nhiều lợi ích và tiềm năng phát triển. Thay vì tương xứng với quan
điểm phản đối, chúng ta có thể tận dụng những cơ hội mà hội nhập mang lại để bứt phá và
phát triển. Thông qua việc tiếp thu và học hỏi từ các nền văn hóa khác
Câu 16 (5 điểm)
Hãy chỉ ra lỗi và chữa lại các đoạn văn sau bằng các cách khác nhau:
a. Tại trụ sở, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con để trao đổi ý kiến
về một số chính sách mới của Chính phủ. Mỗi lúc, bà con kéo đến hội trường một
đông.
Lỗi sai: một số, kéo đến hội trường
Sửa: Tại trụ sở, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ bà con để trao đổi ý kiến về
một số chính sách mới của Chính phủ. Mỗi lúc, bà con tham gia buổi gặp gỡ tại
trụ sở một đông
b. Về biển cũng vậy. Nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để, ví dụ như:
tần suất tiêu; tần suất tổ hợp mưa – lũ; không gian mưa; dao động mức nước
triều; sự biến đổi mức nước ngoài sông theo thời gian…Đó là những vấn đề rất
khó, phức tạp. Không thể giải quyết cùng một lúc. Đòi hỏi sự hợp lực của nhiều
nhà nghiên cứu, nhiều cơ quan quan tâm đầu tư tiền của thích đáng mới hy vọng
có kết quả sớm trong một ngày gần nhất.
Lỗi sai: về biển cũng vậy, Không thể, Đòi hỏi, sớm trong một ngày gần nhất
Sửa: . Nhiều vấn đề về biển chưa được giải quyết triệt để, ví dụ như: tần suất tiêu;
tần suất tổ hợp mưa – lũ; không gian mưa; dao động mức nước triều; sự biến đổi
mức nước ngoài sông theo thời gian…Đó là những vấn đề rất khó, phức
tạp. Những vấn đề này không thể giải quyết cùng một lúc, nó đòi hỏi sự hợp lực
của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều cơ quan quan tâm đầu tư tiền của thích đáng mới
hy vọng có kết quả trong thời gian sớm nhất
c. Trước đây, thiên nhiên thật phong phú, giàu đẹp ghê gớm, nhưng ngày nay,
nó còn giữ được sự phong phú giàu đẹp hay không? Chắc hẳn là không rồi. Vậy
ta phải làm một cái gì đó cho thiên nhiên chứ nhỉ.
Loại hình văn bản chính luận hoặc văn bản khoa học
- sai các từ: ghê gớm, hay không, chắc hẳn, cái gì đó, chứ nhỉ
- Sửa: Trước đây, thiên nhiên thật phong phú, giàu đẹp, nhưng ngày nay nó không
còn giữ được sự phong phú giàu đẹp. Vậy ta phải làm điều có ích cho thiên nhiên
Câu 17 (5 điểm)
Một bài viết trên báo X có tiêu đề như sau:
Sự mơ hồ lý tưởng trong một bộ phận không nhỏ của sinh viên Việt Nam
hiện nay – một thực trạng đáng báo động.
Anh/ chị hãy lập đề cương sơ lược cho nội dung trên và hãy bày tỏ quan điểm
của anh/ chị về vấn đề được nêu trong một đoạn văn dài khoảng 20 câu theo
phương thức lập luận nhân quả.
A. Đặt vấn đề: Thực trạng lý tưởng sống của sinh viên Việt Nam hiện nay
B. Giải quyết vấn đề
1. Khái niệm
- Lý tưởng sống: Là giá trị nguyên tắc, định hướng và suy nghĩ tích cực cho
mục tiêu của mình. Đặt những mục tiêu quan trọng đối với bản thân lên hàng
đầu
- Lý tưởng sống mơ hồ
- Biểu hiện lý tưởng sống: biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống. Vạch rõ
mục tiêu, nỗ lực, không buông xuôi chán nản khi thất bại.
2. Thực trạng
- Sống ỷ lại, k có mục tiêu, k định hướng
- Thích hưởng thụ, sống tự mãn
- Dẫn chứng: 1 số sinh viên k có lý tưởng sông dẫn đến thái độ sống buông
thả
3. Giải pháp
3.1 Tham gia các hoạt động trên trường, lớp sẽ hình thành cho mình lập
trường, tri thức cho bản thân để hình thành mục tiêu
3.2 Cần đạt ra mục tiêu cho bản thân
3.3 Tham gia các hoạt động vì cộng đồng
C. Kết thúc vấn đề: cần xác định rõ lý tưởng sống đúng đắn, phù hợp với mong
muốn của bản thân, k đi theo lý tưởng của ng khác
Trả lời: Đề cương sơ lược:
I. Giới thiệu:
Giới thiệu về tiêu đề bài viết và tác động của sự mơ hồ lý tưởng trong sinh viên
Việt Nam hiện nay.
II. Phân tích vấn đề:
 Trình bày về thực trạng sự mơ hồ lý tưởng trong một bộ phận không nhỏ
của sinh viên Việt Nam.
 Liệt kê các ví dụ và tình huống thực tế để minh họa vấn đề.( dẫn chứng)
 Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự mơ hồ lý tưởng trong sinh viên.
III. Hiệu ứng của sự mơ hồ lý tưởng:
 Đánh giá về tác động tiêu cực của sự mơ hồ lý tưởng đối với sinh viên và
xã hội.
 Nhấn mạnh những hệ lụy và hậu quả có thể xảy ra do sự mơ hồ lý tưởng.
IV. Phương pháp lập luận nhân quả:
 Trình bày các nguyên nhân gây ra sự mơ hồ lý tưởng trong sinh viên.
 Phân tích tác động và kết quả của sự mơ hồ lý tưởng đối với họ.
V. Quan điểm cá nhân:
 Bày tỏ quan điểm về vấn đề được nêu trong bài viết.
 Từ chối hoặc đồng ý với quan điểm của tác giả.
 Đưa ra lập luận và bằng chứng để ủng hộ quan điểm cá nhân.
VI. Kết luận:
 Tóm tắt lại quan điểm cá nhân về vấn đề sự mơ hồ lý tưởng trong sinh viên
Việt Nam.( liên hệ bản thân)
 Kết luận với những triển vọng hoặc đề xuất để giải quyết vấn đề này.
 Đoạn văn dài khoảng 20 câu theo phương thức lập luận nhân quả:
Sự mơ hồ lý tưởng trong một bộ phận không nhỏ của sinh viên Việt Nam hiện
nay là một thực trạng đáng báo động. Điều này có thể được hiểu là sự mất đi mục
tiêu rõ ràng và định hướng trong cuộc sống của sinh viên. Các sinh viên trở nên mơ
hồ và lơ đễnh với những ước mơ và lý tưởng mà họ từng có. Nguyên nhân
chính của sự mơ hồ lý tưởng này có thể là do áp lực và thách thức của xã hội
hiện đại.
Sự mơ hồ lý tưởng trong sinh viên có tác động tiêu cực đến cuộc sống và sự
phát triển của họ. Đầu tiên, nó làm mất đi động lực và tinh thần cống hiến của sinh
viên. Khi không có mục tiêu rõ ràng, sinh viên dễ bị lạc lối và không biết hướng đi
nào là đúng. Thứ hai, sự mơ hồ lý tưởng cản trở quá trình học tập và phát triển
cá nhân. Sinh viên thiếu sự tập trung và cam kết với học tập khi không có mục
tiêu cụ thể để đạt được. Thứ ba, sự mơ hồ lý tưởng ảnh hưởng đến sự lựa chọn
nghề nghiệp của sinh viên. Họ dễ bị lôi cuốn vào các ý tưởng và lý tưởng không
thực tế, dẫn đến việc chọn sai hướng nghề nghiệp và gặp khó khăn trong tương lai.
Nguyên nhân của sự mơ hồ lý tưởng trong sinh viên có thể là do áp lực và
thách thức của xã hội hiện đại. Xã hội ngày càng phức tạp và đa dạng, đòi hỏi
sinh viên phải đối mặt với nhiều tùy chọn và quyết định khó khăn. Các yêu cầu và
kỳ vọng từ gia đình, bạn bè, và xã hội gây áp lực lên sinh viên và làm cho họ mất
đi sự tự tin trong việc định hướng cho bản thân. Hơn nữa, sự phổ biến của công
nghệ và truyền thông cũng tác động đáng kể đến sự mơ hồ lý tưởng. Các thông
tin, hình ảnh, và giá trị được lan truyền nhanh chóng và rộng rãi, tạo ra những lý
tưởng không thực tế và khó đạt được.
Theo quan điểm cá nhân, sự mơ hồ lý tưởng trong sinh viên là một vấn đề
đáng quan ngại. Để giải quyết vấn đề này, cần sự chăm sóc và hỗ trợ từ gia đình,
trường học, và xã hội. Gia đình và trường học cần đóng vai trò quan trọng trong
việc xây dựng mục tiêu và định hướng cho sinh viên. Xã hội cần cung cấp những
tài nguyên và cơ hội để sinh viên khám phá và phát triển bản thân. Đồng thời, cần
thiết có sự tạo ra ý thức về thực tế và khả năng đạt được mục tiêu trong sinh viên.
Chỉ khi có sự kết hợp của tất cả các nhân tố này, chúng ta mới có thể giúp đỡ sinh
viên vượt qua sự mơ hồ lý tưởng và tiến tới thành công trong cuộc sống.
Với một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu và định hướng, sinh viên có thể tận
dụng tiềm năng của mình và bứt phá trong học tập, công việc, và cuộc sống. Sự mơ
hồ lý tưởng không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn tác động đến sự phát triển
của xã hội. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm và giải quyết vấn đề này một
cách nghiêm túc và có hành động thích đáng để tạo ra môi trường thúc đẩy sự rõ
ràng và định hướng trong sinh viên Việt Nam.
Câu 18 (5 điểm)
Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài “Khái niệm lạc quan” đã viết:
Lạc quan cũng là tin vào sức bản thân mình có thể đạt được mục tiêu chính
đáng mình đặt ra, mặc dầu có thể thất bại nhiều phen.
. Xây dựng đề cương chi tiết cho nội dung trên.
. Đặt vấn đề
 lạc quan là một thái độ sống tốt cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống
 Sự lạc quan giúp con người có được niềm tin để vượt qua thử thách
. Giải quyết vấn đề
. khái niệm
 Lạc quan là luôn sống vui vẻ, có thái độ sống tích cực trước
những biến cố của cuộc sống
 Lạc quan là nhìn nhận vấn đề và không đổ lỗi hay trốn tránh
vấn đề
 Lạc quan là luôn luôn nhìn ra kết quả tốt nhất trong bất kì tình
huống nào
 Ý nghĩa câu nói của giáo sư: Đó là tin vào sức mạnh của chính
bản thân mình có thể đạt được những gì mà mình mong muốn,
đặt ra trước đó cho dù nó có thể sẽ gặp những khó khăn và thất
bại
. Biểu hiện
 Có kế hoạch, mục tiêu, lý tưởng sống
 Hài lòng về những gì bản thân có, cố gắng, nỗ lực, vươn lên để mình tốt đẹp
hơn
. Ý nghĩa
 Truyền năng lượng tích cực cho người khác
 lạc quan giúp con người đến gần với thành công hơn
 giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp của cuộc sống
giúp cuộc sống muôn màu sắc hơn
. Mở rộng vấn đề
Trái lại với sự lạc quan, sự bi quan luôn đẩy con người vào tình thế khó khăn
buông xuôi trước hoàn cảnh, dễ chấp nhận thất bại. Khi lạc quan bạn sẽ nhìn thấy
cơ hội trong khó khăn và ngược lại khi bi quan bạn chỉ thấy khó khăn trong cơ hội
và sẽ bỏ lỡ những cơ hội đó
C. Kết thúc vấn đề: Khái quát vai trò, tầm quan trọng của vấn đề đồng thời rút ra
bài học cho bản thân
I. Giới thiệu
Giới thiệu về bài viết và tác giả.
Giới thiệu khái niệm "lạc quan" và ý nghĩa của nó trong cuộc sống.
II. Định nghĩa và thành phần của lạc quan
Định nghĩa lạc quan là sự tin vào khả năng của bản thân và niềm hy vọng về thành công.
Phân tích thành phần của lạc quan, bao gồm tin tưởng vào bản thân, mục tiêu chính đáng và
sẵn lòng đối mặt với thất bại.
III. Ý nghĩa của lạc quan
Trình bày về tầm quan trọng của lạc quan trong cuộc sống và công việc.
Nêu rõ tác động tích cực của lạc quan đến tinh thần, sức khỏe và hiệu suất làm việc.
IV. Tầm quan trọng của sự thất bại
Nhấn mạnh rằng sự thất bại là một phần không thể thiếu trong hành trình đạt được mục tiêu.
Trình bày về vai trò của sự thất bại trong việc học hỏi, phát triển kỹ năng và định hướng lại
chiến lược.
V. Ví dụ và chứng minh
Cung cấp ví dụ về những người nổi tiếng đã trải qua thất bại và lạc quan để đạt được thành
công lớn.
Trình bày các nghiên cứu và tư duy lý thuyết về lạc quan để minh chứng ý nghĩa và tác dụng
của nó.
VI. Kết luận
Tóm tắt lại ý nghĩa của lạc quan và tầm quan trọng của sự tin vào khả năng của bản thân.
Mời độc giả suy nghĩ về việc áp dụng lạc quan vào cuộc sống hàng ngày để đạt được mục tiêu
và sống hạnh phúc.
b. Triển khai một thành tố nội dung trong đề cương thành đoạn văn dài 20 câu theo phương
pháp lập luận Tổng - Phân - Hợp (kết hợp diễn dịch và quy nạp):
Lạc quan là sự tin vào sức bản thân mình có thể đạt được mục tiêu chính đáng mình đặt ra,
mặc dầu có thể thất bại nhiều phen. Lạc quan không chỉ là một tính cách tích cực mà còn là
một tư duy và thái độ sống. Nó đòi hỏi sự tự tin, lòng kiên nhẫn và khả năng đối mặt với thách
thức.
Sự lạc quan giúp chúng ta nhìn nhận cuộc sống và công việc với tầm nhìn rộng mở. Chúng ta
tin rằng khả năng và tiềm năng của bản thân không có giới hạn và chúng ta có thể vượt qua
mọi khó khăn. Tuy nhiên, lạc quan không có nghĩa là mù quáng và không chú trọng đến thực tế.
Chúng ta cần xác định những mục tiêu chính đáng và phù hợp với khả năng của mình.
Sự thất bại không phải là điểm dừng mà là bước tiến trong hành trình đạt được mục tiêu. Lạc
quan giúp chúng ta nhìn nhận sự thất bại như một cơ hội để học hỏi, phát triển kỹ năng và điều
chỉnh chiến lược. Những người thành công thường là những người biết đối mặt với sự thất bại
một cách lạc quan và không bỏ cuộc.
Để trở thành một người lạc quan, chúng ta cần phải rèn luyện lòng kiên nhẫn và sự tự tin.
Chúng ta cần tin rằng bản thân có khả năng vượt qua mọi khó khăn và khám phá tiềm năng
bên trong mình. Sự lạc quan không chỉ là một yếu tố cá nhân mà còn là một yếu tố xã hội quan
trọng. Một xã hội lạc quan sẽ thúc đẩy sự phát triển và sáng tạo.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng để duy trì tinh thần lạc quan. Cuộc sống có thể
mang đến những thách thức và khó khăn mà làm mất đi sự tin tưởng và hy vọng. Để duy trì sự
lạc quan, chúng ta cần có sự hỗ trợ và khích lệ từ người thân, bạn bè và cộng đồng xung
quanh.
Tóm lại, lạc quan là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống và công việc. Nó giúp chúng ta tin
vào khả năng của bản thân và niềm hy vọng về thành công. Sự lạc quan không chỉ đem lại sự
tự tin và lòng kiên nhẫn mà còn giúp chúng ta nhìn nhận sự thất bại như một bước tiến và cơ
hội để phát triển. Hãy rèn luyện tư duy lạc quan và sẵn lòng đối mặt với thách thức để bứt phá
và đạt được mục tiêu trong cuộc sống.
b. Triển khai một thành tố nội dung trong đề cương thành đoạn văn dài 20
câu theo phương thức lập luận Tổng – Phân – Hợp (kết hợp diễn dịch và quy
nạp).
Câu 19 (5 điểm)
Chỉ ra lỗi và chữa lại những đoạn văn sau bằng ít nhất hai cách khác nhau:
a. Dường như ham chơi cổ vật đã trở thành một căn bệnh nghiền. Anh
không sao bỏ được. Chợ hoa tết tôi vẫn gặp anh lảng vảng bên các quầy đồ cũ để
tìm mua những cái mà mình say sưa.
- từ sai về mặt nghĩa: ham chơi,thấy, lẳng vảng,cái, say sưa
- chữa:
+ dường như đam mê cổ vật đã trở thành một căn bệnh nghiền. anh k sao bỏ
được. Chợ hoa tết tôi vẫn thấy anh đến bên các quầy đồ cũ để tìm mua những
món đồ cổ mà mình yêu thích
+ dường như đam mê đồ cổ đã trở thành một căn bệnh nghiền. anh k thể bỏ
được. Chợ hoa tết tôi vẫn thấy anh đến bên các quầy đồ cổ để tìm mua những
món đồ mà mình đam mê
b. Đã 50 năm kể từ ngày những người lính trong đoàn tàu không số trở về
với cuộc sống đời thường. Những ngày tháng 10 này, họ lại có dịp hội ngộ ở ngay
tại nơi mà cái chết cận kề với sự sống.
 Sai: Hội ngộ -tái hợp, sum họp
c. Lời nhận xét ấy có đúng không? Đúng quá đi ấy chứ! Nào, bạn hãy cùng
tôi đi phân tích tác phẩm để hiểu rõ vấn đề.
 saiphong cách văn bản: để làm rõ tính chính xác của lời nhận xét ấy,
chúng ta sẽ phân tích các tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề trên
 . Lỗi: Câu văn không rõ ràng và cấu trúc ngữ pháp không chính xác.
 Chỉnh lại: Lời nhận xét đó có đúng không? Đúng thật! Hãy cùng tôi phân tích tác
phẩm để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
 Lời nhận xét đó có chính xác không? Chính xác đến mức đáng kinh
ngạc! Vậy bạn hãy cùng tôi đi vào phân tích tác phẩm để hiểu sâu hơn về vấn
đề này.
Câu 20 (5 điểm)
Lập đề cương chi tiết cho chủ đề sau:
Bàn về sự xung đột văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay.
Chọn một thành tố nội dung trong đề cương triển khai thành đoạn văn
khoảng 20 câu theo phương thức lập luận phản đề.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
A. Đặt vấn đề: dẫn dắt vào vấn đề.
B. Giải quyết vấn đề
1. Giải thích
1.1. Văn hóa là gì?
1.1.1 Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong
hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các
truyền thống và thị hiếu-những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc
.- Văn hóa chính là những dấu ấn của cộng đồng người, của một dân tộc được truyền
lại cho các thế hệ kế tiếp trong phong tục tập quán, nghi lễ thờ cúng dân gian, trong các tôn
giáo, trong cách ứng xử, cách giao lưu của con người, trong luật pháp cũng như trong những
tạo phẩm vật chất
.1.2. Xung đột văn hóa là gì?
- Xung đột văn hóa là một loại xung đột xảy ra khi các giá trị văn hóa và tín ngưỡng
khác nhau đối đầu với nhau. Nó đã được sử dụng để giải thích bạo lực và tội phạm.
- Xung đột văn hóa làm nảy sinh vấn đề loại trừ, chối bỏ giữa giá trị văn hóa này với giá
trị văn hóa kia
2. Bình luận
2.1.Biểu hiện xung đột thể hiện qua 3 mức độ khác nhau
2.1.1. Bày tỏ thái độ phản đối bằng ngôn ngữ
2.1.2. Thể hiện sự phản đối bằng hành động phi bạo lực
2.1.3. Chủ động trấn áp bằng cách sử dụng bạo lực
2.2. Tác hại
2.2.1. Đánh mất bản sắc dân tộc, xói mòn giá trị văn hóa của quốc gia
2.2.2. Dẫn tới đồng hóa
2.2.3.Có những định kiến kì thị vùng miền, kì thị sắc tộc
2.2.4. Dẫn đến các cuộc chiến tranh, xung đột về văn hóa
2.3. Biện pháp
2.3.1. Tăng cường truyền thông về đa dạng văn hóa
2.3.2. Bảo tồn truyền thống văn hóa từng vùng miền
2.3.3 Đầu tư để phát huy tiềm năng, lợi thể văn hóa vùng miền
2.3.4 Tuyên truyền phổ biến giáo dục về văn hóa trong đời sống nhân dân
2.3.5 Mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế về văn hóa
3. Mở rộng
3.1. Bên cạnh đó làm cho nền văn hóa phong phú, đa dạng hơn về loại hình và giá trị
3.2. Sự xung đột về văn hóa định hình các quan hệ, nhận thức, cá tính của bản thân
cũng như của người khác
3.3. Là một cơ hội giới thiệu lịch sử, đất nước, con người văn hóa Việt Nam với thế giới
3.4. xung đột trong thời kì hội nhập góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển
cao về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, cường tráng về thể chất
C. Kết thúc vấn đề: cần nhận thức đúng đắn về “ xung đột văn hóa”,hiểu được tầm quan trọng
của hội nhập văn hóa trong thời đại mới.
Lập đề cương chi tiết cho chủ đề: Sự xung đột văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa ở Việt Nam
hiện nay.
I. Giới thiệu
A. Giới thiệu về sự toàn cầu hóa và tác động của nó đến Việt Nam.
B. Đề cập đến sự phát triển văn hóa và đa dạng văn hóa trong xã hội hiện đại.
II. Phân tích sự xung đột văn hóa
A. Sự xung đột giữa truyền thống và tiến bộ.
1. Mâu thuẫn giữa giá trị truyền thống và ý thức tiến bộ.
2. Sự mâu thuẫn trong quan niệm về vai trò phụ nữ, quan hệ gia đình và xã hội.
B. Sự xung đột giữa văn hóa địa phương và văn hóa toàn cầu.
1. Tác động của văn hóa toàn cầu và sự tiếp thu của văn hóa địa phương.
2. Sự mất cân bằng giữa bảo tồn văn hóa truyền thống và sự tiếp nhận văn hóa mới.
III. Hậu quả của sự xung đột văn hóa
A. Mất cân bằng trong giá trị và ý thức xã hội.
B. Mất điểm tự hào văn hóa và danh tiếng quốc gia.
C. Tạo ra sự khác biệt và xa cách trong cộng đồng.
IV. Giải quyết sự xung đột văn hóa
A. Đề cao ý thức tôn trọng và đa dạng văn hóa.
B. Xây dựng cầu nối giao lưu và trao đổi văn hóa.
C. Đẩy mạnh giáo dục và nâng cao nhận thức văn hóa.
V. Kết luận
Tóm tắt nội dung và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết sự xung đột văn hóa trong
thời đại toàn cầu hóa để duy trì sự phát triển bền vững và đoàn kết của xã hội Việt Nam.
-Chọn thành tố nội dung: Sự mất cân bằng trong giá trị và ý thức xã hội.
Sự mất cân bằng trong giá trị và ý thức xã hội là một vấn đề đáng báo động trong sự xung đột
văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay. Xã hội đang đối mặt với sự va chạm
giữa các giá trị truyền thống và sự tiến bộ của thế giới hiện đại.
Trên một mặt, giá trị truyền thống là những nguyên tắc, quan niệm và quyền lợi đã tồn tại từ lâu
đời trong xã hội. Tuy nhiên, với sự tiến bộ và tiếp cận văn hóa toàn cầu, một số giá trị truyền
thống bị đánh mất hoặc bị đe dọa. Điều này tạo ra sự mất cân bằng trong ý thức xã hội, khi một
phần xã hội vẫn tuân thủ các giá trị truyền thống trong khi phần còn lại áp dụng giá trị và quan
niệm mới.
Sự mất cân bằng trong giá trị và ý thức xã hội gây ra sự đối đầu và xung đột trong quan điểm
và hành vi của người dân. Điều này làm gia tăng sự chia rẽ và sự đánh mất động lực chung để
phát triển xã hội. Đồng thời, sự mất cân bằng này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và
xã hội của đất nước.
Để giải quyết sự mất cân bằng trong giá trị và ý thức xã hội, cần tạo ra sự hiểu biết và thấu hiểu
giữa các tầng lớp xã hội. Giáo dục và tăng cường nhận thức về văn hóa là một phương pháp
quan trọng để xóa bỏ những rào cản và đạt được sự hòa hợp trong giá trị và ý thức xã hội.
Ngoài ra, việc thúc đẩy sự giao lưu và trao đổi văn hóa giữa các nhóm dân tộc, tầng lớp
và địa phương khác nhau cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xoa dịu sự mất cân
bằng và tạo ra sự đồng thuận trong giá trị và ý thức xã hội.
Tổng kết lại, sự mất cân bằng trong giá trị và ý thức xã hội đang gây ra xung đột văn
hóa trong thời đại toàn cầu hóa ở Việt Nam. Để xử lý vấn đề này, cần có sự tăng cường
giáo dục và nhận thức văn hóa, cùng với sự giao lưu và trao đổi giữa các nhóm dân tộc
và địa phương. Chỉ khi chúng ta tạo ra sự đồng thuận và hòa hợp trong giá trị và ý thức
xã hội, chúng ta có thể tiến bước hướng đến một xã hội đa dạng và phát triển bền vững.

You might also like